Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Đề cương bài giảng thực tập hệ thống cơ điện tử 1 (2TC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.03 MB, 146 trang )

XƢỞNG TH CƠ ĐIỆN

TỔ CHỨC VỊ TRÍ LÀM VIỆC VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
 Tổ chức vị trí làm việc
Vị trí làm việc của người thợ được tổ chức khoa học với mục đích:
-

Đạt đƣợc năng suất lao động cao nhất.

-

Đảm bảo an toàn thiết bị, dụng cụ.

-

Đảm bảo an toàn và sức khỏe cho ngƣời lao động.

-

Nâng cao chất lƣợng sản phẩm đồng thời hạ giá thành sản phẩm.

Vị trí làm việc của ngƣời thợ lắp ráp có thể là cố định hoặc không cố định. Tại vị trí làm việc
cố định thƣờng đƣợc bố trí các trang thiết bị, dụng cụ và các chi tiết bộ phận máy cần lắp ráp.
Sau đây là một số nguyên tắc chung cho việc bố trí trang thiết bị dụng cụ:
-

Chỉ đặt các trang thiết bị dụng cụ cần thiết cho công việc đƣợc giao tại vị trí làm việc.

-

Các dụng cụ sắp đặt phải đảm bảo thuận lợi


nhất cho ngƣời thợ lắp ráp (dụng cụ dùng tay
phải để bên phải, dụng cụ cầm tay trái để bên
trái, dụng cụ dùng thƣờng xuyên để gần, dụng
cụ ít dùng để xa hơn),

-

Các tài liệu bản vẽ phục vụ cho việc lắp ráp
phải đƣợc cài trên khung hoặc giá để tài liệu.

-

Việc bố trí dụng cụ và chi tiết phải đảm bảo
sao cho ngƣời thợ không thực hiện các thao
động tác thừa, tiết kiệm thời gian làm việc.

-

Các dụng cụ phải đƣợc đặt cố định theo trình
tự trên bàn hoặc giá có chiều cao hợp lý đảm
bảo dễ nhìn, dễ thấy và dễ lấy.

-

Các chi tiết và bộ phận lắp ráp phải đƣợc bố
trí sao cho ngƣời thợ không mất nhiều thời
gian phụ để đi lấy các chi tiết và bộ phận

-


Hình 1: Tủ dụng cụ

Giá đặt các chi tiết phải đƣợc bố trí hợp lý (giá có nhiều tầng, các chi tiết nặng đặt ở tầng
thấp, chi tiết nhẹ đặt ở tầng cao và phải đặt theo một thứ tự sao cho ngƣời thợ có thể lấy chi
tiết đƣợc dễ dàng).

1


XƢỞNG TH CƠ ĐIỆN

 Kỹ thuật an toàn.
 Điều kiện lao động.
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên
thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tƣợng lao động, môi trƣờng lao động,
con ngƣời lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của
con ngƣời trong quá trình sản xuất.
 Các yếu tố nguy hiểm và có hại.
Trong một điều kiện lao động cụ thể bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất ảnh
hƣởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho ngƣời lao động, ta
gọi đó các yếu tố nguy hiểm và có hại cụ thể là:
-

Các yếu tố vật lý nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, các bức xạ có hại, bụi.

-

Các yếu tố hóa học nhƣ chất độc, các loại hơi, khí độc, bụi, các chất phóng xạ.

-


Các yếu tố bất lợi về tƣ thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm việc, nhà
xƣởng chật hẹp, mất vệ sinh.

-

Các yếu tố tâm lý không phù hợp... đều là những yếu tố nguy hiểm và có hại.

 Tai nạn lao động.
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thƣơng cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể
ngƣời lao động, hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền việc thực hiện công
việc hoặc nhiệm vụ lao động. Nhiễm độc đột ngột cũng là tai nạn lao động.
 Bệnh nghề nghiệp.
Bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại đối với ngƣời lao động gọi là bệnh
nghề nghiệp.
 Nguyên tắc chung về an toàn lao động.
-

Chỉ những ngƣời thợ đã đƣợc kiểm tra đảm bảo sức khỏe và kỹ thuật an toàn, mới đƣợc phép
làm việc.

-

Chỗ làm việc phải đảm bảo sạch sẽ và đƣợc chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo đầy đủ.

-

Trƣớc khi làm việc ngƣời thợ phải kiểm tra kỹ các dụng cụ, trang thiết bị tại vị trí làm việc.

-


Tại các vị trí làm việc phải có các trang thiết bị bảo hộ lao động phù hợp để đảm bảo an toàn
cho ngƣời thợ tại vị trí làm việc đó.

-

Khi làm việc ở trên cao chỗ làm việc phải có dàn đỡ đặc biệt và dây an toàn. Chỉ cho phép
làm việc ở trên cao khi đã đảm bảo đầy đủ các điều kiện an toàn.

-

Phân xƣởng chỉ đƣợc bắt đầu làm việc khi đã đảm bảo tất cả các biện pháp an toàn lao động
và hƣớng dẫn kỹ thuật an toàn cho mọi ngƣời.
 Nguyên tắc an toàn đối với ngƣời thợ lắp ráp

2


XƢỞNG TH CƠ ĐIỆN

-

Do tính chất khác nhau của công việc lắp ráp nên không thể có một chỉ dẫn chung bao trùm
tất cả mọi công việc lắp ráp. Bởi vậy ngƣời thợ lắp ráp ngoài những kiến thức chung phải
hiểu biết thêm những kỹ thuật an toàn riêng:

-

Trƣớc khi làm việc phải tổ chức lại chỗ làm việc đảm bảo gọn gàng ngăn nắp, các dụng cụ
chi tiết chƣa hoặc không dùng đến phải đƣợc dọn đi.


