Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG KHAI THÁC CÂY DƯỢC LIỆU VÙNG RỪNG NGẬP MẶN HUYỆN ĐÔNG HẢI, TỈNH BẠC LIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 70 trang )

Seediscussions,stats,andauthorprofilesforthispublicationat: />
LuậnvănLâmsinh“Đánhgiáhiệntrạngvà
tiềmnăngkhaitháccâydượcliệuvùngrừng
ngậpmặnhuyệnĐôngHải,tỉnhBạcLiêu”
Chapter·December2016
CITATIONS

READS

0

114

1author:
NguyenVanHieu
CanThoUniversity
15PUBLICATIONS0CITATIONS
SEEPROFILE

Someoftheauthorsofthispublicationarealsoworkingontheserelatedprojects:

IamworkingonrightnowViewproject

AllcontentfollowingthispagewasuploadedbyNguyenVanHieuon19March2017.

Theuserhasrequestedenhancementofthedownloadedfile.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-------------------------



NGUYỄN VĂN HIỂU

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG KHAI
THÁC CÂY DƯỢC LIỆU VÙNG RỪNG NGẬP
MẶN HUYỆN ĐÔNG HẢI, TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH LÂM SINH

Cần Thơ - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-------------------------

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG KHAI
THÁC SỬ DỤNG CÂY DƯỢC LIỆU KHU VỰC
RỪNG NGẬP MẶN HUYỆN ĐÔNG HẢI, TỈNH
BẠC LIÊU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Mã ngành: D620205

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

PGS. TS VÕ QUANG MINH

NGUYỄN VĂN HIỂU

MSSV: B1311054
Lớp Lâm Sinh Khóa 39

Cần Thơ – 2016

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

NHẬN XÉT CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

Bộ môn Tài nguyên đất đai chứng nhận luận văn thực tập chuyên ngành Lâm sinh với
đề tài: “Đánh giá hiện trạng và tiềm năng khai thác cây dược liệu vùng rừng ngập
mặn huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu”
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN HIỂU
MSSV: B1311054
Lớp Lâm sinh khoa 39, bộ môn Tài nguyên đất đai, khoa Môi trường và Tài nguyên
thiên nhiên, trường đại học Cần Thơ.
Nhận xét: ..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................


Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2016

Trưởng bộ môn

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Lâm sinh với đề tài:
“Đánh giá hiện trạng và tiềm năng khai thác cây dược liệu vùng rừng ngập mặn
huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu”
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN HIỂU
MSSV: B1311054
Lớp Lâm sinh khoa 39, bộ môn Tài nguyên đất đai, khoa Môi trường và Tài nguyên
thiên nhiên, trường đại học Cần Thơ.
Thời gian thực hiện:
Nhận xét: ..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................

..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thông qua!

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2016

Cán bộ hướng dẫn

iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp chuyên
ngành Lâm sinh với đề tài “Đánh giá hiện trạng và tiềm năng khai thác cây dược
liệu vùng rừng ngập mặn huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu”
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN HIỂU
MSSV: B1311042
Lớp Lâm sinh khoa 39, bộ môn Tài nguyên đất đai, khoa Môi trường và Tài nguyên
thiên nhiên, trường đại học Cần Thơ.
Ngày


tháng

năm 2016

Báo cáo luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:
Ý kiến của Hội đồng:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2016

Chủ tịch Hội đồng

iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Nguyễn Văn Hiểu (MSSV: B1311054)
Là sinh viên lớp Lâm Sinh khóa 39 (MT13V4A1) - Bộ môn Tài nguyên đất đai, khoa
Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, trường Đại học Cần Thơ.
Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 15/05/2016, tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng

và tiềm năng khai thác cây dược liệu vùng rừng ngập mặn huyện Đông Hải, tỉnh
Bạc Liêu”
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu. kết quả của
luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

NGUYỄN VĂN HIỂU

v


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: NGUYỄN VĂN HIỂU
Sinh ngày: 01 tháng 01 năm 1994
Nơi sinh: xã An Phúc, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu
Lớp:

Lâm Sinh

Khóa: 39

Khoa: Môi Trường & Tài nguyên thiên nhiên


Trường: đại học Cần Thơ

Địa chỉ liên hệ: số 97, Ấp Phước Thắng, xã An Phúc, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.
Điện thoại:

01299493749

Email:

Họ và tên cha : NGUYỄN VĂN VĨNH
Họ và tên mẹ : NGUYỄN THỊ LỆ
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2013 tại trường Trung học phổ thông Giá Rai, TX.
Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu
Từ năm 2013-2016 : Học đại học chuyên ngành Lâm sinh tại trường đại học Cần Thơ.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2016

