Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp việt nam hiện hành.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.46 KB, 72 trang )

-1-
MỤC LỤC

Lời mở đầu
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI KHOẢN VÀ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN
KẾ TOÁN
1.1 Tài khoản
1.1.1 Khái niệm, ý nghóa tác dụng
1.1.2 Hình thức, kết cấu
1.1.3 Phân loại tài khoản
1.1.4 Phương trình kế toán căn bản, hệ thống kế toán kép và nguyên tắc
ghi Nợ – Có
1.1.5 Cách ghi chép vào các loại tài khoản chủ yếu liên quan đến các yếu tố
của báo cáo tài chính
1.2 Hệ thống tài khoản kế toán
1.2.1 Khái niệm, nội dung
1.2.2 Cơ sở xây dựng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp
1.2.3 Sơ lược một số hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp
Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM
2.1. Lược sử hình thành và phát triển của hệ thống tài khoản kế toán doanh
nghiệp Việt Nam
2.1.1 Giai đoạn 1954 – 1986
2.1.2 Giai đoạn 1986 – 1995
2.1.3 Giai đoạn 1995 – nay
2.2.Thực trạng ban hành và vận dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh
nghiệp Việt Nam
2.2.1 Thực trạng ban hành
-2-
2.2.2 Thực trạng vận dụng
2.3.Đánh giá hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành


2.3.1 Ưu điểm
2.3.2 Nhược điểm
Chương 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN HÀNH
3.1 Quan điểm hoàn thiện
3.1.1 Quan điểm hội nhập
3.1.2 Quan điểm thống nhất
3.1.3 Quan điểm phù hợp
3.1.4 Quan điểm đơn giản, dễ vận dụng
3.2 Cơ sở và nguyên tắc hoàn thiện
3.2.1 Cơ sở hoàn thiện
3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện
3.3 Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp hiện hành
3.3.1 Hoàn thiện về loại tài khoản
3.3.2 Hoàn thiện về nhóm trong từng loại tài khoản
3.3.3 Hoàn thiện các tài khoản trong từng nhóm, từng loại tài khoản
3.4 Kiến nghò
3.4.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kế toán doanh nghiệp
3.4.2 Mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp
3.4.3 Rà soát sắp xếp lại các tài khoản
Kết luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo


-3-
LỜI MỞ ĐẦU

Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp có ý nghóa rất lớn không những đối
với công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp mà còn với các cơ quan quản

lý và các cơ quan hữu quan khác (cơ quan thuế, cơ quan chủ quản, cơ quan thanh
tra,cơ quan kiểm toán) trong việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài
Chính ban hành và áp dụng hiện nay trong các doanh nghiệp ở nước ta mặc dầu
đã có nhiều sửa đổi, cải tiến nhưng vẫn chưa thực sự thống nhất về nội dung và
thể thức, chưa đáp ứng được sự đổi mới của nền kinh tế và phù hợp với thông lệ
quốc tế. Hạn chế này trước hết gây khó khăn, lúng túng cho người làm công tác
kế toán ở doanh nghiệp, sau nữa gây khó khăn cho các cơ quan chức năng cũng
như các cơ quan nghiên cứu và các cơ sở đào tạo kế toán.
Cùng với Luật kế toán và các chuẩn mực kế toán đã và đang được ban hành,
việc hoàn thiện chế độ kế toán doanh nghiệp (trong đó có hệ thống tài khoản) là
một trong những nội dung của chiến lược đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam
giai đoạn 2001 – 2010 đã được Bộ Tài Chính thông qua trong hội nghò kế toán
toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 14/10/2003: “Căn cứ Luật kế toán,
các văn bản hướng dẫn Luật và các chuẩn mực kế toán mới ban hành cần phải
tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện chế độ kế toán doanh nghiệp, chế
độ kế toán nhà nước… phù hợp với xu hướng đổi mới nền kinh tế và hội nhập
quốc tế”.
Cho nên, việc hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác kế toán cũng như các cơ
quan có thẩm quyền và cơ sở đào tạo kế toán, đồng thời góp phần vào chiến
lược đổi mới hệ thống kế toán đến năm 2010 của Bộ Tài Chính, thúc đẩy tiến
-4-
trình hội nhập kế toán với khu vực và thế giới là việc làm có tính thời sự hiện
nay.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm góp phần củng cố, sửa đổi và sắp xếp lại hệ thống tài khoản kế toán
doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam theo hướng phù hợp và đáp ứng yêu cầu
xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý kế toán trong điều kiện nền kinh tế thò
trường đònh hướng XHCN, đa dạng hoá các hình thức sở hữu, các loại hình doanh

nghiệp và mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp yêu cầu hội nhập kinh tế,
hội nhập kế toán đồng thời phù hợp với yêu cầu quản lý vó mô, vi mô của Nhà
nước và của các doanh nghiệp.
ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở lý luận về Tài khoản, hệ thống tài khoản kế toán, nội dung xu
hướng xây dựng hệ thống tài khoản kế toán của các nước, khảo sát thực trạng
ban hành và áp dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo quyết đònh
1141 và 1177 (có sửa đổi bổ sung) nhằm hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán
thống nhất áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp (trừ các ngành nghề đặc thù)
đóng trên lãnh thổ Việt Nam.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp chủ yếu sử dụng là phép biện chứng duy vật và biện chứng lòch
sử về các vấn đề trong mối liên hệ phổ biến trong sự vận động và phát triển,
đồng thời kết hợp phương pháp logic, phân tích, đánh giá, so sánh, đối chiếu và
tổng hợp.




-5-
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI KHOẢN VÀ
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
1.1.Tài khoản
1.1.1.Khái niệm, ý nghóa tác dụng
Báo cáo tài chính của đơn vò kế toán được kế toán viên lập theo đònh kỳ
là phương tiện truyền đạt thông tin về tình hình tài chính, tình hình và kết qủa
hoạt động kinh doanh của đơn vò kế toán cho các đối tượng sử dụng trong việc ra
các quyết đònh kinh tế. Các yếu tố của báo cáo tài chính được lập bằng cách
tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có cùng tính chất kinh tế. Nên, nếu

