Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sánh GV môn KHTN 7 Phần Hóa học (Full)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.56 KB, 12 trang )

BÀI 1. Mở đầu
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
Xem sách Hướng dẫn học KHTN 7.
2. Các năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ
động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện. Lập và thực
hiện kế hoạch học tập; thực hiện các cách học: Hình thành cách ghi nhớ của
bản thân; phân tích nhiệm vụ học tập để lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc
phù hợp: các đề mục, các đoạn bài ở sách giáo khoa, sách tham khảo, Internet;
lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt, bằng bản đồ khái niệm, bảng,
các từ khoá; ghi chú bài giảng của giáo viên theo các ý chính; tra cứu tài liệu
thư viên. Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi được
giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp
khó khăn trong học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong
học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập. Xác định
được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải
pháp giải quyết vấn đề. Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù
hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện. Đặt câu hỏi khác nhau về một
sự vật, hiện tượng; xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt
những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. Hình thành ý tưởng dựa
trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải
pháp không còn phù hợp; so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất.
Suy nghĩ và khái quát hoá thành tiến trình khi thực hiện một công việc nào đó;
tôn trọng các quan điểm trái chiều; áp dụng điều đã biết vào tình huống tương
tự với những điều chỉnh hợp lý.
- Năng lực hợp tác: Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các
nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất bằng
hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp. Biết trách nhiệm, vai trò của mình
2




trong nhóm ứng với công việc cụ thể; phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu
được các hoạt động phải thực hiện, trong đó tự đánh giá được hoạt động mình
có thể đảm nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phân công. Nhận biết được
đặc điểm, khả năng của từng thành viên cũng như kết quả làm việc nhóm; dự
kiến phân công từng thành viên trong nhóm các công việc phù hợp. Chủ động
và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt
động chung; chia sẻ khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. Biết dựa vào
mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung của nhóm; nêu mặt được, mặt
thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khoa học: Nghe hiểu nội dung chính hay nội
dung chi tiết các lời giải thích, cuộc thảo luận; nói chính xác, đúng ngữ điệu và
nhịp điệu, trình bày được nội dung chủ đề 1; đọc hiểu nội dung chính hay nội
dung chi tiết các văn bản, tài liệu ngắn; viết đúng các dạng văn bản về những
chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân ưa thích; viết tóm tắt nội dung chính của bài
văn, câu chuyện ngắn. Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai
trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Diễn đạt ý tưởng một
cách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao
tiếp.
II. Tổ chức hoạt động học của học sinh
1. Hướng dẫn chung
KHTN 7 là môn khoa học thực nghiệm, thực hành thí nghiệm và tham
gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo là nét đặc trưng có tính ưu thế trong việc
rèn luyện và phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh. Nội dung kiến
thức được chọn đưa vào chủ yếu là những kiến thức thức phổ thông và cơ bản,
cần thiết cho việc nhận thức đúng đắn các hiện tượng tự nhiên, cho cuộc sống
hằng ngày và cho việc lao động trong nhiều ngành kĩ thuật. Là môn khoa học
luôn gắn với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật. Nội dung
chương trình đề cập đến một số kiến thức của khoa học hiện đại có liên quan

đến nhiều dụng cụ và thiết bị kĩ thuật đang được sử dụng phổ biến trong cuộc
sống và sản xuất. Vì vậy bài này có vị trí hết sức quan trọng, tập cho HS những
kĩ năng cơ bản cần cho học tập bộ môn như: Lập kế hoạch, sử dụng thiết bị học

