Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

skkn GIÁO dục bảo vệ môi TRƯỜNG, sử DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM và có HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.92 KB, 9 trang )

Giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Mã số:...................
Tên sáng kiến: GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, SỬ DỤNG
NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ CÓ HIỆU QUẢ
1. Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy
2. Mô tả bản chất của sáng kiến:
2.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
- Môi trường là không gian sống của con người và thế giới sinh vật. Trong
cuộc sống hàng ngày, mỗi người cần một khoảng không gian nhất định để phục
vụ cho các nhu cầu sống của mình. Trong sản xuất và sinh hoạt, con người đã
thải các chất thải vào môi trường, chất thải dưới tác động của vi sinh vật và các
yếu tố môi trường khác như nhiệt độ, độ ẩm, không khí sẽ bị phân hủy, biến đổi
từ những thứ bỏ đi thành các chất dinh dưỡng nuôi sống cây trồng và nhiều sinh
vật khác, làm cho các chất thải trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Tuy
nhiên, do sự gia tăng của dân số, do đô thị hóa, công nghiệp hóa, lượng chất thải
thải vào môi trường ngày càng nhiều và phần lớn không qua xử lý, dẫn đến ở
nhiều nơi, nhiều chỗ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trường;
- Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội trong những năm qua đã làm
thay đổi xã hội, kinh tế không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên sự phát triển
kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với bảo vệ môi trường. Vì vậy môi trường đã
xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cho nên hoạt động
bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và nhân dân quan tâm. Cũng chính
vì thế dạy học tích hợp là nội dung đã và đang được ngành giáo dục rất quan
tâm hiện nay, đó là một vấn đề quan trọng trong dạy học. Qua đó sẽ đẩy mạnh
tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ môi
trường của mỗi người.
Giáo viên thực hiện: Phan Thị Cẩm Huỳnh



1


Giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả

2.2- Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
2.2.1- Mục đích của giải pháp:
- Môi trường đang có nguy cơ bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân
bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng rất
lớn tới cuộc sống và sức khỏe của con người. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang
đứng trước sự mất cân đối giữa cung và cầu về nguồn năng lượng, thực tế vẫn
đang tồn tại cách tiêu dùng lãng phí và kém hiệu quả về năng lượng trong mọi
mặt của đời sống và xã hội. Có thể nói, một trong những nguyên nhân gây nên
tình trạng trên là do sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của con người về thiên
nhiên, việc xử lý các chất thải trong chăn nuôi và các khu công nghiệp chưa
được người dân quan tâm đúng mức;
- Chính vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường hiện nay được coi là một vấn đề
cấp bách, có tính toàn cầu và là vấn đề cần được quan tâm. Việc tích hợp bảo vệ
môi trường vào các môn học ở cấp THCS có thể kể đến một số môn như: Ngữ
văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Sinh học, Hóa học….trong đó môn Công nghệ cũng
được tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, ý thức sử dụng tiết kiệm và
hợp lý các nguồn năng lượng tự nhiên để giảm thiểu tình trạng mất cân bằng hệ
sinh thái, ô nhiễm môi trường. Từ đó, hình thành cho các em có ý thức bảo vệ
môi trường được rút ra từ bài học và có thể vận dụng một cách có hiệu quả vào
cuộc sống;
- Tích hợp trong giảng dạy là việc làm thường xuyên và mang tính chất liên
tục. Giáo dục trong nhà trường về trách nhiệm và ý thức bảo vệ môi trường, sử
dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn năng lượng vì cuộc sống của hành tinh,
không chỉ cho hôm nay mà cả tương lai sau này.

