Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Khảo sát trường nghĩa trong các sáng tác trước cách mạng tháng tám của nguyễn tuân (2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.17 KB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
---------  --------

VŨ THị HÀ

KHẢO SÁT TRƢỜNG NGHĨA TRONG
SÁNG TÁC TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG
TÁM CỦA NGUYỄN TUÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI, 2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
---------  --------

VŨ THỊ HÀ

KHẢO SÁT TRƢỜNG NGHĨA TRONG
SÁNG TÁC TRƢỚC CÁCH MẠNG CỦA
NGUYỄN TUÂN
Chuyên ngành: Ngôn ngữ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS: ĐỖ THU HƢƠNG

HÀ NỘI, 2016



Lời cảm ơn
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc của mình tới TS. Đỗ Thị Thu
Hƣơng, ngƣời đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, các cô giáo trong tổ Ngôn ngữ
khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi
cho em trong quá trình học tập nghiên cứu.
Xin cảm ơn bạn bè, gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ em hoàn thành
khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Vũ Thị Hà

i


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong khóa luận này là
kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dƣới sự hƣớng dẫn của các
thầy cô giáo, đặc biệt là TS. Đỗ Thị Thu Hƣơng. Những nội dung này
không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai, tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Vũ Thị Hà

ii



Mục lục

Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Lời cam đoan .................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................ iii
Phần mở đầu ..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
1.1. Vài nét về trường nghĩa ............................Error! Bookmark not defined.
1.2. Một số nét về tác giả Nguyễn Tuân ..........Error! Bookmark not defined.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ........................................................................... 2
2.1. Lịch sử nghiên cứu trường nghĩa .............................................................. 2
2.2. Lịch sử nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Tuân từ góc độ ngôn ngữ. ...... 3
3. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 4
3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 5
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................... 5
7. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................. 6
Nội dung ........................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................. 7
1.1. Khái niệm trƣờng nghĩa ............................................................................. 7
1.2. Phân loại trƣờng nghĩa............................................................................... 7
1.2.1. Trường nghĩa dọc ................................................................................... 8
1.2.1.1. Trường nghĩa biểu vật (Trường biểu vật) ............................................ 8


iii


1.2.1.2. Trường nghĩa biểu niệm (Trường biểu niệm) .................................... 10
1.2.2. Trường nghĩa ngang (Trường nghĩa tuyến tính) .................................. 11
1.2.3. Trường nghĩa liên tưởng (Trường liên tưởng) ..................................... 11
1.3. Mối quan hệ giữa trƣờng nghĩa và ngôn ngữ văn chƣơng ...................... 12
1.3.1. Trường biểu vật và ngôn ngữ văn chương ........................................... 12
1.3.2. Trường biểu niệm và ngôn ngữ văn chương......................................... 14
1.3.3. Trường nghĩa ngang và ngôn ngữ văn chương .................................... 15
1.3.4. Trường liên tưởng và ngôn ngữ văn chương ........................................ 15
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2. MIÊU TẢ CÁC TRƢỜNG NGHĨA TRONG CÁC SÁNG TÁC
TRƢỚC CÁCH MẠNG CỦA NGUYỄN TUÂN.......................................... 17
2.1. Trƣờng con ngƣời .................................................................................... 17
2.1.1. Trường nghĩa chỉ tên gọi của con người theo thứ bậc gia đình và
chức vụ, nghề nghiệp ...................................................................................... 22
2.1.2. Trường nghĩa chỉ hoạt động của con người ......................................... 30
2.1.2.1. Trường nghĩa chỉ hoạt động dời chỗ của người ................................ 30
2.1.2.2. Trường nghĩa chỉ hoạt động sử dụng vật gây sát thương của
con người ........................................................................................................ 32
2.1.2.3. Trường nghĩa chỉ hành động nói năng của con người ...................... 33
2.1.3. Trường nghĩa chỉ trạng thái, tâm lý của con người ............................. 35
2.1.4. Trường nghĩa chỉ hinh dáng, điệu bộ của con người ........................... 28
2.1.5. Trường nghĩa chỉ bộ phận cơ thể của con người ................................. 24
2.2. Trƣờng đồ vật .......................................................................................... 39
2.2.1. Trường chỉ đồ dùng sinh hoạt .............................................................. 39
2.2.2. Trường chỉ đồ vật gây sát thương ........................................................ 44
2.2.3. Trường chỉ đồ dùng để thờ ................................................................... 45
2.2.4. Trường chỉ đồ dùng để viết................................................................... 42

