Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước xung quanh khu vực công ty TNHH MTV điện cơ hóa chất 15 TCCN quốc phòngbàn trên địa bàn xã quyết thắng – thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.57 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NGUYỄN QUỐC CƢỜNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC XUNG QUANH KHU VỰC
CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN CƠ HÓA CHẤT 15-TCCN QUỐC PHÒNG
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Liên thông
: Khoa học môi trƣờng
: Môi trƣờng
: 2014-2016

Thái Nguyên – Năm 2016


i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------


NGUYỄN QUỐC CƢỜNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC XUNG QUANH KHU VỰC
CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN CƠ HÓA CHẤT 15-TCCN QUỐC PHÒNG
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
GV hƣớng dẫn

: Liên thông
: Khoa học môi trƣờng
: LTK11-KHMT
: Môi trƣờng
: 2014-2016
: Th.S Dƣơng Minh Ngọc

Thái Nguyên – Năm 2016


ii
LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với
thực tiễn của các trường chuyên nghiệp ở nước ta nói chung và trường Đại
học Nông Lâm nói riêng. Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu

của sinh viên cuối khóa. Đây là quá trình nhằm giúp cho sinh viên có dịp cọ
xát với thực tế nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng thực hành. Từ đó giúp sinh
viên rèn luyện khả năng tổng hợp lại những kiến thức đã học vào thực tế để
giải quyết vấn đề cụ thể.
Nhằm hoàn thiện mục tiêu đào tạo kỹ sư Môi trường có đủ năng lực,
sáng tạo và có khả năng công tác. Được sự nhất trí của Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường cùng với
nguyện vọng của bản thân, tôi tiến hành đề tài “Đánh giá hiện trạng môi
trường nước xung quanh khu vực công ty TNHH MTV Điện cơ Hóa chất
15-TCCN Quốc Phòngbàn trên địa bàn xã Quyết Thắng – Thành Phố Thái
Nguyên”.Trong thời gian triển khai làm đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy, cô giáo trong khoa Tài nguyên và Môi trường và đặc biệt là sự
chỉ đạo của cô giáo ThS. Dương Minh Ngọc cùng các bác, anh chị trong Uỷ ban
nhân dân xã Quyết Thắng.
Với trình độ và thời gian có hạn, do đó bản đề tài của tôi không tránh khỏi
có thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong có được sự đống góp ý kiến của thầy, cô giáo và
các bạn để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên ngày 15 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Quốc Cƣờng


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Thống kê nguồn nước phục vụ sinh hoạt ....................................... 37
Bảng 4.2.Đánh giá của người dân xã xung quanh nhà máy Z115 .................. 38
Bảng 4.3. Kết quả thử nghiệm nước thải sản xuất .......................................... 40

Bảng 4.4. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm ................................................. 43
Bảng 4.5. Kết quả phân tích mẫu nước mặt .................................................... 45


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ thống kê nguồn nước phục vụ sinh hoạt............................ 37
Hình 4.2: Biểu đồ về vấn đề sử dụng nước ..................................................... 39
Hình 4.3: Biểu đồ kết quả so sánh chất lượng nước tại 2 điểm lấy mẫu ........ 41
Hình 4.4: Biểu đồ hàm lượng Coliform so với QCVN ................................... 42
Hình 4.5: Biểu đồ kết quả so sánh chất lượng nước ngầm so với QCVN ...... 44
Hình 4.6: Biểu đồ kết quả so sánh chất lượng nước mặt với QCVN ............. 45


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt

Cụm từ đầy đủ

BVMT

Bảo vệ môi trường

BTNMT

Bộ tài nguyên và môi trường

CNQP


Công nghiệp quốc phòng

KT-XH

Kinh tế xã hội

KLN

Kim loại nặng

ÔNMT

Ô nhiễm môi trường

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

SX - KD

Sản xuất kinh doanh

TCNV

Tiêu chuẩn Việt Nam


TCMT

Tiêu chuẩn môi trường

TNN

Tài nguyên nước

TNHHMTV
UBND

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Uỷ ban nhân dân


vi
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................ 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................. 2
1.3. Yêu cầu của đề tài .................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 3
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 4
2.2. Cơ sở pháp lý .........................................................................................14
2.3. Hiện trạng môi trường nước trên thế giới ..............................................15
2.3.1. Hiện trạng ô nhiễm nước trên thế giới ......................................................... 15
2.3.2. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp ở một số nước trên thế giới ....... 16