xem báo cáo tài chính là sản phẩm đầu ra của kế toán thì nguyên liệu đầu vào
chính là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Nghiệp vụ kinh tế là những sự kiện ảnh hưởng đến tình hình tài chính của
đơn vò kế toán; hoặc cụ thể hơn, nghiệp vụ kinh tế là những hoạt động phát sinh
cụ thể làm tăng, giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản của đơn vò kế toán.
Có thể có hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn nghiệp vụ kinh tế phát sinh
hằng ngày trong đơn vò kế toán. Với khối lượng lớn như thế, làm sao để có thể
tổng hợp các nghiệp vụ có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo
tài chính một cách chính xác, đầy đủ mà lại dễ dàng nhanh chóng, kòp thời phục
vụ cho các đối tượng sử dụng? Sau khi thu thập dưới dạng các chứng từ hoá đơn
hợp lệ hợp pháp, kế toán viên gom các nghiệp vụ kinh tế (căn cứ vào nội dung
cụ thể trên các chứng từ hoá đơn) có cùng tính chất hoặc nội dung kinh tế lại với
nhau và ghi vào trang sổ hay tấm thẻ. Có thể có nhiều trang sổ hay tấm thẻ được
sử dụng để lưu trữ tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vò kế toán
theo thứ tự thời gian. Sắp xếp các trang sổ hay tấm thẻ lại với nhau thành quyển
sổ. Các trang sổ hay tấm thẻ này gọi là tài khoản, quyển sổ gọi là sổ Cái tài
-6-
khoản hay gọi tắt là sổ cái. Như vậy, tài khoản là trang sổ lưu trữ các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh có cùng tính chất hoặc nội dung kinh tế hay nói khác hơn, tài
khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh có cùng nội dung kinh tế . Để dễ phân biệt, mỗi tài khoản được đặt một cái
tên hay được đánh số hiệu. Thông thường, tên phải ngắn gọn, dễ hiểu, mô tả
được nội dung kinh tế đặc trưng của các nghiệp vụ kinh tế được lưu trữ vào tài
khoản đó, số hiệu được đánh theo một trật tự nhất đònh và dễ nhận biết. Tuỳ
theo quy đònh trong chế độ kế toán của từng quốc gia mà tên và số hiệu của tài
khoản bắt buộc phải thống nhất theo hướng dẫn hoặc bản thân mỗi đơn vò kế
toán tự đặt tên và kí hiệu theo ý riêng.
1.1.2 Hình thức, kết cấu
Phép biện chứng duy vật khẳng đònh rằng, mỗi sự vật hiện tượng trong thế
giới đều là một thể thống nhất của các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng

đối lập nhau. Nghiệp vụ kinh tế là sự kiện làm thay đổi tình hình tài chính, cụ
thể là làm tăng, giảm tài sản và nguồn hình thành tài sản của đơn vò kế toán.
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo một trong hai khuynh hướng đối lập nhau là
làm tăng hoặc làm giảm tài sản hoặc nguồn hình thành tài sản. Nên mỗi tài
khoản (trang sổ) dùng để lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng nội dung
cũng phải thể hiện được tính hai mặt để phản ánh hai khuynh hướng đối lập
nhau của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên hình thức của tài khoản phải gồm
hai bên hoặc hai phần. Mặc khác, theo qui luật âm _ dương trong triết học Trung
hoa cổ đại, bản chất của mỗi sự vật hiện tượng được thể hiện ra bên ngoài dưới
hình thức những cặp từ đối lập nhau nên hai bên của tài khoản có thể được gọi là
bên trái - bên phải, hoặc bên Nợ - bên Có (tiếng Anh).
-7-
Thông thường người ta gọi bên trái là bên Nợ, bên phải là bên Có. Nợ, Có
là thuật ngữ kế toán xuất phát từ “Debit” (viết tắt là Dr, tiếng Latinh là Debere)
và “Credit“ (viết tắt là Cr, tiếng Latinh là Credere)
Hình thức đơn giản nhất của một tài khoản được sử dụng trong học tập và
nghiên cứu là tài khoản dưới dạng chữ T (gọi tắt tài khoản là chữ T) gồm 3
phần: Tên tài khoản (ghi bên trên chữ T); bên trái chữ T gọi là bên Nợ; bên phải
chữ T gọi là bên Có
Nợ Tên tài khoản Có
Bên trái Bên phải

Như vậy, bất cứ một nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào được lưu trữ vào bên
trái của tài khoản là một phát sinh Nợ hay còn gọi là bút toán ghi Nợ. Và ngược
lại; bất cứ một nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào được lưu trữ vào bên phải của tài
khoản là một phát sinh Có hay còn gọi là bút toán ghi Có.
Trong thực tế, hình thức của tài khoản dưới dạng trang sổ trong sổ cái dùng để
lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng loại như sau:

TÀI KHOẢN : ………..


Chứng từ Số tiền
Số Ngày

Diễn giải
Tài
khoản
đối ứng
Nợ Có
Ghi chú

Số dư đầu kỳ :
Số phát sinh trong kỳ :
……
……
……
Tổng số phát sinh trong kỳ :
Số dư cuối kỳ :



-8-
Nội dung của các cột như sau:
• Cột chứng từ: ghi số, ngày của chứng từ minh chứng cho các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh mà kế toán phải thu thập.
• Cột diễn giải: Nội dung tóm tắt của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ
kế toán.
• Cột tài khoản đối ứng: Tên tài khoản đối ứng còn lại có liên quan trong nội
dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
• Cột số tiền : số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào bên trái

(Nợ) hoặc bên phải (Có) của tài khoản này.
• Số dư của tài khoản:
Số dư là số chênh lệch giữa tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của
tài khoản, nếu tổng phát sinh Nợ lớn hơn tổng số phát sinh Có thì tài khoản có
dư Nợ. Và ngược lại, nếu tổng phát sinh Có lớn hơn tổng phát sinh Nợ thì tài
khoản có dư Có. Công thức xác đònh số dư của tài khoản như sau:
Số dư cuối kỳ = số dư đầu kỳ + tổng số phát sinh tăng - tổng số phát sinh giảm
Trong đó:
- Số dư đầu kỳ: Số hiện có vào đầu kỳ trên tài khoản (bằng (=) số dư cuối
kỳ trước)
- Số dư cuối kỳ: Số hiện còn vào cuối kỳ trên tài khoản.
- Số phát sinh tăng, số phát sinh giảm của tài khoản sẽ đề cập ở 1.1.5 –
Cách ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các loại tài khoản.
1.1.3 Phân loại tài khoản
Phân loại tài khoản là việc sắp xếp các tài khoản vào từng loại, từng nhóm
theo những tiêu thức khác nhau. Tuỳ theo các tiêu thức mà có các cách phân loại
như sau:
1.1.3.1 Theo nội dung kinh tế
Các tài khoản được phân thành 03 loại:
+ Loại tài khoản tài sản: dùng để lưu trữ tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh có nội dung kinh tế làm tăng, giảm tài sản của đơn vò kế toán.
+ Loại tài khoản nguồn vốn: dùng để lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
có nội dung kinh tế làm tăng, giảm nguồn vốn của đơn vò kế toán.
+ Loại tài khoản phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh: dùng
để lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế làm tăng, giảm doanh thu, thu nhập, chi phí, giá
vốn và xác đònh kết quả kinh doanh.
Việc phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế giúp đơn vò kế toán lựa chọn
số lượng và loại tài khoản sử dụng trong công tác kế toán của đơn vò mình.
1.1.3.2 Theo công dụng
Các tài khoản được chia thành 3 loại