3


tập, quan sát và thu thập thông tin qua thí nghiệm thực hành, xử lí thông tin và
đưa ra kết luận, an toàn thí nghiệm, …
2. Hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt động
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV có thể tổ chức cho HS thực hiện trò chơi: Nhóm nào nhanh nhất, kể
được nhiều nhất, đúng và đầy đủ các dụng cụ thiết bị và mẫu trong các hoạt
động học tập ở Khoa học tự nhiên 6. Sau đó yêu cầu HS lập bản kế hoạch cá
nhân để “Tìm hiểu về các dụng cụ, thiết bị, mẫu được sử dụng trong môn Khoa
học tự nhiên 7”.
GV có thể sử dụng bảng sau để tổ chức cho HS thực hiện trò chơi
Dụng cụ, thiết bị và mẫu học tập KHTN 6
TT

1

Tên dụng
cụ, thiết bị
và mẫu
- Kính lúp,
Kính hiển
vi, La men,
Lam kính
- Các dụng

cụ đo (ví
dụ Bộ cảm
biến MGA)

Cách sử dụng
(Hướng dẫn sử dụng gửi theo dụng cụ, thiết bị)
Kính lúp:
Cách quan sát vật mẫu bằng kính lúp cầm tay: tay trái
cầm kính lúp. Để mặt kính sát vật mẫu, mắt nhìn vào
mặt kính, di chuyển kính lúp từ từ cho tới khi nhìn rõ
vật (thường cách vật mẫu khoảng 10 cm).
Cách bảo quản: sau khi dùng xong, lau sạch bằng vải
mềm, cho kính vào hộp kín, để ở nơi khô ráo tránh bị
hỏng, mốc kính.
Kính hiển vi:
Bước 1: Lấy ánh sáng. Lấy ánh sáng bằng gương phản
chiếu ở độ phóng đại nhỏ (4 x 10 hay 10 x 10). Khi ánh
sáng mạnh thì dùng mặt gương phẳng, khi ánh sáng
yếu thì dùng mặt gương lõm. Chú ý: không để mặt trời
chiếu thẳng vào gương.
Bước 2: Đưa tiêu bản lên mâm kính. Có thể quan sát
tiêu bản cố định hay tiêu bản tạm thời. Kẹp tiêu bản
sao cho vật cần quan sát nằm chính giữa vật kính.
Bước 3: Quan sát tiêu bản. Mắt nhìn vật kính từ một
phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc chỉnh thô
theo chiều kim đồng hồ (chỉnh xuống) cho tới khi gần
4


sát tiêu bản (không được chạm tiêu bản). Mắt nhìn thị

kính, tay phải từ từ vặn ốc theo chiều ngược lại (chỉnh
lên) cho tới khi nhìn rõ vật thì dừng lại. Để quan sát rõ
hơn, có thể dùng núm tinh chỉnh khi nào thấy vật rõ
nhất thì dừng lại. Nếu muốn phóng to vật cần quan sát
thì vặn ốc chỉnh thô theo chiều ngược kim đồng hồ
(chỉnh lên) cách mẫu vật khoảng 4 cm, xoay đĩa quay
các vật kính đến độ phóng đại lớn khi khớp là được.
Sau đó tiến hành chỉnh thô và tinh chỉnh như trên để
quan sát mẫu.
Bước 4: Vệ sinh kính. Sau khi quan sát xong, không
dùng kính nữa thì phải bỏ mẫu vật ra, lau kính bằng vải
mềm, xoay ốc chỉnh thô về vị trí ban đầu. Kính hiển vi
nên được để trong hộp gỗ hoặc bao bằng túi nilon và
bảo quản ở nơi khô mát, tránh nơi có hơi axit hay kiềm.
- Các dụng cụ đo (ví dụ Bộ cảm biến MGA)
2

3
4

5

- Mô hình,
Mẫu vật
thật
- Tranh ảnh
- Chậu thủy
tinh,
Khay, ...
Dụng cụ :

