Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích NAA và IBA tới khả năng ra rễ của chiết cành cây bương lông điện biên tại trung tâm nghiên cứu khoa học lâm nghiệp vùng đông bắc, cầu hai – phú t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

QUAN TRUNG HIỆU
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH NAA VÀ
IBA TỚI KHẢ NĂNG RA RỄ CỦA CHIẾT CÀNH CÂY BƢƠNG
LÔNG ĐIỆN BIÊN (DENDROCALAMUS GIGANTEUS) TẠI TRUNG
TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VÙNG ĐÔNG BẮC
CẦU HAI – PHÚ THỌ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hệ đào tạo

: Chính quy

Lớp

: K43-NLKH

Chuyên nghành

: Nông lâm kết hợp

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học



: 2011-2015

Thái Nguyên, năm 2015
1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

QUAN TRUNG HIỆU
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH NAA VÀ
IBA TỚI KHẢ NĂNG RA RỄ CỦA CHIẾT CÀNH CÂY BƢƠNG
LÔNG ĐIỆN BIÊN (DENDROCALAMUS GIGANTEUS) TẠI TRUNG
TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VÙNG ĐÔNG BẮC
CẦU HAI – PHÚ THỌ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hệ đào tạo

: Chính quy

Lớp

: K43-NLKH

Chuyên nghành


: Nông lâm kết hợp

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2011-2015

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Đặng Thị Thu Hà

Thái Nguyên, năm 2015
2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài tốt nghiệp đại học: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của chất
kích thích NAA và IBA tới khả năng ra rễ của chiết cành cây Bương lông Điện Biên
tại trung tâm nghiên cứu khoa học lâm nghiệp vùng Đông Bắc, Cầu Hai – Phú Thọ”
là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, công trình được thực hiện dưới sự
hướng dẫn của cô giáo Th.S Đặng Thị Thu Hà trong thời gian từ 20/09/2015 đến ngày
26/02/2016 Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong báo cáo đã được nêu rõ trong
phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong báo cáo là quá
trình điều tra, theo dõi thực tế thí nghiệm hoàn toàn trung thực, nếu có sai sót gì tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỉ luật của khoa và nhà tường đề ra.
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2016.
Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn


Sinh viên

Quan Trung Hiệu

Xác nhận của giáo viên phản biện

3


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận
tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn ThS.
Đặng Thị Thu Hà đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện khoá luận này.
Cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên trung tâm nghiên cứu khoa học lâm
nghiệp vùng trung tâm bắc bộ đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
thực tập.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song
do lần đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế sản xuất
cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót
nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô
giáo và các bạn đồng nghiệp để khoá luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 19 tháng 01. năm 2016.
Sinh viên

Quan Trung Hiệu

4



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Bảng phân tích phương sai một nhân tố (ANOVA) ....................... 25
Bảng 4.1: Kết quả điều tra cây mẹ theo cấp kính............................................ 29
Bảng 4.2: Chất lượng cây mẹ theo cấp kính ................................................... 31
Bảng 4.3: Kết quả tạo cành chét tại các thí nghiệm ........................................ 33
Bảng 4.4: Kết quả điều tra chọn cành chét tại cây mẹ tuổi 1 .......................... 35
Bảng 4.5: Kết quả điều tra chọn cành chét tại cây mẹ tuổi 2 .......................... 37
Bảng 4.6: Kết quả theo dõi thời gian ra rễ của các cành chét (IBA) .............. 40
Bảng 4.7: Kết quả theo dõi thời gian ra rễ của các cành chét (NAA) ............. 41
Bảng 4.8: Kết quả theo dõi chiều dài rễ của các cành chét (IBA) .................. 43
Bảng 4.9: Kết quả theo dõi chiều dài rễ của các cành chét (NAA) ................ 44
Bảng 4.10: Kết quả theo dõi tỷ lệ sống của hom cành chiết ........................... 45

5


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ kết quả điều tra cây mẹ tuổ i 1 theo cấp kính ..................... 30
Hình 4.2: Biểu đồ kết quả điều tra cây mẹ tuổ i 2 theo cấp kính ..................... 31
Hình 4.3: Biểu đồ chất lượng cây mẹ tuổi 1 theo cấp kính ............................. 32
Hình 4.4: Biểu đồ chất lượng cây mẹ tuổi 2 theo cấp kính ............................. 32
Hình 4.5 Biểu đồ kết quả chọn cành chét tại cây mẹ tuổi 1, cấp kính 8 – 12 cm
......................................................................................................................... 35
Hình 4.6 Biểu đồ kết quả chọn cành chét tại cây mẹ tuổi 1, cấp kính 12 –16cm
......................................................................................................................... 36
Hình 4.7 Biểu đồ kết quả chọn cành chét tại cây mẹ tuổi 1, cấp kính >16 cm
......................................................................................................................... 36

Hình 4.8 Biểu đồ kết quả chọn cành chét tại cây mẹ tuổi 2, cấp kính 8 – 12 cm
......................................................................................................................... 37
Hình 4.9 Biểu đồ kết quả chọn cành chét tại cây mẹ tuổi 2, cấp kính 12 –16cm
......................................................................................................................... 38
Hình 4.10 Biểu đồ kết quả chọn cành chét tại cây mẹ tuổi 2, cấp kính >16 cm
......................................................................................................................... 38
Hình 4.11 Biểu đồ kết quả theo dõi thí nghiệm nghiên cứu chiết cành (IBA)……..43
Hình 4.12 Biểu đồ kết quả theo dõi thí nghiệm nghiên cứu chiết cành (NAA).…..44
Hình 4.13 Biểu đồ tỷ lệ sống của hom cành chiết .......................................... 45