2.2.5. Trường chỉ đồ dùng để uống .................Error! Bookmark not defined.

iv


2.3. Trƣờng nghĩa chỉ thiên nhiên cảnh vật. ................................................... 46
2.4. Trƣờng từ ngữ chỉ những thú chơi. ......................................................... 49
Phần kết luận .................................................................................................. 55
Tài liệu tham khảo .......................................................................................... 57

v


Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Đúng nhƣ M.Gorki từng nói “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn
ngữ, công cụ chủ yếu của nó cùng với các sự kiện, hiện tƣợng của cuộc sống
là chất liệu của văn học”.
Mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể ngôn từ do ngƣời nghệ sĩ sáng
tạo ra. Bởi vậy đòi hỏi về tính hệ thống ngôn ngữ của nó là tất yếu. Vì khi
đến với một tác phẩm văn chƣơng, ngƣời đọc bao giờ cũng phải tiếp cận với
thế giới ngôn ngữ và chỉ qua đó họ mới có thể nhận thức đƣợc hệ thống các
sắc điệu cuộc sống đƣợc tái hiện trong tác phẩm cũng nhƣ nắm bắt hệ thống ý
tƣởng của nhà văn. Nhƣ vậy, rõ ràng tính hệ thống là điều kiện tiên quyết cho
sự thành công của mỗi tác phẩm. Tiêu biểu cho hệ thống ngữ nghĩa của từ
ngữ trong tác phẩm văn học là các trƣờng nghĩa. Khi các từ ngữ có sự phù
hợp với nhau về trƣờng nghĩa sẽ tạo ra sự cộng hƣởng về ngữ nghĩa giữa các
từ và ý nghĩa mà hệ thống biểu đạt này chính là điều mà ngƣời nghệ sĩ muốn
gửi gắm.
Xác lập nghiên cứu các trƣờng nghĩa đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc

nghiên cứu nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ nói chung và nghĩa của từ nói
riêng, đồng thời cũng giúp ích rất nhiều trong việc lựa chọn, kết hợp từ để tạo
lời, phục vụ mục đích giao tiếp.
1.2. Nguyễn Tuân là một trong những tác gia tiêu biểu của nền văn học
Việt Nam hiện đại. Phong cách của ông có ảnh hƣởng đến nhiều tầng lớp văn
nghệ sĩ, đặc biệt là những bài học về sự nghiêm túc trong công việc viết văn.
Vấn đề nghiên cứu nội dung, tƣ tƣởng hay nghệ thuật văn chƣơng của nhà văn
là một điều cần thiết.

1


Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân thật xứng đáng ở
tầm cỡ nhà văn lớn. Nói đến ông, ngƣời ta nghĩ ngay đến một sự nghiệp văn
học đồ sộ, rất mực tài hoa và độc đáo. Do vậy, việc nghiên cứu, tiếp cận tác
phẩm của Nguyễn Tuân có thể dựa trên nhiều phƣơng diện: cách thức xây
dựng hình tƣợng nhân vật, các biện pháp thể hiện nghệ thuật… Đề tài khóa
luận này sẽ tìm hiểu các tác phẩm của Nguyễn Tuân trƣớc Cách mạng ở
phƣơng diện ngôn ngữ. Bởi vì tìm hiểu về trƣờng nghĩa trong tác phẩm trƣớc
Cách mạng của Nguyễn Tuân không chỉ có ý nghĩa tích cực trong tiếp nhận
văn chƣơng nói chung mà còn là việc làm cần thiết đối với giáo viên dạy Văn
trong tƣơng lai khi giảng dạy về các tác phẩm của Nguyễn Tuân.
Chính vì lý do đó,chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài:“Khảo sát trường
nghĩa trong các sáng tác trước Cách mạng tháng Tám của Nguyễn Tuân”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
2.1. Lịch sử nghiên cứu trường nghĩa
Vấn đề trƣờng nghĩa đã thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà Việt ngữ
học nhƣ: Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Bùi Minh Toán…
Trong đó, Đỗ Hữu Châu là ngƣời nghiên cứu sớm và có nhiều công trình về
trƣờng nghĩa. Định nghĩa trƣờng nghĩa của ông đƣợc rất nhiều ngƣời chấp

nhận và sử dụng phổ biến: Trƣờng từ vựng là tập hợp từ đồng nhất với nhau
về ngữ nghĩa. Năm 1973, Đỗ Hữu Châu có công trình Trường từ vựng và hiện
tượng đồng nghĩa, trái nghĩa. Trong công trình này, Đỗ Hữu Châu nêu các
hiện tƣợng đồng nghĩa, trái nghĩa của từ thông qua việc phân tích các trƣờng
từ vựng. Năm 1975, Đỗ Hữu Châu tiếp tục trình bày cụ thể về trƣờng và việc
nghiên cứu từ vựng. Các công trình nghiên cứu của Đỗ Hữu Châu đã cung
cấp một hệ thống lý thuyết về trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa.

2


Tuy nhiên tác giả mới chỉ nghiên cứu một số hệ thống từ ngữ tiêu biểu
để minh họa cho lý thuyết về tính hệ thống thuộc cấp độ từ vựng. Những vấn
đề về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa trong tác phẩm văn chƣơng vẫn chƣa có sự
quan tâm và tìm hiểu một cách thỏa đáng.
Nghiên cứu trƣờng nghĩa trong tác phẩm của một hay nhiều tác giả cụ
thể cũng đƣợc sự quan tâm của nhiều ngƣời. Nghiên cứu vấn đề này có một
số công trình nhƣ: Luận án Tiến sĩ “ Đặc điểm trƣờng từ vựng ngữ nghĩa tên
gọi động vật” – Nguyễn Thúy Khanh, năm 1996. Luận văn Thạc sĩ “ Tìm hiểu
trƣờng nghĩa biểu vật trong truyện cƣời dân gian Việt Nam” – Hoàng Đăng
Trị, năm 2015. Luận văn Thạc sĩ “Trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa trong Truyện
Tây Bắc của Tô Hoài” – Phó Thị Hồng Oanh, năm 2013. Khóa luận tốt
nghiệp “Khảo sát trƣờng nghĩa trong tác phẩm viết về ngƣời nông dân của
Nam Cao” – Nguyễn Thị Thoa, năm 2006. Khóa luận tốt nghiệp “Khảo sát
trƣờng nghĩa chiến tranh trong “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh” - Lê
Thị Là, năm 2001. Khóa luận tốt nghiệp “Khảo sát trƣờng từ ngữ trong tác
phẩm của Nguyễn Huy Thiệp” – Nguyễn Thị Hồng, năm 2010. Khóa luận tốt
nghiệp “Khảo sát trƣờng nghĩa màu sắc trong thơ Xuân Quỳnh và Nguyễn
Duy” – Trần Thị Thủy, năm 2011.
2.2. Lịch sử nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Tuân từ góc độ ngôn ngữ.

