Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Hồi đáp hành vi hỏi gián tiếp trong giao tiếp vợ chồng người việt giai đoạn 1930 1945 (qua ngữ liệu truyện ngắn văn học giai đoạn 1930 1945) (2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.44 KB, 67 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

TRÁNG SỬ HIỀN

HỒI ĐÁP HÀNH VI HỎI GIÁN TIẾP
TRONG GIAO TIẾP VỢ CHỒNG
NGƢỜI VIỆT GIAI ĐOẠN 1930 -1945
(QUA NGỮ LIỆU TRUYỆN NGẮN
VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1930 - 1945)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. KHUẤT THỊ LAN

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm khoá luận, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ và hƣớng
dẫn tận tình của TS. Khuất Thị Lan - giảng viên tổ Ngôn ngữ, các thầy cô
trong tổ Ngôn ngữ - khoa Ngữ Văn, trƣờng ĐHSP Hà Nội 2; sự giúp đỡ động
viên của gia đình, bạn bè. Nhân dịp này, tôi xin đƣợc bày tỏ tới quý thầy cô,
gia đình và bạn bè, lời biết ơn sâu sắc nhất.
Do điều kiện thời gian hạn hẹp, cùng với sự hạn chế về kiến thức, năng
lực tìm tòi, nghiên cứu… của bản thân, nên khoá luận của tôi không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp
quý báu của thầy cô và các bạn sinh viên.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày11 tháng 05 năm 2016


Sinh viên làm khoá luận

Tráng Sử Hiền


LỜI CAM ĐOAN
Để đảm bảo tính trung thực của khoá luận, tôi xin cam đoan:
Khoá luận “Hồi đáp hành vi hỏi gián tiếp trong giao tiếp vợ chồng ngƣời
việt giai đoạn 1930 -1945 (Qua ngữliệu truyện ngắn văn học giai đoạn 19301945)” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, đƣợc sự hƣớng dẫn của TS.
Khuất Thị Lan- giảng viên tổ ngôn ngữ, khoa Ngữ Văn, trƣờng ĐHSP Hà Nội
2. Các kết quả đƣợc trình bày trong khoá luận hoàn toàn là trung thực.
Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2016
Sinh viên làm khoá luận

Tráng Sử Hiền


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 6
6. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 6
7. Bố cục........................................................................................................ 7
NỘI DUNG ....................................................................................................... 8
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ..................................................... 8
1.1. Giao tiếp ................................................................................................. 8

1.1.1. Khái niệm giao tiếp ........................................................................ 8
1.1.2. Chức năng của giao tiếp ................................................................ 8
1.2. Giao tiếp vợ chồng ngƣời Việt ............................................................. 14
1.2.1. Khái niệm giao tiếp vợ chồng người Việt ................................... 14
1.2.2. Đặc điểm giao tiếp vợ chồng người Việt ..................................... 14
1.3. Hội thoại và các phƣơng châm hội thoại ............................................. 15
1.3.1. Hội thoại....................................................................................... 15
1.3.2. Các phương châm hội thoại ......................................................... 16
1.4. Hành vi ngôn ngữ hỏi gián tiếp và hồi đáp hành vi hỏi gián tiếp ........ 18
1.4.1. Hành vi hỏi gián tiếp .................................................................... 18
1.4.2. Hồi đáp hành vi hỏi gián tiếp....................................................... 18
Chƣơng 2. HỒI ĐÁP HÀNH VI HỎI GIÁN TIẾP NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
CÁC PHƢƠNG CHÂM HỘI THOẠI CỦA GRICE ..................................... 21


2.1. Hồi đáp hành vi hỏi gián tiếp nhìn từ góc độ phƣơng châm về
lƣợng ......................................................................................................... 21
2.1.1. Lời hồi đáp tuân thủ phương châm về lượng. ............................. 22
2.1.2. Lời hồi đáp nói không tuân thủ phương châm về lượng ............. 24
2.2. HĐHVHGT nhìn từ góc độ phƣơng châm về chất .............................. 30
2.2.1. Lời hồi đáp tuân thủ phương châm về chất ................................. 31
2.2.2. Lời hồi đáp không tuân thủ phương châm về chất ..................... 37
2.3. HĐHVHGT nhìn từ góc độ phƣơng châm quan hệ ............................. 41
2.3.1. Lời hồi đáp tuân thủ phương châm quan hệ ............................... 42
2.3.2. Lời hồi đáp vi phạm phương châm quan hệ ................................ 45
2.4. HĐHVHGT nhìn từ góc độ phƣơng châm cách thức .......................... 49
2.4.1. Lời hồi đáp tuân thủ phương châm cách thức ............................. 50
2.4.2. Lời hồi đáp không tuân thủ phương châm cách thức .................. 55
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC KÍ TỰ VIẾT TẮT

