BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
_____________________
NGUYỄN HỮU DỰ
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SFA ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
_____________________
NGUYỄN HỮU DỰ
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SFA ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VÕ XUÂN VINH
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào.
TP.HCM ngày
tháng
Học viên
năm 2017
2.3.1.2
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng kinh doanh ....................................9
2.3.1.3
Nhóm chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong hoạt động của ngân hàng ...........9
2.3.2 Đánh giá hiệu quả bằng phương pháp phân tích hiệu quả biên ...............11
2.3.2.1
Phân tích biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis - SFA)- Tiếp
cận tham số .......................................................................................................11
2.3.2.2
Phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis - DEA) - Tiếp cận
phi tham số .......................................................................................................13
2.4 Tóm tắt các nghiên cứu trƣớc đây ..............................................................14
2.4.1 Một số nghiên cứu đánh giá HQHĐ ngân hàng bằng mô hình SFA trên
thế giới ................................................................................................................15
2.4.2 Một số nghiên cứu đánh giá HQHĐ của ngân hàng bằng mô hình SFA ở
Việt Nam ............................................................................................................16
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .......................................................................................20
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ..................................................21
3.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam .........21
3.2 Tình hình hoạt động của các NHTMCP Việt Nam .................................22
3.2.1 Hoạt động huy động vốn ..........................................................................22
3.2.2 Hoạt động cấp tín dụng ............................................................................24
3.2.3 Hoạt động thanh toán và đầu tư công nghệ ..............................................26
3.2.4 Hoạt động kinh doanh ngoại hối ..............................................................27
3.3 Đánh giá HQHĐ của NHTMCP Việt Nam bằng các chỉ số tài chính .....28
3.3.1 Lợi nhuận trước thuế .................................................................................28
3.3.2 Khả năng sinh lời .......................................................................................29
3.3.3Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên .........................................................................29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .......................................................................................31
CHƢƠNG 4: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SFA ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ....32
4.1 Phƣơng pháp tiếp cận biên ngẫu nhiên SFA: ............................................32
4.1.1 Dữ liệu và định nghĩa biến ........................................................................33
4.1.2 Các biến liên quan đến hiệu quả: ..............................................................34
4.1.3 Công thức của mô hình: ............................................................................36
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN ................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................1
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................1
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................2
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu...............................................................................2
1.6 Kết cấu của luận văn ......................................................................................2
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ..........................................................................................2
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH SFA ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................4
2.1 Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại .........................................4
2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM ....................4
2.2.1 Các nhân tố bên trong ................................................................................5
2.2.1.1
Năng lực về vốn...................................................................................5
2.2.1.2
Chỉ tiêu khả năng thanh khoản của ngân hàng: ...................................5
2.2.1.3
Khả năng sinh lời của ngân hàng: .......................................................5
2.2.1.4
Năng lực quản lý của ban lãnh đạo .....................................................6
2.2.1.5
Năng lực về công nghệ ........................................................................6
2.2.1.6
Nguồn nhân lực ...................................................................................6
2.2.2 Các nhân tố bên ngoài................................................................................6
2.2.2.1
Tác động từ kinh tế vĩ mô....................................................................7
2.2.2.2
Môi trường pháp lý ..............................................................................7
2.3 Các phƣơng pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng
mại 7
2.3.1 Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua các chỉ tiêu tài
chính ...................................................................................................................7
2.3.1.1
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi ..........................................8
4.2 Kết quả mô hình SFA ...................................................................................39
4.2.1 Kiểm định sự phù hợp mô hình SFA ........................................................39
4.2.2 Kết quả ước lượng hiệu quả bằng mô hình SFA .......................................40
4.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng Việt Nam ........................47
4.2.3.1 Tác động của rủi ro và chất lượng tài sản lên hiệu quả chí phí ............48
4.2.3.2 Tác động của các biến đặc trưng của ngân hàng lên chi phí ................48
4.2.3.3 Các biến thêm vào ................................................................................50
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .......................................................................................50
CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GỢI Ý GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM ......52
5.1 Kiến nghị đối với NHNN............................................................................52
5.2 Đối với các NHTMCP Việt Nam ...............................................................53
5.2.1 Nâng cao năng lực tài chính và sử dụng vốn ............................................53
5.2.2 Kiểm soát việc tăng quy mô ngân hàng ....................................................54
5.2.3 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ..............................................................54
5.2.4 Gia tăng thị phần đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ cung cấp phát triển
các dịch vụ mới ..................................................................................................55
5.2.5 Đầu tư vào công nghệ................................................................................56
