Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Tìm hiểu các yêu cầu về tính vệ sinh, sinh thái của giày thể thao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 40 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN DỆT MAY – DA GIÀY VÀ THỜI TRANG

TIỂU LUẬN MÔN: VỆ SINH TRANG PHỤC
Tên đề tài: Tìm hiểu các yêu cầu về tính vệ sinh, sinh thái
của giày thể thao
Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Hiền
Mssv: 20151392
GVHD: TS. Phạm Đức Dương

Hà Nội, ngày 24/10/2017.

MỤC LỤC


2


3

A- MỞ ĐẦU
1.Vì sao lại là câu chuyện về những đôi giày?
Giày dép có từ khi nào?
Từ xa xưa, khi những người nguyên thuỷ phải vượt qua những con đường đầy gai
nhọn và đá cứng thì họ hiểu rằng cần phải kiếm một thứ gì đó để bọc lấy đôi chân của
mình. Có lẽ những đôi giày đầu tiên mà người nguyên thuỷ làm ra trông giống những đôi
dép quai hậu. Chất liệu mà họ dùng để tạo ra những đôi giày như thế vô cùng đa dạng, từ
cỏ, da, hoặc thậm chí cả những miếng gỗ. Họ buộc chúng vào các ngón chân bằng những
sợi dây và vòng qua gót chân. Ở các vùng giá lạnh, các đôi dép quai hậu mỏng mảnh kia


không thể chịu được rét mướt nên con người đã thêm vào đó những chất liệu khác dầy dặn
và ấm áp hơn để tạo thành những đôi giày. Người Ai cập cổ đại là những người đầu tiên sử
dụng rộng rãi những đôi giày được làm từ những miếng da hoặc gỗ có dây chằng quanh
chân. Để bảo vệ ngón chân cái những chiếc giày được uốn cong ở phía trước. Những người
La mã còn tiến xa hơn. họ đã làm ra những đôi giày có đục lỗ ở hai bên để luồn dây qua và
buộc lại ở giữa. Những người ở các giai tầng khác nhau trong xã hội đi những đôi giày
khác nhau. Ở những nước có khí hậu lạnh hơn, người ta đã dùng cỏ nhồi vào những chiếc
bao nhỏ có dây thắt lại để làm giày đông. Dần dần những người eskimo và những thổ dân
da đỏ từ những đôi giày thô sơ này đã tạo ra những đôi giày môca. Những đôi giày có hình
thù hiện đại như ngày nay được tạo bởi bàn tay của những người lính thập tự. Để bảo vệ
đôi chân của mình trong các cuộc trinh phạt kéo dài đằng đẵng họ đã phải làm ra những đôi
giày vừa bền vừa ấm. Những đôi giày môđen lần đầu tiên xuất hiện ở Pháp, rồi ở Anh, ở ý.
Theo thời gian giày cũng luôn thay đổi mốt. Ví dụ như ở Anh vào thời kỳ trị vì của vua
James I những người thuộc tầng lớp quý tộc đi những đôi giày gót nhọn, làm từ một loại da
mỏng. Đi những đôi giày này thật là bất tiện nhưng người ta vẫn tiếp tục sử dụng nó trong
một thời gian dài. Trước khi có mốt đi giày cao người Anh đã đi những đôi giày hẹp và có
mũi dài rất dài khoảng 12-15cm, và hơi cong lên trên. Còn ở Mỹ nghệ thuật đóng giày bắt
đầu xuất hiện từ năm 1629.
Ngày nay, giày dép ngày càng đa dạng và là một trang bị không thể thiếu của
con người, kèm theo đó là những yêu cầu về tính vệ sinh và sinh thái cũng được đòi
hỏi cao hơn. Plutarch, nhà triết học Hy Lạp cổ đã phát biểu: “Một cái giường êm và
một đôi giày thoải mái, là những nhu cầu cần thiết nhất cho cuộc sống.” Như vậy,
thế nào là một đôi giày thoải mái? Với một thực tế là đại đa số mọi người đều nghĩ
rằng nếu một chiếc giày được đóng vừa khít với kích cỡ bàn chân sẽ là một đôi giày
thoải mái (tiện nghi). Điều đó thật sự không đúng, ngay cả khi đó là một đôi giày
hiệu với thiết kế bắt mắt, chuẩn xác với bàn chân từng milimet, cùng với phần mũ
giày mềm dẻo, phần lót bên trong êm ái thì vẫn chưa đảm bảo đó là một đôi giày
tiện nghi. Vậy đã thiếu sót điều gì để có thể tạo nên một đôi giày thật sự tiện nghi?
Để tìm hiểu và đi sâu hơn về vấn đề này, em xin chọn đề tài: “Tìm hiểu các yêu cầu
về tính vệ sinh và sinh thái của sản phẩm giày thể thao”.



4

2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu về các yêu cầu vệ sinh, sinh thái của giày thể thao, vậy
trong bài tiểu luận này em xin hướng đối tượng nghiên cứu đến các hệ vật liệu tiêu
biểu dùng làm mũ giày và lót đế của một loại giày rất phổ biến ở Việt Nam-giày thể
thao. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính vệ sinh của giày, trong phạm vi bài tiểu
luận này mới xét đến các yếu tố quan trọng nhất đó là các tính chất vật lý của vật
liệu, hệ vật liệu giày và phương pháp liên kết các lớp vật liệu trong hệ.

3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Với chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người
ngày nay không chỉ dừng lại ở “ăn ngon mặt đẹp” mà còn phải đảm bảo tính tiện
nghi và an toàn cho sức khỏe khi sử dụng sản phẩm. Vì thế đề tài với mục đích
nghiên cứu tính vệ sinh của giày nhằm đánh giá và so sánh tình trạng vệ sinh của
những loại giày thể thao phổ biến đang được sử dụng như là một nhu cầu cấp thiết
nhằm cung cấp cho người tiêu dùng, các nhà sản xuất, những thông tin về tính chất
quan trọng này của giày, từ đó giúp các nhà sản xuất đưa ra những giải pháp tốt hơn
để nâng cao tính vệ sinh của giày, giúp khách hàng có thể lựa chọn những loại giày
có tính vệ sinh phù hợp với mục đích và môi trường sử dụng.

B- NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN: CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN
CỨU
1.1. Thị trường giày dép Việt Nam
1.1.1. Đôi nét về ngành Da Giày Việt Nam
Ngành Da Giày Việt Nam đã có một cú chuyển mình ngoạn mục để vươn lên
vị trí thứ 4 trên thế giới trong top 10 nước xuất khẩu da giày hàng đầu vào thị

trường 25 nước EU, Mỹ (hai thị trường tiêu thụ giày dép lớn nhất thế giới). Ở khu
vực châu Á, nước ta đứng thứ ba trong số các nước xuất khẩu giày dép lớn nhất vào
Nhật Bản (sau Trung Quốc và Italia); đồng thời cũng chiếm lĩnh được vị trí thứ 3
(chỉ sau ngành Dầu khí và Dệt may) trong số các ngành hàng xuất khẩu lớn nhất
Việt Nam với giá trị kim ngạch lên tới hơn 2 tỷ USD/năm. Với dân số trên 80 triệu
người, Việt Nam có một thị trường nội địa đầy tiềm năng. Mặt khác, với đời sống
người dân ngày càng được nâng cao, khả năng mua sắm của xã hội ngày càng được
cải thiện, đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào thế giới làm cho ngành du lịch
phát triển sẽ mở ra những cơ hội để ngành da giày phát triển theo hướng xuất khẩu
trực tiếp ngay trên sân nhà. Theo thống kê, cả nước hiện có hơn 400 doanh nghiệp


5

sản xuất giày dép, 80% tập trung ở các khu vực phía Nam. Ngành da giày là ngành
sử dụng nhiều lao động xã hội, tính đến hết năm 2007, toàn ngành đã thu hút
600.000 lao động (chưa kể số lao động sản xuất trong lĩnh vực nguyên phụ liệu và
lao động tại các cơ sở nhỏ, các hộ gia đình và các làng nghề có thể lên tới hơn 1
triệu lao động) chiếm 9% lực lượng lao động công nghiệp. Đây có thể được coi là
lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế với mức chi phí nhân công thấp. Tuy
nhiên, ngành công nghiệp sản xuất giày dép của chúng ta hiện nay vẫn đang gặp rất
nhiều khó khăn do sức cạnh tranh kém, nguyên phụ liệu ngành da giày luôn thiếu,
thị trường nội địa bị bỏ ngỏ… “…Thay vì phải vạch ra hướng phát triển mới cho
thị trường trong nước với những sản phẩm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, một số
DN đã lựa chọn những sản phẩm xuất khẩu thừa hoặc lỗi mốt để đem tiêu thụ nội
địa. Chính cách xử lý theo kiểu “lỗi người mốt ta” đã không khuyến khích được sự
quan tâm khách hàng mà còn khiến cho hình ảnh của giày dép nội địa trở nên kém
hấp dẫn hơn”, một chuyên gia nhận xét. Thậm chí, có doanh nghiệp thừa nhận rằng,
khái niệm “thị trường trong nước” không hề được nhắc tới trong chiến lược phát
triển cả ngắn hạn lẫn dài hạn của công ty.