STT

Kí tự

Nội dung kí tự

1

C

2

Sp1

Ngƣời nói

3

Sp2

Ngƣời nghe

4

V


Chồng

Vợ


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giao tiếp là một vấn đề dành đƣợc nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của
các nhà ngôn ngữ học nổi tiếng trên thế giới, ở Việt Nam các nhà ngôn ngữ
học nổi tiếng nhƣ: Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Đức Tồn… đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về giao tiếp. Bởi giao tiếp là vấn đề luôn nóng, luôn
đƣợc cập nhật, và luôn diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Quan
trọng hơn, giao tiếp luôn thay đổi theo thời đại.
Giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, trong đời sống
của mỗi ngƣời, nhờ có giao tiếp mối quan hệgiữa con ngƣời với con ngƣời
đƣợc hình thành, tình cảm đƣợc nảy sinh, mọi tâm tƣ, nguyện vọng đƣợc chia
sẻ. Giao tiếp diễn ra hằng ngày tƣơng ứng với nhiều mối quan hệ, đối tƣợng
tham gia giao tiếp rất đa dạng, có thể chênh lệch về lứa tuổi, giới tính, trình
độ văn hóa, hiểu biết…Tuy nhiên, giao tiếp vợ chồng là giao tiếp đặc biệt hơn
cả, bởi giao tiếp vợ chồng có nhiều điểm khác biệt so với các loại giao tiếp
khác, đó là giao tiếp giữa hai ngƣời khác giới, theo tỉ lệ 1-1.
Giao tiếp vợ chồng là giao tiếp phổ biến, nhƣng ở mỗi thời đại giao tiếp
vợ chồng trong gia đình ngƣời Việt cũng có sự biến đổi để đáp ứng, phù hợp
với yêu cầu thời đại. Trong thực tế, giao tiếp vợ chồng diễn ra với nhiều biểu
hiện phong phú, muôn màu, sinh động.Giao tiếp không chỉ diễn ra trong cuộc
sống thƣờng nhật, mà nó còn đƣợc các nhà văn phản ánh sâu sắc trong tác
phẩm văn học. Đặc biệt, giai đoạn văn học 1930– 1945, khuynh hƣớng hiện
thực phê phán với các nhà văn tài năng khi đƣa giao tiếp vợ chồng vào tác
phẩm, đã phản ánh một cách sâu sắc và toàn diện.
Trong hội thoại, không chỉ có sự trao lời khởi xƣớng cuộc hội thoại,

mang tính chất quyết định đi tiếp hay dừng lại của cuộc hội thoại, tuy vậy vẫn
chịu sự kiểm soát của ngƣời nghe. Nhƣ vậy, sự hồi đáp của ngƣời nghe cũng
có vai trò quan trọng thúc đẩy cuộc thoại phát triển.

1


Giao tiếp vợ chồng, ngoài hành vi hỏi trực tiếp còn hành vi hỏi gián tiếp.
Đây là hành vi hỏi nhiều khi không nhằm mục đích hỏi mà nó mang hàm ẩn
sâu xa, ngƣời phát ngôn muốn ngƣời tiếp nhận tự hiểu. Để đáp lại hành vi hỏi
gián tiếp của ngƣời hỏi, ngƣời nghe có thể hồi đáp bằng lời, cũng có thể hồi
đáp phi lời tạo ra hàm ý. Hồi đáp hành vi hỏi gián tiếp trong giao tiếp vợ
chồng không chỉ diễn ra thƣờng xuyên trong cuộc sống, mà còn đƣợc các nhà
văn đƣa vào văn chƣơng một cách sinh động, phản ánh sâu sắc toàn cảnh bức
tranh giao tiếp vợ chồng ngƣời Việt. Thông qua hành vi ngôn ngữ hỏi và hồi
đáp hành vi ngôn ngữ hỏi gián tiếp trong giao tiếp vợ chồng đã phần nào bộc
lộ tính cách, tâm lí, tâm trạng của các nhân vật.
Vì những lí do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Hồi đáp hành vi hỏi gián tiếp
trong giao tiếp vợ chồng người Việt giai đoạn 1930-1945 (Qua ngữ liệu
truyện ngắn văn học giai đoạn 1930-1945)”. Thực hiện đề tài này tôi hi vọng
tìm hiểu sâu sắc, có hệ thống hơn hồi đáp hành vi hỏi gián tiếp trong giao tiếp
vợ chồng ngƣời Việt, cũng nhƣ sự thể hiện và hiệu quả sử dụng chúng trong
những truyện ngắn tiêu biểu của các nhà văn Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên
Hồng, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Kim Lân.
2. Lịch sử vấn đề
Đã có nhiều công trình và các đề tài nghiên cứu đề cập đến phƣơng châm
hội thoại của Grice, sự nghiên cứu, tìm hiểu đƣợc diễn ra với nhiều cấp độ
khác nhau. Sau đây chúng tôi chỉ ra một số bài nghiên cứu có đề cập đến nội
dung về các phƣơng châm hội thoại của Grice:
Tác giả Đỗ Hữu Châu với cuốn sách “Ngữ dụng học” đi sâu nghiên cứu

các phƣơng châm hội thoại của Grice, với bốn phƣơng châm hội thoại: lƣợng,
chất, quan hệ và cách thức. Ông có đóng góp rất lớn trong lĩnh vực ngôn ngữ
học, đƣa ngành ngữ dụng học vào trong nghiên cứu. Phần lớn các đề tài
nghiên cứu hay bài viết của ông đều nói tới nguyên tắc cộng tác của Grice.