5.3 Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .....................................................57
5.3.1 Hạn chế ......................................................................................................57
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................................57
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ........................................................................................58
KẾT LUẬN ..............................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ tiếng Việt
Viết đầy đủ tiếng Anh
An Binh Commercial Joint
Stock Bank
ABB
Ngân hàng TMCP An Bình
ACB
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Á Châu
BID
Ngân hàng Thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CTG
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Công thương Việt Nam
DEA
Phân tích bao dữ liệu
Data Envelopment Analysis
EIB
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Xuất nhập khẩu Việt Nam
Vietnam Commercial Joint
Stock Export Import Bank
EPS
hệ số thu nhập trên cổ phiếu
Earnings Per Share
HQHĐ
Asia Commercial Bank
Joint Stock Commercial Bank
for Investment and
Development of Vietnam
Vietnam Joint Stock
Commercial Bank for Industry
and Trade
Hiệu quả hoạt động
JSCB
Ngân hàng thương mại cổ phần
Joint-Stock Commercial Banks
Kienlong
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Kiên Long
Kien Long Commercial Joint Stock Bank
Military Commercial Joint
Stock Bank
Vietnam Maritime Commercial
Stock Bank
Nam A Commercial Joint Stock
Bank
MB
Ngân hàng TMCP Quân Đội
MSB
Ngân hàng TMCP Hàng Hải
Việt Nam
NAB
Ngân hàng TMCP Nam Á
NIM
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mại
NHTMCP
OCB
Net Interest Margin
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân Hàng TMCP Phương
Đông Việt Nam
Orient Commercial Joint Stock
Bank
ROA
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn tài sản
Return On Assets
ROE
tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu
Return On Equity
SFA
Phân tích biên ngẫu nhiên
Stochastic Frontier Analysis
Ngân hàng thương mại có vốn
nhà nước
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín
Ngân hàng TMCP Kỹ thương
Việt Nam
State-Owned Commercial
Banks
Sai Gon Thuong Tin
Commercial Joint Stock Bank
Vietnam Technological and
Commercial Joint Stock Bank
SOCB
STB
TCB
TCTD
VCB
VIB
VPB
Tổ chức tín dụng
Ngân hàng Thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng Thương mại cổ phần
Quốc tế Việt Nam
Ngân Hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng
Vietnam Joint Stock
Commercial Bank for Industry
and Trade
Vietnam International
Commercial Joint Stock Bank
Vietnam Prosperity Joint Stock
Commercial Bank
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1 Một số nghiên cứu đánh giá HQHĐ ngân hàng bằng mô hình SFA trên thế
giới............................................................................................................................. 18
Bảng 3.1 Số lượng ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015 ....................... 21
Bảng 3.2 Quy mô vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015 ... 22
Bảng 3.3 Lợi nhuận trước thuế của NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015 ... 28
Bảng 3.4 Khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015 ............. 29
Bảng 3.5 Chỉ số NIM của một số NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015 ...... 29
Bảng 4.1 Miêu tả các biến thống kê ......................................................................... 37
Bảng 4.2 Kiểm định sự phù hợp mô hình SFA ........................................................ 39
Bảng 4.3 Hiệu quả chi phí của 15 NHTMCP giai đoạn 2007-2015 ........................ 41
Bảng 4.4 Hiệu quả theo loại hình ngân hàng ........................................................... 43
Bảng 4.5 Tổng hợp hiệu quả ước lượng của từng ngân hàng giai đoạn 2007-2015 .....
................................................................................................................................... 45
Bảng 4.6 Ước lượng chi tiết hiệu quả của từng ngân hàng trong từng năm giai đoạn
2007-2015 ................................................................................................................ 46
Bảng 4.7 Kết quả ước lượng đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng
thương mại Việt Nam giai đoạn 2007-2015 ............................................................ 47
Biểu đồ 3.1 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của hệ thống NHTMCP Việt Nam
giai đoạn 2007 – 2015 .............................................................................................. 23
Biểu đồ 3.2 Dư nợ tín dụng trong Tổng tài sản của các NHTMCP giai đoạn 20072015 .......................................................................................................................... 24
Biểu đồ 3.3: Tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 –
2015 .......................................................................................................................... 25
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn
2007– 2015 ............................................................................................................... 25
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện hiệu quả chi phí của các NHTMCP Việt Nam năm
2007-2015................................................................................................................. 42
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ so sánh hiệu quả chi phí trong bình theo loại hình ngân hàng
giai đọan 2007 – 2015 .............................................................................................. 44
1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
1.1
Lý do chọn đề tài
Sau hơn 25 năm đổi mới hệ thống ngân hàng Việt Nam dần đóng vai trò quan
trọng cho sự phát triển của nền kinh tế, với nhiệm vụ chính là huy động và phân bổ
vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thúc đẩy sự lưu thông hàng hóa
thông qua các dịch vụ thanh toán của ngân hàng.
Tuy nhiên, với môi trường kinh tế đang mở cửa, sự cạnh tranh ngày càng gay
gắt của các ngân hàng nước ngoài đầy kinh nghiệm. Cùng với đó là sự phát triển
nhanh chóng của khoa học kỹ thuật tạo ra những xu hướng phát triển mới về công
nghệ ngân hàng, kèm theo sự biến động do các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
đã tạo ra những thách thức lớn với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Điều này đòi hỏi
hệ thống ngân hàng phải cải cách và thay đổi để tăng hiệu quả hoạt động nhằm góp
phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, gia tăng năng lực cạnh tranh nhất là trong
điều kiện thị trường tài chính Việt Nam đang chịu sức ép lớn từ quá trình hội nhập.
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng
Việt Nam sẽ có ý nghĩa đối với ngân hàng trong việc giải quyết những vấn đề còn
vướng mắc, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện hữu, tăng cường năng lực cạnh
tranh và đưa ra các quyết định chính sách nhằm mang lại lợi nhuận tối ưu cho ngân
hàng và giúp các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ tạo điều kiện để các
ngân hàng hoạt động tốt hơn.
Đó là lý do tôi chọn đề tài “Ứng dụng phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên
(SFA) để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cồ phần Việt
Nam giai đoạn 2007-2015”.
1.2
Mục tiêu nghiên cứu
- Ước lượng và phân tích HQHĐ của các NHTMCP Việt Nam bằng phương
pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA)
- Gợi ý giải pháp nâng cao HQHĐ của các NHTMCP Việt Nam.
1.3
Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng HQHĐ của các NHTMCP Việt Nam như thế nào?
