Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Hồ Chí Minh là hình ảnh, sự khôn ngoan của đức Phật, lòng nhân từ của Chúa, tinh thần nhiệt tình cách mạng của Lênin, sự ung dung của một người chủ gia tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.18 KB, 15 trang )

Đề bài: Nhà nghiên cứu Êlen Tuốcmerơ: “Hồ Chí Minh là hình ảnh, sự
khơn ngoan của đức Phật, lịng nhân từ của Chúa, tinh thần nhiệt tình cách
mạng của Lênin, sự ung dung của một người chủ gia tộc. Tất cả được hài hòa
trong một dáng dấp tự nhiên.”Em hãy phân tích nhận xét trên.

Bài làm
Hồ Chí Minh – danh nhân văn hóa thế giới, tượng đài của sự chính nghĩa
và lịng bác ái – ln sống trong trái tim hàng triệu người dân Việt Nam như
một người lãnh tụ vĩ đại, một người thầy sáng suốt, một người cha nhân từ và
bao dung. Người được thế giới biết đến như ngọn hải đăng dẫn đường cho
con tàu Việt Nam đến được bến đỗ của sự tự do, độc lập đồng thời là một
trong những nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế kỉ 20. Hồ Chí
Minh – một huyền thoại sống.
Hélène Tourmaire, một nhà văn và cũng là nhà báo đã chia sẻ: “Hình ảnh
Hồ Chí Minh đã hồn chỉnh với sự kết hợp đức khơn ngoan của Phật,
lòng bác ái của Chúa, triết học của Mác, thiên tài cách mạng của Lênin
và tình cảm của một người chủ gia tộc, tất cả bao bọc trong một dáng
dấp rất tự nhiên.”

1


Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn là người thiếu niên 15 tuổi, người thiếu
niên ấy đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào.
Nghiên cứu những bài học lịch sử của các bậc cha anh và khảo nghiệm
trong thực tiễn, Người nhận thấy rằng mọi cách thức tiến hành ở trong nước,
hay đi ra nước ngoài, sang Trung Quốc, hay Nhật Bản đều không thể thành
công. Những con đường mà các bậc sĩ phu đã đi đều bị kết thúc bằng những
thất bại đau đớn. Phải tìm con đường khác, con đường mới; phải đi ra nước
ngoài nhưng theo một hướng khác.
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành từ cảng Nhà Rồng, thành


phố Sài Gịn (nay là Tp Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc. Người thanh niên 21 tuổi
ấy ra đi với mục đích gì? Để kiếm kế sinh nhai, hay để thỏa mãn một ước mơ
xa lạ nào đó của tuổi trẻ. Điều đó, hơn mười năm sau chính Người đã trả lời
nhà báo, nhà thơ Nga ÔXip Mandenstan rằng: “Vào trạc tuổi mười ba, lần đầu
tiên tôi được nghe những từ TỰ DO - BÌNH ĐẲNG - BÁC ÁI. Đối với chúng
tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế và từ thuở

2


ấy, tôi muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn
giấu đằng sau những từ ấy.”
Trong q trình bơn ba hoạt động ở nước ngồi, người đã được tiếp cận
với chủ nghĩa Mac – Lenin.
Tháng 7 năm 1920, sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đến với Người. Được sự giúp đỡ của nhiều
đồng chí cách mạng Pháp, trong đó có Mácxen Casanh, Pôn Vayăng,
Cutuyariê, Môngmútxô… Người thấy rõ hơn Quốc tế thứ ba và bản luận
cương của Lê nin thật sự đáp ứng nguyện vọng tha thiết của Người là độc lập
cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào. Từ bản luận cương của Lê nin, Người đã
tìm thấy phương hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải
phóng dân tộc, trong đó có cách mạng Việt Nam.
Sau này, Người đã nhắc lại cảm tưởng của mình khi được đọc luận cương
của Lênin: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng
tỏ, tin tưởng biết bao! Tơi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong
buồng mà tơi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng
bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường
giải phóng chúng ta”.

Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là đỉnh cao của tư duy nhân loại; là thế giới quan,

phương pháp luận khoa học và cách mạng, hệ tư tưởng của giai cấp công
3


nhân và nhân dân lao động, của các đảng cộng sản và cơng nhân trong đấu
tranh xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội
cộng sản chủ nghĩa.
Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Đối
với Người, đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng có nghĩa là đến với con
đường cách mạng vơ sản. Từ đây, Người thực sự tìm thấy con đường cứu
nước chân chính, triệt để: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, khơng có
con đường nào khác con đường cách mạng vơ sản" và "chỉ có giải phóng giai
cấp vơ sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có
thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới".
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn khẳng định:
Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là chủ nghĩa chân chính nhất, khoa học nhất, cách
mạng nhất, "muốn cách mạng thành công, phải đi theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư
và chủ nghĩa Lê-nin". Đối với Người, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là cơ sở thế
giới quan, phương pháp luận khoa học để giải quyết những vấn đề do thực
tiễn đặt ra. Người không bao giờ xa rời chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đồng thời
kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại.
Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là một nguồn gốc - nguồn gốc chủ yếu
nhất, là một bộ phận hữu cơ - bộ phận cơ sở, nền tảng trong tư tưởng của
Người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là "kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.”
Hồ Chí Minh đã từng tỏ rõ thái độ của mình đối với việc học tập, tiếp thu
những học thuyết của các lãnh tụ chính trị, xã hội, tơn giáo trong lịch sử.


4


Người nói: "Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá
nhân. Tơn giáo Giê-su có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả.
Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng.
Chủ nghĩa Tơn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều
kiện nước ta.
Khổng Tử, Giê-su, C. Mác, Tơn Dật Tiên chẳng phải đã có những điểm
chung đó sao? Họ đều muốn "mưu hạnh phúc cho lồi người, mưu hạnh phúc
cho xã hội...".
Tơi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy.”
Ngay từ năm 1924, sau khi đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trở thành một
cán bộ của Đảng Cộng sản Pháp và của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh đã
vạch rõ sự khác nhau giữa thực tiễn của các nước tư bản phát triển ở châu Âu
mà C. Mác, Ph. Ăng-ghen và V.I. Lê-nin đã chỉ ra với thực tiễn Việt Nam một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp, lạc hậu ở phương Đơng.
Do đó, cần bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử phương Đông.
Việc tiếp thu, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin của Hồ Chí
Minh là cả q trình gắn với hoạt động thực tiễn, kết hợp lý luận với thực
tiễn, xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn. Người nhấn mạnh rằng, việc
học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trước hết phải nắm vững "cái cốt
lõi", "linh hồn sống" của nó là phương pháp biện chứng; học tập "tinh thần,
lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lê-nin để áp
dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những
vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta".
Người còn chỉ rõ: "Hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin là phải sống với nhau có
tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống khơng có tình có nghĩa thì
sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin".Từ những vấn đề có ý nghĩa phương
5



pháp luận thể hiện tư duy độc lập, sáng tạo, Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời
của mình đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn cách
mạng Việt Nam.

"Dân tộc ta là một dân tộc giàu lịng bác ái". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói
như vậy, và chính Người là biểu tượng, là tinh hoa của khoan dung, nhân ái
Việt Nam.
6


Khoan dung, nhân ái Hồ Chí Minh biểu hiện ở lịng u thương mênh
mơng, sâu sắc đối với con người, ở niềm tin vào phần tốt đẹp, phần thiện
trong mỗi con người, dù nhất thời họ có lầm lạc, cịn nhỏ nhen, thấp kém; từ
đó Người nhắc nhở chúng ta "phải biết làm cho phần tốt trong mỗi con người
nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi". "Đối với những đồng
bào lạc lối, lầm đường, ta phải dùng tình thân ái mà cảm hóa họ".
Khoan dung, nhân ái Hồ Chí Minh biểu hiện ở thái độ trân trọng, cái nhìn
rộng lượng đối với những giá trị khác nhau của văn hoá nhân loại, là chấp
nhận giao lưu, đối thoại, tìm ra cái chung, nhằm đạt tới sự hồ đồng, cùng
phát triển.
Hồ Chí Minh xa lạ với mọi thói kỳ thị văn hố. Trong khi chống Pháp,
Người vẫn yêu mến và đề cao văn hoá Pháp; chống Mỹ và vẫn ca ngợi truyền
thống đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân Mỹ. Bản thân Người là hình
ảnh kết tinh của tinh hoa văn hóa nhân loại Đông và Tây. Trong một thế giới
cộng sinh về văn hóa, có sự giao lưu giữa cái chung và cái riêng, cái đồng
nhất và cái dị biệt, khoan dung Hồ Chí Minh là chấp nhận đối thoại về giá trị,
là truy tìm cái chung, cái nhân loại để hòa đồng. Người đã viết: "Tuy phong
tục mỗi dân tộc mỗi khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau.Ấy
là dân nào cũng ưa sự lành, ghét sự dữ".

