Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN SU DUNG KENH HINH TRONG DAYHOC DIA LI THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.49 KB, 14 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn sáng kiến:
Ngày nay trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì giáo
dục đã được xác định là quốc sách hàng đầu. Đứng trước nhiệm vụ đó, là những
nhà giáo dục chúng ta phải hiểu rằng sản phẩm của chúng ta là những con người
Việt Nam mới, phát triển toàn diện có tri thức, có đạo đức, có sức khỏe. Để giáo
dục được những còn người toàn diện ấy thì giáo dục trong nhà trường THCS
cũng góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện nhân cách tri thức cho người lao
động. Để người lao động bước những bước vững vàng trong cuộc sống. Để làm
được việc đó mỗi giáo viên phải tự đổi mới, học tập các phương pháp dạy học
(PPDH) tích cực, học hỏi kinh nghiệm để có những phương pháp dạy học phù
hợp đáp ứng với những yêu cầu của xã hội tiến bộ.
Trong việc đổi mới phương pháp dạy học và học tập hiện nay, việc sử dụng
các thiết bị dạy học (TBDH) trong đó có các kênh hình là rất cần thiết, không
thể thiếu trong mỗi bài học và xuyên suốt toàn bộ chương trình.
Trong các môn học có thể nói Địa lý là môn rất cần sự trợ giúp của kênh
hình. Trong bộ môn nghiên cứu “trăm sông nghìn núi” này kênh hình có hai
chức năng lớn: vừa là phương tiện trực quan sinh động vừa là nguồn tri thức cốt
lõi đối với người học. Những hình ảnh đa màu sắc từ SGK đến màn hình Power
Point không chỉ giúp HS nhận thức được sự vật hiện tượng địa lý một cách
thuận lợi mà còn là nguồn tri thức để các em khai thác, phát hiện ra những kiến
thức Địa lý mới mẻ còn ẩn giấu trong kênh hình. Theo đó, kênh hình đập trực
tiếp vào thị giác nên có sức lưu giữ hình ảnh cao. Bằng chứng từ một kết quả
nghiên cứu cho thấy học sinh nhớ được 30% nếu chỉ nghe bằng tai, còn nếu cả
nghe lẫn nhìn sẽ nhớ được 50% kiến thức.
Để phù hợp với đặc trưng môn học đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi
mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh thì
việc dạy và học Địa lí trong nhà trường phổ thông muốn đạt hiệu quả cao cần
phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn trong việc khai thác hệ thống kênh chữ và
kênh hình. Sở dĩ như vậy vì kênh hình ngoài chức năng đóng vai trò là phương
tiện trực quan minh họa cho kênh chữ nó còn là một nguồn tri thức lớn có khả


năng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học
tập. Bên cạnh đó thông qua kênh hình con đường nhận thức của học sinh được
hình thành, giúp cho học sinh tự mình phát hiện và khắc sâu kiến thức. Sử dụng
kênh hình còn giúp cho giáo viên tổ chức việc dạy và học theo đặc trưng bộ môn
nhằm đạt hiệu quả cao.
1


Trong thời gian gần đây sách giáo khoa Địa lí đã có nhiều thay đổi phù hợp
hơn với nhu cầu đổi mới dạy và học. Trong đó, số lượng kênh hình chiếm tỉ lệ
khá cao với nội dung phong phú: bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, bảng số
liệu... và được thể hiện bằng màu sắc có tính khoa học, trực quan cao đảm bảo
thuận lợi cho việc dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của
học sinh. Để có thể khai thác được tối đa hệ thống kiện thức của sách giáo khoa
việc hướng dẫn cho học sinh phương pháp khai thác hệ thống kênh hình là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Địa lí.
Tuy nhiên, thực tế giảng dạy ở trường qua nhiều năm cho tôi thấy hầu hết
giáo viên đã có hướng khai thác các kênh hình trong sách giáo khoa vào dạy học
Địa lí, nhưng hiệu quả nhìn chung còn nhiều hạn chế. Giáo viên chưa khai thác
hết kiến thức tiềm ẩn trong các kênh hình đó. Chính vì vậy mà khả năng đạt hiệu
quả cao trong 1 tiết giảng dạy còn hạn chế.
Mặt khác, do điều kiện thực tế của Nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, cơ
sở vật chất còn thiếu thốn, các phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ các
nước, châu lục phục vụ cho dạy học Địa lí chưa có nhiều. Do đó, để nâng cao
hiệu quả giảng dạy và khắc phục những khó khăn của Nhà trường, bản thân tôi
đã nghiên cứu rút ra kinh nhiệm cho bản thân để đi đến ứng dụng cho tất cả giáo
viên Địa lí trong Trường có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn.
Thực tế, qua một năm triển khai đề tài cho các giáo viên trong bộ môn địa lí
ở trường chúng tôi đã đạt được hiệu quả nhất định. Việc vận dụng đề tài vào dạy
học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả cũng như khắc