6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CT

Công thức

DTTN

Diện tích tự nhiên

HC

Hom cành

IBA

β-indol butyric acid


KHLN

Khoa học lâm nghiệp

KS

Kỹ sư

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

NAA

α- naphthyl acetic acid

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
OTC

Ô tiêu chuẩn

QP 04TCN Quy phạm 04 tiêu chuẩn ngành

7


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 1

1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học về tre trúc .......................................................................... 4
2.2. Đặc điểm sinh vật học, đặc điểm sinh trưởng của tre trúc ......................... 5
2.3 Những vấn đề nghiên cứu liên quan đến tre trúc ở trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Nghiên cứu chung về tre trúc trên thế giới.............................................. 6
2.3.2. Nghiên cứu chung về tre trúc ở Việt Nam .............................................. 8
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 13
2.4.1. Điều kiện tự nhiên huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ............................. 13
2.4.1.1 Vị trí địa lý........................................................................................... 13
2.4.1.2. Địa hình .............................................................................................. 13
2.4.1.3. Đặc điểm đất đai ................................................................................. 14
2.4.1.4. Khí hậu ............................................................................................... 15
2.4.1.5. Thủy văn ............................................................................................. 16
2.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 16
2.4.2.1. Hiện trạng dân số, dân tộc, lao động .................................................. 16
2.4.2.2.Tình hình kinh tế ................................................................................ 17
2.4.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .................................................... 17
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 20
3.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 20
3.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 20
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 20
8

6



3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20
3.3.1. Nghiên cứu kỹ thuật chọn cây mẹ và cành chét .................................... 20
3.3.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng chiết cành ................................. 20
3.3.3. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhân giống Bương lông điện biên . 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi .................................... 21
3.4.1. Phương pháp luận .................................................................................. 21
3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm .............................................................. 21
3.4.3. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 21
3.4.4. Phương pháp theo dõi ............................................................................ 22
3.4.4.1. Phương pháp lựa chọn cây mẹ và cành chét ...................................... 22
3.4.4.2. Phương pháp chiết cành ..................................................................... 22
3.4.5. Phương pháp xử lí số liệu ...................... Error! Bookmark not defined.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 27
4.1. Đặc điểm hình thái cây Bương lông ......................................................... 27
4.1.1. Thân khí sinh ......................................................................................... 27
4.1.2. Cành ...................................................................................................... 27
4.1.3. Lá ........................................................................................................... 27
4.1.4. Mo.......................................................................................................... 28
4.1.5. Thân ngầm ............................................................................................. 28
4.1.6. Rễ .......................................................................................................... 28
4.1.7. Hoa ........................................................................................................ 29
4.2. Nghiên cứu kỹ thuật chọn cây mẹ và cành chét ....................................... 29
4.2.1. Kỹ thuật chọn cây mẹ ............................................................................ 29
4.2.2. Kỹ thuật tạo cành chét ........................................................................... 33
4.2.3. Kỹ thuật chọn cành chét ........................ Error! Bookmark not defined.
4.3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng chiết cành .................................... 39
4.3.1. Nghiên cứu kỹ thuật chiết cành ............................................................. 39
4.3.2. Nghiên cứu kĩ thuật tạo cây con trong vườn ươm bằng chiết cành ...... 45
9



4.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhân giống Bương lông điện biên .... 46
4.4.1. K ỹ thuật chọn cây mẹ và cành chét để làm giống ................................ 46
4.4.2. Kỹ thuật nhân giống bằng chiết cành .................................................... 47
4.4.3. Kỹ thuật nhân giống bằng giâm hom cành........................................... 47
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 48
5.1. Kết luận .................................................................................................... 48
5.2. Đề nghị ..................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Error!

Bookmark

10

not

defined.


11


Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết rằng loài Tre – Trúc luôn gắn bó với cuộc sống người
dân Việt Nam. Từ thời cha ông ta đã hàng nghìn năm về trước, đây là loài cây
không thể tách rời được với cuộc sống của người dân, chúng được sử dụng với rất
nhiều mục đích khác nhau: điều mà có thể thấy rõ nhất là các lũy tre làng, những

bụi tre gai ken dày chắc chắn gió bão chống thiên tai, chống xâm lược đã từ khi nào
Tre – Trúc đi vào nền văn hóa người Việt như một hình ảnh bình dị đầy sức sống,
hùng vĩ mềm mại nhưng rất dẻo dai. Về tính năng không thể không kể đến tác
dụng của các loài Tre – Trúc trong việc xây dựng nhà cửa, làm vô số vật dụng sinh
hoạt cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái
cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ; làm chông… làm đồ thủ công mỹ
nghệ, cây cảnh. Còn măng là món ăn không thể thiếu trong danh sách ẩm thực của
người dân Việt (Vũ Văn Dũng,1980)[6]. Việt Nam có 10 loài Tre - Trúc cho măng
ăn ngon (Mai ống, Luồng, Lồ ô, Là ngà, Trúc sào, Vầu đắng, Tre gầy…). Tuy
nhiên, các loài cho măng ngon năng suất cao, chất lượng tốt chưa được phát triển,
việc khai thác măng chỉ dừng lại ở mức độ tận dụng ( Lê Viết Lâm, Nguyễn Tử Kim
và Lê Thu Hiền, 2005)[12].
Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại
vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại
cây nào đó thuộc họ tre. Nhiều vật dụng gần gũi khác như vậy mà bây giờ gần như
chúng ta xa rời loài cây nhiều lợi ích như thế. Tuy nhiên, việc trồng, khai thác, chế
biến sản phẩm từ tre nứa, song mây ở nước ta vẫn chưa phát huy hết tiềm năng sẵn
có do thiếu vùng nguyên liệu, khai thác quá mức dẫn đến mức cạn kiệt nguyên liệu
(Vũ Đình Lân, 2014)[14]. Trong họ tre trúc có một loài tre là loài Bương Lông
Điện Biên là một trong số các loài cây đem lại lợi ích kinh tế cho người dân.
Loài Bương lông Điện Biên, còn có các tên gọi khác như Mạy púa mơi,
Bương lớn, Bương lớn Điện Biên. Là một trong những loài tre có kích thước lớn
1