Là một nhà ngoại giao biết thương lượng, có đầu óc thực tế, Hồ Chí Minh
biết tìm ra mẫu số chung cho mọi cuộc đối thoại. Người nói với người Pháp:
"Người Việt và người Pháp cùng tin tưởng vào đạo đức tự do, bình đẳng,
bác ái độc lập".
Với các tơn giáo, Hồ Chí Minh thành thật tơn trọng đức tin của người có
đạo, khẳng định lẽ sống cao đẹp, những giá trị đạo đức - nhân văn của các vị
sáng lập, không hề bài bác, phủ định mà khéo hướng lý tưởng của các tơn
giáo vào mục tiêu giải phóng dân tộc và mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân.

7


Đến khi đối phương buộc chúng ta phải cầm súng đứng lên tự vệ, Người
đã luôn luôn giáo dục chúng ta biết phân biệt bọn thực dân xâm lược phản
động Pháp với nhân dân Pháp u chuộng hịa bình và cơng lý. Người đã tìm
mọi cách để hạn chế đến mức thấp nhất những thương vong trên chiến trường,
cho quân ta và cho cả quân địch. Người nói một cách xúc động: "Trước lịng
bác ái thì máu Pháp hay máu Việt đều là máu, người Pháp hay là người Việt
đều là người".
Người nhắc nhở mục tiêu của chúng ta là đánh bại, đánh sập ý chí xâm
lược của địch chứ khơng phải là đánh tiêu diệt hồn tồn chúng trên chiến
trường. Ta hiểu vì sao Người khơng tán thành cách gọi một trận đánh chết
nhiều người là một trận đánh "đẹp"! Người nói: "Đánh mà thắng là giỏi,
nhưng khơng đánh mà thắng lại giỏi hơn", nên theo binh pháp của cha ơng,
"đánh vào lịng người là hơn hết, đánh vào thành trì là thứ hai", vì vậy Người
tất coi trọng địch vận, ngụy vận, coi "khéo ngụy vận thì đó cũng là một cách
tiêu diệt sinh lực địch".
Đối với những tù binh và thường dân Pháp bị ta bắt trong chiến tranh,
Người kêu gọi đồng bào và chiến sĩ ta phải nêu cao lý tưởng chính nghĩa,
nhân đạo, phải đối xử khoan hồng đối với họ để "cho thế giới biết rằng ta là

một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước". Người
chỉ thị cho Bộ tài chính của ta cấp cho mỗi người lính hay thường dân Pháp bị
bắt 200 đồng/mỗi tháng, trong khi mức ăn của bộ đội ta chỉ có 150
đồng/tháng, với lý do "ta có thể chịu kham khổ được, nhưng đối với họ cần
phải rộng rãi hơn". Một lần đến thăm trại tù binh Pháp bị bắt trong chiến dịch
Biên giới, thấy một đại úy quân y Pháp ở trần, đang run lên vì lạnh, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã cởi chiếc áo người đang mặc, trao cho anh ta.
Trung úy Sao, một phi công Mỹ bị bắt ở tỉnh Cao Bằng, được nhân dân
Việt Nam che chở, được gặp Cụ Hồ, nói tiếng Anh, ăn cơm bằng đơi đũa với
Cụ, cùng đi bộ với Cụ về Côn Minh, đã viết “Đây là một ông Tiên trong thần
thoại Châu Á”.
8


Qua đó, có thể thấy: khoan dung, nhân ái Hồ Chí Minh khơng phải là một
sách lược mà là sự kế tục và phát triển truyền thống khoan dung, nhân ái của
dân tộc ta qua hàng ngàn năm lịch sử và cũng là sự thể hiện bản chất nhân
văn, chính nghĩa của cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.
Khoan dung cũng là một biểu hiện sức mạnh của cách mạng, chỉ có những
cuộc cách mạng chân chính, được lịng dân, mới có sức thuyết phục, cảm hóa
trái tim, khối óc của quần chúng, bao gồm cả những người lầm lạc và chống
đối.

