Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Vận dụng phân tích thực tiễn Việt Nam hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.75 KB, 11 trang )

Đề bài: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh:
“ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải
trồng người”
Vận dụng phân tích thực tiễn Việt Nam hiện nay.
*********
I. Hình thành và phát triển từ những năm đầu của thế kỷ XX, tư tưởng Hồ
Chí Minh gắn bó chặt chẽ với từng chặng đường hoạt động cách mạng của Người
và mỗi bước đi của cả dân tộc. Ngày nay, sau hơn 40 năm từ ngày Người ra đi, đất
nước Việt Nam đã tiến được nhưng bước rất xa, hòa cùng sự phát triển mạnh mẽ
của toàn nhân loại trong nền kinh tế tri thức và các cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật. Mặc dù vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn cịn đầy đủ giá trị lịch sử, giá trị thời
đại của nó, Đảng ta đã khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lenin và tư tưởng
Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống tri thức tổng hợp, bao gồm: tư tưởng
triết học, tư tưởng kinh tế, tư tưởng chính trị, tư tưởng quân sự, tư tưởng văn hóa,
đạo đức và nhân văn. Ở lĩnh vực nào tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đều rất tồn diện
và sâu sắc, thể hiện tầm nhìn của một vị lãnh tụ vĩ đại. Trong đó khơng thể khơng
kể đến tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề văn hóa, đạo đức và nhân văn. Xuyên suốt
tư tưởng này là sự đề cao vai trò của con người, của nhân dân trong công cuộc
dựng nước và giữ nước. Điều này được phản ánh rõ nét qua quan điểm sau: “Vì lợi
ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

1


II. Luận điểm trên của Bác vốn xuất phát từ câu nói của người xưa, Quản
Trọng ( một chính trị gia, nhà tư tưởng và nhà quân sự của Trung Quốc thời Xuân
Thu) trong sách Quản Tử có viết:
“ Nhứt niên chi kế mạc như thụ cốc
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc
Chung niên chi kế mạc như thụ nhơn


Nhứt thu nhứt hoạch giả, cốc dã
Nhứt thu thập hoạch giả, mộc dã
Nhứt thu bách hoạch giả, nhơn dã”
Tạm dịch:
“Kế một năm, chi bằng trồng lúa
Kế mười năm, chi bằng trồng cây
Kế trọn đời, chi bằng trồng người.
Trồng một, gặt một, ấy là lúa
Trồng một, gặt mười, ấy là cây
Trồng một, gặt trăm, ấy là người”

Đơn giản hóa câu nói trên, tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, III toàn
miền Bắc ngày 13/9/1958, Bác đã căn dặn : “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng
cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Chúng ta phải đào tạo ra những
người công dân tốt và cán bộ tốt cho Nhà nước. Nhân dân, Đảng, Chính phủ đã
giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cơ, các chú. Đó là một trách
nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang”
2


Luận điểm này của Bác, rất dễ hiểu, ai cũng thấy được, muốn trồng cây có
kết quả thì đầu tiên phải chọn được giống tốt, đất tốt, tiếp đến là q trình chăm
sóc, vun xới, … Trồng cây đã phức tạp như vậy, thì trồng người lại càng phải quan
tâm đến các cơng đoạn khác nhau của q trình “trồng”: chất lượng sinh sản, chăm
sóc, đào tạo, bổi dưỡng, sử dụng, phát huy, phát triển. Hơn nữa, Bác thông qua sự
so sánh về lượng giữa 10 và 100 để nói lên sự khác biệt về chất giữa hai công việc
“trồng cây” và “ trồng người” – đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ.
1. Sinh thời, Bác luôn luôn hướng mọi người quan tâm đến sự nghiệp trồng
cây, gây rừng nói riêng và sự nghiệp bảo vệ mơi trường nói chung, bởi Bác ln đề
cao vai trị của cơng tác này đối với sự phát triển phồn thịnh của đất nước. Trong