2.4. Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam ..............................................18
2.4.1 Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam ..................................................... 18
2.4.2. Ô nhiễm nước do hoạt động công nghiệp ở Việt Nam .............................. 22
PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
..... 24
3.1. Đối tượng phương pháp nghiên cứu ......................................................24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 24
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .............................................................24
3.2.1.Địa điểm .......................................................................................................... 24
3.2.2.Thời gian tiến hành ......................................................................................... 24
3.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................24
3.3.1.Điều kiện tự nhiên-kinh tế, xã hội tại xã Quyết Thắng, thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. ......................................................................... 24


vii
3.3.2. Khái quát về công ty TNHH MTV Điện cơ Hóa chất 15-TCCN Quốc
Phòng bàn trên địa bàn xã Quyết Thắng – Thành Phố Thái Nguyên ..... 24
-

Giới thiệu về nhà máy .................................................................................. 24

-

Chức năng của nhà máy .............................................................................. 24

-

Công tác quản lý môi trường tại nhà máy.................................................. 24


3.3.3. Hiện trạng môi trường nước nhà máy Z115 trên địa bàn xã Quyết
Thắng, tỉnh thái nguyên ............................................................................... 24
-

Chất lượng nước thải sản xuất khu vực nhà máy ...................................... 24

-

Chất lượng môi trường nước ngầm khu vực xung quanh nhà máy ........ 24

-

Chất lượng môi trường nước mặt khu vực xung quanh nhà máy............ 24

3.3.4. Đề xuất một số biện pháp quản lý, tuyên truyền và cách thức giảm
thiểu ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực nhà máy Z115. ............. 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................25
3.4.1. Phương pháp kế thừa..................................................................................... 25
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.......................................................... 25
3.4.3.Phương pháp lấy mẫu và bảo quản ............................................................... 25
3.4.4. Phương pháp phát phiếu điều tra.................................................................. 26
3.4.5. Phương pháp so sánh..................................................................................... 26
3.4.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ...................................................... 26
PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 27
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Quyết Thắng ........................27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Quyết Thắng ...................................................... 27
4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................................ 29
4.2. Khái quát về công ty TNHH MTV Điện cơ Hóa chất 15-TCCN
Quốc Phòngbàn trên địa bàn xã Quyết Thắng – Thành Phố Thái

Nguyên ..................................................................................................32
4.2.1. Giới thiệu về nhà máy Z115 ......................................................................... 32


viii
4.2.2. Chức năng của nhà máy ................................................................................ 33
4.2.3. Công tác quản lý môi trường tại nhà máy Z115 ......................................... 35
4.3. Hiện trạng môi trường nước khu vực xung quanh nhà máy Z115 trên
địa bàn xã Quyết Thắng, tỉnh thái nguyên ............................................36
4.3.1.Hiện trạng sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt của người dân ................ 36
4.3.2.Đánh giá của người dân về chất lượng nước sinh hoạt ............................... 38
4.3.3. Đánh giá chất lượng môi trường nước khu vực công ty TNHN MTV
Điện cơ Hóa chất 15-TCCN Quốc Phòng trên địa bàn xã Quyết Thắng
– Thành Phố Thái Nguyên. ......................................................................... 39
4.3.4. Đánh giá chất lượng môi trường nước khu vực xung quanhcông ty
TNHN MTV Điện cơ Hóa chất 15-TCCN Quốc Phòng trên địa bàn xã
Quyết Thắng – Thành Phố Thái Nguyên. .................................................. 43
4.4. Đề xuất một số biện pháp quản lý, tuyên truyền và cách thức giảm
thiểu ô nhiễm nước xung quanh nhà máy Z115. ..................................46
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................... 49
5.1. Kết luận ..................................................................................................49
5.2. Đề nghị ...................................................................................................50
TÀI LI ỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 51
PHỤ LỤC

1


1


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả các sự sống
trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước. Hơn 70% diện
tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên Trái Đất có vào
khoảng 1,38 tỉ km³. Trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại dương trên thế
giới, phần còn lại, 2,6%, là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết
đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới (hay
3,6 triệu km³) là có thể sử dụng làm nước uống.
Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết
định sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Hiện nay nguồn tài nguyên
thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô
nhiễm và cạn kiệt. Nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận
cao, con người đã cố tình bỏ qua các tác động đến môi trường một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và nước sạch là
một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự
sống trên trái đất. Do đó con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp
bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước.
Hiện nay ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ khu công nghiệp
trong những năm gần đây là rất lớn, tốc độ gia tăng này cao hơn rất nhiều so
với tổng nước thải từ các lĩnh vực khác, nước thải công nghiệp là mối nguy
cơ tiềm ẩn đe dọa phá hủy cân bằng sinh thái, hủy hoại sức khỏe cộng đồng
dân cư gân nơi xả thải của các nhà máy.
Công ty TNHH MTV Điện cơ Hóa chất 15-TCCN Quốc Phòng trên
địa bàn xã Quyết Thắnglà doanh nghiệp quốc phòng thuộc Tổng cục Công