phục được những khó khăn chung của Nhà trường khi mà thiết bị dạy học còn
hạn chế.
Đây chính là lí do tôi chọn: “Một số biện pháp sử dụng kênh hình trong
việc dạy học môn địa lý THCS” làm sáng kiến nghiên cứu.
1.2. Phạm vi áp dụng sáng kiến.
- Học sinh khối lớp 6,7,8,9 tại đơn vị công tác.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu:
2.1.1. Về phía giáo viên.
Từ trước đến nay, trong dạy học Địa lí, giáo viên chủ yếu sử dụng các
phương pháp dạy học như phương pháp dùng lời, ảnh. Có thể nói một số không
ít giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp, có hiểu biết sâu sắc về bộ môn đó sử
dụng các phương pháp này khá tốt, khêu gợi được suy nghĩ, tìm tòi, tự lực của
2


học sinh. Tuy nhiên, cũng không ít giáo viên còn ít quan tâm tới việc phát huy
tính tích cực học tập của học sinh khi sử dụng các phương pháp dạy học nói
trên.
Trong những năm qua, cùng với việc triển khai cải cách giáo dục, phương
pháp dạy học Địa lí tuy đó có một số cải tiến, chú ý tới việc phát huy tính tích
cực của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức bằng cách tăng cường hệ
thống câu hỏi có yêu cầu phát triển tư duy. Nhưng đó chỉ là những câu hỏi do
giáo viên nêu ra và giáo viên dẫn dắt đến đâu thì giải quyết đến đó. Về mặt hình
thức, các giờ học đó có vẻ sinh động vì học sinh tích cực hoạt động. Song nếu
theo quan niệm về học tập tích cực thì những giờ học như vậy chưa thể nói rằng
học sinh đã học tập một cách tích cực, bởi hoạt động của học sinh ở đây mới chỉ
là việc trả lời thụ động các câu hỏi của giáo viên chứ bản thân học sinh chưa có
nhu cầu nhận thức, chưa chủ động tìm tòi, suy nghĩ và giải quyết những vấn đề
đặt ra trong bài học.

Nguyên nhân của những tồn tại trên đó là chưa có sự thống nhất về quan
điểm: Thế nào là đổi mới phương pháp dạy học Địa lí? Chưa có sự triển khai
đồng bộ trong các khâu: Bồi dưỡng giáo viên; đổi mới cách viết sách giáo khoa,
sách giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá;
trong đó chế độ thi cử còn chia ra các môn “chính phụ” là những trở ngại lớn.
Nhiều giáo viên chưa tâm huyết với nghề nghiệp, chưa đầu tư nhiều vào chuyên
môn vì quan niệm môn Địa lí là môn phụ.
Nhìn chung việc sử dụng dụng cụ trực quan đã được đưa vào thực hiện ở
hầu hết ở các trường, đặc biệt từ khi đổi mới sách giáo khoa đến nay, hầu hết các
trường đã có phòng thí nghiệm và rất nhiều đồ dùng dạy học phục vụ cho các
bộ môn. Sách giáo khoa có số lượng kênh hình phong phú màu sắc phù hợp giáo
viên có điều kiện phát huy tính tích cực, sáng tạo, học sinh có hứng thú học tập.
Tuy nhiên không phải trường nào cũng làm được như vậy và việc sử dụng đã
thực sự có chất lượng.
Chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề: Hầu hết các giáo viên có mượn dụng
cụ trực quan, trong đó có kênh hình, nhưng chưa thường xuyên, sử dụng còn qua
loa, nên vai trò và chức năng của chúng bị hạn chế rất nhiều. Đồ dùng trực quan
nói chung và kênh hình nói riêng chất lượng chưa thực sự tốt, hư hỏng nhiều.
Đối với nhà trường những năm trước do tình hình chung nên dụng cụ trực
quan còn thiếu quá nhiều, giáo viên đôi khi chuẩn bị không kịp nên chỉ chuẩn bị
được những dụng cụ đơn giản, dụng cụ qua nhiều năm sử dụng hỏng hóc, không
còn chính xác .Vì vậy kết quả dạy và học còn chưa cao. Tuy nhiên những năm
3


gần đây các dụng cụ trực quan cũng được cung cấp nhiều hơn. Sách giáo khoa
đổi mới có lượng kênh hinh phong phú, nên việc dạy và học cũng có những
thuận lợi đáng kể. Nhiều dụng cụ trực quan nói chung và kênh hình nói riêng rất
phong phú, sinh động gây hứng thú cho học sinh, đặc biệt ở môn Địa lí .
2.1.2. Về phía học sinh.