-9-
+ Loại tài khoản cơ bản: dùng để lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trực
tiếp làm tăng, giảm tài sản và nguồn hình thành tài sản.
+ Loại tài khoản điều chỉnh: được sử dụng để tính toán lại số lượng đã được
lưu trữ trên loại tài khoản cơ bản nhằm cung cấp số liệu xác thực về tình hình tài
chính của đơn vò kế toán tại thời điểm tính toán.
+ Loại tài khoản nghiệp vụ: dùng để tập hợp các số liệu cần thiết sau đó sử
dụng các phương pháp mang tính nghiệp vụ để xử lý các số liệu. Loại này chia
ra làm các nhóm như sau:
• Nhóm tài khoản phân phối: dùng để tập hợp các số liệu sau đó phân
phối cho các tài khoản có liên quan.
• Nhóm tài khoản tính giá thành: dùng để tập hợp các nghiệp vụ kinh tế
liên quan đến chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoặc lao vụ, dòch vụ.
• Nhóm tài khoản so sánh: dùng để xác đònh các chỉ tiêu cần thiết của quá
trình kinh doanh bằng cách so sánh tổng phát sinh nợ và tổng phát sinh có của
tài khoản.
Việc phân loại tài khoản theo công dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tính toán, xác đònh các chỉ tiêu cần thiết cung cấp cho hoạt động quản lý.
1.1.3.3 Theo mối quan hệ với báo cáo tài chính
Các tài khoản được chia thành 3 loại:
+ Loại tài khoản thuộc Bảng cân đối kế toán: dùng để lưu trữ các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh liên quan đến các yếu tố tài sản, nguồn vốn để hình thành nên
Bảng cân đối kế toán (là bảng phản ánh một cách khái quát tình hình tài sản,
nguồn hình thành tài sản của đơn vò kế toán tại một thời điểm).
+ Loại tài khoản thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: dùng để lưu
trữ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các yếu tố doanh thu, thu nhập,
chi phí, giá vốn, xác đònh kết quả kinh doanh để hình thành nên các chỉ tiêu trên
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
-10-
+ Loại tài khoản đặc biệt: dùng để lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

cần phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý của các đối tựơng sử dụng báo
cáo tài chính.
Việc phân loại tài khoản theo mối quan hệ với báo cáo tài chính tạo thuận
lợi cho việc lập, kiểm tra các báo cáo tài chính của đơn vò kế toán.
1.1.3.4 Theo mức độ phản ánh
Cac ùtài khoản được chia thành 02 loại:
+ Loại tài khoản tổng hợp (còn gọi là tài khoản cấp 1): dùng để tập hợp các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp.
+ Loại tài khoản chi tiết (còn gọi là tài khoản cấp 2,3...): dùng để chi tiết
hoá các nghiệp vụ kinh tế đã lưu trữ trên các tài khoản tổng hợp tương ứng rồi.
Việc phân loại tài khoản theo mức độ phản ánh giúp đối chiếu số liệu trên
sổ tổng hợp và sổ chi tiết đảm bảo tính cân đối cho số liệu kế toán.
1.1.4 Phương trình kế toán, hệ thống kế toán kép và nguyên tắc ghi Nợ - Có
1.1.4.1 Phương trình kế toán căn bản
Để tồn tại, bất cứ đơn vò kế toán nào cũng phải có tài sản, đó là những
nguồn lực do đơn vò kế toán kiểm soát và có thể thu được lơò ích kinh tế trong
tương lai. Tài sản có nhiều loại và bất cứ loại tài sản nào cũng được hình thành
từ một hoặc nhiều nguồn nhất đònh, gọi là nguồn vốn. Xét về mặt gía trò thì tổng
tài sản luôn luôn bằng tổng nguồn vốn. Từ đó, ta có phương trình kế toán:
Tài sản = Nguồn vốn (1)
Tài sản được hình thành từ hai nguồn chủ yếu: một là, do người chủ tự bỏ
vốn ra gọi là nguồn vốn chủ sở hữu; hai là, do vay mượn trong quá trình hoạt
động kinh doanh gọi là nợ phải trả. Nợ phải trả được xem là nghóa vụ hiện tại
phát sinh từ các giao dòch và sự kiện trong quá khứ mà đơn vò kế toán phải thanh
toán từ các nguồn lực của mình, vốn chủ sở hữu là giá trò vốn của đơn vò kế toán,
được tính bằng số chênh lệch giữa giá trò tài sản trừ (-) đi nợ phải trả.
-11-
Nên phương trình kế toán có thể viết thành:
Tài sản = Nợ phải trả + nguồn vốn chủ sở hữu (2)
(1) và (2) là hai phương trình kế toán căn bản.

1.1.4.2 Hệ thống kế toán kép và nguyên tắc ghi Nợ, Có
Kế toán kép là phương pháp kế toán căn bản ra đời trong thời kỳ Phục sinh,
lần đầu tiên được trình bày vào năm 1494 trong một cuốn sách toán của Fra
Luca, một tu só dòng Francis.
Kế toán kép dựa trên nguyên tắc lưỡng diện, nghóa là mọi sự kiện kinh tế
phát sinh đều có hai mặt, hai khía cạnh cân đối nhau. Do đó, mỗi nghiệp vụ kinh
tế phát sinh phải được ghi vào tài khoản ít nhất một lần ghi Nợ và một lần ghi
Có và làm thế nào để tổng số tiền bên Nợ và tổng số tiền bên Có cân bằng
nhau.
1.1.5 Cách ghi chép vào các loại tài khoản chủ yếu liên quan đến các yếu
tố của Báo cáo tài chính
Các yếu tố của Báo cáo tài chính gồm: Tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ
sở hữu, doanh thu thu nhập, chi phí giá vốn.
Để có thể tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hình thành nên các yếu
tố của báo cáo tài chính phục vụ cho các đối tượng sử dụng thì sau khi thu thập,
kế toán viên phải xác đònh nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng, giảm đến yếu
tố nào trên báo các tài chính rồi mới lưu trữ bằng cách ghi chép vào các tài
khoản. Căn cứ vào nguyên tắc ghi Nợ, Có trong hệ thống kế toán kép và phương
trình kế toán cơ bản hình thành các cách ghi chép chủ yếu như sau
1.1.5.1 Cách ghi chép vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm
tăng, giảm tài sản
Nhìn vào phương trình kế toán (1) Tài sản = nguồn vốn
Ta thấy : _ Về mặt hình thức : Vế trái là tài sản , vế phải là nguồn vốn
_ Về mặt giá trò : tài sản luôn luôn cân bằng với nguồn vốn
-12-
Khi tài sản tăng lên (vế trái tăng) thì nguồn vốn cũng tăng (vế phải cũng
tăng) và ngược lại. Nên với một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng tài sản nếu
được ghi bên trái - ghi Nợ vào tài khoản chữ T thì một nghiệp vụ kinh tế phát
sinh làm tăng nguồn vốn sẽ được ghi bên phải - Ghi Có vào tài khoản chữ T.
Tài sản = Nguồn vốn