Cũng ở góc độ ngôn ngữ, qua khảo sát, chúng tôi thấy đã có nhiều khóa
luận tốt nghiệp nghiên cứu về ngôn ngữ trong tác phẩm Nguyễn Tuân. Ví dụ
nhƣ, “ Khảo sát sự hạn chế biểu vật trong văn Nguyễn Tuân” – Trần Thị Hải,
năm 2003; “Tính hệ thống từ ngữ trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn
Tuân” – Nguyễn Thị Ngọc Lan, năm 2015,…Đề tài này đã nghiên cứu tính hệ
thống của từ ngữ trong một số tác phẩm của Nguyễn Tuân. Khóa luận tốt
nghiệp: “ Ngôn ngữ Nguyễn Tuân trong các bài viết về văn học nghệ thuật” –
Đào Thị Hải, năm 2009. Đề tài này đã nghiên cứu ngôn ngữ của Nguyễn Tuân
3


trong các bài viết về văn học để thấy đƣợc ông không những là bậc thầy về
tiếng Việt trong truyện ngắn, tùy bút hay bút kí mà còn là nghệ sĩ tài hoa độc
đáo khi bàn về văn học nghệ thuật. Hay luận văn thạc sĩ: “ Đặc điểm ngôn từ
và giọng điệu nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Tuân trƣớc Cách mạng tháng
Tám năm 1945” - Võ Vân Hà, năm 2009. Luận án này tập trung tìm hiểu đặc
điểm ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật của nhà văn trong toàn bộ truyện
ngắn của ông trƣớc Cách mạng.
Nhƣ vậy, xét ở lĩnh vực ngôn ngữ, các tác phẩm của Nguyễn Tuân đƣợc
nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau. Tất cả những nghiên cứu này đều là
những tƣ liệu rất quý giá để chúng tôi tiếp tục đi sâu tìm hiểu về phong cách
nghệ thuật trong văn ông, đặc biệt là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên,
những nhận xét đánh giá đó chƣa thực sự trở thành một hệ thống toàn diện và
chƣa cos công trình nào khảo sát hiệu quả việc sử dụng trƣờng nghĩa trong
việc biểu hiện chủ đề trong văn Nguyễn Tuân.
Do đó, qua việc tìm hiểu, điều tra, chúng tôi nhận thấy tính chất bổ ích
của vấn đề định nghiên cứu và quyết định lựa chọn đề tài: “Khảo sát trường
nghĩa trong các sáng tác trước Cách mạng của nhà văn Nguyễn Tuân”.
3. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát, tập hợp từ ngữ trong sáng tác của Nguyễn Tuân,
khóa luận nhằm chỉ ra một số trƣờng từ ngữ đƣợc sử dụng nhiều trong sáng
tác trƣớc Cách mạng của ông, từ đó thấy đƣợc phong cách tài hoa, uyên bác
của Nguyễn Tuân trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Ứng với mục đích nêu trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

4


- Tổng hợp các vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài.
- Khảo sát, thống kê và phân loại ngữ liệu.
- Phân tích và miêu tả một số trƣờng nghĩa trong sáng tác của
Nguyễn Tuân.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng của đề tài này là các trƣờng nghĩa trong các sáng tác trƣớc
Cách mạng của Nguyễn Tuân.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Ngữ liệu đƣợc khảo sát trong các sáng tác trƣớc Cách mạng của
Nguyễn Tuân, tiêu biểu là tập truyện ngắn “ Vang bóng một thời”, “ Chiếc
lƣ đồng mắt cua”, “ Tóc chị Hoài” và hai tập tùy bút: Tùy bút 1 và Tùy bút
2.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp thống kê, phân loại
- Phƣơng pháp phân tích, miêu tả
- Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu
- Phƣơng pháp tổng hợp
6. Đóng góp của khóa luận

- Về mặt lí luận: Khóa luận góp phần làm sáng tỏ lý thuyết về trƣờng
nghĩa, đồng thời làm rõ hơn tính hệ thống từ ngữ trong các tác phẩm văn
chƣơng.
- Về mặt thực tiễn:
5