Vì thế mà một thời gian khá dài, các công ty da giày Việt Nam gần như bỏ
quên thị trường nội địa để cho giày dép các loại của Trung Quốc, Hồng Kông, Thái
Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia xâm nhập. Với kiểu dáng đa dạng, hợp thời
trang, màu sắc phong phú, giá không quá chênh lệch với giày nội địa, các loại giày
dép ngoại dễ dàng chinh phục được người tiêu dùng dễ tính. Doanh nghiệp đã vậy,
bản thân các cơ quan quản lý cũng chưa mấy quan tâm tới vấn đề phát triển thị
trường nội địa. Hiệp hội Da giày Việt Nam cho biết, từ trước tới nay chưa có một
chương trình nghiên cứu, khảo sát về thị trường nội địa, phần lớn kinh phí xúc tiến
thương mại chỉ dành cho xúc tiến xuất khẩu. Tuy nhiên các khảo sát về thị trường
gần đây cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam vẫn rất ưa chuộng các sản phẩm giày
dép được sản xuất trong nước, tuy họ chọn giày ngoại cho những buổi dạo phố, dạ
tiệc, nhưng để sử dụng hằng ngày, người tiêu dùng vẫn trung thành với các thương
hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” như: Vina giày, Bitis, Bitas, Á Châu, Sài
Gòn Shoes,… Ngoài ra còn có các nhãn hàng của các doanh nghiệp tư nhân vừa và
nhỏ trở nên quen thuộc với người tiêu dùng như Pasteur, T&T, Hồng Thạnh, Hồng
Anh, Hạnh Dung, Đông Hải, Long Thành, Kim Thành,… các nhãn hàng này có
nhiều chế độ hậu mãi dành cho khách hàng để có thể cạnh tranh với giày dép giá rẻ
Trung Quốc. Một thực tế khác cũng đáng buồn là gần như toàn bộ các doanh
nghiệp đều tập trung vào gia công cho khách hàng nước ngoài nên phụ thuộc hoàn
toàn vào mẫu mã, nguyên liệu, kể cả tiến độ giao nguyên liệu của khách hàng, do
đó, các doanh nghiệp này gặp không ít khó khăn, thường bị ép giá gia công. Thu
nhập của công nhân ngành giày vì thế ngày càng giảm. Nhiều lao động đã chuyển
sang ngành khác, điều này ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh
hưởng đến thời gian giao hàng đúng thời hạn. Tuy có kim ngạch xuất khẩu cao
nhưng vấn đề nguồn nguyên liệu hiện là một bài toán khó đối với các nhà sản xuất
da giày Việt Nam (80% nguyên vật liệu phải nhập khẩu). Nhiều loại nguyên liệu và


6


máy móc phải nhập từ nước ngoài do không thể sản xuất trong nước và nếu có sản
xuất được thì cũng không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng để xuất khẩu. Để
giải quyết vấn đề này, một số đơn vị đã bắt đầu tính tới việc thành lập nguồn
nguyên liệu ở trong nước. Điển hình như việc Công ty giày Liên Phát đang đầu tư
hơn 30 triệu USD để xây dựng Trung tâm nguyên phụ liệu Liên Anh, đầu tiên và
lớn nhất trong cả nước trên diện tích 160.000m2 ở khu công nghiệp Bình Dương
(nơi tập trung nhiều doanh nghiệp da giày). Đây sẽ là đầu mối cung cấp nguyên phụ
liệu lớn nhất cho ngành dệt may và da giày trong cả nước, đồng thời do nằm ở khu
vực trung tâm nên cũng sẽ là nơi thu hút các nhà cung cấp nguyên phụ liệu nước
ngoài tham gia đầu tư mua bán vào tạo nên nguồn cung mạnh và đa dạng cho các
nhà sản xuất da giày Việt Nam. Trong thời gian tới, để phát huy thế mạnh ở cả xuất
khẩu và nội địa, các doanh nghiệp (DN) cần tìm hiểu và xây dựng cho mình một
chiến lược phát triển cụ thể. DN có thế mạnh ở sản phẩm nào thì đầu tư phát triển
mạnh sản phẩm ấy, kết hợp với việc khai thác, sáng tạo mẫu mốt và phát triển hệ
thống đại lý bán hàng. Nhà nước cần có chính sách đãi ngộ thật uyển chuyển, linh
động cho các DN có khả năng xây dựng những nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu
để hạn chế bớt việc nhập khẩu từ các nước khác, chủ động được đầu vào của sản
xuất thì mới đứng vững trong thế cạnh tranh như hiện nay và vững bước trên đường
hội nhập.
1.1.2. Các loại giày dép được sử dụng phổ biến ở nước ta
Khí hậu Việt Nam có thể được chia làm hai đới khí hậu lớn: Miền Bắc là khí
hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt (Xuân-Hạ-Thu-Đông), nên có mùa đông
lạnh. Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa lạnh
nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt là
mùa khô và mùa mưa. Ở miền Bắc, mọi người thường sử dụng các loại giày hè
(giày thấp cổ, giày cổ lửng, giày thuyền, giày thể thao, dép sandal...) mà chân
không bị lạnh (vì nhiệt độ vào mùa Đông thường cũng không dưới 10-15°C). Tuy
nhiên hiện nay, giày bốt cao cổ cũng rất được ưa chuộng, nhưng chủ yếu tập trung
ở giới trẻ. Ở miền Nam, vào mùa khô, mọi người thường sử dụng các loại giày hè
phổ biến tương tự như ở Miền Bắc nhưng vào mùa mưa, hầu hết mọi đối tượng

theo giới tính và lứa tuổi đều sử dụng Sandal khi đi ra đường.
Các loại giày truyền thống thông thường (giày Derby, Oxford, giày Mocasin,
giày thuyền) thường có mũ được may từ da thuộc và giả da, có sử dụng vải để làm
một phần lớp lót; có đế được làm từ da thuộc (số lượng rất ít), từ cao su và vật liệu
Giày thể thao tổng hợp; được sản xuất theo phương pháp dán đế hoặc kết
hợp dán và khâu đế. Đây là loại giày được sử dụng nhiều nhất, đa dạng về kiểu
dáng, mẫu mã, chiều cao gót (đặc biệt là nhóm giày nữ). Loại giày này thđược sử
dụng trong công sở, trường học, dạo phố hoặc lễ hội.
Hình ảnh của một số loại giày:


7

Giày derby

Giày Oxford


8

Giày Mocasin

Giày vải có phần mũ giày được may từ vải, có đế từ cao su, được sản xuất
theo phương pháp lưu hóa nồi hơi, dùng trong trường học, dạo phố, đi dã ngoại
hoặc chơi thể thao.


