Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của đức Phật, lòng nhân từ của Chúa, tinh thần nhiệt tình cách mạng của Lê nin,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.15 KB, 24 trang )

TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài :
Phân tích nhận xét của nhà nghiên cứu Hé lèn tournaire : “ Hồ Chí Minh là
hình ảnh sự khơn ngoan của đức Phật, lịng nhân từ của Chúa, tinh thần
nhiệt tình cách mạng của Lê nin, sự ung dung tự tại của một người chủ gia
tộc … tất cả được hài hòa trong một dáng dấp tự nhiên ”.

1


I ) Đặt vấn đề:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rời xa chúng ta, nhưng dù làm cơng việc gì và
đang ở nơi đâu, dù là người làm thuê trên tàu Amiran Latútsơ Trêvin ngày
nào, hay khi đã trở thành một vị ngun thủ quốc gia, thì với Hồ Chí Minh,
điều mà Người “yêu nhất vẫn là cái thiện”, điều mà Người “ghét nhất vẫn là
cái ác” và điều mà Người “mong nhất vẫn là nền độc lập của nước tơi và của
tất cả các nước trên hồn cầu” (Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của báo Bạn
Chiến đấu, ngày 25/5/1948). Điều mà Hồ Chí Minh muốn truyền bá, đó chính
là hình ảnh một con người mới “hết lịng tận trung với nước, tận hiếu với
dân”, vì nhân dân mà phục vụ, điều mà Người khắc sâu trong tâm khảm cả
một dân tộc, trong bạn bè, anh em, đồng chí, thậm chí cả những người đã từng
là kẻ thù của Người, đó chính là “nền đạo đức trong sáng, một nền đạo đức
cao q mà khơng có nó thì mọi cuộc cách mạng đều sẽ không thành”. Người
là tấm gương cao đẹp: Trung với nước, hiếu với dân, trọn đời hi sinh vì Tổ
quốc, vì nhân dân; có ý chí và nghị lực phi thường vượt qua mọi thử thách để
đạt được mục đích của mình là đem lại độc lập dân tộc và hạnh phúc nhân
dân; ln kính trọng nhân dân, tin tưởng và dựa vào sức mạnh nhân dân; giàu
lòng nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu; cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ
tư, đức khiêm tốn, nếp sống giản dị, học tập và rèn luyện suốt đời. Hồ Chí
Minh là hiện thân của nền đạo đức mới. Nhân cách, đạo đức, tấm gương hoàn
hảo và cao đẹp của Người tạo nên sức hút mạnh mẽ để toàn dân tin tưởng và


đi theo lý tưởng của Người.
Liên hợp quốc cịn xét Hồ Chí Minh về mặt đạo đức: 24 năm là nguyên
thủ quốc gia mà không tha hố. Hồ Chí Minh là một nhân cách của một người
cầm quyền kiểu mới. Khi chưa có chính quyền, Người sống với nhân dân, khi
giành được chính quyền, Người phục vụ nhân dân. Người tiêu biểu cho thế kỷ
XX – thế kỷ mà thế giới đang đứng trước một thảm hoạ tha hoá về văn minh
vật chất. Khi Người qua đời, ngồi căn nhà sàn (để lại), khơng có một cái gì
2


của riêng mình. Hồ Chí Minh là người cộng sản hội tụ được cả tinh hoa, trí
tuệ của Đơng – Tây…Bác Hồ của ta là danh nhân văn hoá thế giới thứ 21.
Được ghi là “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh
nhân văn hố kiệt xuất”. Trên thế giới, chưa có một danh nhân nào được
88 quốc gia ra “Nghị quyết kỷ niệm” như Bác Hồ ta. Có nước viết Đề
cương kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ Chí Minh, dày đến 84 trang…
Tất cả hòa quyện trong một con người, đúng như nhận xét của nhà văn Hé
lèn Tournairo, trong tác phẩm “ Trở thành người Bác như thế nào? ” được
xuất bản ở Béc-lin ( Đức ), đã viết : “Ở con người Hồ Chí Minh, mỗi người
đều thấy biếu hiện của nhân vật cao quý nhất, bình dị nhất và được kính u
nhất trong gia đình mình…. Hình ảnh Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khơn
ngoan của đức Phật, lịng nhân từ của Chúa, tinh thần nhiệt tình cách mạng
của Lê nin, sự ung dung tự tại của một người chủ gia tộc … tất cả được hài
hòa trong một dáng dấp tự nhiên”. Qua nhận xét của nhà văn Hélène
Tourmaire người ta thấy nhiều yếu tố tưởng chừng như đối lập nhau nhưng lại
cùng tồn tại trong con người Hồ Chí Minh. Hình ảnh của Người là sự pha trộn
giữa tơn giáo và chính trị, giữa Chúa, Phật, Lê Nin và chủ nghĩa dân tộc. Tất
cả tạo nên một con người gần như khơng tưởng, khơng tưởng như chính lý
tưởng cộng sản mà Người giành cả một đời để theo đuổi.
Khi ghi lại những dịng này, tơi nhớ lại Ăng-ghen đã từng nói rằng,

những thời kỳ có tính chất bước ngoặt, lịch sử địi hỏi phải có những nhân vật
khổng lồ, “Khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt tình và tính cách, khổng
lồ về mặt có lắm tài, lắm nghề và về mặt học thức sâu rộng. Ít nhiều họ đều có
cái tinh thần phiêu lưu của thời đại họ cổ vũ. Trong thời đại ấy khó tìm ra
được nhân vật quan trọng nào mà lại khơng từng đi chu du xa, khơng biết nói
bốn, năm thứ tiếng và không nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực sáng tạo” (Các
Mác và Ăng-ghen: Toàn tập-Nxb CTQG.H.2002.120 tr 459-460). Chủ tịch
Hồ Chí Minh của chúng ta có dáng dấp của con người như thế.