2


nghiệp quốc phòng (CNQP), có nhiệm vụ sản xuất vũ khí, đạn phục vụ quốc
phòng, các mặt hàng cơ khí, thiết bị điện, thuốc nổ công nghiệp phục vụ nền
kinh tế. Những năm qua, Nhà máy luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng,
có bước phát triển nhanh, vững chắc, nhiều mặt dẫn đầu ngành CNQP
Do nhà máy là ngành sản xuất đặc biệt, nên đã gây ô nhiễm môi trường
nước ở các mức độ khác nhau.Vì vậy cần phải có những biện pháp hữu hiệu,
kịp thời để ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,
nhất là khi quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh, nhằm phát triển kinh
tế - xã hội một cách bền vững.
Xuất phát từ thực tế trên được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm khoa Tài Nguyên & Môi trường, tôi tiến hành nghiên cứu
chuyên đề :“Đánh giá hiện trạng môi trường nước xung quanh khu vực
công ty TNHH MTV Điện cơ Hóa chất 15-TCCN Quốc Phòng trên địa bàn
xã Quyết Thắng – Thành Phố Thái Nguyên”
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước xung quanh khu vực công ty
TNHH MTV Điện cơ Hóa chất 15-TCCN Quốc Phòng bàn trên địa bàn xã
Quyết Thắng – Thành Phố Thái Nguyên
- Đánh giá chất lượng môi trường nước xung quanh khu vực công ty
TNHH MTV Điện cơ Hóa chất 15-TCCN Quốc Phòng bàn trên địa bàn xã
Quyết Thắng – Thành Phố Thái Nguyên
- Đề xuất biện pháp bảo vệ và quản lý môi trường nước tại khu vực
công ty TNHH MTV Điện cơ Hóa chất 15-TCCN Quốc Phòng
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu đánh giá hiện trạng phải trung thực, các tài liệu phục vụ
nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy.
- Các thí nghiệm nghiên cứu cần phải thực hiện nghiêm túc, các số liệu
thu thập được yêu cầu phải khách quan.



3

- Cần nghiên cứu thực tế, các đề xuất đưa ra phải xuất phát từ kết quả
nghiên cứu có tính ứng dụng và thực tế.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế phục
vụ cho công tác sau này.
+ Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập và nghiên cứu
1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đánh giá hiện trạng môi trường nước xung quanh nhà máy Z115 từ
đó rút ra những nhận xét, kết luận làm cơ sở cho các biện pháp quản lý, bảo
vệ môi trường, những định hướng xây dựng phù hợp và đảm bảo sự cân bằng
giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường
+ Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường làm
cơ sở lý thuyết cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư và nghiên cứu.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm chung
- Khái niệm môi trường:
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật (Theo khoản 1 điều
3 của Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014)[3].
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (Theo khoản 8 điều 3 của luật
BVMT Việt Nam năm 2014)[3].
2.1.1.1. Các khái niệm chung về nước
- Tài nguyên nước:
Nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng
vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông
nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường.
- Khái niệm nước mặt:
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập
nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất
đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
- Khái niệm nước ngầm:
Nước ngầm là chỉ loại nước nằm bên dưới bề mặt đất trong các không
gian rỗng của đất và trong các khe nứt của các thành tạo đá và các không gian
rỗng này có sự liên thông với nhau. Một đơn vị đá hoặc các dạng tích tụ vật


5

liệu không có kết được gọi là tầng chứa khi nó có thể cung cấp một lượng
nước có thể sử dụng được.
Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt như: Nguồn
vào (bổ cấp), nguồn ra và chứa. Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do tốc
độ luân chuyển chậm (dòng thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ
nước ngầm nhìn chung lớn hơn nước mặt khi so sánh về lượng nước đầu vào.
Sự khác biệt này làm cho con người sử dụng nó một cách vô tội vạ trong một
thời gian dài mà không cần dự trữ. Đó là quan niệm sai lầm, khi mà nguồn
nước khai thác vượt quá lượng bổ cấp sẽ là cạn kiệt tầng chứa nước và không

