Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn một số biện pháp dạy tốt môn tin học lớp ba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.09 KB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do Thường trực HĐ ghi): ………………………..
1.Tên sáng kiến: "Một số biện pháp dạy tốt môn Tin học lớp Ba".
2. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục tiểu học
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới
Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung,
của ngành tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt của nó là một phần
không thể thiếu được của nhiều ngành trong cuộc sống xây dựng và phát triển xã
hội. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở
cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng và của thế
giới nói chung.
Chính vì xác định được tầm quan trọng như vậy, nên ngành giáo dục đã
đưa môn tin học vào trong nhà trường và ngay từ bậc tiểu học, học sinh được
tiếp xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin. Môn
tin học ở bậc tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban
đầu về công nghệ thông tin như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ
thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính.
Tuy nhiên nội dung dạy học môn tin học ở tiểu học nói chung và nhất là
lớp 3 nói riêng là rất mới mẻ đối với học sinh. Để hỗ trợ việc dạy học tốt các nội
dung này, sách giáo khoa cũng có rất nhiều cách tập gõ bàn phím, vẽ tranh, tô
màu. Nhiều giáo viên tâm huyết cũng đã sưu tầm và sử dụng thêm các phương
tiện hỗ trợ như tranh, ảnh, sơ đồ, phần mềm. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan
sát, kèm theo lời mô tả, giải thích, với mục đích giúp học sinh hiểu bài hơn. Tuy
nhiên đối với những nội dung khó, yêu cầu dài, vẽ những hình phức tạp. Mà
giáo viên chỉ dùng lời nói và các hình ảnh để minh họa thì học sinh vẫn rất khó
1



hình dung, việc tiếp thu bài của các em vẫn hạn chế. Nhiều học sinh rất thuộc
bài mà không hiểu được bản chất của các sự vật, hiện tượng, kĩ năng gõ bàn
phím còn chưa nhanh nhạy, còn thiếu chính xác, vận dụng thực tế chưa tốt.
Chính vì những lẽ đó, bản thân tôi là giáo viên dạy bộ môn tin học, tôi đã chọn
đề tài sau: “Một số biện pháp dạy tốt môn Tin học lớp Ba”.
Ưu điểm của giải pháp cũ
- Được sự ủng hộ của các cấp, Uỷ ban nhân dân, các ban ngành hỗ trợ cơ
sở vật chất cho nhà trường.
- Tuy môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn nhưng Ban giám hiệu nhà
trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 3, tạo điều kiện sắm
sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học.
- Nhà trường đã trang bị khá đầy đủ các trang thiết bị: Sách giáo khoa,
sách giáo viên và các phần mềm kèm theo, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên
trong việc giảng dạy.
- Bộ Giáo dục và đào tạo đã có phân phối chương trình cụ thể, nên giáo
viên bám sát được chuẩn kiến thức - kỹ năng đối với môn này.
- Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về tin học để đáp ứng
yêu cầu cho dạy và học môn tin học ở bậc tiểu học.
- Có sách giáo khoa, sách giáo viên để giáo viên nắm vững các mục tiêu
chủ đề cho từng bài học.
- Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực
mới nên học sinh rất thích học, nhất là những tiết thực hành.
Nhược điểm của giải pháp cũ
- Nhà trường đã có một phòng máy vi tính để cho học sinh học nhưng vẫn
còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng, mỗi tiết thực hành có tới 2 – 3 em
ngồi cùng một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực hành, làm bài
tập một cách đầy đủ.
- Tài liệu tham khảo dành riêng cho bộ môn Tin học còn quá ít. Nhất là
những tài liệu nói về phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tin học.


