Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn một số phương pháp giúp học sinh cải thiện kĩ năng nghe tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.21 KB, 12 trang )

Đề tài: Một số phương pháp giúp học sinh cải thiện kĩ năng nghe Tiếng Anh

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN
TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH
**********

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH
CẢI THIỆN KĨ NĂNG NGHE TIẾNG ANH

Hàm Thuận Nam, tháng 03 năm 2017

Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Bửu

Trang 1


Đề tài: Một số phương pháp giúp học sinh cải thiện kĩ năng nghe Tiếng Anh

A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, tiếng Anh là thứ tiếng thông dụng được sử dụng rộng rãi nhất
trên thế giới. Đó là ngôn ngữ của khoa học kỹ thuật, công nghệ, thương
mại và thông tin trên toàn cầu. Tiếng Anh đã trở thành môn học bắt buộc
trong hầu hết các trường học ở Việt Nam. Trên thực tế, trong quá trình
học tiếng Anh, học sinh gặp phải rất nhiều khó khăn và phổ biến nhất là
những khó khăn trong quá trình học kỹ năng nghe hiểu. Trong phạm vi
bài viết này, tôi xin đề cập một số phương pháp giúp học sinh cải thiện kĩ
năng nghe hiểu để học sinh có cơ hội giao tiếp và tham gia vào các hoạt
động trong cuộc sống hội nhập ngày nay.


II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Khi nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi đã thực hiện các nhiệm vụ sau
đây:
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến kĩ năng nghe hiểu.
- Rút kết từ kinh nghiệm của bản thân trong thời gian giảng dạy và học
tập.
- Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài trình bày một số phương pháp luyện nghe hiệu quả mà bản thân đã
rút kinh nghiệm, rút kết được từ quá trình giảng dạy và học tập.
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khi thực hiện đề tài này, bản thân muốn trình bày “một số phương pháp
cải thiện kĩ năng nghe” nhằm giúp học sinh có thể áp dụng để thực hiện
trong quá trình tự luyện, tự học góp phần giúp học sinh giao tiếp Tiếng
Anh tốt hơn.

Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Bửu

Trang 2


Đề tài: Một số phương pháp giúp học sinh cải thiện kĩ năng nghe Tiếng Anh

B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Định nghĩa về nghe hiểu được các nhà khoa học đưa ra theo các cách
khác nhau.
Theo Field (1998) thì “Nghe là một quá trình trí tuệ không nhìn thấy
được, do đó rất khó mô tả. Người nghe phải phân biệt được các âm, hiểu
được từ vựng và cấu trúc ngữ pháp, nắm được trọng âm và ý định của

người nói, có thể nhớ lại và hiểu được nó trong ngữ cảnh văn hóa-xã hội
của phát ngôn.”
Anderson & Lynch (1988) đưa ra định nghĩa về nghe hiểu như sau:
“Nghe hiểu nghĩa là hiểu những gì mà người nói đã nói. Người nghe có
vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nghe bằng cách vận dụng kiến
thức đa dạng của mình phân tích những gì anh ta nghe được để có thể
hiểu phát ngôn của người nói.”
Các định nghĩa trên cho thấy nghe hiểu là một kỹ năng giải quyết vấn đề
(problem-solving) phức tạp. Nhiệm vụ của nghe hiểu không chỉ là tiếp
nhận âm thanh mà nó còn đòi hỏi sự phân tích và xác định được thông
điệp của lời nói.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN (Thực trạng của vấn đề)
Việc giảng dạy và học tập theo phương pháp đổi mới như hiện nay chú
trọng nhiều đến tính chủ động sáng tạo của học sinh. Để nghe hiểu Tiếng
Anh tốt, ngoài việc thực hiện theo yêu cầu của giáo viên trên lớp, học
sinh chưa có phương pháp tự học phù hợp, chưa dành nhiều thời gian cho
việc luyện tập thường xuyên nên hiệu quả của việc nghe hiểu Tiếng Anh
còn hạn chế.
Ngoài ra, nghe hiểu là kĩ năng khó, học sinh chưa có chiến lược nghe phù
hợp nhằm cải thiện khả năng giao tiếp.
Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Bửu

Trang 3


Đề tài: Một số phương pháp giúp học sinh cải thiện kĩ năng nghe Tiếng Anh

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE TIẾNG ANH
Để nghe Tiếng Anh tốt, bạn cần có một quá trình luyện tập và học hành
chăm chỉ, sự quyết tâm, cố gắng và kiên trì. Điều quan trọng bạn nên học

