Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Đề cương bài giảng quản lý bảo trì công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 157 trang )

Chương 1 : MỞ ĐẦU VỀ BẢO TRÌ

1.1 Sù ph¸t triÓn cña b¶o tr×
1.1.1- Lịch sử bảo trì
Bảo trì đã xuất hiện kể từ khi con người biết sử dụng các loại dụng cụ, đặc biệt là
khi bánh xe được phát minh. Nhưng chỉ từ vài thập niên qua bảo trì mới được coi trọng
đúng mức khi có sự tăng khổng lồ về số lượng và chủng loại của các tài sản cố định như
máy móc, thiết bị, nhà xưởng trong sản xuất công nghiệp.
Ở bất kỳ nơi nào trên thế giới người ta cũng đã tính trung bình rằng khoảng từ 4
đến 40 lần chi phí mua sắm sản phẩm và thiết bị được dùng để duy trì chúng vận hành đạt
yêu cầu bằng các hoạt động bảo trì phòng ngừa và phục hồi trong suốt tuổi đời của
chúng.
1.1.2- Bảo trì đã trải qua ba thế hệ như sau
Thế hệ thứ nhất: Bắt đầu từ xa mãi chiến tranh thế giới thứ II. Trong giai đoạn
này công nghiệp chưa được phát triển, việc chế tạo và sản xuất được thực hiện bằng các
thiết bị máy móc còn đơn giản, thời gian ngừng máy ít ảnh hưởng đến sản xuất, do đó
công việc bảo trì cũng rất đơn giản. Bảo trì không ảnh hưởng lớn về chất lượng và năng
xuất. Vì vậy, ý thức ngăn ngừa các thiết bị hư hỏng chưa được phổ biến trong đội ngũ
quản lý, nên lúc đó cũng chưa thấy cần thiết phải có các phương pháp bảo trì hợp lý cho
các máy móc. Bảo trì lúc bấy giờ chủ yếu là sửa chữa các máy móc và thiết bị khi có hư
hỏng xảy ra.
Thế hệ thứ hai: Mọi thứ đã được thay đổi do chiến tranh thế giới thứ hai xáy ra,
áp lực của chiến tranh đã làm tăng nhu cầu cần nhiều loại hang hóa, trong khi nguồn nhân
lực cung cấp cho công nghiệp lại sút giảm đáng kể. Do đó, cơ khí hóa được phát triển
mạnh mẽ để bù đắp lại nguồn nhân lực bị thiếu hụt. Vào những năm 1950, máy móc các
loại đã được đưa vào sản xuất nhiều hơn và phúc tạp hơn. Công nghiệp chở nên phụ
thuộc nhiều hơn vào máy móc, thiết bị.
Do sự phụ thuộc này ngày càng tăng, thời gian ngừng máy đã ngày càng được
quan tâm nhiều hợn. Đôi khi có một câu hỏi nêu ra la ”con người kiểm soát máy móc hay
máy móc điều khiển con người? ”.Nếu công tác bảo trì được thực hiện tốt trong nhà máy
thì con người sễ kiểm soát được máy móc, ngược lại máy móc sễ gây khó khăn cho con


người.
Vì vậy, đã có ý kiến cho rằng những hư hỏng của thiết bị có thể và nên được
phong ngừa để tránh làm mát thời gian khi có sự cố hay co tình huống khẩn cấp xảy ra.
Từ đó đã bắt đầu xuất hiện khái niệm bảo trì phòng ngừa, mọi mục tiêu chủ yếu la giữ
cho thiết bị luôn hoạt đông ở trạng thái ổn định chứ không phải sửa chữa khi có hư hỏng.

1


Trong nhừng năm 1960 giải pháp bảo trì chủ yếu là đại tu thiết bị vào những khoảng thời
gian nhất định.
Chi phí bảo trì cũng đã bắt đầu gia tăng đáng kể so với những chi phí vận hành
khác. Điều này dẫn đến viếc phát triển những hệ thống kiểm soát và lập kế hoạch bảo trì.
Cuối cùng tổng vốn đầu tư cho tài sản cố định đã gia tăng đág kể do đó người ta
đã bát đầu tìm kiếm những giải pháp để có thể tăng tối đa tuôi thọ của những tài sản này.
Thế hệ thứ ba: Từ giữa những năm 1980, công nghiệp thế giới đã có những thay
đổi lớn lao, những thay đổi này đòi hỏi và mong đợi ở bảo trì ngày càng nhiều hơn, xem
hình 1.1.

Thế hệ thứ nhất
- Sửa chữa khi máy
bị hỏng

1940

1950

Thế hệ thứ hai
- Khả năng sẵn
sang của máy cao

hơn
- Tuổi thọ thiết bị dài

Thế hệ thứ ba
- Khả năng sẵn
sang và độ tin cậy
cao hơn
- An toàn cao hơn
- Chất lượng sản
phẩm tốt hơn

- Không gây tác hại
môi trường

- Tuổi thọ thiết bị dài

hơn
- Chi phí thấp hơn

hơn
- Hiệu quả kinh tế
lớn hơn

1960

1990

1970

1980


2000

2010

Hình 1.1 Những mong đợi đối với đang ngày càng tăng
1.1.3-Những mong đợi về bảo trì
Thời gian ngừng máy luôn luôn ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của thiết bị do
làm giảm năng suất của thiết bị, do làm giảm năng lượng, tăng chi phí vận hành và gây
trở ngại cho dịch vụ khách hàng. Vào những năm 1960và 1970 điều này đã là một mối
quan tâm chủ yếu trong một số ngành công nghiệp lớn như chế tạo, khai thác mỏ, giao
thông vận tải. Những hậu quả của thời gian ngừng máy lại trầm trọng thêm do công
nghiệp chế tạo thế giới có su hướng thực hiện các hệ thống sản xuất đúng lúc (Just – In Time), trong đó lượng tồn tại kho nguyên vật liệu, bán thành phẩm giảm rất nhiều nên chỉ
những hư hỏng nhỏ của một thiết bị nào đó cũng đủ làm ngừng toàn bộ một nhà
máy.Trong những năm gần đây,sự phát triển của cơ khí hoá và tự động hoá đã làm tăng
độ tin cậy, và khả năng sẵn sằng trở thành những yếu tố quan trọng hàng đầu trong các
ngành công nghiệp và dịch vụ như y tế, xử lý dữ liệu, viễn thông, tin học, xây dựng.Vào
tháng 6 năm 2000,chỉ một giờ cúp điện đã làm các công ty tin học ở Silicon Valley (Mỹ)
thiệt hại hơn 100 triêu đô la.

2


Tự động hoá nhiều hơn cũng có nghĩa rằng những hư hỏng ngày càng ảnh hưởng
lớn hơn đến các tiêu chuẩn chất lượng và dịch vụ. Ví dụ, các bộ phận điều khiển bị hư
hỏng, có thể ảnh hưởng đến hệ thống điều hoà nhiệt độ trong các toà nhà cũng như trong
dây chuyền sản xuất tự động, nếu như một khâu nào đó mà thiêt bị xử lý không tốt, thì sẽ
làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của toàn bộ dây chuyền.
Những hư hỏng ngày càng gây ra các hậu quả nghiệm trọng về an toàn và môi
trường, trong khi những tiêu chuẩn chất lượng và dịch vụ ở nhiều lĩnh vực đang ngày

càng tăng nhanh chóng. Tại nhiều nước trên thế giới, đã có những công ty, nhà máy bị
đóng cửa vì không đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn và môi trường. Điển hình là những
tai nạn như tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl (Ucraina) vào năm 1986, một thời là
mối quan tâm lớn của toàn nhân loại. Vì thế, một số nước như Thụy điển, Đức đã có kế
hoạch đóng cửa toàn bộ những nhà máy điện nguyên tử trên lãnh thổ của mình trong
những năm tới
Sự phụ thuộc của con người vào tài sản cố định, máy móc, thiết bị, ngày càng tăng
thì đồng thời chi phí vận hành và sở hữu chúng cũng ngày càng tăng. Để thu hồi tối đa
vốn đầu tư cho tài sản cố định, thiết bị phải được duy trì hoạt động với hiệu suất cao và
có tuổi thọ càng lâu càng tốt.
Cuối cùng chính chi phí bảo trì cũng đang tăng lên, tính theo giá trị tuyệt
đối và tính như là một thành phần của tổng chi phí. Trong một số ngành công nghiệp, chi
phí bảo trì cao thứ nhì hoặc thậm chí cao nhất trong số các chi phí vận hành. Kết quả là,
trong vòng 30 năm gần đây, chi phí bảo trì từ chỗ không được ai quan tâm, đến chỗ đã
vượt lên đứng đầu trong số các chi phí mà người ta ưu tiên kiểm soát.
Tình trạng hiện nay thường là hơn 90% các chi phí bảo đảm chất lượng, khả năng
bảo trì và độ tin cậy trong công nghiệp được dùng để phục hồi lại những sai sót, khuyết
tật do thiết kế và chế tạo sản phẩm, trong khi chỉ gần 10% được chi để làm đúng sản
phẩm ngay từ đầu. Những nỗ lực của bảo trì trong tương lai là phải đảo ngược hiện trạng
này.
1.1.4-Những nghiên cứu mới về bảo trì
Những nghiên cứu mới về bảo trì đã làm thay đổi các quan niệm cơ bản nhất về
tuổi thọ thiết bị và hư hỏng. Hiển nhiên là có mối quan hệ giữa mức độ hư hỏng và tuổi
thọ của thiết bị. Hình 1.2 cho thấy trước kia người ta nghĩ rằng hư hỏng là do thiết bị
“già” đi. Sau đó ở thế hệ thứ hai đã có thêm quan niệm cho rằng giai đoạn “làm nóng
máy” ban đầu cũng ảnh hưởng đến hư hỏng, từ đó đã xuất hiện quan niệm mới được thể
hiện qua “đường cong dạng bồn tắm”
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu ở thế hệ thứ ba đã chứng tỏ rằng trong thực tế
không phải chỉ có một hoặc hai mà là sáu dạng hư hỏng