2


- Khi thực hành, máy móc gặp sự cố, giáo viên không xử lý kịp thời dẫn
đến học sinh thiếu máy, không thực hành được.
- Do số lượng học sinh đông từ 30 – 33 em/lớp nên số lượng máy không
đáp ứng đủ nhu cầu cho các em thực hành.
- Đa số học sinh không có máy ở nhà để luyện tập nên các thao tác của
học sinh chưa được thành thạo.
- Đây là môn học tự chọn nên một số học sinh chưa học nghiêm túc và
phụ huynh chưa quan tâm.
- Việc rèn luyện thói quen gõ 10 ngón tay cho học sinh còn gặp khó khăn
do học sinh không có nhiều thời gian cho việc luyện tập trên lớp.
3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
- Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh và đổi mới phương pháp
giảng dạy môn Tin học lớp 3.
- Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ
Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết như:
Bước đầu tiếp thu tốt một số kiến thức, khái niệm cơ bản và yêu thích môn Tin
học; góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải; rèn kỹ năng thực hành
trên máy tính cho học sinh; có ý thức thói quen sử dụng máy tính trong hoạt
động học tập, lao động xã hội hiện đại.
- Cách thức thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp mới
Qua khảo sát và nghiên cứu kỹ các thế mạnh của cơ sở vật chất nhà
trường cũng như thế mạnh về đội ngũ giáo viên có khả năng, có kinh nghiệm,
sáng tạo, nhiệt tình trong giảng dạy. Đứng trước tình hình mới, tôi nhận thấy cần
phải có một số biện pháp để dạy tốt môn Tin học lớp 3.
+ Biện pháp thứ nhất: Giáo dục ý thức học tập cho học sinh

Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh ở bộ môn mình, tạo
cho học sinh sự hứng thú trong học tập bộ môn từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý
thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực

3


tế để học sinh thấy được ứng dụng công nghệ thông tin và tầm quan trọng của
môn Tin học trong thực tiễn và tương lai sau này.
Phải tạo cho không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, giáo viên phải làm
cho học sinh thương yêu, tôn trọng mình. Giáo viên không nên dùng biện pháp
mạnh khi học sinh không chép bài vì làm như thế học sinh sẽ không thu hoạch
được gì.
Động viên đúng mức đối với học sinh chưa hoặc không làm bài tập, cho dù
các em làm chưa đúng, trên cơ sở đó giáo viên có thể chỉ ra chỗ sai, chỗ thiếu
cho từng học sinh. Bên cạnh đó khen ngợi, khích lệ kịp thời đối với từng học
sinh, giáo viên phải làm cho học sinh có lòng tin vào bản thân mình.
+ Biện pháp thứ hai: Sắp xếp nội dung, phương pháp học tập cho
từng phần học phù hợp, hiệu quả
Nội dung giảng dạy là chương trình sách giáo khoa Cùng học Tin học
quyển 1. Nội dung rất phù hợp, lôi cuốn học sinh. Để thực hiện đạt hiệu quả,
ngoài việc thực hiện đúng chương trình, tôi đã thực hiện như sau:
* Phần 1: Làm quen với máy tính
Ở phần học này, ngay từ bài học đầu tiên “Người bạn mới của em”, giáo
viên phải xác định rõ cho học sinh biết máy tính gồm những loại cơ bản nào?,
các bộ phận chính của máy tính, công dụng của từng bộ phận, giao diện và các
biểu tượng trên màn hình chính, cách khởi động và tắt máy một cách cụ thể bằng
hình ảnh trực quan tại phòng máy tính, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành tránh
sự nhàm chán cho các em trong giờ học lý thuyết.
Ví dụ: Bài Bàn phím máy tính (Bài 3 - Sách Cùng học Tin học quyển 1

trang 16)
Để giúp các em làm quen với bàn phím, giáo viên cho học sinh nêu tên tất
cả các phím và cho chơi một số trò chơi có nội dung về bàn phím. Trong đó có
trò chơi Pi-a-nô (phần mềm Pianito) hay giáo viên có thể hướng dẫn học sinh
mở phần mềm soạn thảo và cho các em gõ họ tên của mình hay tên trường mình
đang học. Để tránh sự nhàm chán với một trò chơi và cũng để giới thiệu luôn

4


cho các em phần mềm soạn thảo sau này các em sẽ học. Như thế học sinh vừa
nắm được tên của các phím, vừa gây được hứng thú học tập của các em.
Ví dụ: Bài Chuột máy tính (Bài 4 - Sách Cùng học Tin học quyển 1
trang 20)
Khi giáo viên giới thiệu chuột máy tính, giáo viên phải mô tả con chuột,
có mấy loại chuột, trên thân chuột có những nút lệnh nào, chức năng của từng
nút đó, tay đặt lên chuột như thế nào là đúng. Giáo viên thực hiện mẫu vài thao
tác rồi yêu cầu cả lớp thực hiện lại ngay tại phòng máy để các em nắm vững bài
học ngay tại lớp bằng chuột máy tính thật chứ không phải bằng hình ảnh trực
quan.

