Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh dân tộc thông qua bài tập chính tả lựa chọn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.26 KB, 16 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống hiếu học. Vì thế, việc
quý trọng và bảo vệ tiếng nói dân tộc đã trở thành một tư tưởng có tính chất
chính thống. Đảng và Nhà nước ta đã kế thừa và phát huy tư tưởng đó bằng
việc thường xuyên quan tâm, phát triển việc: “Giữ gìn sự trong sáng của
Tiếng Việt”. Chủ tòch Hồ chí Minh đã khẳng đònh: “Tiếng nói là thứ của cải
vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý
trọng nó, làm cho nó ngày càng phổ biến rộng khắp.”
Vậy giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là phải làm được những gì ? - Là
phải có tình cảm yêu quý và thái độ trân trọng đối với tiếng nói, chữ viết của
dân tộc mình. Nói và viết Tiếng Việt phải đúng, chính xác, mạch lạc, … hơn
nữa phải hay và đạt tới hiệu quả giao tiếp cao; là sử dụng đúng theo các
chuẩn mực của Tiếng Việt mà một trong những chuẩn mực quan trọng là :
“Chuẩn mực về chính tả”. Trong thực tế có một số nơi học sinh còn nói và
viết sai chính tả rất nhiều. Đó là một trong những mối băn khoăn của Đảng và
Nhà nước ta nói chung và của ngành Giáo dục nói riêng; đặc biệt nó là mối
trăn trở lớn của những thầy cô giáo tâm huyết với nghề – những kó sư tâm hồn
trực tiếp hướng dẫn và tổ chức giúp các em nắm bắt kho tàng tri thức của
nhân loại.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng đó ? Làm thế nào để học sinh nói và
viết đúng chính tả ? Nó đòi hỏi những người làm công tác giáo dục phải quan
tâm, vạch ra những kế hoạch cụ thể để nâng cao chất lượng học Tiếng Việt
cũng như các môn học khác nhằm góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng
Việt.
II. Cơ sở thực tế:
Tôi nhận thấy rằng đối với người Việt Nam, đặc biệt là đối với học sinh
tiểu học thì các kó năng ngôn ngữ nhằm giúp các em sử dụng Tiếng Việt có
hiệu quả trong suy nghó và giao tiếp là rất quan trọng. Trong đó, viết đúng
chính tả là một trong những yếu tố góp phần không nhỏ vào việc ấy. Đặc biệt


đối với những học sinh của tôi thì điều đó còn vô cùng quan trọng, vì các em
là học sinh dân tộc – Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ 2 của các em. Bởi thế, tôi đã
chọn đề tài: “Biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh dân tộc thông
qua bài tập chính tả lựa chọn.”
Nguyễn Thò Hằng – Tiểu học Tân Hoà -1-
Sáng kiến kinh nghiệm
Nhưng một lý do sâu xa và quan trọng hơn cả để tôi chọn đề tài này là do
các em học sinh dân tộc của tôi tự biết mình còn hạn chế về kiến thức Tiếng
Việt - ngôn ngữ thứ hai của các em, nên các em rất ham tìm hiểu, học hỏi
khiến một người giáo viên như tôi ( được coi là người mẹ thứ hai của các em )
thấy mình phải có trách nhiệm nghiên cứu, học hỏi và tìm ra những biện pháp
để dạy các em viết đúng chính tả - nhằm giúp các em nói và viết đúng chính
tả để sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả, từ đó góp phần hình thành nhân cách
cho học sinh.
Như chúng ta đã biết, phân môn Chính tả trong môn Tiếng Việt của chương
trình tiểu học nói chung và của lớp 4 nói riêng là một phân môn góp phần
quan trọng giúp học sinh sử dụng tốt Tiếng Việt. Từ đó, các em sẽ học tốt các
môn học khác trong chương trình tiểu học. Cấu trúc một bài chính tả bao giờ
cũng có hai phần: phần bài viết và phần bài tập chính tả. Trong phần bài tập
chính tả lại có hai dạng : bài tập bắt buộc và bài tập lựa chọn. Phần bài tập
chính tả sau mỗi bài viết là phần củng cố lại quy tắc viết chính tả giúp các em
sửa những lỗi sai thường mắc phải, đặc biệt là phần bài tập chính tả lựa chọn.
Nhưng nếu áp dụng những bài tập đó với tất cả các đối tượng học sinh ở mọi
vùng miền thì sẽ không phù hợp (kể cả đã có những bài tập chính tả lựa chọn).
Vì thế trong quá trình giảng dạy, theo tôi, người giáo viên phải biết thay đổi và
vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo phần bài tập chính tả lựa chọn giúp các
em học sinh của mình khắc phục những lỗi sai để viết đúng chính tả mà vẫn
đảm bảo mục tiêu bài học, môn học. Bản thân tôi đã nhiều năm thực hiện như
vậy. Nhờ sự tâm huyết và cố gắng của người thầy (tôi), sự nỗ lực rèn luyện,
học hỏi của học trò, việc viết sai chính tả của các em học sinh của tôi đã ngày