9

Sandal thường có phần mũ làm từ da thuộc, giả da, vải. Đế giày được làm

từ cao su, nhựa sản xuất theo phương pháp dán đế hoặc dán và đóng đinh đối với
gót giày nữ. Sandal rất được ưa chuộng không những vì kiểu dáng phong phú, đa
dạng mà còn vì khi mang tạo cảm giác thông thoáng, thoải mái cho bàn chân. Vào
mùa mưa sandal nhanh khô sau khi bị ướt, nước không bị đọng bên trong như ở các
loại giày kín. Nhìn chung ở miền Nam, sandal có thể sử dụng quanh năm, ở Miền
Bắc cơ bản sử dụng vào mùa hè, thu….

Giày thể thao có phần mũ thường được làm từ đa dạng các loại vật liệu: da
thuộc, giả da, vải (dệt kim, vải thoi), còn đế giày chủ yếu là cao su hoặc vật liệu
tổng hợp; được sản xuất theo phương pháp dán đế, hoặc kết hợp dán + khâu đế.
Giày thể thao thường được dùng khi đi dã ngoại hoặc chơi thể thao.

Trong bài tiểu luận này chỉ tìm hiểu về giày thể thao-loại giày rất phổ biến và
ngày càng được nhiều người ưa chuộng giày thể bởi sự thoải mái cũng như đa năng
của nó.


Phân loại giày thể thao:


10

Giày thể thao được phân làm nhiều loại, tùy theo mục đích sử dụng mà chia ra các loại
cơ bản sau đây:
- Giày chạy bộ, đi bô,giày tập
- Giày cho các môn thể thao trên mặt sân cứng (court sports)
- Giày sử dụng trên mặt sân cỏ (field sports)
- Giày cho các môn thể thao mùa đông

1.2. Cấu trúc của giày thể thao

* Cấu trúc giày:
Cấu trúc một chiếc giày thông thường gồm hai phần: Phần mũ giày (thường gọi
là mũ giày) (hình a) bao gồm nhóm chi tiết che phủ toàn bộ phía trên (mu) bàn
chân và phần đế giày (hình b) gồm nhóm chi tiết nằm bên dưới lòng bàn chân.

a

Mũ giày và đế giày

b

Phần mũ giày bao gồm các lớp chi tiết: lớp chi tiết ngoài được phân bổ ở phía
ngoài giày; lớp chi tiết trong (các chi tiết lót) tiếp xúc trực tiếp với da bàn chân;
cũn các chi tiết trung gian (các chi tiết tăng cường) được phân bổ ở giữa các chi tiết
ngoài và trong nhằm gia cố thêm độ cứng (pho mũi, pho hậu) hoặc gia cố chống
bai dón cỏc chi tiết (nhất là các chi tiết làm từ da thuộc rất dễ bị bai dãn theo thời
gian sử dụng).
Tương tự như mũ giày, phần đế giày cũng gồm nhiều lớp chi tiết: lớp chi tiết
ngoài gồm đế giày, gót và phủ gót giày; lớp trung gian gồm có độn đế, đế trong (tẩy
gò); lớp lót gồm có tẩy (tẩy nhét) và lót mặt (lót tẩy). Trong đề tài này, thuật ngữ
lót đế giày bao gồm các chi tiết “tẩy gò – tẩy nhét – lót tẩy”, các chi tiết phần đế
giày tham gia vào quá trình trao đổi ẩm của giày.


11

Lót Tẩy

Tẩy nhét


Tẩy Gò

Độn đế

Đế ngoài

Hình 2.2 Các chi tiết phần đế giày
Như đã trình bày, các yêu cầu chính đối với vật liệu đế ngoài là bền với nước,
không thấm nước… nhằm giúp giày bảo vệ chân không bị thấm ướt, bám bẩn… khi
giày tiếp xúc với đất. Vì thế đế ngoài thường là các vật liệu tổng hợp (nhựa, cao su,
chất dẻo) với các tính chất vệ sinh – vật lý không cao nên thực chất đế ngoài đã
không tham gia mà còn cản trở phần lót đế thoát hơi ẩm và nhả ẩm ra môi trường
bên ngoài.
Lòng bàn chân là nơi tập trung nhiều tuyến mồ hôi và thải ra lượng mồ hôi nhiều
nhất trên cơ thể, vì thế việc sử dụng lớp lót đế, ngoài mục đích tạo độ êm cho chân
khi đi giày thỡ lút đế cần phải có khả năng hút ẩm, hút nước tốt, nhả ẩm và thải
nước nhanh chóng nhằm khắc phục những nhược điểm kể trên của đế ngoài, góp
phần cải thiện tính vệ sinh của giày.
Khác với hệ vật liệu phần đế giày, hệ vật liệu mũ giày có khả năng hút ẩm và
thải ẩm từ bàn chân ra môi trường bên ngoài. Nhưng do đặc điểm của quá trình đi
giày nên hệ vật liệu mũ giày và lót đế chỉ thực hiện quá trình thấm hút hơi ẩm, mồ
hôi từ một mặt – mặt tiếp xúc với “bớt tất ẩm” hay bàn chân. Đối với quá trình thải
ẩm, do sự cản trở của đế ngoài, nên hệ vật liệu lót đế chỉ có thể tiến hành thải ẩm từ
một phía như quá trình hỳt, cũn hệ vật liệu mũ giày có thể thải ẩm ra cả hai phía từ
hai mặt của hệ. Do đó mà quá trình thông hơi ẩm ra môi trường bên ngoài giày khi
đi giày chỉ có thể thực hiện thông qua hệ vật liệu mũ giày.
Như vậy, hệ vật liệu mũ giày và hệ vật liệu lót đế đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong quá trình trao đổi nhiệt ẩm giữa bàn chân và môi trường bên ngoài thông qua
giày.



12

* Hệ vật liệu tiêu biểu và hệ chuẩn
Theo một số các kết quả khảo sát tại công ty giày Á Châu về giày thể thao, lựa
chọn ra những vật liệu, hệ vật liệu tiêu biểu (chiếm tỷ trọng cao) cùng với các
phương pháp liên kết các lớp vật liệu trong hệ.
Chọn ra 1 hệ chuẩn cho hệ vật liệu mũ giày và 1 hệ chuẩn cho hệ vật liệu lót đế
để làm cơ sở đánh giá và so sánh tính vệ sinh của các hệ vật liệu còn lại. Hệ chuẩn
là hệ vật liệu được sử dụng phổ biến nhất và có tính vệ sinh tốt nhất so với các hệ
vật liệu khác.

CHƯƠNG II: TÍNH VỆ SINH CỦA GIÀY THỂ THAO
2.1 Tính vệ sinh và các phương pháp đánh giá tính vệ sinh của giày
thể thao
2.1.1. Tính tiện nghi và tính vệ sinh của giày thể thao
Một trong những tiêu chí chất lượng quan trọng của giày đó là tính thoải mái
hay tính tiện nghi khi sử dụng. Tính tiện nghi được hiểu là khả năng của giày đảm
bảo các điều kiện để bàn chân và cả cơ thể người sử dụng hoạt động chức năng
bình thường với các điều kiện bên ngoài khác nhau trong toàn bộ quá trình sử dụng.
Tính tiện nghi của giày được phân chia thành 3 cấp độ:
-

-

Cấp thứ nhất: giày phải đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu về nhân trắc học và
tâm sinh lý học. Cụ thể là đảm bảo sự tương thích giữa cấu trúc giày với
hình dạng và kích thức bàn chân (thường được gọi là phom giày) ở điều kiện
tĩnh, các cảm nhận, cảm giác thoải mái khi đi giày và tháo giày. Đây là điều
kiện cần để lựa chọn khi mua giày.

Cấp thứ hai: bao gồm các yêu cầu về lực tác động của giày lên bàn chân, các
tính chất xác định vùng vi khí hậu bên trong giày, sự bảo vệ bàn chân khỏi

-

tác động của môi trường bên ngoài.
Cấp thứ ba: giày phải đảm bảo tránh tác động cơ học cục bộ lờn cỏc vựng
riêng biệt của bàn chân, cũng như tạo điều kiện phòng ngừa và giữ sức khỏe
cho chân.
 Tính tiện nghi của giày thể hiện cụ thể ở các tiêu chí sau:

− Cỡ giày phải phù hợp với cỡ bàn chân.
− Hình dạng giày tương thích hình dạng bàn chân.
− Giày phải có độ mềm uốn (mềm dẻo) cần thiết
− Thiết kế kiểu mẫu giày, trong đó có độ cao gót.
− Khối lượng giày.