2


Tác giả Nguyễn Đức Dân với cuốn sách “Ngữ dụng học”; Nguyễn Thiện
Giáp “Dụng học Việt ngữ”, cũng đề cập đến phƣơng châm hội thoại của Grice.
Tác giả Trần Châu Ngọc ở luận án tiến sĩ với đề tài “Truyện cười tiếng
Việt nhìn từ lý thuyết hội thoại” trong đó tác giả đã đi sâu nghiên cứu việc vi
phạm các phƣơng châm hội thoại của Grice trong truyện cƣời tiếng Việt, qua
kết quả nghiên cứu cho thấy, đây là một trong những yếu tố gây nên tiếng
cƣời cho truyện cƣời.
Tác giả Đào Nguyên Phúc với bài viết “Biểu thức rào đón trong hành vi
ngôn ngữ xin phép tiếng Việt trên cơ sở lí thuyết về phương châm hội thoại
của H.Grice” trong Tạp chí ngôn ngữ số 6 (169) năm 2003. Bài viết đã đề cập
đến các phƣơng châm hội thoại của Grice trong hành vi ngôn ngữ xin phép
nhìn nhận ở việc sử dụng những biểu thức rào đón. Bài viết đã cho ta những
hiểu biết về sự biến đổi của các hành vi ngôn ngữ xin phép khi nhìn từ góc độ
các phƣơng châm hội thoại. Ở đó cho ta cái nhìn khá mới mẻ và lí thú về các
phƣơng châm hội thoại.
Tác giả Trƣơng Viên với bài viết “Từ nguyên lí cộng tác của Grice đến
lí thuyết quan hệ của Sperber và Wilson” đăng trên tạp chí ngôn ngữ và đời
sống số 6 (224) – 2014. Bài viết tiến hành so sánh và đƣa ra nhận định về mối
quan hệ giữa các phƣơng châm hội thoại của Grice và Lí thuyết quan hệ của
Sperber và Wilson.
Bài viết “Một số chiến lược rào đón trong hội thoại của người Việt” trên
Tạp chí ngôn ngữ số 3 (190) năm 2005 của tác giả Vũ Thị Nga, bài viết đã chỉ

ra những nội dung hết sức cơ bản về những hành vi ngôn ngữ rào đón nhìn
nhận từ góc độ các phƣơng châm hội thoại của Grice. Bài viết cũng đi khá sâu
vào tìm hiểu, phân tích các phƣơng châm hội thoại ở phƣơng diện rào đón
trong hội thoại.

3


Tác giả Khuất Thị Lan với bài viết “Hành vi ngôn ngữ rào đón phương
châm về chất trong một số truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao” đăng trên tạp
chí Ngôn ngữ và đời sống số 8 (178) năm 2010. Bài viết đã đi sâu phân tích
một cách kĩ lƣỡng về hành vi ngôn ngữ rào đón trong một phƣơng châm hội
thoại khá cơ bản là phƣơng châm về chất trong phạm vi một số truyện ngắn
tiêu biểu của Nam Cao. Phƣơng châm về chất có sự chi phối lớn trong các
cuộc hội thoại và nó có sự thay đổi khá linh hoạt trong giao tiếp.
Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Liên với đề tài “Hành vi ngôn ngữ
rào đón về các phương châm hội thoại của Grice” đã nghiên cứu hành vi
ngôn ngữ rào đón nhìn từ góc độ phƣơng châm hội thoại của Grice trong các
tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao. Phân tích tác dụng của việc vận dụng hành
vi rào đón về các phƣơng châm hội thoại của Grice.
Khóa luận tốt nghiệp của Vũ Thị Tuyết (2011)“Giao tiếp vợ chồng trong
gia đình người Việt nhìn từ góc độ các phương châm hội thoại của H.P.Grice
(Thông qua tư liệu một số truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao, Vũ Trọng
Phụng, Nguyễn Công Hoan)”, khóa luận đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về
giao tiếp vợ chồng nhìn từ góc độ phƣơng châm hội thoại của Grice, khóa
luận cũng đã chỉ ra đƣợc giao tiếp vợ chồng gồm các hành vi ngôn ngữ thể
hiện ở mức độ lịch sự và không lịch sự.
Vấn đề trả lời dƣờng nhƣ dành đƣợc sự quan tâm ít hơn của các nhà
nghiên cứu. Cần phải kể đến một số tác giả nhƣ: Lê Đông trên tạp chí ngôn
ngữ số 1 năm 1985 có bài viết: “Câu trả lời và câu đáp của câu hỏi”.