càng được khắc phục và có tiến bộ rõ rệt. Đó là niềm hạnh phúc, là sự sung
sướng đối với những người đứng trên bục giảng như tôi. Chính vì thế, tôi
quyết đònh chọn đề tài này và xin ghi lại nơi đây những kinh nghiệm mà tôi đã
thực hiện trong mấy năm qua và đã đem lại kết quả tương đối khả quan trong
hai năm học 2006 - 2007 và 2007 - 2008 . Mong rằng những kinh nghiệm này
sẽ giúp cho các em học sinh dân tộc (Tày - Nùng) của trường tôi nói chung và
các em học sinh dân tộc (Tày - Nùng) lớp 4 nói riêng học tập tốt hơn môn
Tiếng Việt cũng như các môn học khác trong chương trình tiểu học.
Nguyễn Thò Hằng – Tiểu học Tân Hoà -2-
Sáng kiến kinh nghiệm
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Mục tiêu khắc phục lỗi chính tả:
Nhằm giúp học sinh nắm vững quy tắc viết chính tả, từ đó các em sẽ dùng
từ, đặt câu, làm bài tập chính tả, viết văn đúng và hay… để học tốt môn Tiếng
Việt nói riêng và các môn học khác nói chung, góp phần giữ gìn sự trong sáng
của Tiếng Việt.
II. Thực trạng:
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi thấy vốn hiểu biết và vốn sống của
học sinh tiểu học còn rất ít, đặc biệt là vốn từ Tiếng Việt của học sinh dân tộc
(Tày - Nùng), chính vì thế mà các em viết còn sai nhiều lỗi chính tả. Để thuận
tiện cho việc thực hiện cũng như giúp cho việc giảng dạy đạt hiệu quả cao,
hai năm học 2006-2007 và 2007-2008, mỗi năm, tôi đã thống kê kết quả qua
các bài viết chính tả hằng ngày, bài kiểm tra đònh kì môn Tiếng Việt, … của
học sinh dân tộc các lớp tôi đã giảng dạy những lỗi chính tả mà các em
thường mắc phải. Qua thống kê học sinh lớp 4 của 2 năm học 2006-2007 và
2007-2008 cho thấy:
Năm học 2006-2007 có 20 học sinh dân tộc Tày - Nùng, trong đó chỉ có 2
em viết chính tả tương đối tốt, còn lại 18 em hay viết sai chính tả (đặc biệt có
3 em viết sai nhiều ).
Năm học 2007-2008 có 19 học sinh dân tộc Tày - Nùng, trong đó có 3 em viết