13

− Vùng vi khí hậu bên trong giày phải đảm bảo sự trao đổi nhiệt ẩm bình thường
của bàn chân.
− Vật liệu làm mũ giày và phần đế giày.
− Phân bố áp lực dưới lòng bàn chân.
Như vậy, tính tiện nghi của giày phụ thuộc vào các yếu tố sau:
-

Hình dạng và kích thước phom giày.
Các tính chất của vật liệu sử dụng để làm giày (mũ giày và đế giày), chủ yếu
là các tính chất cơ lý.

Đặc điểm công nghệ sản xuất và các lỗi sản xuất

Ngoài ra, một đôi giày vừa khít với bàn chân, phần mũ giày mềm dẻo, phần
lót bên trong êm ái thì vẫn chưa đảm bảo đó là một đôi giày tiện nghi. Vì những
yếu tố đó chỉ có thể tạo nên “Sự tiện nghi về mặt tiếp xúc” giữa giày và bàn chân
mà thôi. Điều thiếu sót để có thể tạo nên một đôi giày thật sự tiện nghi đó là những
yếu tố đem lại “Sự tiện nghi sinh lý nhiệt”. Như vậy, sự tiện nghi trong quá trình sử
dụng được phân chia thành hai nhóm:
-

-

Nhóm tính chất tiện nghi xúc giác, liên quan đến sự nhạy cảm của da trong
quá trình tiếp xúc về mặt cơ học giữa giày và da chân (tính mềm mại, dễ uốn
của giày trong quá trình chuyển động, hình dạng và kích thước phom giày,
các tính chất cơ học của vật liệu, công nghệ ráp đế...)
Nhóm tính chất tiện nghi sinh lý nhiệt – bao gồm các tính chất trao đổi ẩm
và nhiệt của giày và cách mà giày đảm bảo sự cân bằng nhiệt cho cơ thể
trong các hoạt động cũng như môi trường khác nhau. Các tính chất vệ sinh –
vật lý của các hệ vật liệu và điều kiện sử dụng sẽ quyết định đến nhóm tính
chất này.

Như vậy “Tính vệ sinh của giày” chính là “Khả năng trao đổi nhiệt – ẩm của
giày giữa bàn chõn với môi trường bên ngoài”, là yếu tố quyết định sự tiện nghi của
một đôi giày. Khi đánh giá tính vệ sinh của giày, không nên xem xét giày một cách
riêng biệt mà cần xem chúng như một thành phần của hệ “bàn chân – giày – môi
trường”.
2.1.2. Sự trao đổi nhiệt ẩm trong hệ “bàn chân-giày-môi trường”
Trong quá trình sống của con người diễn ra việc thải liên tục hơi ẩm qua da.
Ở điều kiện thời tiết bình thường, da người tiết ẩm ở dạng hơi nước. Khi ở môi

trường có nhiệt độ cao và độ ẩm không khí tương đối cao, cũng như khi hoạt động
cơ bắp nặng nhọc, diễn ra sự thoát mồ hôi từ các tuyến mồ hôi của da. Quá trình
thoát mồ hôi là phương tiện điều hoà thân nhiệt của cơ thể dưới sự điều khiển của
hệ thần kinh trung ương nhằm duy trì cân bằng nhiệt cho cơ thể.
Trên da có rất nhiều tuyến mồ hôi. Tuy nhiên, các tuyến mồ hôi phân bố
không đồng đều: ở bàn chân, bàn tay có số lượng các tuyến mồ hôi lớn nhất. Trung


14

bình trên 1cm2 bề mặt da toàn bộ cơ thể có 125 tuyến mồ hôi, thì trên 1cm2 bề mặt
da bàn chân có khoảng 250 tuyến mồ hôi, bề mặt lòng bàn chân các tuyến mồ hôi
lại phân bố dày đặc hơn mu bàn chân.
2.1.2.1. Các tính chất trao đổi ẩm và chống ẩm của giày
Khi chân mang giày có mồ hôi và hơi ẩm, một phần hơi ẩm thoát ra từ chân
được đưa ra ngoài qua lỗ thông hơi và khe hở của giày. Phần còn lại đầu tiên bị bít
tất hấp phụ, sau đó khi có sự tiếp xúc giữa lớp lót giày với bít tất ẩm hoặc qua các
lớp không khí phân cách, ẩm được truyền đến lớp lót giày. Tiếp theo ẩm sẽ được
truyền vào các lớp vật liệu bên trong của các chi tiết giày và sau đó có thể được đưa
ra không khí bên ngoài.
Như vậy:
-

-

-

Tính chất trao đổi ẩm (tính truyền ẩm) của giày là khả năng mà hệ vật liệu
giày hút hơi ẩm thoát ra từ bàn chân và sau đó thải nó ra bên ngoài giày.
Tính chất trao đổi ẩm của giày được đặc trưng bởi độ hút ẩm, độ nhả ẩm và

độ thông hơi v.v. Do có sự chênh lệch nhiệt độ, hơi ẩm giữa bàn chân và
môi trường bên ngoài, cùng với khi bàn chân vận động các tính chất hút ẩm,
thông hơi, thoáng khí,... của vật liệu, hệ vật liệu mũ giày, đế giày tăng lên
đáng kể.
Tính chống ẩm của giày là khả năng mà chúng giúp cho bàn chân khi mang
giày tránh được sự ẩm ướt do mồ hôi từ bàn chân thoát ra. Tính chống ẩm
của giày được đặc trưng bởi các thông số: độ hút nước, hút ẩm, độ thấm ướt,
độ thải nước và độ thẩm thấu nước. Ngoài ra, tính chống ẩm còn thể hiện ở
tính chống thấm nước của giày ở điều kiện tiếp xúc với nước từ bên ngoài
giày. Đặc tính này phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của vật liệu làm đế giày
và vật liệu làm các chi tiết bên ngoài của mũ giày và một phần phụ thuộc
vào cấu trúc giày.
Các tính chất trao đổi ẩm, chống ẩm của giày có ý nghĩa quyết định đến tính
vệ sinh của giày và phụ thuộc trực tiếp vào tính chất trao đổi ẩm, chống ẩm
của các vật liệu làm giày nói chung và của hệ vật liệu mũ giày, hệ vật liệu
lót đế giày nói riêng.

 Sự trao đổi ẩm ở các vùng trên giày
Sự trao đổi ẩm của các vùng khác nhau trên giày diễn ra không đồng đều và có
sự khác biệt lớn, cụ thể:

∗ Vùng qua đế trong và lót giày: Bít tất ẩm tiếp xúc trực tiếp với lót giày một cách
chặt chẽ do trọng lượng cơ thể tác động. Ẩm từ bít tất sẽ được lót giày, tiếp đến là
đế trong và độn đế thấm hút. Nếu vật liệu làm lót giày và đế trong là vật liệu không
thấm nước thì ẩm sẽ bị tích tụ lại và nằm ở các chi tiết phía dưới (độn đế, đế trung
gian,…). Do vậy lót giày và đế trong phải đảm bảo hút ẩm tốt và nhả ẩm trong thời


15


gian ngắn nhất, có nghĩa là sau một đêm giày kịp khô đến độ ẩm ban đầu.

∗ Vùng qua lắc mũ giày: Ở phần này, bít tất ẩm tiếp xúc với lắc kém chặt chẽ hơn
vùng thứ nhất. Ẩm có khả năng khuếch tán xuyên suốt qua lót và chi tiết bên ngoài
của mũ giày ra bên ngoài. Do vậy hệ vật liệu ở vùng này cần phải có độ thông hơi
tốt.

∗ Vùng qua pho mũi và pho hậu: Ở vùng này mồ hôi từ bít tất ẩm thấm vào lót giày
rồi mới đến pho mũi và pho hậu. Do tính kháng thẩm thấu của hệ vật liệu mũ giày:
lót – pho mũi hoặc pho hậu – chi tiết ngoài, nên ở phần này không có độ thẩm thấu
ẩm từ bàn chân ra môi trường bên ngoài.