Nợ Có Nợ Có
Phát sinh Phát sinh
tăng tăng
Theo hình thức hai bên của tài khoản, số tăng được ghi một bên, số giảm
được ghi bên còn lại thì nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm tài sản sẽ được ghi
bên phải _ ghi Có, và nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm nguồn vốn sẽ được
ghi bên trái - Ghi Nợ
Tài sản = Nguồn vốn
Nợ Có Nợ Có
Phát sinh Phát sinh Phát sinh Phát sinh
tăng giảm giảm tăng

Vậy, với loại tài khoản tài sản thì số phát sinh tăng ghi bên Nợ, số phát sinh giảm
ghi bên Có; còn với loại tài khoản nguồn vốn thì số phát sinh tăng ghi bên Có, số
phát sinh giảm ghi bên Nợ.
Cách ghi chép trên luôn đảm bảo tính cân đối của phương trình kế toán và
nguyên tắc ghi Nợ - Có trong kế toán kép.
1.1.5.2 Cách ghi chép vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế làm tăng,
giảm Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu
Theo phương trình kế toán (2): Nguồn vốn = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
Nên cách ghi chép các nghiệp vụ kinh tế làm tăng, giảm nợ phải trả và nguồn
vốn chủ sở hữu cũng tương tự cách ghi chép vào nguồn vốn như sau:
-13-
Phát sinh tăng ghi bên Có, phát sinh giảm ghi bên Nợ
Nguồn vốn = Nợ phải trả + nguồn vốn chủ sở hữu
Nợ Có Nợ Có Nợ Có
Phát sinh Phát sinh Phát sinh Phát sinh Phát sinh Phát sinh
giảm tăng giảm tăng giảm tăng
1.1.5.3 Cách ghi chép vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế làm tăng, giảm
doanh thu, thu nhập

Doanh thu, thu nhập là tổng giá trò các lợi ích kinh tế thu được góp phần
làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Do đó, một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm
tăng doanh thu thu nhập cũng đồng thời làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu nên với
một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu được ghi bên
Có thì làm tăng doanh thu thu nhập cũng được ghi Có. Và ngược lại, làm giảm
doanh thu thu nhập ghi Nợ.
Doanh thu , thu nhập
Nợ Có
Phát sinh Phát sinh
giảm tăng
Vậy, với tài khoản doanh thu, thu nhập thì phát sinh tăng ghi bên Có, phát sinh
giảm ghi bên Nợ.
1.1.5.4 Cách ghi chép vào tài khoản các nghiệp vụ làm tăng giảm chi phí
Chi phí là tổng các khoản làm giảm lợi ích kinh tế dưới dạng các khoản
tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm
giảm nguồn vốn chủ sở hữu. Nên, nếu một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm
tăng chi phí nghóa là làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu do đó cách ghi chép
nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng chi phí sẽ ngược lại với cách ghi chép vào
nguồn vốn chủ sở hữu, nghóa là:
Chi phí , giá vốn
Nợ Có
Phát sinh Phát sinh
tăng giảm

Vậy, với tài khoản chi phí, giá vốn thì phát sinh tăng ghi bên Nợ, phát sinh giảm
ghi bên Có.
-14-
1.2 Hệ thống tài khoản kế toán
1.2.1 Khái niệm, nội dung
1.2.1.1 Khái niệm

Để có thể tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế cùng tính chất một cách khoa học,
hình thành các yếu tố trên Báo cáo tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu của các đối
tượng sử dụng một cách kòp thời, mỗi đơn vò kế toán có thể sử dụng nhiều tài
khoản khác nhau. Sắp xếp tất cả các tài khoản mà đơn vò kế toán sử dụng theo
một trật tự nhất đònh tạo thành một bảng hệ thống tài khoản kế toán.
Hệ thống tài khoản kế toán là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chế độ kế
toán của mỗi đơn vò kế toán nói riêng và mỗi quốc gia nói chung. Tuỳ theo yêu
cầu quản lý kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, mà nhà nước của quốc gia đó
ban hành hệ thống tài khoản kế toán áp dụng thống nhất cho tất cả các đơn vò kế
toán, hoặc đơn vò kế toán căn cứ vào qui mô, đặc điểm yêu cầu quản lý tự xây
dựng hệ thống tài khoản riêng phù hợp các chuẩn mực kế toán quốc gia hoặc
quốc tế.
1.2.1.2 Nội dung cơ bản
Nội dung cơ bản của hệ thống tài khoản kế toán bao gồm:
- Tên gọi, số hiệu của tất cả các tài khoản được sử dụng để lưu trữ toàn bộ
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vò kế toán
- Nội dung, công dụng, kết cấu và cách ghi chép trên từng tài khoản.
- Các quy đònh và hướng dẫn nghiệp vụ.
1.2.2 Cơ sở xây dựng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp
Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán dựa trên các cơ sở sau đây:
1.2.2.1 Cơ sở kinh tế
Yếu tố kinh tế có tác động trực tiếp và nhiều nhất đối với kế toán, đó là
nơi phát sinh các hoạt động kinh tế, yêu cầu quản lý cung cấp cho kế toán thước
đo tiền tệ để đo lường tài sản và nguồn vốn nên nói chung mỗi biến đổi của nền
kinh tế luôn đòi hỏi phải có những thay đổi tương thích của hệ thống tài khoản
kế toán đáp ứng yêu cầu ghi nhận xử lý và cung cấp thông tin cho các đối tượng
sử dụng. Ngoài đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, lạm phát, giải thể, phá
sản, thò trường chứng khoán, các loại hình doanh nghiệp thì nền kinh tế cơ chế
quản lý kinh tế, cách thức kiểm soát nền kinh tế và thuế là các yếu tố cơ bản
của cơ sở kinh tế.