chính tả tương đối tốt , 3 em thỉnh thoảng còn sai một số lỗi, còn lại 13 em hay
viết sai chính tả ( đặc biệt có 4 em viết sai nhiều).
Cụ thể các em thường viết sai những lỗi sau:
+Phụ âm đầu:
v/ph ( màu vàng - màu phàng)
d/gi/s ( con dao – con sao, cô giáo – cô s áo )
+Phần vần:
ươi / ơi ( tươi đẹp – tơi đẹp)
oan / an ( bé ngoan – bé ngan)
uyên / iên ( kể chuyện – kể chiện)
+Phần thanh điệu:
Dấu ngã/ dấu sắc ( sặc sỡ – sặc sớ).
Sau khi nắm được cụ thể các lỗi sai trên, tôi đã tiến hành cho những học
sinh hay sai lỗi chính tả làm ngay một đề bài trắc nghiệm với 40 câu, mỗi câu
đúng được 0,25 điểm, tổng là 10 điểm. Đề bài như sau:
Bài 1: Chọn từ viết đúng và khoanh tròn vào chữ cái ( A hoặc B) đặt trước từ đó.
Nguyễn Thò Hằng – Tiểu học Tân Hoà -3-
Sáng kiến kinh nghiệm
1) A. ban sám hiệu B. ban giám hiệu
2) A. cô giáo B. cô sáo
3) A. con dao B. con sao
4) A. đôi sép B. đôi dép
5) A. ngôi sao B. ngôi giao
6) A. sáo diều B. sáo siều
7) A. câu chuyện B. câu chiện
8) A. thiền buồm B. thuyền buồm
9) A. huyền ảo B. hiền ảo
10)A. thường xiên B. thường xuyên
11)A. ngã ba B. ngá ba
12)A. vấn vương B. vẫn vương

13)A. rực rỡ B. rực rớ
14)A. diến biến B. diễn biến
15)A. giúp đỡ B. giúp đớ
16)A. hướng dấn B. hướng dẫn
17)A. màu vàng B. màu phàng
18)A. đường phiền B. đường viền
19)A. vầng trăng B. phầng trăng
20)A. vương quốc B. phương quốc
21)A. bệnh phiện B. bệnh viện
22)A. đồ vật B. đồ phật
23)A. phời phợi B. vời vợi
24)A. tơi đẹp B. tươi đẹp
25)A. xin mười B. xin mời
26)A. quả bưởi B. quả bởi
27)A. tưới cây B. tới cây
28)A. hoàn toàn B. hàn tàn
29)A. bé ngan B. bé ngoan
30)A. đàn thuyền B. đoàn thuyền
Bài 2: Chọn các tiếng trong ngoặc đơn để hoàn thiện các câu sau:
31)- Bạn Cường thổi … cho cô … nghe. (giáo, sáo)
32)- Trong câu … thầy kể có con chim chiền … . (chiện, chuyện)
33)- Công việc của họ gặp muôn … khó khăn nhưng không ai … nàn gì cả.
(vàn, phàn)

Nguyễn Thò Hằng – Tiểu học Tân Hoà -4-
Sáng kiến kinh nghiệm
34)- Hùng đi … bóng … lâu rồi. (đá, đã)
35)- Tấm … này không … của mình. (vải, phải)
Bài 3: Chọn các âm đầu, vần trong ngoặc đơn để hoàn thành các câu văn sau:
36)- Bạn ấy còn đang …ân …ân điều gì đó. (v, ph )

37)- …ó đưa tiếng …áo, gió nâng cánh …iều. (gi, s, d )
38)- Ở đây, đất đai t… xốp nên cây trồng tốt t… . (ươi, ơi )
39)- Giữa tr… sách có một bức tr… đẹp. (anh, ang )
40)-Tuy tính tình thẳng thắn, khô kh… nhưng anh ấy rất kh… dung. (oan,
an)
Sau khi chấm bài của học sinh, tôi thu được kết quả như sau:
*Năm học 2006 – 2007:
Tổng số HS
thống kê
Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm1-2
20 hs
(100%)
2 hs
(10%)
4 hs
(20%)
6 hs
(30%)
5 hs
(25%)
3 hs
(15%)
*Năm học 2007 – 2008:
Tổng số HS
thống kê
Điểm 9-10 Điểm 7- 8 Điểm 5- 6 Điểm 3- 4 Điểm1- 2
19 hs
(100%)
2 hs
(10.5%)