3


Hướng đến đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, một sự kiện lớn đánh
dấu lịch sử và truyền thông lâu đời của con người Việt Nam, một sự kiện thu
hút sự quan tâm lớn của bạn bè quốc tế. Nhằm giúp cho mọi người có một cái
nhìn tổng quát nhất, chính xác nhất về con người vĩ đại của dân tộc và cả
nhân loại, cũng như để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
tơi xin trình bày đề tài phân tích nhận định “ Hình ảnh Hồ Chí Minh là hình
ảnh sự khơn ngoan của đức Phật, lòng nhân từ của Chúa, tinh thần nhiệt tình
cách mạng của Lê nin, sự ung dung tự tại của một người chủ gia tộc … tất cả
được hài hòa trong một dáng dấp tự nhiên” của nhà văn Hé lèn tournairo.
II) Giải quyết vấn đề :
1. Hồ Chí Minh – hình ảnh sự khơn ngoan của Đức Phật.
Trước hết ta cần hiểu khơn ngoan là gì? Khôn ngoan và thông thái khác
nhau thế nào?
Khôn ngoan là khả năng thu thập mọi dữ kiện rồi kết với nhau để nhận xét
và áp dụng cho đúng chỗ. Còn tri thức là sự hiểu biết, khả năng phân định sự
kiện. Chẳng hạn như các nhà khoa học y khoa nguyên cứu và phân biệt được
các chứng bệnh. Nhưng về phần trị bệnh thì là trách nhiệm của của các bác sĩ.
Như vậy cách nhà khoa học y khoa biểu tượng cho tri thức còn bác sĩ biểu

tượng cho sự khôn ngoan.
Khôn ngoan là biết phân biệt phải trái, điều nào đúng điều nào sai, điều
nào quan trọng, điều nào khơng. Cho nên người nào có nhiều kiến thức, tài
giỏi, khéo léo người đó chưa hẳn đã là người khơn ngoan. Người khôn ngoan
là người biết tận dụng và quy tụ sự hiểu biết của mình vào việc khám phá ra
chính bản thân, nhìn thấy rõ chiều sâu của vấn đề.
Thật vậy, chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta ko những là một người có tri
thức mà cịn là một người rất khôn ngoan thể hiện thông qua cách viết, cách
trả lời với báo chí; cách ứng xử ngoại giao khôn khéo tránh hiểu lầm và xung
đột; cách vận dụng khôn ngoan và sáng tạo học thuyết Mac-Lenin trong

4


phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, truyền đạt tư tưởng một cách dân dã
phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của người dân….
Những uyên bác, những thâm thúy, những tế nhị và mộc mạc hòa quyện
vào trong sự thơng tuệ dân gian ấy được Hồ Chí Minh tiếp thu một cách hồn
nhiên, thoải mái và có chọn lọc, để rồi thể hiện ra một cách dung dị nhưng
không kém phần sâu lắng tế nhị, không kém phần minh triết trong cái khơn
ngoan dân dã Việt Nam! Chính điều này vừa là nguyên nhân vừa là kết quả
của sự gắn bó máu thịt giữa lãnh tụ và quần chúng, niềm tin yêu của nhân dân
dành cho lãnh tụ của mình và là “ham muốn, ham muốn đến tột bậc” của Hồ
Chí Minh về cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân mình. Với đặc
điểm này, cho dù với sự khiêm tốn tuyệt đối cần thiết, cũng phải nói rằng, so
với những lãnh tụ cách mạng khác, Hồ Chí Minh có sự kết đọng đậm đặc hơn,
qn triệt hơn, sâu xa và thấm thía hơn trong sự gắn bó tin u với nhân dân
của mình và đồng thời hình ảnh Hồ Chí Minh sống trọn vẹn trong trái tim của
họ. Hồ Chí Minh ở trong họ, gần gũi thân thiết với họ, nâng họ lên để cùng
đứng với mình chứ khơng bao giờ đứng trên họ. Hồ Chí Minh với nhân dân

mình là một.Nói như nhà báo Úc Burchett “Nói tới một người mà cả cuộc đời
mình để lại ân tình sâu nặng trong nhân dân thì khơng có ai ngồi Chủ tịch
Hồ Chí Minh”.
Đó là một con người sáng tạo, rất sáng tạo, con người đổi mới, thường
xuyên đổi mới, đổi mới rất táo bạo. Con người ấy “có sự dị ứng bẩm sinh với
bệnh giáo điều rập khn, bệnh cơng thức sáo mịn”. Từ quan điểm, đường
lối cho đến cách sống, cách nói, cách viết,
Hồ Chí Minh quyết liệt chống sự sáo mịn,
hướng tới cái thiết thực, đạt tới hiệu quả
cao nhất. Trong con người ấy có sự hịa
quyện nhuần nhị lý trí với tình cảm và tâm
linh, sự gắn kết rất tự nhiên giữa tâm hồn
nhạy cảm của một nhà thơ, với bản lĩnh tinh nhạy của một chính khách, và sự
5


khoan hòa nhân ái của một lãnh tụ nhân dân. Đặc điểm nổi bật ấy tạo ra
phong thái rất độc đáo của Hồ Chí Minh khơng trộn lẫn vào đâu được. Nhờ
vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh đến với mọi tầng lớp nhân dân một cách dễ dàng
vì nó gần gũi với cách cảm, cách nghĩ của họ, vừa rất truyền thống, vừa rất
hiện đại. Biết cách làm cho dễ hiểu để đến được với người có trình độ học vấn
thấp, song lại biết cách nâng cao lên để diễn đạt được chân lý của cuộc sống,
thể hiện được khát vọng thầm kín và sâu xa của con người, nhất là những con
người cùng khổ, con người bị áp bức.
Chủ nghĩa Mác đến với Việt Nam không phải là một học thuyết như
các học thuyết khác, mà như một công cụ giải phóng dân tộc, nhằm giải quyết
những vấn đề thực tiễn lịch sử đang đặt ra là đánh đổ đế quốc, phong kiến
giành độc lập, tự do cho đất nước. Mặt khác, trong điều kiện dân trí thấp kém
của nước ta những năm đầu thế kỷ XX, với hơn 90% dân số là nông dân mà
phần lớn lại mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những cách thức hết sức