nhất ở Việt Nam chiều cao từ 15 -20 m, đường kính gốc 20-25 cm, có vách dày,
chiều dài đốt từ 25 – 30 cm, ít cành nhánh; có tiềm năng để phát triển và cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.Tuy nhiên, việc phát triển loại cây này còn
hạn chế rất nhiều, vì việc trồng loài cây này gần như phụ thuộc hoàn toàn vào kiến
thức bản địa của người dân nên năng suất không cao. Đặc biệt, việc phát triển mở

rộng diện tích trồng loài cây này rất khó khăn do nhân giống bằng gốc rất hạn chế
về số lượng giống, người dân chưa có được kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp
chiết cành hoặc giâm hom cành nên số lượng giống cung cấp ra thị trường ít chưa
đáp ứng được nhu cầu nhân rộng mô hình. Mặt khác, người dân địa phương chỉ cho
rằng trồng bằng gốc mới cho năng suất, trong khi đó có nhiều loài tre mọc cụm
khác việc nhân giống và trồng bằng giống cành đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao
như: Luồng (Dendrocalamus barbatus), Mai xanh (Dendrocalamus latiflorus)…
Xuất phát từ những lý do nêu trên, thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng
của chất kích thích NAA và IBA tới khả năng ra rễ của chiết cành cây Bương
lông Điện Biên tại trung tâm nghiên cứu khoa học lâm nghiệp vùng Đông Bắc,
Cầu Hai – Phú Thọ” là hết sức cần thiết để góp phần công tác xây dựng quy trình,
quy phạm và kỹ thuật gây trồng cây Bương lông bằng chiết cành và giâm hom.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng thực vật đến khả năng
tạo rễ của chiết cành, giâm hom cây Bương lông Điện Biên ( Dendrocalamus
giganteus) làm cở sở xác định loại chất kích thích sinh trưởng, nồng độ chất kích
thích sinh trưởng thích hợp nhất cho sự phát triển của rễ cây Bương lông.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra được nồng độ thuốc phù hợp nhất cho khả năng ra rễ của chiết cành,
giâm hom cây Bương lông điện biên.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
- Trong học tập, nghiên cứu khoa học:
+ Giúp cho sinh viên có điều kiện vận dụng các kiến thức đã học vào
2


thực tế sản xuất, nâng cao trình độ chuyên môn.
+ Kết quả của đề tài nghiên cứu làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo
trong nghiên cứu, nhân giống loài cây Bương lông.
+ Thông qua quá trình thực hiện đề tài, sinh viên có điều kiện học hỏi

những kiến thức thực tiễn nâng cao kiến thức và kỹ năng cho bản thân để thực
hiện tốt công tác sau này.
- Trong thực tế:
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở thực tiễn cho công tác nhân
giống loài cây Bương lông bằng chiết cành, giâm hom trên địa bàn và một số nơi
có điều kiện tương tự.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.Cơ sở khoa học về tre trúc
Như chúng ta đã biết thì phần lớn các loài thực vật đều sinh sản bằng con
đường sinh sản hữu tính, tuy nhiên chúng ta vẫn bắt gặp các hình thức sinh sản vô
tính: Chiết, ghép, nuôi cấy mô tế bào, giâm hom. Nhờ có phương thức sinh sản vô
tính mà thực vật có thể tái tạo lại mình từ các phần của cơ thể: Bằng thân như dây
Khoai lang, bằng rễ như cây Hồng,…
Tre trúc thường có thân cứng như gỗ, song có đặc trưng là thân thường rỗng
trong ruột, có hệ thân ngầm và phân cành khá phức tạp, và có hệ thống mo thân
hoàn hảo, được sử dụng hiệu quả trong quá trình phân loại. Thân ngầm của tre trúc
thường phát triển trong đất thành mạng lưới hay chỉ phát triển thành một số đốt
ngắn ở gốc cây. Các đốt thân ngầm thường có nhiều rễ và chồi ngủ. Chồi sẽ mọc
lên thành cây tre, trúc (thân khí sinh) trên mặt đất hay phát triển thành thân ngầm
mới. Tre trúc có 3 loài thân ngầm chính là thân ngầm mọc cụm, thân ngầm mọc rải
và thân ngầm kiểu hỗn hợp.
Trong các biện pháp sinh sản vô tính, chiết cành và giâm hom là hình thức
phổ biến nhất và là những công cụ có hiệu quả cho việc lưu giữ, bảo vệ và duy trì
giống cây rừng. Bởi chúng có các đặc điểm sau:
- Giâm hom có thể dùng hom thân, hom cành, hom rễ toàn những nguyên
liệu sẵn có, dễ làm, dễ thao tác.