- Bộ đồ mổ
- Ống
nghiệm
- Giá để
ống nghiệm
- Đèn cồn
và giá đun,


Có thể thay thế bằng Băng hình về môi trường sống
của sinh vật
Đựng mẫu thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, …
Bộ đồ mổ:
- Kéo: Khi mổ ĐVKXS thường dùng kéo con có hai
mũi nhọn, khi mổ ĐVCXS thường dùng kéo lớn hơn.
- Dao mổ: Dùng để rạch cơ và nội quan của động vật.
- Panh: Dùng để gắp bỏ các bộ phận khi mổ động vật.
- Kim mũi mác: Dùng để tách các nội quan khi quan
sát.
- Kim nhọn: Dùng để phá tuỷ hay não động vật.
Bảo quản: Không dùng kéo và dao mổ để cắt các vật
rắn. Khi dùng xong phải rửa sạch, lau khô và xếp vào
hộp. Nếu lâu không dùng thì phải lau dầu nhờn.

- Kẹp ép - Sử dụng trong bài thực hành thực vật.
cây, giấy
5


báo,

kéo
cắt cây
- Giấy kẻ - Sử dụng trong bài thực hành động vật.
li, Bút chì,
Vợt bắt côn
trùng

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu:
+ Lập kế hoạch thực hiện trong mỗi hoạt động học tập; Sử dụng được các
dụng cụ, thiết bị và mẫu trong hoạt động học tập.
+ Ghi chép, thu thập các số liệu quan sát và đo đạc. Phân tích và giải thích
các số liệu quan sát, đánh giá kết quả.
- Nội dung:
+ Xem trang 03 - 07 sách hướng dẫn học KHTN 7.
- Phương thức tổ chức:
I. Lập kế hoạch hoạt động học tập
GV tổ chức cho HS thảo luận lập kế hoạch cá nhân cho công việc: “Tìm
hiểu về các dụng cụ, thiết bị, mẫu được sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên
7”.
- Học sinh đã tiếp nhận nhiệm vụ học tập thế nào? Có học sinh nào gặp khó
khăn?
- Từng cá nhân học sinh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ học tập được giao?
(Thể hiện qua việc học sinh đã ghi được những gì vào vở học tập cá nhân).
- Học sinh đã trao đổi/thảo luận với bạn/nhóm bạn những gì, thể hiện
thông qua lời nói, cử chỉ thế nào? Sản phẩm học tập của học sinh/nhóm học
sinh là gì?
- Học sinh đã chia sẻ/thảo luận về sản phẩm học tập thế nào? Học
sinh/nhóm học sinh nào báo cáo? Báo cáo bằng cách nào/như thế nào? Các học
sinh/nhóm học sinh khác trong lớp đã lắng nghe/thảo luận/ghi nhận báo cáo của

bạn/nhóm bạn thế nào?
GV hướng dẫn HS Kỹ năng lập kế hoạch học tập:
1. Vạch ra mục tiêu
6


HS muốn đạt được điều gì? Chia mục tiêu lớn này thành những mục tiêu
nhỏ để dễ hoàn thành. Ví dụ: các dụng cụ, thiết bị, mẫu được sử dụng trong
môn Khoa học tự nhiên 7 phải được tìm hiểu dần qua mỗi bài học, còn ở bài 1
này chỉ tìm hiểu dụng cụ đo nhịp tim, mẫu vật và hóa chất làm thí nghiệm.
2. Nhiệm vụ (nội dung công việc) cần thực hiện
Lập danh mục các dụng cụ, thiết bị, mẫu được sử dụng trong môn KHTN
7 và tìm hiểu cách sử dụng.
3. Biện pháp thực hiện: Lập bảng
Dụng cụ, thiết bị và mẫu học tập KHTN 7
TT

Tên dụng cụ, thiết bị và
mẫu

1

- Các dụng cụ đo: Ampe kế,
Vôn kế, máy đo nhịp tim,

- Kính lúp, Kính hiển vi,
dụng cụ quang học, …
- Cân kĩ thuật/cân điện tử
- Mô hình các hệ cơ quan
người

