Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Tìm hiểu hiện trạng khai thác và quản lý lưu vực sông tiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 38 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐTNĐ

Đường thủy nội địa

KCN

Khu công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

GRDP



Gross Regional Domestic Product

2


DANH MỤC HÌNH ẢNH

3


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và là nguồn năng lượng
quan trọng trong hoạt động sống của con người và sinh vật. Hầu hết tất cả các hoạt động
sống của con người trong các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, giải trí, môi
trường…đều gắn liền với tài nguyên nước. Chúng đã trở thành một phần không thể thiếu đối
với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự sống trên trái đất. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên
quý giá này đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt, ô nhiễm do hoạt động khai thác và sử dụng
quá mức của con người, đây trở thành một mối hiểm họa lớn đe dọa sự tồn tại của sự sống
trên trái đất. Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc. Trong đó, sông Cửu Long là một hệ
thống sông lớn ở phía Nam, chảy thành hai nhánh song song: sông Tiền và sông Hậu. Sông
Tiền có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, đã hình thành 3 vùng sinh thái tự nhiên, rất
thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội, du lịch, thương mại… Cùng với sự phát triển đó, tài
nguyên nước cũng dần mất đi chất lượng vốn có của nó. Hiện nay, việc khai thác và sử dụng
nguồn tài nguyên này vẫn chưa thực sự hiệu quả, công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng sử dụng cũng như tăng cường công tác quản lý là một vấn
đề cấp bách.
Ý thức được điều đó nhóm 2 tiến hành thực hiện đề tài “TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG
KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG TIỀN” nhằm làm rõ hơn về thực trạng khai
thác trên dòng sông này, về vai trò cũng như những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống của

người dân, đặc biệt họ đã tác động những gì đến hệ sinh thái miền sông nước và những điều
bất cập trong hệ thống quản lý tại địa phương. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ và sử
dụng bền vững nguồn tài nguyên nước sông trong tương lai.

4


CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
LƯU VỰC SÔNG TIỀN
1.1 Vị trí địa lý
Sông Tiền là một nhánh thuộc vùng hạ lưu của lưu vực sông Mêkông. Sông Mêkông
bắt nguồn từ vùng núi tuyết trên cao nguyên Tây Tạng ở độ cao 5.000m, chảy qua năm
nước: Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia rồi mới đến nước ta. Đây là con
sông dài nhất Đông Nam Á. So với những con sông lớn trên thế giới nó được xếp vào hàng
thứ 10 về lượng dòng chảy (475 tỷ m3/năm) và chiều dài (4.200km) đứng thứ 5 về diện tích
lưu vực (795.000km2). Sông Tiền chảy 115km qua lãnh thổ Tiền Giang. Sông có chiều rộng
600 - 1.800m, tiết diện ướt vào khoảng 2.500 - 17.000m 2 và chịu ảnh hưởng thủy triều quanh
năm. Lưu lượng mùa kiệt (tháng 4) khoảng 130 - 190m3/s.
Sông Tiền chảy thành một dòng thẳng tắp theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, chảy từ
đất Campuchia vào đồng bằng miền Nam Việt Nam, qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp,
Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, rồi đổ ra biển Đông qua sáu cửa sông, tính từ
phía Bắc xuống là:
Cửa Tiểu và cửa Đại là hai cửa sông Mỹ Tho, chảy qua Mỹ Tho và Gò Công.
Cửa Ba Lai của sông Ba Lai chảy qua phía bắc Bến Tre.
Cửa Hàm Luông, phía nam Bến Tre, thuộc về sông Hàm Luông.
Hai cửa Cổ Chiên và Cung Hầu của sông Cổ Chiên, chảy qua thị xã Trà Vinh.
1.2 Điều kiện tự nhiên lưu vực sông Tiền
Khí hậu mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên
nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm.
Nhiệt độ bình quân trong năm là 27 - 27,9 oC. Có 2 mùa: Mùa khô từ tháng 12 năm

trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
Lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424 mm/năm và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, từ
tây sang đông; Độ ẩm trung bình 80 - 85%.
Gió: có 2 hướng chính là Đông Bắc (mùa khô) và Tây Nam (mùa mưa); tốc độ trung
bình 2,5 - 6m/s.
Sông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ chế độ bán nhật triều không đều của Biển Đông. Trong
1 ngày có 2 lần nước lớn (triều cao) với một đỉnh thấp và một đỉnh cao hơn và 2 lần nước
ròng với một chân thấp và một chân cao hơn. Hàng tháng có 2 lần nước rong (kỳ triều
cường) và 2 lần nước kém (kỳ triều kém). Tại Mỹ Tho, biên độ cực đại vào kỳ triều cường
5


xấp xỉ 3,50 m và vào kỳ triều kém là 1,50 m; càng chảy sâu vào các nhánh kênh, rạch biên
độ triều càng giảm. Khi thủy triều lên sẽ tạo dòng chảy ngược về phía thượng lưu.
Nếu lượng nước từ thượng nguồn đổ về thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nước biển
lấn sâu vào nội địa. Như vậy mùa cạn, đặc biệt vào tháng 4, là thời điểm mà nước biển dễ
dàng xâm nhập sâu về phía thượng nguồn. Thành phố Mỹ Tho, các huyện Gò Công Đông,
Gò Công Tây, Chợ Gạo, Châu Thành và phần cực Đông của 2 huyện Cai Lậy, Tân Phước là
vùng chịu ảnh hưởng mặn hàng năm từ sông Tiền. Độ mặn, thời gian nước bị nhiễm mặn
trong năm tùy thuộc vào vị trí so với cửa sông.
Nếu lượng nước từ thượng nguồn đổ về quá nhiều sẽ gây ra ngập lụt. Những năm có
lũ lớn, nước từ thượng nguồn đổ ra biển qua sông Tiền, sông Hậu và chảy tràn vào Đồng
Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên. Trong địa phận tỉnh Tiền Giang, nước từ Sông Tiền ở
phía Nam và từ Đồng Tháp Mười ở phía Bắc chảy vào mạng lưới kênh rạch và dâng lên làm
ngập gần 140.000 ha của các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, phần phía Tây Quốc lộ 1A
của huyện Châu Thành và một phần xã Trung An của thành phố Mỹ Tho. Lũ lụt ngoài những
lợi ích như làm sạch đồng ruộng, mang phù sa bồi đắp đất đai... mà còn làm hư hỏng nhà
cửa, vườn ruộng của dân và nhiều công trình cơ sở hạ tầng. Trận lũ lớn năm 2000 đã làm
thiệt mạng 47 người, thiệt hại hoa màu, tài sản công và tư gần 748 tỷ đồng (gần 53 triệu
USD), chiếm 10,58% GDP của cả tỉnh trong năm đó.

1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội ở lưu vực sông Tiền

1.3.1 Dân số và phân bố dân cư
Tỉnh An Giang
Tỉnh An Giang có 353.667 ha diện tích tự nhiên. Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh
là 2.151.000 người, mật độ dân số 608 người/km². Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu
vực đồng bằng sông Cửu Long. Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 người,
chiếm 5,17% tổng dân số toàn tỉnh. Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực Đồng bằng
sông cửu long và 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: thành phố Long Xuyên, thành phố
Châu Đốc, thị xã Tân Châu và các huyện: An Phú, Phú Tân, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú,
Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới.
Tỉnh Đồng Tháp
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Đồng Tháp đạt gần 1.673.200 người, mật độ dân
số đạt 495 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 297.200 người, dân số sống
tại nông thôn đạt 1.376.000 người. Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến
ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Đồng Tháp có 21 dân tộc cùng người nước ngoài sinh
sống. Trong đó dân tộc Kinh có 1.663.718 người, người Hoa có 1855 người, người Khmer
có 657 người, còn lại là những dân tộc khác như Chăm, Thái, Mường, Tày...
6


Tỉnh Tiền Giang
Tỉnh Tiền Giang là tỉnh có dân số cao thứ 2 trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu
Long, chỉ đứng sau tỉnh An Giang. Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Tiền Giang đạt gần
1.682.600 người, mật độ dân số đạt 671 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt
gần 265.400 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.417.200 người. Dân số nam đạt 829.500
người, trong khi đó nữ đạt 853.100 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương
tăng 7,0%.
Tỉnh Vĩnh Long
Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.479,128 km2 bằng 0,4% diện tích cả nước. Tính

đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Vĩnh Long đạt gần 1.028.600 người (xếp thứ 10 trong tổng
số 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long), mật độ dân số đạt 687 người/km² . Trong đó
dân số sống tại thành thị đạt gần 159.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 869.400
người. Dân số nam đạt 833.700 người, trong khi đó nữ đạt 521.900 người. Nhóm tuổi từ 15
đến 59 tuổi chiếm 69,83 % dân số Vĩnh Long, hai nhóm tuổi còn lại là từ 0 đến 14 tuổi và
trên 60 tuổi lần lượt chiếm 9,09 % và 21,08 % dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số
phân theo địa phương tăng 5,3 %, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là 0,87 %.
Tỉnh Trà Vinh
Trà Vinh là tỉnh duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với các tỉnh Bến Tre,
Vĩnh Long, Sóc Trăng; nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Trung tâm tỉnh lỵ Trà Vinh cách
thành phố Hồ Chí Minh 130 km và thành phố Cần Thơ 100 km. Tỉnh Trà Vinh có 01 thành
phố và 07 huyện gồm: Thành phố Trà Vinh và các huyện Càng Long, Châu Thành, Tiểu Cần,
Cầu Kè, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải. Diện tích tự nhiên 2.341 km2, dân số 1,1 triệu
người với 03 dân tộc chính là Kinh, Khmer, Hoa, trong đó dân tộc Khmer chiếm 30% dân
số.
Tỉnh Bến Tre
Dân số trung bình vào năm 2011 của Bến Tre đạt 1.257.800 người, với mật độ dân số
533 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 327.860 người, dân số sống tại
nông thôn đạt 978.400 người. Dân số nam đạt 616.900 người, trong khi đó nữ đạt 640.900
người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,52 %.

1.3.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tỉnh Tiền Giang
Năm 2016, cơ cấu kinh tế: chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp,
xây dựng và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm
38,7% (kế hoạch 38,4%); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 26,8% (kế hoạch 26,9%);
khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 34,5% (kế hoạch 34,7%), trong đó thuế sản phẩm
7



chiếm 5,2%. So với năm 2015 tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông lâm nghiệp và thủy
sản giảm 1,6%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,8%, khu vực dịch vụ giảm 0,5 %,
thuế sản phẩm tăng 0,3%. Với tình hình hiện nay, sản xuất của tỉnh chủ yếu là trong nước,
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 13% trên tổng GRDP, nhưng có xu hướng tăng
dần (năm 2015 chiếm 11%).
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt
đến cuối tháng 9 năm 2016 đã kết thúc kế hoạch năm 2016, ước thực hiện được 220.332 ha,
đạt 103,4% kế hoạch, giảm 0,2% so cùng kỳ do chuyển đổi cơ cấu cây trồng là chủ yếu;
trong đó cây lúa 216.341 ha, đạt 103,7% kế hoạch, giảm 0,1% so cùng kỳ. Sản lượng cây
lương thực có hạt đã thu hoạch được 1.117.474 tấn, đạt 89,9% kế hoạch; chủ yếu là sản
lượng lúa đạt 1.105.262 tấn, đạt 90,1% kế hoạch, giảm 5,1% so cùng kỳ.
Chăn nuôi: Tổng đàn bò 116.261 con, tăng 39,5% so cùng kỳ, tương ứng tăng 32,9
ngàn con. Tổng đàn heo 681 ngàn con, tăng 14% so cùng kỳ, tương ứng tăng 86 ngàn con,
do thời gian qua dịch bệnh được kiểm soát. Tổng đàn gia cầm 10,6 triệu con, tăng 29% so
cùng kỳ, tương ứng tăng 2,4 triệu con; trong đó, đàn gà 8,2 triệu con.
Lâm nghiệp: Ước đến hết tháng 9 trồng mới 10,4 ha rừng phòng hộ ven biển tại xã
Phú Tân, huyện Tân Phú Đông. Trồng cây phân tán được 2.320 ngàn cây các loại giảm 2,1%
so cùng kỳ. Sản lượng khai thác gỗ đạt 38.584 m3, giảm 15,8% so cùng kỳ và khai thác
được 152.460 ste củi các loại, giảm 6,4% so cùng kỳ.
Thủy, hải sản: Ước tính 9 tháng thả nuôi được 14.826 ha thủy sản các loại, giảm 4,1%
so cùng kỳ. Thủy sản nước ngọt nuôi được 6.154 ha, đạt 95,4% kế hoạch, giảm 1% so kế
hoạch; nguyên nhân diện tích đạt thấp là do tình hình thời tiết bất thường, nắng nóng kéo dài
kết hợp với mực nước trên các sông ngòi, kênh rạch thấp nên các hộ nuôi chưa tiến hành thả
nuôi, mặt khác tình hình xâm nhập mặn sâu vào đất liền nên đã ảnh hưởng đến việc nuôi
nước ngọt nhất là các huyện phía Đông. Thủy sản nước mặn, lợ được 8.672 ha, đạt 93,8% kế
hoạch, giảm 6,2% so cùng kỳ; trong đó diện tích tôm sú 4.423 ha, tăng 5,5% so cùng kỳ.
Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng tính theo giá so sánh 2010
được 59.049,3 tỷ đồng, đạt 77,2% kế hoạch, tăng 19,1% so cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công
nghiệp tháng 9 giảm 1,2% so tháng trước, tăng 15,5% so cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công
nghiệp 9 tháng tăng 14,6% so với cùng kỳ; bao gồm: công nghiệp khai khoáng giảm 67% do

các doanh nghiệp hoạt động khai thác cát tạm ngưng hoạt động do thực hiện chủ trương của
UBND tỉnh tăng cường quản lý trong lĩnh vực khai thác cát sông; công nghiệp chế biến, chế
tạo tăng 14,8%, trong đó sản xuất chế biến thực phẩm tăng 11,7%, tập trung tăng chủ yếu ở
sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 6,4% so với cùng kỳ do chăn nuôi gia súc,
gia cầm trên địa bàn tỉnh ổn định, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước
8


và điều hòa không khí tăng 15,2%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước
thải tăng 9,8%.
Thương mại, giá cả và dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã
hội 9 tháng đầu năm 2016 thực hiện 39.484 tỷ đồng, đạt 71,1% kế hoạch, tăng 8,4% so cùng
kỳ. Trong đó: kinh tế nhà nước 3.352,4 tỷ đồng, tăng 2,6%; kinh tế ngoài nhà nước 35.902,8
tỷ đồng, tăng 8,8%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 228,8 tỷ đồng, tăng 59,4%. Phân theo
ngành kinh tế: thương nghiệp 32.146,5 tỷ đồng, tăng 8,3%; lưu trú 60,9 tỷ đồng, tăng 14%;
ăn uống 3.049,3 tỷ đồng, tăng 10,7%; du lịch lữ hành đạt 48,5 tỷ đồng, tăng 4,8%; dịch vụ
3.818,8 tỷ đồng, tăng 7,5% so cùng kỳ.
Du lịch: Số khách tham quan du lịch đạt 1.189,9 ngàn lượt, đạt 78,3% kế hoạch, tăng
5,6% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 393,6 ngàn lượt, đạt 79,5% kế hoạch, tăng 5,9% so
cùng kỳ. Doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành đạt 3.518,6 tỷ
đồng, tăng 10,7%, trong đó chủ yếu là dịch vụ ăn uống 3.409,2 tỷ đồng, chiếm 96,9%.
Tỉnh Vĩnh Long
Năm 2016, Tổng sản phẩm trên địa bàn - GRDP (theo giá so sánh 2010) tăng 4,14%,
trong đó khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản giảm 3,96% làm kéo giảm tốc độ tăng chung
1,29 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,6%, đóng góp vào mức tăng
chung 2,02 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,33%, đóng góp 3,01 điểm phần trăm;
thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,56%, đóng góp 0,4 điểm phần trăm. Tốc độ tăng
trưởng thấp hơn 2,09 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2015.
Sản xuất nông nghiệp trong năm 2016 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng hạn mặn,
tổng diện tích lúa gieo trồng 3 vụ đạt 176.429 ha giảm 4.007 ha so với năm trước; đồng thời,