- Nhân giống bằng chiết cành, giâm hom cho hệ số nhân giống lớn, tương đối
rẻ tiền, nên được dùng phổ biến cho trong nhân giống cây rừng, cây cảnh và cây ăn
quả.
- Cây hom, cây chiết mặc dù không giữ được các đặc trưng hình thái giải
phẫu nhưng lại giữ được các đặc điểm di truyền mong muốn của cây mẹ.

4


Đặc biệt đối với một số cây lâm nghiệp có hình thức lai xa thì nó còn giúp
giữ các tính trạng tốt ở đời F1, tránh phân ly ở đời F2 và như vậy chúng có hệ số
biến động nhỏ hơn cây sinh sản hữu tính bằng hạt.
2.2 Đặc điểm sinh vật học, đặc điểm sinh trưởng của tre trúc
Cơ quan sinh dưỡng của tre trúc gồm thân ngầm, măng, cành, lá, rễ. Thân
khí sinh và thân ngầm hợp thành thể thống nhất. Thân ngầm sinh ra măng, măng
mọc thành tre (trúc), tre nuôi thân ngầm hoặc sinh thân ngầm mới, mỗi thân ngầm
lại sinh ra măng, cứ luân hồi như vậy, cho nên cả rừng tre là một thể thống nhất.
Cơ quan sinh sản của tre trúc là hoa, quả , hạt nhưng tre trúc lại nhân giống
chủ yếu bằng sinh dưỡng vì tre trúc hàng mấy chục năm thậm chí trăm năm mới ra
hoa kết quả một lần.
Năng lực sinh trưởng sinh dưỡng và tái sinh vô tính của tre trúc rất mạnh,
măng tre trúc được phân sinh từ gốc, từ thân ngầm mà ra, lợi dụng đặc tính này
người ta có thể sản xuất kinh doanh rừng tre trúc liên tục. Tre trúc hàng năm đều
sinh ra măng mọc thành tre, cho nên bụi tre, rừng tre luôn là rừng khác tuổi.
Tre trúc sinh trưởng rất nhanh vì thân, cành, thân ngầm của tre trúc đều sinh
đốt, mỗi đốt đều có tổ chức phân sinh, đều sinh trưởng nên tre trúc sinh trưởng rất
nhanh. Hầu hết các loài tre trúc chỉ cần trên dưới 3 tháng (khoảng 100 ngày) đã
hoàn thành sinh trưởng chiều cao và đường kính. Thời gian về sau chỉ là hoàn
thiện, cây cứng ra, tích lũy Cellulose v..v... mà không tăng thêm về đường kính
chiều cao nữa. Đường kính thân tre, số đốt tre (lóng tre) được quyết định trong giai

đoạn măng.
Mặc dù sinh trưởng mạnh mẽ, nhu cầu về các chất dinh dưỡng, nước, muối
khoáng cao song tre trúc vẫn là bạn của môi trường do có khả năng bảo vệ đất,
chống xói mòn nhờ bộ rễ và thân ngầm ăn rộng, chằng chịt, lá rụng nhiều và không
ảnh hưởng xấu đến môi trường.

5


2.3. Những vấn đề nghiên cứu liên quan đến tre trúc ở trên thế giới và Việt
Nam.
2.3.1.Nghiên cứu chung về tre trúc ở trên thế giới
Cây Bương là thuộc họ Tre Trúc (Dendrocalamus giganteus) mà các nghiêu
cứu về Tre Trúc trên thế giới đã bắt đầu từ khá lâu và rất đa dạng. Tre là một tài
nguyên Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) rất có giá trị. Có tới hơn một nửa dân số thế
giới liên quan với nhóm tài nguyên này. Tre thuộc phân họ Tre (Bambusoideae), họ
Hòa Thảo (Poaceae) với khoảng 1300 loài thuộc 70 chi phân bố trên toàn thế giới.
Theo thống kê có trên 14 triệu ha rừng tre phân bố từ 51o vĩ Bắc đến 47o vĩ Nam
đều có tre phân bố. Nhiều loài tre có đặc tính mọc thành rừng. Nước nhiều tre nhất
là Trung Quốc, với khoảng 50 chi, 500 loài và diện tích 7 triệu ha rừng tre. Nước
nhiều tre thứ hai là Nhật Bản với 13 chi, trên 230 loài và diện tích 0,1 triệu ha rừng
tre.Tiếp đó là các nước Ấn Độ, các nước Nam và Đông Nam Á, trong đó có Việt
Nam (Trần Văn Mão và nhóm tác giả, 2006)[15] , (Lê Nguyên, 1970)[16] .
Tuy trái ngược với nhiều ý kiến cây tre không cần ánh nắng và độ ẩm để sinh
sôi nảy nở. Có đến 1500 giống tre, trong số đó, một số có thể chịu đựng với nhiệt
độ rất thấp, tới 30 độ. Đó là lí do vì sao chúng ta nhìn thấy nó mọc trong khu vực
nhiệt đới, cũng như ôn đới... mặc dù với chiều cao của chúng nhưng tre không phải
một giống cây mà là một giống cỏ khổng lồ. Trong đó lớn nhất có thể cao đến 25m.
Nhân giống tre được nhiều tác giả quan tâm và đề cập đến như Hassan
(1977)[25], R. Swarup & A. Gambhir (2008)[26], Nautiyal et al (2008)[27] bằng

nhiều phương pháp như bằng hạt, chiết, nuôi cấy mô, chồi gốc. Hạt B.tulda có tỷ lệ
nảy mầm chỉ 24,78% và 5% cây con tồn tại ở vườn ươm. Nhưng nhân giống bằng
gốc đạt tỉ lệ cao hơn, chẳng hạn đạt tỉ lệ cao hơn, chẳng hạn đạt 5% ở Melocana
baccifera, 9% ở B. tulda, 33% ở Oxytanenthera nigrociliata, 40% ở
Dendrocalamus longispathus và 100% ở Bambusa vulgaris (Hassan, 1977)[25].