Nền kinh tế là một hệ thống các quan hệ kinh tế và tuỳ theo các quan hệ
kinh tế giữa các chủ thể mà xác lập các nền kinh tế khác nhau. Để quản lý nền
kinh tế phải dựa trên cơ sở của một cơ chế quản lý thích hợp.
-15-
Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung là nền kinh tế dựa trên cơ sở chế độ
sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Nhà nước xây dựng và quản lý nền kinh tế
theo môt kế hoạch thống nhất từ trung ương đến cơ sở, các doanh nghiệp hoạt
động dựa trên các chỉ tiêu kế hoạch cấp trên đề ra, hiệu quả hoạt động được
đánh giá theo mức độ hoàn thành kế hoạch và kết quả thực hiện chế độ hạch
toán kinh tế. Với đặc trưng như vậy đòi hỏi việc xây dựng hệ thống tài khoản kế
toán phải được tổ chức trên cơ sở các nguyên tắc đại chúng, công khai, đơn giản,
rõ ràng và đầy đủ. Minh hoạ hệ thống tài khoản kế toán được xây dựng theo yêu
cầu kế hoạch hoá tập trung là hệ thống tài khoản được bộ tài chính Việt Nam
ban hành theo quyết đònh 425 TC/CĐKT ngày 14/12/1970 (xem phụ lục 1.1). Hệ
thống tài khoản kế toán này gồm 11 loại ( với 99 tài khoản cấp 1) và một loại
đặc biệt (9 tài khoản cấp 1). Chỉ có loại tài sản cố đònh nói chung còn nguồn vốn
chủ yếu là vốn ngân sách cấp.
Nền kinh tế thò trường là nền kinh tế mà trong đó quan hệ kinh tế giữa
các chủ thể được biểu hiện qua mua bán hàng hoá, dòch vụ trên thò trường. Trong
đó thái độ ứng xử của từng chủ thể kinh tế hướng vào lợi nhuận theo sự dẫn dắt
của giá cả thò trường, tất cả các quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá, các yếu tố
nhân tài vật lực đều là hàng hoá, tự doa sở hữu tự do kinh doanh, tự do cạnh
tranh trong khuôn khổ luật pháp, sản xuất và bán sản phẩm theo quan hệ cung
cầu. Yêu cầu quản lý trong cơ chế thò trường đòi hỏi hệ thống tài khoản phải
được xây dựng trên nguyên tắc linh hoạt, thiết thực và đầy đủ. Hệ thống tài
khoản kế toán Mỹ là một điển hình (xem phụ lục 1.2). Hệ thống này được chia
làm 6 loại tương ứng với các yếu tố của nền kinh tế thò trường là tài sản , nợ phải
tra,û nguồn vốn chủ sở hữu , doanh thu, chi phí và lãi lỗ.
Nền kinh tế thò trường có sự quản lý của nhà nước là nền kinh tế hỗn hợp
vừa có cơ chế tự điều chỉnh của thò trường vừa có cơ chế quản lý điều tiết của

-16-
nhà nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đảm bảo sự thống nhất giữa tăng
trưởng kinh tế với ø công bằng và tiến bộ xã hội. Cơ chế tự điều chỉnh của thò
trường thực hiện thông qua giá cả thò trường , cung cầu hàng hoá và cạnh tranh.
Cơ chế quản lý điều tiết của nhà nước thực hiện thông qua hệ thống luật pháp
về lao động, tài sản, kinh tế, xã hội bằng công cụ kế hoạch ở tầm vó mô, bằng
đòn bẩy tài chính tiền tệ tín dụng giá cả và thuế. Hệ thống tài khoản ban hành
theo quyết đònh 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày f01/11/1995 của Việt Nam là một ví
dụ của hệ thống tài khoản trong nền kinh tế thò trường có sự quản lý của nhà
nước.
(Xem phụ lục 1.3)
Cách thức kiểm soát nền kinh tế: Ở mỗi quốc gia, trong một giai đoạn
lòch sử nhất đònh thường có một cách thức kiểm soát chủ đạo. Có thể kiểm soát
nền kinh tế thông qua thò trường chứng khoán, kế hoạch hoá tập trung, hệ thống
ngân hàng, luật thuế , luật phá sản … Cách thức kiểm soát nền kinh tế cũng chi
phối chế độ hệ thống kế toán ở các quốc gia. Chẳng hạn, hệ thống kế toán Mỹ,
Anh không do nhà nước qui đònh, việc kiểm soát của nhà nước được thực hiện
thông qua việc giải thích hướng dẫn các mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp…
Còn ở một số nước khác thì nhà nước có vai trò kiểm soát kế toán quy đònh hệ
thống chế độ kế toán như Pháp , Trung Quốc, …
Thuế: Là một công cụ quan trọng của nhà nước dùng để quản lý nền kinh
tế, tham gia điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp , tập đoàn dân cư và các cá
nhân trong xã hội, là đòn bẩy khuyến khích hoặc hạn chế các hoạt động sản
xuất kinh doanh, là công cụ động viên thu nhập quốc dân phục vụ lợi ích công
cộng. Ở các quốc gia có thò trường chứng khoán đóng vai trò quan trong nền
kinh tế thì lợi nhuận chòu thuế và lợi nhuận kế toán tách biệt nhau, còn ở các
quốc gia thò trường chứng khoán đóng vai trò khiêm tốn thì lợi nhuận kế toán và
lợi nhuận chòu thuế là một.
-17-
1.2.2.2 Cơ sở chính trò

Hệ thống kế toán được xây dựng dựa trên cơ sở thể chế chính trò của một
quốc gia. Tuỳ thuộc vào cách thức khác nhau trong sử dụng quyền lực, quan
niệm khác nhau về lợi nhuận và chi phí cũng hình thành nên các hệ thống tài
khoản kế toán khác nhau. Chẳng hạn, chủ nghóa tư bản Keyne ( thế kỷ XX) nội
dung tài khoản được xây dựng trong đó nội dung của chi phí không có thuế
nhưng có chi phí vốn, chỉ tính siêu lợi nhuận so với lợi nhuận bình quân; Chủ
nghóa tư bản nhà nước ( Liên Xô cũ ) nội dung của chi phí không có thuế và các
khoản lãi, mà đó là một phần lợi nhuận của hoạt động kinh doanh và là một yếu
tố cấu thành khi phân chia lợi nhuận; Còn chủ nghóa xã hội ( Việt Nam) thì lợi
nhuận chòu thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận kế toán giống nhau, yếu tố
chi phí không gồm thuế thu nhập doanh nghiệp mà thuế này nằm trong lợi
nhuận.
1.2.2.3 Cơ sở pháp lý
Tại các quốc gia có luật kế toán nằm trong luật quốc gia (chẳng hạn Việt
Nam, Pháp, Trung Quốc …) thì hệ thống tài khoản kế toán nói chung phải hoàn
toàn tuân thủ các điều khoản ghi trong bộ luật, mọi vi phạm đều làm cho công
việc kế toán trở thành phi pháp. Việc tuân thủ các điều luật sẽ làm cho hệ
thống tài khoản kế toán thực sự hữu ích, có giá trò cho các đối tượng sử dụng.
Tại các quốc gia chưa có luật kế toán do đó tính tuân thủ chưa nghiêm, điều này
làm hạn chế giá trò của hệ thống tài khoản kế toán.
1.2.2.4 Cơ sở văn hoá, giáo dục, xã hội
Đây là yếu tố tác động đáng kể đến việc xây dựng hệ thống tài khoản kế
toán hiện nay. Yếu tố về văn hoá giáo dục xã hội được biểu hiện qua khả năng
nhận thức, trình độ hiểu biết, khả năng vận dụng lý thuyết, chế độ kế toán áp
dụng vào công tác kế toán của từng quốc gia hoặc từng đơn vò kế toán.