-

Lắp ráp các bộ phận, thiết bị phải tuân theo quy trình công nghệ chặt chẽ đã đƣợc ghi trong
phiếu công nghệ và bản vẽ.

-

Khi lắp ráp các chi tiết, bộ phận kém cứng vững phải sử dụng khung đỡ, đồ gá hay các đồ gá
kẹp đặc biệt.

-

Tuyệt đối không đƣợc dùng tay xoa lên bề mặt kim loại, bề mặt mối hàn.

-

Khi lắp ráp các chi tiết cụm máy nặng phải có dụng cụ kê đỡ hợp lý (kích, cẩu...). Tuyệt đối
không đƣợc di chuyển vậy nặng bằng tay

-

Trong khi lắp ráp tuyệt đối cấm không đƣợc dùng ngón tay để kiểm tra độ trùng nhau của
các lỗ, của các chi tiết bằng chốt.

-

Để làm sạch bụi kim loại phải dùng chổi lông hay chổi đót.

-


Chỉ trƣờng hợp đặc biệt mới dùng khí nén để làm sạch chi tiết, khi làm sạch bằng khí nén
phải có kính bảo vệ và không cho phép ai đứng gần 5 đến 6 m.

-

Khi lắp thiết bị hay kết cấu thép bằng máy nâng, chỉ kéo dây chão hay xích sau khi đã buộc
chắc chắn vào vật.

-

Cơ cấu và thiết bị đã lắp xong trƣớc khi cho chạy thử ngƣời thợ phải thực hiện đúng các an
toàn lao động sau.
Kiểm tra và dọn sạch những vật không cần thiết và dụng cụ tại chỗ làm việc.
Trước khi cho các bộ phận chạy thử phải thử xem các bộ phận quay và chuyển động của cơ
cấu có tốt không.
Chỉ cho chi tiết chạy thử khi có mặt và theo sự hướng dẫn của thợ cả hay quản đốc phân
xưởng.
Trước khi chạy thử phải báo hiệu, tất cả người khác phải đứng xa với một khoảng cách an
toàn.
Chỉ có người thợ điện mới được nối điện từ lưới vào thiết bị và tiếp đất cho thiết bị.
Chỉ khi nào lắp đặt xong hoàn toàn mới được điều chỉnh và bôi trơn.

-

Theo yêu cầu của công việc, ngƣời thợ lắp ráp đôi khi phải thực hiện các nguyên công

nâng hạ bằng cần trục điện hay khí. Chỉ cho phép ngƣời thợ làm các công việc này khi đã hiểu
biết về kỹ thuật an toàn đối với việc sử dụng cần trục.


3


XƢỞNG TH CƠ ĐIỆN

BÀI 1: SỬ DỤNG DỤNG CỤ THÁO LẮP
1.1 Dụng cụ tháo lắp dùng trong cơ khí
1.1.1 Clê dẹt(miệng)
Clê là dụng cụ có phần dùng để tháo lắp bu lông, đai ốc ở mỗi đầu. Phần dùng để mở định
kích cỡ của clê theo inch hoặc theo mm và thƣờng đƣợc ghi kết hợp, ví dụ 5/16 và 3/8 tức là:
Theo đơn vị inch là 5 và 3 inch, theo đơn vị mm là 16 và 8 mm. Cũng có một số loại clê đƣợc
ghi số theo hệ Anh và đƣợc quy đổi ra hệ mét nhƣ sau:
Ví dụ: 7/8 tức là: 25,2.7/8 = 22 (mm)

hay 11/16 tức là: 25,2.11/16 =17 (mm).

Những thông số trên chỉ về khoảng cách chiều ngang bề mặt bu lông, đai ốc chứ không
phải đƣờng kính bu lông, đai ốc.
Clê miệng (hình vẽ 1.1) là dụng cụ tháo lắp tiêu chuẩn đƣợc sử dụng rất thông dụng vì kết cấu
đơn giản dễ sử dụng. Clê miệng đƣợc chế tạo với hình dạng khác nhau để phù hợp với các loại
bulông và đai ốc khác nhau cũng nhƣ các vị trí và tƣ thế tháo lắp khác nhau.

Hình 1.1 : Một số loại clê miệng
4


XƢỞNG TH CƠ ĐIỆN

Phần đầu và phần dùng để mở bu lông, đai ốc của clê miệng thƣờng hợp với phần thân một góc
150 đến 22,5 0 (hình vẽ 1.2). Phần góc này cho phép ngƣời sử dụng có nhiều khoảng không để

vặn, trong những trƣờng hợp phải thao tác trong phạm vi chật ta có thể xê dịch góc 30 0 (hình vẽ
1.2).

Hình 1.2 - Tháo đai ốc trong phạm vi hẹp bằng cách đánh võng clê.

 Phƣơng pháp sử dụng Clê miệng nhƣ sau :
+ Điều quan trọng đầu tiên là ngƣời sử dụng phải biết quan sát xem vị trí tháo lắp bu lông , đai
ốc để quyết định dụng cụ tháo lắp cho hợp lý , có nên chọn
C lê hay dụng cụ khác .
+ Quan sát bu lông , đai ốc để chọn C lê cho phù hợp.
+ Cần phải cầm C lê đúng tƣ thế , thao tác .
+ Khi đặt C lê vào mũ bu lông hoặc đai ốc phải đặt sao cho :
-

Miệng C lê phải ôm khít vào mũ bu lông hoặc đai ốc , nếu lỏng hoặc không ôm
khít sẽ gây ra chờn và hỏng mũ bu lông.