năng suất và sản lượng lúa giảm mạnh, trong đó năng suất đạt trung bình 5,36 tấn/ha (giảm
11,65%), sản lượng đạt 945,8 nghìn tấn (giảm 13,6%, đạt 93,6% kế hoạch), đặc biệt năng
suất vụ Hè Thu đạt thấp với 4,57 tấn/ha (giảm 22,19% so với cùng vụ năm trước).
Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển, dịch bệnh được kiểm soát, giá bán
ổn định và đảm bảo cho người chăn nuôi có lãi nên số lượng đàn gia súc, gia cầm đều tăng.
Năm 2016, đàn gia súc đạt 451,745 nghìn con, tăng 4,7% so cùng kỳ năm 2015 và đạt
104,3% kế hoạch, trong đó, đàn heo đạt 378 nghìn con, tăng 5,5%; đàn bò 73,48 nghìn con,
tăng 0,9%; đàn gia cầm đạt 8,665 triệu con, tăng 14% so với cùng thời điểm năm 2015.
Năm 2016, thị trường tiêu thụ, xuất khẩu thủy sản bị thu hẹp, giá thu mua cá tra
nguyên liệu thấp, sản lượng ước đạt 77.000 tấn, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm 2015. Ước
tổng diện tích thủy sản trên địa bàn năm 2016 đạt 2.396 ha, sản lượng thủy sản nuôi trồng và
khai thác đạt 112.281 tấn, tăng 0,1% so với năm 2015.
9


Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các ngành tích cực triển khai các
chính sách hỗ trợ phát triển, đẩy mạnh phối hợp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp đã giúp sản xuất công nghiệp của Tỉnh có những bước phát triển phát
triển tích cực.
Một số ngành công nghiệp có mức sản xuất trong năm tăng cao so cùng kỳ năm 2015
như: cát tự nhiên các loại tăng 100,95%; thuốc lá có đầu lọc tăng 133,81%; giày dép thể thao
tăng 132,13%... Ước chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2016 tăng 11,17% so với năm 2015.
Đồng thời, hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch cũng phát triển khá. Tổng mức bán
lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2016 ước đạt 38.700 tỷ đồng, tăng 8,92% so
với năm 2015, trong đó ngành thương nghiệp bán lẻ tăng 8,97%; khách sạn, nhà hàng tăng
10,11%; du lịch lữ hành tăng 18,74% và dịch vụ tăng 7,00%. Xuất khẩu trong năm đạt kết
quả khả quan hơn năm trước, ước đạt 330 triệu USD, đạt 117,85% kế hoạch năm, tăng
12,26% so với năm 2015. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 170 triệu USD, tăng 10,66%
so với năm 2015.
Tỉnh An Giang

Năm 2016, chỉ số sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tăng 6,33% so cùng kỳ
năm 2015. Công tác quản lý giá cả, thị trường được thực hiện tốt; chỉ số giá tiêu dùng duy trì
ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 12,7% so cùng kỳ năm trước.
Tổng diện tích gieo trồng đạt trên 527.300 ha (tăng 1,12% kế hoạch và 1,21% so cùng kỳ
năm 2015). Các chương trình trọng điểm (phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
xây dựng nông thôn mới…) tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện; các mô hình liên kết sản xuất
hiệu quả được đầu tư, nhân rộng…từng bước làm thay đổi bộ mặt và đời sống người dân
vùng nông thôn. Lĩnh vực văn hóa, an sinh xã hội tiếp tục triển khai thực hiện có nhiều
chuyển biến tích cực; an ninh chính trị, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội được đảm
bảo.
Lĩnh vực nông nghiệp được tỉnh tập trung áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật trong sản
xuất lúa, quan tâm giống lúa chất lượng cao và tổ chức sản xuất liên kết theo mô hình cánh
đồng mẫu lớn, nhờ đó, sản lượng lúa hiện nay đạt trên 4 triệu tấn. Ngoài ra, tỉnh cũng chú
trọng ổn định ngành hàng cá tra theo hướng giảm dần sản lượng và chuyển đổi sang sản xuất
các đối tượng khác, đồng thời quan tâm nâng cao chất lượng sản xuất và liên kết chuỗi, góp
phần nâng tổng sản lượng thủy sản đạt được trên 300 ngàn tấn. Chưa kể, trên địa bàn tỉnh
hiện có trên 900 ngàn tấn rau màu mỗi năm đang sản xuất theo hướng an toàn và ứng dụng
công nghệ cao.
Bên cạnh lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh An Giang còn tích cực khai thác các tiềm năng,
lợi thế về thương mại dịch vụ, du lịch. Tình hình kinh doanh thương mại - dịch vụ tiêu dùng
trên địa bàn vẫn tiếp tục phát triển với tổng mức bán lẻ 9 tháng đầu năm 2016 ước đạt
62.784,5 tỷ đồng, tăng khoảng 12,70% so cùng kỳ năm trước. Hoạt động thu hút khách du
10


lịch, tham quan hành hương ngày càng đông với khoảng 6.300.000 lượt khách, tăng 5,6% so
với cùng kỳ năm 2015 và doanh thu ước đạt 1.660 tỷ đồng, tăng 23,8% so với cùng kỳ. Đây
sẽ là động lực để tỉnh An Giang tiếp tục triển khai các giải pháp thiết thực nhằm hoàn thành
mục tiêu tăng trưởng từ đây tới cuối năm. Cùng với các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường, tỉnh An Giang sẽ tăng cường hơn

nữa công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch An Giang bằng nhiều hình thức, cũng
như đầu tư, nâng cấp các khu, điểm du lịch, các lễ hội địa phương, các dịch vụ phục vụ du
lịch. Tăng cường quảng bá xúc tiến du lịch thông qua các sự kiện năm Du lịch Quốc gia tại
Phú Quốc – Kiên Giang, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2016...
Tỉnh Bến Tre
Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2016 giảm
mạnh, nhưng tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre trong 6 tháng đầu năm 2016 vẫn có
nhiều nét nổi bật, có nhiều chỉ tiêu đạt khá, nhất là trên lĩnh vực an sinh xã hội, như: hoạt
động sản xuất công nghiệp được duy trì ổn định; thương mại dịch vụ vẫn tiếp tục phát triển,
tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu du lịch, kim ngạch xuất khẩu và thu ngân sách đều
tăng so cùng kỳ, cá biệt có một số chỉ tiêu đã đạt so kế hoạch đề ra như: tỷ lệ lao động qua
đào tạo, tỷ lệ bác sỹ, số giường bệnh/vạn dân, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện. Các hoạt động văn
hóa - xã hội và an sinh xã hội được duy trì, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày
được quan tâm nhiều hơn; đặc biệt là công tác tổ chức và chăm lo cho các đối tượng chính
sách, gia đình có công với cách mạng và các hộ gia đình nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán
Bính Thân năm 2016 được thực hiện tốt. Tình hình quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn
xã hội được đảm bảo, cụ thể: Giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 9,6% so cùng kỳ; trong
đó doanh nghiệp FDI tăng 13,2%, doanh nghiệp trong nước tăng 6,9%. Phần lớn các sản
phẩm chủ yếu đều giữ được tốc độ tăng trưởng khá so cùng kỳ như Thủy sản các loại tăng
31,2%; than thiêu kết tăng 16,3%; chỉ sơ dừa tăng 12%, sữa dừa tăng 2,8%.
Bên cạnh đó, có một số sản phẩm giảm như: đường cát giảm 35,3%, cơm dừa nạo sấy
giảm 11%, thức ăn thủy sản giảm 10,7%,... do gặp khó khăn trong sản xuất và thị trường tiêu
thụ. Đến nay, trong 02 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 42 dự án đầu tư còn hiệu lực (30
dự án đã hoạt động và hoạt động thử, đang xây dựng 07 dự án, đang làm thủ tục xây dựng 05
dự án), tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp trên 93%. Các cụm công nghiệp có nhiều chuyển
biến tích cực, đến nay trên toàn tỉnh có 05 cụm công nghiệp được thành lập, với tỷ lệ lấp đầy
đạt 31%.Hoạt động xuất, nhập khẩu mặt dù còn khó khăn nhưng cơ bản ổn định, chất lượng
hàng hóa xuất khẩu được nâng lên, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng ước tăng 11% so cùng kỳ,
trong đó kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI tăng 27,59% so cùng kỳ, chiếm 57,1%
tổng kim ngạch; một số sản phẩm xuất khẩu tăng mạnh như: than hoạt tính tăng 15,6%, hàng

