Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG lý thuyết ( hệ THỐNG PHANH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.58 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
TÊN BÀI: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG PHANH
MỤC TIÊU CỦA BÀI:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
Kiến thức:
Trình bày đúng nhiệm vụ, phân loại, yêu cầu, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của
các hệ thống phanh.
Kỹ năng:
Nhận biết được các chi tiết trong cơ cấu phanh
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Chủ động nghiên cứu tài liệu học tập và tham khảo các tài liệu khác về hệ
thống phanh
+ Tìm hiểu phạm vi áp dụng của các loại hệ thống phanh trong thực tiễn
NỘI DUNG
4.1 Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại
4.1.1 Nhiệm vụ
- Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ôtô đến một giá trị cần thiết nào đấy
hoặc
dừng hẳn ôtô;
- Giữ ôtô dừng hoặc đỗ trên các đường dốc
- Đảm bảo ô tô chạy an toàn ở mọi tốc độ, đặc biệt là ở tốc độ cao. Do đó có thể
nâng cao được năng suất vận chuyển.
4.1.2 Yêu cầu
Hệ thống phanh trên ôtô cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có hiệu quả phanh cao nhất ở tất cả các bánh xe nghĩa là đảm bảo quãng đường
phanh ngắn nhất khi phanh đột ngột trong trường hợp nguy hiểm;
- Phanh êm dịu trong mọi trường hợp để đảm bảo sự ổn định chuyển động của ôtô;
- Điều khiển nhẹ nhàng, nghĩa là lực tác dụng lên bàn đạp hay đòn điều khiển
không lớn;
- Dẫn động phanh có độ nhạy cao;
- Đảm bảo việc phân bố mômen phanh trên các bánh xe phải theo quan hệ để sử


dụng hoàn toàn trọng lượng bám khi phanh ở những cường độ khác nhau;
- Không có hiện tượng tự xiết khi phanh;
- Cơ cấu phanh thoát nhiết tốt;
- Có hệ số ma sát giữa trống phanh và má phanh cao và ổn định trong điều kiện sử
dụng;
- Giữ được tỉ lệ thuận giữa lực trên bàn đạp với lực phanh trên bánh xe;
- Có khả năng phanh ôtô khi đứng trong thời gian dài.


- Ngoài các yêu cầu trên, hệ thống phanh còn phải đảm bảo chiếm ít không gian,
trọng lượng nhỏ, độ bền cao và các yêu cầu chung về cơ khí.
4.1.3 Phân loại
a) Theo cơ cấu điều khiển trên xe.
Theo công dụng hệ thống phanh được chia thành các loại sau:
- Hệ thống phanh chân điều khiển bằng bàn đạp (phanh chân);
- Hệ thống phanh tay điều khiển bằng cáp (phanh tay);
b) Theo kết cấu của cơ cấu phanh.
Theo kết cấu của cơ cấu phanh hệ thống phanh được chia thành hai loại sau:
- Hệ thống phanh với cơ cấu phanh guốc;
- Hệ thống phanh với cơ cấu phanh đĩa.
c) Theo dẫn động phanh.
Theo dẫn động phanh hệ thống phanh được chia ra:
- Hệ thống phanh dẫn động cơ khí;
- Hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực;
- Hệ thống phanh dẫn động khí nén;
- Hệ thống phanh dẫn động kết hợp khí nén - thuỷ lực;
d) Phân loại theo vị trí bố trí cơ cấu phanh.
- Bố trí ở bánh xe
- Bố trí trên hệ thống truyền lực
e) Theo khả năng chống bó cứng bánh xe khi phanh.

Theo khả khả năng chống bó cứng bánh xe khi phanh chúng ta có hệ thống phanh
với bộ chống hãm cứng bánh xe (hệ thống phanh ABS).
4.2 Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh
4.2.1 Hệ thống phanh thủy lực
a) Cấu tạo.