-

Phải đặt C lê song song với mặt phẳng của mũ bu lông hoặc đai ốc

+ Khi tháo lắp bu lông hoặc đai ốc lúc xiết phải kéo đúng chiều (kéo về phía trong) nếu đẩy ra
ngoài có thể trƣợt tay gây mất an toàn.
+ Khi tháo bu lông cần phải có lực kéo đột ngột để tạo rung động.
+ Nhƣng khi xiết chặt bu lông , đai ốc ta nên tránh dùng lực đột ngột , mà phải xiết từ từ , nếu
lực tác dụng đột ngột và rất mạnh có thể làm đứt bu lông.
+ Trong nhƣng trƣờng hợp nhƣng con bu lông hoặc đai ốc khó tháo phải tìm cách khác tránh
dùng thêm các tay công , đòn bẩy nó sẽ làm bu lông va dụng cụ tháo bị biến dạng hoặc hƣ hỏng.

5



XƢỞNG TH CƠ ĐIỆN

1.1.2 Clê choòng
Clê choòng (Hình vẽ 1.3) không mở miệng nhƣ clê dẹt, khi vặn clê choòng bao quanh
hoàn toàn bu lông, đai ốc nên tránh đƣợc tƣợt và tiện để làm việc ở những nơi chật hẹp.

Hình 1.3- Một số loại clê choòng

12 cạnh

6 cạnh

Hình1.4 Clê choòng 6 và 12 cạnh.

Trên thực tế thì đa số các clê choòng có phần đầu mở 12 cạnh (hình vẽ 2.4) dùng để tháo
và xiết bu lông, đai ốc với góc xoay tối thiểu là 15 0 so với góc xoay 30 0 hoặc 60 0 của clê dẹt,
ngƣời ta cũng có dùng clê choòng 6 cạnh (hình vẽ 1.4), tuy nhiên chỉ nên dùng clê choòng 6
6


XƢỞNG TH CƠ ĐIỆN

cạnh đối với những vật chịu lực xoắn lớn vì nó có diện tích tiếp xúc lớn và giảm đi hƣ hỏng đối
với vật và dụng cụ.
Clê choòng kết hợp với một đầu là clê dẹt (hình vẽ 1.5) giúp thực hiện việc tháo lắp bu
lông, đai ốc nhanh chóng hơn. Đầu clê choòng dùng để nới lỏng (hoặc siết chặt) bu lông, đai ốc,
còn đầu clê dẹt dùng để thao tác nhanh hơn trong khoảng thời gian còn lại.


Hình 1.5 Cle choong kết hợp đầu cle dẹt
Ngoài ra trên thực tế thân clê choòng cũng đƣợc uốn cong để có thể tháo, lắp những bu
lông, đai ốc ở vị trí đặc biệt (hình vẽ 1.6).

Hình 1.6: clê choòng thân đƣợc uốn cong.
 Phƣơng pháp sử dụng c lê choòng nhƣ sau :
+ Cũng giống nhƣ C lê miệng đối với c lê choòng đầu tiên là ngƣời sử dụng phải biết quan sát
xem vị trí tháo lắp bu lông , đai ốc để quyết định dụng cụ tháo lắp cho hợp lý , có nên chọn
c lê choòng hay dụng cụ khác .
+ Quan sát bu lông , đai ốc để chọn c lê choòng cho phù hợp.
+Cần phải cầm c lê choòng đúng tƣ thế , thao tác .
+ Khi đặt c lê choòng vào mũ bu lông hoặc đai ốc phải đặt sao cho :
7


XƢỞNG TH CƠ ĐIỆN

-

Miệng c lê choòng phải ôm khít vào mũ bu lông hoặc đai ốc , nếu lỏng hoặc
không ôm khít sẽ gây ra chờn và hỏng mũ bu lông.

-

Phải đặt c lê choòng song song với mặt phẳng của mũ bu lông hoặc đai ốc

+ Khi tháo lắp bu lông hoặc đai ốc lúc xiết phải kéo đúng chiều (kéo về phía trong) nếu đẩy ra
ngoài có thể trƣợt tay gây mất an toàn.
+ Khi tháo bu lông cần phải có lực kéo đột ngột để tạo rung động.
+ Nhƣng khi xiết chặt bu lông , đai ốc ta nên tránh dùng lực đột ngột , mà phải xiết từ từ , nếu

lực tác dụng đột ngột và rất mạnh có thể làm đứt bu lông.
+ Trong nhƣng trƣờng hợp nhƣng con bu lông hoặc đai ốc khó tháo phải tìm cách khác tránh
dùng thêm các tay công , đòn bẩy nó sẽ làm bu lông va dụng cụ tháo bị biến dạng hoặc hƣ hỏng.
1.1.3 Clê khẩu
Đây là loại clê (hình vẽ 1.7) đƣợc sử dụng để làm nhiều loại công việc một cách đễ dàng
và nhanh chóng. Clê khẩu đƣợc chế tạo thành từng đoạn, mỗi cái một cỡ. Một đầu có cạnh với
số cạnh nhƣ Clê choòng, đầu kia có lỗ vuông để lắp với tay vặn. Clê khẩu khoẻ và linh hoạt hơn
các loại clê khác.

Hình 1.7 : Một số loại clê khẩu

8


XƢỞNG TH CƠ ĐIỆN

Kèm theo Clê khẩu có:
- Tay vặn, nhiều đoạn nối dài, ngắn khác nhau để vặn những vị trí sâu hoặc vƣớng víu
không dùng Clê thẳng đƣợc.
- Tay vặn một chiều (tay cầm bánh cóc) bên trong có cá hãm nhƣ líp xe đạp đoạn vuông để
lắp với Clê khẩu. Khi vặn lắc qua lại, có thể đổi chiều vặn đƣợc và nó đƣợc dùng để tháo lắp
nhanh, những chỗ bị hạn chế về không gian.
- Tay quay nhanh dùng chỗ có nhiều ốc cùng cỡ khi tháo sẽ đƣợc nhanh hơn.