2
- HQHĐ của các NHTMCP Việt Nam như thế nào theo mô hình SFA? Các yếu
tố nào tác động đến HQHĐ của các NHTMCP Việt Nam?
- Từ kết quả mô hình thì các giải pháp nào góp phần cải thiện và nâng cao
HQHĐ của các NHTMCP Việt Nam?
1.4
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu luận văn là HQHĐ của các NHTMCP (bao gồm ngân
hàng tư nhân và có vốn nhà nước) Việt Nam giai đoạn 2007-2015.
- Phạm vi nghiên cứu: do hạn chế về dữ liệu nên luận văn tập trung nghiên cứu
HQHĐ của 15 NHTMCP tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015. Các NHTMCP được
lựa chọn có tổng tài sản chiếm 53% tổng tài sản của hệ thống NHTMCP Việt Nam,
theo thứ tự xếp hạng tổng tài sản giảm dần tại ngày 31/12/2015.
1.5
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Tổng hợp và kế thừa các nghiên cứu trước đây để đưa ra các biến giá đầu vào,
biến đầu ra và các biến tác động vào HQHĐ của mô hình.
- Sử dụng phương pháp định lượng để đưa ra kết quả về HQHĐ của các
NHTMCP Việt Nam thông qua phương pháp SFA
1.6
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần kết luận, kết cấu luận văn gồm 5 chương:
- Chương 1: Giới thiệu luận văn
- Chương 2: Cơ sở lý luận về mô hình SFA đánh giá HQHĐ của ngân hàng
thương mại
- Chương 3: Thực trạng HQHĐ của các NHTMCP Việt Nam
- Chương 4: Ứng dụng mô hình SFA đánh giá HQHĐ của các NHTMCP Việt
Nam
- Chương 5: Một số gợi ý giải pháp nâng cao HQHĐ của các NHTMCP Việt
nam.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 đã giới thiệu tổng quát về mục tiêu nghiên cứu, dữ liệu, đối tượng và
phương pháp nghiên cứu trong luận văn. Bằng việc sử dụng mô hình nghiên cứu
3
biên ngẫu nhiên SFA với mẫu nghiên cứu gồm 15 NHTMCP Việt Nam trong giai
đoạn từ năm 2007 đến năm 2015 để đánh giá HQHĐ của các NHTMCP Việt Nam.
Từ đó luận văn đưa ra các gợi ý giải pháp phù hợp để cải thiện và nâng cao HQHĐ
của các NHTMCP.
4
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH SFA ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1
Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại
Theo Kumbahakar và lovell (2000) thì hiệu quả là khả năng sử dụng đầu vào
tối thiểu để sản xuất ra một đầu ra cho trước, hoặc là khả năng sản xuất sản lượng
tối đa từ một đầu vào nhất định. Còn theo Farrell (1957). Hiệu quả bao gồm 2 loại
là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu quả kỹ thuật là việc sử dụng các đầu
vào vật lý cho trước (như lao động, máy móc, nhà xưởng…) để sản xuất ra các đầu
ra với sản lượng tốt nhất. Hiệu quả kỹ thuật được biết đến như khả năng tối đa hóa
đầu ra của một đơn vị trong điều kiện đầu vào cho trước (định hướng đầu ra), hoặc
tối thiểu hóa tổng đầu vào để sản xuất một lượng đầu ra nhất định (định hướng đầu
vào). Tóm lại, hiệu quả thể hiện khả năng và trình độ của đơn vị trong việc sử dụng
các nguồn lực có giới hạn
Như ta đã biết, ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp với những
hoạt động mang tính chất đặc trưng riêng với mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận. Vì
vậy, việc đánh giá HQHĐ của NHTM cũng dựa trên những nền tảng lý thuyết như
đánh giá HQHĐ của một doanh nghiệp tổ chức. Do đó, trong luận văn này, tác giả
xem xét việc đánh giá HQHĐ của các NHTMCP dựa trên tiêu chuẩn hiệu quả kinh
tế: cho thấy khả năng của một ngân hàng kết hợp các nguồn lực đầu vào (lao động
kỹ thuật vốn…) thành các đầu ra (thu nhập lợi nhuận…)
2.2
Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM
Theo Ongore và các cộng sự (2013) và Masood và các cộng sự (2012) thì các
yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ của các NHTM được phân thành hai nhóm nhân tố
chủ yếu: nhóm nhân tố bên trong và nhóm nhân tố bên ngoài. Nhóm nhân tố bên
trong chủ yếu liên quan là các nhân tố liên quan đến các nhân tố đặc trưng của ngân
hàng như: năng lực về vốn, khả năng thanh khoản, rủi ro tín dụng, khả năng sinh
lời và các yếu tố liên quan đến năng lực quản lý của ban lãnh đạo. Trong khi đó,
nhóm nhân tố bên ngoài phản ánh sự tác động của kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng
trưởng kinh tế, chính sách pháp luật mà các ngân hàng đang hoạt động.
5
2.2.1 Các nhân tố bên trong
2.2.1.1
Năng lực về vốn
Theo nghiên cứu của Berger (1997) và Sufian và Habibullah (2010) trong
trường hợp các ngân hàng có tỷ lệ nguồn vốn thấp gây ra các trạng thái rủi ro cho
ngân hàng. Do đó, một cấu trúc vốn mạnh sẽ góp phần tác động tích cực đến
HQHĐ của ngân hàng. Ngoài ra, năng lực về vốn mạnh sẽ là một cơ sở cho các
ngân hàng có thể chống đỡ được các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định và tăng
tính an toàn cho khách hàng người gửi tiền vào ngân hàng (Athanasoglounn và các
cộng sự, 2008). Tại Việt Nam, nguồn vốn ảnh hưởng đến rất nhiều đến quy mô
kinh doanh của ngân hàng. Những ngân hàng có nguồn vốn mạnh và ổn định thì có
nhiều lợi thế hơn trong hoạt động điển hình như lợi thế về mở rộng qui mô, chiếm
lĩnh thị trường hay cả phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng.