Sinh viên thực hiện đề tài

NGUYỄN VĂN HIỂU

vi


LỜI CÁM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Cần Thơ, ngoài sự nỗ lực
phấn đấu của bản thân còn nhận được sự quan tâm dạy dỗ và nhiệt tình hỗ trợ từ quý
thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến:
Quý thầy cô giảng dạy, đặc biệt là quý thầy cô trong Bộ môn Tài nguyên đất đai đã
truyền đạt cho em những kiến thức quý báu, chia sẽ kinh nghiệm trong thực tế và nhiệt
tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Thầy Võ Quốc Tuấn, cố vấn học tập, đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để em phát
triển trong suốt quá trình học tập, giúp em có định hướng đúng đắn trong học tập cũng
như trong cuộc sống.
Thầy Võ Quang Minh, cán bộ hướng dẫn trực tiếp thực hiện luận văn tốt nghiệp, đã
nhiệt tình đóng góp ý kiến chuyên môn, truyền đạt những kinh nghiệm thực tế và tạo
điều kiện giúp em hoàn thành đề tài luận văn với chất lượng tốt nhất.
Trong quá trình thực hiện luận văn, em cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn
bè trong và ngoài lớp, các cô, chú, anh, chi, trong Hưng Đông Tự, Trạm Y tế xã An
Phúc.
Cảm ơn gia đình đã quan tâm, chăm sóc, tạo nguồn động lực để con vượt qua những
khó khăn và phấn đấu trong học tập, cùng con chia sẽ những niềm vui và nỗi buồn trong
cuộc sống, là chỗ dựa vững chắc để con tự tin bước đi trên con đường học tập.
Cám ơn các bạn trong lớp Lâm sinh khóa 39 đã hỗ trợ, động viên tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn !
NGUYỄN VĂN HIỂU

vii


TÓM LƯỢC
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và tiềm năng khai thác cây dược liệu vùng rừng ngập
mặn huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu” được thực hiện từ tháng 8 năm 2016 đến tháng

12 năm 2016. Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích đánh sự đa dạng về hiện trạng
nguồn tài nguyên cây cỏ làm thuốc, và tiềm năng tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu từ
đó đề xuất hướng bảo tồn phát triển. Sưu tầm một số bài thuốc chữa bệnh từ các loài cây
thu được.
Kết quả nghiên cứu đã thống kê được 132 loài thực vật bậc cao có mạch có công làm
thuốc của 119 chi thuộc 65 họ trong 2 ngành thực. Các loài cây thuốc được sử dụng để
chữa trị 24 nhóm bệnh khác nhau. Xác định được bộ phận sử dụng làm thuốc và sự phân
bố của cây thuốc tại các môi trường sống khác nhau ở khu vực nghiên cứu.
Khu vực nghiên cứu có 16 loài cây thuốc nằm trong danh mục cây thuốc mẫu, Có 9 loài
có tiềm năng phát triển khi đối chiếu với Quyết định số 1976/QĐ-TTg về Việc phê duyệt
quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
(Trong đó: Cỏ nhân trân có tiềm năng trong khai thác tự nhiên, 8 loài còn lại như: Đinh
lăng, Dừa cạn, Gừng, Mã đề, Nghệ vàng, Nhàu, Sả, Trinh nữ hoàng cung.
Thẻ: Cây thuốc, Bài thuốc, Bảo tồn tài nguyên.

viii


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ...............................................................................................................................i
NHẬN XÉT CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI.................................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ..................................................................................... iii
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO ....................................................................................... iv
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................ v
LÝ LỊCH KHOA HỌC ...................................................................................................................... vi
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................................... vii
TÓM LƯỢC ..................................................................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................. xi
DANH SÁCH HÌNH .......................................................................................................................... xi
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................................................... xii

I.

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 1

1.Đặt vấn đề.........................................................................................................................................1
2.Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................................................2
2.1

Mục tiêu chung: ....................................................................................................................2

2.2

Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................................2

II.

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................................................... 3

1.Tổng quan về rừng ngập mặn ...........................................................................................................3
2.Tổng quan tình hình về nghiên cứu cây thuốc .................................................................................7
2.1.

Ngoài nước ...........................................................................................................................7

2.2.

Trong nước ...........................................................................................................................7

2.3.


Một số nghiên cứu Về cây rừng ngập mặn ...........................................................................9

3.Tổng quan về khu vực nghiên cứu .................................................................................................10
3.1.

Vị trí địa lý: ........................................................................................................................10

3.2.

Lịch sử hình thành: .............................................................................................................11

3.4.

Văn hóa – Xã hội:...............................................................................................................13

3.5.

Một số bài thuốc thông dụng từ cây thuốc ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu ...................... 13

III.

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 22

1.Phương tiện nghiên cứu..................................................................................................................22
1.1

Cách tiếp cận đề tài ............................................................................................................22

ix



1.2

Phương tiện nghiên cứu......................................................................................................22

1.3

Thời gian thực hiện ............................................................................................................22

2.Nội dung và Các bước nghiên cứu .................................................................................................22
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................23
a. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................................................23
b.Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................................23
4.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................23
4.1.

Phương pháp thu thập thông tin: ........................................................................................... 23

4.2.

Phương pháp điều tra thực địa............................................................................................... 24

4.4.

Phương pháp Xác định vị trí tọa độ trên Google Earth ......................................................26

4.5.

Phương pháp điều tra tình hình khai thác sử dụng cây dược liệu.......................................27


IV.

KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..................................................................................................... 28

1.Sự đa dạng về nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu ..............................28
1.1.