Hình 1.8: Một số đầu nối đi cùng clê khẩu
 Phƣơng pháp sử dụng c lê khẩu nhƣ sau :
+ Cũng nhƣ các loại dụng cụ ở trên đã đƣợc giới thiệu trong quá trình sử dụng C lê khẩu cũng
cần phải chú ý quan sát bu lông , đai ốc để chọn C lê khẩu cho phù hợp.
+Cần phải cầm C lê khẩu đúng tƣ thế , thao tác .
+ Khi đặt khẩu vào mũ bu lông hoặc đai ốc phải đặt sao cho :

-

Miệng khẩu phải ôm khít vào mũ bu lông hoặc đai ốc , nếu lỏng hoặc không ôm
khít sẽ gây ra chờn và hỏng mũ bu lông.

-

Phải đặt khẩu với mặt phẳng của mũ bu lông hoặc đai ốc

+ Khi tháo lắp bu lông hoặc đai ốc lúc xiết phải kéo đúng chiều (kéo về phía trong) nếu đẩy ra
ngoài có thể trƣợt tay gây mất an toàn.
+ Khi tháo bu lông cần phải có lực kéo đột ngột để tạo rung động.
+ Nhƣng khi xiết chặt bu lông , đai ốc ta nên tránh dùng lực đột ngột , mà phải xiết từ từ , nếu
lực tác dụng đột ngột và rất mạnh có thể làm đứt bu lông.

9


XƢỞNG TH CƠ ĐIỆN

Để sử dụng clê khẩu có đầu nối tiếp với tay cầm bánh cóc (hình vẽ 1.9) ta chọn cỡ đầu tiếp
nối vừa với bu lông, đai ốc, ghép đầu tiếp nối này vào tay cầm bánh cóc và sau đó đặt nên bu
lông, đai ốc. Bên trong tay cầm bánh cóc là một con cóc khớp vào những răng của bánh cóc. Khi
kéo tay cầm theo một hƣớng, bộ phận cóc sẽ giữ những răng của bánh cóc và xoay phần đầu tiếp
nối. Khi di chuyển tay cầm
theo hƣớng ngƣợc lại, bộ
phận cóc trƣợt lên các răng,

Con
bẩy


Bánh
cóc
Bánh
cóc

cho phép phần tay cầm
đƣợc qua ngƣợc lại mà
không xoay phần đầu tiếp
nối
Đây là loại clê có thể
thao tác một cách nhanh
chóng vì: Phần đầu tiếp nối

Bánh cóc

Bánh cóc

Hình 1.9 :Clê khẩu có tay cầm bánh cóc.

không phải rời khỏi bulông,
đai ốc và không phải kẹp lại
lần thứ hai. Ngoài ra một số loại clê này còn có một con bẩy nhỏ để chuyển hƣớng của bánh cóc:
Khi con bẩy nhảy về phía phải thì bánh cóc sẽ đƣợc xoay theo chiều ngƣợc kim đồng hồ để siết
chặt bulông, đai ốc. Khi tháo bulông, đai ốc, con bẩy sẽ đƣợc đƣa về phái trái và bánh cóc sẽ
xoay theo chiều kim đồng hồ.
- Cần quay tốc độ rất tiện cho một số công việc nhƣ: Tháo hoặc xiết ốc bình chứa dầu. Tay
cầm tốc độ giúp sử lí các bulông, đai ốc nhanh chóng sau khi đã đƣợc nới lỏng.
- Khớp nối vạn năng rất tiện cho việc xử lí các bulông, đai ốc tại những vị trí mà clê thẳng
không dùng đƣợc. Khớp nối vạn năng cho phép thao tác với clê đƣợc giữ ở các góc độ khác

nhau so với đầu tiếp nối. Điều này giúp ích rất nhiều khi làm việc ở những nơi chật hẹp.

10


XƢỞNG TH CƠ ĐIỆN

1.1.4 C lê ống.

Hình 1.10 C lê ống

+ Clê ống (hình 1.10) đƣợc làm thành những đoạn dài ngắn khác nhau có giác 6 cạnh ở cả hai
đầu hoặc một đầu và ở đầu có lỗ để lắp tay vặn. Clê ống có loại chuyên dùng nhƣ là loại tháo
bugi ...
+ Cũng nhƣ các loại dụng cụ ở trên đƣợc giới thiệu trong quá trình sử dụng C lê khẩu cũng cần
phải chú ý quan sát bu lông , đai ốc để chọn C lê khẩu cho phù hợp.
+Cần phải cầm C lê ống đúng tƣ thế , thao tác .
+ Khi đặt ống vào mũ bu lông hoặc đai ốc phải đặt sao cho :
Miệng ống phải ôm khít vào mũ bu lông hoặc đai ốc , nếu lỏng hoặc không ôm khít sẽ
gây ra chờn và hỏng mũ bu lông.
-

Phải đặt ống với mặt phẳng của mũ bu lông hoặc đai ốc

+ Khi tháo bu lông cần phải có lực kéo đột ngột để tạo rung động.
+ Nhƣng khi xiết chặt bu lông , đai ốc ta nên tránh dùng lực đột ngột , mà phải xiết từ từ , nếu
lực tác dụng đột ngột và rất mạnh có thể làm đứt bu lông.

11



XƢỞNG TH CƠ ĐIỆN

1.1.5. Clê đầu chìm .
+ Clê đầu chìm là 1 cây thép đặc hình chữ “L”, có 2 loại:clê hình sao và clê lục lăng.
+ Clê đầu chìm đƣợc sử dụng tháo,lắp những bulông đầu chìm.
+ Clê đầu chìm có nhiều cỡ khác nhau tuỳ theo cỡ của bulông đầu chìm.