Để giúp các em sử dụng thành thạo các thao tác: nháy chuột, nháy đúp
chuột, di chuyển chuột, kéo thả chuột ngay trong tiết học giáo viên cần lồng
ghép một số trò chơi như: Trò chơi Block, Dots, Stick hoặc một vài trò chơi
khác nhưng có tính giáo dục (thay vì đợi đến phần trò chơi học sinh mới được
chơi). Đối với những học sinh thực hành còn chậm, giáo viên phải cầm tay các
em để chỉ dẫn. Với phương pháp này học sinh nắm bắt rất nhanh, rất hứng thú
và nhanh chóng sử dụng được chuột.
* Phần 2: Học và chơi cùng máy tính
Giáo viên yêu cầu học sinh cần có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc

trên máy tính, không phân biệt phần mềm học tập hay phần mềm trò chơi. Giáo
viên cần liên hệ thực tế để giúp học sinh nắm được từ việc học và chơi trên máy
tính đến đời sống thường ngày.
Ví dụ: Luyện tính kiên trì, trí thông minh, luyện sử dụng chuột qua trò
chơi: Block, Dots, Sticks.
Yêu thích môn Toán qua trò chơi Cùng học toán 3.

5


Giáo dục học sinh thói quen ngăn nắp, sạch sẽ và giúp đỡ ba mẹ trong các
công việc nhỏ trong nhà mà em có thể làm được thông qua phần mềm Tidy Up
(Dọn dẹp nhà cửa).
Giúp các em nhận biết được các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh và
cách đọc chúng thông qua phần mềm Alphabet Blocks, từ đó hỗ trợ cho các em
trong việc học môn tiếng Anh ở lớp 3.
* Phần 3: Em tập gõ bàn phím
Đây cũng là phần trọng tâm của chương trình lớp 3. Phần này đòi hỏi phải
có sự tập luyện thường xuyên thì mới đạt hiệu quả cao được. Giáo viên cần giúp
học sinh hiểu được lợi ích của việc gõ phím bằng 10 ngón để từ đó học sinh có ý
thức hơn trong việc rèn luyện. Không cần nhiều, ở mỗi tiết thực hành, nếu còn
thời gian hãy khuyến khích học sinh thi đua luyện gõ bằng 10 ngón trong 10
phút thôi sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Cần phải chú trọng và nghiêm túc rèn từ
lớp 3 về cách đặt tay lên bàn phím, cách gõ phím thì đến lớp 4-5 học sinh mới
có thói quen gõ 10 ngón.
Ví dụ: Phương pháp chung để luyện tập gõ bàn phím là quy định vị trí các
phím cho các ngón tay của học sinh mới tiếp cận với bàn phím phải tuân theo
những quy định sau:
Bước 1: Đầu tiên phải giúp các em ghi nhớ các vị trí phím của cấu
trúc keyboard tổng quát thông qua bài Bàn phím máy tính đã học ở chương

trước.

Bước 2: Ghi nhớ 8 vị trí đặt ngón tay quan trọng:

6


Với bàn tay trái: Ngón út đặt lên phím A, ngón áp út đặt lên phím S, ngón
giữa đặt lên phim D, ngón trỏ đặt lên phím có gai F.
Với bàn tay phải: Ngón út đặt lên phím ;, ngón áp út đặt lên phím L, ngón
giữa đặt lên phim K, ngón trỏ đặt lên phím có gai J.
Hai ngón cái bàn tay trái và bàn tay phải đặt lên phím cách

Bước 3: Thuộc các phím ứng với từng ngón cụ thể của hai bàn tay
khi gõ:
* Với bàn tay trái:
Ngón trỏ: Gõ phím F. Ngoài ra, ngón trỏ này còn phải di chuyển tới vùng
phím xung quanh là R, T, G, V, B và phím số 4, 5.
Ngón giữa: Gõ phím D, thuận tiện để di chuyển lên gõ phím E, phím số 3
và đưa xuống gõ phím C.
Ngón áp út: Gõ phím S. Giống như 2 ngón là ngón trỏ và ngón giữa, ngón
áp út cũng chịu trách nhiệm gõ phím W, X và phím số 2.
Ngón út: Gõ phím A, phụ trách thêm Q, Z, số 1 và các phím chức năng
khác bên trái bàn phím như: Shift, CapsLock.
Ngón cái: Gõ phím Space (phím dài nhất bàn phím).
* Với bàn tay phải:
Ngón trỏ: Gõ phím J, và di chuyển tới vùng phím xung quanh là U, Y, H,
N, M và phím số 6, 7.
7