thể phục hồi.
Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa.
Các nguồn thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương.
Có hai loại nước ngầm: Nước ngầm không có áp lực và nước ngầm có
áp lực[6].
- Khái niệm dòng chảy ngầm:
Trên suốt dòng sông, lượng nước chảy về hạ nguồn thường bao gồm
hai dạng là dòng chảy trên mặt và chảy thành dòng ngầm trong các đá bị nứt
nẻ (không phải nước ngầm) dưới các con sông. Đối với một số thung lũng
lớn, yếu tố không quan sát được này có thể có lưu lượng lớn hơn rất nhiều so
với dòng chảy mặt. Dòng chảy ngầm thường hình thành một bề mặt động lực
học giữa nước mặt và nước ngầm thật sự. Nó nhận nước từ nguồn nước ngầm
khi tầng ngậm nước đã được bổ cấp đầy đủ và bổ sung nước vào tầng nước
ngầm khi nước ngầm cạn kiệt. Dạng dòng chảy này phổ biến ở các khu
vực karst do ở đây có rất nhiều hố sụt và dòng sông ngầm[6].
- Khái niệm nước sinh hoạt: Là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho
ăn, uống, vệ sinh của con người [6].
- Nước sạch là nước đảm bảo yêu cầu sau:


6

+ Nước trong không màu.
+ Không có mùi vị lạ, không có tạp chất.
+ Không chứa chất4 tan có hại.
+ Không có mầm mống gây bệnh.
- Khái niệm ô nhiễm nguồn nước: Là sự biến đổi tính chất vật lý, tính
chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật [11].
- Khái niệm suy thoái nguồn nước: Là sự suy giảm về số lượng, chất

lượng nguồn nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn
nước đã được quan trắc trong các thời kỳ trước đó [4].
- Khái niệm cạn kiệt nguồn nước: Là sự suy giảm nghiêm trọng về số
lượng của nguồn nước, làm cho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu
cầu khai thác, sử dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh [4].
- Khái niệm tiêu chuẩn môi trường: Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn
cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm
lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường[3].
- Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần, tính chất của
nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và vi sinh
vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng chi
phép thì sự ô nhiễm nước đã một mức nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khoẻ
con người.
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người
và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng [4].
Nước thải công nghiệp là nước bị ô nhiễm do các hoạt động công
nghiệp hoặc thương mại của con người. Các nguồn ô nhiễm nguồn nước trong
phạm vi từ các ngành công nghiệp sắt thép cho đến các đơn vị chế biến thực


7

phẩm. Nước làm mát được sử dụng trong ngành công nghiệp sắt và thép bị ô
nhiễm bẩn…
2.1.1.2. Các dạng ô nhiễm nước mặt thường gặp là:
Ô nhiễm chất hữu cơ: đó là sự có mặt của các chất tiêu thụ ôxy trong
nước. Các chỉ tiêu để đánh giá ô nhiễm chất hữu cơ là: DO, BOD, COD
Ô nhiễm các chất vô cơ: là có nhiều chất vô cơ gây ô nhiễm nước, tuy
nhiên có một số nhóm điển hình như: các loại phân bón chất vô cơ (là các hợp

chất vô cơ mà thành phần chủ yếu là cacbon, hydro và oxy, ngoài ra chúng
còn chứa các nguyên tố như N, P, K cùng các nguyên tố vi lượng khác), các
khoáng axit, cặn, các nguyên tố vết.
Ô nhiễm các chất phú dưỡng: phú dưỡng là sự gia tăng hàm lượng
Nito, Photpho trong nước nhập vào các thuỷ vực dẫn đến sự tăng trưởng của
các thực vật bậc thấp (rong, tảo,…). Nó tạo ra những biến đổi lớn trong hệ
sinh thái nước, làm giảm oxy trong nước. Do đó làm chất lượng nước bị suy
giảm và ô nhiễm.
Ô nhiễm do kim loại nặng và các hoá chất khác: thường gặp trong các
thuỷ vực gần khu công nghiệp, khu vực khai khoáng, các thành phố lớn. Ô
nhiễm kim loại nặng và các chất nguy hại khác có tác động rất trầm trọng tới
hoạt động sống của con người và sinh vật. Chúng chậm phân huỷ và sẽ tích
luỹ theo chuỗi thức ăn vào cơ thể động vật và con người.
Ô nhiễm vi sinh vật: thường gặp ở các thuỷ vực nhận nước thải sinh
hoạt, đặc biệt là nước thải bệnh viện. Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, sinh
vật gây bệnh sẽ theo nguồn nước lan truyền bệnh cho người và động vật.
Ô nhiễm nguồn nước mặt bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân
bón hoá học: trong quá trình sử dụng, một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật và
phân bón hóa học bị đẩy vào vực nước ruộng, ao, hồ, đầm,… Chúng sẽ lan
truyền và tích luỹ trong môi trường đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp


8

thâm nhập vào cơ thể người và động vật theo chuỗi thức ăn.
Nước thải đô thị là tổ hợp hệ thống phức tạp các thành phần vật chất,
trong đó chất nhiễm bẩn thuộc nguồn gốc hữu cơ và vô cơ thường tồn tại dưới
dạng không hòa tan, dạng hòa tan và dạng keo [2].
Nước thải công nghiệp là nước bị ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp hoặc
thương mại của con người. Các nguồn ô nhiễm nguồn nước trong phạm vi từ

các ngành công nghiệp sắt thép cho đến các đơn vị chế biến thực phẩm. Nước
làm mát được sử dụng trong ngành công nghiệp sắt và thép bị ô nhiễm với các
sản phẩm như cyanide và ammonia.
2.1.1.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
*Nguồn nước mặt
Do nhiều lý do khác nhau, các nguồn nước trên Trái đất ngày càng cạn
kiệt. Ước tính có khoảng 1/3 dân số thế giới đang sống trong tình trạng thiếu
nước trầm trọng. Trong khi đó, dân số gia tăng với tốc độ chóng mặt. Quá
trình đô thị hoá, hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đang khiến cho
các nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Nguồn nước bị ô nhiễm đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người .
Gần 5 triệu người chết hàng năm ở các nước đang phát triển có liên quan đến
vấn đề thiếu nước sạch.
Những chất gây ô nhiễm chủ yếu trong nước là các mầm bệnh sinh ra
từ chất thải của con người (vi khuẩn và vi rút), kim loại nặng và hoá chất từ
chất thải công nghiệp, nông nghiệp. Uống nước đã bị ô nhiễm hoặc ăn thức ăn
chế biến bằng nước nhiễm độc là hình thức phơi nhiễm phổ biến nhất. Ăn cá
bắt từ nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể nguy hiểm vì chúng có thể mang
mầm bệnh và tích luỹ các chất độc hại như kim loại nặng và các chất hữu cơ
bền thông qua quá trình tích luỹ sinh học. Ngoài ra, con người cũng có thể bị


9

ảnh hưởng bởi cây trồng được tưới bằng nước ô nhiễm hoặc do đất bị nhiễm
bẩn bởi các dòng sông ô nhiễm dâng lên.
* Nước ngầm
Nước ngầm là nguồn nước nằm ở dưới bề mặt lớp đất sỏi và trong
những tầng địa chất thấm qua được. Nước ngầm là một nguồn rất quan trọng
của nước sạch, chiếm 97% lượng nước ngọt trên Trái đất. Khoảng 2 tỉ người,

cả ở thành phố và nông thôn đang phụ thuộc vào lượng nước này cho những
nhu cầu sống hằng ngày. Nhưng nguồn nước này giờ đây cũng đang bị ô
nhiễm nghiêm trọng do nhiều lý do khác nhau.
Ở đô thị, các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm chính là các bãi chôn lấp
rác thải không hợp vệ sinh. Ngoài ra nước thải từ hoạt động sản xuất công
nghiệp, khai thác khoáng sản đều có khả năng bị rò rỉ và ngấm vào tầng
chứa nước nước ngầm. Hoạt động sản xuất nông nghiệp với việc sử dụng
quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón cũng là nguồn đe doạ lớn đối với nguồn
nước ngầm.
Các quá trình hình thành địa chất tự nhiên là nguồn giải phóng kim loại
nặng vào nước ngầm, trong đó phổ biến nhất là ô nhiễm Asen. Một nghiên
cứu mới đây cho thấy nguồn nước ngầm của nhiều quốc gia thuộc khu vực
Nam Á và Đông Nam Á có hàm lượng Asen rất cao . Cao nhất là Băng-la-đét.
Hiện có 1/15 dân số nước này đang phải uống nước có hàm lượng Asen cao
hơn 5 lần mức cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Nước ngầm rất khó xử lý, do đó viê ̣c bảo vê ̣ nguồ n nước đó là cực kỳ
quan tro ̣ng. Mô ̣t số biê ̣n pháp ngăn chă ̣n cơ bản là tăng cường kiểm soát đối với
việc xả thải, xây dựng hệ thống thoát nước hợp vệ sinh. Tuy nhiên, cho đến nay
ở các nước đang phát triển các biện pháp này được tiến hành rất chậm chạp,
trong khi hệ thống nước ngầm đang ngày càng bị nhiễm bẩn nghiêm trọng


10

2.1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước
Các chỉ tiêu hóa lý
- Độ đục
Độ đục do sự hiện diện của các chất huyền trọc như đất sét, bùn, chất
hữu cơ li ti và nhiều loại vi sinh vật khác. Nước có độ đục cao chứng tỏ nước
có nhiều tạp chất chứa trong nó, khả năng truyền ánh sáng qua nước giảm.