may mặc tăng 62,2%, thủy hải sản tăng 14,2%...; thị trường xuất khẩu các nước Châu Á giữ
được ổn định, giá trị kim ngạch tăng 9,5% so cùng kỳ, chiếm 75,92% tổng giá trị xuất khẩu
11


của tỉnh; Châu Mỹ tăng 7,3%, chiếm 10,44% giá trị xuất khẩu; riêng thị trường Châu Phi
giảm 5,43%.
Thương mại khá sôi động, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhất là trong
dịp Tết, với nguồn hàng hóa được chuẩn bị đầy đủ, phong phú, đa dạng về mẫu mã, chủng
loại, giá bán tương đối ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu
năm ước tăng 11,1% so cùng kỳ. Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển, tổng thu từ khách du
lịch ước tăng 30,8% so cùng kỳ; lượng khách du lịch ước tăng 15% so cùng kỳ (trong đó:
khách quốc tế tăng 14%, khách nội địa tăng 16%).
Tỉnh Đồng Tháp
Năm 2016, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, toàn Tỉnh đã nỗ lực hoàn thành
vược mức 12/16 chỉ tiêu nghị quyết của HĐND Tỉnh đã đề ra. Ước tăng trưởng GRDP đạt
6,38% (chỉ tiêu kế hoạch 8,5%), tổng giá trị GRDP đạt 44.918 tỷ đồng, tăng 2.693 tỷ đồng
so với năm 2015. GRDP bình quân đầu người ước đạt 34,8 triệu đồng, tương đương 1.568
USD (theo giá thực tế).
Trong lĩnh vực nông nghiệp, các địa phương đã tổ chức lại sản xuất, gắn với thị
trường tiêu thụ, thực hiện quy trình sản xuất an toàn, củng cố phát triển các hợp tác xã, để
liên kết với các nhà vựa, doanh nghiệp thực hiện khép kín từ khâu cung ứng vật tư đầu vào,
hướng dẫn kỹ thuật canh tác đến khâu tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu… góp phần duy trì tốc
độ tăng trưởng ngành nông nghiệp ở mức khá và dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Cửu
Long.
Trong lĩnh vực công nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, góp phần đưa giá trị sản xuất
công nghiệp cả năm 2016 ước tăng 6,39% so cùng kỳ.
Còn đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ, hạ tầng thương mại được quan tâm đầu tư,
hệ thống phân phối hàng hoá ngày càng mở rộng và đa dạng, phục vụ tốt nhu cầu của người
tiêu dùng. Ước tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng 11,69% so với năm 2015. Ước kim

ngạch nhập khẩu hàng hoá đạt 472 triệu USD, tăng 8,59%, kim ngạch nhập khẩu tăng chủ
yếu là do giá xăng dầu tăng so với năm 2015.
Nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch được thực hiện gắn
với các lễ hội, sự kiện, liên kết xây dựng các tour du lịch, phát triển thêm một số điểm du
lịch mới, với những hoạt động, dịch vụ du lịch đa dạng, phong phú như khai trương hoạt
động khu du lịch văn hóa Phương Nam; phát triển các điểm du lịch vườn quýt hồng Lai
Vung, vườn xoài và vườn nhãn - Cao Lãnh, vườn trái cây sinh thái Tám Sáng - Châu Thành,
khu du lịch sinh thái Hương Qu Sa Đéc; tham quan hoa Hoàng Đầu Ấn - Vườn quốc gia
Tràm Chim...
12


Tỉnh Trà Vinh
Theo báo cáo chính trị tại Đại hội, trong giai đoạn 2010 - 2015, tổng sản phẩm (GDP)
tăng bình quân hằng năm của tỉnh Trà Vinh đạt 11,53%, thu nhập bình quân đầu người đạt
trên 33,4 triệu đồng người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,13%/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong vùng
Khmer giảm 5,23%. Trong 5 năm tới (2015-2020), tỉnh Trà Vinh phấn đấu đạt tốc độ tăng
trưởng GRDP bình quân 11-12%. Đến năm 2020, GRDP bình quân đầu người đạt 3.200
USD. Tỷ lệ giảm nghèo bình quân 2-2,5%/năm; trong vùng có đông đồng bào Khmer 33,5%/năm.
Về nông nghiệp: Giữ ổn định diện tích đất sản xuất lúa khoảng 90.000ha, tập trung
nâng cao năng suất chất lượng, đảm bảo sản lượng trên 01 triệu tấn/ năm; chú trọng mở rộng
diện tích trồng cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày; kết hợp trồng xen cây ca cao với cây
dừa để nâng cao hiệu quả sử dụng đất; xây dựng và triển khai thực hiện tốt các chương trình
trọng điểm về phát triển trồng trọt.
Phát triển chăn nuôi theo mô hình tập trung, trang trại bảo đảm an toàn dịch bệnh vệ
sinh môi trường.
Công nghiệp: Phát triển ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và sản
phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao; chú trọng các ngành, lĩnh vực Tỉnh có tiềm
năng, lợi thế như: nhiệt điện, chế biến nông, thủy sản thực phẩm, sản xuất đường và các sản
phẩm sau đường, may mặc, cơ khí chế tạo nông cụ, đóng và sửa chữa tàu,..

Định hướng đến năm 2020, ngoài các khu công nghiệp trong khu kinh tế Định an,
toàn Tỉnh có khoảng 3 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích đất quy hoạch 516ha; 11
cụm, tuyến công nghiệp được xây dựng và củng cố 03 làng nghề tiểu thủ công nghiệp hiện
có.Nâng cao hiệu quả hoạt động tiểu thủ công nghiệp, khuyến khích khôi phục các cơ sở tiểu
thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống; hình hành các cụm tiểu công nghiệp vệ tinh tại
các trung tâm xã để sơ chế các nguyên liệu cung cấp cho các khu công nghiệp tập trung.
Thương mại và Dịch vụ: Tăng cường hợp tác, xúc tiến thương mại mở rộng thị
trường, nhất là thị trường xuất khẩu; khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa,
dịch vụ; chú trọng xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, hàng hóa đến các thị trường
trong nước và quốc tế.Phát triển mạng lưới chợ kết hợp với phát triển hệ thống siêu thị và
trung tâm thương mại để hình thành một mạng lưới phân phối hàng hóa bán lẻ đáp ứng tốt
nhu cầu sản xuất và tiêu dùng; khuyến khích các doanh nghiệp đầu từ vào lĩnh vực này.
Phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch. Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về
phát triển du lịch bãi biển, du lịch sinh thái nhà vườn, du lịch văn hóa đặc sắc hội tụ của nền
văn hóa Kinh – Khmer để phấn đấu ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của
Tỉnh.
13


Phát triển các loại hình vận tải hàng hóa, vận tải hành khách nhằm không ngừng nâng
cao chất lượng phục vụ khách hàng; thực hiện đa dạng hóa phương thức vận chuyển hành
khách nội đô và liên tỉnh. Tăng cường phát triển các dịch vụ vận chuyển đường thủy trong
vùng kết hợp với xây dựng hệ thống kho bãi, bến cảng.
Phát triển đa dạng dịch vụ tài chính – ngân hàng, nâng cao chất lượng hoạt động,
năng lực cạnh tranh của các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc thị trường phục vụ tốt các
thành phần kinh tế và nhân dân.