+ Đề tài góp phần vào việc khai thác những đặc sắc trong tác phẩm
của Nguyễn Tuân về mặt ngôn ngữ, qua đó thấy đƣợc tài năng bậc thầy của
ông trong việc sử dụng ngôn ngữ.
+ Hi vọng khóa luận này sẽ đem lại cho độc giả yêu mến nhà văn
Nguyễn Tuân một cái nhìn toàn diện hơn về tác giả, đồng thời khóa luận có
thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh, sinh viên trong quá trình
xem xét và thẩm định tác phẩm của Nguyễn Tuân.
+ Đề tài khóa luận này sẽ góp phần thiết thực vào việc giảng dạy và
học tập các tác phẩm của Nguyễn Tuân trong nhà trƣờng. Ngƣời giáo viên cần
cho học sinh thấy đƣợc khả năng sử dụng từ ngữ ƣu việt, linh hoạt của nhà
văn.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa
luận đƣợc cấu trúc làm 2 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lí luận
- Chƣơng 2: Miêu tả trƣờng nghĩa trong các sáng tác trƣớc Cách mạng
tháng Tám của Nguyễn Tuân.

6


Nội dung
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm trƣờng nghĩa
Trƣờng nghĩa còn đƣợc gọi là trƣờng ngữ nghĩa hoặc trƣờng từ vựng
ngữ nghĩa. Lý thuyết về trƣờng nghĩa ra đời mấy chục năm gần đây. Tƣ tƣởng
cơ bản của lý thuyết này là khảo sát từ vựng một cách hệ thống. Hiện nay, có
rất nhiều cách hiểu khác nhau về trƣờng nghĩa, song có thể quy về hai khuynh
hƣớng chủ yếu sau:
- Trƣờng nghĩa là toàn bộ các khái niệm mà các từ trong ngôn ngữ
biểu thị.
- Trƣờng nghĩa không phải là phạm vi các khái niệm nào đó nữa mà là
phạm vi của tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về nghĩa.
Kiểu trƣờng nghĩa phổ biến nhất là nhóm từ vựng – ngữ nghĩa. Đỗ Hữu
Châu là ngƣời đầu tiên đƣa ra lý thuyết về trƣờng nghĩa cũng nhƣ những
phạm trù liên quan đến trƣờng nghĩa. Ông đã vận dụng lý thuyết về trƣờng
nghĩa của các tác giả nƣớc ngoài để xây dựng những quan niệm của mình về
trƣờng nghĩa. Trƣớc tiên, trƣờng là một tập hợp bao chứa những đối tƣợng
có tính tƣơng liên với nhau. Tập hợp đó tồn tại một cách khách quan, có mối
liên hệ nội tại chặt chẽ và làm nên một giá trị chung. Đỗ Hữu Châu đã đƣa ra
khái niệm về trƣờng nghĩa nhƣ sau: “Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa đƣợc gọi
là một trƣờng nghĩa. Đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ
nghĩa.” [ 4; 170 ]
1.2. Phân loại trƣờng nghĩa.
7


F.de.Saussure trong giáo trình “Ngôn ngữ học đại cƣơng” đã chỉ ra hai
dạng quan hệ: quan hệ ngang (quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan
hệ ngữ nghĩa) và quan hệ dọc (hay quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình). Theo
hai dạng quan hệ đó có thể có 2 loại trƣờng nghĩa là trƣờng nghĩa ngang và
trƣờng nghĩa dọc.

Trong giáo trình “Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt”, Đỗ Hữu Châu đã
giới thiệu hai trƣờng nghĩa dọc gồm trƣờng nghĩa biểu vật và trƣờng nghĩa
biểu niệm rồi đến trƣờng tuyến tính và kết thúc bởi một trƣờng nghĩa có tác
động sâu sắc đối với việc sử dụng từ ngữ trong tác phẩm văn chƣơng là
trƣờng liên tƣởng.
1.2.1. Trường nghĩa dọc
1.2.1.1. Trường nghĩa biểu vật (Trường biểu vật)
Trƣờng nghĩa biểu vật là một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa
biểu vật. Để có những căn cứ dựa vào đó mà đƣa ra các nghĩa biểu vật của các
từ về trƣờng nghĩa biểu vật thích hợp, chúng ta chọn các danh từ làm gốc. Các
danh từ này phải có tính khái quát cao, gần nhƣ là tên gọi của các phạm trù
biểu vật nhƣ: ngƣời, động vật, thực vật, chất liệu… Các danh từ này cũng là
tên gọi các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của các từ về mặt biểu vật,
là những nét nghĩa cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của các từ. Nhƣ vậy, nghĩa biểu vật
của nó trùng với tên gọi danh từ trên.
Các trƣờng nghĩa biểu vật lớn có thể phân chia thành các trƣờng nghĩa
biểu vật nhỏ và các trƣờng nghĩa biểu vật nhỏ này lại có thể tiếp tục phân chia
thành các trƣờng nhỏ hơn.
Ví dụ, trƣờng nghĩa biểu vật về mắt:
+ Trƣờng nghĩa chỉ bộ phận của mắt: lông mày, lông mi, mí, mi, lòng
đen, lòng trắng, con ngươi, khóc, nước mắt, lệ, lụy,…

8


+ Trƣờng nghĩa chỉ đặc điểm của mắt:


Trƣờng nghĩa đặc điểm ngoại hình: bồ câu, ốc nhồi, lợn luộc, dao


cau, phượng, ngài, lươn, lá răm , him, lưỡi mác, huyền, đen, trắng dã, tròn…


Trƣờng nghĩa đặc điểm về năng lực của mắt: đờ đẫn, sắc, lờ đờ,

mù, lòa, tinh anh, tốt, kém, toét,…


Trƣờng nghĩa cảm giác của mắt: chói, quáng, hoa, cộm, xót…

Số lƣợng từ ngữ và tổ chức từ ngữ trong các trƣờng lớn hoặc trong các
trƣờng nhỏ là khác nhau. Trong các ngôn ngữ khác nhau thì có sự khác nhau
càng lớn. Các miền trong các trƣờng cũng rất khác nhau. Có những miền
trống, có những miền có mật độ cao. Điều này khẳng định tính dân tộc và tính
ngôn ngữ của các trƣờng biểu vật.
Vì từ có nhiều nghĩa biểu vật cho nên từ có thể nằm trong các trƣờng
khác nhau, từ đó dẫn đến hiện tƣợng giao thoa, thẩm thấu giữa các trƣờng.
Hai trƣờng biểu vật giao thoa khi gặp một hoặc một số từ của trƣờng này nằm
trong trƣờng kia. Số lƣợng các từ chung của hai trƣờng càng ít thì tính độc lập
của chúng càng cao. Chẳng hạn nhƣ, trƣờng nghĩa ngƣời sẽ gồm các từ: đầu,
tóc, mình, chân, tay, mắt, mũi, miệng, răng, da, lưỡi, ruột, gan, máu, xương,
ăn, uống, đạp, đi, chạy, nhảy, la, hét… Trƣờng động vật sẽ gồm các từ: đầu,
mình, đuôi, bụng, cổ, sừng, răng, lưỡi, ruột, gan, máu, xương, ăn, uống, đi,
chạy, nhảy, hú, hót… và hầu hết các từ thuộc trƣờng động vật đều nằm trong
trƣờng ngƣời nhƣ các từ: đầu, mình, chân, tay, máu, xương, đi, chạy, ăn
uống… Ta nói trƣờng ngƣời và trƣờng động vật giao thoa, thẩm thấu vào
nhau.
Trong một trƣờng biểu vật, quan hệ của các từ ngữ đối với trƣờng là
không giống nhau. Những từ có nghĩa biểu vật gần với từ trung tâm sẽ gắn
chặt với trƣờng tạo thành lõi của trƣờng. Ngoài lõi là các lớp từ gắn bó với

trƣờng theo chiều hƣớng lỏng lẻo dần.
9


1.2.1.2. Trường nghĩa biểu niệm (Trường biểu niệm)
Trƣờng nghĩa biểu niệm là “một tập hợp các từ có chung cấu trúc biểu
niệm” [4, tr 176]. Chẳng hạn, trƣờng nghĩa biểu niệm (vật thể nhân tạo)…
(phục vụ sinh soạt) gồm dụng cụ để đặt: bàn, giá, gác, xích đông; dụng cụ để
ngồi, nằm: ghế, giường, phản, đi văng; dụng cụ để chứa, đựng: tủ, rương,
vali, hòm, chạn, thúng, chai, lọ; dụng cụ để mặc, che thân: áo, quần, khăn,
khố, váy, giày, dép; dụng cụ để che phủ: màn, mùng, chăn, chiếu…
Cũng nhƣ các trƣờng biểu vật, các trƣờng biểu niệm lớn có thể phân chia
thành các trƣờng biểu niệm nhỏ và cũng có những “miền” với mật độ khác
nhau. Từ có nhiều nghĩa biểu niệm, bởi vậy một từ có thể đi vào nhiều nghĩa
biểu niệm khác nhau. Vì vậy, cũng giống nhƣ các trƣờng biểu vật, các trƣờng
biểu niệm có thể “giao thoa, thẩm thấu” vào nhau và cũng có lõi trung tâm với
các từ điển hình và những từ ở lớp kế cận trung tâm, những lớp từ ở ngoại vi.
Khi nói hiện tƣợng nhiều nghĩa biểu niệm, chúng ta đã đề cập đến các từ
điển hình cho cấu trúc biểu niệm. Các từ điển hình này tạo thành những cái
lõi, thành những trung tâm của các trƣờng biểu niệm. Nhờ chúng mà sự tồn
tại của một trƣờng biểu niệm mới đƣợc khẳng định. Cũng chính nhờ sự đối
chiếu với chúng, ta mới biết một từ có thể thuộc bao nhiêu trƣờng biểu niệm
khác nhau.
Sự phân lập từ vựng thành trƣờng biểu vật, trƣờng biểu niệm là dựa trên
sự phân biệt hai thành phần ngữ nghĩa trong từ. Nó phản ánh hai cách nhìn từ
vựng ở hai góc độ khác nhau. Tuy nhiên, hai loại trƣờng dọc này có liên hệ
với nhau: nếu lấy những nét nghĩa biểu vật trong cấu trúc biểu niệm làm tiêu
chí lớn để tập hợp thì chúng ta có trƣờng biểu vật. Nhƣng khi cần phân biệt
một trƣờng biểu vật thành các trƣờng nhỏ thì phải dựa vào các nét nghĩa trong
cấu trúc biểu niệm.