Qua dạy học môn Địa lí nhiều năm tôi nhận thấy học sinh đều rất say mê
học bộ môn Địa lí. Các em đều suy nghĩ, tìm tòi, khám phá kiến thức bộ môn
qua từng tiết giảng, dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo, qua các hiện tượng tự
nhiên, Địa lí dân cư -xã hội, Địa lí các châu lục.
Tuy nhiên việc học địa lý trước đây của các em chủ yếu được nghiên cứu
qua kênh chữ, kênh hình còn có phần hạn chế. Nên việc học bộ môn Địa lí đối
với các em có khó khăn hơn, dẫn đến kết quả qua khảo sát chất lượng cuối năm
chưa cao được thể hiện rõ qua các khối lớp
Loại
Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

6

12%

27%

47%

14%

7

10%


23%

49%

18%

8

12%

30%

43%

15%

9

16%

27%

42%

15%

Khối

2.2. Biện pháp

2.2.1. Một số yêu cầu về việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí
Kênh hình phải được sử dụng có hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về nội dung
và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục.
Tập trung vào việc sử dụng kênh hình như một nguồn kiến thức, hạn chế
dùng theo cách minh hoạ kiến thức.
Để có thể sử dụng tốt kênh hình giáo viên cần:
- Có kế hoạch chuẩn bị trước các kênh hình, nghiên cứu kĩ các kênh hình để hiểu
rỏ nội dung, tác dụng của từng loại kênh hình, tránh tình trạng khi lên lớp mới
cùng học sinh tiếp xúc với kênh hình.
- Cần lựa chọn nội dung mang tính thiết thực đối với nội dung bài học, đồng thời
sử dụng tối đa các nội dung đã được thể hiện trên mỗi kênh hình.
4


- Khi sọan bài cũng như khi lên lớp, Giáo viên cần phải xây dựng hệ thống câu
hỏi, bài tập tương đối chính xác rỏ ràng để học sinh làm việc với các loại kênh
hình nhằm lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng Địa lí.
- Giáo viên cần giúp học sinh nắm được trình tự các bước làm việc với từng loại
phương tiện, thiết bị dạy học để tìm kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển tư
duy.
2.2.2. Biện nhằm phát huy tốt vai trò kênh hình
Như chúng ta đã biết kênh hình vừa có chức năng minh họa vừa có chức
năng nguồn tri thức, nên trong dạy học Địa lí giáo viên cần phát huy tối đa các
chức năng của kênh hình, giáo viên có thể sử dụng theo 2 cách sau:
Thứ nhất, sử dụng kênh hình để minh họa hoặc giảng giải nội dung bài học:
Khi giáo viên dạy bài mới, đến phần nội dung kiến thức cơ bản ngoài phần nội
dung của kênh chữ trình bày, giáo viên xác định trên bản đồ, biểu đồ, tranh
ảnh… để học sinh thấy rõ sự phân bố của các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ
nhân quả đia lí.
Thứ hai, Giáo viên sử dụng kênh hình như một cơ sở để học sinh tìm tòi,

khám phá kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bằng cách đó, giáo viên
hình thành và rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc lược đồ, bản đồ, phân
tích biểu đồ và tranh ảnh.
2.2.3. Biện pháp khai thác hiệu quả kênh hình sách giáo khoa .
a Khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ
Sách giáo khoa Địa lí có rất nhiều bản đồ, lược đồ khác nhau. Đây là
loại thông tin rất trực quan mô tả về vị trí của lãnh thổ, các điều kiện tự nhiên và
sự phân bố dân cư, kinh tế của mỗi đơn vị lãnh thổ.
Nói về kênh hình SGK thì bản đồ như một người “anh cả” có vai trò và ý
nghĩa quan trọng trong dạy và học. Trước hết vì nó là kiến thức được “lý giải”
bằng đường nét cụ thể nhất và được ví như SGK thứ hai trong tay người học và
người dạy. Các bản đồ, lược đồ SGK giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tự học,
tự tìm tòi nghiên cứu.
Để khai thác hiệu quả bản đồ, lược đồ trước tiên giáo viên phải nắm vững
kiến thức và kỹ năng về bản đồ như xác định phương hướng, hiểu hệ thống kí
hiệu của bản đồ thông qua bảng chú giải và màu sắt. Đó là những kiến thức cơ
bản để giáo viên và học sinh tiếp cận với bản đồ.
Kỹ năng bắt nguồn từ tri thức nên muốn dạy cho học sinh các kỹ năng đọc,
hiểu và vận dụng bản đồ thì phải dạy các kiến thức tối thiểu về bản đồ. Tri thức
5