Sự đa dạng về thành phần loài cây làm thuốc ....................................................................28

1.2. Đánh giá đa dạng về phân loại ...................................................................................................28
2.Đa dạng trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc .....................................................................34
3. Sự đa dạng về công dụng làm thuốc..............................................................................................35
4.Tiềm năng khai thác và sử dụng cây thuốc ở KVNC .....................................................................37
V.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 41

1.Kết luận ..........................................................................................................................................41
2.Kiến nghị ........................................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................... 42
Tiếng Việt.......................................................................................................................................... 42
Trang Web ......................................................................................................................................... 42
PHỤ LỤC ............................................................................................................................................ 43

x


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Tiếng Anh

Tiếng Việt

KH

Kí hiệu

KVNC

Khu vực nghiên cứu

QĐ-TTg

Quyết định Thủ tướng

RNM

Rừng ngập mặn

SL

Số lượng

STT

Số thứ tự

TT-BYT


Thông tư Bộ Y tế

TX

Thị xã

USD

Đô la Mỹ

WHO

Tô chức Y tế thế giới

DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Bản đồ vị trí T. Bạc Liêu và H. Đông Hải trên google earth.

11

3.1

Sơ đồ các bước nghiên cứu


23

4.1

Biểu đồ tỷ lệ các ngành thực vật so với tổng số loài

28

4.2

Đa dạng về các bộ phận được sử dụng làm thuốc tại KVNC

35

xi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

2.1

Dược tính và hỗ trợ điều trị của một số cây rừng ngập mặn được ghi nhận

4


3.1

Danh lục cây thuốc được xây dựng

26

4.1

Sự phân bố các taxon trong các ngành

28

4.2

Số lượng họ, chi, loài ở 2 lớp của ngành Mộc lan

29

4.3

Các họ đa dạng nhất ở khu vực nghiên cứu

30

4.4

Các chi có nhiều loài cây thuốc ở KVNC

31


4.5

Sự đa dạng về dạng cây của các loài cây thuốc

32

4.6

Sự phân bố của các loài cây thuốc theo môi trường sống

33

4.7

Số lượng các bộ phận của cây thuốc được sử dụng

34

4.8

Đa dạng về giá trị sử dụng của các loài làm thuốc

36

4.9

Sự đa dạng của các loài cây làm thuốc ở các vườn thuốc so với Danh mục
vườn thuốc mẫu của Bộ y tế


38

4.10

Các cây thuốc có tiềm năng khai thác và phát triển thị trường

40

xii


I.

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Hiện nay người ta có xu hướng quay trở về với cây thuốc và thuốc có nguồn gốc thiên
nhiên tạo ra hơn là hóa chất làm thuốc. Xu hướng này đã tác động đến việc sản xuất, thu
hái, chế biến, lưu thông, tiêu thụ và sử dụng dược liệu thảo mộc. Trong khi các tài liệu
tra cứu về cây thuốc chủ yếu được viết trên sách, do đó hạn chế đối tượng sử dụng nhất
là không phải là nhà chuyên môn muốn tìm hiểu sử dụng cây thuốc. Nhiều người dân
hiện nay chưa tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên cây thuốc, thay vì sử dụng hiệu quả
các bài thuốc dân gian từ những cây thuốc quanh nhà, thì hằng năm người dân bỏ ra một
số tiền khá lớn để mua các loại thuốc tây chữa bệnh, việc sử dụng thuốc tây tuy mang
lại hiệu quả nhất thời nhưng giá thành khá cao, đồng thời có thể gây ra những tác dụng
phụ không mong muốn và nếu sử dụng lâu dài có thể sẽ gây ra những biến chứng khôn
lường. Bên cạnh đó, thuốc tây được bán khắp mọi nơi bởi những người không có chứng
chỉ hành nghề và không có sử chỉ dẫn của thầy thuốc điều này sẽ gây ra nhiều hệ lụy
đáng tiếc về sau, Việc thay đổi phương pháp chữa bệnh hiệu quả, an toàn từ những dược
liệu thiên nhiên sẵn có cần được đẩy mạnh để nâng cao chất lượng đời sống của người

dân.
Huyện Đông Hải là một huyện ven biển vùng sâu, là một trong những huyện nghèo nhất
của tỉnh Bạc Liêu với các hệ sinh thái ngặp mặn ven biển và cửa sông với nhiều loài
thực vật có giá trị làm thuốc cao như Nhàu, Cỏ Mực, Ô Rô, Mắm, Rau dấp cá, Nghệ
vàng, Sả, Nghệ đen, Mật gấu (Lá đắng), Rau muống biển, Lức (Sài hồ nam), Ngò vôi,
Nhan trần, Môn Bạc hà, Nha đam, Lá dứa, v.v. Đây là huyện thuần nông với canh tác
thủy sản và làm muối là chủ đạo, mức độ đô thị hóa không cao và đặc biệt cây cối rất
đa dạng , có rất nhiều cây có khả năng dùng làm thuốc chữa bênh. Tuy nhiên, hiện trạng
khai thác không kiểm soát làm giảm nguồn tài nguyên rừng, suy giảm đa dạng sinh học,
suy giảm nguồn dược liệu quý của địa phương. Bên cạnh đó, người dân ở đây mặc dù
có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về các loài cây thuốc bản địa nhưng một thực trạng
đáng lo ngại là kinh nghiệm đó chỉ tập trung ở những người già, người lớn tuổi, những
người trẻ không quan tâm nhiều đến kinh nghiệm dân gian này. Sụt giảm nguồn cây
dược liệu trong tự nhiên, kiến thức y học cổ truyền và giá trị sử dụng cây thuốc của
người dân địa phương là vấn đề cần thiết để quan tâm và tìm hiểu. Mặc dù về mặt khoa
học có nhiều loại có giá trị làm thuốc rất cao, nhưng chưa được đông đảo người dân
quan tâm.
Các công trình nghiên cứu về cây thuốc nam ở tỉnh Bạc Liêu nói chung, và ở huyện
Đông Hải nói riêng là rất hiếm. Mặc dù trên địa bàn huyện có rất nhiều cơ sở chữa bệnh
hốt thuốc theo phương pháp Đông y, có rất nhiều vườn thuốc nam trong huyện, nhưng