10


Trái lại, khi phân lập các trƣờng biểu niệm, chúng ta dựa vào cấu trúc
biểu niệm, song khi phân nhỏ chúng ta phải sử dụng hết nét nghĩa biểu vật.
Dựa vào ý nghĩa của từ mà chúng ta phân lập đƣợc các trƣờng. Nhƣng
cũng nhờ các trƣờng, chúng ta hiểu thêm sâu sắc ý nghĩa của từ.
1.2.2. Trường nghĩa ngang (Trường nghĩa tuyến tính)
Trƣờng nghĩa tuyến tính là tập hợp những từ có thể kết hợp với một từ
gốc để có thể tạo ra các chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận đƣợc trong
ngôn ngữ. Chẳng hạn, trƣờng tuyến tính của từ “đi”: nhanh, chậm, khập
khiễng, tập tễnh…; lên, xuống, ra, vào…; học, làm, chơi, chợ, giày, dép,
tất,…
Các từ trong một trƣờng tuyến tính là những từ trƣờng xuất hiện với từ
trung tâm trong các loại văn bản. Phân tích ý nghĩa của chúng, chúng ta có thể
phát hiện đƣợc những nội dung ngữ nghĩa của các quan hệ cú pháp và tính
chất của các quan hệ đó.
Cùng với các trƣờng nghĩa dọc, trƣờng nghĩa tuyến tính góp phần làm
sáng tỏ những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những
đặc điểm nội tại và những đặc điểm hoạt động của từ.

1.2.3. Trường nghĩa liên tưởng (Trường liên tưởng)
Trƣờng nghĩa liên tƣởng là tập hợp từ có chung một nét nghĩa ấn tƣợng
tâm lí đƣợc một từ gợi ra. Chẳng hạn, trƣờng liên tƣởng của từ “đỏ” bao gồm
các đơn vị từ vựng: dâu tây, dưa hấu, áo, quần, môi, lửa, máu…
Các từ trong một trƣờng liên tƣởng là sự hiện thực hóa, sự cố định bằng
từ các ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm. Các từ nằm trong một
trƣờng liên tƣởng trƣớc hết là những từ cùng nằm trong trƣờng biểu vật,
11



trƣờng biểu niệm và trƣờng tuyến tính, tức là những từ có cấu trúc quan hệ
đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm.
Song trong trƣờng liên tƣởng còn có nhiều từ khác đƣợc liên tƣởng tới
do xuất hiện đồng thời với từ trung tâm trong những ngữ cảnh có chủ đề
tƣơng đối đồng nhất, lặp đi lặp lại. Điều này khiến cho các trƣờng liên tƣởng
có tính dân tộc, tính thời đại và tính cá nhân.
Các trƣờng liên tƣởng không ổn định nên có tác dụng phát hiện những
quan hệ cấu trúc về ngữ nghĩa của các từ và từ vựng. Những trƣờng liên
tƣởng lại có hiệu lực lớn giải thích sự dùng từ, nhất là sự dùng từ trong các
tác phẩm văn học, hiện tƣợng sáo chữ, sự ƣa thích dùng từ nào đấy để nói hay
viết, né tránh các từ nhất định… Do vậy, ta thấy chỉ xét về diện mạo, ngôn
ngữ trong tác phẩm văn chƣơng cũng đủ làm chúng ta không lẫn đƣợc một tác
phẩm văn học của thời đại này với một tác phẩm văn học của thời đại khác.
Cho nên các chuyến đi của các văn nghệ sĩ không chỉ có ý nghĩa thƣờng
xuyên đổi mới tƣ tƣởng, tình cảm, vốn sống mà còn là thƣờng xuyên cải tạo,
đổi mới ngôn ngữ của mình.
1.3. Mối quan hệ giữa trƣờng nghĩa và ngôn ngữ văn chƣơng
1.3.1. Trường biểu vật và ngôn ngữ văn chương
Từ ngữ có thể chuyển nghĩa theo phƣơng thức ẩn dụ và hoán dụ. Có
nhận xét nhƣ sau: các từ trong một trƣờng biểu vật thƣờng lôi kéo nhau
chuyển nghĩa theo một hƣớng nhất định.
Nếu các từ chuyển theo ẩn dụ thì thƣờng xảy ra sự chuyển trƣờng biểu
vật, có nghĩa là các từ thuộc trƣờng biểu vật này kéo theo nhau chuyển sang
trƣờng biểu vật khác tạo nên hiện tƣợng đƣợc gọi là cộng hƣởng ngữ nghĩa.

