Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.59 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:…………………………………
Tên sáng kiến: Biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 4.
1. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục Tiểu học
2. Mô tả bản chất của sáng kiến
2. 1. Tình trạng giải pháp đã biết
- Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới
Chữ viết hiện nay của chúng ta là chữ viết ghi lại theo phát âm. Do đó
việc viết đúng phải dựa trên cơ sở đọc đúng. Tuy nhiên, do yếu tố vùng miền,
cách phát âm mỗi nơi có khác nhau. Mặc dù những qui tắc, qui ước về chính tả
đã được thống nhất theo ngữ pháp chung. Nhưng việc viết đúng chính tả trong
học sinh hiện nay nói chung vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại. Hiện trạng của lớp
tôi trước khi áp dụng giải pháp này:
+ Tình trạng học sinh viết sai chính tả còn khá phổ biến.
+ Đầu năm, còn một số ít học sinh đọc còn chậm, dẫn đến viết sai chính
tả.
+ Học sinh mắc lỗi chính tả, điều này ảnh hưởng đến kết quả học tập của
các em ở môn Tiếng Việt nói chung cũng như các môn học khác.
+ Học sinh thường mắc lỗi về dấu thanh, nhất là thanh hỏi, thanh ngã, lỗi
phụ âm đầu, âm cuối, vần.
- Ưu điểm của giải pháp cũ
+ Chính tả là một phân môn của môn Tiếng Việt ở Tiểu học và vấn đề viết
đúng chính tả rất được nhiều người quan tâm. Vì viết đúng chính tả là yêu cầu
đầu tiên và tối thiểu đối với một người có văn hóa, mà nhất là học sinh tiểu học.
+ Chính tả là phân môn rèn cho học sinh viết đúng chữ Việt, là phân môn
"chủ lực và trung tâm" để có thể khai thác các môn học khác một cách tốt nhất.
+ Những giải pháp trước đây cũng đã giúp cho giáo viên có được một số
-1-




kinh nghiệm trong giảng dạy, nắm được quy trình của tiết chính tả.
+ Các bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến việc viết chính tả và rèn chữ
viết của các em.
+ Đa số học sinh cũng thích học phân môn này.
- Nhược điểm của giải pháp cũ
+ Do học sinh đọc chưa tốt, phát âm chưa đúng nên còn viết sai chính tả
nhiều.
+ Một số giáo viên vận dụng phương pháp chưa linh hoạt, chỉ vận dụng
phương pháp giải nghĩa từ để học sinh giải nghĩa mà viết đúng.
+ Học sinh không nắm được nguyên tắc kết hợp chữ cái hoặc các em biết
được quy tắc viết hoa nhưng do "thói quen" nên vẫn mắc nhiều lỗi về viết hoa.
+ Các bài tập thực hành chính tả, giáo viên chưa dành nhiều thời gian cho
học sinh thực hiện, hình thức tổ chức chưa phong phú.
+ Học sinh chưa thực hiện tốt nhiệm vụ học của mình đó là tích cực học
tập và rèn luyện ở phân môn chính tả. Chưa biết nguyên nhân vì sao mình viết
sai chính tả như vậy? để từ đó chữa lỗi cho đúng.
2. 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
- Mục đích của giải pháp
+ Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, trau dồi
kinh nghiệm với đồng nghiệp để có những giải pháp hữu hiệu nhất trong tổ chức
dạy - học phân môn Chính tả cấp Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng.
+ Người xưa thường nói: "nét chữ, nết người" nét chữ thể hiện tính cách
con người. Nên thông qua việc rèn cho học sinh viết đúng chính tả tức là rèn cho
học sinh một số phẩm chất như: tính cẩn thận, tinh thần trách nhiệm với công
việc và óc thẩm mĩ. Giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp, nhằm mục
đích đào tạo những chủ nhân tương lai năng động, sáng tạo phù hợp với xu thế
phát triển hiện nay.
- Nội dung của giải pháp