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ
TÀI NGUYÊN NƯỚC SÔNG TIỀN
2.1 Hiện trạng khai thác tài nguyên nước sông Tiền

Lưu lượng nước trên sông Tiền và sông Hậu đo được ở Tân Châu và Châu Đốc chênh
nhau rất lớn: 80% ở sông Tiền và 20% ở sông Hậu.Trước khi chảy đến địa phận huyện Chợ
Mới nước sông Tiền chảy qua sông Vàm Nao, nước dồn vào sông Hậu thêm 30%.Từ đó
chảy về phía hạ lưu, lưu lượng nước chảy trên hai sông tương đương nhau.
Lưu lượng nước sông Tiền trung bình từ 3.250 - 17.900 m 3/s, dao động tùy theo các
tháng trong năm.Ngưỡng khai thác nước mặt sông Tiền trung bình từ 1950 – 10.800
m3/s.Đảm bảo đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng nước mặt cho sinh hoạt, công nghiệp,
chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp, trồng trọt, và các nhu cầu khác của toàn tỉnh
Đồng Tháp trong các tháng trong năm giai đoạn từ nay đến năm 2015 từ 11 - 430 m 3/s, giai
đoạn từ 2015 – 2020 từ 13,55 – 427,9 m3/s.

2.1.1 Khai thác sử dụng cho sinh hoạt
Hiện nay có 2 nhà máy nước liên vùng đó là nhà máy nước sông Tiền 1 công suất
100.000m³/ngày; nhà máy nước liên vùng sông Tiền 2 công suất 200.000m³/ngày cung cấp
nước sạch cho người dân sử dụng trong sinh hoạt.
Theo Sở NN&PTNT, ở khu vực ven song Tiền có gần 81% người dân nông thôn sử
dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Điều này có nghĩa là còn gần 20% người dân nông thôn
chưa sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Còn theo kết quả xét nghiệm, nước đạt quy chuẩn
QCVN 02:2009/BYT, chỉ có trên 51,5% người dân sử dụng nước đạt quy chuẩn.
Hiện nay đa số người dân ở ven sông Tiền đều sử dụng nước lọc hay trữ nước mưa để
uống. Còn nguồn nước từ các trạm cấp nước chỉ để tắm giặt, rữa thức ăn….Tuy nhiên vẫn có
hiện trạng người dân sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày và xả thải trực tiếp ra
sông Tiền gây ô nhiễm làm giảm chất lượng nước hiện nay. Đồng thời là tình trạng xả thải từ
khu công nghiệp sản xuất thức ăn gia súc, đã phát thải ra sông một lượng chất thải không ít
gây ảnh hưởng đến nguồn nước sông đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân làm
giảm chất lượng nguồn nước và gây hại đến sức khỏe của người dân xung quanh khu vực.
14


Để đảm bảo người dân có nước sạch, 2 nhà máy nước quy mô lớn gồm Nhà máy

nước sông Tiền 1, khu vực huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang; Nhà máy nước sông Tiền 2 thuộc
khu vực thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long cũng đang chú trọng đến các giải pháp về
công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng nước.Còn đối với các nhà máy có quy mô nhỏ,
ứng dụng công nghệ xử lý nước truyền thống, từng bước cải tiến phù hợp với năng lực quản
lý vận hành của đơn vị cấp nước.
2.1.2. Khai thác sử dụng cho tưới tiêu nông nghiệp
Ven sông Tiền là vùng đất đầy tiềm năng để phát triển nông nghiệp vì được sông Tiền
bồi đắp phù sa quanh năm. Nước sông Tiền được bơm lên sử dụng để tưới tiêu cho hầu hết
các vùng sản xuất nông nghiệp như vùng An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà
Vinh và Bến Tre.
Tỉnh An Giang phát triển gần 199 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp với 427 vùng
bao, đầu tư trên 1 nghìn công trình kênh, trên 7 trăm công trình đê bao và gần 5 trăm trạm
bơm điện để phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp ở các địa phương, góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế- xã hội.
Tỉnh Tiền Giang có đất đai phần lớn là nhóm đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông
Tiền chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa
vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh
của tỉnh.Sông Tiền là nguồn cung cấp nước ngọt chính, chảy 115 km qua lãnh thổ Tiền
Giang. Sông Vàm Cỏ Tây là một sông không có nguồn, lượng dòng chảy trên sông chủ yếu
là từ sông Tiền chuyển qua, là nơi nhận nước tiêu lũ từ Đồng Tháp Mười thoát ra và là 1
tuyến xâm nhập mặn chính từ biển vào. Ngoài ra còn có dẫn nước từ sông Tiền để rửa phèn
đẩy mặn phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
Vĩnh Long là tỉnh thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và ở
trung tâm khu vực ĐBSCL có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Sông Cổ Chiên
là nhánh của sông Tiền, có chiều dài 90km, đoạn đi qua Vĩnh Long mặt cắt sông rộng trung
bình 1.700m, độ sâu 7 – 10m, lưu lượng dao động từ 1.814 – 19.540m 3/s, đây là nguồn cung
cấp nước chính cho hoạt động nông nghiệp của tỉnh.
Đối với tỉnh Trà Vinh, nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa
vào lượng nước từ 2 con sông Hậu, sông Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền) và nước
ngầm. Trà Vinh có trên 90% đất tự nhiên bị nhiễm mặn, với chiều sâu xâm nhập khoảng 30

km. Nước mặn xâm nhập bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau tại Vàm Cầu Quan (Sông
Hậu) và Vàm Vũng Liêm (Sông Cổ Chiên).Ước lượng nước mặt sử dụng cho sản xuất nông
nghiệp ở nhiều loại cây trồng khác nhau cho thấy nước mặt sử dụng cho phát triển hoa màu
khoảng 8.000 m3/ha, cho sản xuất lúa khoảng 5.000 m3/ha. Theo sở NN và PTNN Trà Vinh
diện tích lúa toàn tỉnh từ năm 2004-2006 là 11.675 ha, 11.674 và 11,936 ha, tương ứng.Kết
15


quả ước lượng cho thấy lượng nước mặt sử dụng khoảng 11,675.18 x 103 m 3, 11,935.82 x
103 m3. Điều này, tạo ra nhiều áp lực lớn cho chính quyền các địa phương để quản lý và sử
dụng nguồn nước mặt cho phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh nói chung.
Để tăng hiệu quả sử dụng nước từ sông Tiền cho nông nghiệp các khu vực ven sông
cần phải tăng cường các biện pháp quản lý công trình thủy lợi theo phân cấp, quản lý chặt
chẽ nguồn nước, chống rò rỉ, thất thoát nước để cung cấp, phân phối nước hợp lý, hiệu quả.
Chủ động thời vụ xuống giống vụ hè thu, vụ thu đông theo lịch khuyến cáo của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, chủ động bố trí lịch bơm nước tưới luân phiên, tưới tiết kiệm
nước trong điều kiện nguồn điện phục vụ mùa khô có khả năng thiếu hụt.Ngoài ra, phải rà
soát các vùng sản xuất hàng năm thường xuyên thiếu nước để bố trí chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi hợp lý.
2.1.3 Khai thác sử dụng cho công nghiệp
Vùng ven sông Tiền là vùng đất đầy tiềm năng để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Để
khai thác lợi thế này, trong những năm qua Đồng Tháp đã đầu tư xây dựng, hệ thống đô thị,
thị tứ ven sông, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, cùng với việc phát triển hạ tầng kinh tế xã hội
ngày càng tốt hơn.
Nhiều quy hoạch, dự án, chương trình được hình thành; nhiều khu, cụm công nghiệp,
các chợ hạng 1, siêu thị, dịch vụ, du lịch được tập trung khai thác, trong đó phát triển mạnh
lĩnh vực nuôi trồng chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi, xuất nhập khẩu hàng hóa với kim
ngạch lớn, tạo thành nền tảng và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy
nhiên cùng với sự phát triển công nghiệp là sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước các hoạt động
sản xuất và dịch vụ có liên quan. Nguồn nước chủ yếu được sử dụng là nước mặt từ sông