12



Ví dụ: từ “lửa” chuyển sang trƣờng tình cảm, trạng thái tâm lý thì kéo
theo các từ hừng hực, rực, bốc, nhen nhóm, đốt, tàn… cùng chuyển sang
trƣờng đó (nhen nhóm một tình yêu).
Trong văn chƣơng, các từ ngữ trong một câu văn, một đoạn văn thƣờng
kéo theo nhau theo cùng một trƣờng để tạo ra sự phù hợp về trƣờng nghĩa
biểu vật. Có thể nói tới hình ảnh chủ đạo (tức ẩn dụ, hoán dụ) của đoạn văn,
câu văn (hay của một tác phẩm), hình ảnh chủ đạo thuộc trƣờng biểu vật nào
thì kéo theo các từ khác cùng trƣờng với nó:
Không đâu, gió nén từ tám hướng đang bung ra. Một cơn bão đang đến.
Lao vào Nam Lào, con thuyền Việt Nam hóa chiến tranh của Nich Xơn đã lao
vào trung tâm một cơn bão lớn. Bão nổi ở Cha Kia, La Tương… Bão quật
sang đỉnh cao 500 xoáy vụn tiểu đoàn 39… Bão dập xuống đồi 456 xẻ nát tiểu
đoàn 3 và cuốn sạch chỉ huy lữ đoàn 4… Bão xoáy lốc trên ngọn 550 vùi luôn
tất cả những khẩu pháo hạng nặng cùng với lữ đoàn số 147… Bão dồn gió
thép về bản Đông.
(Báo Quân Đội nhân dân, ngày 9-4-1971)
Hình ảnh chủ đạo là bão táp kéo theo các từ gió, nén, hướng trung tâm,
nổi, quật, dồn, cuốn, lốc…
Hình ảnh chủ đạo có khi đƣợc nói rõ ra, có khi đƣợc hiểu ngầm qua các
từ cùng trƣờng trong đoạn văn.
Mặt khác, với văn chƣơng, sáng tạo trong hình ảnh ngôn ngữ thƣờng là
sáng tạo cục bộ, bắt nguồn từ nguyên mẫu đã có từ trƣớc, nguyên mẫu đƣợc
chứa trong các ẩn dụ, hoán dụ truyền thống. Điều này giải thích tính truyền
thống và tính sáng tạo trong các hình ảnh văn chƣơng. Bên cạnh đó, tác động
của trƣờng biểu vật còn thể hiện ở cái gọi là các lực hƣớng tâm và li tâm của
trƣờng. Theo HanSprerber, nguồn gốc chủ yếu của sáng tạo văn học và
chuyển nghĩa là các lực cảm xúc. Do đó, ở mỗi cá nhân cũng có những phạm
13



vi tƣ tƣởng riêng, những ám ảnh riêng, gây ra những lực cảm xúc riêng ở từng
ngƣời. Chúng tác động theo hai hƣớng: một mặt chúng “bành trƣớng” ra lấn
vào các phạm vi tƣ tƣởng và từ ngữ khác và hút về mình những từ ngữ thuộc
những lĩnh vực khác.
Thí dụ: Trƣớc đây 28 năm, phạm vi tƣ tƣởng trung tâm của nƣớc ta là
chiến đấu, chúng ta thấy những từ ngữ thuộc trƣờng quân sự, lấn sang các
trƣờng khác: Mặt trận văn hóa, kinh tế, chiến dịch trừ sâu; vũ khí tƣ tƣởng…
lấn sang cả tình yêu: tấn công, bao vây…
1.3.2. Trường biểu niệm và ngôn ngữ văn chương
Khi phản ánh một hiện tƣợng nào đó vào tác phẩm, ngƣời viết “khắc
họa” nó bằng ngôn ngữ của mình. Đối với một đoạn thơ thƣờng chứa đựng
một cái gì đồng nhất về nghĩa xuất phát từ các phƣơng diện của hiện thực, tạo
thành sự vật đƣợc nhận thức của tác phẩm. Để làm nổi bật cái đồng nhất đó,
từ ngữ diễn đạt cũng phải chứa cái gì đó chung, phù hợp với nhau tạo nên
hiện tƣợng đƣợc gọi là sự cộng hƣởng ngữ nghĩa giữa các từ. Sự cộng hƣởng
ngữ nghĩa này dựa trên nét nghĩa đồng nhất vốn có trong các từ, nói khác đi,
dựa trên nét nghĩa chung cho một trƣờng (hay một nhóm từ ngữ trong một
trƣờng) biểu niệm.
Trở lại với đoạn văn viết về chiến thắng Nam Lào 1971 đã dẫn ở trên,
ngoài sự thống nhất về trƣờng biểu vật gió bão, các từ còn thống nhất về nét
nghĩa “cƣờng độ mạnh”: bão, nén, nổi, lao, quật,… cả đến đối tƣợng tức nạn
nhân của cơn bão và của các vận động mạnh mẽ, cũng là những sự vật to
khỏe: tiểu đoàn, lữ đoàn,… những khẩu pháo hạng nặng… Việc sử dụng
những tập hợp từ ngữ nhƣ trên đã tạo ra hình ảnh về quân sự với những “sức
mạnh” của một “cơn bão lớn”.
Sự cộng hƣởng về ngữ nghĩa không chỉ xảy ra đối với các từ ngữ mà nó
còn có thể chi phối cấu trúc cú pháp, cả ngữ âm, tiết tấu,… Do đó, ngƣời viết
14