+ Tiến hành thống kê, phân loại lỗi, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra một
số biện pháp nhằm khắc phục những lỗi chính tả cho học sinh lớp 4, giúp học
-2-


sinh hạn chế được việc viết sai lỗi chính tả, các em học tốt phân môn này và các
phân môn của môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác.
+ Vận dụng biện pháp giải nghĩa từ giúp học sinh hiểu rõ nghĩa của từ mà
viết đúng.
+ Lựa chọn nhiều dạng bài tập chính tả khác rèn cho học sinh kĩ năng sử
dụng vốn từ ngữ, kiến thức đã biết của các em trong các văn cảnh cụ thể.
- Những tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:
+ Người giáo viên phải nắm vững các phương pháp dạy học để lựa chọn,
phối hợp vận dụng một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt phù hợp với nội dung từng
bài dạy. Giáo viên phải phát âm một cách chuẩn và chính xác.
+ Biết tổ chức các hình thức dạy học phù hợp với trình độ nhận thức của
học sinh; tạo sự hứng thú, sinh động trong quá trình học tập; tạo môi trường
thuận lợi trong giao tiếp để rèn các kĩ năng nghe – viết.
+ Rèn tốt kĩ năng đọc thông, viết thạo cho học sinh và khuyến khích học
sinh khá, giỏi nâng dần tốc độ viết.
+ Ở đề tài này, tôi đã thống kê những lỗi chính tả mà học sinh thường mắc
phải, phân loại lỗi và đưa ra một số mẹo luật viết chính tả, cấu tạo âm tiết,
những hiểu biết về chữ cái, dấu thanh, quan hệ giữa âm và chữ.
+ Giáo viên luyện cho học sinh phát âm nhằm rèn cho học sinh thói quen
nói đúng, nghe phát âm và viết chính tả đúng.
+ Trong giờ chính tả, giáo viên vận dụng biện pháp giải nghĩa từ bằng
cách dùng mô hình, tranh ảnh, vật thật hay ứng dụng công nghệ thông tin giúp
học sinh hiểu rõ nghĩa của từ mà viết đúng.
+ Một biện pháp hữu hiệu để khắc phục lỗi là ghi nhớ mẹo luật chính tả vì
các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối hàng loạt từ.

+ Lựa chọn nhiều dạng bài tập chính tả khác nhau cũng là biện pháp cần
thiết để rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng vốn từ ngữ, kiến thức đã biết của các
em trong các văn cảnh cụ thể, giúp các em ghi nhớ và viết đúng chính tả.
+ Hàng ngày, ở tất cả các môn học các em đều được đánh giá bằng lời phê
hoặc lời nhận xét của giáo viên nhằm để giúp học sinh có ý thức rèn kĩ năng viết
-3-


đúng trong mọi tình huống.
+ Ngoài ra, các em còn tự đánh giá mình, được bạn bè đánh giá, được
thầy cô đánh giá hàng tuần, hàng tháng về tất cả các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết,
nhất là trong việc rèn chính tả của bản thân.
+ Khẳng định việc rèn viết đúng chính tả cho học sinh Tiểu học là nhiệm
vụ vô cùng quan trọng và cần thiết để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
- Cách thức thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp
* Biện pháp 1: Tìm hiểu lỗi các em thường hay viết sai
Qua kết quả thống kê các loại lỗi, tôi thấy học sinh thường mắc phải các
loại lỗi như sau:
+ Về dấu thanh:
Tiếng Việt có 6 thanh (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) thì nhiều học
sinh khó phân biệt được 2 thanh hỏi, ngã. Tuy chỉ có 2 thanh nhưng số lượng
tiếng mang 2 thanh này không ít và rất phổ biến.
Ví dụ: Các từ sửa xe đạp, hướng dẫn, dỗ dành, lẫn lộn,… mà học sinh hay
viết: sữa xe đạp, hướng dẩn, dổ dành, lẩn lộn,...
+ Về âm đầu:
Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi âm dầu như: g / gh (ghê sợ / gê sợ
, ghi nhớ / gi nhớ...), c / k (kéo co / céo co, cái kẹo / cái cẹo,...), ng / ngh (nghỉ
ngơi / ngỉ ngơi, nghe nhạc / nge nhạc,...), s / x (sa mạc / xa mạc, xung phong /
sung phong,...),…
Trong các lỗi này, lỗi về s / x đối với lớp tôi là phổ biến hơn cả.