4 hs
(21%)
6 hs
(31.7%)
3 hs
(15.8%)
4 hs
(21%)
Theo kết quả trên cho thấy khi chưa có sự hướng dẫn của giáo viên các em
học sinh dân tộc sai chính tả quá nhiều. Trong mỗi bài viết đa số em nào cũng sai
từ 2 lỗi trở lên. Thậm chí có những em sai đến 80% -90% như em Hoàng Thò Thu
(năm học 2006-2007), em Triệu Thò Tươi (năm học 2007-2008). Năm học 2006-
2007 có đến 3 em sai rất nhiều lỗi chính tả (chiếm 15%). Còn năm học 2007-
2008 có đến 4 em sai rất nhiều lỗi chính tả (chiếm đến 21%).
III. Biện pháp thực hiện:
1. Xây dựng, thiết kế nội dung một số bài tập chính tả lựa chọn lớp 4:
Sau đây là một số ví dụ cụ thể về bài tập chính tả lựa chọn tôi đã thiết kế
để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh dân tộc lớp 4 – Trường Tiểu học Tân Hoà:
a)Đối với lỗi về phụ âm đầu:
a
1
)*Bài chính tả tuần 4 - bài 2a (lựa chọn) - sgk TV4 - tập 1 - trang 38 yêu
cầu : Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu là r, d hay gi ?
- Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi
trưa nào, nồm nam cơn ………….. thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc
đồng quê.
Nguyễn Thò Hằng – Tiểu học Tân Hoà -5-
Sáng kiến kinh nghiệm
- Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời. ……. đưa tiếng
sáo, ……………… nâng cánh ……………..

Thay bằng bài tập : Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu là s , d hay gi ?
- Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi
trưa nào, nồm nam cơn ………….. thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc
đồng quê.
- Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. Sáo tre, ……….. trúc bay lưng trời. Gió
đưa tiếng sáo, ……………… nâng cánh ……………..
a
2
)*Bài chính tả tuần 30 - bài 2b (lựa chọn) - sgk TV4 - tập 2 - trang 115
yêu cầu : Tìm những tiếng có nghóa ứng với mỗi ô trống dưới đây:
a ong ông ưa
v M: va (va chạm, va đầu, va vấp)
d M:da (da thòt, da trời, giả da)
gi M:gia (gia đình, tham gia)
Thay bằng bài tập : Tìm những tiếng có nghóa ứng với mỗi ô trống dưới
đây:
a ong ông ao
v M: va (va chạm, va đầu, va vấp)
ph M:pha (pha màu, phôi pha)
a
3
)*Bài chính tả tuần 30 - bài 3b (lựa chọn) - sgk TV4 - tập 2 - trang 115
yêu cầu: Tìm những tiếng bắt đầu bằng v, d hay gi ứng với mỗi ô trống dưới đây:
- Ở thư …… Quốc gia Luân Đôn hiện nay có lưu …… một cuốn sách nặng hơn
100 ki-lô-gam. Cuốn sách có bìa làm bằng vàng và đá quý. Bên trong có 50 chữ
cũng làm bằng ……. .
- Gần ba phần tư trái đất được biển bao phủ. Thái Bình Dương là đại …….
lớn nhất và bao phủ gần nửa thế ……. .
Thay bằng bài tập : Tìm những tiếng bắt đầu bằng v hay ph ứng với mỗi chỗ
trống dưới đây:

- Bốn cái cánh chú chuồn chuồn mỏng như giấy bóng. Hai con mắt long
lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon ……… như màu vàng của nắng mùa thu.
Nó đậu trên một cành lộc …………. ngả dài …………. trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung
rung như đang còn ………. vân.
b) Đối với lỗi về vần:
Nguyễn Thò Hằng – Tiểu học Tân Hoà -6-

×