- Mẫu vật thật :
- Tranh ảnh :
- Băng hình KHTN 7
Dụng cụ :
- Ống nghiệm
- Giá để ống nghiệm
- Đèn cồn và giá đun

Hóa chất:
- muối đồng sunfat CuSO4

2

3

4

Cách sử dụng




4. Tiến trình thực hiện (thời gian, địa điểm)
- Thời gian: trong thời gian học ở lớp và học ở nhà (cả năm học).
7


- Địa điểm: lớp học, phòng bộ môn và góc học tập ở nhà.
5. Dự kiến kết quả công việc (sản phẩm thu được là gì?)
- Sản phẩm thu được: danh mục các dụng cụ, thiết bị, mẫu được sử dụng

trong môn KHTN 7 và tìm hiểu cách sử dụng và kĩ năng học tập KHTN 7.
6. Kiểm tra, điều chỉnh:
Nhìn lại kế hoạch, công việc xem có hợp lý chưa, đã xảy ra vấn đề gì…
để kịp thời sửa đổi sai sót là điều mà chúng ta nên làm. Những câu hỏi mà HS
cần trả lời như:
- Có những bước công việc nào cần phải kiểm tra? Thông thường thì có
bao nhiêu công việc thì cũng cần số lượng tương tự các bước phải kiểm tra.
- Có những điểm nào cần kiểm tra (mục tiêu, nội dung, phương pháp,
công cụ,…)?
II. Bộ dụng cụ, thiết bị, mẫu học tập môn Khoa học tự nhiên 7
1. Kể tên dụng cụ, thiết bị, mẫu thường dùng trong các bài Khoa học tự nhiên
7: dựa vào thông tin trong mỗi bài KHTN 7 (danh mục các dụng cụ, thiết bị,
mẫu được sử dụng trong môn KHTN 7).
2. Dụng cụ nào dễ vỡ, dễ cháy nổ và những hoá chất độc hại:
- Một số dụng cụ dễ vỡ: Các dụng cụ bằng thuỷ tinh như: ống nghiệm,
ống hút, pipet, ống đong, cốc, phiễu, đèn cồn...
- Một số hoá chất dễ cháy nổ, hoá chất độc hại như: cồn đốt, axit, muối
của các kim loại nặng...
3. Nêu các quy tắc an toàn khi tiến hành các thí nghiệm Khoa học tự nhiên 7.
III. Tập sử dụng các dụng cụ, thiết bị và mẫu trong hoạt động học tập
1. Đo nhịp tim của em
Sử dụng đồng hồ bấm giây và dụng cụ đo nhịp tim (bộ ống nghe, hoặc
máy đo huyết áp điện tử, hoặc bộ cảm biến và bộ hiển thị dữ liệu) đo nhịp tim
của em trong các điều kiện rồi ghi số liệu thu được vào bảng 2.
Bảng 2: Nhịp tim đập trong mỗi phút ở các điều kiện khác nhau.
Điều kiện

Nhịp tim đập trong 1 phút

Lúc ngồi nghỉ (giữ im lặng)