2.2.2- Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã và
đang được áp dụng:
- Nếu nói đến bảo vệ môi trường thì có rất nhiều cách để mỗi người thể hiện
cách làm của mình. Tuy nhiên, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các
tiết học được xem là có tính hiệu quả nhất, bởi vì với lứa tuổi học sinh sẽ dễ
hình thành những nền nếp và thói quen hàng ngày;
Giáo viên thực hiện: Phan Thị Cẩm Huỳnh

2


Giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả

- Cung cấp cho học sinh một số thông tin về Việt Nam và các quốc gia trên
thế giới: Những năm gần đây, tại một số khu vực trên thế giới thường xảy ra các
cuộc xung đột có nguyên nhân bắt nguồn từ việc tranh chấp năng lượng và cụm
từ “An ninh năng lượng” cũng được đề cập đến nhiều. Nhận thức được vấn đề
này, các quốc gia đã tự xây dựng cho mình một chương trình phát triển năng
lượng mà trọng tâm là hướng đến nguồn năng lượng sạch, có tính bền vững.
Hơn bao giờ hết ý thức cho học sinh từ khi còn bé, những nhà định hướng cho
sự phát triển xã hội hàng trăm năm sau phải ý thức được trách nhiệm của mình
trước vấn đề xã hội mà tất cả các quốc gia đều quan tâm đó là “Sử dụng năng
lượng tiết kiệm và có hiệu quả”;
- Với nội dung SGK trừu tượng, học sinh khó có thể hình dung từ thực tế,
không đủ để các em hiểu được ý thức tiết kiệm và sử dụng hợp lý các nguồn
năng lượng có tác dụng như thế nào đến việc bảo vệ môi trường. Nội dung chưa
mang tính sinh động nên học sinh chưa nhận thức được sự nghiêm trọng của ô
nhiễm môi trường đến sức khỏe và đời sống con người;
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua việc cho học sinh quan sát các
hình ảnh, đoạn clip, tạo điều kiện cho các em tiếp cận thực tế, ghi nhận lại một

số hình ảnh thực trạng về môi trường tại các khu sản xuất, chăn nuôi,… để từ đó
học sinh nhận định được tác hại của ô nhiễm môi trường, lãng phí các nguồn
năng lượng hàng ngày có ảnh hưởng nghiêm trong đến môi trường sống của con
người, cũng từ đó các em sẽ nắm bắt kiến thức nhanh hơn và thực tế tốt hơn.
2.2.3- Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp:
- Môn Công nghệ là môn học ứng dụng kiến thức của môn Toán, Vật lý,
Sinh học, Hóa học; môn Công nghệ góp phần hình thành nhân cách cho học
sinh, trang bị những kiến thức để tiếp tục học tập và lao động. Các vấn đề của
môn học đề cập liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật, công, nông, lâm, ngư nghiệp,
kinh tế gia đình và kinh doanh. Mục tiêu chính của môn Công nghệ chính là
hình thành thói quen làm việc theo kế hoạch, tuân thủ quy định, thực hiện an
toàn lao động và bảo vệ môi trường;
- Để thực hiện việc dạy học tích hợp bảo vệ môi trường, cũng như qua đó
Giáo viên thực hiện: Phan Thị Cẩm Huỳnh

3


Giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả

hình thành ý thức sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn năng lượng trong
tiết dạy môn Công nghệ, người dạy cần phải:
- Xác định mục tiêu tích hợp;
- Chọn địa chỉ cần tích hợp;
- Nội dung, phương pháp và hình thức tích hợp.
a) Xác định địa chỉ tích hợp:
- Trong mỗi chương, mỗi bài học, nội dung có thể tích hợp thì giáo viên cần
phải xác định nội dung đó được đặt ở vị trí nào trong bài, và cũng cần lưu ý là
cho dù ở vị trí nào, nhiều hay ít, mang tính cấp bách hay không thì cũng cần
phải dành thời gian để hướng dẫn và giới thiệu cho học sinh;