độc đáo mà hiệu quả để thể hiện những quan điểm của mình về CNXH. Quan
điểm của Người về CNXH rất ngắn gọn, đơn giản, mộc mạc, nôm na, dễ hiểu,
phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh, từng đối tượng khác nhau. Người nói
bằng tiếng nói của nhân dân để diễn đạt một trong những lý thuyết đầy tính
bác học - lý thuyết về CNXH.
Về cách tư duy cũng như cách ứng xử của Hồ Chí Minh, như có người
nhận xét, “vừa rất ta, vừa rất tây”, đây cũng là một nét độc đáo rất Hồ Chí
Minh. Đã có người quan sát và kể lại cách Hồ Chí Minh chọn và ngắt một
bơng hoa hồng trong vườn Phủ Chủ tịch để tặng một người phụ nữ Pháp là
100% châu Âu . Nhưng cách Bác Hồ bưng bát nước chè xanh của một cụ già
nông dân mời, vừa thổi, vừa uống thì 100% là Việt Nam. Ở trong ứng xử
cũng như trong cách viết, cách trả lời nhà báo nước ngoài, cách diễn đạt
những mệnh đề lý luận của Hồ Chí Minh có sự tinh tế nhuần nhuyễn của
những đường nét minh triết phương Đơng và văn hóa phương Tây, vừa dân
tộc vừa quốc tế.
6


Một minh chứng điển hình về cách ứng xử khơn ngoan của người để giữ
đồng thời mối quan hệ Viêt- Trung- Liên Xô. Chúng ta đều biết giữa Đảng
Cộng Sản của chính phủ Trung Quốc với Đảng CS của chính phủ Liên Xô đã
tồn tại từ lâu nhiều mâu thuẫn trong quan hệ hai đảng, hai nước và nhiều bất
đồng lớn trong đánh giá tình hình quốc tế. Vì nhiều lý do, lúc đầu những mâu
thuẫn, bất đồng đó chỉ âm ỉ tồn tại, nhưng đến đầu năm 1960 của thế kỷ trước
chúng đã bùng nổ và dần dần trở nên gay gắt tới mức hai đảng, hai nước coi
nhau là kẻ thù: từ luận chiến đến “rút chuyên gia, xé hợp đồng” tới xung đột
quân sự tại biên giới (năm 1969). Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau nhưng có
một điều có thể khẳng định, việc ban lãnh đạo Trung Quốc không chịu làm
“đàn em” của Liên Xô nữa, quyết tâm phá vỡ thế hai cực hình thành từ Yalta
và đầu óc nước lớn của một số nhà lãnh đạo Liên Xô đã làm cho mâu thuẫn

giữa hai bên khơng thể điều hồ, dù cả hai đều tự nhận mình là những người
trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong “cuộc chiến” đó, ban lãnh đạo
Trung Quốc muốn và không ngừng gây sức ép để chúng ta đứng về phía họ.
Một ví dụ, năm 1964, ơng Đặng Tiểu Bình với tư cách là Tổng Bí thư Đảng
CS Trung Quốc bí mật sang thăm Việt Nam với lời cam kết “sẽ bao tồn bộ
viện trợ” của Liên Xơ cho Việt Nam, nếu Việt Nam đứng về phía Trung
Quốc, nhưng lời đề nghị đó đã bị Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Lãnh đạo
Việt Nam khôn khéo nhưng cương quyết từ chối. Sau khi thuyết phục và gây
sức ép yêu cầu Đảng ta từ bỏ Liên Xô đi theo Trung Quốc khơng được, Đặng
Tiểu Bình rất bực bội. Buổi ơng ta rời Hà Nội, Bác và mấy đồng chí đến tiễn
tại nhà khách. Lúc Bác tới ông Đặng đang ngồi trên ghế, nhưng khi thấy Bác
vào ông ta không đứng dậy theo phép lịch sự. Mấy đồng chí đi theo Bác
khơng ngờ lại có chuyện đó, trong khi chưa biết xử trí ra sao thì thấy Bác
nhanh nhẹn bước tới chỗ ơng Đặng ngồi, một tay chìa ra bắt tay ông Đặng,
một tay vỗ nhẹ mấy cái vào vai ông ta rồi từ từ kéo ông ta đứng đậy. Tất
nhiên là ơng Đặng phải đứng lên theo. Cần phải nói thêm đối với người Việt
Nam (và Trung Quốc), chỉ có những bậc bề trên, hoặc nhiều tuổi hơn mới
7


được quyền vỗ nhẹ vào vai người được coi như bậc dưới hoặc ít tuổi hơn.
Hành động nhỏ này thể hiện rõ bản lĩnh, nghệ thuật ứng xử tuyệt vời của Hồ
Chí Minh. Và Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu của nuớc ta đã khéo léo đưa con
thuyền cách mạng Việt Nam đi đúng quĩ đạo của mình trước những cơn sóng
to gió lớn.
2. Hồ Chí Minh – hình ảnh lịng nhân từ của Chúa.
Vượt qua tình cảm thương dân, yêu đồng bào của một nhà yêu nước, một
lãnh tụ quốc gia đối với dân tộc mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh có tình u bao
la đối với nhân loại cần lao, các dân tộc và nhân dân bị áp bức trên tồn thế
giới. Tình u thương con người, lịng nhân ái, là đạo đức mang tính bản chất