Lúc đứng (giữ im lặng)
Hoạt động nhẹ (chạy chậm tại chỗ)
8


Hoạt động mạnh (chạy nhanh tại chỗ)
a. Nhịp tim thay đổi như thế nào sau khi di chuyển từ tư thế ngồi sang tư
thế đứng: Nhịp tim tăng lên. Giải thích câu trả lời: khi đứng lên thì trọng lực
(sức hút trái đất với cơ thể) tăng lên, khi đó máu lên não bị giảm, nhịp tim tăng
để đảm bảo cung cấp máu cho não.
b. Chuyện gì xảy ra khi các em thay đổi từ hoạt động nhẹ (chạy chậm tại
chỗ) sang hoạt động mạnh (chạy nhanh tại chỗ): Nhịp tim tăng lên rất nhanh.
Giải thích cho sự thay đổi nhịp tim này: Chạy nhanh tại chỗ (hoạt động mạnh)
làm tiêu tốn nhiều năng lượng và ôxi dẫn tới các tế bào cơ chân cần nhiều máu
tới cung cấp dinh dưỡng và ôxi, để đáp ứng yêu cầu này thì tim phải tăng nhịp
đập lên nhanh.
c. So sánh số liệu trong bảng 1 ở nhóm em với các nhóm khác: có thể khác
nhau. Giả thuyết giải thích: Có thể do nhóm bạn cao lớn (nhỏ) hơn nên tim to
(nhỏ) hơn; có thể do bạn tập chạy/lao động nhiều nên tim được rèn luyện.
Kiểm tra được giả thuyết: có thể cân trọng lượng, đo chiều cao mỗi bạn rồi so
sánh; có thể nhờ bác sĩ tim mạch kiểm tra và giải đáp.
2. Nghiên cứu tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng hoá học
Mục đích thí nghiệm này là giúp HS vận dụng các bước lập kế hoạch
trong hoạt động học tập ở mục I của tài liệu HDH để thực hiện một nhiệm vụ
học tập cụ thể là nghiên cứu tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng
hoá học; tiếp tục rèn luyện các kĩ năng thí nghiệm cho HS (kĩ năng cân hóa
chất, đong thể tích của hóa chất lỏng, kĩ năng quan sát, thu thập dữ liệu, xử lí
dữ liệu), đồng thời chuẩn bị kiến thức, kĩ năng cho bài định luật bảo toàn khối
lượng, phương trình hóa học mà HS sẽ học ở chủ đề sau.
GV có thể yều cầu các nhóm lập kế hoạch trong hoạt động thí nghiệm

nghiên cứu tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng hoá học (mục đích
thí nghiệm; đặt giả thuyết khoa học: Tổng khối lượng các chất thu được sau
phản ứng có thay đổi/không thay đổi so với tổng khối lượng các chất trước
phản ứng; các dụng cụ, hoá chất cần dùng; cách tiến hành thí nghiệm; cách
quan sát, ghi chép, xử lí kết quả thí nghiệm...).
Sau đó GV hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm như trong tài liệu HDH,
có thể thay mảnh/viên kẽm bằng mẩu dây sắt, dây nhôm...(tuỳ theo điều kiện
PTN); hướng dẫn HS ghi các số liệu, hiện tượng quan sát được theo bảng như
tài liệu HDH
9


GV cho các nhóm báo cáo, thảo luận về kết quả thí nghiệm:
+ Hiện tượng quan sát được khi làm thí nghiệm như thế nào?
+ So sánh tổng khối lượng của cốc đựng dung dịch muối CuSO 4 và các
mảnh/viên kẽm sau thí nghiệm với tổng khối lượng của các mảnh/viên kẽm và
khối lượng của cốc đựng dung dịch muối CuSO 4 trước thí nghiệm; so sánh các
số liệu thí nghiệm thu được của nhóm này với nhóm khác (giống nhau hay khác
nhau), nếu có sự khác nhau yêu cầu HS giải thích về sự khác nhau đó.
Các hiện tượng quan sát được khi cho các đinh sắt vào cốc đựng dung
dịch muối CuSO4:
+ Màu xanh của dung dịch muối CuSO4 bị nhạt dần.
+ Phía ngoài các mảnh/viên kẽm có một lớp kim loại đồng màu đỏ bám
vào.
*Lưu ý: Trong quá trình dùng axit sufuric để sản xuất muối CuSO 4 thì
muối CuSO4 thu được có thể có lẫn axit sufuric. Do đó, nếu dùng muối CuSO 4
có lẫn nhiều axit sufuric thì khi cho các mảnh/viên kẽm vào dung dịch muối
đồng sunfat sẽ có bọt khí hiđro thoát ra ở xung quang mảnh/viên kẽm . Vì vậy,
GV cần kiểm tra trước dung dịch CuSO4, nếu lẫn nhiều axit cần trung hoà bớt
axit trong dung dịch CuSO4 trước khi cho các viên kẽm vào.