- Một số ví dụ điển hình:
+ Ví dụ: Chương III - Gia công cơ khí
▪ Bài 21, 22: Cưa và dũa kim loại
+ Chương VI: Kỹ thuật điện
▪ Bài 32: Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống
▪ Bài 33: An toàn điện
+ Chương VII: Đồ dùng điện trong gia đình
▪ Bài 38: Đồ dùng loại điện - quang; Đèn sợi đốt
▪ Bài 39: Đèn huỳnh quang
+ Chương VIII: Mạng điện trong nhà
▪ Bài 48: Sử dụng hợp lý điện năng
b) Xác định mục tiêu, nội dung kiến thức và phương pháp dạy học tích hợp:
- Tùy vào kiến thức được tích hợp mà giáo viên sẽ hình thành ý thức học tập
cho học sinh;
+ Ví dụ: Bài 21, 22 - Cưa và dũa kim loại
▪ Giáo viên có thể yêu cầu các em liên hệ thực tế về thực trạng các xưởng
cưa, cơ khí ở địa phương, từ đó hình thành cho học sinh ý thức tuyên truyền
việc gây ra ô nhiễm do các nhà máy, tránh bụi và khí thải từ các xưởng.
+ Ví dụ: Bài 32 - Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống
▪ Bằng những hình ảnh trực quan về một số nhà máy thủy điện, nhiệt điện sẽ
Giáo viên thực hiện: Phan Thị Cẩm Huỳnh

4


Giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả

giúp học sinh nhận biết quá trình sản xuất điện năng ở nhà máy, các nguồn năng
lượng được sử dụng: than đá, khí đốt;
 Theo các em thì việc sử dụng than đá, khí đốt để đun nóng lò hơi trong

quá trình sản xuất điện năng ở nhà máy nhiệt điện có ảnh hưởng gì đến môi
trường sống của con người? (gây ra hiệu ứng nhà kính với nhiều khí thải);
▪ Từ đó yêu cầu học sinh nêu lên một số nguồn năng lượng sạch có thể biến
đổi thành điện năng mà không gây ảnh hưởng đến môi trường sống cho con
người (năng lượng gió, năng lượng mặt trời,… dẫn chứng một số ví dụ minh
họa ở địa phương);
▪ Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế ở gia đình, địa phương nơi sinh sống về
việc sử dụng khí sinh học biogas tạo ra nguồn năng lượng chạy máy phát điện
trong công nghiệp, thắp sáng và sử dụng trong trong chăn nuôi, trồng trọt, một
yếu tố rất quan trọng trong việc giảm thiểu khí thải từ chăn nuôi gây ô nhiễm
môi trường;
▪ Củng cố kiến thức cho học sinh về ý thức nâng cao hiệu quả sản xuất và sử
dụng năng lượng; khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; sử dụng
năng lượng mặt trời để xây dựng hệ thống pin mặt trời sử dụng trong gia đình:
bếp đun, bình nước nóng, thắp sáng,….; tuyên truyền các hộ gia đình trong địa
phương làm hầm biogas, tận dụng rác thải sinh hoạt, sản phẩm phụ của chăn
nuôi, trồng trọt để làm khí đốt cho đun nấu; sử dụng nguồn năng lượng sạch:
năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng mặt trời, khí sinh học biogas.
+ Ví dụ: Bài 33 - An toàn điện
▪ Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin ở nhà (qua phần dặn dò ở tiết
trước), tìm hiểu việc sử dụng an toàn điện (nguyên nhân gây ra tai nạn điện phổ
biến nhất, biện pháp và quy tắc an toàn trong sử dụng và sửa chữa điện);
▪ Từ các nguyên nhân gây ra tai nạn điện, yêu cầu học sinh liên hệ thực tế và
hướng cho học sinh phân tích các nguyên nhân để từ đó có ý thức bảo vệ môi
trường và nguồn tài nguyên;
(Ví dụ: vi phạm hành lang an toàn đối với lưới điện cao áp  có thể gây
Giáo viên thực hiện: Phan Thị Cẩm Huỳnh