 Phƣơng pháp sử dụng c lê đầu chìn nhƣ sau :
+ C lê đầu chìm đƣợc sản xuất để phục vụ công việc tháo lắp các bu lông rất đặc biệt đó
là bu lông đầu chìm , cũng giống nhƣ các bu lông có mũ hình lục lăng bình thƣờng bu lông đầu
chìm cũng có nhiều cỡ từ nhỏ tới lớn .
+ Cũng nhƣ các loại dụng cụ ở trên đ• đƣợc giới thiệu trong quá trình sử dụng C lê đầu
chìm cũng cần phải chú ý quan sát bu lông đầu chìm để chọn C lê đàu chìm cho phù hợp.
+Cần phải cầm C lê đầu chìm đúng tƣ thế , thao tác .
+ Khi đặt đầu clê đầu chìm vào mũ bu lông đầu chìm phải đặt sao cho :
-

Đầu clê phải nằm ôm khít vào trên thân bu lông dầu chìm

Đặt clê phải nằm vào hết độ sâu của đỉnh trên bu lông. Nếu đặt không đúng sẽ lam hỏng
d•nh của bu lông và hỏng c lê đầu chìm.
12


XƢỞNG TH CƠ ĐIỆN

+ Khi tháo bu lông cần phải có lực kéo đột ngột để tạo rung động.
+ Nhƣng khi xiết chặt bu lông , đai ốc ta nên tránh dùng lực đột ngột , mà phải xiết từ từ , nếu
lực tác dụng đột ngột và rất mạnh có thể làm đứt bu lông.

+ Bu lông đầu chìm có hai đầu ngắn và dài. Đầu dài để cầm khi cần lực xiết lớn , đầu ngắn dùng
khi lực xiết nhỏ (thao tác sẽ nhanh hơn ) .
1.1.6 Mỏ lết
Mỏ lết là loại dụng cụ tháo lắp có thể điều chỉnh đƣợc độ rộng của miệng trong một
khoảng nhất định nào đó cho phù hợp với bulông, đai ốc. Tuy nhiên ta không nên dùng mỏ lết
để thay thế cho clê, mỏ lết chỉ nên dùng khi gặp phải loại bulông, đai ốc có kích cỡ khác thƣờng,
và mỏ lết cũng không đƣợc chế tạo dùng cho những công việc nặng. Vì thế nên sử dụng mỏ lết
với lực thích hợp. Trên thực tế mỏ lết còn đƣợc sử dụng để mở ống hoặc gulông.

Hình1.11: Một số loại mỏ lết.

 Nguyên tắc sử dụng bảo quản mỏ lết.
+ Luôn đặt mỏ lết lên trên bulông, đai ốc để lực kéo tác dụng lên phần má cố định của mỏ
lết
+ Sau khi đặt mỏ lết lên bulông, đai ốc ta siết vít chỉnh để mỏ lết bám khít vào bulông, đai
ốc để khi vặn sẽ không làm tròn đầu bulông, đai ốc.
+ Giữ sạch mỏ lết thỉnh thoảng tra dầu vào vít chỉnh và phần trƣợt.

13


XƢỞNG TH CƠ ĐIỆN

1.1.7 Kìm chết
Kìm chết (hình 1.12) đƣợc thiết kế đặc biệt và để giữ các vật tròn. Một má kìm có thể
điều chỉnh phù hợp với các kích cỡ khác nhau của bulông, đai ốc, ống hoặc dây. Không dùng
kìm chết trên các chất liệu có yêu cầu tránh làm hỏng bề mặt bóng.

Hình 1.12: Kìm chết
Trong quá trình tháo bu lông đai ốc tuyệt đối không đƣợc dùng kìm chết . Nhƣng trong

một số trƣờng hợp ta phải dùng kìm chết :
+ Mũ của bu lông hoặc đai ốc bị trƣợt cạnh các dụng cụ khác không tháo đƣợc ta có thể
dùng kìm chết.
+ Khi bu lông bị gãy mũ …

1.1.8 Tuốc nơ vít .

Hình 1.13: Một số loại tuốc- nơ-vít.

- Chuôi tuốc-nơ-vít đƣợc nắm trong lòng bàn tay, các ngón tay xuôi theo tay. Khi
vặn nhẹ dùng các ngón tay xoay, khi vặn chặt bàn tay ấn chặt, dùng cổ tay xoay. ốc vít
quá chặt dùng hai tay nắm trên chuôi ấn xuống để xoay.

14


XƢỞNG TH CƠ ĐIỆN

- Không đƣợc dùng tuốc-nơ-vít nhƣ một lƣỡi đục nguội, một dụng cụ đục lỗ hay một
thanh cạy. Nếu phải gõ nhẹ vào tuốc-nơ-vít hãy sử dụng loại tuốc-nơ-vít có thể cho phép
gõ nhẹ.
- Không đƣợc dùng kìm hoặc clê để vặn chuôi tuốc-nơ-vít chuẩn. Nếu cần thiết hãy
sử dụng loại tuốc-nơ-vít bền có chuôi hình vuông dành cho những công việc nặng.
- Không đƣợc cầm vật đang thao tác trên tay khi sử dụng tuốc-nơ-vít vì tuốc-nơ-vít
có thể bị tuột và gây thƣơng tích, và cũng không bao giờ để mũi của tuốc-nơ-vít hƣớng
vào bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể.
- Đối với tuốc-nơ-vít dẹt phải đảm bảo cho mũi tuốc-nơ-vít đủ rộng để khít với rãnh
trên đầu của đinh vít (hình 1.14).
- Luôn giữ chuôi tuốc-nơ-vít thẳng đứng với đầu vít khi vặn.
- Sắp xếp tuốc-nơ-vít một cách thích hợp để có thể tìm nhanh chóng loại tuốc-nơ-vít

cần thiết.

Mũi của tuốc- nơ- vít phải khít với
rãnh trên đầu đinh vít

Mũi tuốc- nơ- vít không khít sẽ làm
hỏng tuốc- nơ- vít và đinh vít

Hình 1.14: Phải đảm bảo tuốc- nơ- vít khít với rãnh vặn trên đầu vít.