1


chưa có tài liệu nào thống kê sự đa dạng về thành phần loài, số lượng, và giá trị sử dụng
cây thuốc nơi đây. Do đó đề tài “Đánh giá hiện trạng và tiềm năng khai thác cây dược
liệu khu vực rừng ngập mặn huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu”. Với mục đích thống
kê nguồn tài nguyên cây thuốc có ở huyện, đồng thời giúp người dân địa phương có thể
dể dàng nhận biết và sử dụng hợp lí các cây làm thuốc hiện có, góp phần chăm sóc sức
khỏe người dân đồng thời bảo vệ nguồn tài nguyên này tốt hơn và đưa ra các biện pháp

quản lí, sử dụng, bảo tồn hiệu quả nguồn tài nguyên dược liệu ở địa phương.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung:
Đánh giá thực trạng và tiềm năng khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Đông
Hải, tỉnh Bạc Liêu. Nắm vững nguồn tài nguyên cây thuốc để khai thác, sử dụng và có
kế hoạch bảo tồn thích hợp.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại vùng ven biển huyện Đông
Hải, tỉnh Bạc Liêu.
- Đánh giá được tiềm năng khai thác các loài dược liệu tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc
Liêu
- Đề xuất được hướng bảo tồn và khai thác nguồn tài nguyên dược liệu tại địa phương.

2


LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

II.
1.
1.1.

Tổng quan về rừng ngập mặn
Khái niệm về rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn (RNM) là loại rừng phân bố ở

vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi có thủy triều ra vào hàng ngày.
1.2.

Hàng hóa của rừng ngập mặn


Hàng hóa là các sản phẩm có giá trị hữu hình và có thể buôn bán được. Vì vậy, có thể
đặt giá trị cho hàng hóa đó (nếu không có quá nhiều tranh cãi).
1.2.1. Gỗ
Gỗ là loại sản phẩm rừng ngập mặn dễ thấy nhất có giá trị hữu hình và có thể (thường
là) buôn bán được. Nhiều loài rừng ngập mặn được quản lí để sản xuất gỗ. Gỗ rừng ngập
mặn có nhiều công dụng và truyền thống được làm củi đốt và hầm ra than chất lượng
cao. Một số loài cây rừng ngập mặn (như Su – Xylocarpus và Cui – Heritiera) cho ra gỗ
ở cấp đồ mộc rất mịn thớ nhưng hiếm khi mọc thành quần thụ đủ lớn để có thể làm nên
thương phẩm. Thân cây Đước (Rhizophora) và Vẹt (Bruguiera) làm cừ rất chắc, nhiều
ngôi nhà (ở Singapore) xây dựng trên móng cừ bằng gỗ này từ cuối thế kỷ 19 vẫn còn
đứng vững cho đến nay. Gỗ rừng ngập mặn tồn tại rất lâu khi nó được chôn dưới đất,
nhưng gãy rất nhanh nêu phơi ra ngoài.
Gỗ rừng ngập mặn còn được băm và dùng để chế biến tơ nhân tạo. Hoạt động này diễn
ra với qui mô lớn ở những khu rừng Đước (Rhizophora) đại trà (hàng chục ngàn héc-ta)
tốt nhất bị khai thác trắng. Thảm kịch là ở chổ ngành công nghiệp gỗ dăm từ rừng ngập
mặn (được kiểm soát đặc biệt bởi một tổ chức độc quyền ở Nhật Bản) chưa chú tâm
đúng mức để đảm bảo khai thác bền vững, dù công nghệ này đang tồn tại.
1.2.2. Các lâm sản khác
Có rất nhiều công dụng địa phương khác của sản phẩm rừng ngập mặn, dùng cây Nhum
(Oncosperma tigillarium) từ làm trụ đáy cho đến làm đường thực phẩm, một loài khác
trong họ cau dừa là cây Dừa nước (Nypa fruticans) được dùng từ làm tấm lợp nhà cho
đến làm giấy cuộn thuốc lá và hầu hết các loài cây rừng ngập mặn còn lại đều có
công dụng làm thuốc nam. Nhiều loài hai mãnh vỏ được người ta thu lượm để kiếm
sống hàng ngày nhưng tôm và cua được đánh bắt từ sông nước rừng ngập mặn thì thường
mang tầm thương mại quốc tế.
1.3.