Là một lãnh tụ, gánh vác trên vai sự nghiệp lớn – dẫn dắt cả một dân tộc,
Người ln dành hết tình u thương đối với mọi người dân Việt như một
người bạn, một người thân trong gia đình – một gia đình lớn.
Người cho rằng khi dân tộc mất độc lập, nhân dân trở thành nô lệ thì phải
tìm mọi cách để dành lại độc lập dân tộc, cởi “áo nô lệ” cho dân, làm cho dân
được tự do. Nhưng khi nước độc lập rồi mà nhân dân cứ bị đói, rét thì, bệnh
tật... thì ... “độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Cái cần kíp nhất mà Người


9


đặc biệt quan tâm khi nước độc lập là phải đem lại ngay cho mọi người được
“ăn no, mặc đủ”.
Như người cha chăm lo bữa cơm giấc ngủ cho dân, Người còn ngày đêm
lo nghĩ: làm sao để mọi người dân đều được học hành, đều được hưởng chế
độ chăm sóc y tế tốt, được lao động trong một mơi trường tự do lành mạnh,
được tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất và tinh thần – được sống một
cuộc đời sung sướng”, với sự phát triển cao về “đức, trí, thể, mỹ”.
Đất nước Việt Nam được bao bọc trong tình yêu thương lớn lao của Người
– một tình yêu dành cho mọi người – cho mỗi người.
Có lẽ tự bản thân mỗi người có thể cảm nhận được, theo từng cách khác
nhau về tình yêu của Bác dành cho chúng ta. Vậy nên tôi chỉ xin kể 2 câu
chuyện nhỏ, về Người, về tình yêu của Người.
Câu chuyện thứ nhất: "Nhà cháu mà khơng đến thì đến nhà ai!"
“Mùa xuân của 45 năm về trước, trời lạnh đến tê tái. Một tháng trước tết,
Bác Hồ gọi cục phó Cục Cảnh vệ Phan Văn Xoàn lên giao một nhiệm vụ đặc
biệt mà chỉ có hai bác cháu biết: “Chú tìm cho bác một gia đình nghèo nhất ở
Hà Nội, bác sẽ đi thăm họ lúc giao thừa!”.
Thiếu tướng Phan Văn Xoàn - nguyên là cận vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh, kể
lại:
Tơi có một tháng để đi khắp Hà Nội tìm cho ra một người nghèo nhất.
Hà Nội ngày ấy khơng giàu, nhưng để tìm ra người “nghèo nhất” vẫn là
một thách đố đặc biệt. Tôi liên hệ nhiều nơi, gặp nhiều người vẫn chưa xác
định được ai “nghèo nhất”. Cho đến một ngày, một anh công an địa bàn gọi
bảo tôi thử tới thăm một người phụ nữ gánh nước thuê ở khu vực anh.