6


Phương pháp chiết tỷ lệ ra rễ ở các loài tre vách dày được áp dụng ở Băng –
la – đét đạt 45 -56% ở các loài Bambusa vulgaris, B.polymorpha và D.giganteus
(A. Benton et al. 2011. [23]). Nghiên cứu về phương pháp chiết đối với tre cho
rằng: đảm bảo ra rễ tốt nhất ở trên cây trước khi cắt xuống. Nhưng phương pháp
này chỉ áp dụng ở những vùng có độ ẩm cao và bị hạn chế ở phần dưới của cây mà
thường phần này không dùng làm vật liệu nhân giống.
Chồi gốc (cành chét) của các loài Bambusa balcooa, B.longispiculata,
Btulda,

B.

vulgaris,

Dendrocalamus

longispathus,

Melocana

baccifera,


Neohouzeaua dulloa và Oxytenathera nigrociliata đã được sử dụng để trồng rừng ở
Ấn Độ tỉ lệ thành công đạt 44 – 76% khi trồng vào tháng 4, đạt 3 -38% vào tháng 6
và chồi mầm một tuổi đạt tỉ lệ sống cao hơn cây 2 -3 tuổi. Nhân giống bằng phương
pháp chiết thân đối với loài Bambusa longispiculata đạt tỉ lệ ra rễ 25% nhưng tỉ lệ
ra rễ tăng lên 54% khi có xử lí với hooc môn tăng trưởng IBA 200ppm. Sử dụng
hooc môn IBA và NAA khi giâm hom thân (mỗi hom 1 đốt, gồm 2 mấu) đạt tỉ lệ ra
rễ 80% ở Bambusa arundinacea, 70% ở Dendrocalamus strictus (S. Nautiyal et al
2008)[27].
Có 607 ha rừng tre của 9 loài (Dendrocalamus strictus, D. asper, D.
hamiltonii, Bambusa bambos, B. nutans, B. balcooa, Pseudooxytanthera, Guadua
angustifolia) được trồng bằng giống cây nuôi cấy mô. Điều này rất có lợi ích về
mặt kinh tế và có thể trồng rừng quy mô lớn. Công nghệ này đạt chất lượng tốt có
thể triển khai trồng rừng trên toàn quốc Ấn Độ (R. Swarup & Gambhir, 2008)[26].
Zhou Fangchun (2000)[28] với công trình “Selected works of Bamboo
research” đã nghiên cứu từ nhân giống đến canh tác, khai thác sử dụng tre trúc
trong đó có nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm đến quá trình
phát sinh, phát triển măng của nhiều loài tre trúc khác nhau ở Trung Quốc làm cơ
sở cho việc áp dụng biện pháp thâm canh thúc đẩy sinh măng trái vụ.

7


Fu Maoyi, Xiao Jianghua (1996)[24] với “Cultivation & Utilzation on
Bamboos” đã xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sinh măng, sinh
trưởng và phát triển của thân khí sinh là: độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng, cấu trúc
rừng, biện pháp lâm sinh, sâu bệnh. Đây là những nhân tố cần phải được quan tâm
khi áp dụng vào các biện pháp thâm canh tăng năng suất măng và thân khí sinh.
Loài Dendrocalamus giganteus được công bố năm 1868 (Munro,1868) đây là một
trong những loài tre lớn nhất của chi Dendrocalamus cũng như tre của thế giới.
Loài tre này đều có đường kính thân 20-30 cm, cao từ 20-30 m, vách dày 2-2,5 cm,

vỏ có màu xanh lục. Đây cũng là loài tre có giá trị cao ở Trung Quốc.
2.3.2. Nghiên cứu chung về tre trúc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ngành tre nứa, song mây gắn liền với cuộc sống của người dân
nhiều vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số. Hơn một triệu người sống ở các
gia đình có thu nhập từ tre nứa, song mây. Tuy nhiên, việc trồng, khai thác, chế
biến sản phẩm từ tre nứa, song mây ở nước ta vẫn chưa phát huy hết tiềm năng sẵn
có do thiếu vùng nguyên liệu, khai thác quá mức dẫn đến mức cạn kiệt nguyên liệu.
Tre nứa, song mây là những loài cây lâm sản ngoài gỗ có biên độ sinh thái
rộng trên cả nước và có khả năng gây trồng thành vùng nguyên liệu chuyên canh
hoặc bảo tồn khai thác bền vững. So với các loài cây gỗ, Tre nứa có ưu điểm nổi
trội là chúng có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, tuổi khai thác của tre nứa sớm, có thể
khai thác sau 3 - 4 năm kể từ khi trồng và cho năng suất khá cao (từ 4 - 12
tấn/ha/năm). Luân kỳ khai thác của rừng tre nứa rất ngắn (từ 2 - 3 năm), thậm chí
trong thực tiễn sản xuất, nhiều địa phương đã khai thác rừng tre nứa theo phương
thức chặt chọn với luân kỳ 1 năm (năm nào cũng tiến hành khai thác). Ngoài cung
cấp thân cây, tre nứa còn cung cấp măng làm thực phẩm có giá trị sử dụng trong
nước và xuất khẩu. (Đỗ Văn Bản, năm 2005)[2].
Tre Nứa đây là loài LSNG có diện tích lớn nhất của Việt Nam, vì vậy đây là
nhóm loài có tiềm năng nâng cao giá trị của ngành công nghiệp chế biến LSNG.
Càng ngày người ta càng phát hiện các giá trị sử dụng của tre nứa như
8