bài viết “ Mùa xuân nghĩ về tư tưởng “trồng cây” – “trồng người” của Bác” của
tác giả HC đăng trên Diễn đàn tuổi trẻ Bình Định ( tuoitrebinhdinh.org.vn) có
đoạn: “Tết Trồng cây được Bác Hồ phát động vào thời điểm cuối năm 1959, đầu
năm 1960 , xuất phát từ ý tưởng văn hóa dân tộc “ Một năm khởi đầu từ mùa xuân ,
một đời khởi đầu từ tuổi trẻ “. Đồng thời trong lúc cả nước đang sôi nổi lập thành
tích chào mừng Đang ta trịn 30 tuổi , Bác lấy bút danh Trần Lực viết bài “ Tết
trồng cây “ đăng trên báo Nhân Dân ngày 8 tháng 11 năm 1959 . Bác chỉ rõ : “
Chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày Tết trồng cây . Việc này tốn kém ít mà lợi ích
rất nhiều , đây cũng là một cuộc thi đua dài hạn nhưng nhẹ nhàng mà tất cả mọi
người , từ các cụ phụ lão đến các cháu thiếu nhi đều có thể tham gia “. Bác viết : “
Và trong mười năm, nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp,khí hậu điều hịa
hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời
sống của nhân dân ta “. Trong lần đến thăm và nói chuyện với đồng bào, cán bộ xã
Đại Nghĩa , Hà Đông , Bác Hồ đã căn dặn : “ Phải tiếp tục trồng cây. Trồng cây
phải chú ý chăm sóc, trồng cây nào sống cây ấy. Trồng ít, trồng vừa mà cây nào
được cây ấy còn hơn trồng nhiều mà có nhiều cây chết. Nếu mỗi năm ,mỗi người
3


trồng 4 cây, trong 5 năm sẽ có đủ gỗ làm nhà ,đóng giường, bàn ghế, làm cơng cụ…
Trồng cây thì dễ, nhưng chính dễ mà khó “. Bác cũng nêu lên hiệu quả thiết thực
của việc trồng cây , khơng những xây dựng kinh tế mà cịn phát triển văn hóa xã hội
, giáo dục đạo đức lối sống cho con người.
Khởi xướng Tết trồng cây , chính bằng sự kiên trì, gương mẫu của mình ,
khơng mùa xn nào Bác không tham gia trồng cây . Cây đa đầu tiên Bác trồng tại
công viên Thống Nhất – Hà Nội chiều ngày 11 tháng 1 năm 1960 gắn với hai câu
thơ căn dặn của Người :
“ Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân “
Cây đa cuối cùng Bác trồng trên đồi Vật Lại – Ba Vì – Hà Tây sáng ngày 16

tháng 2 năm 1969 ( tức mồng 1 tết Kỉ Dậu ).” Và đúng như mong muốn của Bác,
Tết trồng cây dần dần đã trở thành một truyền thống vô cùng tốt đẹp của khắp mọi
miền Tổ quốc ta mỗi dịp tết đến, xuân về. Bác đã nhận ra giá trị to lớn của việc
trồng cây, Người nhắc đến trồng cây như là quyền lợi và cả trách nhiệm của người
dân, là một trong các phong trào thi đua yêu nước. Thời chiến, chính những rừng
cây làm nơi che chắn bảo vệ cho quân và dân ta trước những đợt tấn công của kẻ
thù, ôm lấy chiến khu, vây chặn kẻ thù. Sự thành công của cách mạng nước ta, của
công cuốc kháng chiến bảo vệ độc lập chủ quyền có sự “góp sức” đáng kể của địa
hình rừng núi hiểm trở - rừng thiêng nước độc. Cịn trong thời bình, khai thác lợi
ích từ việc trồng rừng có thể mang lại nghề nghiệp và thu nhập ổn định cho một bộ
phận đồng bào miền núi, góp một phần khơng nhỏ trong tổng thu nhập của nền
kinh tế quốc dân. Song hiện tại, tình trạng khai thác rừng bừa bãi, tàn phá tự nhiên
đang ngày càng khó kiểm sốt, cả nhân loại đang đứng trước hàng loạt những đe
dọa từ các thảm họa thiên nhiên, các căn bệnh hiểm nghèo mà vấn đề môi trường
4