15


XƢỞNG TH CƠ ĐIỆN

-Tuốc-nơ-vít dẹt.
Tay
cầm

Mũi

Thân

Hình 1.15 Tuốc- nơ- vít dẹt

Là loại tuốc-nơ-vít (hình 1.15) có phần mũi khi bị hỏng có thể mài lại đƣợc khi thao
tác sử dụng phải đúng nếu không xẽ gây nguy hiểm vì loại tuốc-nơ-vít này trong khi vặn
rất dễ bị tƣợt. Nếu mũi tuốc-nơ-vít bị mài mòn phần đỉnh hoặc bị mẻ chúng ta có thể mài
lại nhƣ sau:
+ Mài phần mũi cho đến khi nó phẳng và có góc thích hợp so với phần thân

(hình 1.16). Phần cạnh phải hơi có dạng nón và không đƣợc nhọn đầu.

Hình 1.16: Cách mài mũi tuốc-nơ-vít dẹt

+ Không đƣợc tựa mũi tuốc-nơ-vít vào đá mài quá lâu. Nhúng mũi tuốc-nơ-vít vào
nƣớc để làm nguội. Việc nhúng nƣớc làm lạnh này sẽ hạn chế làm giảm đi độ cứng, độ
đàn hồi và hạn chế làm mềm phần mũi tuốc-nơ-vít.
+ Nếu đƣợc mài đúng, phần mũi của tuốc-nơ-vít luôn nằm trong rãnh ở đầu vít dù
cho ngƣời sử dụng xoay mạnh hay nhẹ. Nếu phần mũi đƣợc mài có dạng nón quá nhiều,
nó sẽ bị bật ra khỏi rãnh khi vặn.
16


XƢỞNG TH CƠ ĐIỆN

Lưu ý: Chỉ phần đỉnh của mũi tuốc-nơ-vít được tôi cứng do vậy luôn giới hạn số lần
mài lại mũi tuốc-nơ-vít.
- Tuốc-nơ-vít 4 cạnh.

1.16 Tuốc-nơ-vít 4 cạnh.

Đây là loại tuốc-nơ-vít khi vặn không bị trƣợt rãnh trên đầu vít nhƣng ngƣời sử dụng
phải dùng nhiều lực hơn để giữ nó chặt vào phần rãnh trên đầu vít. Nếu phần mũi nhọn bị
gãy thì không nên sửa chữa để dùng tiếp.
1.2.1 Clê lực
Clê lực có hai loại chính:

Hình 1.17

Hình 1.17(1) là clê lực với kim chỉ thị lực xiết không điều chỉnh đƣợc mô men xiết

Hinh 1.17(2) Clê lực điều chỉnh đƣợc mô men xiết.

17


XƢỞNG TH CƠ ĐIỆN

Hình 1.18 Cấu tạo clê lực điều chỉnh
A: Thân tăng cứng, B: Tay cầm, C: Vít điều chỉnh, D: Đầu nối điều chỉnh lò xoE: Chốt hãm, F:
Lò xo, G: Cần đẩy, H: Đòn khuỷu, J: Bản lề răng, K: Chốt, LR: Bản lề răng, M: Chốt hãm bánh
răng, N: Ống lót, PR: Đầu vuông, R: Ống lót đầu vuông, S: Vòng hãm, T: Long đen đệm, U:
Ống nối, V: Cần siết, W: Núm điều chỉnh
Clê lực dùng để kiểm tra lực xiết của mối ghép theo tiêu chuẩn quy định, đầu Clê có mấu
vuông để lắp với khẩu, thân Clê là cánh tay đòn, trên thân có gắn bảng chia lực và kim chỉ lực.
Clê lực làm bằng thép có độ đàn hồi và khả năng chịu uốn cao. Nhờ khả năng đàn hồi nên Clê
lực không bị biến dạng sau khi sử dụng

18


XƢỞNG TH CƠ ĐIỆN

Cách sử dụng: Khi ta muốn kiểm tra mô men siết nào đó thì ta phải chọn một loại khẩu
tƣơng ứng với kích thƣớc đai ốc hoặc bu lông của mối ghép và lắp khẩu đó vào cle lực. Tay phải
nắm thân Clê, tay trái giữ đầu Clê để cho đầu Clê, khẩu và đai ốc thẳng hàng, tay phải kéo từ từ
và theo dõi kim chỉ lực, khi kim chỉ lực đúng giá trị qui định mà đai ốc, bu lông không dịch
chuyển thì chứng tỏ mối ghép đã đủ lực, nếu khi xiết mà kim chỉ lực chƣa chỉ đến gí trị qui định
mà bu lông và đai ốc đã dịch chuyển thì chứng tỏ mối ghép ta xiết chƣa đủ lực, cần tháo Clê lực
ra và xiết tiếp bằng dụng cụ tháo lắp, sau đó kiểm tra lại bằng Clê lực
Chú ý: Không dùng Clê lực thay cho tay đòn


1.3. Sử dụng dụng cụ tháo lắp bu lông – đai ốc bằng khí nén


Cảnh báo.
- Trƣớc khi làm việc với thiết bị ngƣời sử dụng phải đọc kỹ phần hƣớng dẫn sử dụng.
- Trƣớc khi làm việc với thiết bị phải đảm bảo chắc chắn là công tắc ngắt hoạt động bình thƣờng.
- Trƣớc khi điều chỉnh lực xiết hoặc thay đổi đầu nối phải tháo đầu nối khí nén ra.
- Thiết bị và các phụ kiện của nó chỉ sử dụng vào mục đích nhất định.
- Để đơn giản hoá các thao tác nên điều chỉnh mô men xiết tăng thêm 4 Nm.