2.2.1.2
Chỉ tiêu khả năng thanh khoản của ngân hàng:
Rủi ro thanh khoản xảy ra khi ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu hoặc không đủ
khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính thường xuyên. Nói một cách khác, rủi ro
thanh khoản xảy ra khi NH không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền hoặc
không thể vay mượn để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản vay nợ tức thời của
mình. Khả năng thanh khoản thường được đo lường thông qua các chỉ tiêu như khả
năng thanh khoản trên tổng tài sản có, khả năng chi trả trong 30 ngày, tỷ lệ dự trữ
thanh khoản…
2.2.1.3
Khả năng sinh lời của ngân hàng:
Mục tiêu chính của các ngân hàng là lợi nhuận. Do đó, khả năng sinh lời từ các
của ngân hàng là nhân tố cực kỳ quan trọng để đánh giá HQHĐ và khả năng phát
triển trong tương lai của một NHTM. Chỉ tiêu này thường được đo lường thông qua
các chỉ tiêu như lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu và thu nhập lãi cận biên…. Thông thường các nhà
nghiên cứu có thể sử dụng các chỉ tiêu trên bằng cách so sánh giữa số liệu thực hiện
và kế hoạch, so sánh với các NHTM khác trong ngành, theo dõi xu hướng qua các
thời kỳ để nhận biết khả năng sinh lời trong tương của ngân hàng.
6
2.2.1.4
Năng lực quản lý của ban lãnh đạo
Theo nghiên cứu của Kauko (2009) về mối quan hệ giữa ban lãnh đạo và hiệu
quả hoạt động thì năng lực quản lý và trình độ học vấn của ban lãnh đạo có ý nghĩa
và tác động mạnh mẽ đến HQHĐ của ngân hàng. Ngoài ra, sự thay đổi ban lãnh đạo
do về hưu hay chuyển đổi công tác sẽ gây ra sự xáo trộn trong điều hành ngân hàng,
điều này sẽ tác động không tốt HQHĐ . Như vậy một ban lãnh đạo được đào tạo tốt,
có năng lực quản lý, cơ cấu tổ chức ổn định sẽ tác động tích cực đến hiệu quả của
ngân hàng.
2.2.1.5
Năng lực về công nghệ
Theo nghiên cứu của Manlagnit (2010) thì sự thay đổi trong công nghệ có tác
động tích cực đến HQHĐ của các ngân hàng. Do đó, để gia tăng hiệu quả hoạt động
đòi hỏi các ngân hàng cần đầu tư hơn nữa về công nghệ cụ thể như: hiện đại hóa hệ
thống thanh toán, hệ thống thông tin điện tử, hệ thống báo cáo rủi ro, hệ thống
thông tin quản lý…điều này góp phần làm đa dạng hóa dịch vụ, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng, tăng cường khả năng dự báo rủi ro, hạn chế tổn thất,
đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn.
2.2.1.6
Nguồn nhân lực
Theo nghiên cứu của Hasan and Marton (2003) thì chi phí hoạt động có tác
động tiêu cực đến HQHĐ của NHTMCP, trong chi phí hoạt động thì chi phí cho
nhân viên là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất. Như vậy, chi phí cho nhân viên
lớn sẽ tác động tiêu cực đến HQHĐ của NHTMCP. Tuy nhiên, vì nguồn nhân lực là
yếu tố quan trọng để ngân hàng hoạt động và phát triển nên các ngân hàng nên xem
xét một cách cẩn trọng trong hoạch định trong cơ cấu nhân lực. Việc phát triển
nguồn nhân lực phải đảm bảo đi kèm với việc phát triển hệ thống cũng như mục
tiêu phát triển của ngân hàng.
2.2.2 Các nhân tố bên ngoài
Ngoài các yếu tố nội tại của ngân hàng, HQHĐ của các ngân hàng còn bị tác
động bởi các yếu tố môi trường điển hình như các yếu tố về kinh tế vĩ mô và môi
trường pháp lý.
7
2.2.2.1
Tác động từ kinh tế vĩ mô
Theo nghiên cứu của Ongore và các cộng sự (2013) và Masood và các cộng sự
(2012) thì yếu tố như lạm phát, tăng trưởng GDP đều có tác động đến hiệu quả ngân
hàng. Cụ thể: Bởi vì lạm phát tác động đến giá trị đồng tiền, sức mua của người dân
và lãi suất thực nên theo các nghiên cứu trên thì yếu tố lạm phát có tác động tích
cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đối với tốc độ tăng trưởng GPD thì theo
Ongore và các cộng sự (2013), tốc độ tăng trưởng GDP cao có tác động tích cực
đến ROA và NIM bởi vì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao khuyến khích các ngân hàng
cho vay nhiều hơn, người vay tiền sẵn sang đầu tư hơn do đó lợi nhuận cũng dần
được nâng cao. Neely và Wheelock (1997) đã nghiên cứu tác động của thu nhập
bình quân đầu người. Kết quả cho rằng thu nhập bình quân đầu người biến tạo ra
một tác động tích cực đến thu nhập của ngân hàng, điều này tác động đến hiệu quả
của cả ngân hàng.