là nguyên nhân cốt lõi, từ đây ta có thể nhận thấy tầm nhìn xa rộng, uyên bác của
vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Giá trị của nó không chỉ được trân trọng bởi dân tộc
Việt Nam mà cịn được tồn thế giới ghi nhận.
2. Trong luận điểm trên ngồi vấn đề “trồng cây”, Bác cịn nhắc tới một
nhiện vụ quan trọng hơn, đó chính là nhiệm vụ “trồng người”.
Quan niệm về con người, Bác xem xét con người như một chỉnh thể thống
nhất về tâm lực, thể lực và các hoạt động, đặt con người trong tính đa dạng của nó:
đa dạng trong quan hệ xã hội; đa dạng trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, khả
năng ; đa dạng trong hoàn cảnh xuất thân, điều kiện sống, làm việc… Theo Bác,
con người là sự thống nhất giữa các mặt đối lập, con người có tốt, có xấu, nhưng
“dù là xấu, tốt, văn minh hay dã man đều có tình”. Phần lớn các trường hợp, Bác
ln nói tới con người trong hiện thưc, cụ thể và khách quan. Con người là sản
phẩm của xã hội, Bác xem xét con người trên các phạm vi cụ thể từ hẹp đến rộng,

từ các quan hệ anh em, họ hàng, bầu bạn đến các quan hệ lớn hơn như đồng bào,
nhân loại. Có thể nói, quan niệm của Hồ Chí Minh về con người là một hệ quan
điểm sâu sắc và tồn diện.
Đối với vai trị của của con người, quan điểm của Bác cũng rất cụ thể:
-

Thứ nhất, con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành

công của sự nghiệp cách mạng. Bác cho rằng “ việc dễ mấy khơng dân
cũng chịu, việc khó mấy dân liệu cũng xong”. Nhân dân là người sáng
tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần, Người đã phân tích phẩm chất tốt
đẹp của dân từ lòng trung thành và tin tưởng vào cách mạng, vào Đảng,
bất khuất, kiên cường đến việc dân nhường cơm sẻ áo, đùm bọc, bảo vệ
bộ đội và cán bộ cách mạng. Dân ta tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết “
giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà
5


những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi khơng ra”. Hồ Chí
Minh có niềm tin vững chắc vào nhân dân, phát huy truyền thống “ lấy
dân làm gốc” từ ngàn xưa truyền lại, nhân dân chính là yếu tố quyết định
-

thắng lợi của cách mạng.
Thứ hai, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng;

phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người. Mục tiêu của cách mạng là
giải phóng con người, mang lại tự do, hạnh phúc cho con người; nhưng sự nghiệp
giải phóng là do chính con người thực hiện. Với tư cách là mục tiêu của cách
mạng, mọi chủ trương đường lối, chính sách của đảng phải vì dân, vì lợi ích của

dân. Bao nhiêu lợi ích cũng vì dân. Dân trước hết là giai cấp cơng nhân, liên minh
với nơng dân, trí thức cũng là một tầng lớp cần coi trọng. Với tư cách là động lực
của cách mạng, cần phải tổ chức và thức tỉnh hàng chục triệu nơng dân, phải thức
tỉnh và tổ chức tồn thể giai cấp công nhân. Lịch sử đã chứng minh, quần chúng
nhân dân là lực lượng sáng tạo cơ bản, có dân là có tất cả.
“ Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của
cách mạng. Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực
cách mạng, Bác rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện con người.
Tư tưởng “trồng người” của Bác lấy đạo đức làm nền tảng, người khẳng
định rằng “ Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có đức mà khơng có tài làm
việc gì cũng khó” . Vì vậy, Người ln địi hỏi mọi người thực hiện song song hai
nhiệm vụ, vừa trao dồi đạo đức cách mạng cho bền vững, vừa phải tăng cường học
tập chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ, làm bất cứ việc gì, ở đâu nếu khơng thành
thạo thì sẽ gây ra hậu quả khó lường. Bởi vậy người luôn luôn rất quan tâm đến
vấn để chiêu mộ, bồi dưỡng người tài, dùng người đúng chỗ, …
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người về chiến lược “trồng người” chính
là sự kết tinh những tinh hoa cao đẹp của truyền thống dân tộc, nhân loại và tư
6


tưởng của thời đại: Tư tưởng nhân đạo cộng sản. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi
mới của đất nước, cùng với những mặt tích cực của cơ chế thị trường, những tác
động tiêu cực đang xói mịn đạo đức, đời sống văn hóa của nhân dân ta. Song,
Đảng ta nhất quán cho rằng: Chăm sóc, bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và "phát triển
con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục đích của cách mạng, của sự
nghiệp đổi mới đất nước... Con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của
con người là mục tiêu phấn đấu của chế độ ta.
Một điểm độc đáo của Hồ Chí Minh trong việc “trồng người” đó là tư tưởng
và sự quan tâm của Người đến vấn đề “người tốt, việc tốt”. Một vấn đề tuy đơn