+ Về âm chính:
Học sinh hay mắc lỗi khi viết âm chính trong các vần như: ăp / âp (gặp gỡ
/ gập gỡ, trùng lặp / trùng lập,...), ưu / ươu (ốc bươu / ốc bưu, con khướu / con
khứu,…), op / ôp / ôp (cuộc họp / cuộc hộp, cái hộp / cái họp, chóp núi / chớp
núi,…), oi / ôi (cái cối / cái cói, noi gương / nôi gương,…),…
+ Về âm cuối:
Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần như: an / ang
(cây bàng / cây bàn, bàn bạc / bàng bạc,...), ât / âc (chất phác / chấc phác, nổi bật
-4-


/ nổi bậc,...), ên / ênh (nhẹ tênh / nhẹ tên, bênh vực / bên vực,...), at / ac (mặn
chát / mặn chác, khát nước / khác nước,...), ăt / ăc (khuôn mặt / khuôn mặc, giặt
quần áo / giặc quần áo, đánh giặc / đánh giặt,...),...
+ Về viết hoa danh từ riêng:
Học sinh thường hay mắc lỗi này khi viết tên riêng chỉ tên người, tên địa
lí, tên riêng nước ngoài, nhất là học sinh học chậm, nếu không được giáo viên
nhắc nhở khi đang viết chính tả thì khó có thể viết đúng được.
Ví dụ: Ban – dắt, Bát – đa, Ăng – co Vát, Sa Pa,… các em thường viết:
Ban – Dắt, Bát – Đa, Ăng-co vát, Sa pa...
Nguyên nhân mắc lỗi:
Đa số là do học sinh đọc và phát âm chưa chính xác vì do phương ngữ
phát âm của mỗi vùng miền khác nhau, do học sinh chưa hiểu được nghĩa của từ
và chưa nắm được những quy tắc viết chính tả.
* Biện pháp 2: Luyện phát âm
Muốn học sinh viết đúng chính tả giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho
học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ
là chữ ghi âm – âm thế nào chữ ghi lại thế ấy. Việc rèn phát âm không chỉ thực
hiện trong tiết tập đọc mà luôn được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài
trong tất cả các tiết học như: Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu,...Với

những học sinh có vấn đề về mặt phát âm (nói ngọng, nói lắp,…). Giáo viên lưu
ý học sinh chú ý nghe thầy (cô) phát âm để viết cho đúng. Vì vậy, giáo viên phải
cố gắng phát âm rõ ràng, tốc độ đọc vừa phải mới có thể giúp học sinh viết đúng
được.
* Biện pháp 3: Phân tích và so sánh
Song song với việc phát âm, đối với những tiếng khó, giáo viên có thể áp
dụng biện pháp phân tích cấu tạo của tiếng, so sánh những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn
mạnh những điểm khác nhau để học sinh lưu ý, ghi nhớ.
Ví dụ: Khi viết tiếng “sửa” học sinh dễ lộn với tiếng “sữa”, giáo viên cho
học sinh phân tích cấu tạo của hai tiếng trong các từ sau:
 sửa bài; tiếng sửa = s + ưa + thanh hỏi.
-5-


 sữa mẹ; tiếng sữa = s + ưa + thanh ngã.
So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “sửa” trong từ sửa bài có thanh hỏi,
tiếng “sữa” trong từ sữa mẹ có thanh ngã. Học sinh ghi nhớ điều này, khi viết
các em sẽ không viết sai.
* Biện pháp 4: Giải nghĩa từ
Biện pháp này thường được thực hiện trong các tiết Luyện từ và câu, Tập
đọc, Tập làm văn,…nhưng nó cũng là một biện pháp tích cực trong giờ Chính tả,
khi mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân biệt cấu
tạo tiếng. Có nhiều cách để giải nghĩa từ như: cho học sinh đọc chú giải, đặt câu,
tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng mô hình, tranh
ảnh, vật thật hay ứng dụng công nghệ thông tin để giúp học sinh hiểu rõ nghĩa
của từ mà viết đúng chính tả.
Ví dụ: Phân biệt bỗng và bổng
+ Giải nghĩa từ bỗng: Giáo viên có thể giúp học sinh hiểu nghĩa của tiếng
“bỗng” (một sự việc xảy ra một cách bất ngờ, đột ngột không đoán trước đươc).
Ví dụ: bỗng đâu, bỗng xuất hiện,…