-18-
1.2.2.5 Xu hướng xây dựng hệ thống tài khoản kế toán của các quốc gia
Nhìn chung, trên thế giới có hai xu hướng xây dựng hệ thống tài khoản kế toán:
Xu hướng 1: Doanh nghiệp tự xây dựng hệ thống tài khoản, trên cơ sở các chuẩn

mực kế toán quốc tế hoặc quốc gia
Chuẩn mực kế toán là những quy đònh và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung,
phương pháp và thủ tục kế toán căn bản, làm cơ sở ghi chép kế toán và lập Báo
cáo tài chính nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực
trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo xu hướng này, trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế hoặc quốc gia,
các doanh nghiệp căn cứ vào quy mô, lónh vực hoạt động và yêu cầu quản lý của
đơn vò mình để tự thiết kế một hệ thống tài khoản kế toán riêng với tên gọi, số
hiệu, nội dung , công dụng, kết cấu từng tài khoản, các quy đònh cũng như các
ghi chép nghiệp vụ. Hệ thống tài khoản kế toán xây dựng theo xu hướng này có
ưu điểm là tạo khả năng tư duy năng động cho kế toán viên, nhưng có nhược
điểm là gây khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra, tổng hợp thông tin, bồi
dưỡng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Tiêu biểu cho xu hướng này là hệ thống kế toán của các nước Anh, Mỹ.
Xu hướng 2: Nhà nước xây dựng và ban hành hệ thống tài khoản kế toán
Trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán do cơ quan có thẩm quyền ban hành, mỗi
doanh nghiệp tự lựa chọn tài khoản với tên gọi , số hiệu, kết cấu, nội dung và
quy đònh ghi chép nghiệp vụ phù hợp với đặc điểm loại hình, quy mô và yêu cầu
quản lý để áp dụng. Hệ thống tài khoản xây dựng theo xu hướng này có ưu điểm
là tạo thuận lợi trong công tác quản lý kinh tế xã hội ở tầm vó mô nhưng hạn chế
tư duy năng động sáng tạo của kế toán viên.
Tiêu biểu cho xu hướng này là hệ thống kế toán Pháp, Trung Quốc , Việt Nam


-19-
1.2.3 Sơ lược một số hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp áp dụng ở các
quốc gia
1.2.3.1 Hệ thống tài khoản kế toán Mỹ
Hệ thống kế toán Mỹ không có một hệ thống tài khoản thống nhất về tên
gọi và số hiệu bắt buộc sử dụng trong tất cả các doanh nghiệp. Thực tế, các

doanh nghiệp căn cứ vào các chuẩn mực kế toán và đặc điểm cụ thể của doanh
nghiệp về lónh vực kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý để
lựa chọn các tài khoản sử dụng riêng cho doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp tự
đặt tên cho tài khoản và số hiệu của chúng.
Theo hệ thống tài khoản Mỹ dưới đây (xem phụ lục 1.2), các tài khoản
được xắp xếp vào 6 loại, tương ứng với từng yếu tố trong báo cáo tài chính: Loại
1 – Tài sản; loại 2 – Nợ phải trả; Loại 3 – Nguồn vốn chủ sở hữu; Loại 4 –
Doanh thu; Loại 5 – Chi phí; Loại 6 – Lãi lỗ. Mỗi loại tài khoản được chia
thành nhiều nhóm tài khoản khác nhau. Mỗi nhóm tài khoản cũng được xây
dựng thành những tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết. Mỗi tài khoản được
ký hiệu tối thiểu 3 chữ số, không hạn chế các chữ số hiệu (có thể có 4, 5 … chữ
số). Số hiệu được đánh theo một nguyên tắc nhất quán dựa vào mức độ tổng hợp
hoặc chi tiết theo từng nội dung kinh tế được ghi vào tài khoản.
Tuy nhiên, tuỳ theo yêu cầu quản lý cụ thể, mỗi nhóm tài khoản được
đánh số hiệu khác nhau, và số hiệu của mỗi tài khoản được đánh số hiệu trong
giới hạn quy đònh cho nhóm tài khoản đó. Ví dụ, một tài khoản có thể được đánh
số hiệu là 3 số từ 100 đến 199 hoặc 4 chữ số từ 1000 đến 1999.
Nói chung, việc xây dựng hệ thống tài khoản ở Mỹ có cách gọi tên, đánh
số hiệu của các tài khoản đơn giản, chặt chẽ, dễ làm, có khả năng linh hoạt cao
tạo khả năng tư duy sáng tạo cho kế toán viên.