Tác giả Lê Anh Xuân với một số bài đăng trên Tạp chí ngôn ngữ nhƣ
“Các dạng trả lời gián tiếp cho câu hỏi chính danh” [TCNN số 4, 2000],
“Trả lời dưới dạng câu nghi vấn gián tiếp thực hiện hành vi phủ định”
[TCNN số 11, 2000], “Một cách trả lời gián tiếp cho câu hỏi chính danh: trả
lời bằng sự im lặng” [TCNN số 5, 2006] và bài viết trên Ngôn ngữ và đời

4


sống: “Câu trả lời gián tiếp: chối cãi và thanh minh [Ngôn ngữ và đời sống
số 6, 1999].
Có thể nói các phƣơng châm hội thoại của Grice đã đƣợc đề cập đến
nhiều trong sách, công trình nghiên cứu,một số bài viết nhƣng tìm hiểu,
nghiên cứu sâu về hồi đáp hành vi hỏi gián tiếp trong giao tiếp vợ chồng dựa
vào các phƣơng châm hội thoại của Grice thì chƣa có ai nghiên cứu. Kế thừa
và tiếp thu những kết quả từ những bài viết đó chúng tôi đi vào nghiên cứu đề
tài: “Hồi đáp hành vi hỏi gián tiếp trong giao tiếp vợ chồng ngƣời Việt giai
đoạn 1930-1945 qua ngữ liệu tác phẩm văn học giai đoạn 1930-1945” để từ
đó giúp cho bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về hồi đáp hành vi hỏi gián
tiếp theo các phƣơng châm hội thoại của Grice trong phạm vi giao tiếp cụ thể.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm củng cố, nâng cao và hệ thống hóa
những kiến thức lí thuyết trong giao tiếp nói chung cũng nhƣ trong giao tiếp
vợ chồng nói riêng. Hội thoại, hồi đáp hành vi hỏi trong hội thoại, các phƣơng
châm hội thoại của Grice. Hồi đáp hành vi hỏi gián tiếp trong hội thoại.
Qua đó vận dụng những kiến thức lí luận nói trên vào nghiên cứuthực
hiện đề tài này, chúng tôi nhằm mục đích đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu hơn nữa
vấn đề giao tiếp vợ chồng trong gia đình ngƣời Việt không chỉ dừng lại ở việc
tìm hiểu các vấn đề cơ bản xoay quanh nhƣ: xƣng hô, các hành vi ngôn
ngữ,…Mà chúng tôi sẽ hệ thống hóa một cách cụ thể, chi tiết những cách hồi

đáp hành vi hỏi gián tiếp gây nên hàm ẩn trong phát ngôn. Qua đó thấy đƣợc
việc hồi đáp hành vi hỏi gián tiếp không chỉ xuất hiện trong các mối quan hệ
bạn bè, đồng nghiệp,…mà nó còn đƣợc vợ chồng sử dụng thƣờng xuyên trong
cuộc giao tiếp tạo nên nhiều điều thú vị. Thấy đƣợc sự phong phú trong cách
sử dụng ngôn ngữ của vợ chồng trong giao tiếp.

5


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu là hồi đáp hành vi hỏi gián
tiếp trong giao tiếp vợ chồng ngƣời Việt thông qua các truyện ngắn của các
tác giả: Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Tô Hoài,
Kim Lân.
Hồi đáp hành vi hỏi gián tiếp trong giao tiếp vợ chồng là vấn đề phức tạp
và rộng, để nghiên cứu sâu, toàn diện cần quá trình nghiên cứu lâu dài, vì vậy
khóa luận này chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu các nội dung cụ thể: hồi đáp
hành vi hỏi gián tiếp thông qua các phƣơng châm hội thoại của Grice.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu đề tài:“Hồi đáp hành vi hỏi gián tiếp trong giao
tiếp vợ chồng ngƣời Việt giai đoạn 1930 -1945 (Qua ngữ liệu tác phẩm văn
học)” chúng tôi giải quyết nhiệm vụ sau:
Tổng hợp và khái quát những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài
nghiên cứu nhƣ: các vấn đề về giao tiếp, giao tiếp vợ chồng,hội thoại, các
phƣơng châm hội thoại, hành vi hỏi gián tiếp và hồi đáp hành vi hỏi gián tiếp.
Từ những vấn đề lý thuyết đó, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kêsự
xuất hiện, biến đổi hồi đáp hành vi hỏi gián tiếp trong giao tiếp vợ chồng qua
truyện ngắn của các nhà văn Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn
Công Hoan, Tô Hoài, Kim Lân nhìn từ góc độ các phƣơng châm hội thoại
của Grice.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng
tổng hợp các phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp khảo sát, thống kê, phân loại.
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp.

6


7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm hai
chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lí luận của đề tài
Chƣơng 2: Hồi đáp hành vi hỏi gián tiếp trong giao tiếp nhìn từ góc độ
các phƣơng châm hội thoại của Grice.

7


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Giao tiếp
1.1.1. Khái niệm giao tiếp
“Giao tiếp là một quá trình hoạt động, trao đổi thông tin giữa ngƣời nói
và ngƣời nghe, nhằm đạt đƣợc mục đích nào đó”.
1.1.2. Chức năng của giao tiếp
Giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, trong đời sống của
mỗi ngƣời, nhờ có giao tiếp mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời đƣợc

hình thành, tình cảm đƣợc nảy sinh, mọi tâm tƣ, nguyện vọng đƣợc chia sẻ.
* Chức năng thông tin: là những điều mà nhân vật giao tiếp thu nhận
đƣợc trong cuộc giao tiếp, đó là những hiểu biết, những tri thức mới về thế
giới thuộc về lĩnh vực của lí trí, của trí tuệ và những nội dung thu nhận đƣợc
đều có thể đƣợc đánh giá theo tiêu chuẩn logic.
* Tạo lập quan hệ: đây chính là chức năng làm nảy sinh các mối quan hệ
liên cá nhân của các nhân vật khi tham gia giao tiếp: thân hữu, bạn bè…
* Chức năng biểu hiện: bày tỏ những đặc điểm, sở thích, ƣu nhƣợc điểm
của cá nhân, nguồn gốc địa phƣơng của những ngƣời tham gia giao tiếp.
* Chức năng hành động: thúc đẩy nhau cùng hành động, ngƣời nói,
ngƣời nghe dƣới sự tác động của lời nói đều có sự thay đổi về hành động.
* Chức năng giải trí: giải toả bức xúc, những căng thẳng, hƣớng tới sự
thƣ giãn.