+ Giải nghĩa từ bổng: Giáo viên có thể giúp học sinh hiểu nghĩa của tiếng
“bổng” (bay lên cao một cách nhẹ nhàng).
Ví dụ: bay bổng (sử dụng vật thật - thả quả bóng bay lên), nhấc bổng
(cho 1 học sinh ở bàn trên nhấc cái cặp lên cao),…
Với những từ nhiều nghĩa, giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể
để giải nghĩa từ hoặc cho các em xem các mô hình, tranh ảnh, đoạn phim ngắn
minh họa cho từng nét nghĩa của từ đó.
Ví dụ: Để hiểu nghĩa của từ bóng: giáo viên có thể cho học sinh nêu một
số từ có chứa tiếng bóng, sau đó giáo viên chốt lại các nét nghĩa bằng các hình
ảnh trực quan chiếu trên màn hình và vật thật để cho các em hiểu và ghi nhớ.
 bóng có nghĩa là: vật hình tròn, trống, phồng hơi để chơi (quả
bóng, đá bóng, chuyền bóng,…)
 bóng có nghĩa là: hình (chiếu bóng, chụp bóng, soi bóng, …)
 bóng có nghĩa là: láng, nhẵn (láng bóng, bóng lộn,..)
-6-


 bóng có nghĩa là: hồn vía (đồng bóng,..)
* Biện pháp 5: Ghi nhớ mẹo luật chính tả
Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối
hàng loạt từ, giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả một cách hữu hiệu. Mẹo luật
đơn giản mà các em đã được làm quen từ lớp 1 như: các âm đầu k, gh, ngh chỉ
kết hợp với các nguyên âm i, e, ê, ie, iê.
Ví dụ: ghi, ghế, nghe, nghiên cứu, nghiện,…
Ngoài ra giáo viên còn cung cấp với các em một số mẹo luật khác như:
Để phân biệt âm đầu s / x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều
bắt đầu bằng s: si, sắn, sim, sậy, sáo, sấu, sếu, sò, sư tử, sóc, sói, sứa,…
Luật bổng - trầm: Trong các từ láy âm đầu, thanh hay của hai yếu tố ở
cùng một hệ bổng (ngang/ sắc/ hỏi) hoặc trầm (huyền/ ngã/ nặng). Để nhớ
được hai nhóm này, giáo viên chỉ cần cho học sinh học thuộc hai câu thơ:

Em huyền mang nặng, ngã đau
Anh ngang, sắc thuốc, hỏi đầu bớt chưa ?
Nghĩa là đa số các từ láy âm đầu, nếu yếu tố đằng trước mang thanh
huyền, ngã, nặng thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã, nếu yếu tố đứng trước
mang thanh ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi.
Ví dụ: Luật bổng:
 Ngang + hỏi: thong thả, xây xẩm, hở hang, mỏng manh,….
 Sắc + hỏi: bướng bỉnh, cứng cỏi, láu lỉnh, nhảm nhí,..
 Hỏi + hỏi: lủng củng, bủn rủn, đủng đỉnh, lảo đảo,…
Ví dụ: Luật trầm:
 Huyền + ngã: mỡ màng, mới mẽ, phũ phàng, rành rẽ,…
 Nặng + ngã: bụ bẫm, chặt chẽ, chập chững, giòn giã,…
 Ngã + ngã: lã chã, lẽo đẽo, lõm bõm, lõng bõng,…
* Biện pháp 6: Làm các bài tập chính tả
+ Lựa chọn nhiều dạng bài tập chính tả khác nhau cũng là biện pháp cần
thiết để rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng vốn từ ngữ, kiến thức đã biết của các

-7-


em trong các văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên rút ra các quy tắc chính
tả để các em ghi nhớ và viết đúng.
+ Các dạng bài tập chính tả thường gặp như: bài tập điền vào chỗ trống;
bài tập lựa chọn; bài tập tìm tiếng, từ có âm hoặc vần cho trước; bài tập phân
biệt (phân biệt thanh hỏi, thanh ngã; phân biệt âm, vần dễ lẫn); bài tập giải câu
đố;…
Ví dụ: Trong thực tế giảng dạy, tôi đã lựa chọn các bài tập chính tả để cho
học sinh luyện tập trên lớp cụ thể như sau:
 Bài tập: Điền vào chỗ trống an hay ang ?
- Mấy chú ng… con d..ö. hàng ng… lạch bạch đi kiếm mồi.

- Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu gi… m… lạnh đang bay ng… trời.
* Ở bài tập này, tôi hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước:
- Gọi học sinh đọc bài tập và xác định yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào Vở bài tập – 1 học sinh làm ở bảng phụ.
- Yêu cầu học sinh đính bảng phụ, đọc bài của mình đã làm.
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn.
- Giáo viên chốt lại bài làm đúng; yêu cầu học sinh giải thích vì sao em
điền vần đó ?
- Học sinh và giáo viên nhận xét, giải thích, rút ra quy tắc để các em dễ
ghi nhớ và viết đúng chính tả.
 Bài tập: Giải câu đố sau
Tên một loài hoa chứa tiếng có vần an hoặc ang :
Hoa gì trắng xóa núi đồi
Bản làng thêm đẹp khi trời vào xuân ?
(Là hoa gì ?)
* Ở bài tập này, tôi hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung câu đố.
- Cho học sinh tự suy nghĩ và xung phong giải đáp câu đố, giải thích cách
giải câu đố đó.
-8-


- Gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, kết luận lời giải đúng là “Hoa ban” và tuyên dương
học sinh, giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học.
 Bài tập: Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn
Tìm chỗ ngồi
Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát
(sau / xau), bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế (rằng / rằn) :

- Thưa ông ! Phải (chăng / chăn) lúc ra ngoài tôi vô ý giẫm vào chân ông ?
- Vâng, nhưng (sin / xin) bà đừng (băng khoăng / băn khoăn), tôi không
(sao / xao) !
- Dạ không ! Tôi chỉ muốn hỏi để (sem / xem) tôi có tìm đúng hàng ghế
của mình không.
TRUYỆN VUI NƯỚC NGOÀI

* Ở bài tập này, tôi hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước:
- Gọi học sinh đọc bài tập và xác định yêu cầu bài tập.
- Gọi học sinh làm mẫu câu thứ nhất.
- Yêu cầu học sinh thực hiện các câu còn lại vào Vở bài tập – 1 học sinh
làm ở bảng phụ.
- Giáo viên kiểm tra một số vở học sinh.
- Yêu cầu học sinh đính bảng phụ, đọc bài làm của mình – nêu nội dung
của chuyện.
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn.
- Giáo viên nhận xét vở đã kiểm tra và hỏi kiểm tra cả lớp.
- Cho học sinh sửa bài của mình (nếu làm chưa đúng) để học sinh ghi nhớ
và viết đúng chính tả.
 Bài tập: Tìm các từ láy
Có tiếng chứa âm S.

M: suôn sẻ

Có tiếng chứa âm X.

M: xôn xao

* Ở bài tập này, tôi hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước:
- Gọi học sinh đọc bài tập và xác định yêu cầu bài tập.

-9-


- Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Yêu cầu học sinh tự suy nghĩ, tìm từ láy.
- Gọi học sinh nối tiếp nêu các từ láy tìm được – giáo viên ghi các từ học
sinh nêu lên bảng lớp.
- Gọi học sinh nhận xét các từ bạn vừa tìm có phải là từ láy không ?
- Giáo viên nhận xét, chốt lại những từ đúng là từ láy và giải thích vì sao
các từ còn lại không phải là từ láy (nếu có) để học sinh hiểu, nhớ lâu, viết đúng.
 Bài tập: Tìm các từ
a) Có tiếng mở đầu bằng r, d, hoặc gi, có nghĩa như sau:
- Có giá thấp hơn mức bình thường.
- Người nổi tiếng.
- Đồ dùng để nằm ngủ, thường làm bằng gỗ, tre, có khung, trên mặt trải
chiếu hoặc đệm.
* Ở bài tập này, tôi hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước:
- Gọi học sinh đọc bài tập và xác định yêu cầu bài tập.
- Giáo viên đọc từng nghĩa, yêu cầu học sinh suy nghĩ và chọn từ thích
hợp rồi ghi vào bảng con.
Ví dụ: Đồ dùng để nằm ngủ, thường làm bằng gỗ, tre, có khung, trên mặt
trải chiếu hoặc đệm là: “cái giường”
- Gọi học sinh giải thích lí do lựa chọn từ đã ghi ở bảng con.
- Giáo viên nhận xét bảng, sửa bài cho học sinh.
- Tương tự với các nghĩa còn lại. Qua đó giúp học sinh vận dụng hiểu
biết, vốn từ đã có của mình để tìm các từ ngữ theo yêu cầu một cách chính xác
nhất.
 Bài tập: Viết lại các câu sai cho đúng chính tả
a) Tốt gổ hơn tốt nước xơn.
b) Sấu người, đẹp nết.