3


THẾ HỆ THỨ BA

THẾ HỆ THỨ HAI
THẾ HỆ THỨ NHẤT

1940

1950

1960

1970

1980

2000

1990

2010

Hình 1.2 Sự phát triển những quan điểm về hư hỏng thiết bị

1.1. 5-Những kỹ thuật bảo trì mới
Đã có sự phát triển bùng nổ về những khái niệm và kỹ thuật bảo trì mới. Hàng
trăm kỹ thuật bảo trì mới đã được triển khai vào sản xuất trong hai mươi năm qua và hiện
nay hàng tuần lại xuất hiện một vài kỹ thuật mới. Những kỹ thuật bảo trì ngày càng thay

đổi và được thể hiên ở hình 1.3
Thế hệ thứ ba
- Giám sát tình
trạng
- Thiết kế đảm bảo
độ tin cậy và khả
năng bảo trì
- Nghiên cứu rủi do
- Sử dụng máy tính
nhỏ, nhanh

Thế hệ thứ nhất
- Sửa chữa khi máy
bị hỏng

1940

1950

Thế hệ thứ hai
- Sửa chữa đại tu
theo kế hoạch
- Các hệ thống lập
kế hoạch và điều
hành công việc
- Sử dụng máy tính
lớn, chậm

- Phân tích các
dạng và tác động

của hư hỏng
- Các hệ thống
chuyên gia
- Đa kỹ năng và
làm việc theo
nhóm
- TPM
- BCM

1960

1990

1970

1980

Hình 1.3 Những kỹ thuật bảo trì đang mong đợi

4

2000

2010


1.1.6-Những phát triển mới về bảo trì
-Các công cụ hỗ trợ quyết định: nghiên cứu rủi ro, phân tích dạng và hậu quả hư
hỏng.
-Những kỹ thuật bảo trì mới:giám sát tình trạng,…

-Thiết kế thiết bị với sự quan tâm đặc biệt đến độ tin cậy và khả năng bảo trì.
-Một nhận thức mới về mặt tổ chức công tác bảo trì theo hướng thúc đẩy sự tham
gia của mọi người, làm việc theo nhóm và tính linh hoạt khi thực hiện.
1.1.7- Vai trò của bảo trì ngày nay
Ngày nay, bảo trì đóng một vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất, có
thể so sánh như một đội cứu hoả. Đám cháy một khi đã xảy ra phải được dập tắt càng
nhanh càng tốt để tránh những thiệt hại lớn. Tuy nhiên, dập tắt lửa không phải là nhiệm
vụ chính của đội cứu hoả, công việc chính của họ là phòng ngừa không cho đám cháy
xảy ra. Cho nên vai trò chính của bảo trì là:
- Phòng ngừa để tránh cho máy móc không bị hư hỏng
- Cực đại hoá năng suất
 Nhờ đảm bảo hoạt động dung yêu cầu và liên tục tương ứng với tuổi thọ của
máy dài hơn
 Nhờ chỉ số khả năng sẵn sàng của máy cao nhất và thời gian ngừng máy để bảo
trì nhỏ nhất
Nhờ cải tiến liên tục quá trình sản xuất.
- Tối ưu hoá hiệu suất của máy
 Máy móc vận hành có hiệu quả và ổn định hơn, chi phí vận hành ít hơn đồng
thời làm ra sản phẩm đạt chất lượng hơn
 Tạo ra môi trường làm việc an toàn hơn.
Hiện nay, bảo trì ngày càng trở nên quan trọng ở những nước đang phát triển, có
nhiều máy móc cũ đang hoạt động, vấn đề phụ tùng là yếu tố cần quan tâm, bởi vì khó
tìm được phụ tùng thay thế cho thiết bị, nếu có tìm thấy thường giá cũng rất cao và phải
trả bằng ngoại tệ. Nếu công tác bảo trì tốt, hậu quả của các hư hỏng đã được đề phòng thì
vấn đề này phần nào đã được giải quyết
1.1.8. Những thách thức đối với bảo trì
Kỹ thuật càng phát triển, máy móc và thiết bị sẽ càng đa dạng và phức tạp hơn.
Những thách thức chủ yếu đối với những nhà quản lý bảo trì hiện đại bao gồm:
- Lựa chọn kỹ thuật bảo trì thích hợp nhất
- Phân biệt các loại quá trình hư hỏng


5


- Đáp ứng mọi mong đợi của người chủ thiết bị, người sử dụng thiêt bị và của toàn
xã hội
- Thực hiện công tác bảo trì có hiệu quả nhất
- Hoạt động bảo trì với sự hỗ trợ và hợp tác tích cực của mọi người có liên quan
1.2. Nh÷ng môc tiªu cña b¶o tr×
Ở thế hệ thứ nhất bảo trì không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản xuất nên ít được
quan tâm. Trong bảo trì hiện đại, không thể tập trung nguồn lực quá nhiều vào việc sửa
chữa thiêt bị khi chúng bi hư hỏng. Mỗi lần xảy ra ngừng máy thì rõ ràng là chiến lược
bảo trì không hiệu quả. Quản lý bảo trì hiện đại là giữ cho thiết bị bảo trì luôn ổn định
theo lịch trình mà bộ phận sản xuất đã lên kế hoạch. Thiết bị phải sẵn sàng hoạt động để
tao ra các sản phẩm đạt chất lượng. Nhà quản lý bảo trì và sản xuất cần phải xác định
được chỉ số khả năng sẵn sàng để từ đó đề ra chỉ tiêu sản xuất hợp lý nhất. Những mục
tiêu của bảo trì bao gồm:
-Thực hiện một trương trình kỹ thuật bảo trì tổng hợp trong mua bán, kỹ thuật,
nghiên cứu, phát triển sản xuất, kiểm soát chất lượng,kiểm tra, bao gói, vận chuyển, lắp
đặt, vận hành, dịch vụ tại chỗ, thực hiện công tác khắc phục bất cứ nơi nào và bầt cứ nơi
đâu khi cần, đưa những đặc trưng của độ tin cậy và khả năng bảo trì toàn diện và đúng
đắn vào trong tất cả các hoạt động của công ty tiếp xúc với sản phẩm từ đầu đến cuối.
-Xác định độ tin cậy và khả năng bảo trì tối ưu, các yếu tố này nên được thiết kế
vào trong sản phẩm để chi phí chu kỳ sống là nhỏ nhất
-Thu nhận các dữ liệu thời gian vận hành đến khi hư hỏng và xây dựng đường
cong dạng bồn tắm để ghi nhận tỷ lệ hư hỏng của một bộ phận hoặc thiết bị tương ứng
với tuổi đời của nó. Đường cong này giúp xác định những yếu tố sau:
 Thời gian chạy rà và thời gian làm nóng máy tối ưu
 Thời gian bảo hành tối ưu và chi phí tương ứng
 Thời gian thay thế phòng ngừa tối ưu của các bộ phận quan trọng

 Các nhu cầu phụ tùng tối ưu
- Thực hiện phân tich các dạng, tác động và khả năng tới hạn của hư hỏng để xác
định những bộ phận nên tập trung thiết kế lại, nghiên cứu và phát triển từ quan điểm bảo
trì.
- Nghiên cứu hậu quả của các hư hỏng để xác định thiệt hại của những bộ phận và
thiết bị lân cận, thiệt hại về sản xuất, lợi nhuận và sinh mạng, cũng như tổn hại đến thiện
chí và uy tín của công ty.
- Nghiên cứu các kiểu hư hỏng của các chi tiết, các bộ phận, sản phẩm, hệ thống
và tỷ lệ hư hỏng tương quan để đề nghị thiết kế, nghiên cứu và phát triển nhằm cực tiểu
hoá hư hỏng.

6


- Xác định sự phân bố các thời gian vận hành đến khi hư hỏng của các chi tiết các
bộ phận, các sản phẩm và các hệ thống để hỗ trợ cho sự tính toán tỷ lệ hư hỏng và độ tin
cậy.
- Xác định phân bố các thời gian phục hồi thiết bị hư hỏng. Các thời gian này nên
bao gồm mọi thành phần của thời gian ngừng máy và những phân bố của mối thành phần
thời gian ngừng máy như thời gian ngừng máy để phục hồi chẩn đoán, hậu cần và hành
chính…
- Xác định thời gian trung bình và khả năng thay đổi của tất cả các thành phần,
thời gian ngừng máy với các phân bố đã được xác định ở mục trước để nhận biết các khu
vực có vấn đề cần quan tâm, đồng thời làm giảm thời gian trung bình và khả năng thay
đổi của những hành động bảo trì làm tiêu tốn một phần lớn tổng thời gian ngừng máy.
- Giảm số bộ phận trong thiết kế của thiết bị
- Sử dụng các giải pháp sắp xếp những bộ phận và cấu hình thiết bị tốt hơn về mặt
độ tin cậy.
- Xác định nhu cầu dự phòng để đạt mục tiêu độ tin cậy mong muốn nếu các
phương pháp khác đều thất bại.