Tiền.
Song song với nhu cầu gia tăng áp lực sử dụng nước, sông Tiền đang đứng trước
nguy cơ bị ô nhiễm do sự phát triển các khu công nghiệp, đặc biệt là từ Khu công nghiệp Mỹ
Tho – Khu công nghiệp hoạt động nhộn nhịp nhất tỉnh Tiền Giang nằm ven sông Tiền. Các
khu xử lí nước thải công nghiệp đang đứng trước nguy cơ quá tải.
2.1.4 Khai thác và nuôi trồng thủy sản
Khai thác thủy sản
Từ những lợi thế về điều kiện tài nguyên sẵn có thì việc đánh bắt thủy sản cũng được
phát triển nhưng chủ yếu với quy mô nhỏ, quy mô gia đình.Sản lượng thủy sản(cá, tôm,..)
được khai thác hàng năm tương đối thấp.Chủ yếu lượng thủy sản này phục vụ cho nhu cầu
ăn uống của người dân, một phần nhỏ được người dân mang ra chợ bán góp phần tăng thu
nhập gia đình.
Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, nhiều người dân đã không ngần ngại
khai thác đến mức gần như triệt để để thu về lợi ích.Vì thế, cần có sự quản lý của các cơ
16


quan chức năng địa phương.Hiện nay, tình trạng đánh bắt đang ở mức báo động, với các
phương thức đánh bắt có khả năng làm mất câng bằng hệ sinh thái như: đánh bắt bằng xung
điện, bằng ghe cào điện…Với các phương thức trên, các loài thủy sản, từ lớn đến bé đều bị
tiêu diệt.
Nuôi trồng thủy sản
Hàng năm sông Cửu Long chuyển trên 700 tỷ m 3 nước ra biển Đông, với lưu lượng
bình quân là 18.500 m3/s. Lưu lượng nước khổng lồ của sông Cửu Long đổ về ĐBSCL, nhất
là trong mùa lũ, có gây khó khăn cho việc nuôi thủy sản tại các vùng bị ảnh hưởng nhưng lại
là điều kiện rất thuận lợi để tăng khả năng tự làm sạch của dòng sông. Nhờ chế độ bán nhật
triều và biên độ triều lớn vào mùa khô (2,5 – 3,0 m) nên khả năng trao đổi nước rất lớn, làm
tăng khả năng làm sạch nước.Sự xâm nhập mặn sâu vào nội địa đối với các vùng nhiễm mặn
nhẹ (dưới 4‰) hoặc vùng có độ mặn cao vào mùa kiệt nhưng lại ngọt trong mùa lũ, có thể
được xem là vùng có ưu thế hơn trong việc nuôi cá, so với các vùng ngọt hoàn toàn phía

thượng lưu sông Tiền.
Sông Tiền có chất lượng nước thay đổi theo mùa khá rõ: mùa khô hàm lượng các chất
hòa tan cao, mùa lũ hàm lượng này thấp hơn, nhưng bù lại nước có chứa nhiều phù sa. Thực
trạng môi trường chất lượng nước trên sông Tiền nhìn chung thích hợp cho nuôi trồng thủy
sản nước ngọt với hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép.
Tiền Giang coi trọng việc khai thác tiềm năng mặt nước hệ sông Tiền đưa vào nuôi
thủy sản lồng bè, chủ yếu cá điêu hồng và cá rô phi dòng gift là những đối tượng có giá trị
kinh tế cao, đang được thị trường ưa chuộng.
Hiện có 1.476 bè cá thả nuôi trên sông Tiền, tập trung ở khu vực cồn Thới Sơn và cồn
Tân Long, thuộc thành phố Mỹ Tho và huyện Cai Lậy khoảng 240 lồng bè tập trung khu vực
cù lao Ngũ Hiệp và cù lao Tân Phong với tổng dung tích gần 122.500 m 3. Trong số này thì
có đến 80% bè nuôi loại cá điêu hồng, còn lại là cá tra, cá rô phi đen.Trung bình mỗi vụ nuôi
cá lồng bè tại đây kéo dài từ 5 - 6 tháng. Những người giỏi có thể nuôi 2 năm 5 vụ.Sản
lượng mỗi vụ thu hoạch đạt 5 - 6 tấn/cá/bè.
Hiện nay, để nghề nuôi cá lồng bè phát triển bền vững thì cần tiến hành qui hoạch
vùng nuôi hợp lý, chuyển giao kỹ thuật nuôi thâm canh, khắc phục ô nhiễm môi trường và
nguồn nước nuôi giúp nghề nuôi cá lồng bè phát triển đúng hướng và bền vững.
2.1.5 Giao thông thủy
Hạ lưu sông Mê Kông có nguồn tài nguyên vô cùng giá trị và có tiềm năng về giao
thông thủy lớn từ nhiều thế kỷ trước, vận tải thủy trên hệ thống sông là hình thức vận tải
chính của cộng đồng dân cư ven sông.Với lợi thế là giá thành rẻ, có thể vận chuyển hàng hóa
với khối lượng lớn, ngày nay giao thông thủy trên sông Tiền vẫn được đặc biệt coi
trọng.Cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế, hệ thống giao thông thủy trên sông Tiền cũng
17


nhanh chóng phát triển với sự tăng nhanh về số lượng phương tiện tàu thuyền, các bến cảng
và công trình hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách và du lịch vv....
Năm 2000 số lượt hành khách và khối lượng hàng hóa vận chuyển đường sông lần lượt là
5700 nghìn người,1509 nghìn tấn thì đến năm 2012 con số đó tăng lên 6031 nghìn người và

1863 nghìn tấn

Hình 2. 1 Giao thông thủy trên sông Tiền
Nguồn: Huy Lộc
Ngày nay để phát triển ngành giao thông thủy trên sông Cửu Long nói chung và trên
sông Tiền nói riêng thì cần có chính sách khuyến khích đầu tư phương tiện thủy nội địa.Tiến
hành hỗ trợ hoạt động khai thác vận tải và dịch vụ vận tải thủy nội địa.Có chính sách hỗ trợ
đào tạo người lái phương tiện thủy nội địa.

2.1.6 Khai thác cát
Các dòng sông cung cấp cát và sỏi để xây dựng cơ sở hạ tầng, các tòa nhà, nâng cao
nền đất tại các khu vực ngập lụt, tạo các con đê ngăn lũ… Nguồn tài nguyên giá rẻ này có
nhiều công dụng và nhu cầu sử dụng đang gia tăng nhanh chóng. Khai thác cát, sỏi lòng
sông đã phát triển vào cuối những năm 1800 ở các nước công nghiệp để xây dựng đường và
làm bê tông. Cát, sỏi có giá trị đặc biệt ở những nơi mặt bằng xây dựng thấp, cấu tạo bởi bùn
và sét như trường hợp ở hạ lưu sông Mê Công.
Sông Tiền có 11 thân cát với lượng 173.835.776 m3, chiếm 90,6 % trữ lượng cát sông của
tỉnh.
Hiện trạng khai thác cát trên sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp vào cuối tháng 32017.
18


Hình 2.2 Khai thác cát trên một nhánh sông Tiền, qua địa bàn huyện Hồng Ngự
Nguồn: Văn Vĩnh
Toàn tỉnh Đồng Tháp cho 4 doanh nghiệp, 18 giấy phép khai thác, với tổng công suất
8,9 triệu m3/năm. Ngoài ra, còn 3 dự án nạo nét của Cục đường thuỷ nội địa Việt Nam, gồm:
Dự án nạo vét trên sông Tiền, nhánh cù lao Long Khánh dài 3km (huyện Hồng Ngự) và cù
lao Tây Ma dài 8,6km (huyện Thanh Bình) của Công ty CP An Điền Phát, từ đầu năm 2016
đến ngày 22-1-2017 đã nạo vét được 504.750m 3 (hiện đang ngưng thi công theo công văn
của Cục đường thuỷ nội địa). Dự án nạo vét sông Tiền, nhánh cù lao Long Khánh dài 5,1km