1. Bàn đạp phanh
2. Bộ trợ lực phanh
5.Cơ cấu phanh trước

3. Xylanh chính
6. Bộ điều chỉnh

4. Bình dầu
7. Cơ cấu phanh
sau


Hệ thống phanh ôtô gồm có phanh chính và phanh dừng trong đó phanh chính thường
là phanh bánh xe hay còn gọi là phanh chân còn phanh dừng thường là phanh tay,
phanh tay thường được bố trí ở ngay sau trục thứ cấp của hộp số hoặc bố trí ở các bánh
xe.
Việc dùng cả hai phanh, phanh chính và phanh phụ đảm bảo độ an toàn của ôtô
khi chuyển động và dừng hẳn. Hệ thống phanh có hai phần cơ bản đó là cơ cấu phanh
và dẫn động phanh.
- Dẫn động phanh: Dẫn động phanh dùng để truyền và khuyếch đại lực điều khiển từ
bàn đạp phanh đến cơ cấu phanh.
Hệ thống phanh dẫn động bằng thủy lực thường dùng trên các xe du lịch và xe
tải có tải trọng nhỏ và trung bình. Dẫn động bằng thuỷ lực có ưu điểm là phanh êm
dịu, dễ bố trí, có độ nhạy cao. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là tỷ số truyền của

dẫn động dầu không lớn nên không thể tăng lực điều khiển trên cơ cấu phanh
- Cơ cấu phanh: Cơ cấu phanh được bố trí ở các bánh xe nhằm tạo ra mômen hãm trên
bánh xe khi phanh ôtô.
1. Cơ cấu phanh đĩa

1.Má phanh
4.Vít xả

Hình 1 .Cấu tạo phanh đĩa
2. Giá đỡ xylanh
3.Bulông
5.Lò xo chống rít


Đĩa phanh: Đĩa phanh tạo ra bể mặt ma sát với má phanh và được đúc bằng
thép. Đĩa phanh là loại có lỗ thông gió.
Má phanh: Hầu hết các má phanh có lưng đỡ là một tấm đệm phẳng bằng kim
loại. Các má phanh của loại cố định và má phanh phía trong của của loại di động
thường được thiết kế để giảm khe hở giữa các mặt tiếp giáp. Khe hở chỉ vừa đủ cho sự
chuyển động khi phanh hoặc nhả.
Má phanh ở phanh đĩa cơ bản giống má phanh ở phanh tang trống. Thông
thường, ở các xe dẫn động bằng bánh trước thì má phanh có trộn bột kim loại để tăng
nhiệt độ làm việc. Má phanh được gắn với lưng đế bằng cách tán rivê, dán hoặc kết
dính bằng cách đúc. Bề mặt các má phanh phẳng, đầu trước má phanh theo chiều quay
rô to hay còn gọi là đầu dẫn hướng sẽ luôn nóng hơn đầu bên kia, vì thế sẽ mòn nhanh
hơn.
2. Cơ cấu phanh tang trống
Đặc điểm:
- Ưu điểm:
+ Các chi tiết cấu tạo đơn giản, dễ thay thế khi hư hỏng

+ Các chi tiết có giá thành thấp
+ Cơ cấu phanh dễ sử dụng, đảm bảo điều kiện chuyển động của xe
- Nhược điểm:
+ Khả năng thoát nhiệt kém do guốc phanh tiếp xúc trong với tang trống
+ Moomen phanh không ổn định khi hệ số ma sát tha đổi
+ Do khả năng thoát nhiệt kém nên hay mòn má phanh
+ Thường xảy ra tiếng kêu rít khi phanh
Cấu tạo:

nh 2 . Cơ cấu phanh tang trống


- Mâm phanh được lắp chặt với trục bánh xe, trên mâm phanh có lắp xi lanh bánh
xe.
- Trục cam tác động lắp trên mâm phanh và tiếp xúc với hai đầu guốc phanh,
dùng để dẫn động đẩy hai guốc phanh và má phanh thực hiện quá trình phanh.
- Guốc phanh và má phanh được lắp trên mân phanh nhờ hai chốt lệch tâm, lò
xo hồi vị luôn kéo hai guốc phanh tách khỏi tang trống. ngoài ra còn có các cam lệch
tâm hoặc chốt điều chỉnh
b) Nguyên lý hoạt động