giúp học sinh giải mã các kí hiệu bản đồ và xác lập các mối quan hệ giữa chúng.
Từ đó học sinh phát hiện các kiến thức Địa lí mới ẩn chứa trong bản đồ, lược đồ.
Giáo viên phải nắm các bước đọc bản đồ, quan sát phân tích để rút ra các
nhận xét về các đối tượng, sự vật và các hiện tượng Địa lí sâu sắc hơn. Để sử
dụng hiệu quả nó có các bước sau:
Bước 1: Cần xác định rõ mục đích sử dụng, khai thác lược đồ, bản đồ là gì,
từ đó sẽ đưa ra được cách sử dụng hợp lý.
Bước 2: Giáo viên cần hiểu rõ những kiến thức Địa lí được thể hiện trên

lược đồ, bản đồ như: Tên bản đồ, chú giải, ký hiệu, quy ước, màu sắc,…
Bước 3: Xác định được thời điểm hợp lý để tiến hành khai thác, sử dụng
bản đồ, lược đồ trong tiến trình bài dạy. Chúng ta biết rằng trong sách giáo khoa
Địa lí không phải lúc nào kênh chữ và kênh hình cũng khớp nhau nghĩa là có thể
phần kênh chữ ở trang này nhưng bản đồ vì chiếm diện tích lớn nên tác giả lại
bố trí ở trang sau. Hoặc là một bản đồ có thể dùng cho nhiều mục đích khác
nhau. Do đó, xác định được thời điểm để khai thác đóng một vai trò rất quan
trọng.
Bước 4: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lược đồ, bản đồ hoặc dùng phương
phám đàm thoại để cùng học sinh khai thác kiến thức trên bản đồ, lược đồ. Giáo
viên phải xây dựng được hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh làm việc với
bản đồ, lược đồ và cũng chuẩn bị các đáp án để chuẩn kiến thức, sửa các lỗi cho
học sinh.
Để sử dụng hiệu quả bản đồ, giáo viên phải biết phối hợp khai thác các bản
đồ treo tường hoặc tập bản đồ thế giới và các châu lục (thường gọi là Atlat thế
giới) hoặc phóng to các hình trong sách giáo khoa. Do đó, ngoài quy trình trên,
để đảm bảo tính sư phạm, khi hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng, giáo viên
không nên dùng tay mà phải dùng que chỉ, tư thế chếch nghiêng, chỉ hệ thống
sông từ thượng lưu xuống hạ lưu, xác phạm vi một lãnh thổ nào đó thì phải
khoanh tròn lại, xác định đỉnh núi thì chỉ có một điểm... Trước khi trình bày bao
giờ cũng phải giới thiệu tên bản đồ, lược đồ. Ngôn ngữ, cử chỉ của giáo viên là
hết sức quan trọng. Trong quá trình khai thác cần chú ý đến đối tượng học sinh
và thời gian giờ giảng.
Ví dụ : Dạy bài 2, mục 1 Địa lý lớp 7: Sự phân bố dân cư, các chủng tộc
trên thề giới. Giáo viên giúp học sinh khai thác hình 2.1 với hệ thống câu hỏi
như sau:
- Quan sát hình 2.1 hãy cho biết những khu vực tập trung đông dân cư trên thế
giới, Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất, từ đó tìm ra kiến thức.
6