8


1.1.3. Các nhân tố giao tiếp
Theo quan niệm truyền thống có năm nhân tố tham gia, chi phối vào một
giao tiếp. Mỗi nhân tố đều có ảnh hƣởng nhất định đến cuộc giao tiếp.
* Nhân vật giao tiếp
Nhân vật giao tiếp: là những ngƣời tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng
ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói. Bao gồm vai nói và vai nghe.
Giữa các nhân vật giao tếp có quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân.
Trong đó vai nói là vai phát ra phát ngôn, là ngƣời phát tin, quá trình ngƣời
nói nói ra gọi là quá trình phát tin (Sp1). Trong quá trình giao tiếp vai nói
luôn chỉ có một. Còn vai nghe là vai tiếp nhận tin, phát ngôn. Qúa trình nghe
đƣợc gọi là quá trình nhận tin (Sp2). Trong quá trình giao tiếp vai nghe có
thể là một hoặc nhiều hơn. Trong quá trình giao tiếp vai nói và vai nghe luôn
có sự luân phiên lƣợt lời.

Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp cùng với những đặc điểm khác biệt
(tuổi, giới tính, ghề nghiệp, vốn sống, văn hoá, môi trƣờng xã hội), chi phối
lời nói (nội dung và hình thức ngôn ngữ). Trong giao tiếp các nhân vật giao
tiếp tuỳ ngữ cảnh mà lựa chọn chiến lƣợc giao tiếp phù hợp để đạt đƣợc mục
đích và hiệu quả.
Ví dụ 1:
Một lần hắn đang gò lƣng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một
câu chơi cho đỡ nhọc. Hắn hò rằng:
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!
Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhƣng mấy cô gái lại
cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cƣời nhƣ nắc nẻ:
- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!
Thị cong cớn:

9


- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?
Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cƣời:
- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!
Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ.
Hoạt động giao tiếp trên có những nhân vật giao tiếp là: Tràng, mấy cô
gái và Thị. Những nhân vật đó có đặc điểm:
Về lứa tuổi: Họ đều là những ngƣời trẻ tuổi.
Về giới tính: Tràng là nam còn lại là nữ.
Về tầng lớp xã hội: Học đều là những ngƣời dân lao động nghèo đói.
Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai ngƣời nói, vai ngƣời nghe và luân
phiên lƣợt lời nhƣ sau:

Lúc đầu: Hắn (Tràng) là ngƣời nói, mấy cô gái là ngƣời nghe.
Tiếp theo: Mấy cô gái là ngƣời nói Tràng và "Thị" là ngƣời nghe.
Tiếp theo: "Thị" là ngƣời nói, Tràng (là chủ yếu), và mấy cô gái là ngƣời
nghe.
Tiếp theo: Tràng là ngƣời nói, "Thị" là ngƣời nghe.
Cuối cùng: "Thị" là ngƣời nói, Tràng là ngƣời nghe.
Các nhân vật giao tiếp trên bình đẳng về vị thế xã hội (họ đều là những
ngƣời dân lao động cùng cảnh ngộ). Khi bắt đầu cuộc giao tiếp, các nhân vật
giao tiếp trên có quan hệ hoàn toàn xa lạ.
Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân-sơ, lứa tuổi, giới tính,
nghề nghiệp,…chi phối lời nói của nhân vật khi giao tiếp. Ban đầu chƣa quen
nên chỉ là trêu đùa thăm dò. Dần dần, khi đã quen họ mạnh dạn hơn. Vì cùng
lứa tuổi, bình đẳng về vị thế xã hội, lại cùng cảnh ngộ nên các nhân vật giao
tiếp tỏ ra rất suồng sã.
* Đối tƣợng giao tiếp

10


Đối tƣợng giao tiếp: còn đƣợc gọi là hiện thực đƣợc nói tới. Nó chính là
đề tài, nội dung mà cả ngƣời nói và ngƣời nghe cùng quan tâm. Hiện thực này
bao gồm cả sự việc, sự kiện, tâm trạng, tình cảm của con ngƣời. Nó là nhân tố
khá đa dạng, phong phú trong nhiều lĩnh vực của đời sống con ngƣời.
Ví dụ 2:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nƣớc non
(Hồ Xuân Hƣơng, Bánh trôi nước)
Khi làm bài thơ “Bánh trôi nước”, Hồ Xuân Hƣơng muốn ngợi ca vẻ
đẹp và khẳng định phẩm chất trắng trong của ngƣời phụ nữ nói chung và của
tác giả nói riêng. Bài thơ cũng là một "thông điệp" nói lên sự vất vả và gian