Khi đạp phanh, thông qua cơ cấu điều khiển, sẽ đẩy piston trong xilanh chính,
nén dầu trong xilanh, dầu dịch chuyển trong ống dầu với áp suất cao và cung cấp dầu
đến từng xilanh con ở bánh xe.
Áp lực dầu tại các xilanh con sẽ đẩy các piston trong xilanh con dịch chuyển về
hai phía và tiếp tục đẩy các guốc phanh dịch chuyển ra ngoài làm cho má phanh (tấm
ma sát) trên mỗi guốc phanh tì vào trống phanh đang quay, tạo lực ma sát và giảm tốc
độ quay của trống phanh hoặc dừng hẳn nếu cần thiết.
Khi buông bàn đạp các lò xo hồi vị trong cơ cấu phanh sẽ kéo các guốc phanh
trở lại, piston trong xilanh con trở về trạng thái ban đầu, hồi dầu từ các xilanh con trở

về xilanh chính và kết thúc quá trình phanh.


4.1.2 Hệ thống phanh khí nén
a) Cấu tạo

- Máy nén khí: Do động cơ dẫn động, cung cấp khí nén khí phanh để tác động
hãm phanh
- Bình chứa khí nén: Gồm 2 bình chứa khí nén do bơm nạp vào. Chúng có khả
năng cung cấp khí nén cho 8 đến 10 lần phanh trong trường hợp bơm nén khí hỏng.
- Van điều áp: Giới hạn áp suất khí nén ở mức quy định do bơm cung cấp, đảm
bảo an toàn cho hệ thống phanh, áp suất giới hạn khoảng 7,7 kg/cm 2
- Tổng van điều khiển( Tổng phanh ): Khi tác động vào bàn đạp phanh, van
điều khiển này sẽ hoạt động và phân phối khí nén từ bình chứa khí nén tới các buồng
xilanh ở các bánh xe. Khi nhả phanh, van sẽ xả khí nén từ các buồng xilanh bánh xe
ra bên ngoài.
- Buồng phanh: Mỗi bánh xe có một buồng phanh, công dụng của buồng phanh
là biến đôi áp suất khí nén thành lực đẩy cơ khí là bung các càng phanh, tác động hãm
xe.
b. Nguyên lý hoạt động:


1 - Máy nén khí
4 – bàn đạp

2- van an toàn 3,8 – bầu phanh trước và phanh sau
5 – bình khí nén 6 – áp kế 7- tổng phanh

Khi đạp phanh, thông qua cơ cấu điều khiển sẽ tác động lên van phân phối để mở
van và cho khí nén từ bình chứa khí qua van phân phối qua các ống dẫn khí đến mỗi

bầu phanh của bánh xe đó, tác động lên màng da của bầu phanh và đẩy thanh đẩy
trong bầu phanh di chuyển và làm xoay cam sai tâm, nó sẽ làm 2 guốc phanh bung ra
làm cho tấm ma sát trên mối guốc phanh tì vào trống phanh đang quay, tạo lực ma sát
và giảm tốc độ quay trống phanh hoặc dừng hẳn nếu cần thiết.
Khi buông bàn đạp, các lò xo hồi vị trong cơ cấu phanh sẽ kéo các guốc phanh trở
lại piston trong xilanh con trở về trạng thái ban đầu, khí nén từ bầu phanh theo các ống
dẫn khí trở về van phan phối và thoát ra khí trời chấm dứt quá trình phanh



×