- Học sinh quan sát và rút ra được:
+ Những khu vực tập trung đông dân cư: Đông Á, Nam Á, Tây Âu và
Trung Âu...
+ Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất: Nam Á và Đông Á.
Ví dụ : Bài 5 mục 2 địa lý 8:
Dân cư thuộc nhiều chủng tộc
Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi như sau: Quan sát hình 5.1 hãy
- Cho biết dân cư châu Á thuộc những chủng tộc nào? Mỗi chủng tộc sống chủ
yếu ở khu vực nào?
- Học sinh quan sát và rút ra được:
+ Chủng tộc Ởrôpêôit sống chủ yếu ở Trung Á, Nam Á, Tây Nam Á.
+ Chủng tộc Môngôlôit sống chủ yếu ở Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á
+ Chủng tộc Ôtxtralôit sống chủ yếu ở Nam Á, Đông Nam Á
b. Khai thác kiến thức từ các biểu đồ
Địa lí có nhiều dạng biểu đồ trong đó nhiều nhất là biều đồ cột gồm biểu đồ
(cột đơn, cột gộp nhóm, thanh ngang dạng tháp tuổi...), biểu đồ tròn, Biểu đồ
đường, biểu đồ miền. Đây là các dạng biểu đồ quen thuộc của chương trình Địa
lí THCS, mỗi loại biểu đồ có chức năng thể hiện nhưng do đặc tính riêng của
mình mỗi loại biểu đồ có khả năng biểu hiện một đặc điểm nào đó của đối tượng
như:
Biều đồ cột có nhiều ưu điểm trong việc thể hiện so sánh các sự vật, hiện
tượng, biểu hiện số lượng, tình hình phát triển của sự vật, hiện tượng.
Với biểu đồ tròn thể hiện rõ về quy mô và cơ cấu của sự vật hiện tượng.
Để thể hiện tốt nhất sự chuyển dịch cơ cấu thì biểu đồ miền là dạng biểu đồ tối
ưu...
Dù dưới dạng biểu đồ nào thì giáo viên cũng cần tập trung vào việc giúp
học sinh rút ra được những kiến thức chứa đựng trong biểu đồ. Từ đó hình thành
và rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng biểu đồ cũng như cách xây dựng các
biều đồ đó.

- Để khai thác tốt các kiến thức từ các biểu đồ cần lưu ý:
+ Nhận xét biểu đồ từ cái tổng quát đến cụ thể.
+ Nhận xét phải có số liệu chứng minh (kèm theo năm).

7


+ Có thể tính số lần tăng (số sau chia số trước) hoặc số lần giảm (trước
chia sau) hoặc giá trị tăng (sau trừ trước) hoặc giá trị giảm (trước trừ sau) để đưa
ra nhận xét được rõ ràng.
+ Cần chú ý đến các giá trị tăng hay giảm đột ngột và dựa vào các mốc
thời gian để giải thích sự thay đổi đó.
+ Nhận xét thường đi kèm với giải thích nguyên nhân, do đó giáo viên
phải định hướng cho học sinh dựa vào những kiến thức nào, những hiểu biết của
bản thân như thế nào để giải thích được.
Ví dụ : Khai thác và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Xin-gapo từ đó cho học sinh rút ra đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm.
Ví dụ : Khai thác hình Tháp dân số sẻ cho học sinh biết được cơ cấu dân
số của tháp tuổi đó về số dân, độ tuổi, giới tính..
Như vậy, biểu đồ Địa lí trong SGK nó có vai trò bổ sung thêm cho phần
kiến thức được đầy đủ hơn. Ngoài các ví dụ trên còn có những biểu đồ khác,
giáo viên ngoài việc hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức còn phải hướng dẫn
học sinh cách chuyển hóa các biểu đồ thành các bảng số liệu, cách vẽ biểu đồ từ
các bảng số liệu trong SGK.
c. Khai thác kiến thức từ tranh ảnh Địa lí
Tranh ảnh trong sách giáo khoa Địa lí THCS được biên soạn khá phong phú
với các tranh ảnh các loại từ các tranh ảnh về tự nhiên, về con người, về các đối
tượng kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới. Nó có một vai trò quan
trọng là hình thành cho học sinh những biểu hiện cụ thể về Địa lí. Tuy nhiên,
bản thân tôi thấy nhiều giáo viên chưa phát huy được vai trò các hình ảnh này vì
điều kiện thời gian, sợ “cháy” giáo án nên đến phần tranh ảnh thường phớt lờ

qua.
Thực tế cho thấy, khi giảng dạy cho học sinh nếu không có tranh ảnh, hình
vẽ giáo viên khó có thể hình thành cho học sinh những biểu tượng khái niệm và
khắc sâu nội dung. Nhưng khi qua hình vẽ, tranh ảnh thì việc hình thành biểu
tượng, khái niệm và khắc sâu nội dung một cách dễ dàng. Do đó tranh ảnh và
hình vẽ có một ý nghĩa rất to lớn, nó không chỉ là nguồn kiến thức có tác dụng
giáo dục tư tưởng, tính cách mà còn phát triển tư duy cho học sinh. Từ việc quan
sát học sinh sẽ đi tới công việc của tư duy trừu tượng. Nhưng để đạt được điều
đó phải được sự hướng dẫn của GV vì bản thân tranh ảnh không thể gây ra sự
quan sát tích cực của học sinh nếu như nó không được quan sát trong những tình
huống có vấn đề trong những nhu cầu cần thiết phải trả lời một vấn đề cụ thể.