-20-
1.2.3.2 Hệ thống tài khoản kế toán Pháp
Hệ thống tài khoản kế toán đầu tiên ở Pháp được ban hành năm 1947, sau đó
được sửa đổi bổ sung rất nhiều vào năm 1957, được xét dêt lại toàn bộ vào
năm 1982 (do hội đồng quốc gia về kế toán soạn thảo và được phê chuẩn theo
nghò đònh ngày 27/4/1982 của Bộ Kinh tế Tài chính).
Hệ thống tài khoản năm 1982 được chia thành 09 loại, mỗi loại có nhiều tài
khoản tổng hợp và chi tiết căn cứ vào nội dung kinh tế của các nghiệp vụ kinh
tế. (Xem phụ lục 1.4 và 1.5)

- Tài khoản loại 1 đến loại 8: Thuộc kế toán tài chính
- Tài khoản loại 9: Thuộc kế toán quản trò
Trong phạm vi kế toán tài chính , được chi tiết như sau:
+ Tài khoản từ loại 1 đến loại 5: các tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán
+ Tài khoản loại 6, loại 7: Các tài khoản quản lý
+ Tài khoản loại 8: Các tài khoản đặc biệt
Trong phạm vi kế toán quản trò được sử dụng tài khoản loại 9. Các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh được phản ánh vào các tài khoản này theo những tiêu chuẩn
riêng.
1.2.3.3 Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam bao gồm 10 loại, trong từng
loại gồm nhiều nhóm, từng nhóm gồm nhiều tài khoản cấp 1, tuỳ theo yêu cầu
quản lý một tài khoản cấp 1 có thể có nhiều loại tài khoản cấp 2, một số tài
khoản cấp 2 thêm tài khoản cấp 3. Các ngành hoặc doanh nghiệp dựa vào đặc
điểm và yêu cầu quản lý của đơn vò mình có thể mở thêm các tài khoản chi tiết
cấp 3,4 .... cho phù hợp. Số hiệu tài khoản qui đònh trong hệ thống tài khoản kế
toán thống nhất là hệ thống 3 số đối với tài khoản cấp 1, 4 số đối với tài khoản
cấp 2, 5 số đối với tài khoản cấp 3. Nguyên tắc đánh số hiệu như sau:

_ Chữ số đầu tiên thể hiện loại tài khoản
_ Chữ số thứ 2 thể hiện nhóm tài khoản
_ Chữ số thứ 3 dùng để chỉ thứ tự của từng tài khoản kế toán cấp 1
_ Chữ số thứ 4 dùng để chỉ các TK kế toán cấp 2 (chi tiết hoá cho TK cấp 1)
_ Chữ số thứ 5 dùng để chỉ các TK kế toán cấp 3 (chi tiết hoá cho TK cấp 2)

Ngoài 9 loại tài khoản được dùng để tổng hợp các yếu tố trên bảng cân đối kế
toán và bảng kết qủa hoạt động kinh doanh , còn có tài khoản loại 0 được dùng
để lưu trữ một số nội dung kinh tế đặc biệt theo yêu cầu của quản lý , sử dụng
tài sản của đơn vò kế toán (xem phụ lục số 1.2)
-21-


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN
KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.1. Lược sử hình thành và phát triển
Lòch sử là tấm gương để nhìn lại quá khứ và là kim chỉ nam giúp ta thấy
được xu hướng phát triển tất yếu trong tương lai.
Từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (02/09/1945) đến
nay, cùng với sự phát triển của đất nước, hệ thống tài khoản kế toán doanh
nghiệp Việt Nam nói riêng và hệ thống chế độ kế toán nói chung không ngừng
phát triển và hoàn thiện. Quá trình phát triển của hệ thống tài khoản kế toán
doanh nghiệp Việt Nam có thể tạm chia thành 3 giai đoạn sau:
2.1.1.Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1986
Sau khi giành được độc lập (1945) cho đến những năm đầu của cuộc
kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), kế toán nước ta chỉ đơn thuần là việc
ghi chép thu chi sơ khai trong các công xưởng, kho thóc, các cơ sở kinh tế nhỏ
của Nhà nước. Năm 1948, lần đầu tiên Bộ Tài Chính ban hành “thể lệ thu chi và
kế toán đại cương của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”. Hoà bình lập lại
(1954) cùng với việc tiếp quản cơ sở kinh tế do chế độ phong kiến để lại, các xí
nghiệp và tổ chức kinh tế của Nhà nước lần lượt ra đời, hình thành dần hệ thống
kinh tế quốc doanh đòi hỏi cấp thiết phải có hệ thống, chế độ kế toán đầy đủ,
đồng bộ hơn. Ngày 11/10/1986, thay mặt thủ tướng chính phủ, phó thủ tướng
Phan Kế Toại đã ký nghò đònh số 1076 – TTG thành lập “Vụ chế độ kế toán”
thuộc Bộ Tài Chính, từ đó các “chế độ kế toán công, chế độ kế toán công
nghiệp, chế độ kế toán kiến thiết cơ bản” (1957), “điều lệ tổ chức kế toán nhà
nước” (Nghò đònh 175 CP); “chế độ kế toán vật liệu, kho hàng hoá, tài sản cố
-22-
đònh, kiểm kê kho…” trong những năm 1960 lần lượt ra đời và hệ thống kế toán
kép cũng bắt đầu được áp dụng (theo hệ thống tài khoản kế toán Trung Quốc).
Đến năm 1970, do yêu cầu cải tiến tổ chức quản lý xí nghiệp phục vụ

công cuộc khôi phục kinh tế, sau chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc
Mỹ, được sự trợ giúp của các chuyên gia Liên Xô cùng lớp cán bộ trẻ được đào
tạo ở nước ngoài về, hệ thống tài khoản kế toán thống nhất trong thời kỳ kinh tế
bao cấp lần đầu tiên được ban hành theo quyết đònh số 425 TC – CĐKT ngày
01/12/1970 và được áp dụng thống nhất trong tất cả các xí nghiệp, cơ sở kinh tế
ở miền Bắc.
Hệ thống tài khoản kế toán này gồm 9 loại, được tóm tắt như sau:
- Loại 1: Tài sản cố đònh; số hiệu từ 01 đến 03
- Loại 2: Dự trữ sản xuất; số hiệutừ 04 đến 09
- Loại 3:Chi phí sản xuất; số hiệu từ 20 đến 26
- Loại 4: Thành phẩm, hàng hóa và tiêu thụ; số hiệu từ 40 đến 49
- Loại 5: Vốn bằng tiền; số hiệu từ 50 đến 55
- Loại 6: Thanh toán; số hiệu từ 60 đến 79
- Loại 7: Nguồn vốn, vốn trích; số hiệu từ 80 đến 89
- Loại 8: Vay ngân hàng và các khoản cấp phát; số hiệu từ 90 đến 94
- Loại 9: Lãi và lỗ; số hiệu 99
(Xem bảng chi tiết ở phụ lục 1.1)
Năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, hệ
thống tài khoản kế toán năm 1970 được hướng dẫn áp dụng chung cho cả nước.
Đặc điểm cơ bản của hệ thống tài khoản kế toán trong giai đoạn này là các tài
khoản được sử dụng nhằm cung cấp thông tin một cách chi tiết để phục vụ cho
nhu cầu kế hoạch hóa và quản lý toàn diện nền kinh tế. Trong hệ thống tài
khoản kế toán này chưa phân biệt rõ các tài khoản thuộc về các báo cáo kế
-23-
toán khác nhau, quy đònh hạch toán các tài khoản thuộc quá trình kinh doanh
chưa rõ ràng gây khó khăn cho quá trình ghi chép và kiểm tra kế toán.
Từ đầu những năm 1980, nền kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn do cơ
chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp ngày càng bộc lộ những nhược điểm và là
rào cản cho sự phát triển kinh tế xã hội, hạn chế tính chủ động sáng tạo trong
sản xuất, kinh doanh và do đó kìm hãm sự phát triển của sản xuất. Ngoài ra cơ