: làm than


hoạt tính, bô ̣t giấ y, nguyên liê ̣u cho các nhà máy chế biế n ván thanh , đóng đồ đa ̣c,
làm hàng mỹ nghê ̣…(Nguyễn Tích và Trần Hợp 1971[19]) và nhiều người khác
xếp các loài Tre trúc vào họ Tre (Bambusaceae), song gần đây nhiều nhà khoa học
(Trần Đình Lý,1993[13]; Sách đỏ Việt Nam, phần Thực vật, 1996[4]) đã tập hợp
các loài Tre trúc vào các chi khác nhau của họ Lúa hoặc họ Hoà thảo (Poaceae).

Điều tra khảo sát và định danh đang còn là vấn đề cần sớm giải quyết, bởi vì cho
tới nay chưa biết cụ thể có bao nhiêu loài, bao nhiêu chi cũng như tên khoa học
chính xác của một số loài đã được thu thập.
Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về diện tích tre nứa, với 194 loài tre trúc thuộc
26 chi được các nhà khoa học phát hiện ở Việt Nam đã phần nào đánh giá được
tính đa dạng về thành phần loài tre trúc ở nước ta. Tuy nhiên, mới chỉ có 80 loài đã
tạm thời được định danh, còn lại là các loài chưa có tên.
Trong nhiều năm trở lại đây, rất nhiều chi, loài mới được các nhà khoa học
Việt Nam nghiên cứu và bổ sung vào danh lục tre nứa của nước nhà. Công trình
đầu tiên nghiên cứu về tre nứa ở Việt Nam là Camus and Camus (1923) đã thống
kê có 73 loài tre trúc của Việt Nam. (Năm 1978 Vũ Văn Dũng [6]) công bố Việt
Nam có khoảng 50 loài. Năm 1999 Phạm Hoàng Hộ đã thống kê được 123 loài, số
lượng các loài tre trúc của Việt Nam đã tăng lên đáng kể (Lê Viết Lâm, Nguyễn Tử
Kim và Lê Thu Hiền, 2005[12]). Không dừng lại ở đó vào giai đoạn 2001-2003,
Nguyễn Tử Ưởng, Lê Viết Lâm (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) cùng với
GS. Xia Nianhe, chuyên gia phân loại tre (chi Bambusa) của Viện thực vật học
Quảng Châu, Trung Quốc đã xác định ở Việt Nam có 113 loài của 22 chi, kiểm tra
và cập nhật 11 tên khoa học mới, đặc biệt đưa ra được 6 chi và 22 loài tre lần đầu
đầu được định tên khoa học ở Việt Nam bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam; đưa ra
22 loài cần được xem xét để xác nhận loài mới. (Nguyễn Tử Ưởng, Lê Viết
Lâm,2001[22]).

9


Các loài có giá trị kinh tế cao, hiện đang được ưa chuộng gây trồng:Quá trình
điều tra khảo sát đã bước đầu đề xuất danh mục 9 loài Tre trúc quan trọng nhất dựa
vào giá trị sử dụng hiện tại, nhu cầu của sản xuất, tiềm năng khai thác và trữ lượng
rừng. Có loài như Le có trữ lượng và diện tích rất lớn, song do giá trị sử dụng
không cao nên không có tên trong bản danh sách; ngược lại, Trúc sào có diện tích

nhỏ song nhu cầu sử dụng và gây trồng lại khá lớn nên lại có mặt trong danh sách
này. Trong quá trình khảo sát, tình trạng gây trồng và tình hình suy giảm vốn gen
của loài đã được đặc biệt lưu ý để có được những đề xuất hợp lý cho công tác bảo
tồn cũng như việc phát triển nguồn gen của loài trong tương lai ( Nguyễn Hoàng
Nghĩa, năm 2005)[17].
Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống, trồng, khai thác tre đã được quan tâm
nghiên cứu khá sớm ở Việt Nam, từ những năm 60 của thế kỷ 20 như: Phạm Quang
Độ (1963) – Trồng và khai thác tre nứa trúc[5]. Nguyễn Tử Ưởng (1965 – 1968) –
Nghiên cứu phương thức kinh doanh rừng Nứa lá nhỏ[21], Nguyễn Thị Phi Anh
(1967) – Kỹ thuật trồng tre, diễn ở Cầu Hai[1], Trần Xuân Thiệp (1976) – Nghiên
cứu thực nghiệm kinh doanh cây Vầu đắng tại Bắc Quang – Hà Giang[20], Lê
Quang Liên (2001) – Nhân giống Luồng bằng chiết cành[10].
Trần Xuân Thiệp đã đưa ra kết quả thực nghiệm kinh doanh rừng Vầu đắng
(Arundinaria sp) tại Bắc Quang – Hà Tuyên[20]. Ngô Trí Lực (1971) trong báo cáo
bước đầu tìm hiểu một số đặc tính tự nhiên và kinh doanh rừng Nứa lá nhỏ
(Neohoazeana dullooa A. Camus) đã phân chia quá trình phát triển của cây nứa
thành các giai đoạn măng – non – trung niên – già sau đó là hiện tượng khuy chết
của nứa sau 20 – 30 năm.
Từ năm 1998, Phân viện nghiên cứu khoa học Lâm Nghiệp Nam Bộ được Cục
Phát triển Lâm Nghiệp cấp kinh phí để thí nghiệm trồng Tre tầu (Sinocalamus
latiflorus Munro) lấy măng. Đề tài đã tập hợp được một số kỹ thuật gây trồng, nhân
giống có thể áp dụng cho thực tiễn sản xuất (Đỗ Văn Bản, 2005)[2].
10