8


Từ việc quan sát các em sẽ phân tích, giải thích rút ra những kết luận Địa lí.
Song việc sử dụng quan sát đó nhất thiết phải theo một trình tự sau:
Bước 1: Giáo viên nghiên cứu xem kỹ hình vẽ tranh ảnh SGK, xem hình đó
minh hoạ cho nội dung kiến thức nào trong bài. Với hình đó thì sử dụng vào lúc
nào là đạt kết quả tốt nhất, gây hứng thú nhất, với hình đó giáo viên nên dùng
phương pháp nào là thích hợp nhất.
Bước 2: Khi dạy đến phần kiến thức có hình vẽ, tranh ảnh giáo viên đưa
hình đó cho học sinh quan sát nếu là hình vẽ to sẽ treo lên bảng để học sinh cả
lớp quan sát nếu là hình vẽ nhỏ hoặc không có thì giáo viên yêu cầu học sinh
quan sát theo bàn hoặc trong SGK. Nếu có phần chữ nhỏ ở trong SGK thì yêu
cầu học sinh đọc thêm phần "Kênh chữ" ở đó. Vì vậy việc tiến hành khai thác
các kiến thức tranh ảnh Địa lí phải tuân thủ theo một số cách sau:
Bất cứ một bức ảnh chụp nào đều có bố cục theo 3 cảnh dưới đây:
- Chủ đề: Là vật thể hay là người hay cảnh trí mà ảnh có thể chụp chủ đề nằm ở
phía trung tâm của bức ảnh.

- Tiền cảnh: Là vật thể nằm ở phía trước chủ đề ở gần ta nhất và nằm ở phần bên
dưới của bức ảnh. Tiền cảnh có tác dụng tạo ấn tượng cho chủ đề.
- Hậu cảnh: Là những vật thể, cảnh trang trí nằm ở phía sau chủ đề ở xa chúng ta
nhất và ở phần bên trên của bức ảnh, hậu cảnh được dùng làm nền cho chủ đề.
Một bức ảnh không nhất thiết phải có bố cục đủ ba cảnh, nhưng tối thiểu
phải có ha cảnh chủ đề và hậu cảnh thì mới thể hiện được không gian 3 chiều
của bức ảnh. Muốn đọc được một bức ảnh Địa lí thì học sinh phải biết cách phân
tích bố cục của bức ảnh nhưng phải dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Để khai thác các hình ảnh Địa lí giáo viên nên nêu hệ thống câu hỏi như
sau: Ảnh chụp cái gì(chủ đề ảnh)? Ảnh chụp ở đâu? Có những gì trong ảnh?
Bước 3: Mô tả chính xác đúng theo trình tự các sự vật và hiện tượng Địa lí
được thể hiện trong bức ảnh Địa lí.
- Việc mô tả phải theo trình tự bố cục ảnh nghĩa là phải đi lần lượt từ tiền ảnh
đến chủ đề rồi đến hậu cảnh.
- Trong mỗi cảnh học sinh phải mô tả trước tiên các sự vật, hiện tượng Địa lí
quan trọng nổi bật. Những cái còn lại sẽ mô tả sau.
Bước 4: Tìm cách giải thích các hiện tượng sự vật Địa lí ở trong ảnh.
Đây là bước quan trọng nhất nhưng không phải ảnh Địa lí nào cũng có thể
nhìn vào là lý giải được ngay một cách dễ dàng. Ở bước này học sinh phải giải
thích được 2 vấn đề:
9


- Tại sao vị trí của sự vật hiện tượng Địa lí lại ở đó mà không ở chỗ khác?
- Những vấn đề mà sự vật và hiện tượng Địa lí đó đã đặt ra cho con người là gì?
Để khai thác tốt hệ thống tranh ảnh trong dạy học Địa lí THCS, giáo viên
nên dùng phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại để hướng dẫn học sinh quan sát,
tập trung vào các chi tiết quan trọng. GV nêu các câu hỏi để học sinh vừa quan
sát, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi của giáo viên từ đó lĩnh hội kiến thức.
Trong dạy học Địa lí THCS phần giới thiệu về các quốc gia giáo viên nên