truân của họ. Để thực hiện đích giao tiếp ấy, tác giả đã xây dựng nên hình
tƣợng "chiếc bánh trôi" và sử dụng khá nhiều từ ngữ giàu hàm nghĩa (trắng,
tròn, bảy nổi ba chìm, tấm lòng son...).
* Hoàn cảnh giao tiếp
Hoàn cảnh giao tiếp là một nhân tố cơ bản và có tác động quan trọng đến
nội dung thông tin trong cuộc giao tiếp. Đây là những điều kiện về mặt không
gian, thời gian xã hội diễn ra cuộc giao tiếp, ảnh hƣởng nhiều đến cuộc giao
tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp đƣợc chia làm hai loại: Hoàn cảnh giao tiếp rộng và
hoàn cảnh giao tiếp hẹp.
Bối cảnh giao tiếp rộng hay còn gọi là bối cảnh văn hóa: đó là các bối
cảnh về lịch sử, xã hội, văn hóa, phong tục tập quán… Những yếu tố này tạo
nên môi trƣờng giao tiếp và chi phối ngƣời nói lẫn ngƣời nghe.
Bối cảnh giao tiếp hẹp hay còn gọi là bối cảnh tình huống: bao gồm thời
gian, địa điểm, tình huống giao tiếp. Những yếu tố này cũng tác động đến
ngƣời nói lẫn ngƣời nghe, chi phối quá trình tạo lập và cảm thụ văn bản một
cách trực tiếp.

11


Ví dụ 3:
Nàng rằng khoảng vắng đêm trƣờng
Vì hoa nên phải trổ đƣờng tìm hoa
(Nguyễn Du, Thề nguyền)
Bối cảnh giao tiếp rộng trong hai câu thơ trên là xã hội phong kiến, xã
hội mà tình duyên, hôn nhân con cái phụ thuộc vào sự sắp đặt của cha mẹ,
nhƣng Thúy Kiều đã vƣợt qua lễ giáo phong kiến, vƣợt rào cản thời đại, chủ
động tìm đến Kim Trọng để cùng nhau thề nguyền.
Bối cảnh giao tiếp hẹp cũng thể hiện rõ trong hai câu thơ: thời gian đƣợc
biểu hiện qua hình ảnh “đêm trường”nghĩa là thời điểm đêm khuya, không

gian chính là thƣ phòng của chàng Kim.
* Mục đích giao tiếp
Là đích các nhân vật giao tiếp muốn đạt tới trong cuộc giao tiếp. Đây là
nhân tố quan trọng, ảnh hƣởng nhiều đến cuộc giao tiếp, một cuộc giao tiếp
bất kì cần đạt đƣợc đích cuối cùng, đích cả ngƣời nói lẫn ngƣời nghe mong
muốn đạt đƣợc. Có nhiều đích hƣớng tới trong một cuộc giao tiếp, thông
thƣờng ngƣời ta hƣớng tới ba đích giao tiếp tiêu biểu: hành động, truyền tải,
thyết phục. Ba đích này tồn tại song song nhƣng không đồng đều. Có những
lời nói tác động đến nhận thức là chủ yếu, nhƣng có lời nói lại tác động đến
hành động là chủ yếu.
Ví dụ 4:
Mỹ: Hân ơi đóng hộ tớ cánh cửa, gió to quá.
Hân: Ừ.
Mục đích của cuộc hội thoại trên hƣớng đến việc đóng cánh cửa lại.
Trong đó Mỹ hƣớng Hân đến hành động đóng cánh cửa, đích truyền tải:
nguyện vọng của Mỹ, đích thuyết phục: với lí do gió to, Mỹ hi vọng thuyết
phục đƣợc Hân sẽ đóng hộ mình cánh cửa.

12


Ví dụ 5:
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thƣa.
(Nguyễn Du, Trao duyên)
Với mong muốn, Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng, Thúy
Kiều đã chọn lọc những từ ngữ mang sức thuyết phục cao, phù hợp với hoàn
cảnh của mình. Hai câu thơ trên hƣớng đến đích thuyết phục và đích hành
động là chủ yếu, Kiều thuyết phục Vân sẽ trả món nợ tình với chàng Kim thay
mình. Mong Vân có hành động kết duyên với Kim trọng.

* Phƣơng tiện giao tiếp
Phƣơng tiện giao tiếp là tất cả các yếu tố đƣợc dùng để thể hiện thái
độ, tình cảm, tƣ tƣởng, mối quan hệ và những tâm lý khác trong một cuộc
giao tiếp. Phƣơng tiện giao tiếp gồm hai nhóm: ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là phƣơng tiện, công cụ để giao tiếp. Ngôn ngữ trở thành công
cụ giao tiếp vạn năng của con ngƣời vì nó hành trình cùng con ngƣời, từ lúc
con ngƣời xuất hiện cho đến ngày nay. Phƣơng tiện giao tiếp ấy đƣợc bổ sung
và hoàn thiện theo lịch sử tiến hóa của nhân loại. Ngôn ngữ đồng thời cũng là
sản phẩm của giao tiếp. Những yếu tố có liên quan đến ngôn ngữ gồm:
Nội dung: Nghĩa của từ, lời nói.
Tính chất: Ngữ điệu, nhịp điệu, âm điệu
Những biểu hiện của nhóm phi ngôn ngữ gồm: diện mạo, nét mặt,
nụ cƣời, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, tƣ thế, hành vi…những yếu tố này cũng chi
phối đến cuộc giao tiếp.
Ví dụ 6:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nƣớc non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