- Lựa chọn các vật liệu tốt hơn và thích hợp hơn.
- Lựa chọn các mối quan hệ đúng đắn giữa ứng suất, biến dạng, sức bền và thời
gian trong thiết kế các chi tiết và bộ phận để đạt được mục tiêu độ tin cậy thiết kế tối ưu.
- Sử dụng các phiếu kiểm tra kỹ thuật bảo trì trong tất cả các giai đoạn hoạt động
của thiết bị.
- Xây dựng một hệ thống báo cáo về hư hỏng và bảo trì để thu thập một cách khoa
học những dữ liệu về độ tin cậy và khả năng bảo trì cần thiết.
- Xác định tính trách nhiệm hư hỏng do ai về mặt kỹ thuật, chế tạo, mua sắm, kiểm
soát chất lượng, kiểm tra, thử nghiệm, đóng gói, vận chuyển, bán hàng, dịch vụ tại chỗ,
khởi động, vận hành sử dụng.
- Hướng dẫn ra quyết định hoạt động phục hồi để cực tiêu hoá các hư hỏng, giảm
thời gian bảo trì và sửa chữa, loại bỏ việc thiết kế thừa cũng như thiếu.
- Thông qua thử nghiệm để xác định có cần những thay đổi để cải thiện tuổi thọ,
độ tin cậy và khả năng bảo trì của thiết bị nhằm đạt đến mức độ mong muốn hay không.
- Thực hiện việc xem xet thiết kế độ tin cậy, khả năng bảo trì và cải thiện thiết kế
kỹ thuật, mua sắm, chế tạo, kiểm soát chất lượng, thử nghiệm làm nóng máy, bao gói,
vận chuyển, lắp đặt, khởi động sao cho thiết bị được thiết kế và chế tạo đúng đắn ngay từ
đầu.
- Làm giảm đến mức thấp nhất những sai sót thiết kế thông qua danh sách kiểm
tra khả năng bảo trì của bản thiết kế.

7


- Làm giảm đến mức thấp nhất những sai sót chế tạo thông qua danh sách kiểm tra
độ tin cậy và khả năng bảo trì.
- Giảm đến mức thấp nhất những sai sót trong lắp ráp, kiểm soát chất lượng và
kiểm tra thông qua danh sách kiểm tra và đào tạo thích hợp.
- Đảm bảo các chi tiết, các bộ phận, các thiết bị khởi động được nhờ lắp đặt đúng
đắn, có các sổ tay vận hành và bảo trì tố, ngoài ra người bảo trì cần phải có kinh nghiệm

thực tiễn về bảo trì phục hồi và phòng ngừa tốt.
- Xác định quy mô và trình độ chuyên môn của đội ngũ bảo trì và trình độ chuyên
môn cần thiết cho mỗi loại thiết bị.
- Xác định phân phối các thời gian bảo trì phòng ngừa, giá trị trung bình và khả
năng thay đổi của chúng.
- Đưa ra các bản cảnh báo về thiết bị kiểm soát để người vận hành tránh lạm dụng
khả năng tải và tốc độ giới hạn.
- Giảm đến mức thấp nhất việc sử dụng sai tính năng của thiết bị bằng cách cung
cấp các thông số, đặc tính kỹ thuật chính xác và đào tạo các kỹ sư, nhân viên bán hàng và
dịch vụ.
- Thực hiên một hệ thống bảo hành, bảo trì có hiệu quả bao gồm thu thập các dữ
liệu tại hiện trường về độ tin cậy và khả năng bảo trì, phân tich và thực hiên các công
việc cải tiến.
- Giám sát hiệu quả sử dụng thực tế của thiết bị, tính toán các khả năng bảo trì và
tỷ lệ sửa chữa những chi tiết và bộ phận hư hỏng. Nếu những khả năng bảo trì và tỷ lệ
sửa chữa này thấp hơn mục tiêu thiết kế thì phải thực hiện ngay những hành động khắc
phục trước khi phải đương đầu với những sự cố nghiêm trọng của thiết bị.
- Tiến hành những nghiên cứu mới liên quan giữa độ tin cậy, khả năng bảo trì, chi
phí, trọng lượng, thể tích, khả năng vận hành và an toàn để xác định giải pháp có hiệu
quả kinh tế cao nhất.
- Xác định kế hoạch thử nghiệm tốt nhất và kiểm tra kích thước mẫu để sử dụng
cho việc đánh giá, kiểm tra khả năng bảo tri và thời gian trung bình để sửa chũa của thiết
bị.
- Xác định những phụ tùng có mức độ tin cậy cao, chi phí tối thiểu, tối ưu để cung
cấp cho thiết bị và nhờ vậy giảm các chi phí tồn kho.
- Giảm các chi phí bảo hành bằng cách giảm các chi phí sửa chữa, thay thế và hỗ
trợ sản phẩm trong thời gian bảo hành.
- Xúc tiến thương mại bằng cách quảng cáo rằng các sản phẩm chỉ cần chi phí bảo
trì và hỗ trợ tối thiểu bởi vì nó được thiết kế với khả năng bảo trì cao nhất.
- Định luợng, cực đại hoá khả năng sẵn sàng của thiết bị và cực đại hoá thời gian

thiết bị vận hành ổn định.

8


- Xúc tiến thương mại bằng cách quảng cáo rằng khả năng sẵn sàng rất cao của
thiết bị để sản xuất hoặc sử dụng vì vậy làm giảm chi phí sản xuất và chi phí vận hành
thiết bị
- Làm tăng sự thoả mãn và thiện cảm của khách hàng bằng cách giới thiệu sản
phẩm dễ bảo trì hơn và khả năng sản xuất cao hơn để phục vụ sản xuất.
- Làm tăng doanh thu nhờ khách hàng được thoả mãn và có thiện cảm hơn.
- Làm tăng lợi nhuận hoặc với cùng lơi nhuận thì có thể cung cấp cho khách hàng
những sản phẩm tin cậy hơn và dễ bảo trì hơn.
- Làm đảo ngược xu thế hiện nay là chi hơn 90% cho các chi phí về độ tin cậy, khả
năng bảo trì và chất lương trong công nghiệp để khắc phục những sai sót và khuyết tật về
độ tin cậy, khả năng bảo trì và thiết kế sản phẩm sau khi chúng xảy ra trong khi chỉ chi ít
hơn 10% để thiết kế và chế tạo sản phẩm đúng ngay từ đầu.
1.3 Nh÷ng lîi Ých mang l¹i tõ c«ng t¸c b¶o tr×
Qua kết quả điều tra người ta nhận thấy rằng trong một năm nếu tăng chỉ số khả
năng sẵn sàng của máy móc thiết bị lên 1% thì hiệu quả kinh tế mang lại cho các đơn vị
sản xuất sẽ rất lớn:
 Nhà máy thép

:

khoảng 10 tỷ đồng

 Nhà máy giấy

:


khoảng 11 tỷ đồng

 Nhà máy hoá chất

:

khoảng 1 tỷ đồng

 Nhà máy điện

:

khoảng 10 tỷ đồng

 Nhà máy xi măng :
khoảng 21 tỷ đồng
- Một cuộc điều tra của nhiều nước trên thế giới cho thấy rằng:cứ 1 USD chi cho
chương trình giám sát tình trạng sẽ tiết kiệm 5USD, nói chung là tiết kiệm từ 10 đến
22USD nói riêng cho ngành nhựa.
- Lực lượng hải quan Mỹ ước lượng rằng chương trình bảo trì giám sát tình trạng
máy có tỷ lệ giữa lợi ích so với chi phí khoảng 18/10.
- Vào cuối năm 1999, khảo sát tại một công ty bao bì nhựa ở Tp Hồ Chí Minh
trong 6 tháng từ 1/7/98 đến 01/01/99 cho thấy, máy đùn ép màng nhựa có tổng số giờ
ngừng máy là 155 giờ, gây tổn thất cho nhá máy 1,6 tỷ đống. Nếu công ty được hỗ trợ để
triển khai tốt bảo trì phòng ngừa giám sát tình trạng cho các máy móc thiết bị hiện có thì
có thể tăng doanh thu ít nhất 11 tỷ đồng và phần lớn giá trị này là lợi nhuận, nghĩa là đạt
gấp 5 lần lợi nhuận của công ty trong năm đó. Tương tự tại một công ty nhựa khác có thể
tăng doanh thu ít nhất là 7 tỷ đồng (thêm 20% doanh thu) và chủ yếu trong đó cũng là lợi
nhuận.