Năm 2000, Lê Quang Liên và cộng sự đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ
thuật trồng tre trúc để lấy măng” [11] [ cho 2 loài Luồng (Dendrocalamus
barbatus) và tre Gầy (Dendrocalamus sp.) trong đó khảo nghiệm 3 công thức bón
phân NPK và khẳng định muốn trồng tre trúc để lấy cây hay lấy măng năng suất
cao thì phải trồng thâm canh, trong đó phân bón gồm phân chuồng kết hợp với

phân hóa học tổng hợp NPK có tác dụng nâng cao năng suất đến 2,5 lần.
Triệu Văn Hùng, Nguyễn Xuân Phát, Hoàng Chương (2002) [8] trong “Kỹ
thuật trồng một số loài cây đặc sản rừng” đã giới thiệu kỹ thuật trồng cho 2 loài là
Trúc sào và Vầu đắng gồm: điều kiện gây trồng, nguồn giống, kỹ thuật gây trồng,
chăm sóc, khai thác và chế biến.
Nghiên cứu về đất rừng trồng tre trúc nhìn chung còn ít, chủ yếu tập trung vào
một số loài rất phổ biến. Nguyễn Ngọc Bình (2001) với “Đặc điểm đất rừng trồng
rừng tre Luồng và ảnh hưởng của các phương thức trồng rừng tre trúc Luồng đến
đất” [3] cho biết: Luồng sinh trưởng tốt ở đất chua pH(H2O) 4,8 – 5,9; pHKCl 4,2 –
5,0. Ở tầng đất mặt hàm lượng chất hữu cơ và N tổng số tương quan rất chặt, hàm
lượng K2O dễ tiêu trong đất tương quan tương đối chặt, còn hàm lượng P2O5 dễ
tiêu lại tương quan không chặt với sinh trưởng về đường kính của cây Luồng. Tác
giả cho rằng nên trồng Luồng theo phương thức hỗn giao với cây họ đậu như Keo
để tránh cho đất suy thoái.
Nguyễn Văn Phong và các cộng sự (2008) [18] đã đưa ra kết quả nghiên cứu “
Nhân giống Trúc sào (Phyllostachys edulis) (Carr.) Houz. De Lehaie) bằng
phương pháp giâm hom thân ngầm tại tỉnh Cao Bằng” đã sử dụng 5 loại chất điều
hòa sinh trưởng là ABT1, NAA, 2,4 – D, Atonik, IBA với các nồng độ khác nhau,
kết quả cho thấy các chất điều hòa sinh trưởng khác nhau có ảnh hưởng khác nhau
đến tỉ lệ hình thành cây măng và cây hom. Tỷ lệ hình thành cây hom có xử lý
Atonik 25ppm đạt 57,2% là cao nhất, các chất khác cho tỷ lệ từ 35,2% đến 42,9%.

11


Các nghiên cứu trên đây là cơ sở để đề tài lựa chọn phương thức và phương
pháp nhân giống phù hợp nhằm giảm giá thành, nâng cao hiệu quả trồng rừng, phát
triển vùng trồng Bương lông Điện Biên làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến,
đặc biệt trong giai đoạn 2012 – 2020.
Công trình nghiên cứu tổng hợp có nhiều nội dung khoa học đã được thực

hiện 5 năm liên tục từ 1976 – 1980, đó là nghiên cứu “Kỹ thuật trồng và kinh
doanh rừng Luồng tập trung có năng suất cao, chất lượng tốt và bền vững” do Trần
Nguyên Giảng [7], chủ nhiệm bộ môn Lâm học, Viện khoa học Lâm nghiệp chủ trì,
đã được tổng kết và công bố vào năm 1981 với một số kết quả rất đáng lưu ý sau
đây:
- Tạo giống Luồng bằng hom thân thay thế giống gốc và chét
- Các phương thức trồng rừng thuần loài và hỗn loài với các cây gỗ họ Đậu
bản địa có khả năng cố định N trong môi trường đất chua
- Kỹ thuật trồng rừng Luồng trên đất xấu (trảng cỏ + cây bụi chịu hạn)
- Kỹ thuật khai thác rừng Luồng hợp lý, đảm bảo bên vững rừng…
Từ năm 1986 – 1990, Trung Tâm Nghiên Cứu Thực Nghiệm Lâm Sinh Cầu
Hai (Viện KHLN Việt Nam) thực hiện đề tài “Nghiên cứu di thực cây Luồng
Thanh Hóa ra vùng Trung Tâm” do KS. Lê Quang Liên phụ trách, trong kết quả
của đề tài, đáng quan tâm là kỹ thuật tạo giống Luồng bằng hom cành. Từ những
kết quả đó, diện tích rừng Luồng ở Thanh Hóa năm 1973 chỉ có 15,160 ha, đến
năm 1980 đã tăng lên 40.000 ha và đến năm 2006 toàn tỉnh Thanh Hóa đã có tới
65,942 ha tróng đó cs 61,049 ha là rừng Luồng thuần loài và 4,983 ha là rừng hỗn
loài với cây gỗ.
Nhận xét: hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về nhân giống
Bương lông Điện Biên. Những đề tài nghiên cứu trong nước chủ yếu là nhân giống
bằng giâm hom thân ngầm. Nhân giống bằng hom thân ngầm thì hom nhanh ra
măng chất lượng cây tốt hơn hom cành, nhưng số lượng nhân giống hạn chế không
được nhiều và khó sản xuất đại trà.
12