Độ màu (màu sắc)
Màu sắc của nước gây ra bởi lá cây, gỗ, thực vật sống hoặc đã phân hủy
dưới nước, từ các chất bào mòn có nguồn gốc từ đất đá, từ nước thải sinh
hoạt, công nghiệp. màu sắc của nước có thể là kết quả từ sự hiện diện của các
ion có tính kim khí như sắt, mangan.
- Giá trị pH
pH có ý nghĩa quan trọng về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh
hưởng đến hoạt động sinh học trong nước, liên quan đến một số đặc tính như
tính ăn mòn,hòa tan,… chi phối các quá trình xử lý nước như: kết bông tạo
cợn, làm mềm, khử sắt diệt khuẩn. Vì thế, việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh
chất lượng và phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong kỹ thuật môi trường.
- Chất rắn hòa tan
Trong những sự thay đổi về mặt môi trường, cơ thể con người có thể
thích nghi ở một giới hạn. Với nhiều người khi phải thay đổi chỗ ở, hoặc đi
đây đó khi sử dụng nước có hàm lượng chất rắn hòa tan cao thường bị chứng
nhuận tràn cấp tính hoặc ngược lại tùy theo thể trạng mỗi người. Tuy nhiên
đối với dân địa phương, sự kiện trên không gây một phản ứng nào trên cơ thể.
Trong ngành cấp nước, hàm lượng chất rắn hòa tan được khuyến cáo nên giữ
thấp hơn 500mg/l và giới hạn tối đa chấp nhận cũng chỉ đến 1000mg/l.
- Chloride
Chloride là ion chính trong nước thiên nhiên và nước thải. Vị mặn của


11

Chloride thay đổi tùy theo hàm lượng và thành phần hóa học của nước. Với
mẫu chứa 25mgCl/l người ta đã có thể nhận ra vị mặn nếu trong nước có chứa
ion Na+. Tuy nhiên khi mẫu nước có độ cứng cao, vị mặn rất khó nhận biết dù
có chứa đến 1000mgCl/l. Hàm lượng Chloride cao sẽ gây ăn mòn các kết cấu

ống kim loại. Về mặt nông nghiệp Chloride gây ảnh hưởng xấu đến sự tăng
trưởng của cây trồng.
- Sắt
Sắt là nguyên tử vi lượng cần thiết cho cơ thể con người để cấu tạo
hồng cầu. Vì thế sắt với hàm lượng 0,3mg/l là mức ấn định cho phép đối với
nước sinh hoạt. Vượt qua giới hạn trên, sắt có thể gây nên những ảnh hưởng
không tốt.
Sắt có mùi tanh đặc trưng, khi tiếp xúc với khí trời kết tủa Fe (III)
hydrat hình thành làm nước trở nên có màu đỏ gạch tạo ấn tượng không tốt
cho người sử dụng.
Cũng với lý do trên, nước có sắt không thể dùng cho một số ngành
công nghiệp đòi hỏi chất lượng cao như tơ, dệt, thực phẩm, dược phẩm,…
Kết tủa sắt lắng đọng thu hẹp dần tiết kiệm hữu dụng của ống dẫn mạng
lưới phân phối nước.
- Nitrogen-Nitrit (N-NO2)
Nitrit là một giai đoạn trung gian trong chu trình đạm hóa do sự phân
hủy các chất đạm hữu cơ. Vì có sự chuyển hóa giữa nồng độ các dạng khác
nhau của nitrogen nên các vết nitrit được sử dụng để đánh giá sự ô nhiễm hữu
cơ. Trong các hệ thống xử lý hay hệ thống phân phối cũng có nitrit do những
hoạt động của vi sinh vật. Ngoài ra nitrit còn được dùng trong ngành cấp nước
như một chất chống ăn mòn. Tuy nhiên trong nước uống, nitrit không được
vượt quá 0,1 mg/l.