- Khi sử dụng dây treo phải đảm bảo thiết bị ở trong điều kiện làm việc tốt nhất, không bị bó buộc
trong phạm vi hẹp.
19


XƢỞNG TH CƠ ĐIỆN

 áp suất làm việc.
Thiết bị sẽ đạt công suất cao nhất khi làm việc với áp suất tối ƣu từ 6 – 7 bar. tuy nhiên
thiết bị cũng có thể làm việc khi áp suất giảm xuống đến 3.5 bar.
Chú ý : Khi áp suất giảm xuống dƣới 6 bar phải điều chỉnh sao cho ly hợp ngắt làm việc
chắc chắn trong mọi trƣờng hợp.
 Chất lƣợng khí nén.
- Để đạt đƣợc công suất cao và kéo dài tối đa tuổi thọ của thiết bị nên dùng nguồn khí nén đã
đƣợc tách nƣớc và làm lạnh với nhiệt độ từ 2o C đến 10o C.
- Khí nén trƣớc khi tới thiết bị phải đƣợc lọc sạch, trƣớc khi lắp vào thiết bị dƣờng ống nối nên xả
để làm sạch.
- Khả năng làm việc của thiết bị sẽ bị ảnh hƣởng không nhỏ nếu trong khí nén có lƣợng dầu bôi
trơn nhỏ hơn 1- 5 mg/ m3.

- Nếu sử dụng nguồn khí nén không qua xử lý thì tuổi thọ của thiết bị sẽ giảm rất nhiều.
 3.2. Sử dụng.
Đầu vặn đẩy vít vào vị trí cần bắt đồng thời khởi động bằng đòn điều khiển. Đầu vặn sẽ tác
động cho tới khi đạt đƣợc mô men xiết cần thiết đã đƣợc điều chỉnh. Lúc này ly hợp trƣợt và tắt
động cơ.
 Điều chỉnh Mô men xiết.
Mô men xiết sẽ đƣợc thay đổi thông qua việc điều chỉnh sức căng của lò so mô men với sự
trợ giúp của bánh hãm và cờ lê phù hợp. Lỗ điều chỉnh có thể thấy và điều chỉnh đƣợc khi xoay
vòng bảo vệ ở phần vỏ ly hợp. Để tăngthêm mô men xiết của thiết bị ta xoay cơ lê ngƣợc chiều
kim đồng hồ.
Chú ý: Việc điều chỉnh mô men xiết nên bắt đầu từ vị trí có mô men nhỏ nhất để không
làm hỏng mối ghép ren. Vị trí có mômen thấp nhất sẽ đạt đƣợc bằng cách quay vít ở lỗ điều
chỉnh hoàn toàn sang trái. Sau khi điều chỉnh quay vòng bảo vệ cho tới khi kim kiểm tra trùng
thì thôi. Để kiểm tra mô men xiết nên sử dụng thiết bị kiểm tra mô men xiết TT 12.
 Chống rỉ và làm sạch thiết bị.
Nƣớc trong khí nén, bụi và thời gian dài sau sử dụng là những nguyên nhân chính gây rỉ và
mòn của cánh gạt, van..vv. Điều này sẽ đƣợc giảm thiểu nếu nhƣ trƣớc khi dừng làm việc bạn
hãy nhỏ vài giọt dầu và cho thiết bị hoạt động 5 -10 giây và sau đó lau bên ngoài bằng khăn có
thấm một chút dầu.
 Chăm sóc và bôi trơn.
Đây là thiết bị làm việc với vận tốc và tải trọng cao. vì vậy sau 100000 lần đến tối đa
là 250000 lần làm việc có tải phải đƣợc tháo , làm sạch và bảo dƣỡng. Lƣới lọc của thiết bị phải
20


XƢỞNG TH CƠ ĐIỆN

thƣờng xuyên đƣợc làm sạch vì đây chính là nguyên nhân làm giảm công suất của thiết bị. Khi
tiến hành bảo dƣỡng các van tiết lƣu, hộp số hành tinh, kim, vòng bi cũng nhƣ các bề mặt của ly
hợp phải đƣợc kiểm tra làm sạch và phủ một lớp mỡ mỏng.

Để bôi trơn phải dùng loại mỡ chất lƣợng cao. Nếu cần thiết phải tháo rô to cánh gạt thì
nên kiểm tra chiều cao và bề rộng của cánh gạt. Bề mặt của Stato phải đảm bảo trơn nhẵn không
có vết xƣớc.
Chú ý: Trƣớc khi thay cánh gạt, Roto và Stato phải đƣợc làm sạch và bôi một lớp mỡ
mỏng. lắp và kiểm tra sao cho động cơ quay nhẹ nhàng. Nhỏ vài giọt dầu vào đầu nối khí nén
quay động cơ vài vòng để dầu bôi trơn cung cấp cho các chi tiết.
 Thiết bị khí nén.
Công dụng chung: Dùng để tháo, lắp các chi tiết, cụm máy trong các dây truyền lắp ráp
hoặc đƣợc sử dụng trong sửa chữa, dùng để tháo lắp các loại bulông, đai ốc hoặc vít...
Nguyên lý hoạt động chung: Các thiết bị này đều hoạt động theo nguyên tắc biến áp
xuất của khí nén thành chuyển động quay của động cơ cánh gạt.
Đối với thiết bị dùng trong dây chuyền lắp ráp, các công ty sửa chữa lớn thì đòi hỏi thiết
bị điều chỉnh đƣợc momen xoắn thông qua lò xo hoặc điều chỉnh lƣu lƣơng khí đầu vào. Đối
thiết bị dùng trong hiệu sửa chữa nhỏ thì có loại không điều chỉnh đƣợc momen xoắn, ta thƣờng
gặp trƣờng hợp khi ta muốn xiết đai ốc với lực xiết 8 Nm nhƣng lực momen xoắn tối đa của
thiết bị là 7.5 Nm ta có thể đóng cò súng một cách không liên tục thì ta có thể xiết đƣợc đai ốc
nói trên.
Phân loại: Thiết bị tháo lắp bằng khí nén có rất nhiều loại nhƣng phân ra làm hai dạng
cơ bản: Dụng cụ dùng để xiết vít và dụng cụ dùng để xiết bulông, đai ốc.
Cấu tạo chung: Gồm một số cụm chi tiết cơ bản nhƣ: Cơ cấu đảo chiều, động cơ cánh
gạt, cụm li hợp, vỏ thiết bị...
.