- Viện nghiên cứu điện năng ở Mỹ đã thưc hiện một chương trình bảo trì dự đoán
(tập trung vào giám sát rung động) tại nhà máy điện Eddystone ở Philadelphia từ

9


năm1987. Trong một báo cáo hội nghị năm 1992, lợi nhuận mang lại trong vòng 5 năm
nhờ giám sát rung động lên đến hơn 5 triệu USD.
- Vào năm 1989, công ty điện và khí San Diego đã báo cáo tiết kiệm được 700.000
USD trong vòng 2 năm.
- Nhà máy giấy cổ nhất ở Mỹ mất mỗi ngày 2,3 giờ sản xuất với chi phí mất mát
10.000 USD/giờ. Khi đưa vào chương trình bảo trì giám sát tình trạng, thời gian sản xuất
bị mất giảm xuống còn 2,0 giờ/ngày. Khi ứng dụng một chương trình bảo trì chính xác,
thời gian bị mất giảm hơn nữa, xuống còn 1,2 giờ/ngày. Tổng chi phí tiết kiệm được hàng
năm lên đến 61 triệu USD.
- Tại công ty Busan (Hàn quốc) nhờ sử dụng hệ thống giám sát tình trạng nên
tránh được 80 giờ ngừng máy một năm và tiết kiệm được 1,5 triệu USD.
- Một nghiên cứu mới đây của chính phủ Anh tiết lộ rằng công nghiệp của nước
này đã tiết kiệm được 1,3 tỷ USD hàng năm nhờ áp dụng bảo trì phòng ngừa. Chỉ cần
tăng khả năng sãn sàng của máy 5% thì có thể nâng cao năng suất 30%.
- Hải quân Canađa đã báo cáo: nhờ áp dụng chiến lược bảo trì trên cơ sở tình trạng
máy nên các hư hỏng của thiết bị trên một đội tàu khu trục (gồm 20 chiếc) đã giảm được
45% và tiết kiệm được chi phí 2 triệu USD một năm
- Năm 1958 có 28% lần phóng vệ tinh của Mỹ thành công trong khi ngày nay hơn
92% là thành công và độ tin cậy này không ngừng gia tăng hàng năm.
- Nhờ áp dụng kỹ thuật bảo trì và độ tin cậy, một nhà sản xuất dụng cụ điện tử đã
giảm được 70% chi phí bảo hành mặc dù doanh thu tăng 25%.
- Bơm thuỷ lực của một máy bay có thời gian trung bình để đại tu là 1200 giờ.
Nhờ áp dụng kỹ thuật giám sát thực tế những hư hỏng và dạng hư hỏng, thay đổi thiết kế
để cải thiện độ tin cậy và khả năng bảo trì, thời gian nói trên đã tăng lên 4000 giờ và

trong đó một số trường hợp đến 5800 giờ.
- Một công ty hàng không đã áp dụng một chương trình cải thiện độ tin cậy nhằm
khẳng định rằng độ tin cậy có thể làm tăng chi phí ban đầu nhưng lại làm giảm đáng kể
các chi phí bảo trì. Một chương trình độ tin cậy toàn diện đã được áp dụng cho hệ thống
vũ khí F-105 với kết quả là độ tin cậy tăng từ 0,7263 lên 0,8986. Các chi phí cho chương
trình này là 25.500.000 USD trong khi các chi phí bảo trì tiết kiệm được mỗi năm là
54.000.000 USD.
- Trong công nghiệp dầu khí cứ mỗi lần sửa chữa hư hỏng bơm phải chi trung bình
4000 USD, thời gian hoạt động trung bình giữa các lần hư hỏng (MTBF) của bơm là 18
tháng. Hãng Exxon, vì có nhiều loại bơm này nên đã phải chi cho việc sửa chữa khoảng
3.000.000 USD hàng năm. Hãng này đã áp dụng một chương trình giảm thiểu hư hỏng
bơm và đã nhận được những kết quả đáng kể, giảm 29% số hư hỏng ngay trong năm đầu
tiên thực hiện.

10


- Độ tin cậy và khả năng bảo trì của một hệ thống điều khiển bay của máy bay trực
thăng, có thể được cải thiện đáng kể bằng cách sử dụng một hệ thống điều khiển quang
kỹ thuật số thay vì một hệ thống điều khiển cơ khí. So sánh giữa hai hệ thống này cho
thấy an toàn bay tăng 600% độ tin cậy tăng 400% và khả năng bảo trì tăng 250%.
- Người phụ trách về kỹ thuật bảo trì của công ty Tapco đã phát biểu rằng kỹ thuật
bảo trì và độ tin cậy mang lại lợi nhuận dưới nhiều dạng và hình thức:
Các tiêu chuẩn: Một bộ bulông, đai ốc, vòng đệm giá 10 USD được dùng với số
lượng 50 bộ cho một thành phẩm và được nhóm tiêu chuẩn bảo trì kiểm tra. Nhóm này đề
nghị thay thế một bộ phận khác với cùng chức năng nhưng giá thành rẻ hơn. Bằng cách
tìm tòi, áp dụng những nguyên tắc của kỹ thuật giá trị và tiêu chuẩn hoá, nhóm này đã
giảm được một phần ba chi phí của thiết bị.
Nghiên cứu các bản thiết kế: công việc phối hợp giữa các nhóm tiêu chuẩn bảo trì
và các nhà thiết kế mang lại hiệu quả và lợi nhuận nhất. Các bản thiết kế cần được xem

xét lại và kiểm tra kỹ trong giai đoạn đầu tiên của chương trình phát triển sản phẩm. Nếu
có sai sót thiết kế thì chi phí sẽ là 1USD để sửa lại bản thiết kế sơ bộ, là 10USD sau khi
hoàn thành bản thiết kế, 100 USD ở giai đoạn tạo mẫu đầu tiên, 1.000 USD ở giai đoạn
tiền sản xuất và là 10.000 USD ở giai đoạn sản xuất.
Công việc với nhà cung cấp: Tapco tiến hành các quá trình thử nghiệm, kiểm tra
bằng thống kê chất lượng, độ tin cậy các nguyên vật liệu, bán thành phẩm của những nhà
cung cấp. Từ đó họ không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra mà còn cải thiện
được mối quan hệ với nhà cung cấp
Bảo trì: Tapco đã áp dụng những công cụ, kỹ thuật độ tin cậy và khả năng bảo trì
cho chương trình bảo trì phòng ngừa. Nhờ vậy thời gian hoạt động trung bình giữa hai
lần hư hỏng đã tăng lên và do đó tuổi đời của thiết bị cũng dài hơn.
Giám sát tình trạng/bảo trì: Dự đoán đã được thực hiện nhằm làm giảm các chi

Chi phí
bảo trì
USD/năm

17 - 18
Vận
hành
đến khi
hư hỏng

11 - 13
Phòng
ngừa

7-9
Dự đoán


Giải pháp bảo trì
Hình 1.4 Chi phí bảo trì

11


phí bảo trì toàn bộ. Hình 1.4 thể hiện các chi phí bảo trì thực tế khi sử dụng các kỹ thuật
dự đoán so với các giải pháp vận hành đến khi hư hỏng hoặc phòng ngừa. Các chương
trình thế hệ tiếp theo không chỉ tập trung vào việc giảm các chi phí bảo trì mà còn sẽ cải
thiện đáng kể năng suất của nhà máy và hỗ trợ cao chất lượng sản phẩm.
1.4 Nh÷ng thiÖt h¹i do h- háng m¸y, thiÕt bÞ
Qua điều tra, tổn thất trong một giờ ngừng sản xuất do máy bị hư hỏng ở một số
ngành công nghiệp như sau:
- Dầu khí:vài triệu USD
- Giấy:10.000-20.000 USD
- Hoá chất:2.000 USD

- Thép :10.000 USD
- Gia công kim loại:5.000 USD
- Điện:10.000 USD

- Sản xuất lon bia:9.000 USD

- Ươm tơ(1 máy):500 USD

- Nhựa(1 máy):200 USD
- Nếu ngừng máy do hư hỏng trong một ngày một nhà máy đường Việt Nam có
sản lượng 6.000 tấn/ngày bị thiệt hại trung bình là 2,4 tỷ đồng.
- Một nhà máy hoá dầu ở Hàn Quốc phải ngừng hoạt động do một cơn bão. Khi
nhà máy hoạt động trở lại, theo dõi và giám sát tình trạng máy người ta nhận thấy có rung