12

- Nitrogen – Nitrat (N-NO3)
Nitrat là giai đoạn oxy hóa cao nhất trong chu trình của nitrogen và là
giai đoạn sau cùng trong tiến trình oxy hóa sinh học. Ở lớp nước mặt thường
gặp nitrat ở dạng vết nhưng đôi khi trong nước ngầm mạch nông lại có hàm

lượng cao. Nếu nước uống có quá nhiều nitrat thường gây bệnh huyết sắc tố ở
trẻ em. Do đó trong nguồn nước cấp do sinh hoạt giới hạn nitrat không vượt
quá 6mg/l/
- Ammoniac (N-NH4+)
Amoniac là chất gây nhiễm độc cho nước. Sự hiện diện của amoniac
trong nước mặt hoặc nước ngầm bắt nguồn từ hoạt động phân hủy hữu cơ do
các vi sinh vật trong điều kiện yếm khí. Đây cũng là một chất thường dùng
trong khâu khử trùng nước cấp, chúng được sử dụng dưới dạng các hóa chất
diệt khuẩn chloramines nhằm tạo lượng clo dư có tác dụng kéo dài thời gian
diệt khuẩn khi nước được lưu chuyển trong các đường ống dẫn.
- Sulfate (SO42-)
Sulfate thường gặp trong nước thiên nhiên và nước thải với hàm lượng
từ vài cho đến hàng ngàn mg/l. Những vùng đất sình lầy, bãi bồi lâu năm,
sulfur hữu cơ bị khoáng hóa dần dần sẽ biến đổi thành sulfate. Nước chảy qua
các vùng đất mỏ mang nhiều sulfate sẽ có hàm lượng sulfate khá cao do sự
oxy hóa quặng thiếc, quặng sắt.
Sulfate là một trong những chỉ tiêu tiêu biểu của những vùng nước
nhiễm phèn. Vì natri sulfate và mangan sulfate có tính nhuận tràng nên trong
nước uống, sulfate không được vượt quá 200mg/l.
- Phosphate (P-PO43-)
Trong thiên nhiên phosphate được xem là sản phẩm của quá trình lân
hóa và thường gặp dưới dạng vết đối với nước thiên nhiên. Khi hàm lượng
phosphate phát triển mạnh mẽ sẽ là một yếu tố giúp rong rêu phát triển mạnh.


13

- Oxy hòa tan (DO)
Giới hạn lượng hòa tan (dissolved oxygen) trong nước thiên nhiên và
nước thải tùy thuộc vào điều kiện hóa lý và hoạt động sinh học của các loại vi

sinh vật. Việc xác định hàm lượng oxy hòa tan là phương tiện kiểm soát sự ô
nhiễm do mọi hoạt động của con người và kiểm tra hậu quả của việc xử lý
nước thải.
- Nhu cầu oxy hóa học(COD)
Nhu cầu oxy hóa học (COD) là lượng oxy tương đương của các cấu
trúc hữu cơ trong mẫu nước bị oxy hóa bởi tác nhân hóa học có tính oxy hóa
mạnh. Đây là một phương pháp xác định vừa nhanh chóng vừa quan trọng để
khảo sát các thông số của dòng nước và nước thải công nghiệp, đặc biệt trong
các công trình xử lý nước thải. Phương pháp này không cần chất xúc tác
nhưng nhược điểm là không có tính bao quát đối với các hợp chất hữu cơ (thí
dụ axit axetic) mà trên phương diện sinh học thực sự có ích cho nhiều loại vi
sinh trong nước. Trong khi đó nó lại có khả năng oxy hóa vài loại chất hữu cơ
khác nhau như celluloz mà những chất này không góp phần làm thay đổi
lượng oxy trong dòng nước nhận ở thời điểm hiện tại.
- Nhu cầu oxy sinh hóa(BOD)
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) được xác định dựa trên kinh nghiệm phân
tích đã được tiến hành tại nhiều phòng thí nghiệp chuẩn, trong việc tìm sự liên
hệ giữa nhu cầu oxy đối với hoạt động sinh học hiếu khí trong nước thải hoặc
dòng chảy bị ô nhiễm.
Các chỉ tiêu vi sinh
- Fecal coliform (Coliform phân)
Nhóm vi sinh vật Coliform được dùng rộng rãi làm chỉ thị của việc ô
nhiễm phân, đặc trưng bởi khả năng lên men lactose trong môi trường cấy ở