2.4 Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.4.1 Điều kiện tự nhiên huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ
2.4.1.1. Vị trí địa lý
Đoan Hùng là một huyện đồi núi trung du, nằm tại ngã ba ranh giới giữa tỉnh

Phú Thọ với hai tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Diện tích tự nhiên của huyện Đoan
Hùng là 302,4 km². Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau:
+ Phía Đông Nam giáp huyện Phù Ninh
+ Phía Nam giáp huyện Thanh Ba
+ Phía Tây Nam và phía Tây giáp huyện Hạ Hòa, đều là các huyện của tỉnh
Phú Thọ.
+ Phía Tây Bắc, Đoan Hùng giáp huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái.
+ Phía Bắc và phía Đông, huyện Đoan Hùng giáp các huyện của tỉnh Tuyên
Quang, kể từ Bắc sang Đông lần lượt là các huyện: Yên Sơn (phía Bắc) và Sơn
Dương (phía Đông). Trên phần phía Đông Bắc huyện có đoạn cuối của sông Chảy
(phần hạ du thủy điện Thác Bà), đổ nước vào sông Lô ngay tại đây. Men theo phần
lớn ranh giới với huyện Sơn Dương - Tuyên Quang, là dòng sông Lô, một con sông
lớn của hệ thống sông Hồng, nhưng ngã ba sông Chảy - sông Lô lại nằm sâu trong
lòng huyện.
2.4.1.2. Địa hình
Với đặc trưng của vùng chuyển tiếp từ miền trung du và miền đồi núi cao,
huyện Đoan Hùng có tổng diện tích đất tự nhiên 30.244,47 ha. Trong đó diện tích
đất gò đồi chiếm phần lớn diện tích. Địa bàn huyện Đoan Hùng nằm trên trục quốc
lộ 2 và quốc lộ 70, địa hình phức tạp đồi núi xen kẽ các cánh đồng lầy thụt. huyện
có 27 xã và một thị trấn, gồm 14 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm phần lớn dân
số trong vùng.
Địa hình của huyện khá phức tạp thấp dần từ bắc xuống nam, từ tây sang
đông độ dốc trung bình 3-5 độ, có nhiều cánh đồng chua, lầy thụt, nằm ở các khe
dốc, có chiều dài từ tây bắc xuống đông nam là 31 km, chiều rộng từ đông sang tây
13


là 14 km. sự thay đổi độ cao của các vùng trong huyện thấp dần về phía sông lô,
sông chảy, cụ thể địa hình được chia làm 3 tiểu vùng.
Tiểu vùng 1 ( tiểu vùng Thượng huyện) diện tích là 12.347 ha bao gồm 9 xã:

Bằng Luân, Minh Lương, Bằng Doãn, Quế Lâm, Phúc Lai, Đông Khê, Tây Cốc, Ca
Đình, Ngọc Quan) chiếm khoảng 41%tổng diện tích tự nhiên. Địa hình nơi đây có
nhiều núi cao, rừng tự nhiên suy kiệt, chủ yếu là rừng trồng, đọ dốc trung bình 1225 độ với dải gò đồi bát úp mấp mô có đọ cao trung bình từ 50-100m tạo nên
khoảng giữa là các thung lũng nhỏ hẹp thích hợp cho trồng rừng sản xuất, cây công
nghiệp và cây ăn quả.
Tiểu vùng 2 (tiểu vùng vên sông Lô, sông Chảy) có diện tích là 10.800 ha bao
gồm 13 xã ( Chí Đám, Vân Du, HÙNg Quan, Nghinh xuyen, Phương Trung, Phong
Phú, thị trấn Đoan Hùng, Hữu Đô, Phú Thứ, Đại Nghĩa, Hùng Long, Sóc Đăng, Vụ
Quang), chiếm 35,7 diện tích tự nhiên, là vùng chuyển tiếp có dạng núi thấp xen kẽ
các dải đồng bằng hẹp ven sông lô, sông chảy. đất vùng ven sông nên chủ yếu là đất
phù sa cổ và 1 phần sình lầy, thích hợp cho trồng cây lương thực, rau màu, cây công
nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi và cây ăn quả.
Tiểu vùng 3 (tiểu vùng hạ huyện) có diện tích là 7.097,47 ha, bao gồm 6 xã
Minh Phú, Chân Mộng, Vân Đồn, Tiêu Sơn, Yên Kiện, Minh Tiến) chiếm khoảng
23,5% tổng diện tích tự nhiên, dạng núi thấp, xen kẽ vùng đồi bát úp có nhiều cánh
đồng dạng lòng chảo , có độ cao phổ biến từ 25- 50 m, có ưu thế về chăn nuôi,
trồng cây công nghiệp dài ngày và cây nguyên liệu cho nhà máy giấy bãi bằng
2.4.1.3.Đặc điểm đất đai
Đoan Hùng có những nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất Feralít đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét: Đất có thành
phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, tầng đất dày, thấm nước tốt, lượng mùn trung
bình, lân dễ tiêu nghèo. Độ PH của đất thay đổi từ trung tính đến chua ở các mức
độ khác nhau. Loại đất này thích hợp với đất sản xuất nông lâm nghiệp.
14


×