động trong những quạt gió. Sau khi kiểm tra quạt gió người ta nhận thấy nguyên nhân
chính là do hư hỏng nghiêm trọng trong các ổ lăn. Nếu hư hỏng đó không được phát hiện
kịp thời thì thiệt hại của nhà máy có thể lên đến 0,5 triệu USD.
- Nhờ theo dõi thường xuyên một nhà máy xử lý khí ở Trung Đông người ta nhận
thấy có rung động ở một rô to máy nén và so sánh với một hiện tượng tương tự trước đây.
Từ đó đã rút ra kết luận rằng rung động đó là do sự mất cân bằng của rô to. Vậy cần phải
thay thế rô to đó, nhưng nhà máy lại không có phụ tùng để thay ngay lập tức. Nhờ hiểu
rõ tình trạng của máy mà các kỹ sư của nhà máy đã kiểm soát được mức độ nghiêm trọng
của sự cố đó bằng cách giảm tải đặt lên ro to đó trong khi chế tạo một ro to mới. Nếu
không phát hiện sớm và chính xác để điều chỉnh sản xuất thì khi máy bị hư hỏng, ngừng
sản xuất hoàn toàn sẽ gây thiệt hại ước tính khoảng 2 triệu USD mỗi ngày.
- Một nhà máy lọc dầu của Pháp đã phát hiện thấy có một trục của máy trộn chất
xúc tác bị đảo nhiều hơn so với trước đây trong khi khởi động. Người ta nhận thấy trục
máy này có ma sát với vỏ và những vòng chặn. Chất xúc tác khi thoát ra gần những vòng
chặn sẽ dần dần tích tụ bên trong vỏ. Nhờ công tác theo dõi tình trạng máy thường xuyên
mà quyết định loại bỏ chất xúc tác bằng cách phun nước trong khi vẫn vận hành máy. Kết
quả là rung động đó đã trở lại bình thường. Bằng cách giải quyết tình trạng một cách trực
tiếp, nhà máy đã tránh được thiệt hại ước tính khoảng 1 triệu quan Pháp mỗi ngày.
-“Cứ một lần ngừng máy ngoài kế hoạch thì tương ứng với khoảng 10 giờ ngừng
sản xuất và bị thiệt hại 65.000 USD trong một nhà máy cán thép. Một năm thường có
khoảng 5 trường hợp như vậy. Tất cả trường hợp này có thể phòng tránh bằng các kỹ

12


thut bo trỡ l giỏm sỏt rung ng (TS.Don Mahadevan,Hi ngh quc t ln th 3 v
bo trỡ d ỏn)
1.5. Những ứng dụng thực tế của kỹ thuật bảo trì

K thut bo trỡ cung cp nhng tớnh toỏn v ng dng thc t :

- D oỏn tin cy ca cỏc b phn mỏy t cỏc d liu v h hng
- Cung cp cỏc gii phỏp t tin cy ca cỏc h thng
- ỏnh giỏ s lng mỏy d phũng trong thit k v xỏc nh s lng mỏy d
phũng cn thờm
- D oỏn s lng mỏy d phũng cn thit t c tin cy mong mu
n
- Xỏc nh nhng phn, b phn m thay i thit k s cú li nht v mt tin
cy v gim thiu chi phớ
- To c s so sỏnh hai hay nhiu thit k
- Phõn tớch mi quan h gia kh nng tin cy, chi phớ, trng lng kh nng
vn hnh v an ton
- Cung cp d liu cn thit xõy dng cỏc ng cong dng bn tm, trong ú
tc h hng ca thit b c th hin theo thi gian hot ng. Nhng ng cong
ny giỳp xỏc nh:
Thi gian th nghim chy r v lm núng mỏy ti u
Thi gian v chi phớ bo hnh ti u
Nhu cu v ph tựng ti u
Giai on bt u mi mũn mónh lit
- Xỏc nh khi no thay th mt b phn trc khi b phn ny b mi mũn mónh lit
hoc h hng hon ton.
- Xỏc nh trỏch nhim v h hng l do thit k, ch to, mua sm, kim soỏt cht
lng, th nghim, bỏn hng hay dch v.
- Ch dn ra quyt nh thc hin hnh ng phc hi gim n mc thp nht
cỏc h hng v loi tr kh nng thit k tha hoc thiu.
- Xỏc nh nhng khu vc cú th u t ti chớnh tt nht nghiờn cu v phỏt
trin v tin cy v kh nng bo trỡ.
- Xỏc nh nhng h hng xy ra nhng thi im no ú trong thi gian hot
ng ca mỏy v chun b i phú vi chỳng.
- Cung cp nhng ch dn cho cỏc quỏ trỡnh v k thut ch to t c nhng
mc tiờu v tin cy ch to.

- Cung cp nhng ch dn xem xột li kh nng bo trỡ v tin cy ti hn.

13


- Hỗ trợ cung cấp những chỉ dẫn cho quá trình kiểm soát chất lượng.
- Cung cấp những tài liệu chính xác để quảng cáo và bán hàng có hiệu quả.
- Thiết lập những khu vực cần giảm thiểu chi phí do vô trách nhiệm (sản xuất bị
nhiều phế phẩm, sản xuất ra những sản phẩm bị sửa đi sửa lại nhiều lần, sản phẩm bị trả
lại,…)
- Cung cấp một kỹ thuật phân tích chi phí, trong đó độ tin cậy và khả năng bảo trì
tối ưu của sản phẩm có thể được xác định tương ứng với chi phí toàn bộ của sản phẩm
tính cho khách hàng là tối thiểu. Chi phí toàn bộ, còn gọi là chu kỳ sống, là tổng chi phí
ban đầu hay giá mua, cộng với các loại chi phí hỗ trợ, dịch vụ, vận hành và bảo trì thiết bị
và chi phí do thời gian ngừng máy trong suốt tuổi đời được thiết kế của sản phẩm.
- Giảm các chi phí tồn kho nhờ cung ứng đúng phụ tùng một cách kịp thời .
- Hỗ trợ xúc tiến buôn bán trên cơ sở độ tin cậy và khả năng bảo trì của các sản
phẩm đã chế tạo.
- Tính số lượng mẫu cần thiết để thử nghiệm nhằm xác định tuổi thọ, độ tin cậy và
khả năng bảo trì của sản phẩm.
- Giảm chi phí bảo hành hoặc là với cùng chi phí thì tăng thời gian bảo hành.
- Thiết lập để sửa chữa hệ thống đúng định kỳ:
- Cung cấp các kết quả phân tích những báo cáo về hư hỏng để nhận biết được các
hư hỏng có cùng loại hay không, các phương pháp bao bì và vận chuyển, có quan hệ gì
giữa số lần hư hỏng và thời gian phục vụ của thiết bị, có đủ người bảo trì không, thời
gian ngừng máy và thời gian sửa chữa có như dự kiến không và có những thay đổi gì ảnh
hưởng đến tuổi thọ và khả năng bảo trì của thiết bị so với mong muốn.
- Xác định thời gian cần thiết để thử nghiệm tuổi thọ, độ tin cậy và khả năng bảo trì.
- Hỗ trợ cung cấp những chỉ dẫn để đánh giá các nhà cung cấp tiềm năng trên cơ
sở độ tin cậy và khả năng bảo trì sản phẩm của họ.

- Hỗ trợ để cung cấp những chỉ dẫn để xác định khả năng bảo trì của hệ thống, khả
năng cung ứng phụ tùng và các bộ phụ tùng với chi phí tối thiểu.
- Xác định thời gian cần thiết để sửa chữa đinh kỳ hệ thống
- Xác định khả năng sẵn sàng của hệ thống và giá trị cần đạt
- Xác định năng lực của hệ thống và giá tri cần đạt
- Xác định các yếu tố sử dụng của hệ thống và giá trị cần đạt
- Xác định khả năng bảo trì của hệ thống và giá trị cần đạt
- Xác định tổng giờ lao động cần thiết cho toàn bộ các công việc bảo trì.
- Thực hiện phân tích các dạng, tác động và khả năng tới hạn của hư hỏng để xác
định các bộ phận cần tập trung thiết kế lại, nghiên cứu phát triển và thử nghiệm hệ thống
nhằm nâng cao không ngừng độ tin cậy và khả năng bảo trì của sản phẩm.

14


- Nõng cao s tho món v thin cm ca khỏch hng
- Nõng cao doanh thu v th phn
- Nõng cao li nhun
- Tỏi u t mt phn li nhun vo vic i mi phõn xng sn xut nhm nõng
cao nng sut phõn xng v vỡ vy lm gim chi phớ sn xut.
- Tỏi u t mt phn li nhun nghiờn cu v phỏt trin hn na nhm ng
u trong mụi trng cnh tranh ton cu.
- Ci thin cht lng sng ca cụng nhõn, nhng ngi to ra nhng sn phm
bng cỏch chia s.
Mt trong nhng k thut bo trỡ quan trng nht hin nay chớnh l k thut giỏm
sỏt tỡnh trng. Hỡnh 1.5 gii thiu mt vớ d in hỡnh v nhng k thut giỏm sỏt hin i
nhm cung cp d liu ỏng tin cy bỏo trc h hng ca bi nhm cú hnh ng
kp thi ngn nga h hng mỏy ngoi k hoch.