Giá trị sử dụng dược liệu trong hệ sinh thái rừng ngập mặn

Tất cả các xã hội truyền thống đều sử dụng “thuốc nam”, dân cư sống bên trong hoặc

ở gần rừng ngập mặn cũng không ngoại lệ. Những người sống trong các quần xã cây
rừng ngập mặn ven biển lấy các sản phẩm từ cây rừng để trị nhiều chứng bệnh thông

3


thường và một ít căn bệnh hiểm nghèo (bảng 2). Dù thông tin về dược lí của cây rừng
ngập mặn còn hạn chế nhưng hầu hết các loài đều có hàm lượng các hợp chất đa phân
tử chống ô-xi hóa cao (điển hình là tannin), và nhiều loài được biết là có chứa các hợp
chất có hoạt tính sinh học có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm, còn các loài khác thì
có tiềm năng trị được các bệnh hiểm nghèo như bệnh bạch cầu (Bandaranayake, 1998).
Các nhà sản xuất thuốc thương mại có thể có nhiều thông ti n về dược tính của cây rừng
ngập mặn nhưng vì đây là bí kíp nên hiếm khi được công bố. Tuy nhiên, thực tế hiện
nay cho thấy rằng cây rừng ngập mặn được dùng làm “thuốc nam” ngày càng rộng rãi
hơn tập quán của cộng đồng.
Bảng 2.1: Dược tính và hỗ trợ điều trị của một số cây rừng ngập mặn được ghi
nhận. Bổ sung theo Bandaranayake (1998). (Ba=vỏ cây; Fr=Trái; Fl=Hoa; Ju=Nước ép
từ trái; La=Nhựa mủ; Le=Lá; Ro=Rễ; Re=Nhựa dầu; Rh=Củ; Sa=Nhựa trong cây;
Sh=Chồi non; St=Thân).
Tên khoa học

Tên tiếng Việt Dược tính

Acanthus ilicifolius

Ô rô hoa tím

Kích thích tình dục, suyễn, lọc máu (Fr);
Tiểu đường, lợi tiểu, viêm gan, bệnh phong
(Fr, Le, Ro); Đau dây thần kinh, bại liệt, lác

đồng tiền, thấp khớp, các bệnh về da (Ba),
rắn cắn, đau dạ dày (Ba, Fr, Le).

Acanthus ebracreatus

Ô rô hoa trắng

Khử trùng, lọc máu, mụn nhọt (Fr); cảm
lạnh (Ba, Fr), Vết thương hoại tử (Ba), Thấp
khớp (Le); dị ứng da, rắn cắn (Ba, Fr, L)

Acrostichum aureum

Ráng đại

Mụn nhọt, liền vết thương (Rh); thấp khớp
(Le).

Aegiceras
corniculatum



Suyễn, tiểu đường, thấp khớp, tim mạch,
bệnh phong, lở loét (Le, Ba)

Avicennia alba

Mấm trắng


Ngừa thai, các bệnh về da, bướu, lở loét.
(Re)

Avicennia marina

Mấm

biển Thấp khớp, đậu mùa, lở loét. (St)

(Mấm ổi)

4


Tên khoa học

Tên tiếng Việt Dược tính

Avicennia Officinalis

Mấm đen

Kích thích tình dục, lợi tiểu, viêm gan (Fr,
Le); bệnh phong (Ba).

Bruguiera cylindrica

Vẹt trụ

Viêm gan (Fr, Le, Ro)


Bruguiera gymnorhiza

Vẹt dù

Các bệnh về mắt (Fr); tiểu đường, lở loét
(Ba, Le).

Bruguiera parviflora

Vẹt tách

Chống bướu (Ba)

Bruguiera Sexangula

Vẹt đen

Chống bướu (Ba)

Ceriops decandra

Dà đỏ

Viêm gan, lở loét (Ba, Fr, Le)

Ceriops tagal

Dà vôi


Cầm máu, tiểu đường (Ba)

Clerodendron inerme

Ngọc nữ biển Khử trùng, cầm máu, kích thích sinh đẻ
(Chùm gọng)
(Le), suyễn, viêm gan, lác đồng tiền, đau
bao tử (Le, Ba, La)

Derris trifoliata

Cóc kèn

Nhuận tràng, (Le, Ro, St); Cầm máu (Fr);
trị co thắt, kích thích tử cung (Ba).

Excoecaria agallocha

Trà mủ

Động kinh (Le, Sa), viêm màng kết, viêm
da, huyết niệu, bệnh phong (Le, Sa, St);
Thuốc xổ (Le, Sa); nhức răng (Sa)

Heritiera littoralis

Cui biển

Tiêu chảy (St)


Hibiscus tiliaceus

Tra làm chiếu

Nhiễm trùng tai (Fl)

Kandelia candel

Trang

Tiểu đường (Ba, Fr, Le)

Lumnitzera littorea

Bông trang đỏ

Đẹn (Le)

Limnitzera racemosa

Cóc trắng

Ngừa thai, suyễn, tiểu đường, rắn cắn (Fr)

Nypa fruticans

Dừa nước

Suyễn, tiểu đường, bệnh phong, thấp khớp,
rắn cắn (Le, Fr)


5


Tên khoa học

Tên tiếng Việt Dược tính

Pluchea indica

Cúc tần (Sài hồ Sốt (Le, Ro), lở loét hoại tử (Le), thấp khớp,
nam, lứt)
ghẻ (Le, Sh); viêm xoang (Ba, St)

Pongamia pinnata

Đậu dầu

Thương tổn da và cơ quan sinh dục ngoài
(Ba, Le, St); sốt, bệnh trĩ, thấp khớp, ghẻ
(Le); Viêm xoang (Ba); các bệnh về da, đau
bao tử và rối loạn tiêu hóa (Ba); Bướu, liền
vết thương, lở loét (Tất cả các bộ phận của
cây)

Rhizophora apiculata

Đước đôi

Chống nôn, khử trùng, tiêu chảy, cầm máu

(Ba); viêm gan (Ba, Fl, Fr, Le); thương hàn
(Ba)