2.2.2.2
Môi trƣờng pháp lý
Nghiên cứu của Pasiouras và các đồng sự (2009) cho thấy các quy định cho
ngân hàng làm tăng kỷ luật thị trường và trao quyền cho giám sát của cơ quan có
thẩm quyền. Điều này làm tăng cả hiệu quả chi phí và lợi nhuận của các ngân hàng.
Tuy nhiên, việc khắc khe trong đảm bảo nguồn vốn sẽ giúp nâng cao hiệu quả chi
phí nhưng lại làm giảm hiệu quả của lợi nhuận. Tóm lại, môi trường pháp lý có tác
động tích cực cũng như có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.
2.3
Các phƣơng pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng
thƣơng mại
2.3.1 Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua các chỉ tiêu
tài chính
Theo nghiên cứu của Ongore và các cộng sự (2013) và Masood và các cộng sự
(2012) thì có rất nhiều các chỉ tiêu để tính toán hiệu quả hoạt động của ngân hàng
thương mại. Tuy nhiên, với mỗi mục đích nghiên cứu khác nhau mà các nhà nghiên
cứu có cách thức lựa chọn và sử dụng các chỉ tiêu phù hợp nhất. Nhìn chung, trong
các nghiên cứu trên thì các chỉ tiêu này thường được phân chia thành 03 nhóm
8
chính bao gồm: các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi, các chỉ tiêu phản ánh khả
năng kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.
2.3.1.1
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi thường được sử dụng để đánh giá
hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Có nhiều tỷ lệ để đánh giá tiêu
chí này, tuy nhiên , theo Ongore và các cộng sự (2013) thì các tỷ lệ lợi nhuận trên
tổng tài sản (ROA), tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập lãi
cận biên (NIM) thường được sử dụng nhiều hơn cả. cụ thể:
ROA cũng là tỷ lệ cho thấy khả năng sinh lợi của một ngân hàng. Tỷ lệ này
đánh giá khả năng quản lý, sử dụng tài sản của ngân hàng để tạo ra thu nhập. Hay
nói cách khác, tỷ lệ này cho thấy hiệu quả của các nguồn lực của công ty được sử
dụng để tạo ra thu nhập. Theo Wen (2010), tỷ lệ ROA cao cho thấy công ty đã sử
dụng hiệu quả nguồn lực của mình.
Trong khi đó, ROE là tỷ số tài chính liên quan đến lợi nhuận mà một ngân hàng
kiếm được so với tổng số vốn cổ phần đã đầu tư. ROE là chỉ số cho các cổ đông
thấy được lại hiệu quả vốn đầu tư của họ. Do đó, ROE cao hơn thì công ty tốt hơn
về mặt tạo lợi nhuận. Như vậy, có thể suy luận từ câu nói trên rằng ROE càng có
hiệu quả trong quản lý sử dụng vốn cổ đông.
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM là thước đo hiệu quả trong việc sử dụng giữa
thu nhập lãi và số tiền lãi phải trả cho người cho vay (ví dụ như tiền gửi) so với số
lượng tài sản của của ngân hàng. Nó thường được biểu diễn bằng tỷ lệ phần trăm
của khoản tiền vay của tổ chức tài chính trong một khoảng thời gian nhất định và
các tài sản khác trừ đi số tiền lãi vay của các khoản vay mượn chia cho số tiền trung
bình của tài sản mà nó kiếm được thu nhập trong khoảng thời gian đó Tài sản thu
nhập). Biến NIM được định nghĩa là thu nhập lãi ròng chia cho tổng tài sản thu
nhập (Gul và cộng sự, 2011). Chỉ tiêu này phản ánh chi phí của các dịch vụ trung
9
gian ngân hàng và hiệu quả của ngân hàng. Như vậy, lãi suất ròng càng cao, lợi
nhuận của ngân hàng càng cao và ngân hàng càng ổn định. Do đó, nó là một trong
những thước đo chính về lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, mức lãi suất ròng cao
hơn có thể phản ánh các hoạt động cho vay rủi ro liên quan đến các khoản nợ cho
vay đáng kể (Khrawish, 2011)
2.3.1.2
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng kinh doanh
Theo Ongore và các cộng sự (2013), các chỉ tiêu phản ánh khả năng kinh doanh
thường được sử dụng gồm:
Tổng thu nhập hoạt động/ Tổng tài sản: Tỷ lệ này thể hiện mức hiệu quả
trong việc sử dụng tài sản của ngân hàng. Tỷ lệ này càng lớn cho thấy ngân hàng đã
phân bổ tài sản một cách hợp lý, giúp nâng cao lợi nhuận của ngân hàng.
Hiệu quả hoạt động (tổng chi phí hoạt động/ tổng tài sản): Hiệu quả hoạt
động phản ánh khả năng quản lý các chi phí liên quan đến hoạt động của ngân hàng
như tiền lương, chi phí đầu tư tài sản….tỷ lệ hiệu quả hoạt động thấp thể hiện hiệu
quả trong quản lý chi phí hoạt động của ngân hàng.