giản, dễ nhớ, dễ làm, nhưng lại sâu sắc, sáng tạo bởi tính quần chúng và chiều sâu
triết học, đó là "người tốt", mẫu người mà ai cũng có thể trở thành. Nhưng để trở
thành "người tốt", tuy dễ nhớ, dễ làm phải tự đòi hỏi mình, tự chế ngự và tự nâng
mình lên mới có thể vượt qua được thói quen để làm những "việc tốt" bình thường
nhất, để từ triệu người tốt, sẽ ươm mầm cho cái thiện, đẩy lùi cái ác mở mọi nơi,
mọi lúc. Hồ Chí Minh chỉ rõ, nêu gương là một phương pháp giáo dục quan trọng.
Người dạy: "Những gương người tốt làm việc tốt mn hình, mn vẻ là vật liệu
quý để các chú xây dựng con người... Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày
giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng
các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới.
3. Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, trong thực tiễn ngày này, vấn đề “
trồng người” vẫn luôn được Đảng ta đặt lên hàng đầu, mặc dù có nhiều tiến bộ và
thành cơng song cũng có khơng ít khúc mắc cần đầu tư giải quyết.

7


“ Trồng người” quan trọng trước tiên là phải nói đến “trồng đội ngũ cán
bộ”, bởi như Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa
X (1/2009) đã khẳng định, “ cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”. Hội nghị lần thứ 11 (khóa
X) của Đảng (10/2009) tiếp tục khẳng định “ lấy xây dựng kinh tế là trung tâm, xây
dựng Đảng là then chốt, xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”, sự
phát triển của đất nước dựa trên thế 3 chân đó, cho nên cơng tác xây dựng Đảng,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đảng viên là đặc biệt quan trọng, cấp bách và mang tính
chất quyết định đối với tồn bộ sự sống cịn của chế độ ta. Trên tinh thần đó, các
cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được
phát động và trở thành phong trào thi đua ở hầu hết các đơn vị và địa phương trên
cả nước, mang lại một số thành tích đáng khích lệ song trên thực tế, muốn tồn dân

thực hiện tốt cuộc vận động trên, thì trước hết, các cán bộ Đảng phải là tấm gương,
bởi theo quan điểm giáo dục của Bác vừa phân tích ở trên, nêu gương là một
phương pháp hữu hiệu trong giáo dục và định hướng con người. Song, theo đánh
giá của dư luận, tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, bệnh
cơ hội, chủ nghĩa cá nhâ, thực dụng, thối hóa biến chất, quan lieu, tham nhũng,
lãng phí, thiếu trách nhiệm,… trong một bộ phận lớn Đảng viên đang diễn ra khá
nghiêm trọng, kéo dài, chưa có biện pháp hữu hiệu để kịp thời xử lý. Tình trạng
chạy chức, chạy quyền, chạy tội, không giảm mà ngày càng gia tăng phức tạp.
Theo PGS.TS Bùi Đình Phong có bài viết trên Tạp chí tun giáo số 1 thì
đối với việc “trồng cán bộ” chúng ta cần làm tốt bốn việc, thứ nhất là “ trồng đạo
đức”, lấy đạo đức làm gốc của cán bộ, có gốc vững thì cây sẽ tốt tươi, gốc không
vững, cây sẽ mục ruỗng. Cụ thể là cần phải chống lại nạn mua chức bán quyền, phá
bỏ hành động kéo bè kết cánh, đẩy lùi sự thiếu tinh thần, đùn đẩy trách nhiệm
trong công việc, nói một đằng làm một nẻo, thiếu gương mẫu. Thứ hai là “trồng
8


năng lực, trí tuệ” tức là tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ về chun mơn, có tầm
nhìn chiến lược sâu rộng,… Thứ ba, “trồng bản lĩnh”, dám chịu trách nhiệm, có
bản lĩnh vượt qua chính mình. Và cuối cùng, “trồng cách làm việc”, tốt nhất là đi
đúng đường lối quần chúng, từ bỏ quan liêu. “Trồng “ được một đội ngũ cán bộ
tốt, tuy không dễ dàng và nhanh chóng nhưng là một nhiệm vụ tiên quyết của Đảng
và của toàn dân.
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, cùng với những mặt tích
cực của cơ chế thị trường, những tác động tiêu cực đang xói mịn đạo đức, đời sống
văn hóa của nhân dân ta. Song, Đảng ta nhất quán cho rằng: Chăm sóc, bồi dưỡng,
phát huy nhân tố con người vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh và "phát triển con người với tư cách vừa là động lực, vừa là
mục đích của cách mạng, của sự nghiệp đổi mới đất nước... Con người là vốn quý
nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu của chế độ ta.