Scaevola taccada

Hếp

Khử trùng, trị phỏng, ho, tiểu đường, nhiễm
trùng mắt, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, ong
đốt, rắn cắn (Ba, Le)

Sesuvium
portulacastrum

Hải châu

Viêm gan (Le)

Sueda maritima

Phì diệp biển

Viêm gan (Le)

Sonneratia alba

Bần trắng

Thuốc đắp trị sưng, bong gân (Fr)


Sonneratia apetela

Viêm gan (Le)

Sonneratia caseolaris

Bần chua

Cầm máu (Ba, Le, Fr); suyễn, lở loét (Ba);
bệnh trĩ, trị sưng, bong gân (Fr)

Sonneratia ovata

Bần trứng

Cầm máu (Ju)

Xylocarpus granntum

Su ổi

Bệnh tả, sốt, sốt rét (Ba)

Xylocarpus
moluccensis

Xu sung

Kích thích tình dục, (Fr); Sốt, sốt rét (Ba)


6


2. Tổng quan tình hình về nghiên cứu cây thuốc
2.1. Ngoài nước
Việc phát hiện ra cây thuốc đã có từ lâu đời trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên,
tìm tòi thức ăn mà có được. Người Trung Hoa xưa cho rằng, vua Thần Nông là người
đầu tiên phát hiện ra cây thuốc. Ông đã biên soạn quyển sách về cây thuốc đầu tiên là
“Thần Nông bản thảo” trong đó ghi chép 365 vị thuốc. (Đỗ Tất Lợi, 2003)
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá cho đến nay 80% dân số trên thế giới dựa
vào nền y học cổ truyền để đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu, trong đó
chủ yếu là thuốc từ cây cỏ. Sự quan tâm về các hệ thống y học cổ truyền và đặc biệt là
các loại thuốc dược thảo, thực tế là đã ngày càng gia tăng tại các nước phát triển và đang
phát triển trong hơn hai thập kỷ qua. Các thị trường dược thảo quốc gia và toàn cầu đã
và đang tăng trưởng nhanh chóng, và hiện đang mang lại rất nhiều lợi nhuận kinh tế.
Vì vậy quốc gia nào cũng có chương trình điều tra và tái điều tra nguồn tài nguyên dược
liệu trong kế hoạch bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học của đất nước mình. Đối với
những nước vốn có nền y học cổ truyền như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước thuộc khu
vực Đông Nam Á vẫn thường xuyên có những kế hoạch điều tra và tái điều tra với các
quy mô, phạm vi và mục tiêu khác nhau. Thường tập trung ở các đơn vị tỉnh hoặc cho
một hướng tác dụng điều trị nào đó như điều tra cây thuốc có tác dụng chữa sốt rét, tim
mạch, viêm gan, rắn cắn...
Thế giới ngày nay có hơn 35.000 loài thực vật được dùng làm thuốc. Khoảng 2500 cây
thuốc được buôn bán trên thế giới. Có ít nhất 2000 cây thuốc được sử dụng ở châu Âu,
nhiều nhất ở Đức 1543. Ở Châu Á có 1700 loài ở Ấn Độ, 5000 loài ở Trung Quốc. Trong
đó, có đến 90% thảo dược thu hái hoang dại. Do đòi hỏi phát triển nhanh hơn sự gia tăng
sản lượng, các nguồn cây thuốc tự nhiên bị tàn phá đến mức không thể cưỡng lại được,
ước tính có đến 50% đã bị thu hái cạn kiệt.
2.2.


Trong nước

Việt Nam là quốc gia nằm ở vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nên có nhiều
điều kiện cho các sinh vật phát triển và tạo ra sự phong phú của nhiều loài động thực vật
và nhiều hệ sinh thái khác nhau. Theo IUCN (2004), thì tại Việt Nam hiện có gần 12.000
loài thực vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15%
tổng số chi, 57% tổng số họ thực vật trên thế giới); 69 loài thực vật hạt trần; 12.000 loài
thực vật hạt kín; 2.200 loài nấm; 2.176 loài tảo; 481 loài rêu; 368 loài vi khuẩn lam; 691
loài dương xỉ và 100 loài khác. Trong đó có 50% số loài thực vật bậc cao là các loài có
tính chất bản địa, các loài di cư từ Hymalia - Vân Nam-Quý Châu xuống chiếm 10%,
các loài di cư từ Ấn Độ-Myanma sang chiếm 14%, các loài từ Indonesia-Malaysia di cư

7


lên chiếm 15%, còn lại là các loài có nguồn gốc hàn đới và nhiệt đới khác. Trong đó có
nhiều loài có giá trị làm thuốc cao.
Việc nghiên cứu về cây thuốc ở Việt Nam đã có từ lâu đời với các công trình tiêu biểu
như: “Nam dược thần hiệu” của Tuyệ Tĩnh (1417) trong đó mô tả tới 579 loài cây làm
thuốc; “Vân đài loại ngữ” của Lê Quý Đông (Thế kỷ XVI) đã phân chia thực vật thành
nhiều loại công dụng khác nhau, trong đó có rất nhiều loài làm thuốc; “Bản thảo cương
mục” của Lý Thời Trân (1595) trong đó đề cập trên 1000 cây thuốc (Đỗ Tất Lợi, 2003)
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về dược liệu trong khu vực Đông
Nam Á. Bên cạnh đó, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có truyền thống lâu đời trong
việc sử dụng các loại cây để làm thuốc. Việt Nam có sự đa dạng về chủng loại cây dược
liệu (trong số hơn 12.000 loài thực vật thì có gần 4.000 loài cho công dụng làm thuốc),
vùng phân bố rộng khắp cả nước, có nhiều loài dược liệu được xếp vào loài quý và hiếm
trên thế giới như: sâm ngọc linh, sâm vũ diệp, tam thất hoang… (Cục Quản lí dược, bộ
Y tế).
Theo Viện Dược liệu (2006) Việt Nam có 3.948 loài thực vật bậc cao, bậc thấp và nấm