của Người.
Ngay từ thủa ra đi tìm đường cứu nước, vào những năm 10 của thế kỷ
XX, qua những khảo nghiệm ở nhiều nước Á, Âu, Mỹ, Phi, Người nhận ra
rằng không chỉ người da vàng mà cả người da đỏ, da đen, da trắng đều bị sự
áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, đế quốc... Sáng lập ra báo Le Paria Người cùng khổ - ngay từ khi số 1, Người đã nói đến việc giải phóng con
người. Theo Người, người cùng khổ rất rộng bao gồm cả những người dân
Việt Nam và nhân dân các nước thuộc địa bị mất nước, khơng có tự do cơng
lý, bị áp bức bóc lột, bị đầu độc, bị đẩy vào vòng ngu dốt tối tăm, bị bắt làm
lao dịch, khổ sai và đi làm lính đánh thuê cho mẫu quốc, sống nghèo đói cực
khổ... và cả những người dân lao động ở các nước tư bản và những người trực
tiếp sản xuất ra của cải nhưng sống đói nghèo, cùng khổ, thiếu thốn. Thấm
đượm lòng nhân ái, qua các bài báo, trang viết của mình, Người miêu tả một
cách sống động hình ảnh người dân da đen ở Đắc-ce (Xê-nê-gan) bị đẩy
xuống biển chết trong gió to, sóng lớn; những phụ nữ bị hãm hiếp, trẻ em bị
phơi đói ở Đa-hô-mây, và cả những người dân thuộc địa bị bắt lính đi chết
thay cho mẫu quốc. Đó cịn là hình ảnh về sự phân biệt chủng tộc và đời sống
khổ sở, bần cùng của người dân lao động ở các nước tư bản như đời sống của
dân da màu ở Mỹ, đời sống lam lũ của xóm thợ, xóm nghèo, xóm người cùng
khổ Ê-pi-nét ngay giữa thủ đơ Pa-ri mà Người đã tận mắt trông thấy.
8


Bác Hồ nói tới con người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu
bạn, nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng hơn nữa là cả loài người. Là nhà
cách mạng đứng về phía người cùng khổ nói về loài người, về con người rộng
lớn, Người phân biệt: Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân,
là những ác quỷ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với tất cả những người
khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ... Phải thực hành chữ Bác - Ái.
Người khẳng định: lòng thương yêu của tôi đối với nhân dân và nhân loại
không bao giờ thay đổi. Tình cảm đó thể hiện sâu sắc phong phú trong suốt

cuộc đời của Người. Trong việc giải phóng con người, Người chú ý kết hợp
hài hòa giữa cá nhân với tập thể, cộng đồng. Người đặc biệt quan tâm và tơn
trọng tính cách riêng, sở trường riêng, quyền lợi riêng của mỗi người, nhằm
phát huy đến mức cao nhất vai trị, khả năng của từng người vì lợi ích riêng
chính đáng của mỗi người và lợi ích của cả cộng đồng. Đối với những người
lầm đường, lạc lối hay phạm sai lầm, lòng thương yêu của Người mở rộng
thành lịng khoan dung. Người nói: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón
dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng
có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ
tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ......”
Biết bao câu chuyện thường ngày đã nói lên lịng nhân ái của Bác Hồ.
Bác u thương cơng nhân, nơng dân, trí thức, các chiến sĩ, bộ đội, công an,
phụ nữ, phụ lão, thanh niên, thiếu niên, nhi
đồng... Bác yêu thương đồng bào các dân
tộc, đồng bào ta cả lương lẫn giáo. Tổng
khởi nghĩa thắng lợi, nước Việt Nam phải
trải qua nạn đói khủng khiếp do Pháp, Nhật
gây ra, với cương vị Chủ tịch nước, Bác
kêu gọi: “... Tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước:
Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa
một bơ) để cứu dân nghèo. Như vậy thì những người nghèo sẽ có bữa rau bữa
cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói. Tôi chắc rằng đồng bào
9


ta ai cũng sẵn lòng cứu khổ cứu nạn, mà hăng hái hưởng ứng lời đề nghị nêu
trên” (Sđd, tập 4, trang 31). Chuyện kể rằng có một lần Tiêu Văn - trung
tướng trong quân đội Tưởng Giới Thạch – mời chiêu đãi Bác đúng vào bữa cơ
quan nhịn ăn để cứu đói. Khi Bác dự tiệc về, anh em báo cáo với Bác rằng
phần gạo của Bác đã cho vào hũ gạo cứu đói rồi. Vậy mà Bác vẫn quyết định

“nhịn bù” một bữa vào ngày hôm sau. Bác đã nói thì làm, làm triệt để. Chủ
trương và hành động gương mẫu của Người đã được nhân dân cả nước hưởng
ứng, quyên góp được hàng vạn tấn gạo để giúp đỡ đồng bào nghèo vượt qua
nạn đói.
Một câu chuyện khác xảy ra sau khi Pháp rút quân khỏi Hà Nội, trên
đường đi công tác, Hồ Chủ tịch ghé vào thăm một thôn nhỏ. Các cháu bé xúm
lại quanh Người. Bác chia kẹo cho các cháu. Một lát sau, Bác chào dân làng
ra đi, Bác sắp lên xe thì bé Chiến vùng níu tay Bác hỏi:
- Bác ơi! Cháu lớn lên cịn giặc để đánh khơng?
Bác Hồ quay lại, cúi xuống trìu mến thơm lên trán cháu và ơn tồn nói:
-

Bác chỉ muốn các cháu được học
hành, lớn lên xây dựng đất nước.
Câu nói trên là khát vọng, là mục
tiêu mà cả đời Người theo đuổi.
Suốt đời Người phấn đầu làm cho
nước ta hoàn toàn độc lập, nhân
dân ra hoàn tồn tự do, đồng bà ta
ai cũng có cơm no áo mặc, ai cũng

được học hành tử tế.
Để thăm đồng bào nhân ngày Tết, Bác đến nhà một chị công nhân khuân
vác ở Văn Điển, chủ nhà chợt nhận ra, ơm Bác khóc ịa, khơng ngờ được Chủ
tịch nước đến thăm, Bác nói: Tơi khơng đến thăm thím và các cháu thì cịn
đến thăm ai? Làm việc đêm khuya, được bát chè bồi dưỡng, Bác xẻ đôi cho
anh chiến sĩ bảo vệ cùng ăn. Đi chiến dịch biên giới, Bác không chịu một