∗ Vùng qua phần má giày: Nhờ có sự tiếp xúc không chặt chẽ của má giày với bàn
chân nên quá trình nhả ẩm (từ lót ra phần má giày rồi được thải ra ngoài) có thể
diễn ra rất mạnh bằng phương thức đối lưu trong thời gian đi lại, chỉ một phần ẩm
được đưa ra ngoài quan đường thông hơi. Do vậy sự tích tụ ẩm ở phần này có thể
không lớn.
Như vậy ngoại trừ phần lắc giày (có diện tích khoảng 30% diện tích mũ giày),
phần má giày, còn trong tất cả các phần còn lại của giày không diễn ra quá trình
thoát mồ hôi khỏi giày nhờ độ thông hơi của hệ vật liệu. Quá trình thoát mồ hôi có
thể diễn ra bằng phương thức đối lưu qua các khe hở trong thời gian đi lại, hoặc
qua khả năng của giày thấm hút mồ hôi trong thời gian sử dụng và khả năng nhả ẩm
bằng cách sấy tự nhiên khi tháo giày khỏi chân.

 Tính chống thấm nước từ môi trường bên ngoài vào giày
Đế giày là chi tiết bên ngoài thường tiếp xúc với nước trong quá trình sử dụng
giày, do vậy tính chống thấm nước từ môi trường bên ngoài vào giày được xác định
bởi tính chống thấm của chi tiết này. Đối với giày thông thường sử dụng hàng ngày
đế giày chủ yếu được làm từ các loại vật liệu tổng hợp kỵ nước.
So với phần đế, phần mũ của đa số các loại giày tiếp xúc với nước ở mức độ

thấp hơn trong quá trình sử dụng. Do đặc điểm hình dạng của mũ giày, mà nó có
khả năng làm lăn nước khỏi bề mặt, và nhờ có lớp màng ngăn cách trên bề mặt vật
liệu mũ giày nên chỉ có một lượng nước nhỏ ngấm được vào giày.
Nước ngấm được vào giày có thể theo 2 cách: Ngấm qua vật liệu làm các chi
tiết giày hoặc qua các khe hở giữa các chi tiết và các lỗ thủng do đường may ở các
mối ráp nối chi tiết tạo nên. Vận tốc ngấm nước qua vật liệu mũ giày phụ thuộc vào
tính chất của vật liệu, trong đó đối với da – phụ thuộc vào độ thấm ướt và độ dày,
vào kích thước và số lượng mao mạch, độ trương nở của các xơ da.


16

Sự ngấm nước vào giày còn phụ thuộc vào phương pháp ráp phần mũ với phần
đế. Ở giày ráp đế bằng phương pháp dùng chốt và phương pháp khâu có nhiều khả
năng bị nước ngấm vào hơn là giày có đế dán (trong đó có phương pháp lưu hoá
nóng và phương pháp đúc).
2.1.2.2. Các tính chất trao đổi nhiệt của giày
Việc sử dụng giày liên quan tới tác động không ngừng của môi trường nhiệt
bên ngoài lên vật liệu. Sự trao đổi nhiệt giữa chân với môi trường nhiệt bên ngoài
được thông qua lớp bảo vệ chõn, cụ thể là đôi giày.

 Tính chất giữ nhiệt của giày
Tính chất giữ nhiệt của giày được hiểu là khả năng ngăn cản sự toả nhiệt quá
mức từ bàn chân ra môi trường bên ngoài vào mùa lạnh và khả năng truyền nhiệt ra
bên ngoài vào mùa nóng. Các tính chất giữ nhiệt của vật liệu và của giày nói chung
được xác định bởi nhiệt trở. Nhưng giày có cấu tạo từ nhiều lớp vật liệu (hệ thống
vật liệu) nên nhiệt trở tổng đầy đủ của nó R, (m2. ˚C/W), có thể tính bằng tổng nhiệt
trở của tất cả các lớp thành phần và các lớp đệm không khí ở trong hệ vật liệu, và
sự toả nhiệt từ phía bề mặt ngoài của giày vào môi trường bên ngoài.
Tính chất nhiệt của các chi tiết lót mũ giày, tẩy và lót tẩy có ảnh hưởng rất

lớn đến tính giữ nhiệt của giày. Do đó, việc lựa chọn vật liệu cho mũ giày và đế
giày có thể tạo cho giày có những tính chất giữ nhiệt khác nhau. Việc lựa chọn vật
liệu, thậm chí là vật liệu tổng hợp và thiết kế giày một cách hợp lý tương ứng với
điều kiện lao động, sinh hoạt và đặc điểm khí hậu của từng vùng, có thể khắc phục
hoàn toàn sự rối loạn trạng thái nhiệt của cơ thể.
2.1.3. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến tính
2.1.3.1. Thiết kế và công nghệ sản xuất

vệ sinh của giày

Các đặc điểm thiết kế – công nghệ có ảnh hưởng rõ rệt đến tính vệ sinh của
giày. Tuy nhiên cần phân biệt ảnh hưởng của các yếu tố thiết kế và các thông số
công nghệ đến các chỉ số vệ sinh, để đánh giá mức độ tiện nghi khi thiết kế giày và
lựa chọn các chế độ công nghệ sản xuất.
Giày có hai chức năng cơ bản:
-

Chức năng bảo vệ: Vốn là bản chất tự nhiên của giày dép nhằm bảo vệ đôi
bàn chõn tránh khỏi những tiếp xúc trực tiếp không có lợi từ môi trường. Do
đó khi thiết kế về kiểu dáng của giày phải luôn gắn liền với những hoạt động
của con người trong những điều kiện khí hậu và môi trường khác nhau nhằm
bảo vệ và đem lại cho đôi bàn chân sự thoải mái cần thiết phù hợp với môi
trường và mục đớch sử dụng.

-

Chức năng thẩm mỹ: Là một trong những chức năng quan trọng bậc nhất
của nghệ thuật thực nghiệm. Nú đóng vai trò làm đẹp nhằm tôn lên nét đẹp
vốn có hoặc che đi những khuyết điểm của đôi bàn chõn.



17

*) Những sản phẩm thiết kế được thừa nhận là đẹp phải là những sản phẩm tuân thủ
các nguyên lý thiết kế, những sản phẩm đó phải vừa mang tính công năng vừa
mang tính thẩm mỹ.
Ý tưởng để thiết kế kiểu dáng giày trước hết phải dựa vào mục đớch sử dụng
và đối tượng sử dụng. Với những ý tưởng sáng tạo của mình, các nhà thiết kế có thể
tạo ra rất nhiều mẫu mã và kiểu dáng giày khác nhau. Tuy nhiên những ý tưởng này
phải luôn đi kèm với mục đích sử dụng (chơi thể thao, dạo phố…) và đối tượng sử
dụng (lứa tuổi, giới tính...) để nhằm đảm bảo sự thoải mái khi đi giày.
Phom giày là một khối đặc mô phỏng hình dạng, kiểu dáng bàn chõn người.
Hình dạng và kích thước phom giày, cỏc tớnh cơ học của hệ vật liệu mũ giày, công
nghệ ráp đế sẽ quyết định đến việc giày có phù hợp với hình dạng và kích thước
bàn chân, làm giảm đến mức thấp nhất sự tác động của giày lên bàn chân trong quá
trình bàn chân vận động.
Việc lấy áo phom giày (hình trải trung bình bề mặt phom) phục vụ cho công
tác thiết kế, làm mẫu rập, đòi hỏi phải chính xác nhằm đảm bảo cho giày vừa chân,
nếu không giày sẽ tác động làm biến dạng bàn chân gây khó chịu, hoặc gây khuyết
tật cho bàn chân.