sưu tầm thêm các tranh ảnh về các nước để giới thiệu cho học sinh. Trong SGK
Địa lí với thời lượng có hạn nên các tranh ảnh đôi khi ảnh không nêu rõ được
các chi tiết quan trọng của đối tượng thì giáo viên có thể phác họa, bổ sung các
sơ đồ, hình vẽ trên bảng hoặc các vật mẫu để học sinh tiếp thu một cách chủ
động hơn, tránh trường hợp gò ép theo kiểu giáo viên truyền đạt một chiều học
sinh trong khi tranh ảnh quá nhỏ hoặc không rõ ràng.
Ví dụ:
- Khi quan sát hình 16.3 và 16.4 địa lý 7 thì học sinh dễ dàng phát hiện các vấn
đề đô thị ở đới Ôn hoà đó là: Ô nhiểm môi trường và ùn tắc giao thông.
- Khi quan sát hình 22.2 và 22.3 địa lý 7 thì học sinh dễ dàng biết được hoạt
động kinh tế chính của các dân tộc phương Bắc ở đới lạnh là chăn nuôi tuần lộc
và săn bắt.
Như vậy, nếu không có tranh ảnh thì học sinh khó có mà mô tả các sự vật
Địa lí được. Tuy nhiên, tranh ảnh chỉ có một số tác dụng giúp học sinh khai thác
được một số đặc điểm và thuộc một số tính chất nhất định về đối tượng. Vì vậy
khi sử dụng tranh ảnh giáo viên phải làm cho học sinh hứng thú, kích thích tính
tò mò của học sinh vào bức tranh đó. Sau đó giáo viên định hướng cho học sinh
tự mình đánh giá vai trò của bức ảnh thì học sinh mới khắc sâu kiến thức. Nếu
làm được như vậy thì đồ dùng trực quan mới đem lại sức truyền cảm và giáo dục
sâu sắc. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ dùng phải có chọn lọc, tránh làm loãng phần
kiến thức trọng tâm của bài học.
d. Khai thác các sơ đồ
Với các sơ đồ trong SGK Địa lí, nên để dạy học hiệu quả, phát huy tính tích
cực của học sinh góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao hiệu quả
dạy học, chúng ta cần xây dựng thêm các sơ đồ để giảng dạy. Trong nội dung đề
tài này tôi không đề xập đến vấn đề xây dựng các sơ đồ mới mà chỉ nêu các cách
sử dụng hiệu quả các sơ đồ có trong SGK.

10



Sơ đồ Địa lí là hình vẽ sơ lược biểu hiện vị trí, cấu trúc, sự phân bố hoặc các
mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng Địa lí. Giáo viên dựa vào chính sơ đồ
để soạn ra các tình huống dạy học cũng như các thao tác, phương pháp dạy; lúc
này sơ đồ chính là mục đích – phương tiện truyền đạt của giáo viên và lĩnh hội
kiến thức của học sinh.
Sơ đồ được sử dụng như một phương pháp, phương tiện trong dạy học, nó
được sử dụng trong tất các các bước lên lớp. Với các sơ đồ trong SGK giáo viên
hướng dẫn học sinh dựa vào đó, kết hợp các phương tiện khác (bản đồ, tranh
ảnh…) mà phân tích, so sánh, rút ra các kết luận. Để khai thác tốt các sơ đồ giáo
viên phải hướng dẫn học sinh xem đỉnh của sơ đồ, cạnh của sơ đồ, sơ đồ này
thuộc dạng sơ đồ nào...?
Như vậy, sơ đồ trong quá trình dạy học được coi là một công cụ, phương
tiện, và cũng là cách thức, phương pháp dạy học. Nó có thể được sử dụng cho
người dạy và cả người học ở tất cả các khâu của quá tình dạy học. Đó chính là
quan điểm dạy học mới mà người học đóng vai trò trung tâm. Đối với địa lí thì
sơ đồ chính là công cụ đắc lực để dạy học các mối quan hệ, đặc biệt mối quan hệ
nhân quả.
e. Kết hợp sử dụng kênh hình sách giáo khoa với các đồ dùng khác
Với chương trình Địa lí THCS là nội dung chính học về các đối tượng là cả
Địa lí tự nhiên và dân cư, kinh tế xã hội. Hệ thống kênh hình SGK đã góp phần
quan trọng để nâng cao hiệu quả giảng dạy nếu biết khai thác tốt những kênh
hình đó. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ thông tin, chúng ta cần biết
phát huy để phối hợp với kênh hình SGK tạo nên các hình ảnh to, rõ nét hơn,
sinh động hơn bằng cách phóng to hệ thông kênh hình SGK lên máy chiếu
Projeter. Bên cạnh đó giáo viên phải biết khai thác tập bản đồ (thường gọi là
Atlat) như một “cẩm nang” khi lên lớp. Ngoài ra các bản đồ treo tường, sơ đồ,
tranh ảnh phóng to cũng phải được chuẩn bị chu đáo, khai thác tốt để nâng cao
hiệu quả dạy học, phát huy được tối đa các phương tiện dạy học. Tuy nhiên, cần
lưu ý một nguyên tắc cơ bản là cho dù sử dụng kênh hình nào cũng phải đảm