2.3.1.3
Nhóm chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong hoạt động của ngân hàng
Ngoài các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi và khả năng kinh doanh của ngân
hàng trên thì các chỉ tiêu để đánh giá rủi ro trong hoạt động của ngân hàng cũng
thường xuyên được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Theo
Ongore và các cộng sự (2013) thì các chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong hoạt động ngân
hàng bao gồm:
Tỷ lệ an toàn vốn (Tổng vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản): Tỷ lệ an toàn vốn cho
thấy sức mạnh về nguồn vốn của ngân hàng và là một trong những tỷ lệ cơ bản để
xác định năng lực về vốn của ngân hàng. Tỷ lệ này cao cho thấy nhu cầu tài trợ vốn
bên ngoài của ngân hàng thấp và ngân hàng có thể tái phân phối nguồn vốn để gia
tăng thêm lợi nhuận của mình. Ngoài ra, tỷ lệ an toàn vốn cao còn thể hiện khả năng
10
chịu đựng các cú sốc từ bên ngoài và khả năng quản lý rủi ro của các cổ đông ngân
hàng.
Chất lượng tài sản: Chất lượng tài sản được đo lường bằng hai tỷ lệ bao gồm tỷ
lệ cho vay/tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu/tổng tài sản. Trong đó, tỷ lệ cho vay chia cho
tổng tài sản đo lường nguồn thu nhập và các kỳ vọng về lợi nhuận của ngân hàng.
Các khoản nợ xấu chia cho tổng tài sản là thước đo quan trọng về chất lượng tài
sản. Ngoài ra, tỷ lệ này còn thể hiện được cụ thể danh mục cho vay nào đang làm
ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng (Aydogan, 1990)
Tỷ lệ thanh khoản (tài sản thanh khoản / tổng tài sản): Tỷ lệ này càng cao thì
các ngân hàng chịu đựng được các rủi ro thanh khoản cao hơn và ngược lại.Vì tài
sản thanh khoản là loại tài sản mà ngân hàng dễ dàng chuyển đổi thành tiền khi có
nhu cầu liên quan đến thanh khoản. Do đó tài sản này thường có mức sinh lời rất
thấp nên ngân hàng nên xem xét điều chỉnh nắm giữ loại tài sản này một cách hợp
lý để tối ưu hóa lợi nhuận của ngân hàng.
Tiền gửi: Tiền gửi là nguồn vốn chủ yếu và có chi thấp nhất của các ngân hàng.
Việc sử dụng hiệu quả nguồn tiền gửi trong việc chuyển thành các khoản cho vay
để tạo ra thu nhập Lãi và lợi nhuận thu được từ các khoản tiền gửi chuyển thành các
khoản vay càng cao. Vì lý do đó, tiền gửi của các ngân hàng có ảnh hưởng tích cực.
Hệ số rủi ro tín dụng (Tổng dư nợ tín dụng/ Tổng tài sản): hệ số này được sử
dụng để phản ánh tỷ trọng cho vay của ngân hàng so với tổng tài sản. Tỷ trọng này
càng lớn thì lợi nhuận càng cao, Tuy nhiên nếu tỷ lệ này quả cao có thể gây ra rủi ro
tín dụng cho ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu (Nợ xấu/ Tổng dư nợ tín dụng): Tỷ lệ này thường được sử dụng
để đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Chỉ số này càng nhỏ thể hiện
chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao, ngân hàng ít gặp rủi ro trong hoạt
động.
Mặc dù được sử dụng rộng rãi để đo lường hiệu quả của các ngân hàng nhưng
các chỉ tiêu tài chính này lại tồn tại các hạn chế nhất định. Theo Yeh (1996) thì mỗi
tỷ lệ đơn lẻ chỉ có ý nghĩa khi được sử dụng với một tiêu chuẩn phù hợp nhất định,
11
trong khi đó việc thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá thì rất phức tạp và cần thiết phải
có cái nhìn tổng quát về tình hình của một ngân hàng để thiết lập mô hình hợp lý.
Ngoài ra, hệ thống kinh tế luôn biến động và chịu nhiều yếu tố tác động từ bên
ngoài cũng là một rào cản để thiết lập mô hình nghiên cứu đúng đắn và phù hợp. Đó
cũng là lý do gần đây các nhà phân tích thường sử dụng phương pháp phân tích hiệu
quả biên để phân tích về HQHĐ của ngân hàng vì phương pháp này khắc phục
nhược điểm trong phân tích của các chỉ tiêu tài chính và cho thấy được tổng quan
thực trạng của ngân hàng dưới các tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh.
2.3.2 Đánh giá hiệu quả bằng phƣơng pháp phân tích hiệu quả biên
Như đã nói ở trên, vì tính phức tạp trong hoạt động mà việc đánh giá HQHĐ
của ngành ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, các nhà nghiên cứu điển hình
như Farell(1957), Meeusen and van Den Broeck (1977) và Aigner và các cộng sự
(1977), đã phát triển một phương pháp đánh giá hiện đại, cho kết quả tổng quan hơn
về HQHĐ ngân hàng là phương pháp phân tích hiệu quả biên. Phương pháp này giả
sử rằng các hiệu quả đơn vị hoạt động (trong đề tài này là các ngân hàng) sẽ nằm
xung quanh một đường biên hiệu quả (cũng là đường biên thể hiện đơn vị hoạt động
tốt nhất tính từ dữ liệu nghiên cứu)Và khoảng cách từ các đơn vị đến đường biên
hiệu quả đó chính là mức độ phi hiệu quả của đơn vị tính toán. Phương pháp này
cho phép xác định được hiệu quả tổng quan của từng ngân hàng và xếp hạng của
từng ngân hàng dựa trên thực tế hoạt động của chúng. Ngoài ra, với phương pháp
này các nhà nghiên cứu còn có thể xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả của
ngân hàng. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, các nhà quản lý có thể xác định đánh
giá hoạt động của hệ thống ngân hàng mình, đồng thời có những cải thiện nhằm
nâng cao khả năng hoạt động thực những bộ phận có thể áp dụng được, qua đó cải
thiện HQHĐ của toàn bộ ngân hàng. Phương pháp phân tích hiệu quả biên được
chia thành hai nhóm là tiếp cận tham số và tiếp cận phi tham số.