 Đặc điểm công nghệ sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc
hình thành nên tính vệ sinh của giày. Bao gồm:
− Các phương pháp lắp ráp, liên kết (may, dán, hàn…) các chi tiết và
các lớp vật liệu (lớp ngoài, lớp lút…) với nhau ở từng phần (phần
mũ, phần đế).
− Phương pháp ráp đế hay phương pháp ráp phần đế giày với phần
mũ giày (dỏn, khõu, dỏn và khõu, đúng đinh…).
Các thành phần cấu trúc mũ giày, đế giày (số lượng các lớp và các chi tiết) và
phương pháp liên kết các chi tiết, lắp ráp các chi tiết có ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ

bàn chân và độ ẩm không khí bên trong giày. Bởi vỡ nó liên quan đến khả năng
thông thoáng (thông hơi và thông khí) và hút ẩm của hệ vật liệu (mũ giày và đế
giày). Và có thể dễ dàng nhận thấy là phương pháp liên kết may luôn đảm bảo tính
vệ sinh hơn phương pháp dán.
Các nghiên cứu của A.I. Xautin và B.Ia. Kracnov cho thấy loại keo, phương pháp
quét keo và vị trí phân bố màng keo có ảnh hưởng đáng kể đến tính vệ sinh của
giày (làm hạn chế khả năng hút ẩm, thông hơi của giày), bởi vỡ các màng keo kín
sẽ không thẩm thấu hơi ẩm và chất lỏng ở dạng giọt. Ngoài ra, màng keo còn là
nguyên nhân gây tác động độc hại đến bàn chân vì hầu hết các loại keo đều là các
chất hóa học dễ phân hủy dưới tác động của môi trường nhiệt nóng ẩm.
Phương pháp ráp đế và cấu trúc của đế về cơ bản xác định các tính chất như độ
mềm dẻo (độ cứng) và khối lượng giày. Nếu đế giày không mềm dẻo và có khối


18

lượng lớn thì trong quá trình sử dụng, bàn chân sẽ thải ra nhiều mồ hôi hơn và có
thể gây ra các tổn thương cho da bàn chân khi chuyển động. Ngoài ra, cấu trúc
phần đế giày không đạt yêu cầu còn tạo khả năng cho không khí nóng (lạnh) và ẩm
đi vào khoảng không bên trong giày làm thay đổi sự trao đổi nhiệt – ẩm của bàn
chân, ảnh hưởng đến tính vệ sinh của giày.
2.1.3.2.

Các tính chất vật lý của vật liệu giày

Như đã trình bày, tính cơ lý của vật liệu sẽ ảnh hưởng đến sự mềm dẻo và độ cứng
của giày. Cũng tính sinh thái sẽ quyết định khả năng tích vi khuẩn và hàm lượng
các chất độc hại do vật liệu thải ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Sự tổ
hợp từ các tính chất vật lý của các lớp vật liệu riêng biệt và phương pháp liên kết
chúng (may, dỏn…) trong hệ (hệ vật liệu mũ giày, hệ vật liệu đế giày) sẽ hình thành

nên các tính chất vệ sinh – vật lý tổng hợp của hệ vật liệu làm giày, điều này sẽ
quyết định đến khả năng trao đổi nhiệt, ẩm giữa bàn chân và môi trường bên ngoài,
ảnh hưởng trực tiếp đến tính vệ sinh của giày. Như vậy, để nghiên cứu tính vệ sinh
của giày, nhất thiết phải nghiên cứu kỹ những tính chất vật lý của các vật liệu tạo
nên các hệ vật liệu giày.

CÁC TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH TIỆN NGHI CỦA GIÀY

CÁC TÍNH CHẤT CƠ HỌC

CÁC TÍNH CHẤT VỆ SINH – VẬT CÁC
LÝ TÍNH CHẤT SINH THÁI

Hóa chất,
Nhiễm
Tínhthấu
trao đổi
nhiệttĩnh điện
Tính hấp thụ,Tính
hấp thẩm
phụ
Độ giãn,
Tính đànĐộ
hồi
bền
vi sinh độc hại
Độ cứng
Hút,
nhả ẩm
Hút nước Thải nước




Nhiệt trở Nhiệt dung
Thông hơi,
Thông nước,
Thoáng khí

Dẫn nhiệt
Truyền nhiệt




19

 Độ thẩm thấu
Khả năng của vật liệu cho hơi nước, không khí, các chất khí, các chất lỏng đi qua
được gọi là độ thẩm thấu. Ngược lại với tính thẩm thấu là tính chống thấm.

∗ Độ thẩm thấu không khí:
Độ thẩm thấu không khí của vật liệu đặc gần bằng không, còn của các vật liệu xốp
thì nằm trong những khoảng giới hạn rộng.
Độ thẩm thấu không khí phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là phụ thuộc vào cấu
trúc (độ xốp, mật độ đan xen các sợi ngang dọc, số lượng các lỗ thông suốt). Khi
tăng số lượng các lỗ thông suốt và kích thước của chúng thì độ thẩm thấu không khí
tăng lên. Độ thẩm thấu không khí còn phụ thuộc vào độ ẩm của vật liệu, khi độ ẩm
tăng thì độ thẩm thấu không khí giảm.

∗ Độ thẩm thấu hơi nước (hay còn gọi là độ thông hơi):

Hơi nước sẽ đi từ môi trường có độ ẩm cao sang môi trường có độ ẩm thấp hơn và
bị sự ngăn cản bởi các bề mặt vật liệu. Do đó hơi nước sẽ đi xuyên qua vật liệu theo
hai cách: một là đi xuyên qua các lỗ trống của vật liệu như theo kiểu thông khí và
hai là được vật liệu hút từ mặt bên này có độ ẩm cao và được thải ra ở mặt bên kia
của vật liệu có độ ẩm thấp hơn. Như vậy độ thông hơi vừa phụ thuộc độ thông khí
của vật liệu, vừa phụ thuộc khả năng hút thải ẩm của bản thân vật liệu và kể cả sự
chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm không khí ở hai mặt của vật liệu.
Độ thẩm thấu hơi nước của vật liệu còn phụ thuộc vào độ ẩm tương đối của môi
trường xung quanh. Điểm đặc biệt của da là sự tăng tuyến tính của độ thẩm thấu
hơi nước theo sự chênh lệch độ ẩm tương đối của không khí giữa hai bề mặt mẫu.
Sự thay đổi của độ thẩm thấu hơi nước của da nhân tạo được bắt đầu từ độ ẩm
tương đối lớn hơn 90%. Sự khác biệt này ảnh hưởng rõ rệt đến các điều kiện thoải
mái khi sử dụng giày, bởi vì khi sử dụng da để làm giày sự thoát nhanh của hơi
nước do bàn chân người thải ra đã được bảo đảm ngay từ đầu quá trình đi giày.
Giày được làm từ các hệ vật liệu có độ thông hơi tốt, đảm bảo thải ẩm tốt từ môi
trường bên trong giày ra môi trường bên ngoài, giữ cho bàn chân luôn khô ráo. Do
vậy đây là tính chất rất quan trọng đối với vật liệu làm giày
Độ hút ẩm
Độ hút ẩm hay độ ngậm ẩm là khả năng hút hơi ẩm của vật liệu trong các điều kiện
xác định khác nhau.
Độ ẩm của vật liệu (W) là lượng nước chứa trong vật liệu, được tính bằng phần
trăm so với khối lượng khô tuyệt đối của vật liệu.


20

- Độ ẩm thực tế W t (%): là độ ẩm xác định ngay tại thời điểm lấy mẫu thử, là
lượng nước trong vật liệu ở độ ẩm thực tế so với khối lượng khô của vật liệu.

Wt =


mt − mk
.100
mk

,

với: mt: Khối lượng vật liệu chứa ẩm (g),
mk: Khối lượng khô của vật liệu (g).
-

Độ ẩm chuẩn Wc(%): là độ ẩm cân bằng của vật liệu được giữ trong thời
gian dài (thường quy định tối thiểu là 24 giờ) trong điều kiện khí hậu chuẩn,
±

±

nhiệt độ 20 20C và độ ẩm không khí 65 2%.
Độ ẩm tối đa (Wmax): là độ ẩm cân bằng của vật liệu được giữ thời gian dài
-

Độ ẩm tối đa (Wmax): là độ ẩm cân bằng của vật liệu được giữ thời gian dài
(trong 16 giờ) trong môi trường không khí có nhiệt độ 20 oC và độ ẩm không
khí 100%.