lớn được dùng làm thuốc. Trong đó nhóm thực vật bậc cao có mạch có 3.870 loài. Những
cây thuốc có giá trị sử dụng cao, có khả năng khai thác trong tự nhiên là những cây thuốc
nằm trong danh mục 185 cây thuốc và vị thuốc thiết yếucủa Bộ Y tế cũng như những
cây thuốc đang được thị trường dược liệu quan tâm gồm có nhiều loài cây thuốc có khả
năng khai thác.
Theo một số tài liệu ngoài nước, đến thời kì kháng chiến chống Pháp, một số nhà thực
vật học người Pháp đã đến nước ta nghiên cứu. Điển hình là nhà dược học Crévost,
Pétélot đã xuất bản bộ “Catalogue des produit de L’Indochine’’ (1928-1935), trong đó
tập V (Produits medicinaux, 1928) đã mô tả 368 cây thuốc, vị thuốc là các loài thực vật
có hoa. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và giai đoạn giải phóng miền Bắc 1954,
công tác nghiên cứu dược liệu cũng như sưu tầm các loài thảo dược ở nước ta có nhiều
thuận lợi hơn. Tiên phong trong thời kì này là Đỗ Tất Lợi – người đã dày công nghiên
cứu và cho ra nhiều tác phẩm có giá trị về dược liệu cũng như cách sử dụng chúng trong
đồng bào dân tộc. “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” là một trong những tác
phẩm để đời của ông. Quyển sách đượcc tái bản nhiều lần qua quá trình nghiên cứu lâu
dài, bổ sung liên tục các loài cây thuốc khác nhau, đến lần tái bản thứ 7 (1995) số cây
thuốc ông nghiên cứu đã lên tới 792 loài; trong đó ông đã mô tả tỉ mỉ tên khoa học, phân
bố, công dụng, thành phần hóa học, chia tất cả cây thuốc theo các nhóm bệnh khác nhau.
Đây là một công trình nghiên cứu hết sức giá trị kết hợp giữa khoa học dân gian và hiện
đại.

8


Theo Đỗ Tất Lợi (2000), công tác điều tra dược liệu ở nước ta đã sớm được chú trọng.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về dược liệu ở nước ta từ thời cổ xưa cho đến
nay. Tài liệu sớm nhất về cây thuốc Việt Nam là “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh.
Kế đến Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã cho ra bộ sách “Y Tông tâm lĩnh” gồm
28 tập, 66 quyển đã mô tả khá chi tiết về thực vật, các đặc tính chữa bệnh.
Tại quyết định số 1976/QĐ-TTg của thủ tưởng chính phủ Quyết định Phê duyệt quy

hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong
quyết định quy hoạch phát triển trồng 10 loài dược liệu bao gồm các loài bản địa: Gừng,
Trinh nữ hoàng cung, Nghệ vàng, rau đắng biển, hoàn ngọc, tràm, xuyên tâm liên, râu
mèo và kim tiền thảo thuộc Tây nam bộ và đông nam bộ.
Nhóm tác giả của Viện Dược liệu cũng đa tiến hành biên soạn và cho ra quyển “Cây
thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” gồm 2 tập với hơn 1.000 loài, trong đó có 920
cây thuốc và 80 loài động vật được sử dụng làm thuốc.
Năm 1960, “Cây cỏ Việt Nam” được Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Văn Dương công bố.
Mặc dù chưa liệt kê hết các loài thực vật ở Việt Nam, tuy nhiên quyển sách cũng phần
nào đưa ra được tác dụng chữa bệnh chữa bệnh của nhiều loài thực vật (Phạm Hoàng
Hộ, 1999).
Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường kết hơp với viện sinh thái tài nguyên
sinh vật đã cho xuất bản bộ “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” gồm 3 tập do Phan
Kế Lộc chủ biên quyển I (2001), Nguyễn Tiến Bân chủ biên quyển II, III (2003, 2005),
trong đó đề cập đến công dụng làm thuốc của nhiều loài cây ở Việt Nam.
Tóm lại, kinh nghiệm sử dụng tài nguyên thực vật của nhân dân ta rất phong phú và đa
dạng dưới nhiều hình thức vào các mục đích khác nhau như: làm lương thực, thực phẩm,
xây dựng, chăm sóc sức khoẻ, thẩm mỹ, làm cảnh. Đặc biệt, phải kể đến là kinh nghiệm
sử dụng cây thuốc trong dân gian với những bài thuốc có ứng dụng cao.
2.3.