10



Chúng tôi ghé vào một ngõ sâu trên phố Hàng Chĩnh, đó là một ngơi nhà
tăm tối, phên liếp tạm bợ, bên trong chỉ có một chiếc giường tre và vài ghế gỗ
lăn lóc. Bàn thờ lạnh tanh hương khói, mạng nhện bao phủ - dù đang là những
ngày giáp tết. Có bốn đứa trẻ đang nằm ngồi vật vạ chờ mẹ mang gạo về.
Chúng đói. Chủ ngơi nhà ấy là một người phụ nữ ngoài 40 tuổi, tên Nguyễn
Thị Tín, góa chồng. Chị vốn là cơng nhân thất nghiệp và từ lâu nay sống bằng
nghề gánh nước thuê. Với chị, tương lai và sự nghiệp của gia đình chỉ là con
số 0.
Tôi báo cáo rằng nhiệm vụ Bác giao tôi đã làm xong. Bác gật đầu.
Tối giao thừa ấy, như thường lệ, Bác Hồ đi với đại diện Thành ủy Hà Nội
thăm vài gia đình trong kế hoạch. Khoảng 11 giờ tối, Bác nháy mắt với tôi
ngụ ý: giờ đến chương trình của hai bác cháu mình.
Chúng tơi tách đoàn, gồm năm người: Bác, người thư ký, một cán bộ địa
phương, tôi và một vệ sĩ khác - cùng hướng về phố Hàng Chĩnh. Bác mặc áo
bông, quần vải gụ, đi dép cao su, đội mũ len đen và quấn khăn chồng cổ.
Khơng hóa trang nhưng phải nhìn kỹ một tí mới nhận ra Bác được.
Xe dừng ngồi ngõ cách 200 mét, cả đồn phải đi bộ vào. Tơi đi trước,
gần giờ giao thừa, hương đèn thắp sáng trên mọi bàn thờ. Con hẻm thật vắng
và từ đằng xa, tơi thấy bóng chị Tín đang quảy đơi quang gánh đi ngược ra
ngồi phố. Ngang mặt, tơi đứng lại và hỏi nhỏ: “Chị Tín phải khơng?”. “Vâng
ạ!”. “Sắp giao thừa chị cịn đi đâu?”. “Tơi tranh thủ gánh thêm vài gánh lấy ít
tiền mua quà bánh tết cho các cháu, anh ạ!”. “Chị về đi, có khách ghé thăm!”.
Người phụ nữ nghèo khổ xoay người lại nhìn những vị khách, rồi chị bàng
hồng bng rơi đơi quang gánh, chạy bổ tới, q xuống, ơm chồng lấy chân
vị lãnh tụ rồi khóc nấc lên: “Trời, sao Bác lại đến thăm nhà cháu?”. Bác Hồ
rưng nước mắt: “Nhà cháu mà không đến thì đến nhà ai!”. Mọi người im lặng.
11



Tơi, thêm một lần nữa, ngước nhìn vị lãnh tụ đất nước mình, thấy Người cao
hơn tất cả.
Vào nhà, chúng tôi chia nhau thắp nhang đèn, bày quà bánh Bác dặn mang
theo, chia một ít cho bốn đứa trẻ đang ngồi chờ mẹ trên chõng tre giữa nhà.
Căn nhà bừng sáng, Bác quay sang hỏi về những đứa trẻ: Các cháu có đi học
khơng? Chị Tín ngập ngừng: “Thưa, có ạ, nhưng thất thường lắm, ngày có
ngày khơng. Chồng mất, cháu thất nghiệp, gánh nước thuê…”. Hỏi: Gánh
nước thuê có đủ sống khơng? Ðến đây thì chị ịa khóc: “Lo cái ăn từng ngày
thơi, thưa Bác!”. “Giờ cháu có muốn làm việc khơng?”. “Thưa Bác, hồn
cảnh cháu thì khơng biết nói sao nữa, cháu muốn có chỗ làm để ni con,
nhưng tứ cố vô thân, ai nhận cháu?”. Bác gật đầu khơng nói gì.
Gần 12 giờ, mọi người chúc tết chị Tín và ra về. Lúc này ngồi đầu ngõ,
tin Bác Hồ đến thăm nhà mẹ góa con cơi của chị Tín đã bất ngờ lan truyền.
Hàng xóm rủ nhau khoảng mấy chục người dân đứng chật trong ngõ chờ Bác
ra. Tơi hơi bối rối. Bất thình lình Bác bước lại phía mọi người, tiếng vỗ tay
vang lên.
Chờ mọi người im lặng, Bác nói: “Bữa nay Bác vui vì tình cờ gặp các cụ,
các cô chú, nhưng Bác cũng rất buồn vì mới từ nhà cơ Tín ra. Giờ này sắp
giao thừa, các cơ chú có biết cơ Tín cịn đi gánh nước thuê không? Tại sao cả
một khu phố vầy mà không thấy ai quan tâm đến một gia đình như cơ Tín?”.
Im lặng, một đại diện khu phố nhận lỗi, hứa sẽ quan tâm nhà chị Tín. Bác tiếp
tục: “Bác muốn nói về tinh thần “lá lành đùm lá rách” trong khu phố, nhưng
cái lớn nhất vẫn là trách nhiệm của Chính phủ...”.
Bước lên xe, đó là năm đầu tiên tôi thấy đi chúc tết người dân về mà Bác
thật buồn. Người quay sang nói: “Các chú thấy chưa? Hơm nay mình đã đi
đúng người thật việc thật rồi, nếu mà mình báo trước với thành phố, hỏi nhà
nào nghèo nhất thì chắc chắn khơng phải là nhà cơ Tín rồi…”.
12