(huyện Hồng Ngự) của Công ty TNHH Xây dựng và Đầu tư Phúc Lợi Hà Nội chưa được thi
công do sạt lở và gặp sự phản ứng gây gắt của người dân. Riêng chỉ có, dự án nạo vét trên
sông Tiền, từ xã Thanh Bình (huyện Thanh Bình) đến xã An Bình A (thị xã Hồng Ngự), dài
35km của Công ty CP địa chất và môi trường miền Nam là đang thi công. Trong năm 2016,
dự án đã nạo vét được 689.965m3.
Công ty TNHH MTV Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đồng Tháp có 14 giấy phép, với
tổng công suất cho phép 7,3 triệu m 3/năm và 62 phương tiện.Trong đó, có 10 xáng cạp và 10
xáng guồng. Năm 2016, công ty này đã khai thác được 7,79 triệu m 3, tại vị trí các mỏ cát
trên sông Tiền qua thuỷ phận các huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Lấp Vò, Châu
Thành.
Công ty CP Đầu tư PTN&KCN Đồng Tháp được cấp phép khai thác mỏ cát trên sông
Tiền, qua thuỷ phận thuộc phường 11, xã Tân Thuận Tây, Tịnh Thới (TP Cao Lãnh), xã Mỹ
Xương (huyện Cao Lãnh), xã Tân Mỹ, xã Tân Khánh Tây (huyện lấp Vò), với 2 khu vực mỏ
có tổng diện tích 1,685km2 (168,5ha). Công suất cho phép là 1,3 triệu m 3/năm. Trong năm
2016, công ty đã khai thác 1,4 triệu m 3, tăng 100.000m3. Ngoài ra, Công ty TNHH KTC
Định Thành và Công ty TNHH Sông Hậu được cấp 3 giấy phép, với công suất cho phép là
250.000m3/năm…
19


Sông Tiền đoạn chảy qua Tiền Giang là tuyến đường thủy huyết mạch nhộn nhịp ghe
tàu, giao thương giữa các địa phương lân cận vùng đồng bằng sông Cửu Long và khu vực
Đông Nam Bộ. Cũng trên khúc sông này, hoạt động khai thác cát trái phép diễn ra rầm rộ,
tác động xấu đến môi trường, làm thất thoát tài nguyên và ảnh hưởng an ninh, trật tự, an toàn
giao thông đường thủy.
Theo số liệu thống kê của tỉnh Tiền Giang, trên địa bàn hiện có 162 tổ chức, cá nhân
hành nghề bơm hút cát trên sông, với 185 phương tiện. Trong đó, các cơ quan chức năng đã
sàng lọc nghi vấn 55 đối tượng lén lút khai thác cát lòng sông trái phép.Ngoài ra, có khoảng
10 phương tiện bơm hút cát ngoài tỉnh đến hoạt động. Các đối tượng thường sử dụng
phương tiện khai thác nhỏ, hoạt động lén lút, hoặc trang bị máy hút công suất lớn, nhưng

thực hiện trong thời gian ngắn, khai thác vào ban đêm, dựa vào đường ranh giới hành chính
giữa các tỉnh để di chuyển qua lại…
Ngoài ra tình trạng khai thác cát ở phía thượng nguồn sông Mê Công đã làm giảm
một lượng đáng kể cát bồi đắp ở phía hạ lưu sông Mê Công trong đó có sông Tiền.Tình trạng
khai thác trái phép cát trên sông Tiền đang diễn ra hết sức phức tạp, để lại những hệ lụy
nghiêm trọng về môi trường, gây thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người
dân trong khu vực.
Mặc dù công tác kiểm tra liên ngành được tiến hành thường xuyên nhưng tình hình
khai thác cát lậu trên sông Tiền, tập trung ở các khu vực xã Bình Đức đoạn đầu cồn Thới
Sơn, khu vực xã Kim Sơn… vẫn còn phức tạp. Vì lực lượng thanh tra mỏng, đảm nhiệm
nhiều công việc nên gặp nhiều hạn chế trong công tác kiểm tra, phát hiện và xử phạt.Theo
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, hành vi khai thác cát, đất
trái phép ngoài việc bị phạt tiền từ 10 triệu đồng, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm. Nhưng do không có bãi để tạm giữ phương tiện vi phạm nên các ghe
này được neo đậu ở bãi đậu của đơn vị.Do đó, đã có không ít trường hợp chủ phương tiện
lén đánh tráo phương tiện đang bị giữ rồi tiếp tục dùng vào việc khai thác cát lậu.

20


Hình 2.3 Khai thác cát trái phép trên sông Tiền
Nguồn: Tùng Hương
Theo số liệu đo độ sâu lòng sông năm 1998 và 2008. Kết quả phân tích cho thấy sự
biến đổi đáy sông mạnh mẽ và bất thường trong giai đoạn 10 năm, trong đó đáng kể là sự hạ
thấp và mở rộng của nhiều hố sâu.Độ sâu trung bình sông Tiền tăng hơn 1,3m.Sông có sự
mất đi vật liệu đáy đáng kể, tương đương nhau: 90 triệu m 3 ở sông Tiền trong giai đoạn 10
năm. Những tổn thất rất lớn này chỉ trong thời gian tương đối ngắn và mối tương quan yếu
giữa sự khoét sâu đáy sông và các thông số thủy lực cho thấy những biến đổi hình thái rõ rệt
này không cân bằng với điều kiện dòng chảy và vận chuyển trầm tích.Việc khai thác vật liệu
đang diễn ra trên quy mô rất lớn trong các sông đồng bằng sông Cửu Long và thượng lưu

của đồng bằng này là nguyên nhân chính của những thay đổi hình thái sông Tiền gần đây.
Theo nghiên cứu của GS Bravard (ĐH Lyon, Pháp)và TS Goichot, từ năm 1998-2008
sông Tiền mất khoảng 90 triệu tấn vật liệu đáy sông.Mặt cắt đường đáy sông Tiền thể hiện
một hệ thống bất thường các hố sâu và bãi nông ở trung tâm đồng bằng (Hình 3a).Các hố sâu
nhất lên đến 45m phân bố tại các uốn khúc như Sa Đéc (km 135–140 hoặc trong các nhánh
hẹp hơn ở thượng lưu Hàm Luông (km 125) và Cổ Chiên (km 125).Các bãi nông tương ứng
với độ sâu từ -15 đến -5 m.

21


Hình 2.4 Biến đổi hình thái và độ sâu đường đáy sông Tiền giữa 1998 và 2008 cho thấy sự
hạ sâu đáng kể trong giai đoạn so sánh 10 năm
So sánh mặt cắt đáy sông 1998 và 2008 thấy sự khoét sâu đáy rõ ràng tại nhiều vị trí.
Sông Tiền, xói mòn đáy là 59% tại khu vực điều tra, 16% bồi tụ và 25% dao động không
đáng kể (giữa -0,6m và 0,6m). Độ sâu đáy trung bình tăng 1,4m. Sự khoét sâu rất bất
thường, nhất là thượng lưu nhánh Cổ Chiên (km 95).Sự biến đổi đáy trung bình ở đoạn sông
này là -1,8m, so với -1m ở Mỹ Tho. Có sự khoét rất sâu tại các bãi nông (km 46-58 trên sông
Mỹ Tho; km 89-97, 106-111, 114-122, 195-209 và trên sông Tiền). Các điểm khoét sâu đáng
kể thấy được không chỉ ở hạ lưu phân nhánh Hàm Luông (km 106-125), với độ sâu tăng từ
-5 đến -15 m tại các bãi nông mà còn ở nhánh phía đông đoạn Cù Lao Tây (km 190-213) với
độ sâu từ -5 đến -7 m. Một số hố sâu có xu hướng mở rộng hơn là đào sâu xuống (km 145155 và 175-185 trên sông Tiền.
Ví dụ về biến đổi hình thái đáy sông:
Hình thái đáy sông cho thấy có rất nhiều hố sâu không đồng nhất kết hợp với các bãi
nông và gờ nông (> -5 m) với hình dạng rất khác nhau.Những biến đổi này được mô tả ngắn
gọn cho ba khu vực: Cù Lao Tây trên sông Tiền, Sông Tiền đoạn chảy qua Tp Mỹ Tho.
Cù Lao Tây: Cù lao Tây, năm 1998 đáy sông có một hố sâu ở phía thương lưu cù lao,
lòng sông thể hiện luân phiên giữa hố sâu và bãi nông. Đến 2008, hố sâu này đã được mở
rộng .Nhánh phía tây đã trở nên sâu hơn theo suốt chiều dài dẫn đến sự kết nối với các hố cũ
năm 1998. Những biến đổi tương tự có thể quan sát được trên nhánh phía đông. Cả raster

biến đổi cao độ và mặt cắt đáy nhánh đông xác nhận sự hạ sâu này (trung bình là – 2,47m tại
nhánh phía đông).