Để đảm bảo môi trường tiện nghi trong giày thì độ ẩm của vật liệu có vai trò rất
lớn. Người ta đã thử mang giày có phần mũ làm từ da và làm từ các vật liệu tổng
hợp khác đến thời điểm cảm nhận được sự không tiện nghi (theo đánh giá của
những người mang thử, dựa vào cảm giác lạnh hay là nhiệt lượng thừa ở bên trong
giày), người ta bắt đầu cởi giày ra và đo nhiệt độ và độ ẩm trong giày và nhận thấy

rằng độ ẩm tương đối của không khí bên trong giày đạt 90% sau 1,5 - 2 giờ sử dụng
đối với giày có mũ giày là vật liệu tổng hợp và sau 5 giờ đối với giày có mũ giày là
da thuộc, trong khi da và vật liệu tổng hợp đó có độ thông hơi nước gần như nhau,
như vậy dung lượng hút ẩm (độ ẩm) của da có vai trò quan trọng đối với tính vệ
sinh của giày.

 Sự hút nước và thải nước
Quá trình hút các phân tử khí, hơi nước, chất lỏng của vật liệu có thể diễn ra theo
hai chế độ:
1

Hút bám – hấp phụ: quá trình hấp thu chất chỉ trên bề mặt vật liệu

2

Hấp thụ: Các phân tử của chất được hấp thụ thấm sâu vào cấu trúc bên trong
vật liệu.

∗ Khả năng hấp thụ nước của vật liệu được đặc trưng bởi Độ thấm nước toàn
phần hoặc độ thấm nước từ 1 mặt, tính bằng % theo công thức:

H =

mu − m
.100
m

(%),

trong đó: H: Độ thấm nước (hút nước) (%),



21

m: Khối lượng mẫu trước khi thấm nước (g),
mu: Khối lượng mẫu sau khi thấm nước (g).
Khi có sự thay đổi xác định của các điều kiện bên ngoài thì các quá trình hút ẩm,
hút nước sẽ bị ngưng lại và bắt đầu quá trình ngược lại – quá trình thải, nghĩa là
thải ra ngoài lượng hơi ẩm, lượng nước đã hấp thụ.

∗ Khả năng thải nước của vật liệu được đặc trưng bởi Độ thải nước T (%),
được xác định bởi lượng nước vật liệu bị ẩm thải ra sau khi sấy khô trong
những điều kiện xác định với khối lượng nước mà vật liệu đã hút vào, tính
bằng %.

T=

mu − mk
.100
mu − m

(%),

với: m: Khối lượng mẫu trước khi thấm nước (g),
mk: Khối lượng của vật liệu sau khi được sấy khô (g),
mu – Khối lượng vật liệu khi bị thấm ướt (g).

∗ Độ thấm ướt của vật liệu được xác định bằng thời gian cần thiết để nước thấm
xuyên suốt mẫu vật liệu khô. Độ thấm ướt của vật liệu phụ thuộc vào nguồn gốc
của vật liệu, vào cấu trúc rỗng (xốp) của chúng và phụ thuộc vào đặc điểm bề mặt

của nó.

 Các tính chất trao đổi nhiệt: Xem phụ lục A
 Tính chất sinh thái và tính chất cơ học: Xem phụ lục A.
2.1.3.3.

Điều kiện sử dụng

Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng điều kiện đủ để đem lại sự tiện nghi
khi đi giày là kết quả của sự kết hợp giữa các yếu tố tạo nên vùng vi khí hậu bên
trong giày: nhiệt độ – hơi ẩm – ma sát – vi khuẩn, chúng cơ bản xác định nên tính
vệ sinh của giày. Bốn yếu tố này có quan hệ mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau, là kết
quả của sự tương thích giữa bàn chân, giày với các điều kiện sử dụng.
Điều kiện sử dụng bao gồm nhiệt độ môi trường và mức độ hoạt động của bàn
chân (mức ma sát giữa bàn chân và giày chỉ xuất hiện khi bàn chân hoạt động) sẽ
quyết định nhiệt độ vùng vi khí hậu và lượng mồ hôi bàn chân thải ra. Kế đến, tính
chất vật lý của hệ vật liệu mũ giày và đế giày cùng với lượng mồ hôi sẽ xác định độ
ẩm của vùng vi khí hậu bên trong giày.


22

Bàn chân là nơi đổ mồ hôi nhiều nhất trên cơ thể, gấp 20 – 50 lần so với những
bộ phận khác. Nếu phải mang giày trung bình 10 tiếng một ngày, thì tương ứng bàn
chân sẽ thải ra khoảng 250 ml mồ hôi một ngày, khoảng 2 lít một tuần và 100 lít
một năm. 50% lượng mồ hôi này sẽ được giữ lại bên trong giày và được hấp thụ
bởi các lớp lót. Mồ hôi gồm 98% là nước và 2% là muối và axít vì thế sẽ dần dần
làm súi mũn giày, làm biến dạng hình dáng ban đầu của giày. Mồ hôi không thoát ra
được có thể bít lỗ chân lông của da và gây ngứa hay mẩn đỏ. Muối và axit trong mồ
hôi cũng có thể gây ngứa và viêm da. Ngoài ra, trong mồ hôi cũn có một lượng nhỏ

các ions Natri, Clo, dẫn xuất carbohydrate, urea, ammonia, amino acid và axit béo,
cùng với hàm lượng pH là 5,7 – 6,5 trong mồ hôi sẽ làm da bàn chân có độ chua và
là nguyên nhân gây ra mùi ôi khó chịu khi đi giày.
Kế đến, vì giày phải thường xuyên tiếp xúc với đất, bụi và nước bẩn nên giày là
vật trung chuyển mầm bệnh nhiều nhất. Không giống như tất cả các trang phục
khác, giày không thể giặt rửa cũng không thể giặt khô và do đó tạo môi trường lý
tưởng – nhiệt, bóng tối và độ ẩm thấp để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Các nghiên
cứu về bệnh ngoài da đã chứng minh rằng khoảng 2 nghìn tỉ vi khuẩn sinh sôi bên
trong giày. Khoảng 5 %, hay 100 tỉ vi khuẩn, có thể gây hại cho giày và cũng như
cho chân. Do các vật liệu giày giàu chất dinh dưỡng sẵn có (da thuộc với 98%
protein; xenlulo…) tạo điều kiện cho vi khuẩn và sâu bọ sống và sinh sôi tăng lên
gấp nhiều lần. Cùng với mồ hôi chúng cũng góp phần phá huỷ các sợi vật liệu, làm
mất cấu trúc nguyên thuỷ của giày.
2.1.4. Các phương pháp đánh giá tính vệ sinh của giày
Về điều kiện thử nghiệm, tất cả các phương pháp nghiên cứu tính vệ sinh của
giày có thể phân chia thành 2 nhóm: nhóm tiến hành trong điều kiện thí nghiệm
trên các thiết bị chuyên dùng mô phỏng quá trình tác động của bàn chân với giày,
và nhóm tiến hành trong các điều kiện con người sử dụng giày.
Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với việc sử dụng các thiết
bị mô phỏng được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu tính giữ nhiệt và tính trao đổi ẩm
của giày. Trong các thiết bị này, giày được đặt trong môi trường bên ngoài, còn bên
trong giày người ta đưa không khí nóng và ẩm vào (đôi khi đưa theo chu kỳ như
khi sử dụng giày) mô phỏng vùng vi khí hậu bên trong giày. Trong giày có đặt các
cảm biến để đo nhiệt độ và độ ẩm không khí sau các khoảng thời gian xác định.
Như vậy có thể xác định được độ truyền ẩm của mũ giày và khả năng hút ẩm của