Thời gian báo

tr-ớc

Rung
động
Kiểm tra
bằng
sóng âm

Hhỏng
hoàn
toàn
(ổ bi)
Kiểm tra
bằng
giác quan

Hhỏng
bắt
đầu

Kiểm tra
bằng
rung động

Thời gian

Hỡnh 1.5 K thut giỏm sỏt tỡnh trng

1.6 So sánh giữa bảo trì và y tế
Mc dự bo trỡ v y t thuc hai ngnh khỏc nhau mt bờn l phc v cho con

ngi cũn mt bờn l phc v cho mỏy múc, thit b nhng li cú mt s tng quan
c th hin bng 1.1

15


Bảng 1.1 So sánh giữa bảo trì và y tế
y tÕ

b¶o tr×

- Con người

- Máy móc

- Đau ốm
- Bệnh án

- Hư hỏng
- Lý lịch máy

- Hồ sơ của bệnh nhân
- Khám bệnh
- Chẩn đoán

- Hồ sơ của máy móc
- Khảo sát máy
- chẩn đoán

- Kiểm tra các cơ quan

- Theo dõi tình trạng
- Mổ bệnh nhân

- Kiểm tra các bộ phận
- Giám sát tình trạng
- Tháo máy

- Thay thế một số cơ quan
- Xét nghiệm máu

- Thay thế một số bộ phận
- Xét nghiệm dầu

- Máy đo điện tâm đồ
- Kiểm tra siêu âm
- Đo thân nhiệt
- Đo nhịp tim
- Tuổi thọ của con người
- Sức khoẻ
- Chết
- Phòng bệnh hơn chữa bệnh

- Oscilloscope
- Kiểm tra siêu âm
- Đo nhiệt độ
- Đo rung động
- Tuổi thọ của máy
- Khả năng sẵn sàng
- Chết(máy)
- Phòng hư hơn chữa hỏng


16


Chương 2: ĐỊNH NGHĨA VÀ NỘI DUNG BẢO TRÌ
2.1. Các định nghĩa về bảo trì
Trong thời đại hiện nay, máy móc và thiết bị đang ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong hầu hết mọi lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,…. Vì vậy bảo trì các loại
máy móc thiết bị cũng ngày được quan tâm nhiều hơn.
Bảo trì là một thuật ngữ quen thuộc, tuy nhiên để hiể rõ vai trò, chức năng và các
hoạt động liên quan đến bảo trì lại không dễ dàng. Tuỳ theo quan điểm của mỗi tổ chức,
mỗi cơ quan mà thuật ngữ bảo trì được định nghĩa khác nhau, nhưng về cơ bản có nhiều
điểm tương đồng. Sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu:
2.1.1- Định nghĩa của Afnor (pháp)
Bảo trì là tập hợp các hoạt động nhằm duy trì hoặc phục hồi một tài sản ở tình
trạng nhất định hoặc bảo đảm một dịch vụ nhất định.
- Ý nghĩa của một số khái niệm từ định nghĩa này là: Tập hợp các hoạt động, tập
hợp các phương tiện, các biện pháp kỹ thuật để thực hiện công tác bảo trì.
- Duy trì: phòng ngừa các hư hỏng có thể xẩy ra để duy trì tình trạng hoạt động của
tài sản.
- Phục hồi: Sửa chữa hay phục hồi trở lại trạng thái ban đầu của tài sản.
- Tài sản: Bao gồm tất cả các thiết bị, dụng cụ sản xuất, dịch vụ,…
- Tình trạng nhất định hoặc tình trạng xác định: Các mục tiêu được xác định và định
lượng.
2.1.2- Định nghĩa của BS 3811: 1984 (Anh)
Bảo trì là tập hợp tất cả các hoạt động kỹ thuật và quản trị, nhằm giữ cho thiết bị
luôn ở, (hoặc phục hồi nó về) một tình trạng mà trong đó nó có thể thực hiện chức năng
yêu cầu. chức năng yêu cầu này có thể được định nghĩa như là một tình trạng xác định
nào đó.
2.1.3- Định nghĩa của Total productivity development AB (Thụy Điển)

Bảo trì bao gồm tất cảc các hoạt động được thực hiện nhằm giữ cho thiết bị ở một
tình trạng nhất định hoặc phục hồi cho thiết bị về tình trạng này.
4- Định nghĩa của Dimitri kececioglu (Mỹ)
Bảo trì là bất kỳ hành động nào nhằm duy trì các thiết bị không bị hư hỏng ở một
tình trạng vận hành đạt yêu cầu về mặt độ tin cậy và an toàn và nếu chúng bị hư hỏng thì
phục hồi chúng về tình trạng này.

17


2.2. Phân loại bảo trì
Các loại chiến lược, giải pháp, kỹ thuật, phương pháp, thiết bị bảo trì đang phổ biến
hiện nay được trình bầy ở hình 2.1
BẢO TRÌ
bảo trì có kế hoạch
bảo trì không
phòng ngừa

bảo trì
phòng
ngừa trực
tiếp

Bảo trì
cải tiến

bảo trì không kế hoạch

Bảo trì
chính

xác

bảotrì phòng
ngừa gián tiếp
(bảo trì trên cơ
sở tình trạng)

bảo trì
thiết kế
lại

TPM

RCM

bảo trì
kéo dài
tuổi thọ

Bảo trì
dự
phòng

Bảo trì
phục hồi
và khẩn
cấp

Giám sát tình trạng chủ quan


Giám sát tình trạng khách quan

( dùng năm giác quan của con người )

( dùng các thiết bị, dụng cụ )

Nghe

Nhìn

Sờ

Giám
sát
rung
động

Nếm

Giám
sát
hạt

Bảo trì
dự
phòng

Ngửi

Giám

sát
tình
trạng
chất
lỏng

Giám
sát
nhiệt
độ

Giám
sát
tốc độ
vòng
quay

Giám
sát
khuyết
tật

Giám
sát
tiếng
ồn

. .
.
.

.
.
.

Phương
pháp phổ

Dụng
cụ
cầm
tay

Phân
tích
hạt từ
chất
lỏng
bôi
trơn

Thiết
bị
giám
sát
tình
trạng
chất
lỏng

Thiết

bị
giám
sát
nhiệt
độ

Tốc
kế

Máy
kiểm
tra
khuyế
t tật
bằng
siêu
âm

Thiết
bị
giám
sát
tiếng
ồn

.
.
.
.
.

.
.

18

.


2.3. Bảo trì không kế hoạch
Chiến lược bảo trì này được xem như là “vận hành cho tới khi hư hỏng”. Nghĩa là
không hề có bất kỳ một kế hoạch hay hoạt động bảo trì nào trong khi thiết bị đang hoạt
động cho tới khi hư hỏng. Bảo trì không kế hoạch được xem là công tác bảo trì được thực
hiện không có kế hoạch hoặc không có thông tin trong lúc thiết bị đang hoạt động cho tới
khi hư hỏng. Nếu có một hư hỏng nào đó xảy ra thì thiết bị đó sẽ được sửa chữa hoặc
thay thế.
Hai loại giải pháp phổ biến trong chiến lược bảo trì này là
2.3.1- Bảo trì phục hồi
Bảo trì phục hồi không kế hoạch là loại bảo trì không thể lập được kế hoạch. Một
công việc được xếp vào loại bảo trì phục hồi không kế hoạch khi mà thời gian dùng cho
công việc ít hơn 8 giờ. Trong trường hợp này không thể lập kế hoạch làm việc một cách
hợp lý. Nhân lực, phụ tùng và các tài liệu kỹ thuật cần thiết đối với công việc bảo trì này
là không thể lập kế hoạch và chuẩn bị trước khi công việc bắt đầu mà phải thực hiện đồng
thời với công việc.
Bảo trì phục hồi không kế hoạch là tất cả các hoạt động của bảo trì được thực hiện
sau khi xảy ra đột xuất một hư hỏng nào đó để phục hồi thiết bị về tình trạng hoạt động
bình thường nhằm thực hiện các chức năng yêu cầu.
2.3. 2- Bảo trì khẩn cấp
Bảo trì khẩn cấp là bảo trì cần được thực hiện ngay sau khi có hư hỏng xảy ra để
tránh những hậu quả nghiêm trọng tiếp theo.
Trong thực tế do thiếu tính linh hoạt và không thể kiểm soát chi phí được nên bảo trì

khẩn cấp là phương án bất đắc dĩ và ít được chấp nhận. Thay vào đó có thể sử dụng các
giải pháp hiệu quả và linh hoạt hơn.
Bảo trì phục hồi không kế hoạch thường chi phí cao và các lần ngừng sản xuất
không biết trước được, do đó sẽ làm cho chi phí bảo trì trực tiếp và chi phí bảo trì gián
tiếp cao. Vì vậy bảo trì không kế hoạch chỉ thích hợp trong những trường hợp ngừng máy
đột xuất chỉ gây ra thiệt hại tối thiểu. Đối với những thiết bị quan trọng trong các dây
chuyền sản xuất, những lần ngừng máy đó có thể gây ra tổn thất, do đó giải pháp bảo trì
này phải được giảm đến mức tối thiểu trong bất kỳ một tổ chức bảo trì nảo.
2.4. Bảo trì có kế hoạch
Bảo trì có kế hoạch là bảo trì được tổ chức và thực hiện theo một chương trình đã
được hoạch định và kiểm soát.
Chiến lược bảo trì có kế hoạch bao gồm các loại sau:

19


2.4.1. Bảo trì phòng ngừa
Bảo trì phòng ngừa là hoạt động bảo trì được lập kế hoạch trước và thực hiện theo
một trình tự nhất định để ngăn ngừa các hư hỏng xảy ra hoặc phát hiện các hư hỏng trước
khi chúng phát triển đến mức làm ngừng máy và gián đoạn sản xuất.
Như đã thấy từ định nghĩa, bảo trì phòng ngừa được chia thành hai bộ phận khác nhau:
bảo trì phòng ngừa được thực hiện để ngăn ngừa các hư hỏng xảy ra và bảo trì phòng
ngừa được thực hiện để phát hiện các hư hỏng trước khi chúng phát triển đến mức làm
ngừng máy hoặc các bất ổn trong sản xuất.
Có hai giải pháp thực hiện chiến lược bảo trì phòng ngừa:
2.4.1.1. Bảo trì phòng ngừa trực tiếp
Bảo trì trực tiếp được thực hiện định kỳ nhằm ngăn ngừa hư hỏng xảy ra bằng
cách tác động và cải thiện một cách trực tiếp trạng thái vật lý của máy móc, thiết bị.
Những công việc bảo trì phòng ngừa trực tiếp thường là thay thế các chi tiết, phụ tùng,
kiểm tra các bộ phận, bôi trơn, thay dầu mỡ, lau chùi, làm sạch máy móc,…theo kế hoạch

chương trình định sẵn.
Các hoạt động bảo trì phòng ngừa trực tiếp thường mang tính định kỳ theo thời gian
hoạt động, theo kilômet di chuyển,... Nên còn gọi là bảo trì định kì( fixed- time
maintence-FTM).
2.4.1.2. Bảo trì phòng ngừa gián tiếp.
Bảo trì phòng ngừa gián tiếp được thực hiện để tìm ra các hư hỏng ngay trong giai
đoạn ban đầu trước khi các hư hỏng có thể xảy ra. Trong giải pháp này, các công việc bảo
trì không tác động đến trạng thái vật lý của thiết bị mà thay thế vào đó là những kỹ thuật
giám sát tình trạng khách quan và giám sát tình trạng chủ quan được áp dụng để tìm ra
hoặc dự đoán các hư hỏng của máy móc, thiết bị nên còn được gọi là bảo trì trên cớ sở
tình trạng.(CBM-condition Based Maintenance) hay bảo trì dự đoán (Predictive
Maintenance) hoặc bảo trì tích cực(proactive M ainance). Bảo trì trên cơ sở tình trạng
máy đã khắc phục được các nhược điểm của bảo trì phòng ngừa và bảo trì định kì bằng
cách giám sát liên tục tình trạng máy. Để xác định chính xác tình trạng và điều kiện hoạt
động của thiết bị ở mọi thời điểm người ta sử dụng những kĩ thuật giám sát tình trạng.
2.4.1.3. Kỹ thuật giám sát tình trạng.
Nếu trong quá trình hoạt động máy móc, thiết bị có vấn đề thì thiết bị giám sát tình
trạng sẽ cung cấp thông tin để xác định xem đó là vấn đề gì và quan trọng hơn là nguyên
nhân gây ra vấn đề đó. Nhờ vậy, có thể lập trình sửa chữa hiệu quả từng vấn đề cụ thể
trước khi máy móc bị hư hỏng. Giám sát tình trạng có thể được chia thành:
 Giám sát tình trạng chủ quan: là giám sát được thực hiện bằng các giác quan của
con người như: nghe, nhìn, sờ, nếm, ngửi, để đánh giá tình trạng của thiết bị .

20


 Giám sát tình trạng khách quan: được thực hiện khi tình trạng của thiết bị trong
một số trượng hợp không thể nhận biết được bằng các giác quan của con người.
Nó được thực hiện thông qua việc đo đạc và giám sát bằng nhiều thiết bị khác
nhau, từ những thiết bị đơn giản cho đến những thiết bị chẩn đoán hiện đại nhất.

Giám sát tình trạng khách quan có thể thực hiện bằng hai cách:
Giám sát tình trạng không liên tục: là giám sát tình trạng mà trong đó một
người đi quanh các máy và đo những thông số cần thiết bằng một dụng cụ cầm tay.
Các số liệu hiển thị được ghi lại hoặc được lưu trữ trong dụng cụ để phân tích về
sau. Phương pháp này đòi hỏi một người có tay nghề cao để thực hiện việc đo
lường. Bởi vì, người đó phải có kiến thức vận hành dụng cụ, có thể diễn đạt thông
tin từ dụng cụ và phân tích tình trạng máy hiện tại là tốt hay xấu.
Giám sát liên tục: được thực hiện khi thời gian phát triển hư hỏng qúa
ngắn. Phương pháp này cần ít người hơn nhưng thiết bị thì đắt tiền hơn và bản thân
thiết bị cũng cần được bảo trì.
Trong hệ thống bảo trì phòng ngừa dựa trên giám sát tình trạng thường 70%
các hoạt động là chủ quan và 30% là khách quan lý do là vì có những hư hỏng xảy
ra và không thể phát hiện bằng dung cụ.
2.4.2. Bảo trì cải tiến.
Bảo trì cải tiến được tiến hành khi cần thay đổi thiết bị cũng như tình trạng bảo
trì. Mục tiêu của bảo trì cải tiến là thiết kế lại một số chi tiết, bộ phận để khắc phục
một số hư hỏng để kéo dài thời gian sử dụng của các chi tiết, bộ phận và toàn bộ
thiết bị. Chiến lược bảo trì cải tiến được thực hiện bởi hai giải pháp sau:
 Bảo trì thiết kế lại (design – out maintence, DOM): giải pháp bảo trì này
thường là đưa ra thiết kế cải tiến nhằm khắc phục hoàn toàn những hư
hỏng, khuyết tật hiện có của máy móc, thiết bị.
 Bảo trì kéo dài tuổi thọ ( life- time extension, LTE): là một giải pháp nhằm
kéo dài tuổi thọ của máy móc, thiết bị bằng cách đổi mới vật liệu hoặc kết
cấu.
2.4.3- Bảo trì chính xác.
Bảo trì chính xác được thực hiện bằng cách thu thập các dữ liệu của bảo trì dự
đoán để hiệu chỉnh môi trường và các thông số vận hành của máy, từ đó cực đại hoá năng
suất, hiệu suất và tuổi thọ của máy.
2.4.4- Bảo trì dự phòng(redundancy, RED).


Bảo trì dự phòng được thực hiện bằng cách bố trí máy hoặc chi tiết, phụ tùng thay thế
song song với cái hiện có. Điều này có nghĩa là máy hoăc chi tiết, phụ tùng thay thế có

21


thể được khởi động và liên kết với dây chuyền sản xuất, nếu cái đang được sử dụng bị
ngừng bất ngờ.
2.4.5-Bảo trì năng suất toàn bộ (total productive maintence- TPM)
Bảo trì năng suất toàn bộ được thực hiện bởi tất cả các nhân viên thông qua các
nhóm hoạt động nhỏ nhằm đạt tối đa hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị .
TPM tạo ra những hệ thống ngăn ngừa tổn thất xảy ra trong quá trình sản xuất
nhằm đạt được mục tiêu “ không tai nạn, không khuyết tật, không hư hỏng”. TPM được
áp dụng trong toàn bộ phòng, ban và toàn bộ các thành viên từ người lãnh đạo cao nhất
đến những nhân viên trực tiếp sản xuất.
2.4. 6-Bảo trì tập trung vào độ tin cậy(reliability maintence –RCM)
Bảo trì tập trung vào độ tin cậy là một quá trình mang tính hệ thống được áp dụng
để đạt được các yêu cầu về bảo trì và khả năng sẵn sàng của máy móc, thiết bị nhằm
đánh giá một cách định lượng nhu cầu thực hiện hoặc xem xét lại các công việc và kế
hoạch bảo trì phòng ngừa.
2.4.7-Bảo trì phục hồi.
Bảo trì phục hồi có kế hoạch là hoạt động bảo trì phục hồi phù hợp với kế hoạch
sản xuất, các phụ tùng, tài liệu kĩ thuật và nhân viên bảo trì đã được chuẩn bị trước khi
tiến hành công việc.
Trong giải pháp bảo trì này chi phí bảo trì gián tiếp sẽ thấp hơn và chi phí bảo trì
trực tiếp cũng giảm đi so với bảo trì phục hồi không kế hoạch.
2.4.8-Bảo trì khẩn cấp.
Dù các chiến lược bảo trì được áp dụng trong nhà máy có hoàn hảo đến đâu thì
những lần ngừng máy đột xuất cũng không thể tránh khỏi và do đó giải pháp bảo trì khẩn
cấp trong chiến lược bảo trì có kế hoạch này vẫn là lựa chọn cần thiết.