13


Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Hồ Xuân Hƣơng, Bánh trôi nước).
Để lĩnh hội bài thơ, ngƣời đọc phải căn cứ vào các phƣơng tiện ngôn ngữ
(giải mã ý nghĩa của các từ ngữ) nhƣ:“trắng, trong” (nói về vẻ đẹp), thành
ngữ "bảy nổi ba chìm"n(chỉ sự gian truân vất vả, sự xô đẩy của cuộc
đời), “tấm lòng son” (vẻ đẹp bên trong). Bên cạnh các yếu tố ngôn ngữ, ngƣời
đọc còn phải liên hệ với cuộc đời tác giả - một cuộc đời tài hoa và luôn khát
khao hạnh phúc nhƣng lại gặp nhiều trắc trở về chuyện duyên tình. Có nhƣ

vậy chúng ta mới hiểu đầy đủ nội dung giao tiếp mà nhà thơ muốn gửi gắm
trong bài thơ.
Tóm lại, các nhân tố trên đều quan trọng, chi phối nhiều đến cuộc giao
tiếp, bởi vậy khi giao tiếp cần chú ý đến những nhân tố này.
1.2. Giao tiếp vợ chồng ngƣời Việt
1.2.1. Khái niệm giao tiếp vợ chồng người Việt
“Là hoạt động giao tiếp trong đó vai tham gia giao tiếp là vợ và chồng.
Hay nói khác đi các các nhân vật tham gia trao và nhận các phát ngôn chính là
vợ và chồng”.
1.2.2. Đặc điểm giao tiếp vợ chồng người Việt
* Giao tiếp vợ chồng ngƣời Việt là giao tiếp giữa hai ngƣời khác giới.
Giao tiếp vợ chồng là một kiểu giao tiếp đặc biệt, đặc biệt bởi nó là cuộc
giao tiếp giữa hai ngƣời khác giới, giới nam và giới nữ. Vì khác giới, khác
đặc điểm tâm, sinh lí cho nên dẫn đến những khác biệt khi sử dụng ngôn ngữ
trong giao tiếp. Hai giới có những đặc trƣng ngôn ngữ rất khác nhau. Nam
giới có phong cách ngôn ngữ, lối ứng xử, giao tiếp riêng đặc trƣng cho giới
mình, và nữ giới cũng vậy. Nam giới thuộc phái mạnh, trong gia đình lại có vị
thế và vai trò cao hơn phụ nữ, còn nữ giới thuộc phái yếu, có vị thế thấp hơn.
Điều này có ảnh hƣởng đến quá trình giao tiếp vì thế khác nhau về tính chất

14


ngôn ngữ. Nữ giới có khuynh hƣớng dùng các chức năng ngôn ngữ diễn đạt
tình cảm trong giao tiếp thƣờng xuyên hơn so với nam giới, khuynh hƣớng
dùng những chức năng ngôn ngữ nhấn mạnh tình yêu thƣơng, tinh thần đoàn
kết, động viên, giúp đỡ lẫn nhau, trong khi (đặc biệt là trong bối cảnh chính
thức) nam giới có khuynh hƣớng giao tiếp nhằm duy trì, tăng vị thế và quyền
lực. Nữ giới dùng ngôn ngữ lịch sự và linh hoạt hơn so với nam giới. Bởi vậy
khi xem xét cuộc giao tiếp giữa hai vợ chồng chúng ta cần quan tâm đến sự

chi phối của yếu tố giới.
* Giao tiếp vợ chồng ngƣời Việt luôn theo tỉ lệ 1-1.
Giao tiếp vợ chồng không giống những cuộc giao tiếp khác, nếu những
cuộc giao tiếp khác có sự tham gia của nhiều nhân vật, thuộc nhiều tầng lớp,
lứa tuổi, hay địa vị xã hội khác nhau… thì giao tiếp vợ chồng luôn luôn chỉ có
sự tham gia của hai ngƣời, một chồng - một vợ. Giao tiếp vợ chồng là một
hoạt động giao tiếp mà ở đó có đối tƣợng tham gia giao tiếp tƣơng đối đồng
nhất về trình độ văn hóa, hiểu biết, vốn sống, lứa tuổi, nghề nghiệp…Vì vậy,
khi vợ chồng giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ sẽ chịu sƣ chi phối của các
nguyên tắc giao tiếp vợ chồng nhất định. Vì luôn theo tỉ lệ 1- 1 cho nên trong
giao tiếp vợ chồng có sự phân vai rõ ràng, vai nói và vai nghe luôn phiên
nhau, thay đổi cho nhau.
1.3. Hội thoại và các phƣơng châm hội thoại
1.3.1. Hội thoại
1.3.1.1. Khái niệm hội thoại
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường
xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động
ngôn ngữ khác” [3;201].