Về nơi Bác ở, Bộ Chính trị đã tập họp để chúc tết Bác và cùng đón giao
thừa. Bác ngồi vào ghế, mọi người ngồi xung quanh. Bác im lặng tí rồi nói từ
từ: “Bữa nay tơi có một chuyến thăm một nhà nghèo nhất thủ đơ Hà Nội. Cơ
Tín, chủ nhà, giờ này còn phải đi gánh nước thuê để có tiền mai mua gạo cho
con. Chúng ta đã quá quan liêu để không biết những câu chuyện như vậy ở
ngay tại thủ đơ đất nước mình. Tơi biết khơng chỉ có một nhà như chị Tín
đâu, người nghèo còn nhiều. Một đảng cầm quyền mà để người dân mình
nghèo hết cịn chỗ để nghèo thì đó là lỗi của Ðảng với nhân dân...”.

Câu chuyện thứ 2:

Sau khi Pháp rút quân khỏi Hà Nội, trên đường đi công tác, Hồ Chủ tịch
ghé vào thăm một thôn nhỏ. Các cháu bé xúm lại quanh Người. Bác chia kẹo
cho các cháu. Có một cháu chừng năm, sáu tuổi cầm lấy kẹo mà chưa ăn, cứ
đăm đăm nhìn Bác. Một đồng chí cán bộ thấy vậy bảo:
- Ăn kẹo đi cháu!
Cháu trả lời:
- Cháu để phần mẹ cháu.
Đồng chí cán bộ liền lấy thêm kẹo đưa cho cháu và nói:
- Cháu ăn phần kẹo này đi, còn phần trước để mẹ cháu.
Cháu cầm kẹo nhưng vẫn chưa ăn, cứ nhìn Bác Hồ. Bác âu yếm nhắc:
- Cháu bé ăn kẹo đi.

13


Cháu nhỏ nhẻ thưa:
- Cháu chờ mẹ cháu cùng ăn ạ.
Bác Hồ cúi xuống vuốt mái tóc của cháu, hỏi:

- Cháu tên là gì?
- Mẹ cháu gọi cháu là Chiến… Mẹ cháu bảo phải kháng chiến đuổi hết
giặc đi mới sống được, nên đặt tên cháu là Chiến.
Bác Hồ ôm cháu bé vào lịng. Một cụ già trong thơn liền kể chuyện gia
đình cháu để Bác Hồ nghe: ơng cháu bị giặc Pháp bắt đi phu mất tích, bố cháu
bị giặc Pháp giết khi cháu vừa ra đời, mẹ cháu vừa sản xuất, chiến đấu vừa
nuôi dạy cháu lớn bằng ngần ấy tuổi. Vì vậy cháu rất thương mẹ và căm thù
giặc. Bác rất cảm động.
Một lát sau, Bác chào dân làng ra đi, Bác sắp lên xe thì bé Chiến vùng níu
tay Bác hỏi:
- Bác ơi! Cháu lớn lên cịn giặc để đánh khơng?
Bác Hồ quay lại, cúi xuống trìu mến thơm lên trán cháu và ơn tồn nói:

- Bác chỉ muốn các cháu được học hành, lớn lên xây dựng đất nước.

14


Hồ Chí Minh đã dành cả cuộc đời đi tìm con đường giải phóng cho dân tộc
và đấu tranh khơng mệt mỏi cho cuộc sống ấm no hạnh phúc của dân tộc Việt
Nam, cũng như cho hịa bình, lẽ phải và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
Sinh thời mơ điều trăn trở cũng là nỗi lòng mong mỏi của Người là xây
dựng một đất nước Việt Nam độc lập – hịa bình – giàu mạnh – văn minh, để:
“ dân ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Mong ước ấy đang
được hiện thực hóa dưới bàn tay – khối óc của những cơng dânViệt Nam, một
Việt Nam độc lập, đang ngày đêm lao động, dưới ánh sáng chỉ đường của
Người – vị cha già dân tộc.

15




×