10



mình cưỡi ngựa. Bác bảo cả bảy người cùng đi bộ, để ngựa thồ hành lý cho
đỡ anh em. Thăm trại tù binh về, Bác khơng cịn áo khốc ngồi vì đã cho tên
quan ba thầy thuốc bị rét cóng. Bác Hồ là cả một tình thương mênh mơng.
Đồng chí Phạm Văn Đồng viết: “ Những tư tưởng lớn của Hồ Chủ tịch là
những tình cảm lớn. Trong đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ tịch, cũng
như trong đời sống hàng ngày của mình, Hồ Chủ tịch ln ln đối xử với
người có lý, có tình” .
Cụ Hồ mn vàn thương yêu đối với đồng chí, đồng bào. Trong tình u
đó, có chỗ cho mọi người, khơng qn sót một ai và sắp xếp cho mỗi người vị
trí chiến đấu cũng như lo lắng chu đáo cho mỗi người việc làm, đời sống, học
tập, vừa nghiêm khắc đòi hỏi vừa thương yêu dìu dắt. Và: đối với kẻ lầm
đường lạc lối, lòng Hồ chủ tịch còn rộng hơn biển cả. Người dạy phải khoan
hồng, vui mừng đón rước những đứa con vì cảnh ngộ mà lạc bầy. Chúa Giê-su
nói: “Gặp một người có lỗi mà hối cải thì trên trời vui mừng hơn gặp 99 vị tu
hành” . Cụ Hồ nói rằng người Việt Nam ai cũng yêu nước, muốn nước thống nhất
độc lập; ta khéo nhen chút than hồng ấy, nó sẽ cháy lên thành ngọn lửa.
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, trên báo Pháp Bằng chứng
Thiên chúa giáo, nhà báo Mông-ta-rông (Montaron) đã viết: “Cụ Hồ Chí
Minh là một trong những chiến sỹ đầu tiên của thế giới thứ ba, của các dân
tộc nghèo đói thèm khát một cuộc sống cho ra người. Cụ đã dạy họ rằng
muốn được giải phóng, phải dựa vào sức mình là chính, và một dân tộc chỉ có
thể sống cịn khi dân tộc ấy khơng chịu sống nơ lệ.
Nhất là cụ dạy rằng cuộc chiến đấu vì nhân phẩm, tự
do phải được đặt trên mọi cuộc chiến đấu khác. Cụ
đã đem hết sức mình để mang lại cơm ăn, nước uống
cho những ai đói khát. Cụ đã bênh vực cho những
người yếu hèn và mang lại nhân phẩm cho những
người nghèo khổ. Bởi vậy xin chúc người yên nghỉ
và mong rằng những người yêu chuộng công lý phải

tiếp tục trên cương vị của mình cuộc chiến đấu của
Cụ vì nhân phẩm và tự do của các dân tộc bị chà đạp
”.
11


Với lịng u thương nhân loại vơ biên, cả một đời chỉ nghĩ cho dân cho
nước.Cuộc đời Người như một tượng đài bất hủ về lòng nhân từ, bác ái. Và
hình ảnh Người trong trái tim mỗi người dân Việt Nam chẳng khác gì vị thế
của Chúa trong tim nhân loại.
3. Hồ Chí Minh – hình ảnh tinh thần nhiệt tình cách mạng của Lê-nin
Được vinh danh là một trong những người “mở đường cho nhân loại đi
tới ánh sáng”, giá trị vĩnh hằng trong tư tưởng Hồ Chí Minh và tấm gương
đạo đức cách mạng sáng ngời Người để lại cho chúng ta là: “Bất cứ nơi nào
chiến đấu cho độc lập tự do, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh
bay cao. Bất cứ ở đâu chiến đấu cho hồ bình và cơng lý, ở đó có Hồ Chí
Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. ở bất cứ đâu nhân dân chiến đấu cho
một thế giới mới, chống lại đói nghèo, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ
Chí Minh bay cao”
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên khi nhân dân Việt Nam đang rên xiết dưới
ách thống trị tàn bạo, hà khắc của thực dân Pháp. Lựa chọn một con đường đi
đúng, Người đã giành cả cuộc đời mình để kiên trì thực hiện hồi bão: Độc
lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Mang trong mình chủ nghĩa
nhân đạo sâu sắc, Người cịn khởi xướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
ở các nước thuộc địa trong thế kỷ XX, hết lòng, hết sức đóng góp cho một
tình đồn kết quốc tế trong sáng, cho nền hồ bình và hữu nghị giữa các dân
tộc trên thế giới. Vì vậy, “Hồ Chí Minh là một con người truyền thuyết. Một
con người của thời đại Người và của mọi thời đại... Hồ Chí Minh khơng phải
là ký ức của quá khứ. Người là tất cả và là nhân cách của một ý thức và giá
trị của một tư tưởng như biểu tượng của một tư tưởng sống, sống động như

đã thực tế sống trong suốt 79 mùa xuân của Người”.
Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân của thế kỷ XX, là hình mẫu
cao đẹp nhất của sự kết hợp truyền thống văn hiến của dân tộc với tinh hoa
văn hoá của nhân loại. Kế thừa những tư tưởng đạo đức truyền thống như cần
cù, giản dị, gắn kết cộng đồng, yêu thương con người, sự tu dưỡng đạo đức cá
nhân, v.v... Người đã nâng những đức tính q báu đó lên một tầm cao mới
dưới ánh sáng tư tưởng đạo đức học của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong hành

12


trình hoạt động cách mạng để thực hiện hồi bão của mình, Hồ Chí Minh là
một trong những vị lãnh tụ cộng sản có điều kiện được đi nhiều nơi trên thế
giới và từ những khảo nghiệm thực tiễn đó, Người đã không chỉ làm giàu tri
thức cho bản thân mình, mà cịn thâu thái được những tinh hoa của tư tưởng
đạo đức phương Tây. Đồng thời, từ những hoạt động thực tiễn, Người cũng
nhận thức được rằng: Trước thời đại cách mạng vô sản, các học thuyết đạo
đức, dù đã nói nhiều về lịng u thương con người, tơn trọng con người,
nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế. Vào những năm 20 của thế kỷ XX, khi
đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, trở thành một người cộng sản, hướng con
đường cứu nước của mình theo con đường cách mạng vơ sản, Hồ Chí Minh
đã nhận thức được sự vĩ đại của chủ nghĩa quốc tế vô sản trong lý tưởng và
tấm gương đạo đức của những người cộng sản (Lênin). Từ đó, Người đã dành
trọn tâm huyết của mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng nhân loại.
Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khó, khơng mệt mỏi của Hồ Chí
Minh tượng trưng cho khí phách cách mạng ngoan cường, cho ý chí bất
khuất, tính kiên trì, bền bỉ trong đấu tranh, thái độ ứng xử điêu luyện về chính
trị, bình tĩnh nhưng đầy quyết đốn trong những tình thế gay go, quyết liệt, đã
trở thành niềm hy vọng của tất cả các dân tộc yêu chuộng tự do, công lý, hồ