c) Mùa hè cá xông, mùa đông cá bễ
d) Trăng mờ còn tõ hơn xao
Dẩu rằng núi lỡ còn cao hơn đồi.
- 10 -


(là con gì?)
* Ở bài tập này, tôi hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước:
- Gọi học sinh đọc bài tập và xác định yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào Vở bài tập
- Yêu cầu học sinh kiểm tra chéo bài làm của nhau.
- Giáo viên đính bảng phụ có ghi nội dung bài tập.
- Gọi lần lượt từng học sinh lên bảng viết lại các câu sai cho đúng chính
tả.
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của các bạn trên bảng lớp; yêu cầu học
sinh giải thích vì sao em sửa lại câu đó như vậy ?
- Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả kiểm tra chéo bài làm của bạn.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại bài làm đúng, giải thích, rút ra quy tắc để
các em dễ ghi nhớ và viết đúng chính tả.
Trên đây là một số dạng bài tập mà tôi đã chọn và vận dụng nhiều
phương pháp để hướng dẫn học sinh thực hiện. Qua các bài tập, giúp học sinh
rèn được kĩ năng sử dụng vốn từ, hiểu nghĩa của từ để các em tìm từ chính xác,
viết từ đúng chính tả và ghi nhớ các quy tắc chính tả.
Ngoài các biện pháp nêu trên, tôi còn rèn chính tả cho học sinh qua tất cả
các môn học khác trong chương trình. Khi kiểm tra tập dù ở môn học nào, tôi
cũng sửa lỗi thật kĩ và chính xác, đặc biệt là ở phân môn Chính tả, Tập làm văn.
Việc này được tiến hành kiên trì và liên tục để giúp học sinh có ý thức rèn kĩ
năng viết đúng trong mọi tình huống. Tôi cũng thường động viên học sinh đến
thư viện đọc sách và giới thiệu sách hướng dẫn viết chính tả cho học sinh. Học
sinh đọc nhiều, hiểu nhiều sẽ ít sai lỗi chính tả hơn.

2. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Những kinh nghiệm mà bản thân tôi đề xuất đã được áp dụng ở lớp tôi
chủ nhiệm và bước đầu mang lại kết quả khả quan. Các biện pháp mà tôi đưa ra
có thể áp dụng trong phạm vi cả tổ. Đề tài này còn có thể áp dụng cho tất cả các
khối lớp khác trong trường. Rộng hơn, có thể vận dụng các biện pháp này cho

- 11 -


các trường lân cận. Ngoài ra với sáng kiến này giáo viên có thể tiếp tục áp dụng
cho các năm học sau.
2. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp
Thống kê điểm chính tả năm học 2015 - 2016 như sau:
Sĩ số

Điểm 0, 1, 2

Điểm 3, 4

Điểm 5

SL

TL %

SL

TL %


SL

TL %

KSCL đầu năm

7 HS

24.1

6 HS

20.7

16 HS

55.2

Kết quả cuối HK I

1 HS

3.4

5 HS

17.2

23 HS


79.4

Thời gian

29

Tôi đã áp dụng các biện pháp nêu trong sáng kiến và nhận thấy học sinh
có tiến bộ khá rõ rệt. Bản thân các em cũng ý thức hơn khi viết bài nên bài viết ít
mắc lỗi. Những em trước kia thường sai nhiều lỗi thì đến nay chỉ còn sai 1, 2 lỗi,
Với kết quả nghiên cứu của mình, tôi đã hình thành cho các em kĩ năng sử dụng
Tiếng Việt. Trong đó các em được đặc biệt chú ý tới kĩ năng viết (có kết hợp với
kĩ năng nghe). Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện các thao tác tư duy như
phân tích, tổng hợp, thay thế, bổ sung, so sánh, khái quát hóa,…học sinh được
cung cấp những hiểu biết sơ giản về văn học, văn hóa Việt Nam. Từ đó các em
còn được bồi dưỡng lòng yêu cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực, lòng tốt, sự
công bằng, góp phần hình thành lòng yêu mến Tiếng Việt và thói quen giữ gìn
sự trong sáng của Tiếng Việt.
Với kết quả bước đầu như thế đã giúp các em ham học phân môn Chính
tả. Giáo viên tự tin hơn khi lên lớp, phương pháp dạy học cũng được hoàn thiện,
sáng tạo và phong phú hơn./.

- 12 -



×