22


Hình 2.5 Tiến hóa hình thái khu vực Cù lao Tây (km 195-220) năm 1998; năm 2008; tổng
hợp biến đổi độ sâu giữa đợt khảo sát 1998 và 2008.
Sông Mỹ Tho: Năm 1998, đáy sông cho thấy một bãi nông lớn với độ sâu -5 đến -10
m, đặc trưng bởi các hố rời rạc.Hình thái đáy năm 2008 thể hiện hai hố sâu kéo dài khoảng
-10 và -30 m dọc theo đáy.Vị trí này xâm thực mạnh với độ sâu trung bình tăng 2 m, xuống
đến -15 và -20m. Ngược lại, các bãi bồi cho thấy một số phần tích tụ.

Hình 2.6 Tiến hóa hình thái đáy sông Tiền đoạn chảy qua TP Mỹ Tho cho thấy sự xói mòn
đáng kể từ giữa 1998 và 2008. (a1) bản đồ 1998 cho thấy bãi nông có độ sâu – 5 đến – 10 m;
(a11) bản đồ 2008 thể hiện các hố sâu bất thường; (b) tổng hợp biến đổi độ sâu.
Theo UBND tỉnh Tiền Giang, suốt từ năm 2013 đến nay tỉnh không cấp phép khai
thác cát trên sông Tiền để lòng sông được phục hồi, tránh bị sâu thêm và gây sạt lở.Đến nay
toàn bộ giấy phép cũng đã hết hạn, trên địa bàn không có mỏ cát nào đang được khai thác.
23


Việc kiểm soát khai thác cát đúng với quy hoạch, tuân thủ đánh giá tác động môi
trường và giảm thiếu tác động môi trường sẽ tận dụng được nguồn lợi lớn từ cát sông mà
không làm mất cân bằng sinh thái, môi trường. Đặc biệt định hướng quy hoạch khai thác cát
và dựbáo lượng cát về từ thượng nguồn sông Mekong sẽ góp phần hạn chế sạt lở bờ sông
trong khu vực khai thác cát và vùng phụ cận. Trên cơ sở định hướng khai thác cát hợp lý sẽ
hạn chế sạt lở bờ sông, ổn định cuộc sống dân cư sống ven sông, đảm bảo an toàn thoát lũ,
đảm bảo các hoạt động khác trên sông như giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản... ra, định
hướng quy hoạch khai thác cát hợp lý sẽ giữ vững được trật tự xã hội, tăng thu nhập cho

nhân dân, cho các doanh nghiệp và cho nhà nướcTrong tương lai, do tác động của việc xây
dựng các công trình thượng nguồn trên sông Mekong, lượng bùn cát về ĐBSCL giảm đi
đáng kể.Để có thể đảm bảo nhu cầu về cát (xây dựng và san lấp) phục vụ phát triển kinh tế
xã hội, cần có nghiên cứu nguồn cát nhân tạo thay thế cho cát tự nhiên.

2.1.7 Hiện trạng khai thác du lịch
Được bồi đắp bởi phù sa màu mỡ, sông Tiền cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt
và rừng xanh đã hình thành hệ sinh thái đa dạng, tạo nên những cảnh quan đặc sắc, hấp dẫn.
Bên cạnh đó, nhờ có sự cộng cư lâu đời của bốn dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và Chăm chứa
đựng một bề dày văn hóa tín ngưỡng, tâm linh đa dạng, giàu bản sắc. Điều này thể hiện rõ
qua các di tích văn hóa lịch sử, văn hóa ẩm thực, lễ hội, làng nghề truyền thống và sinh hoạt
tín ngưỡng trong cộng đồng mang đậm bản sắc và “tính cách con người Phương Nam”.
Một trong những địa điểm thu hút khách du lịch ven sông Tiền đó là huyện Cái Bè.
Nằm ven sông Tiền với cảnh quan nên thơ, hữu tình của hệ thống sông rạch uốn quanh, xen
lẫn những vườn cây ăn trái, cùng các làng nhà cổ, Cái Bè là một trong những địa phương có
lợi thế để phát triển du lịch.
Huyện Cái Bè nằm ở tả ngạn dòng sông Tiền, mảnh đất trù phú Cái Bè được mệnh
danh là “vương quốc trái cây” với trên 16000 ha vườn cây ăn trái trĩu quả, xum xuê trải dọc
theo những dải cù lao. Con sông Tiền đi qua địa phận Cái Bè đã tỏa ra nhiều nhánh, bồi đắp
tạo thành những cồn, bãi với hệ sinh thái đặc trưng nên rất hấp dẫn du khách.
Mỗi năm Cái Bè đón gần 100.000 khách du lịch, trong đó hơn 70% là khách nước
ngoài. Năm 2014, có 129.019 lượt khách du lịch đến Cái Bè, trong đó có 114.118 lượt khách
quốc tế. Đây là con số lý tưởng đối với hoạt động du lịch ở địa phương và minh chứng cho
chiến lược khai thác phát triển du lịch của huyện Cái Bè là định hướng hoàn toàn đúng đắn
trong nhiệm vụ phát triển kinh tế địa phương.

24


Hình 2.7 Chợ nổi Cái Bè

Nguồn: Kim Sơn
Đến với Cái Bè, du khách được đi trong màu xanh mát dịu của miệt vườn châu thổ
Cửu Long, tiếp xúc với những người dân đôn hậu và hào phóng, được tham quan chợ nổi
trên sông là một trong những chợ đầu mối lớn nhất miền Tây Nam bộ với nét văn hóa giao
lưu hàng hóa đặc trưng của miền sông nước Cửu Long.
Đặc biệt, du khách sẽ rất thích thú khi được thăm và ở lại đêm tại những ngôi nhà cổ
được xây dựng từ đầu nửa thế kỷ thứ XIX ở xã Đông Hòa Hiệp.Các nhà cổ này được xây
dựng theo cấu trúc nhà truyền thống Nam bộ gồm 5 gian, 3 chái hình chữ đinh cùng các hoa
văn chạm khắc, trang trí công phu.
Các nhà cổ nằm đan xen trong những vườn cây trái xum xuê tạo nên vẻ đẹp dân dã
nhưng thơ mộng và hấp dẫn đối với du khách.Ngoài ra, những di tích lịch sử - văn hóa như
Miếu Hà Dương Thủy Thần, Đình Đông Hòa Hiệp, Đình Ông Lữ, Nhà thờ, Thánh thất Cái
Bè cũng là những địa điểm văn hóa tâm linh tín ngưỡng thu hút lượng khách không nhỏ.Bên
cạnh đó, làng nghề thủ công truyền thống gồm làng nghề cốm, kẹo, bánh phồng…với hương
vị đậm đà, chinh phục du khách khi đến tham quan và nếm thử.
Trên địa bàn huyện hiện có 22 công ty du lịch trong và ngoài tỉnh đặt chi nhánh tại
đây để phục vụ du khách đến Cái Bè tham quan, nghỉ dưỡng (khách quốc tế chiếm hơn 70%)
cho thấy tiềm năng du lịch sinh thái của huyện là rất lớn.
Ngoài Cái Bè còn có Châu Thành - là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với cảnh quan
đa dạng, huyện Châu Thành đã và đang phát triển các điểm du lịch sinh thái miệt vườn khá
thu hút như: xã Tân Phú, thị trấn Châu Thành; các xã ven sông Tiền: Tân Thạch, Phú Túc,
Tiên Thủy, Quới Sơn, An Khánh; các cù lao trên sông như: cồn Phụng, cồn Tiên, cồn Quy…
được Tổng cục Du lịch công nhận là khu du lịch quốc gia, có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, để
lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách, trong đó điểm du lịch Cồn Phụng là điểm du lịch tiêu
biểu được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL công nhận.
25


×