5



Giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả

nguy hiểm đến tính mạng con người, thiệt hại về của cải, tài sản, tinh thần và
gây ô nhiễm môi trường không khí với nhiều bụi;
Hoặc: sử dụng điện đánh bắt cá  có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con
người, cạn kiệt nguồn tài nguyên thủy sản, gây ô nhiễm môi trường nước);
▪ Hình thành cho các em có ý thức sống tốt, có thói quen bảo vệ môi trường,
trước hết là ở gia đình, địa phương và sau đó các em có thể là những người
tuyên truyền sử dụng an toàn điện rất hiệu quả.
+ Ví dụ bài 48 - Sử dụng hợp lý điện năng
▪ Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong tiến trình bài dạy:
CH: việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng có ích gì cho gia đình, môi
trường và xã hội?
▪ Nếu trong quá trình giảng dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh làm rõ được
nội dung trọng tâm bài thì học sinh sẽ dễ dàng nhận biết được vai trò của việc
sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng;
▪ Yêu cầu học sinh liên hệ từ thực tế cuộc sống xung quanh:
* Sử dụng đồ dùng điện đúng với điện áp và công suất định mức để đảm bảo
hiệu suất và tuổi thọ của đồ dùng điện  giúp giảm bớt các chất thải, khí thải ra
ngoài môi trường
* Nếu như con người không có ý thức sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng
thì đất nước sẽ thiếu nguồn điện sử dụng, như vậy phải xây dựng thêm các nhà
máy điện (dẫn chứng yếu tố làm ảnh hưởng đến môi trường: Chính các nhà máy
nhiệt điện sử dụng than, dầu, khí đốt là các chất độc hại, bụi và hơi nóng thải ra
môi trường; các xí nghiệp sản xuất bình ắcqui, sử dụng chì và axit, các hóa chất
trong sơn cách điện đều độc hại). Từ đó giáo dục học sinh ý thức sử dụng tiết
kiệm và hợp lý các nguồn năng lượng để cùng chia sẻ trong cộng đồng và bảo
vệ môi trường xanh, sạch, đẹp; giảm bớt các khoản chi phí cần phải trả; góp
phần giảm lượng rác thải; có thể tái chế và phục hồi chất thải để sử dụng.

- Đồng thời, nếu giáo viên tổ chức tích hợp tốt nội dung sẽ giúp cho các em
yêu thích môn học hơn, thích trải nghiệm thực tế và nghiên cứu các thiết bị hỗ
Giáo viên thực hiện: Phan Thị Cẩm Huỳnh

6


Giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả

trợ trong sinh hoạt góp phần bảo vệ môi trường:
+ Ví dụ như công trình thiết kế đèn led thông minh kết hợp chuông báo động
của học sinh tham gia hội thi sáng tạo thanh thiếu niên năm học 2014 - 2015;
+ Nhận thức được việc sử dụng các loại đèn dây tóc trong sinh hoạt sẽ không
tiết kiệm điện năng, cũng như lượng điện năng biến đổi thành nhiệt năng tỏa ra
ngoài môi trường nhiều hơn biến đổi thành quang năng sẽ gây ô nhiễm môi
trường, nên học sinh nghiên cứu thiết kế đèn led thông minh kết hợp chuông
báo động sử dụng thay thế đèn ngủ, vừa giúp tiết kiệm điện năng, vừa hạn chế
tình trạng ô nhiễm môi trường;
+ Có thể khuyến khích các em thiết kế các công trình sử dụng nguồn năng
lượng sạch thay thế trong sinh hoạt và sản xuất.
- Tóm lại, để tích hợp có hiệu quả, giáo viên cần xác định rõ phương pháp
giảng dạy cho từng nội dung tích hợp, nhằm giúp các em hứng thú hơn trong
tiết học, nắm kiến thức nhanh hơn và có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống:
+ Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề;
+ Phương pháp gợi mở;
+ Phương pháp thuyết trình (những hình ảnh các nhóm thu thập được từ thực
tế  rút ra ý thức bảo vệ môi trường cho bản thân);
+ Phương pháp hoạt động thực tiễn (tổ chức cho các nhóm đi thực tế, ghi
nhận lại các hình ảnh, clip xử lý chất thải trong chăn nuôi, sử dụng nguồn năng
lượng sạch trong sinh hoạt ở các hộ gia đình, hệ thống sử dụng năng lượng gió,