Ngón giữa: Gõ phím K, ngoài ra nó còn phải di chuyển lên gõ phím I,
phím số 8 và phím dấu “,”.
Ngón áp út: Gõ phím L, ngoài ra nó còn chịu trách nhiệm gõ
phím O, phím dấu “.” và phím số 9.
Ngón út: Gõ phím “;”, phụ trách thêm phím P, số 0, phím “/” và các phím
chức năng khác bên phải bàn phím như: Shift, Enter, Backspace.
Ngón cái: Gõ phím Space.
Với hướng dẫn cách đặt tay và cách gõ như trên cộng với sự quan sát của
giáo viên thì học sinh sẽ gõ được 10 ngón tốt hơn thông qua phần mềm soạn
thảo văn bản Word, phần mềm Mario.
* Phần 4: Em tập vẽ
Với phần học này, học sinh rất có hứng thú học tập. Ở phần học này, giáo
viên cần chú trọng cho học sinh thực hành nhiều, giảm tiết lý thuyết hoặc có thể
giảng lý thuyết ngay trong tiết thực hành. Như vậy học sinh mới có thao tác
thành thạo được. Ngoài việc dạy những yêu cầu cơ bản trong sách giáo khoa.
Nếu có điều kiện giáo viên có thể thiết kế các bài tập khác để phần học này thêm
phong phú.
Ví dụ: Dạy bài Vẽ đoạn thẳng (Bài 3- Sách cùng học tin học quyển 1 –
trang 63), giáo viên giao bài thực hành, sau đó hướng dẫn trình chiếu trực tiếp
trên máy cho học sinh dễ quan sát thao tác và lời nói của giáo viên. Trong khi
thực hành, nếu học sinh nào chưa thực hành được, giáo viên lại hướng dẫn cho
em đó hoặc bắt tay em đó và hướng dẫn các thao tác.
Ví dụ: Bài Vẽ đường cong: Sách giáo khoa yêu cầu học sinh vẽ con cá và
chiếc lá. Giáo viên có thể giới thiệu thêm cho các em một số mẫu vẽ khác như
cái nôi em bé, sóng biển, cái quạt, hoặc em hãy tự nghĩ ra những vật gì có sử
dụng đường cong để vẽ dành cho những học sinh đã hoàn thành bài vẽ theo yêu
cầu.
* Phần 5: Em tập soạn thảo
Nội dung kiến thức chủ yếu là tạo cho học sinh những kiến thức cơ bản

nhất để soạn thảo. Ở phần này, giáo viên cũng chú ý đến dạy thực hành hơn, dạy
8


xong lý thuyết là cho học sinh thực hành ngay như vậy học sinh mới nắm được
kiến thức.
Ví dụ: Ở lớp 3 học sinh được làm quen với 2 cách gõ là kiểu Vni và kiểu
Telex. Giáo viên cần cung cấp cả 2 cách gõ này và khuyến khích các em lựa
chọn cách gõ phù hợp để việc soạn thảo dễ dàng hơn.
+ Biện pháp thứ ba: Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù
hợp với nội dung của bài giảng, liên hệ với một số môn học khác trong
chương trình học của các em
Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài
ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận
dụng vẽ một cách có hệ thống.
Ví dụ: Trong giờ thực hành với bài Vẽ con cá (Bài 6 - Chương 4 – Bài
thực hành T1 - Sách Cùng học Tin học quyển 1 trang 71) sau:

Ở hình trên ngoài vẽ đường cong một chiều ra, học sinh còn phải sử dụng
công cụ vẽ đường thẳng, màu vẽ đã học ở bài trước để vẽ và màu nền trang trí
cho các hoa văn của hình con cá trên. Từ hình con cá trên các em sẽ liên tưởng
đến bài học trang trí những hình lá, hình quả táo, hình cái chén (Môn Mĩ thuật
lớp 3) và sáng tạo vẽ một số hình thuyền buồm đã học ở môn Mĩ thuật lớp 3.
+ Biện pháp thứ tư: Tạo sự tranh đua giữa các nhóm trong giờ thực
hành
Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng
cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét bài của
nhau dưới sự chỉ dẫn của giáo viên để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo
trong quá trình thực hành.
Tất cả các em đều hăng hái tranh đua nhau hoàn thành bài tập của giáo