Một số nghiên cứu Về cây rừng ngập mặn

Ở Việt Nam, cho đến nay cũng đã có một số công trình nghiên cứu về các loài cây thuốc
ở rừng ngập mặn, có thể kể đến như: Trong công trình “Rừng ngập mặn Việt Nam”,
Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1999) cho biết trong số các loài cây ngập mặn đã được
thống kê ở Việt Nam thì có 21 loài cây dùng làm thuốc. Trong nhóm công dụng chữa
bệnh của các loại cây ngập mặn mà tác giả đã sưu tầm được thì chữa bỏng nhờ tanin
là công dụng phổ biến nhất. Theo các tác giả, các loại cây ngập mặn là nguồn cung cấp
tanin có chất lượng cao, dùng trong công nghệ dược phẩm. Lượng tanin có nhiều trong

vỏ của các loại cây như Đước, Vẹt, Trang và Dà. Theo Đỗ Tất Lợi (2004), đã trình bày
khá cụ thể 13 loài cây rừng ngập mặn có tác dụng làm thuốc. Trong đó có loài Ô rô

9


(Acanthus ilicifolius L.) chữa mụn nhọt, tê thấp; Mắm biển (Avicennia marina), Mắm
đen (A. officinalis) dùng đuổi muỗi, trị vết loét, Cóc kèn (Derris trifoliata Lour.) dùng
làm thuốc cầm máu và chữa lành vết thương.
Phạm Khánh Linh và Đỗ Thị Xuyến (2009), đã thống kê có 7 loài cây ngập mặn chủ
yếu tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh, trong số đó có nhiều cây được
sử dụng để làm thuốc như: Quao nước (Dolichandrone spathacea(L.f.) Seem.), Cóc
trắng (Lumnitzea racemosa Willd.), Xu ổi (Xylocarpus granantumJ. Koening).
Theo Võ Văn Chi (2012), đã mô tả công dụng làm thuốc của nhiều loài cây ngập mặn
như Bần chua (Sonneratiacaseolaris (L.)Engl.), Đước đôi (Rhizophora
apiculataBlume), Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza (L.) Lam., Quao nước (Dolichandrone
spathacea (L.f.) Seem.). Đây được xem là công trình mô tả về hình thái, sinh thái, phân
bố và công dụng làm thuốc của các câyrừng ngập mặn với số lượng lớn nhất ở Việt
Nam.
Nhìn chung đến nay, việc nghiên cứu về cây thuốc ở rừng ngập mặn trên thế giới và
Việt Nam đang ngày càng được quan tâm, Tuy nhiên những công trình thống kê về kinh
nghiệm sử dụng cây thuốc từ người dân thì lại khá hạn chế. Đặc biệt đến nay, vẫn chưa
có công trình nào nghiên cứu về cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng các loài cây thuốc ở
huyện Đông Hải. Đây cũng là cơ sở để tiến hành thực hiện đề tài này.
3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
3.1. Vị trí địa lý:
Theo Sở NN & PTNN tỉnh Bạc Liêu (2007), Bạc Liêu là một tỉnh ven biển nằm giữa
vùng vừa mặn, vừa ngọt của Vùng bán đảo Cà Mau.
Đông Hải nằm ở phía Nam của tỉnh Bạc Liêu; cách trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Bạc
Liêu 60 km, là huyện xa nhất tỉnh. Bắc giáp TX. Giá Rai; Tây giáp huyện Đầm Dơi và

thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, ranh giới là sông Gành Hào; Đông giáp huyện Hoà
Bình;

10


Nam giáp biển Đông.Về hành chánh, huyện bao gồm 11 xã, thị trấn là: thị trấn Gành
Hào, xã Long Điền, Long Điền A, Long Điền Đông, Long Điền Tây, Điền Hải, An
Trạch, An Trạch A, An Phúc, Định Thành, Định Thành A.

Hình 2.1: Bản đồ vị trí T. Bạc Liêu và H. Đông Hải trên google earth.
Huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Bạc Liêu (khoảng 550 km²), địa hình bằng phẳng thấp
trũng ở phía Tây, đất phèn, nhiễm mặn. Quốc lộ 1A chạy cắt ngang huyện. Sông Gành
Hào, kênh Cà Mau - Bạc Liêu là những tuyến giao thông thủy quan trọng của huyện.
Huyện có 23 km bờ biển với 2 cửa sông lớn: cửa Cống Cái Cùng, cửa Gành Hào, có
nhiều tiềm năng trong phát triển du lịch và kinh tế biển, đặc biệt là nghề làm muối và
nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, hiện nay, Đông Hải vẫn là huyện nghèo, phát triển kinh
tế chưa tương xứng với tiềm năng.
3.2.

Lịch sử hình thành:

Huyện Đông Hải được thành lập theo Nghị định số 98/2001/NĐ-CP ngày 24/12/2001
của Chính phủ Việt Nam, trên cơ sở chia tách huyện Giá Rai thành hai huyện Đông Hải
và Giá Rai. Lúc mới chia tách, huyện Đông Hải có 52.786,36 ha diện tích tự nhiên và
123.440 nhân khẩu, gồm 8 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: An Trạch, An Phúc,
Định Thành, Long Điền, Long Điền Tây, Long Điền Đông, Long Điền Đông A và thị
trấn Gành Hào.
Ngày 24/12/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 166/2003/NĐ-CP, về việc thành
lập xã, phường thuộc các huyện Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hải

và thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Theo đó, chia tách xã Định Thành thành 02 xã: Định
Thành và Định Thành A.
Ngày 01/8/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2008/NĐ-CP, về việc điều chỉnh
địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Đông Hải, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc

11


×