21


XƢỞNG TH CƠ ĐIỆN

Hình 1.19: Tƣ thế cầm súng
Đầu vặn đƣơc lắp trên ống nối và đặt vào bulông, đai ốc, đóng đòn điều khiển thiết bị bắt

đầu hoạt động, tay trái giữ đòn điều khiển, tay phải tỳ đầu vặn vào đai ốc. Thiết bị có thể thay
đổi chiều quay nhờ van đảo chiều thông qua núm gạt trên thân súng.
Việc điều chỉnh momen xiết thông qua điều chỉnh sức căng của lò xo và tua vít 200, lỗ
điều chỉnh có thể thấy khi xoay vòng bảo vệ ở vỏ li hợp để tăng momen xoắn ta quay tua vít
200 ngƣợc chiều kim đồng hồ và ngƣợc lại. Khoảng cách L giữa hai vòng chặn chính là chiều
dài của của lò xo khi khoảng cách L giảm thì lực momen xoắn tăng và khi khoảng cách L tăng
thì lực momen xoắn giảm, đồng thời vòng chặn chính là kim chỉ trị số của lực momen xoắn (trị
số lực momen xoắn đƣợc ghi trên vòng bảo vệ 91).
Vòng bảo vệ

+
-

Vòng chặn

L

Chiều dài lò xo

Hình 1.20: Điều chỉnh lực xiết

22


XƢỞNG TH CƠ ĐIỆN

BÀI 2: THÁO LẮP MỐI GHÉP BU LÔNG – ĐAI ỐC
2.1 Bu lông – đai ốc
Bulông và đai ốc đƣợc sử dụng để bắt
chặt các chi tiết với nhau ở những khu vực

khác nhau trên xe. Có nhiều loại bulông và
đai ốc tuỳ theo ứng dụng của chúng. Điều
quan trọng là phải nắm đƣợc chủng loại để có
thể tiến hành việc bảo dƣỡng đƣợc chính xác.
[1]Đai ốc
[2]Bulông

 Thông số kỹ thuật của bu lông – đai ốc
Tên của từng chi tiết. Bulông có nhiều tên khác nhau để xác định kích thƣớc và cƣờng độ
của chúng. Bulông dùng trong ôtô đƣợc chọn tuỳ theo cƣờng độ và kích thƣớc ứng với từng khu
vực riêng biệt. Do đó, hiểu đƣợc tên của bulông là một trong những kiến thức căn bản khi tiến
hành bảo dƣỡng.
Tên của bulông
Ví dụ: M 8 x 1.25 - 4T
M: Loại ren
"M" viết tăt của ren hệ mét. Các loại ren khác là "S" cho loại ren nhỏ "UNC" cho loại
răng thô.
8: Đƣờng kính ngoài của bulông, trong hình vẽ sau, nó đƣợc biểu diễn bằng 1.25: Bƣớc
ren (mm) trong hình vẽ, nó đƣợc biểu diễn bằng .
4T: Cƣờng độ
Số cho biết 1/10 của cƣờng độ chịu kéo nhỏ nhất theo đơn vị kgf/mm2, chữ đại diện cho
"cƣờng độ chịu kéo". Cƣờng độ đƣợc dập trên đầu bulông.
23


XƢỞNG TH CƠ ĐIỆN

[1]Chiều rộng qua các cạnh
[2]Chiều rộng qua các đỉnh
[3]Chiều cao đầu bulông

[4]Chiều dài ren
[5]Chiều dài danh nghĩa
[6]Chiều cao của đai ốc
[7]Đƣờng kính chính cơ sở (đƣờng kính danh nghĩa) của ren
[8]Bƣớc ren - khoảng cách giữa một điểm trên ren đến điểm tƣơng tự của ren tiếp theo
2.2.

Các lƣu ý về bảo dƣỡng:

 Cách xiết bulông
Các phƣơng pháp xiết bulông
Các bulông đƣợc xiết bằng một cân lực đến mômen tiêu chuẩn chỉ ra trong hƣớng
dẫn sửa chữa

24


XƢỞNG TH CƠ ĐIỆN

 Sự cần thiết của mômen xiết tiêu chuẩn
Nếu lực xiết thấp hơn mô men xoắn quy định:
-

Bu lông và đai ốc se bị lỏng thông qua rung động

-

Khe hở sẽ đƣợc tạo ra giữa các bộ phận dẫn đến rò rỉ dầu…

-


Bu lông hoặc đai ốc có thể bị hƣ hỏng

-

Một phần bị biến dạng hoặc hƣ hỏng

 Tập "cảm giác" mômen xiết

1.Dùng một cân lực, xiết một bulông hay đai ốc đến 150 kgf.cm.
2.Dùng một đầu khẩu (hay chòng), xiết lại nó theo cách tƣơng tự.
3. Lặp lại thao tác này nhiều lần cho đến khi học đƣợc "cảm giác" xiết bằng khẩu (hay
chòng) để đạt đƣợc cùng mômen xoắn với cân lực.
LƯU Ý:
Để có kinh nghiệm về cảm giác trờn ren của bulông, hãy xiết bulông và làm hỏng các ren
của nó bằng cách tác dụng lực lớn nhất có thể

25


×