Nhận xét: Tổng khối lượng của các chất trước phản ứng/thí nghiệm
bằng tổng khối lượng của các chất sau phản ứng/thí nghiệm.
(Nếu có sự sai khác nhỏ giữa tổng khối lượng của các chất trước thí
nghiệm và tổng khối lượng của các chất sau thí nghiệm, GV cần cho HS so
sánh kết quả của nhóm mình với nhóm khác và giúp HS giải thích sự sai khác
đó chỉ là do sự sai số trong quá trình thí nghiệm).
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu:
+ Quan sát và mô tả từng bước trong hình “Các bước vận dụng kiến thức
vào thực tế” nhằm giúp HS học được tiến trình khoa học, vận dụng cách đặt
câu hỏi, đưa ra phán đoán và thực nghiệm kiểm chứng để bác bỏ hay công nhận giả
thuyết ban đầu.
- Nội dung:
+ Xem trang 07 - 08 sách hướng dẫn học KHTN 7.
- Phương thức tổ chức:
10


+ Hướng dẫn HS quan sát hình trang … sách hướng dẫn học KHTN 7.
Bước 1: Quan sát hiện tượng thực tế - đèn không sáng.
Bước 2: Nảy sinh câu hỏi – Tại sao đèn không sáng?
Bước 3: Đưa ra giả thuyết 1 – Hết pin.
Đưa ra giả thuyết 2 – Cháy bóng.
Bước 4: Phán đoán 1 – Thay pin mới sẽ giải quyết được vấn đề.
Phán đoán 2 – Thay bóng mới sẽ giải quyết được vấn đề.
Bước 5: Kiểm chứng phán đoán 1– Thay pin mới. Đèn vẫn không sáng.
Kiểm chứng phán đoán 2- Thay bóng mới. Đèn sáng.
Bước 6: Kết luận vấn đề - Đèn không sáng do cháy bóng.
- Sản phẩm:
Đây chính là kĩ năng khoa học mà mỗi học sinh cần có trong học tập.

D- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu:
HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn trong cuộc sống ở gia đình, địa
phương.
- Nội dung:
+ Xem trang 08 sách hướng dẫn học KHTN 7.
- Phương thức tổ chức:
+ GV yêu cầu HS về nhà trả lời các câu hỏi rồi gửi kết quả lên góc học
tập lớp.
+ GV khuyến khích HS đưa ra ví dụ, có thể cho các em báo cáo trước lớp
hoặc để vào góc học tập ở lớp cho các HS khác cùng chia sẻ.
- Sản phẩm:
1. Hoàn thiện kế hoạch cá nhân mà em cùng các bạn đã xây dựng. HS hoàn
thiện dần danh mục các dụng cụ, thiết bị, mẫu được sử dụng trong môn
KHTN 7 và tìm hiểu cách sử dụng
2. Đưa ra một ví dụ trong thực tiễn của em đã áp dụng như các bước ở hình 1.
E- HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Mục tiêu:
+ Lập kế hoạch tự làm một dụng cụ, thiết bị, mẫu sử dụng trong bài học
KHTN 7.
- Nội dung:
+ Xem trang 08 sách hướng dẫn học KHTN 7.
- Phương thức tổ chức:
11


+ GV khuyến khích HS làm một dụng cụ, thiết bị, mẫu sử dụng trong bài
học KHTN 7 như tự làm pin từ khoai tây, tự làm kính lúp, kính hiển vi (Học
sinh lớp 6 trường THCS Trưng Vương, Hoàn Kiếm Hà Nội năm học 2015 –
2016 đã làm được).