"Nghị quyết đại hội VIII và nghị quyết đại hội IX của Đảng đã khẳng định:
Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam
là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại
hố theo định hướng XHCN, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh
tế nhanh và bền vững thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh" (trang 552, 553, Phát triển con người trong quan niệm của C.Mac và
Ăngghen con người cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt
Nam).
"Phát triển con người Việt Nam - đó chính là động lực, là mục tiêu nhân
văn, là nền tảng, là cơ sở lâu bền, tạo đà cho bước phát triển tiếp theo của sự
nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố xã hội mà Đảng ta đang lãnh đạo
nhân dân ta từng bước thực hiện".
9


Nói đến nguồn lực con người là nói đến sức mạnh trí tuệ tay nghề. Phương
hướng chủ yếu của đổi mới giáo dục - đào tạo là phục vụ đắc lực cho công cuộc
phát triển đất nước, tức là cuối cùng phải tạo ra được nguồn lực con người. Các
trường chuyên nghiệp và đại học tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực đủ khả
năng tiếp cận công nghệ tiên tiến, cơng nghệ coi như báo cáo chính trị đại hội VIII
đã chỉ ra. Phải mau chóng làm cho khoa học và công nghệ trở thành nền tảng của
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giáo dục đại học phải kết hợp với nghiên cứu khoa
học, phát triển khoa học cả về cơ bản và ứng dụng. Bảo đảm tập trung đào tạo đội
ngũ nhân lực cho cơng nghiệp hố, hiện đại hoá với diện đại trà, đồng thời đặc biệt
chú ý tới mũi nhọn, có chính sách phát hiện bồi dưỡng và sử dụng người tài mau
chóng tăng cường đội ngũ nhân lực có trình độ và năng lực cao, từ các nghệ nhân
làm các nghề truyền thống đến các chuyên gia công nghệ cao. Giáo dục và đào tạo
kết hợp chặt chẽ với khoa học kỹ thuật công nghệ mới có thể đóng góp xứng đáng
vào phát huy nguồn lực con người, tuy nhiên một yếu tố mà ngày nay con người
cần phải hồn thiện đó là. Cần coi trọng mặt đạo đức nhân cách của nguồn lực con

người.
Muốn có nguồn lực con người đáp ứng được cơng cuộc đổi mới giáo dục
nhà trường cùng với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội phải làm tốt việc phát
động một cao trào học tập trong toàn Đảng toàn dân, toàn quân nhằm đào tạo nên
những con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về
tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện
đại hố, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Vậy mọi chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước cần phải quán triệt việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát
triển nhân tố con người.
III. Quay lại với luận điểm ban đầu của chúng ta “ Vì lợi ích mười năm thì
phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, có lẽ rằng thuật ngữ
10


“trồng” ở đây được Bác liên hệ với từ “văn hóa” ( từ “ Culture” trong tiếng Anh
vừa có nghĩa là vun trồng, vừa có nghĩa là văn hóa). Vì vậy sự nghiệp giáo dục
thực chất là sự nghiệp chăm sóc, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có văn hóa, và
là sự nghiệp của tồn xã hội, cần nhận được sự quan tâm và đầu tư đặc biệt. Quan
điểm ấy đã thể hiện tầm vóc tư tưởng lớn lao của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.
Đó là chân lý đã được chứng minh qua lịch sự dựng nước và giữ nước hào hùng
của dân tộc, và cho đến nay, tư tưởng ấy vẫn cho thấy tính đúng đắn, tiếp tục là
chiến lược tầm quốc gia. Đó thực sự đã trở thành tôn chỉ cho bước đường xây dựng
Tổ quốc ngày càng vững mạnh.

Tài liệu tham khảo:
-

Giáo trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh” ( NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
-2010)


-

Hồ Chí Minh tồn tập

-

Diễn đàn tuổi trẻ Bình Định ( tuoitrebinhdinh.org.vn)

-

Tạp chí ban tun giáo ( tuyengiao.vn)

-

Wikipedia (vi.wikipedia.org)

-

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ( cpv.org.vn)

11



×