viên đưa ra một cách nhiệt tình mà không thấy sự mệt mỏi hay nhàm chán.
9


Ví dụ: Trong bài thực hành tô màu bằng màu nền

Ở hình b ngôi nhà chưa được tô màu, học sinh phải vận dụng kiến thức đã
học để tô màu bằng màu nền như hình a. Ngoài kiến thức tô màu học sinh phải
vận dụng cách sử dụng chuột để thao tác tô màu sao cho thật nhanh, cách phóng
to thu nhỏ để tô vào những chỗ nhỏ nhất của hình.
Với sự tranh đua giữa các nhóm các em sẽ cố gắng hoàn thành bài tập thật
nhanh để tiếp tục hoàn thành bài tập kế tiếp mà không gây sự nhàm chán và mệt
mỏi khi các em thực hành.
Hay ở phần 5: Em tập soạn thảo: Nội dung kiến thức chủ yếu là tạo cho
học sinh những kiến thức cơ bản nhất để soạn thảo và trình bày một văn bản. Ở
phần này giáo viên chú ý đến dạy thực hành hơn, phần lý thuyết phải thật ngắn
gọn, dễ hiểu, đi sâu vào trọng tâm chính. Dạy xong lý thuyết là cho học sinh
thực hành ngay như vậy các em mới nắm được, nhớ được lâu hơn. Trong quá
trình thực hành nên tạo cho các em sự tranh đua hoàn thành sớm bài tập thực
hành được giáo viên giao một cách nhanh chóng và chính xác. Nhận xét, khen
ngợi cụ thể bài thực hành của các em làm tốt như: Hoàn thành nhanh, chính xác,
trình bày đẹp. Để khích lệ các em cố gắng hơn và cũng để các em thực hành còn
chậm cố gắng hơn để bằng bạn.
Chúng ta có thể sử dụng phần mềm quản lý phòng máy, để trình chiếu các
bài tập của các nhóm hoàn thành tốt, để cả lớp quan sát đồng thời nhận xét,
khích lệ tinh thần các em. Và cũng là đồng thời quản lý được các em, hướng dẫn
chung cho cả lớp trong giờ học, phần nào thay thế thiết bị máy chiếu.
Phân chia đối tượng học sinh để sắp xếp các em thực hành còn chậm và
thực hành thành thạo ngồi đan xen nhau để em thực hành thành thạo hướng dẫn
10



em thực hành còn chậm, em thực hành còn chậm học hỏi ở em thực hành thành
thạo trong giờ học thực hành. Đây là cách học từ bạn hiệu quả nhất. Bởi trong
một tiết thực hành giáo viên dù có cố gắng lắm cũng không thể chỉ dẫn cụ thể
hết cho từng em. Nhất là ở các lớp có nhiều học sinh thực hành còn chậm hoặc
nhà không có máy tính(Ở phương pháp này giáo viên nên chú ý đến thời gian
thay đổi lượt thực hành của từng em, để em nào cũng được thực hành, tránh
trường hợp em thực hành thành thạo thì ngồi làm, em thực hành còn chậm thì
ngồi nhìn).
+ Biện pháp thứ năm: Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của
máy vi tính, hoặc truy cập mạng để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên
trên Internet phục vụ cho quá trình dạy và học
Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy Tin học
nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách
tự tìm tòi, tham khảo các tài liệu, và dự thao giảng, dự giờ có liên quan và có thể
học hỏi các đồng nghiệp của trường bạn.
Bộ môn tin học là bộ môn mới và chủ yếu là thực hành. Để tạo được
sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành giáo viên phải biết tận
dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập mạng để
tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá trình dạy
và học.
Ví dụ: Cập nhật phần mềm ứng dụng dạy các môn học Toán, Violympic
Toán qua mạng, Olympic Tiếng Anh.
Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về Tin học, giáo viên cũng phải tìm hiểu các
kiến thức khác như văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội để tự nâng cao kiến thức
của bản thân.
+ Biện pháp thứ sáu: Những việc cụ thể cần làm khi chuẩn bị một bài
dạy



Nghiên cứu tài liệu và xác định nội dung dạy học:

11


Nghiên cứu yêu cầu của các bài học trong kế hoạch dạy học cả năm,
nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu có liên quan tới bài
học;
Xác định cụ thể vị trí và mối liên quan của bài học với bài trước và bài
sau;
Xác định cụ thể mục tiêu bài học, mức độ yêu cầu về 3 mặt: Kiến thức
mới, phát triển tư duy và khả năng suy luận, rèn luyện kĩ năng;
Xác định kiến thức trọng tâm của bài học và quan tâm bồi dưỡng cho
những học sinh có năng khiếu về bộ môn tin học;
Lựa chọn những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực
của học sinh, hạn chế việc ghi chép lí thuyết, tăng cường thực hành, tránh gây áp
lực cho học sinh, nhằm tạo không khí thoải mái khi học môn Tin học. Không
nên bắt buộc học sinh học thuộc lòng các định nghĩa, khái niệm trong sách giáo
khoa và chuẩn bị các phương tiện tương ứng.
• Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh về bài học:
Tình hình nắm vững kiến thức đã học có liên quan đến bài mới;
Các vấn đề còn tồn tại cần được giải quyết trong bài mới(Kiến thức nào
đã học cần được củng cố và tiếp tục rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thái độ học tập,
tinh thần trách nhiệm và ý thức kỉ luật của học sinh học chưa tốt).
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tin học cần chú ý cả về kiến
thức lẫn kĩ năng thực hành, phối hợp nhiều hình thức kiểm tra: miệng, trắc
nghiệm, thực hành trên máy.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Giải pháp này có thể áp dụng cho các khối lớp ở bậc tiểu học (từ lớp 3

đến lớp 5).
3.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy Tin học khối 3, tôi thu được kết quả
như sau:
- Học sinh học Tin học hứng thú hơn, phấn khởi hơn, tiếp thu bài một
cách nhanh chóng, có chất lượng thực sự, phần đông là học sinh nắm vững kiến
12


thức và thực hành được bài ngay tại lớp, giảm tối đa thời gian tự học ở nhà. Chất
lượng cụ thể như sau:
Sĩ số
Năm học

2015
20152016

5-6

học

9-10

SL

%

SL

%


SL

114

20

17,5

41

36

53

123

10

8,1

48

39,1

65

sinh
2014-


Điểm
7-8

Ghi chú

%
46,
5
52,
8

Học kì 1

- Hầu hết các tiết học đều diễn ra sôi nổi học sinh hiểu bài, các nhiệm vụ
đặt ra trong tiết học được học sinh thực hiện đầy đủ với chất lượng cao. Theo
từng tiết học lý thuyết cũng như thực hành, các em cũng được nâng cao rõ rệt.
Vào các kì thi “Tin học trẻ không chuyên” cấp huyện việc tuyển chọn học sinh
năng khiếu cho nhà trường cũng đạt kết quả cao với nhiều thành tích đáng kể.
Cụ thể:
+ Năm 2014-2015: 1 học sinh đạt giải III và 1 học sinh đạt giải Khuyến
khích.
+ Năm 2015-2016: 1 học sinh đạt giải I, 1 học sinh đạt giải II và 1 học
sinh đạt giải Khuyến khích.
- Để đạt được những kết quả như thế thì giáo viên đã có sự nghiên cứu,
đầu tư vào các bài dạy với những nội dung phù hợp để đầu tư giảng dạy giáo án
điện tử. Qua những tiết dạy này, giáo viên phát huy tối đa những ưu thế trong
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, tạo cho lớp học thật sự sinh
động với những hiệu quả về âm thanh, hình ảnh, mà giảng dạy bằng giáo án điện
tử mới tạo được những hiệu quả tích cực này; luôn dự giờ, thao giảng, học hỏi
kinh nghiệm ở đồng nghiệp để nâng cao trình độ tay nghề; không ngừng học tập,

trao dồi kiến thức, tự hoàn thiện mình, luôn trăn trở tìm ra những phương pháp
soạn giảng, nhằm không ngừng nâng cao năng lực, thường xuyên cập nhật kiến
thức mới để đáp ứng yêu cầu giảng dạy, góp phần đào tạo cho thế hệ trẻ tương
lai những con người toàn diện có ích cho xã hội.
13


Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng vào dạy Tin học khối 3,
và cũng là những kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiển giảng dạy của bản thân
tôi. Qua quá trình vận dụng tôi thấy kết quả thu được rất khả quan.Vì vậy, tôi rất
mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài sớm được đi vào thực
tiễn phục vụ cho sự nghiệp đào tạo của nhà trường, góp phần thúc đẩy tiến trình
đổi mới nhà trường theo hướng hội nhập đồng thời củng cố và phát triển bền
vững giáo dục Tiểu học trong tương lai.
3.5. Tài liệu kèm theo: Không có.
Bến Tre, ngày 28 tháng 6 năm 2016

14



×