+ Học sinh tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài
học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải
quyết bằng những cách khác nhau.
- Sản phẩm:
1. Khi em đi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ dùng ống nghe để nghe nhịp tim của em.
Thực tế bác sĩ đã nghe được tiếng tim (nhịp đập của van tim – huyết áp tối
thiểu và huyết áp tối đa).
2. Lập kế hoạch tự làm một dụng cụ, thiết bị, mẫu sử dụng trong bài học KHTN 7:
Chúng tôi xin giới thiệu thiết bị dạy học tự làm: bộ mẫu vỏ và bộ mẫu
ngâm của một số đại diện thuộc nhành thân mềm; Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc
Mẫn; Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Huệ - TP Kon Tum; Năm học: 2011-2012.
1. Nguyên tắc và kỹ thuật làm:
- Đối với trai và ốc sên phải chọn con to và còn sống, mực phải còn tươi.
- Trai và ốc sên phải rửa sạch vỏ.
2. Nguyên vật liệu:
TT

Vật liệu

Số lượng

Đơn giá (VNĐ)

1

Mực

1 con

60.000


2

Trai sông

2 con

4.000

3

Tấm kính

3 tấm

Sưu tầm

4

Cồn 960

8 lít

160.000

5

Lọ nhựa

3 cái


Có sẵn

Tổng cộng 224.000đ
3.Cách làm:
* Bộ mẫu vỏ:
- Vỏ ốc: Dùng cưa sắt cưa đôi vỏ ốc để học sinh thấy rõ cấu tạo xoắn ốc và lớp
xà cừ ở mặt trong của vỏ.
12


- Vỏ trai: Dùng đá mài để mài vỏ thành 3 lớp để học sinh thấy rõ cấu tạo của vỏ
trai.
* Bộ mẫu ngâm:
- Mổ mẫu vật:
+ Mực: Để mực nằm ngửa trên ván mổ, dùng kéo cắt một đường dọc từ vạt áo
xuống, rồi lật sang 2 bên để lộ các nội quan rồi định hình
+ Trai sông: Dùng dao lách vào khe giữa 2 mảnh vỏ, tách 2 vỏ ra, luồn lưỡi dao
sát vỏ tách rời áo trai khỏi vỏ ở bờ vạt áo, cắt đứt 2 cơ khép vỏ ở phía đầu và
phía đuôi, mở rộng 2 vỏ để định hình.
+ Ốc sên: Dùng để mổ cần được giết chết ở trạng thái duỗi, muốn vậy phải cho
ốc sên vào trong một cái lọ đựng đầy nước rồi đậy kín nút. Vì thiếu oxi, ốc sên
duỗi toàn bộ cơ thể để tìm oxi cho đến khi chết ở trạng thái duỗi. Sau đó lấy ốc
sên ra khỏi vỏ rồi tiến hành mổ.
Mổ một đường ngang song song với bờ áo, mổ tiếp đường áo theo một
đường dọc lật ngửa mảnh áo đã cắt các nội quan sẽ lộ ra.
c. Ngâm mẫu vật
- Sau khi mổ tiến hành ngâm định hình mẫu vật: Cố định mẫu vật vào tấm kính
ở tư thế mong muốn. Ngâm định hình trong dung dịch cồn 96 0 khoảng một
tuần, tùy vào độ lớn và độ thấm của mẫu vật.

- Dung dịch định hình có thể định hình mẫu nhiều lần.
d. Ngâm mẫu vật trong dung dịch bảo quản
- Rửa hết cặn của dung dịch định hình lắng đọng trên mẫu vật. Ngâm trong
dung dịch cồn 720.
4. Những điểm cần lưu ý khi bảo quản:
- Vật mẫu được bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Dung dịch bảo quản sau một thời gian thường thay đổi màu sắc không còn
đảm bảo nồng độ ban đầu, khi phát hiện sự thay đổi màu của dung dịch bảo
quản hoặc thấy dung dịch ngâm có biểu hiện vẩn đục thì cần phải thay ngay
bằng dung dịch bảo quản mới để đảm bảo cho mẫu vật không phân hủy.
13



×