bình trên tồn thế giới. Đồng thời, đức hy sinh, lịng tận tụy và sự bao dung,
khoan hồ của Người thể hiện trong tư tưởng, trong hành động, trong từng
mối quan hệ với đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế “đã làm cho ngay cả
quân thù cũng phải khâm phục” .
u thương con người, Hồ Chí Minh khơng chỉ cảm nhận nỗi đau thân
phận mất nước của đồng bào mình, dân tộc mình, Người cịn “phân giải được
những nguồn gốc của quyền lực, và mang trong máu thịt của mình những nỗi
thống khổ của một người dân thuộc địa”. Để rồi, trong suốt hơn 50 năm hoạt
động chính trị, Hồ Chí Minh “đã kiên trì đi theo con đường cách mạng nhằm
lật đổ chủ nghĩa đế quốc và xây dựng một xã hội mới dựa trên lợi ích của
13


nhân dân”. Là hiện thân của tinh thần yêu tự do, khả năng chịu đựng qua
những thử thách khắc nghiệt, trải qua hơn một nửa thế kỷ đầy gian truân tìm
đường và lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện con đường đã lựa chọn: Độc
lập dân tộc và CNXH, Hồ Chí Minh đã khơng một giây phút nghỉ ngơi.
Hướng vào những mục đích chiến đấu cao thượng, Người đã khơng chỉ gieo
hạt giống cho cuộc đấu tranh địi giải phóng của nhân dân Việt Nam, mà
Người cịn gieo hạt giống cho cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì dân chủ và
cơng lý ở tất cả các nơi nhân dân đang bị áp bức, bóc lột. Hồ Chí Minh và
cuộc đấu tranh kiên trì, bền bỉ của Người vì một ngày mai tươi sáng của dân
tộc Việt Nam, vì một khát vọng hồ bình, dân chủ trên khắp hành tinh, đã
khiến “cả bè bạn lẫn kẻ thù đều phải công nhận rằng Người là một nhân vật
xuất chúng, đã quên mình hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp độc lập dân
tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội” .
Người ln kiên trì những ngun tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, sẵn
sàng xả thân vì sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản , kiên cường trong đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc, khơng chỉ đấu tranh vì độc lập, tự do và
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Người còn đồng thời cổ vũ các dân tộc khác

vùng lên đấu tranh để tự giải phóng mình, giải phóng nhân loại. Trong suốt
cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã ln phấn đấu cho sự đồn kết của tất cả các
lực lượng chống đế quốc, thực dân, cho cuộc đấu tranh vì độc lập tự do và sự
phát triển hữu nghị, bền vững giữa các dân tộc ấy “trên con đường tiến bộ con đường hồ bình trên tồn thế giới”, và chính vì vậy, “Người đã trở thành
biểu tượng rực rỡ của cuộc chiến đấu giành tự do. Là mẫu mực xuất chúng về
mọi đức tính của con người và mọi đức tính xã hội chủ nghĩa” và là một “vị
Thánh cộng sản” trong thời đại mới.
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ gần dân, yêu thương nhân dân. Người đã
dành trọn tâm huyết, tài năng và sức lực của mình, hiến dâng cho nhân dân.
Với Người, khơng có gì là của riêng, khơng có dấu hiệu của xa hoa, phú q,
càng khơng có dấu ấn của quyền lực. Hình ảnh Hồ Chí Minh là hình ảnh một
14


người chiến sĩ cách mạng kiên cường, dũng cảm đã từng trải qua các nhà tù
của thực dân, đế quốc, đã từng nắm giữ vận mệnh quốc gia trong tình thế
“ngàn cân treo sợi tóc”, đã đồn kết xung quanh mình hết thảy những người
yêu nước để tiến hành cuộc kháng chiến kỳ diệu chống lại hai đế quốc to là
Pháp và Mỹ.
Ngay từ những ngày đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường
cách mạng cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam từ những lời dạy của Lênin. Trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã
nhận thấy ở Chủ nghĩa Lê-nin con đường giải phóng dân tộc Việt Nam khi
đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa” của Lê-nin trên báo L’Hunmanité (cơ quan ngôn luận của Đảng
Cộng sản Pháp) trong 2 số liên tiếp ngày 16 và 17/6/1920. Người đã tìm thấy
lời giải cho câu hỏi: Đâu là con đường giải phóng đồng bào khỏi ách đơ hộ
của chủ nghĩa thực dân? Và, chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ, người thầy vĩ
đại của cách mạng Việt Nam đã sung sướng, cảm động biết bao khi nhận ra
sức mạnh kỳ diệu của Chủ nghĩa Lê-nin. Bác Hồ là người Việt Nam đầu tiên
tiếp thụ Chủ nghĩa Lê-nin và truyền bá vào nước ta. Người nói: "Chủ nghĩa

Lê-nin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam,
không những là cái cẩm nang thần kỳ, khơng những là cái kim chỉ nam, mà
cịn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới
CNXH và chủ nghĩa cộng sản". Là học trị xuất sắc của Lê-nin, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã vận dụng sáng tạo lý luận cách mạng của Chủ nghĩa Mác-Lênin
vào điều kiện nước ta, đặc biệt là lý luận cách mạng dân tộc và thuộc địa.
4. Hồ Chí Minh – hình ảnh sự ung dung tự tại của một người chủ gia tộc.
Hồ Chủ tịch là người cha già của dân tộc Việt Nam. Ngót ba mươi năm
bôn ba bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngơn ngữ, tính
tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý nhị như
ngôn ngữ dân quê Việt Nam; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có
lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là
15


Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười
vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những
thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường
bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy. Ngay sau khi về nước, gặp Tết,
Người không quên mừng tuổi đồng bào hàng xóm và quà bánh cho trẻ em,
tuy chỉ có mấy đồng xu, nhưng cũng bọc giấy hồng đơn cẩn thận, tươm tất.
Bình sinh như thế, đứng địa vị Chủ tịch Chính phủ kháng chiến kêu gọi quốc
dân, Người dùng những lời nói thống thiết đi sâu vào tâm hồn Việt Nam:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng”.
Lúc đến Pháp, ngay hôm gặp đầu tiên, lối ăn ở giản dị của Hồ Chủ tịch
làm cho kiều bào rất cảm động. Hơm ấy, tại Bi-a-rít, đại biểu kiều bào đến
thăm người, hồi hộp và sung sướng. Khách đơng, phịng khách khơng đủ ghế
ngồi, giản dị Hồ Chủ tịch ngồi xuống sàn và mời mọi người ngồi thế nói
chuyện. Đây khơng phải vị Chủ tịch Chính phủ, đây là Cha già của dân tộc ân
cần và thân mật hỏi thăm đàn con bao năm lưu lạc ở quê người.

Hồ Chủ tịch, người giản dị
ấy, cũng là người lịch sự một
cách thanh tao cao quý và mọi
người ngoại quốc đều có dịp tiếp
chuyện Người đều ca ngợi cái
phong độ thanh tao cao quý mà
họ cho là đặc sắc của người
phương Đông. Ở chiến khu, trong
cơ quan, Hồ Chủ tịch thường mặc một bộ đồ xanh, chân đi đất; về Hà Nội,
Người mặc một bộ đồ Ka-ki chân đi giày vải. Nhưng khi sang Pháp thì Người
mang giày da và mặc một bộ đồ nỉ, cổ cứng. ở Paris, có ngày Hồ Chủ tịch tiếp
luôn ba bữa cơm khách, bữa sáng với bạn thân, bữa trưa với khách thường,
bữa tối với khách đặc biệt, mỗi bữa có khi kéo dài 3 tiếng đồng hồ, nhưng Hồ
Chủ tịch thủy chung vẫn ân cần niềm nở.
16


Đời sống của Hồ chủ tịch là một đời sống khắc khổ, cần lao và tranh đấu.
Người lãnh tụ của một dân tộc mất nước khơng thể có một đời sống khác.
Phải khắc khổ, cần lao và tranh đấu để mưu cầu hạnh phúc ngày mai. Có
người e đời sống nghiêm khắc ấy khơng cịn chỗ cho tình cảm. Nhưng chính
Hồ Chủ tịch thường nói: người cách mạng là người rất giàu tình cảm, và vì
giàu tình cảm nên làm cách mạng. Người mà cả dân tộc tôn làm vị Cha già
của mình phải có lịng thương u mênh mơng xúc động đến tâm can của mọi
người. Trong thời kỳ bí mật, phút mặc niệm chiến sĩ cách mạng là lúc Hồ Chủ
tịch rơi nước mắt. Tại Quốc hội, Hồ Chủ tịch vừa khóc vừa ơm hơn anh
Nguyễn Văn Tạo sau khi anh đọc một bài diễn văn thống thiết về Nam Bộ.
Đối với người giản dị và lão thực ấy, một câu nói và một việc làm và có làm
thì mới nói. Giản dị và lão thực trong sự ăn ở, tính tình, trong lời nói, viết,
Người cũng giản dị và lão thực trong chủ trương chính trị nữa. Dân tộc Việt

Nam bây giờ muốn gì ? Muốn thống nhất, độc lập, muốn ấm no, muốn biết
chữ, muốn đời sống bớt tối tăm. Cho nên Hồ Chủ tịch chủ trương: đồn kết
kháng chiến, tăng gia sản xuất, bình dân học vụ, đời sống mới. Dân tộc Việt
Nam quyết tâm và mỗi ngày tiến mạnh trên con đường sống còn sau lưng Hồ
Chủ tịch.
Chuyện kể, khi tỉnh dậy giữa hai cơn đau tim trên giường bệnh những
ngày cuối tháng 8 năm 1969, Hồ Chí Minh hỏi về mực nước sơng Hồng đến
đâu rồi? Chả là cuối tháng 8 năm 1969, mực nước sơng Hồng lên cao. Chính
phủ đã có kế hoạch chuyển Người đến huyện Ba Vì, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc
tỉnh Hà Nội 2), nơi có địa hình cao hơn để đề phịng lúc Hà Nội có thể lâm
vào cảnh vỡ đê, lụt lội nhưng Người kiên quyết không chịu dời đi nơi khác
mà vẫn ở Nhà 67. Bác nói với những người xung quanh rằng, mình ở lại với
nhân dân thủ đô Hà Nội, không đi đâu cả, khơng thể bỏ nhân dân lúc có nguy
cơ bị cảnh vỡ đê, chịu lụt. Những ngày cuối đời của năm 1969, mưa ngập đất
đầy tiếng kêu của ễnh ương mùa lụt của đất trời Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ,
Hồ Chí Minh đã nói như thế, hành động như thế là do Người thực hành cái
17


đạo gắn bó tính mệnh của mình với tính mệnh của nhân dân. Người đã từng
nói: “tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc như lạc”; hoặc “tiên
thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc” (nghĩa là khổ trước thiên hạ và sướng sau thiên
hạ). Và, đã nói như thế thì Người thực hành đúng như thế.
Tỉnh dậy giữa hai cơn đau tim khác, có lúc Hồ Chí Minh muốn nghe một
làn điệu dân ca xứ Nghệ quê nhà, muốn nghe một khúc dân ca xứ Huế, nơi
Người từng gắn bó tuổi học trị xuống đường đi tranh đấu cùng bà con chống
thuế, nơi kinh đô thơ mộng ấy Người có kỷ niệm buồn, một cú sốc lớn khi mẹ
qua đời lúc mình mới lên 10 tuổi. Có lúc Hồ Chí Minh hỏi những người có
mặt bên giường bệnh về việc chuẩn bị khai giảng năm học mới cho các cháu
học sinh đến đâu rồi? Cũng như thế, ngày 30-8-1969, có lần tỉnh lại, Hồ Chí