chế cấp bù lỗ đã gây ra tính ỷ lại của các doanh nghiệp, và không tạo động lực
thúc đẩy doanh nghiệp phát huy tính năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh
doanh. Nhận thấy những nhược điểm như vậy, đến năm 1986, Nhà nước chủ
trương đổi mới kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ
chế quản lý kinh tế phù hợp với sự vận động của các quy luật kinh tế khách
quan để phát huy tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất
phát triển. Cùng với sự thay đổi của cơ chế quản lý kinh tế thì hệ thống kế toán
doanh nghiệp nói chung và hệ thống tài khoản kế toán nói riêng cũng phải được
thay đổi cho phù hợp.
2.1.2.Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995
Đây là giai đoạn đầu đổi mới công tác kế toán từ cơ chế tập trung bao cấp sang
cơ chế kinh tế thò trường. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1986, do sai lầm
trong tổng điều chỉnh giá – lương – tiền (1985) của Nhà nước, chủ trương phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần và mở cửa nền kinh tế đã được Đại Hội
Đảng toàn Quốc lần VI (1986) và lần VII (1991) thông qua trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội ở nước ta giai đoạn 1986 -1990 và 1990 -1995. Để phù
hợp với cơ chế hiện hành và đổi mới công tác kế toán, năm 1989, Bộ Tài Chính
ban hành hệ thống tài khoản kế toán thống nhất theo quyết đònh số
212TC/CĐKT ngày 15/12/1989 và được bổ sung theo Thông tư 50TC/CĐKT
ngày 20/10/1990. Hệ thống tài khoản này đã được xây dựng một cách khoa học
hơn so với hệ thống tài khoản kế toán cũ, dựa vào quá trình tái sản xuất (quá
-24-
trình tuần hoàn và luân chuyển của vốn) và tính chất cân đối giữa vốn và nguồn
vốn, giữa chi phí và thu nhập. Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất gồm 41 tài
khoản trong bảng cân đối kế toán và 8 tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán,
các tài khoản trong bảng được chia thành các loại như sau:
- Loại 1: Từ tài khoản 10 đến 11 : Tài sản cố đònh
- Loại 2: Từ tài khoản 20 đến 25 : Dự trữ sản xuất, kinh doanh
- Loại 3: Từ tài khoản 30 đến 38 : Chi phí
- Loại 4: Từ tài khoản 40 đến 48 : Tiêu thụ và kết quả

- Loại 5: Từ tài khoản 50 đến 52 : Vốn bằng tiền
- Loại 6: Từ tài khoản 60 đến 69 : Thanh toán
- Loại 7: Từ tài khoản 70 đến 71 : Thu nhập
- Loại 8: Từ tài khoản 80 đến 84 : Nguồn vốn
- Loại 9: Từ tài khoản 90 đến 92 : Nguồn vốn tín dụng
(Xem chi tiết ở phụ lục 1.2)
Đặc điểm cơ bản của hệ thống tài khoản kế toán nói riêng và hệ thống kế
toán nói chung trong giai đoạn này đã khắc phục những nhược điểm của hệ
thống cũ. Mặt khác, tuy chưa đầy đủ, nhưng hệ thống tài khoản kế toán của thời
kỳ này đã bổ sung thêm các tài khoản để lưu trữ, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế
mới phát sinh về hoạt động liên doanh liên kết, chênh lệch tỷ giá, thuế vốn,
thuế nhà đất, thuế thu nhập… đồng thời bỏ những nội dung không còn thích hợp
với tình hình mới như: khoản ngân sách cấp bù lỗ, chênh lệch giá được ngân
sách cấp bù, thay các khoản thu quốc doanh bằng thuế, tiền gửi ngân hàng
không bắt buộc phải hạch toán riêng biệt như trước… Tuy nhiên, khi nền kinh tế
chuyển hẳn sang cơ chế thò trường và ngày càng phát triển thì hệ thống tài
khoản kế toán trong giai đoạn này lại bộc lộ những tồn tại. Chẳng hạn, không
phản ánh được những loại nghiệp vụ mới phát sinh như các nghiệp vụ liên quan
đến tài sản cố đònh vô hình, tài sản cố đònh thuê tài chính; các hoạt động đầu tư
-25-
tài chính…; chưa phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ kế toán quốc tế phổ biến
như vi phạm tính thận trọng, tính dồn tích, nguyên tắc kỳ kế toán… Những nhược
điểm này làm cho hệ thống tài khoản kế toán nói riêng và hệ thống kế toán nói
chung không đáp ứng được nhu cầu thông tin của những người sử dụng khác
nhau, vì chưa đảm bảo tính trung thực, hợp lý của các thông tin đầu ra trên các
báo cáo tài chính…
2.1.3. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Đây là giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ cơ chế kinh tế nước ta từ cơ chế kế
hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thò trường đònh hướng xã hội chủ nghóa.
Chủ trương lớn trong chính sách phát triển kinh tế xã hội Việt Nam vẫn tiếp tục

được khẳng đònh trong đại hội Đảng lần VIII (năm 1996) và IX (năm 2001) là
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá các hình thức sở hữu, các
loại hình doanh nghiệp và mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây cũng là
giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ công tác kế toán ở nước ta.
Mở đầu giai đoạn này là hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp thống
nhất được Bộ Tài chính ban hành theo quyết đònh 1141-TC/CĐKT ngày
01/11/1995 áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp thuộc mọi lónh vực hoạt
động, mọi thành phần kinh tế kể từ ngày 01/01/1996. Hệ thống tài khoản kế
toán này cũng được chia làm 10 loại, từ loại 1 đến loại 9 được gọi là tài khoản
trong bảng cân đối kế toán và được đánh số từ 111 đến 911, và một loại đặc biệt
là loại 0 được đánh số từ 001 đến 009 gọi là tài khoản ngoài bảng cân đối kế
toán.
Mỗi loại được chia thành nhiều nhóm (được ký hiệu bằng 2 chữ số) khác nhau,
(Xem chi tiết ở phụ lục 1.3)
Để phù hợp với cơ chế chính sách hiện hành, hệ thống tài khoản theo
quyết đònh 1141 này đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần qua các năm sau :

×