năng lượng mặt trời);
+ Phương pháp thảo luận nhóm (nhóm nhỏ, nhóm lớn);
+ Phương pháp trực quan (hình ảnh, trình chiếu bằng phần mềm Powerpoint,
kết nối qua internet giới thiệu một số vấn đề cấp bách về môi trường).
- Tuy nhiên, để thực hiện tốt nội dung tích hợp thì học sinh cũng cần phải
nghiên cứu trước nội dung SGK, kết hợp thực tế ở địa phương, nắm được một
số thông tin có liên quan cần chuẩn bị cho tiết học (qua phần hướng dẫn về nhà
ở tiết học trước của GVBM);
Giáo viên thực hiện: Phan Thị Cẩm Huỳnh

7


Giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả

- Dạy học tích hợp là một vấn đề rất quan trọng, tích hợp như thế nào để có
hiệu quả, để học sinh vừa khắc sâu được kiến thức, vừa có thể trải nghiệm từ
thực tế để giáo dục ý thức cho học sinh. Vì vậy, đòi hỏi người làm công tác
giảng dạy phải nghiên cứu rất nhiều nội dung và lựa chọn sao cho phù hợp để
trang bị cho các em những kiến thức hữu ích về môi trường, từ đó giúp các em
có hành vi đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và có hiệu
quả các nguồn năng lượng; sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên góp phần
giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm các nguồn chi phí, chia sẻ trong cộng
đồng.
2.3- Khả năng áp dụng của giải pháp:
- Trên cơ sở tính hiệu quả khi vận dụng tại đơn vị trong thời gian qua, giải
pháp này có thể:
+ Áp dụng rộng rãi trong dạy học môn Công nghệ bậc THCS trong huyện
nhà và có thể ở phạm vi rộng hơn;
+ Có thể áp dụng sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy các môn học khác có liên

quan đến bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng
lượng trong môn Vật lý, Hóa học, Sinh học.
+ Trong tiết dạy, giáo viên thực hiện tốt sẽ giúp học sinh có kết quả học tập
tốt và yêu thích môn học hơn, từng bước hình thành cho các em một lối sống
lành mạnh, thân thiện với thiên nhiên và môi trường.
4- Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp:
- Qua giảng dạy môn Công nghệ ở trường THCS, bằng sự nổ lực của bản
thân, đổi mới phương pháp dạy học kết hợp với việc học hỏi kinh nghiệm giảng
dạy từ đồng nghiệp đã giúp tôi thành công trong việc tích hợp kiến thức thực tế
vào tiết dạy, giúp các em dần yêu thích môn học hơn, thích trải nghiệm từ thực
tế và 3 năm liên tục đều có học sinh đăng ký tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa
học - kỹ thuật, sáng tạo thanh thiếu niên thuộc chuyên môn mình phụ trách;
- Thực hiện giải pháp có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải có tính chịu
khó học hỏi, đầu tư, tìm tòi các thông tin, hình ảnh, khảo sát từ thực tế để phù
Giáo viên thực hiện: Phan Thị Cẩm Huỳnh

8


Giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả

hợp với nội dung tích hợp của bài, từ đó cũng giúp cho giáo viên tích lũy thêm
kiến thức cho mình;
- Đối với học sinh, tích hợp giáo dục trong tiết học sẽ tạo hứng thú cho
các em trong giờ học, thích trải nghiệm, thực tế trong cuộc sống, các em hỏi
và làm nhiều hơn; kết thúc sau mỗi nội dung tích hợp các em sẽ được trang
bị thêm kiến thức mới về cuộc sống, ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn,
tuyên truyền cho gia đình và mọi người những thông tin cần thiết về bảo vệ
môi trường, sử dụng các nguồn năng lượng sạch thay thế có ích, giúp cuộc

sống tốt, đẹp và khỏe hơn.

Giáo viên thực hiện: Phan Thị Cẩm Huỳnh

9



×