Minh hỏi các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước có mặt trong phòng về việc
chuẩn bị kỷ niệm Ngày lễ Quốc khánh 2-9. Người đề đạt nguyện vọng bắn
pháo hoa “cho nhân dân vui, để động viên tinh thần nhân dân” trong ngày lễ
Quốc khánh 2-9-1969, và nếu được thì bố trí cho Người ra với đồng bào dăm
mười phút. Ngày đó, ngày 2-9-1969, lúc 9 giờ 47 phút, trái tim Hồ Chí Minh
ngừng đập và Người thanh thản đi vào cõi vĩnh hằng. Hà Nội không thể nào
bắn pháo hoa “cho dân vui” được theo như mong muốn của Người bởi đó
chính là ngày tang.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến quyền lợi, hạnh
phúc của quần chúng nhân dân, thường "hỗn" lại những cơng việc ca ngợi
công đức hay việc tổ chức Ngày sinh của Người. Cịn nhớ, sau Cách mạng
Tháng Tám, chính Người đã khuyên nhà báo đến Phủ Chủ tịch xin viết tiểu sử
của Người rằng: "chúng ta nên làm những công việc hết sức cần kíp đi ! Cịn
tiểu sử của tơi... thong thả sẽ nói đến" . Có lần, tại cuộc gặp gỡ với đơng đảo
quần chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc một phóng viên liên tục chĩa máy
quay phim về Người rằng: Chú hãy hướng máy quay về phía nhân dân đi !.
Trong kháng chiến chống Pháp cũng như chống Mỹ, khơng ít lần Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã bố trí đi cơng tác địa phương trong dịp sinh nhật của Người.
18


Tấm gương trong sáng, vì nước, vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh thực sự là
nguồn cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân nghe theo Đảng, Bác, phục vụ kháng
chiến. Cả dân tộc tơn kính Người, gọi Người là vị "Cha già dân tộc"
Hồ Chủ tịch thật là hiện thân
của dân tộc Việt Nam và mọi
người Việt Nam đều thấy mình
trong Hồ Chủ tịch. Hình ảnh
người là hình ảnh của một người
cha – người chủ gia tộc lúc nào

cũng lo lắng, quan tâm, tìm con
đường đi tốt nhất cho đàn con
của mình.Sức mạnh của Hồ Chủ tịch và sức mạnh của dân tộc Việt Nam là ở
chỗ đoàn kết thống nhất ấy.
Cảm nhận đó, khơng chỉ là của người dân Việt Nam, mà còn là cảm nhận
chung của bạn bè thế giới tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ K.Ven-ca-ta-raman viết: "Tấm gương yêu nước, sự hy sinh cao cả của Người là một tấm
gương sáng cho chúng ta noi theo. Di sản của Người sống mãi và tiếp tục là
nguồn cổ vũ cho hàng triệu con người trên thế giới, những người ln coi
trọng tự do, bình đẳng thật sự giữa các dân tộc không phân biệt màu da, đẳng
cấp hay tôn giáo. Khi chúng tôi nghĩ về Hồ Chí Minh, chúng tơi lại nghĩ về
người cha của dân tộc mình - Mahatma Găng-đi. Họ đã để lại dấu ấn không
phai mờ không chỉ trong lịch sử của đất nước mình mà cịn trong lịch sử của
nền văn minh hiện đại của nhân loại".

19


III) Tổng kết và liên hệ thực tế:
1. Liên hệ Việt Nam
Hồ Chí Minh đi vào cõi vĩnh hằng, trở về với thế giới Người Hiền đã hơn
l/3 thế kỷ nay. Sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng
ta khởi xướng và lãnh đạo đã gần 20 năm, tính từ Đại hội VI (l2/l986) đến
nay. Khoảng thời gian đó đã đủ để sinh thành một thế hệ. Người đã đi xa
nhưng ai cũng cảm thấy như Người vẫn ở bên cạnh chúng ta, cổ vũ khuyến
khích những việc làm tốt, nhắc nhở giúp đỡ chúng ta những yếu kém, hạn
chế, sửa chữa những khuyết điểm sai lầm để tiến bộ trưởng thành.
Trong thời kỳ phát triển mới hiện nay của cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã
xác định: Phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây
dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn
hoá trở thành nền tảng tinh thần của xã hội. Bất cứ một lĩnh vực nào của đời

sống xã hội, bất cứ một hoạt động nào của tổ chức và cá nhân một người, đạo
đức cũng thể hiện vai trị quan trọng của nó. Thiếu vắng hoặc yếu kém về đạo
đức, con người khơng có nhân tính đầy đủ, khơng phát triển được nhân tính
để thành người và làm người. Suy thối đạo đức, xã hội khơng thể phát triển
bền vững trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, văn hố và xã hội.
Trong hệ thống các động lực phát triển xã hội, đạo đức là một động lực
tinh thần không thể thiếu. Chúng ta đang đấu tranh quyết liệt chống quan liêu
tham nhũng như một trọng bệnh, như một quốc nạn để đảm bảo môi trường
xã hội - nhân văn lành mạnh cho sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị và
đồng thuận xã hội. Tình hình đó địi hỏi phải chú trọng xây dựng đạo đức xã
hội và giáo dục tu dưỡng đạo đức cá nhân. Vào lúc này, thực hành đạo đức
cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, noi theo tấm gương sáng đạo đức Hồ
Chí Minh trở nên vơ cùng cấp thiết, bức xúc. Đó cịn là vấn đề cơ bản, lâu dài
dối với sự phát triển, hiện đại hố xã hội ở nước ta.
Trước hết đó là thực hành đạo đức cách mạng trong Đảng, từ cán bộ đảng
viên đến các tổ chức đảng. Đó cịn là giáo dục và thực hành đạo đức cách
20



×