2.5 Các giải pháp bảo trì
Khi đã hình thành một chiến lựơc bảo trì, có thể lựa chọn nhiều phương pháp bảo
trì khác nhau từ đơn giản đến phức tạp. Trong thực tế có sự hoà lẫn những phương pháp
khác nhau do tính đa dạng của thiết bị trong nhà máy và bị tổn thất kinh tế do thiết bị
gây ra nếu xuất hiện ngừng máy ngoài kế hoạch. Các giải pháp bảo trì gồm:
2.5.1. Vận hành đến khi hư hỏng ( operation to break down, OTBD),(Bảo trì phục hồi
không kế hoạch)
Nếu như tất cả công việc bảo trì được thực hiện trong nhà máy là OTBD thì bảo
trì sẽ làm cho chỉ số khả năng sẵn sàng thấp và chi phí bảo trì cao. Chi phí do ngừng máy

22


sẽ rất cao, tính hiệu quả của bảo trì thấp, công việc của bảo trì bị thúc ép và đôi khi nguy
hiểm do các giải pháp về an toàn thường không được coi trọng.
Đôi khi giải pháp bảo trì này phải được thực hiện vì các lí do kinh tế hoặc kĩ
thuật, nhưng chỉ áp dụng đối với một số thiết bị được lựa chọn. Nếu tất cả công việc bảo
trì là sửa chữa máy khi bị hư hỏng thì chiến lược bảo trì hoàn toàn sai.
2.5.2. Bảo trì định kì (fixed – time maintence, FTM)
Bảo trì sẽ làm cho chi phí bảo trì ít đắt tiền hơn và giảm được thời gian ngừng
máy so với giải pháp vận hành cho đến khi hư hỏng. Bảo trì định kì có nghĩa là một số
lần ngừng máy để bảo trì được hoạch định trước đối với các máy móc quan trọng. Những
chi tiết, bộ phận có tuổi thọ dự đoán được thay thế hoặc tân trang.
Bảo trì phòng ngừa chỉ dựa trên giải pháp bảo trì định kì sẽ không cho kết quả
như mong đợi vì mỗi chi tiết có tuổi thọ riêng. Một vài chi tiết được thay thế quá thường
xuyên làm phát sinh những chi phí không cần thiết. Một số chi tiết được dùng cho đến
khi hư hỏng mà chưa kịp thay thế gây ra chi phí ngừng máy cao.
2.5.3. Bảo trì trên cơ sở tình trạng (condition –based maintence, CBM).
Bảo trì dựa trên giám sát tình trạng thiết bị sẽ tạo điều kiện đạt được khả năng sẵn
sàng và chi phí bảo trì tối ưu và khả năng sinh lợi cao nhất. Giải pháp bảo trì này có thể

được xem như bảo trì đúng lúc. Giám sát tình trạng thiết bị trong lúc vận hành sẽ tạo ra
điều kiện phục hồi có kế hoạch và lập kế hoạch bảo trì phối hợp linh hoạt với lập kế
hoạch sản xuất. Thời gian ngừng sản xuất do thay đổi dụng cụ, sản phẩm… chẳng hạn sẽ
được sử dụng để thực hiện công việc bảo trì. Giải pháp bảo trì này làm giảm rất nhiều
thời gian ngừng máy và nâng cao khả năng sẵn sàng của thiết bị.
2.5.4. Bảo trì thiết kế lại (design – out maintence, DOM)
Giải pháp bảo trì thiết kế lại làm giảm nhu cầu bảo trì và làm tăng chỉ số khả năng
sẵn sàng. Khi thiết kế hoặc mua máy cần quan tâm hơn những nhu cầu bảo trì sau này.
Mua thiết bị rẻ nhất thì thường sẽ phát sinh chi phí bảo trì cao, chỉ số khả năng sẵn sàng
thấp và tuổi thọ ngắn. Thiết bị có chất lượng cao thì thường đắt tiền hơn nhưng sẽ có chi
phí bảo trì thấp hơn, chỉ số khả năng sẵn sàng tốt hơn và tuổi thọ dài hơn.
2.5.5. Bảo trì kéo dài tuổi thọ (life time extension, LTE)
Kéo dài tuổi thọ vẫn luôn trong tâm trí người bảo trì. Nếu như tuổi thọ của một chi
tiết nào đó có thể được kéo dài bằng cách sửa đổi, đổi mới vật liệu ,…thì nhu cầu có thể
được kéo dài bằng cách sửa đổi, đổi mới vật liệu,… thì nhu cầu đối với bảo trì phòng
ngừa và bảo trì phục hồi sẽ giảm.

23


2.5.6. Bảo trì dự phòng (redundancy, RED)
Giải pháp này rất đắt tiền, áp dụng khi có đòi hỏi thời gian ngừng máy ở mức tối
thiểu. Nếu một lần ngừng máy không có kế hoạch gây ra những tổn thất lớn hoặc những
hậu quả nghiêm trọng khác và điều đó không thể tránh được, thì giải pháp này phải được
thực hiện. Hình 2.2 thể hiện các thời gian ngừng máy và ngừng sản xuất tương ứng với
các giải pháp bảo trì khác nhau.

Bảo trì phục
hồi không kế
hoạch


Thời gian sản xuất

Tổng thời gian
ngừng máy

Thời gian ngừng máy

Bảo trì định kỳ
Tổng thời gian
ngừng máy

Thời gian sản xuất
Thời gian ngừng máy

Bảo trì trên cơ
sở tình trạng
Thời gian sản xuất

Tổng thời gian
ngừng máy

Thời gian ngừng máy

H ình 2.2Thời gian ngừng máy và sản xuất ứng với những giải pháp bảo trì khác nhau

2.6. Lựa chọn giải pháp bảo trì
Mọi người trong tổ chức quản lý cao nhất đến công nhân đang làm việc tại nhà
máy đều phải biết chiến lược bảo trì. Người sản xuất và người bảo trì phải có thể phân
tích những vấn đề bảo trì nảy sinh. Nếu một sự cố xuất hiện, trước tiên người vận hành,

người bảo trì hay bất cứ người nào khác phải biết đặt câu hỏi: “có thể tránh sự cố này xảy
ra một lần nữa bằng cách sửa đổi, thiết kế lại hoặc bất kì giải pháp nào khác?”
Như vậy có thể lựa chọn giải pháp bảo trì bằng cách nêu một loạt câu hỏi và trả lời theo
trình tự sau đây:
Có thể thiết kế lại để tránh hư hỏng hay không?
Nếu không thể kéo dài được tuổi thọ của chi tiết thì bước kế tiếp là phải cố gắng
áp dụng giám sát tình trạng thiết bị trong suốt thời gian vận hành để sớm tìm ra những sai
sót trong thời kì phát triển hư hỏng và có thể lập kế hoạch để giảm hậu quả hư hỏng.
Có thể áp dụng giám sát tình trạng thiết bị trong quá trình vận hành không?

24


Đôi khi giám sát tình trạng không thể thực hiện trong quá trình vận hành, khi đó
giám sát tình trạng phải đựơc tiến hành trong thời gian ngừng máy có kế hoạch
Có thể giám sát tình trạng trong khi ngừng máy có kế hoạch không?
Nếu không thể áp dụng giám sát tình trạng do không phát hiện được hư hỏng nào
đang phát triển thì phải nghĩ đến thay thế định kì .
Có thể áp dụng thay thế định kì hay không?
Nếu khó xác định được khoảng thời gian giữa những lần hư hỏng xảy ra thì hư
hỏng là ngẫu nhiên và phải nghĩ tiếp đến giải pháp dự phòng.
Có thể áp dụng dự phòng được không?
Nếu không có giải pháp bảo trì nào nêu trên được áp dụng thì giải pháp dự phòng
phải được xem xét trước khi quyết định đi đến giải pháp bảo trì khi đã bị ngừng máy. Giải
pháp này phải được xem xét cẩn thận về mặt kinh tế.

Vận hành đến khi hư hỏng
Chỉ cho phép sử dụng giải pháp bảo trì này khi những giải pháp bảo trì khác không
thể áp dụng được, ví dụ khi hư hỏng mang tính ngẫu nhiên và không có thời gian phát
triển hư hỏng. Tuy nhiên thường thì phải xem xét vấn đề hậu quả kinh tế phát sinh. Đôi

khi giải pháp bảo trì này là kinh tế nhất do giá thiết bị thấp và không tác động đến tổn thất
sản xuất.
2.7 Bảo trì phòng ngừa
2.7.1. Giới thiệu.
Bảo trì phòng ngừa được thực hiện để kéo dài tuổi thọ của thiết bị và tránh những
hư hỏng trước thời hạn dự kiến. Bảo trì phòng ngừa bao gồm các hoạt động như: kiểm tra
thiết bị bôi trơn, điều chỉnh, làm vệ sinh máy, kiểm tra không phá huỷ ( bảo trì dự đoán )
và bảo trì định kỳ thường là thay thế chi tiết. Phục hồi và đại tu thường không được coi là
bảo trì phòng ngừa. Những hành động này là cần thiết khi thiết bị đã bị hư hỏng nặng
ngoài khả năng thực hiện bảo trì phòng ngừa. Phục hồi và đại tu nhằm đưa thiết bị về tình
trạng hoạt động có hiệu quả, chỉ khi đó bảo trì phòng ngừa mới có hiệu quả.
Bảo trì phòng ngừa nhằm duy trì tuổi thọ có ích của thiết bị và tránh những hư hỏng
xảy ra không lường trước. Ngoài những công việc thường lệ như: làm vệ sinh, điều
chỉnh, bôi trơn và kiểm nghiệm, xu hướng phát hiện hư hỏng nhờ kiểm tra và giám sát
thiết bị thường xuyên là một giải pháp sống còn để cải tiến toàn bộ chương trình bảo trì.
Phát hiện sớm các nguy cơ là nhằm tránh hư hỏng vựot quá giới hạn cho phép sau này.
Nhờ đó người ta có thể lập kế hoạch và thực hiện việc phục hồi thiết bị một cách có hiệu
quả hơn. Vì vậy các công việc kiểm tra trong bảo trì phòng ngừa là giải pháp chủ yếu để
nâng cao các hoạt động bảo trì có kế hoạch, làm tăng hiệu quả bảo trì và giảm đáng kể
các trường hợp sửa chữa khẩn cấp. Do đó chi phí bảo trì sẽ giảm đáng kể. phụ lục 2 của

25


×