2.3.2.1
Phân tích biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis -
SFA)- Tiếp cận tham số
13
và các đồng sự (1980) cho thấy ước lượng ML có xu hướng thực hiện tốt hơn theo
phương pháp OLS trong các trường hợp cỡ mẫu.
Trong mô hình SFA thường được sử dụng để phân tích hiệu quả chi phí và hiệu
quả lợi nhuận của ngân hàng. Trong đó, hiệu quả chi phí là tỷ số giữa chi phí tối
thiểu mà tại đó có thể đạt được một khối lượng sản xuất nhất định. Trong khi đó,
hiệu quả lợi nhuận là sự lựa chọn các yếu tố sản xuất, chi phi, và kể cả doanh thu.
Do đó, hiệu quả lợi nhuận rộng hơn hiệu quả chi phí.
Mô hình SFA có các ưu điểm như: không cần giả định trước tất cả các ngân
hàng đều đạt hiệu quả, có thể kiểm định được các giả thuyết liên quan, Chú trọng
đến các sai số thống kê và đo lường các sai số này, SFA ước lượng mức hiệu quả
cao nhất của hộ chứ không phải là hiệu quả kỹ thuật trung bình mẫu. Tuy nhiên mô
hình này cũng có một số nhược điểm như: Sự phức tạp khi đưa ra dạng hàm và
dạng phân phối của dữ liệu hợp lý cho mô hình. Ngoài ra, quy mô mẫu phải đủ lớn
để tránh mô hình thiếu tính chính xác.
2.3.2.2
Phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis - DEA) -
Tiếp cận phi tham số
Năm 1957, Farrell đưa ra ý tưởng về việc áp dụng đường giới hạn khả năng sản
xuất làm tiêu chí đánh giá hiệu quả (tương đối) giữa các công ty trong cùng một
ngành; theo ý tưởng này các công ty càng gần đường giới hạn khả năng sản xuất thì
được coi là hiệu quả hơn và ngược lại. Năm 1978, Charnes, Cooper và Rhodes đã
phát triển mô hình của Farrell theo cách tiếp cận đầu vào kèm theo giả định rằng
sản lượng không đổi theo quy mô CRS. Mô hình DEACRS sau đó áp dụng bài toán
tối ưu hóa tuyến tính phi tham số để xây dựng đường đường giới hạn khả năng sản
xuất dựa trên số liệu đã biết về một nhóm các công ty ra quyết định (decision
making unit – DMU) và tính toán điểm hiệu quả cho các công ty đó. Đến năm 1984,
Banker, Charnes, và Cooper cải tiến mô hình trên bằng cách đưa yếu tố lợi tức nhờ
quy mô (returns to scale) vào tính toán, mang lại cái nhìn cụ thể hơn về tính hiệu
quả của các DMU được phân tích. Từ đó đến nay, hai mô hình này được áp dụng và
12
Là một phương pháp rất phổ biến để đánh giá hiệu quả, phân tích biên ngẫu
nhiên được đề xuất bởi Aigner và các cộng sự (1977), Battese và Corra (1977), và
Meeusen và van DenBroeck (1977). Cách tiếp này thường tập trung vào nghiên
cứu đến hiệu quả sản xuất hoặc hiệu quả chi phí của ngân hàng, Vì vậy, nó có thể
tính toán hiệu quả của một ngân hàng nhất định bằng cách so sánh mức sản xuất
hoặc mức chi phí của ngân hàng đó với mức tối ưu. Ngoài ra phương pháp này còn
có thể được sử dụng để nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của
ngân hàng.
Thông thường hàm biên ngẫu nhiên thường được viết dưới dạng:
ln
Trong đó
ngân hàng
(
)
là tổng chi phí sản xuất các biến nghiên cứu;
là véc tơ đầu ra của
là véctơ của các biến chưa được xác định thể hiện cho biến giá đầu ra
và biến đầu vào trong hàm chi phí. Theo Aigner và các cộng sự (1977) thì
là các
sai số của hàm chi phí của ngân hàng thứ i và có thể được viết dưới dạng:
Trong đó
đại diện cho sai số trong ước lượng và các nguồn nhiễu trong thống
kê được giả định là độc lập và có phân phối chuẩn N(0,
), và
là các biến ngẫu
nhiên được giả định là phân phối độc lập nhưng không đồng nhất.
Dựa vào thông số hàm chi phí biên ngẫu nhiên theo trên thì hiệu quả chi phí
của một ngân hàng có thể diễn đạt như sau:
(
)
Công thức trên hàm ý rằng hiệu quả chi phí không lớn hơn 1. Việc dự đoán về
tính không hiệu quả của chi phí dựa trên các kỳ vọng có điều kiện điều mà được
tổng hợp các ước tính được tính toán trong Lovell và các cộng sự (1982) và Battese
và Coelli (1988, 1993).