bảo tính chính xác, tính sự phạm và tính khoa học, thẩm mỹ. Tránh tình trạng
đưa ra nhiều kênh hình ngoài SGK mà không khai thác hết các kênh hình đã có.
Trong một bài dạy không phải lúc nào cũng toàn bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh sẽ làm
cho hiệu quả giảng dạy hạn chế. Cần phải đảm bảo nội dung cần truyền đạt cho
học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và theo chương trình giảm tải của Bộ
GD-ĐT ban hành.

11


2.2.3. Những nguyên tắc bắt buộc:
Để khai thác triệt để “công lực” của kênh hình, giáo viên phải nắm được
một số nguyên tắc có tính bắt buộc sau:
a. Nguyên tắc sử dụng đúng lúc:
Sự xuất hiện đúng lúc làm tăng thêm thế mạnh của kênh hình, nhất là trong
sự háo hức chờ đợi của HS. Yếu tố bất ngờ khi kênh hình xuất hiện càng kích
thích tính hấp dẫn và hứng thú từ người xem. Nếu cho các em xem trước thì dễ
nhàm chán và phân tán sự chú ý của cả lớp.
b. Nguyên tắc sử dụng đúng chỗ:
Tìm vị trí để giới thiệu phương tiện trực quan một cách hợp lý nhất. Có như vậy
HS mới huy động được nhiều giác quan nhất, dù ngồi ở mọi vị trí trong lớp ai
cũng có thể tiếp xúc phương tiện một cách rõ ràng và đồng đều.
c. Nguyên tắc sử dụng đủ cường độ:
Chúng ta cần nhớ, hiệu quả của kênh hình sẽ giảm sút nếu kéo dài việc sử
dụng một loại phương tiện hoặc hình ảnh cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu.
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến
Qua một loạt các vấn đề đã nêu ở trên, tôi đã kiểm nghiệm qua thực tế
giảng dạy thấy các giờ học đạt kết quả cao hơn. Việc phối hợp chặt chẽ giữa
“kênh hình” và “kênh chữ” đã giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn, nhớ bài lâu

hơn.
Học sinh tìm thấy nội dung bài học qua “kênh hình” tự phân tích, giải
thích mối quan hệ nhân quả của các sự vật hiện tượng Địa lí thể hiện một cách
đầy đủ ở “kênh hình” và “kênh chữ”.
Từ đó tăng thêm lòng yêu thích bộ môn Địa lí, yêu quý thiên nhiên, đất
nước. Mong muốn đất nước ta ngày càng tươi đẹp dưới bàn tay, khối óc con
người Việt Nam.
Kết quả khảo sát sau khi áp dụng các giải pháp trên, được kết quả như sau:

Loại
Giỏi
12

Khá

Trung bình

Yếu


Khối

6

17%

31%

44%


8%

7

16%

36%

42%

6%

8

18%

36%

38%

8%

9

20%

37%

38%


5%

3.2. Kiến nghị đề xuất
Mặc dù cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở nhà trường THCS đã và đang
được nhà nước tăng cường đầu tư thêm, nhưng so với yêu cầu thực tế thì còn
thiếu nhiều. Nên tôi đề nghị Bộ GD trang bị thêm bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh,
máy chiếu. Việc chuẩn bị cho một tiết dạy có phiếu học tập là không tốn kém
lắm nhưng cho nhiều tiết dạy thì lại tốn nhiều kinh phí. Nên nhà trường cần có
nguồn kinh phí dạy và học lớn hơn nhằm phục vụ tốt hơn nữa cho dạy và học,
góp phần đưa giáo dục của nước nhà ngày một đi lên.
Trên đây là những nghiên cứu của cá nhân tôi rất mong được sự góp ý, bổ
sung thiếu sót của đồng nghiệp và cấp trên để sáng kiến của tôi được hoàn thiện
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bố Trạch, tháng 11 năm 2016

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG

13


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

14



×