23

nó. Ưu điểm là có thể tạo nên điều kiện khí hậu sử dụng khác nhau và có thể thí

nghiệm lặp lại, nhưng phương pháp nghiên cứu tính vệ sinh của giày trên các thiết
bị chuyên dùng không được sử dụng rộng rãi do không thể tái tạo được toàn bộ quá
trình tác động phức tạp giữa bàn chân – giày – môi trường bên ngoài.
Bàn chân cũng như một số phần khác của cơ thể xuất hiện các phản ứng phức
tạp khi chịu tác động từ các điều kiện bên ngoài: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí
xung quanh, áp suất cơ học của giày, các tính chất của vật liệu, do vậy người ta
thường sử dụng phưong pháp nghiên cứu tính vệ sinh của giày trong quá trình sử
dụng giày.
Tính vệ sinh của giày được đánh giá theo tính vệ sinh của các vật liệu giày. Nhà
nghiên cứu I. Lorant (Tiệp khắc) đã đánh giá tính vệ sinh của vật liệu theo độ thông
hơi và độ hút ẩm đã khẳng định: vật liệu đảm bảo yêu cầu vệ sinh cần có độ thông
hơi không dưới 4,5 mg/cm2.h và độ hút ẩm 30-35%.
A. Blazei đặc trưng tính vệ sinh của của vật liệu giày theo 3 tính chất: độ thông
hơi, độ hút ẩm và độ dẫn nhiệt. Còn A.N. Braclavxki thì lại đặc trưng theo: độ
thông hơi, độ thẩm thấu mao dẫn và độ nhả ẩm. B.A. Kracnov thì tăng lên đến 4
tính chất: độ thông hơi, độ hút ẩm, độ nhả ẩm và độ hút nước.
Tuy nhiên nếu như chỉ đánh giá các vật liệu ở trạng thái riêng rẽ thì chưa phản
ánh đúng các tính vệ sinh của chúng trong hệ vật liệu mũ giày và đế giày. Vì khi đó,
các chỉ số tính chất vệ sinh – vật lý sẽ bị ảnh hưởng bởi cấu trúc và phương pháp
ráp nối các vật liệu với nhau trong hệ. Do vậy, ngoài việc xác định các tính chất vệ
sinh – vật lý của từng vật liệu, thì việc xác định các chỉ số này của các hệ vật liệu
có tính đến phương pháp liên kết các lớp vật liệu trong hệ, như vậy mới cho các
thông số sát thực hơn về tính vệ sinh của giày dép.
Để có thể phản ánh chính xác nhất tính vệ sinh của giày dép thì các hệ vật liệu
mô phỏng cần được thí nghiệm trong điều kiện tương tự như sử dụng các hệ vật
liệu trên giày: thời gian thí nghiệm tương đương với thời gian mang giày, có sự
chênh lệch áp suất giữa hai bề mặt hệ vật liệu, các hệ hút ẩm, hút nước từ một mặt
– mặt tiếp xúc với bít tất ẩm hoặc với bàn chân v.v.
2.1.4.1. Tính toán các tính chất vệ sinh vật lý của hệ vật liệu giày
Phần mũ giày và phần lót đế là các cấu trúc nhiều lớp, do vậy cần nghiên cứu

không chỉ các tính chất vật lý của từng lớp vật liệu giày mà cả các hệ của chúng.
Trên thực tế chưa có phương pháp nào cho phép sử dụng các tính chất vệ sinh –


24

vật lý của từng lớp vật liệu để xác định các tính chất tương ứng của các hệ mà trong
đó các vật liệu được liên kết với nhau bằng các phương pháp khác nhau. Trong đa
số các trường hợp, việc giải quyết lý thuyết bài toán này không thể hiện được quá
trình vật lý ẩm, hơi ẩm, nhiệt đi qua cấu trúc phức tạp của giả da, qua các hệ vật
liệu có lớp lót, lớp tăng cường và các lớp màng keo. Do vậy M.N. Ivanov đã sử
dụng phương pháp lý thuyết – thực nghiệm để giải bài toán này.
Ông đã tiến hành thiết lập 120 phương án hệ vật liệu mô phỏng tối đa cấu trúc
mũ giày và xác định các tính chất của chúng theo các phương pháp được sử dụng
để xác định các tính chất tương ứng của từng vật liệu, có tính đến công nghệ liên
kết các lớp trong hệ và các yếu tố khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy:


Độ thông hơi của hệ vật liệu nên xét theo lớp vật liệu có độ thông hơi nhỏ nhất
(tương tự như độ thông khí) và có thể tính theo công thức đơn giản sau:

Ph = (1- a1a2) Pmin, trong đó:
a1 – Hệ số phụ thuộc vào số lượng lớp n trong hệ, với: n =2 → a1 = 0,05
n =3 → a1 = 0,07
a2 – Hệ số phụ thuộc vào phương pháp liên kết các lớp, với:
 Khụng dán keo: a2 = 1
 Có màng keo quột khụng kớn: a2 = 3
 Có màng keo quột kớn: a2 = 5

Pmin – Độ thông hơi của vật liệu có độ thông hơi nhỏ nhất trong hệ (mg/cm2.h).



Độ hút ẩm của hệ Wh, (%): Wh = (0,84 a2 + a1)(Wng + Wl)
 n =2 → a1 = 0

 Khụng dán keo: a2 = 1

 n =3 → a1 = 0

 Có màng keo quột khụng kớn: a2 = 0,95
 Có màng keo quột kớn: a2 = 0,7



Wmg, Wl – độ hút ẩm tương ứng của lớp ngoài và lớp lót hệ vật liệu mũ giày
(%)



Độ hút nước của hệ, Hh, (%): Hh = (0,79 a2 + a1)(Hng + Hl)
 n =2 → a1 = 0

 Khụng dán keo: a2 = 1

 n =3 → a1 = 0,08

 Có màng keo quột khụng kớn: a2 = 0,86
 Có màng keo quột kớn: a2 = 0,7



Wmg, Wl – độ hút nước tương ứng của lớp ngoài và lớp lót hệ vật liệu mũ



giày (%).




2.1.4.2. Đánh giá tính vệ sinh của giày theo chỉ số vệ sinh tổ hợp
Một số nhà nghiên cứu khác như A.A. Avilov, L.P. Morozova cho rằng

các tính chất vệ sinh của vật liệu giày được đặc trưng bởi các chỉ số tổ hợp, trong
đó bao gồm độ thông hơi, độ hút ẩm, và độ hút nước.


Chỉ số tổ hợp – chỉ số không có thứ nguyên tổng hợp toàn bộ các tính

chất cụ thể có thể đánh giá toàn bộ tập hợp các tính chất của sản phẩm hoặc vật
liệu, có nghĩa là chất lượng của chúng, hoặc các nhóm tính chất riêng (ví dụ, tính
tiện nghi, tính thẩm mỹ…). Có thể phân chia thành các phương pháp phân tích đồ
thị và phương pháp phân tích số liệu.


 Phương pháp phân tích đồ thị


Đánh giá lượng hóa tính vệ sinh của vật liệu giày bằng cách dựng “các

tam giác vệ sinh” đã được chứng minh trong nghiên cứu của A. Blazen (Tiệp

Khắc). Theo các nhà nghiên cứu này, tính vệ sinh của vật liệu được đặc trưng bởi
chỉ số vệ sinh tổ hợp, nú chớnh là tỷ số tính bằng phần trăm của diện tích các tam
giác được dựng theo 3 chỉ số tính chất vật lý (độ thẩm thấu hơi X 1, độ hút ẩm X2,
độ dẫn nhiệt X3) của vật liệu và vật liệu đối chứng – mẫu chuẩn. Khi đó mỗi chỉ số
tính chất của vật liệu đối chứng X 1-0, X2-0, X3-0 được lấy quy ước là bằng 1, còn của
vật liệu cần đánh giá – tính theo tỷ phần tương ứng. Để dựng tam giác theo phương
pháp này người ta đặt các chỉ số tương đối của các thông số: X 1` = X1/X1-0; X2` =
X2/X2-0; X3` = X3/X3-0 lên các trục X, Y, Z theo tỷ lệ tương ứng. Sau đó dựng các
tam giác và xác định diện tích của chúng và tính chỉ số vệ sinh tổ hợp.


Chỉ số vệ sinh tổ hợp như là diện tích của tam giác tính bằng phần

trăm, trong trường hợp này có thể tính như sau:
X2`X3`).100.

K = 1/3(X1'X2` + X1`X3` +


×