Ngoài ra, các thông số của mô hình biên ngẫu nhiêu và các nhiễu kèm theo
,
có được tính toán được bằng cách sử dụng ước lượng cực đại (ML) hoặc phương
pháp bình quân nhỏ nhất (OLS). Một số nghiên cứu cho thấy ước lượng ML là
phương pháp được ưa thích. Điển hình như nghiên cứu của Coelli (1995) và Olesen
14
phát triển một cách phổ biến trong phân tích hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác
nhau: ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, y tế,…
Vì DEA được xây dựng dựa trên các điểm thực tế thực tế trong quan sát nên
phương pháp này có thể được áp dụng với các mẫu nghiên cứu nhỏ. Do vậy DEA
thường được sử dụng để phân tích chuyên sâu theo khu vực hoặc theo địa phương.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của của phương pháp này đó là nó không tính toán
đến yếu tố sai số hay nhiễu trong thống kê. Ngoài ra, vì điểm hiệu quả DEA là hiệu
quả tương đối trong một nhóm DMU nên trong trường hợp có 1 DMU nằm trên
đường hiệu quả biên thì không có nghĩa nó có tối ưu trong thực tế. Vì vậy, DEA
thường được thực hiện kết hợp với phân tích hồi quy trong một mô hình 2 bước (2stages DEA) hay nhiều bước (multi-stages DEA) để làm tăng thêm tính thuyết phục
của mô hình.
Như vậy, cả hai cách tiếp cận tham số và phi tham số đều có những ưu điểm
cũng như hạn chế riêng, do đó việc lựa chọn một phương pháp đúng đắn phù hợp
với mục đích nghiên cứu còn gây ra nhiều tranh cãi. Để khắc phục điều này một số
nhà nghiên cứu đã thực hiện kiểm tra bằng không phải một mà là 2 hay nhiều
phương pháp. Sau đó các nhà nghiên cứu này dẽ thực hiện việc so sánh, đánh giá và
phân tích để lựa chọn kết quả hợp lý nhất. Do hạn chế về mặt dữ liệu lẫn thời gian
nghiên cứ nên trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích biên ngẫu
nhiên để đánh giá HQĐH của các ngân hàng TMCP ở Việt Nam.
2.4
Tóm tắt các nghiên cứu trƣớc đây
Có nhiều phương pháp khác nhau về kỹ thuật đánh giá hoặc thu thập dữ liệu đã
được sử dụng để đánh giá HQHĐ của NHTM. Tuy nhiên với các nghiên cứu sử
dụng mô hình SFA để đánh giá HQHĐ thì phần lớn tập trung ở các nước phát triển
và ít được sử dụng ở những nước đang phát triển hoặc được sử dụng ở mức độ phân
tích chéo các khu vực khác nhau như Châu Âu hoặc Châu Á. Phần này sẽ tổng quan
các nghiên cứu đánh giá HQHĐ ở một số nước và ở Việt Nam theo hướng phân tích
tham số SFA
15
2.4.1 Một số nghiên cứu đánh giá HQHĐ ngân hàng bằng mô hình SFA
trên thế giới
Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu về hiệu quả chi phí của Berger và Humphrey
(1997) nghiên cứu này đã chỉ ra sự khác nhau giữa các kết quả từ các dự toán của
năm loại mô hình biên bao gồm tiếp cận phi tham số (DEA, FDH) và tiếp cận tham
số (SFA, TFA và DFA) để đánh giá hiệu quả chi phí từ kết quả thu thập của 130 tổ
chức tài chính trên 21 quốc gia. Về kết quả phân tích tổng quát thì các phương pháp
phi tham số cho kết quả phân tích hiệu quả chi phí thường là thấp hơn so với phân
tích tham số. Ngoài ra, hai tác giả còn đề nghị rằng các kết quả ước lượng từ nghiên
cứu này còn là một chỉ dẫn đáng tin cậy cho việc ra quyết định điều hành chính sách
của chính phủ và nghiên cứu ở mức độ quản lý nhà nước và doanh nghiệp.
Một nghiên cứu nổi tiếng của Berger và Mester (1997) khi các tác giả nghiên
cứu “bên trong chiếc hộp đen” để giải thích hiệu quả của các ngân hàng với dữ liệu
từ 6000 ngân hàng thương mại ở Mỹ trong suốt thời gian từ năm 1990 đến năm
1995. Hai tác giã đã gợi ý cách lựa chọn các biến khác nhau tác động đến thước đo
hiệu quả dựa trên nền tảng sử dụng ba loại khái niệm về hiệu quả kinh tế là cơ cấu
về chi phí, lợi nhuận tiêu chuẩn, cũng các khoản lợi nhuận khác. Lợi ích và các
nhược điểm của từng loại thảo luận khá rõ ràng ở bài nghiên cứu này. Ngoài ra,
trong bài nghiên cứu này họ điều tra việc sử dụng các phương pháp DEA và SFA
bao gồm việc giải thích sự khác nhau giữa hình thái hàm Fourier linh hoạt và hàm
translog. Nghiên cứu này cũng là nghiên cứu đầu tiên sử dụng các biến Quy mô
ngân hàng, sở hữu của tổ chức, quản trị doanh nghiệp, các đặc điểm cụ thể của ngân
hàng, đặc điểm thị trường, các điều chỉnh chính sách của liên bang, tính chất giới
hạn địa lý của bang và các biến tương quan tiềm năng tác động đến hiệu quả.
Altunbas và các cộng sự (2000) đã xem xét tác động của các yếu tố rủi ro và
chất lượng lên chi phí của các ngân hàng thương mại Nhật trong gian đoạn 19931996. Các tác giả đã sử dụng phương pháp biên ngẫu nhiên để tính toán hiệu quả
quy mô, hiệu quả chi phí và sự phát triển công nghệ. Trong nghiên cứu này, các tác
giả đã tìm thấy rằng nguồn tài chính lớn có tác động mạnh đến sự tối ưu về qui mô