14

35 – 370 C với sự tạo thành axit aldehyd và khí trong vòng 48h.
- Escherichia Coli (E.Coli)
Escherichia Coli, thường được gọi là E.Coli hay trực khuẩn đại tràng,

thường sống trong ruột người và một số động vật. E.Coli đặc hiệu cho nguồn
gốc phân, luôn hiện diện trong phân của người và động vật, chim với số lượng
lớn. Sự có mặt của E.Coli vượt quá giới hạn cho phép đã chứng tỏ sự ô nhiễm
về chỉ tiêu này. Đây được xem là chỉ tiêu phản ánh khả năng tồn tại của các vi
sinh vật gây bệnh trong đường ruột như tiêu chảy, lị…
2.2. Cơ sở pháp lý
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường
- Quyết định số 104/2000/QĐ – TTg ngày 25/08/2000 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh
nông thôn đến năm 2020.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5502:2003 nước cấp sinh hoạt – yêu cầu
chất lượng.
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn nước thải quốc gia về nước thải
công nghiệp.
- QCVN 09-MT: 2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước ngầm.
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
môi trường không khí xung quanh
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.


15

- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số
chất độc hại trong không khí.
- QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng

nước ăn uống
-

QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước

2.3. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc trên thế giới
2.3.1. Hiện trạng ô nhiễm nước trên thế giới
Tổng lượng nước trên thế giới ước tính khoảng 332 tỷ dặm khối. Trong
đó nước đại dương chiếm 94,4% còn lại khoảng 2% tồn tại dạng băng tuyết ở
các cực và 0,6% ở các bể chứa khác. Trên 80% lượng băng tồn tại ở Nam cực
và chỉ có hơn 10% ở Bắc cực, phần còn lại ở các đỉnh núi hoặc sông băng.
Lượng nước ngọt chúng ta có thể sử dụng ở các sông, suối, hồ, nước ngầm chỉ
khoảng 2 triệu dặm khối (0,6% tổng lượng nước) trong đó nước mặt chỉ có
36.000 km3 còn lại là nước ngầm. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn nước ngầm
để sử dụng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém. Do vậy nguồn nước
mặt đóng vai trò rất quan trọng.
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với
nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát
triển kỹ nghệ. Ta có thể kể ra đây vài thí dụ tiêu biểu.
Anh Quốc chẳng hạn: Ðầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở
thành ống cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình
trạng tương tự trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông lớn, nhưng vấn
đề cũng không khác bao nhiêu. Dân Paris còn uống nước sông Seine đến cuối
thế kỷ 18. Từ đó vấn đề đổi khác: các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi


16


không còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ô
nhiễm mãn tính. Sông Rhin chảy qua vùng kỹ nghệ hóa mạnh, khu vực có
hơn 40 triệu người, là nạn nhân của nhiều tai nạn (như nạn cháy nhà máy
thuốc Sandoz ở Bâle năm 1986 chẳng hạn) thêm vào các nguồn ô nhiễm
thường xuyên.
Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thương ở bờ phía đông cũng như nhiều vùng
khác. Vùng Ðại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt
nghiêm trọng.
Sự biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn đến sự suy giảm tài nguyên nước .
Những nghiên cứu trên thế giới gần đây đã dự báo tổng lượng nước mặt vào
các năm 2025, 2070, 2100 tương ứng bằng khoảng 96%, 91%, 86% số lượng
nước hiện nay, trong khi đó vấn đề ô nhiễm nước mặt đang ngày càng trở nên
nghiêm trọng.
2.3.2. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp ở một số nước trên thế giới
Ô nhiễm chất hữu cơ: trên thế giới có khoảng 10% số dòng sông bị ô
nhiễm hữu cơ rõ rệt (BOD > 6,5 mg/l hoặc COD > 44 mg/l); 5% số dòng sông
có nồng độ DO thấp (<55% bão hoà); 50% số dòng sông trên thế giới bị ô
nhiễm hữu cơ nhẹ (BOD khoảng 3mg/l, COD khoảng 18mg/l)
Ô nhiễm do dinh dưỡng: Khoảng 10% số con sông trên Thế giới có
nồng độ nitrat rất cao (9 ÷ 25mg/l), vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn nước
uống của WHO (10mg/1). Khoảng 10% các con sông có nồng độ phospho từ
0,2 ÷ 2mg/1 tức cao hơn 20 ÷ 200 lần so với các con sông không bị ô nhiễm.
hiện nay trên Thế giới có 30 ÷ 40% số hồ chứa bị phú dưỡng hoá. Trên 30%
trong số 800 hồ ở Tây Ban Nha và nhiều hồ ở Nam Phi, Australia và Mehico
cũng bị phú dưỡng hoá. Tuy nhiên các hồ cực lớn như hồ Baikal (chứa 20%
lượng nước ngọt toàn cầu) chưa bị phú dưỡng.


×