thƣờng phối hợp tất cả các yếu tố, các phƣơng tiện ngôn ngữ để tạo ra sự toàn
bích về hình thức cho tác phẩm của mình.
1.3.3. Trường nghĩa ngang và ngôn ngữ văn chương
Trong ngôn ngữ văn chƣơng, có những trƣờng nghĩa ngang vƣợt ngoài
chuẩn mực. Đây là những sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ trong cách dùng
từ ngữ. Những kết hợp bất thƣờng này có thể đƣợc chấp nhận rộng rãi, trở
thành những kết hợp bình thƣờng. Suối, bờ,… trong ngôn ngữ thơ có thể kết
hợp với tóc thành suối tóc với vai thành bờ vai. Chúng chƣa thành thành tố
của trƣờng nghĩa ngang của hai từ tóc và vai trong khi mây đã đi vào trƣờng
nghĩa ngang bình thƣờng của tóc: tóc mây.
1.3.4. Trường liên tưởng và ngôn ngữ văn chương
Trƣờng liên tƣởng có hiệu lực lớn, giải thích sự dùng từ, nhất là sự dùng
từ trong các tác phẩm văn học, giải thích những hiện tƣợng sáo ngữ, sự ƣa
thích lựa chọn những từ nào đấy để nói hay viết, sự né tránh hoặc kiêng kị
những từ nhất định.
Không nói đến những sự sai biệt về chủ đề, về tƣ tƣởng, về các chi tiết
thực tế, về hình tƣợng… Chỉ riêng diện mạo ngôn ngữ cũng đủ làm chúng ta
không lẫn đƣợc một tác phẩm văn học của thời đại này với tác phẩm văn học
của thời đại khác. Một tác giả đã từng sáng tác có hiệu quả trong thời kỳ trƣớc
thƣờng gặp khó khăn trong các sáng tác thời kỳ sau, đặc biệt là các thời kỳ đã
xuất hiện những thay đổi rất căn bản trong xã hội. Đó không chỉ vì ngƣời đó
đã mang quá nặng những “nghiệp chƣớng” của thời đại mình mà còn vì ngôn
ngữ của mình đã bị ràng buộc quá sâu nặng với các trƣờng liên tƣởng cũ.
Do đó, mỗi ngƣời nghệ sĩ phải gắn bó với cuộc sống, với thời đại để
không chỉ thƣờng xuyên đổi mới tƣ tƣởng, vốn sống, tình cảm mà còn để
thƣờng xuyên cải tạo, đổi mới ngôn ngữ của mình.

15



Tiểu kết:
Ở chƣơng này, chúng tôi đã tổng hợp các vấn đề lý thuyết về trƣờng
nghĩa, nêu đƣợc khái niệm trƣờng nghĩa, đó là những tập hợp từ đồng nhất
với nhau về ngữ nghĩa. Cách phân loại trƣờng nghĩa, bao gồm : trƣờng biểu
vật, trƣờng biểu niệm, trƣờng tuyến tính và trƣờng liên tƣởng. Đồng thời chỉ
ra mối quan hệ giữa các trƣờng nghĩa và ngôn ngữ văn chƣơng. Những hiểu
biết đã trình bày trên sẽ đƣợc vận dụng khi chúng tôi tiến hành khảo sát,
thống kê và nhận xét các trƣờng từ ngữ trong các sáng tác trƣớc Cách mạng
của Nguyễn Tuân.

16


CHƢƠNG 2
MIÊU TẢ TRƢỜNG NGHĨA TRONG CÁC SÁNG
TÁC TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM CỦA
NGUYỄN TUÂN
2.1. Kết quả thống kê.
Dựa trên cơ sở lý luận và sự thống kê cụ thể trên tƣ liệu, chúng tôi đã thu
đƣợc kết quả nhƣ sau;
Thống kê tập truyện ngắn “Vang bóng một thời”, “Chiếc lƣ đồng mắt
cua”, “Tóc chị Hoài”, và hai tập tùy bút, chúng tôi tập hợp đƣợc những
trƣờng nghĩa sau:
STT Tên trƣởng

Từ ngữ và số lần xuất
hiện

1


Trƣờng con Tên gọi theo
ngƣời

Cụ

Thƣợng,

cụ

Hồ

thứ bậc gia

Viễn, ông Phó sứ, cậu

đình và chức

Chiêu, cô Tú, cậu Năm,

vụ,

nghề

ông Kinh lịch, cụ Lớn,

(70

ngƣời con trƣởng, ông

từ


Cử Hai, ông huyện Thọ

nghiệp
đơn

vị

vựng)

Xƣơng, tiểu bộc, bà tài
Vầy, thầy thơ lại, viên
quản ngục, đao phủ,…

Bộ phận cơ

Mắt (25 lần), tay (15

thể (117 đơn

lần), tóc (8 lần), chân (6

vị từ vựng)

lần), môi (5 lần), móng

17


tay (5 lần), tai (4 lần),

vai (3 lần), râu (3 lần),
răng (3 lần), ngực (2
lần), trán, cổ, bàn tay,
gáy, đầu, rốn, lƣng, thái
dƣơng,…
dáng

Lom khom (3 lần), rón

điệu bộ (55

rén (3 lần), khom khom

đơn

(3 lần), hấp tấp (3 lần),

Hình
vị

từ

vựng)

lấm lét (2 lần), mon
men (2 lần), co ro (2
lần), thong dong, chập
chờn, tập tễnh, loay
hoay, e dè, kính cẩn,
đủng đỉnh, hì hục, loạng

choạng, vụng về, lững
thững, nghênh ngang,
đạo mạo, lúi húi, khẽ
khàng, rình mò, chập
chững, khom mình, né
mình, khép nép,…

Hoạt động

Hoạt động dời Chạy (16 lần), đi (7
chỗ

lần), nhảy (7 lần), lùi (3

( 67 đơn vị từ lần), chạy miết (2 lần),
vựng)

tiến (2 lần), nhảy nhót
(2 lần), leo (2 lần), bò
(2 lần), rảo bƣớc, chồm,

18


×