cách phát âm cho chuẩn, nghe những ý chính, và chọn nguồn nghe Tiếng
Anh tin cậy, nghe Tiếng Anh thường xuyên và thường xuyên nâng cao
vốn từ vựng. Sau đây là một số phương pháp sẽ giúp học sinh cải thiện
phần nào kĩ năng nghe hiểu Tiếng Anh.
1. Nghe nắm ý chính
Đây là kỹ thuật nghe có mục đích, nghe để tìm hiểu nội dung chính (main
ideas). Trước khi nghe, bạn cần đọc qua những câu hỏi yêu cầu, hoặc
nghe chỉ dẫn trong băng đĩa để suy đoán thông tin cần nắm bắt và chủ đề
của bài nghe. Trong quá trình nghe, người nghe cần nghe những từ quan
trọng để dựa vào đó suy ra ý chính của bài nghe. Những từ này thường là
những từ mang trọng âm, được nhấn mạnh hoặc được nhắc nhiều lần
trong bài. Người nghe nên sử dụng kỹ năng tốc ký (note-taking) để tăng
cường khả năng tập trung, ghi nhớ lại những thông tin vừa nghe và phát
triển bài nghe sao có hệ thống. Để tốc ký hiệu quả, người nghe nên tạo
cho mình hệ thống các chữ viết tắt và các ký hiệu thường xuyên sử dụng.
Ví dụ: “=” có nghĩa là equal (tương đương), “Fe” là iron (sắt) v.v…
Sau khi đã nghe và tốc ký lần đầu, người nghe nên tự đặt các câu hỏi để
tìm kiếm và liên kết các thông tin. Dựa vào các từ hỏi rất quen thuộc:
who, what, when, where và how để đặt ra các câu hỏi liên quan, điều
này giúp người nghe định hướng tạo nên một chỉnh thể nội dung liên
quan trong bài nghe.
Ví dụ:
Những cụm từ dùng để liệt kê ý chính là: I would like to emphasize, The
general point you must remember is, It is important to note that, I repeat
that, Another thing is, Finally, That is, Now,...

Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Bửu

Trang 4



Đề tài: Một số phương pháp giúp học sinh cải thiện kĩ năng nghe Tiếng Anh

Những cụm từ được sử dụng để liệt kê ví dụ là: such as, Let me give you
some examples, For example/ instance, I might add, To illustrate this
point,...
Những cụm từ thường dùng khi đề cập đến những vấn đề không quan
trọng là: By the way, I might note in passing,....
2. Đoán nghĩa từ mới
Không phải ai cũng nghe được 100% nội dung bài nghe tiếng Anh, điều
quan trọng là người nghe phải biết đoán nghĩa (guessing) bằng cách dựa
vào nội dung đoạn hội thoại, trọng âm và nhớ lại âm thanh từ đó. Bằng
cách đoán nghĩa, người nghe sẽ tự tạo cho mình hứng thú bằng cách đoán
chủ đề, đoán người tham gia hội thoại, địa điểm, những từ xuất hiện trong
bài nghe dựa vào số từ đã nghe hoặc có sẵn, đoán trình tự các sự kiện xảy
ra trong bài nghe.
Đối với phương pháp này, người nghe cần có khả năng phán đoán và
nhận định vấn đề hết sức nhanh nhạy. Để có được điều đó, người nghe
cần tập trung cao độ trong quá trình nghe và cố gắng ghi tóm tắt (take
notes) những gì nghe được càng nhiều càng tốt để sự phán đoán có độ
chính xác cao.
3. Nghe và chép chính tả (Dictation)
Mỗi phương pháp sẽ có hiệu quả tùy thuộc vào mục đích của người nghe.
Nghe và chép chính tả cũng là một trong những phương pháp luyện nghe
hiệu quả.
Đối với phương pháp này, người nghe cần tiến hành nghe nhiều lần một
câu hoặc một đoạn trong bài nghe và ghi chép chính xác từng từ trong nội
dung nghe được. Điều này giúp người nghe kết hợp tốt các kĩ năng cùng
lúc: nghe, viết và suy đoán. Nếu người nghe thiếu tập trung trong quá
trình nghe thì hiệu quả phương pháp này không cao.


Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Bửu

Trang 5


Đề tài: Một số phương pháp giúp học sinh cải thiện kĩ năng nghe Tiếng Anh

4. Nghe, đọc và lặp lại
Đây là một trong những kĩ thuật cực kì hiệu quả mà bất cứ người học
Tiếng Anh nào cũng nên biết và áp dụng. Kĩ thuật này rất đơn giản, đúng
như tên gọi của nó: Nghe, đọc và lâp lại.


Đầu tiên khi nghe một nội dung, hãy cố gắng nghe, không dịch
sang tiếng Việt, cố hiểu các ý chính.



Sau đó vừa nghe vừa đọc lại tapescript (bản ghi lại những từ
được nói trong bài nghe).

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây là một quá trình hết sức quan trọng, khi
vừa nghe vừa đọc lại, não bộ sẽ ghép âm nghe được của từ với lại các ký
tự của từ đó, quá trình này giúp chúng ta ôn lại các từ đã biết, học thêm
các từ mới dưới dạng âm thanh, và chuyển dần từ vốn từ vựng thụ động
sang vốn từ vựng chủ động.
5. Nghe ngấm
Người học có thể sử dụng phương pháp này cho mọi mục tiêu luyện
nghe. Đây là kĩ thuật nghe toàn diện và người học sẽ phải trải qua các

bước:
- Chỉ nghe không cần hiểu
- Hiểu nội dung
- Nghe và ngấm toàn bộ nội dung
Phương pháp này được thực hiện theo các bước:
Bước 1: Tìm và lựa chọn bài nghe tiếng Anh phù hợp.
Bước 2: Làm quen với bài nghe Tiếng Anh.
Bước 3: Hiểu nội dung.
Bước 4: Nghe và cảm nhận.

Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Bửu

Trang 6


Đề tài: Một số phương pháp giúp học sinh cải thiện kĩ năng nghe Tiếng Anh

6. Nghe thường xuyên
Trong khi nghe, một người nghe giàu kinh nghiệm bao giờ cũng có nhiều
lợi thế hơn những người nghe ít kinh nghiệm do trong quá trình luyện tập,
họ đã hình thành được một số kỹ năng. Do đó, để nâng cao khả năng
nghe hiểu, người học ngoại ngữ nên tích cực luyện tập một cách hợp lý
và có phương pháp. Bằng việc thường xuyên luyện tập và tiếp xúc với
các tài liệu có mức độ thay đổi từ dễ đến khó, cùng với thời gian, người
học sẽ hình thành được kỹ năng nghe. Vì thế, để cải thiện được kĩ năng
nghe, người học cần dành tối thiểu 15 phút mỗi ngày vào thời điểm thích
hợp để luyện nghe. Nếu thực hiện đều đặn phương pháp này trong một
thời gian thì kĩ năng nghe sẽ được cải thiện rõ rệt.
Đối với cá nhân tôi, mỗi ngày tôi thường dành từ 15 đến 30 phút trước
khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy, nghe một đoạn tin ngắn hoặc một bài

nghe về một chủ đề nhất định nào đó.
Sau đây là những trang web luyện nghe với các chủ đề đa dạng và
đáng tin cậy:
www.ello.org
/>www.howcast.com
http//allearsenglish.com/
www.ucan.vn
www.ted.com

Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Bửu

Trang 7


Đề tài: Một số phương pháp giúp học sinh cải thiện kĩ năng nghe Tiếng Anh

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Bản thân tôi đã áp dụng các phương pháp nêu trên rất linh động, tùy
thuộc vào yếu tố thời gian, không gian và mục đích nghe. Sau thời gian tự
luyện thì bản thân cũng đã đạt được kết quả khả quan đó là đạt điểm 9/10
đối với môn nghe (Listening) trong kì thi đánh giá năng lực ngoại ngữ
theo “Khung năng lực 6 bậc của Việt Nam”. Hiện tại, bản thân cũng duy
trì kĩ năng nghe hằng ngày bằng một vài phương pháp nêu trên để giúp
duy trì trình độ Tiếng Anh.

Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Bửu

Trang 8



Đề tài: Một số phương pháp giúp học sinh cải thiện kĩ năng nghe Tiếng Anh

C. KẾT LUẬN
Có thể nói rằng kỹ năng nghe có vai trò hết sức quan trọng trong quá
trình học ngoại ngữ vì nó có tác động rất tích cực đến các kỹ năng khác
như nói, đọc, viết, giúp luyện phát âm và mở mang vốn từ vựng. Thực tế
cho thấy người học gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình nghe hiểu. Để
khắc phục những khó khăn trên, người học cần tìm ra nguyên nhân của
chúng để từ đó có cách giải quyết hợp lý. Những phương pháp đưa ra
trong bài viết này có thể phát huy hiệu quả nếu được áp dụng một cách
đúng đắn. Tuy nhiên, điều quan trọng là bản thân người học phải kiên trì,
bền bỉ, lựa chọn phương pháp thích hợp phù hợp với trình độ và hoàn
cảnh của mình.

Hàm Thuận Nam, ngày 28 tháng 3 năm 2017
TÁC GIẢ

Lê Thị Ngọc Bửu

Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Bửu

Trang 9


Đề tài: Một số phương pháp giúp học sinh cải thiện kĩ năng nghe Tiếng Anh

MỤC LỤC
*****
A. MỞ ĐẦU


Trang 2

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trang 2

II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Trang 2

III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trang 2

IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trang 2

B. NỘI DUNG

Trang 3

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trang 3

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Trang 3


III. CÁC PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE

Trang 4

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Trang 8

C. KẾT LUẬN

Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Bửu

Trang 9

Trang 10


Đề tài: Một số phương pháp giúp học sinh cải thiện kĩ năng nghe Tiếng Anh

 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
 SỐ ĐIỂM: ………..….………
 XẾP LOẠI: ………….………

CHỦ TỊCH HĐ KHOA HỌC

Hoàng Trung Thông

Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Bửu

CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN

Lê Tiến Dũng

Trang 11


Đề tài: Một số phương pháp giúp học sinh cải thiện kĩ năng nghe Tiếng Anh

 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
 SỐ ĐIỂM: ………..….………
 XẾP LOẠI: ………….………

TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Bửu

Trang 12



×