15


1.3.1.2. Các quy tắc hội thoại.
Hội thoại diễn tiến theo những quy tắc nhất định. C.K.Orecchioni chia
quy tắc hội thoại thành ba nhóm:
Quy tắc điều hành sự luân phiên lƣợt lời.
Quy tắc điều hành nội dung hội thoại.
Quy tắc chi phối mối quan hệ liên cá nhân và phép lịch sự.
Khóa luận này chúng tôi chỉ quan tâm, và đi sâu tìm hiểu quy tắc điều
hành nội dung hội thoại.

1.3.2. Các phương châm hội thoại
Các phƣơng châm hội thoại của Grice thuộc nguyên tắc cộng tác nằm
trong quy tắc “điều hành nội dung hội thoại”
Nguyên tắc này đƣợc Grice phát biểu nhƣ sau nhƣ sau: “Hãy làm cho
phần đóng góp của anh, chị đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn mà nó
xuất hiện phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh, chị
đã chấp nhận tham gia vào”- [ 3; 229]
Nguyên tắc này bao trùm bốn phạm trù mà Grice gọi tên là phạm
trù:lƣợng, chất, quan hệ, cách thức. Ứng với mỗi phạm trù là một phƣơng
châm hội thoại.
1.3.2.1. Phương châm về lượng
a, Hãy làm cho phần đóng góp của anh, chị có lượng tin đúng như đòi
hỏi.
b, Đừng làm cho phần đóng góp của anh, chị có lượng tin lớn hơn đòi
hỏi.[3; 229]
Ví dụ 7:
An: Hôm nay cậu đi chơi ở đâu thế?
Bình: Tớ lên núi Cô Tiên.

16


Cuộc hội thoại trên đã tuân thủ phƣơng châm về lƣợng, ngƣời hỏi và
ngƣời hồi đáp đều đƣa ra lƣợng tin đúng nhƣ đòi hỏi. An hỏi Bình với mục
đích muốn biết địa điểm Bình đã đi chơi. Lời hồi đáp của Bình ngắn gọn,
nhƣng đã đƣa ra địa điểm cụ thể: núi Cô Tiên, đáp ứng đƣợc mong muốn
cũng nhƣ yêu cầu của câu hỏi.
1.3.2.2. Phương châm về chất
a, Đừng nói những điều mà anh tin rằng không đúng.
b, Đừng nói điều mà anh không có bằng chứng xác thực.[3; 230]

Ví dụ 8:
Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh,
Hỏi quê, rằng: huyện Lâm Thanh cũng gần.
(Nguyễn Du, Mã Giám Sinh mua Kiều).
Mã Giám Sinh đã vi phạm phƣơng châm về chất, khi hắn nói những điều
không đúng sự thật nói là viễn khách tức khách ở xa đến, nhƣng hắn lại nói
cũng gần, đã bộc lộ bản chất đểu giả của tên họ Mã.
1.3.2.3. Phương châm quan hệ
Hãy quan yếu, nghĩa là hãy làm cho phần đóng góp của anh có dính líu
và liên quan đến vấn đề đang diễn ra trong cuộc hội thoại.[3; 230]
Ví dụ 9:
Trong giờ học Vật lý, thầy giáo hỏi Đăng:
Thầy: Em hãy cho thầy biết sóng là gì?
Đăng: Thƣa thầy, sóng là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ?
Trên đây, học sinh Đăng đã không tuân thủ phƣơng châm quan hệ, vì
không trả lời định nghĩa về sóng theo yêu cầu của thầy, mà chuyển sang vấn
đề khác thuộc lĩnh vực văn học. Câu trả lời của Đăng hoàn toàn không liên
quan đến vấn đề thầy đƣa ra thuộc lĩnh vực vật lý.

17


1.3.2.4. Phương châm cách thức
a,Tránh lối nói tối nghĩa
b, Tránh lối nói mập mờ (có thể hiểu nhiều nghĩa)
c, Hãy nói ngắn gọn (tránh nói dài dòng)
d, Hãy nói có trật tự[3; 230]
Ví dụ 10:
Trong phát ngôn “Về nhà không ở với chồng cũ được lấy chồng mới”,
ngƣời tiếp nhận câu nói này hoàn toàn có thể hiểu sai ý của ngƣời phát ngôn,

vì phát ngôn trên mơ hồ, không rõ nghĩa.
1.4. Hành vi ngôn ngữ hỏi gián tiếp và hồi đáp hành vi hỏi gián tiếp
1.4.1. Hành vi hỏi gián tiếp
“Là hành vi ngôn ngữ hỏi nhưng lại hướng tới hiệu lực thuộc một hành
vi ở lời khác như: chào, khẳng định, phủ định, chê bai, phản bác, đe dọa,
khuyên nhủ…”.
Ví dụ 11:
SP1: Bây giờ là mấy giờ rồi em?
SP2: Dạ! Em xin lỗi thầy, lần sau em sẽ đi học sớm hơn ạ!
Trên đây là cuộc hội thoại giữa thầy giáo và học sinh, câu hỏi của thầy
giáo không nhằm mục đích hỏi giờ. Sp1 đã sử dụng hành vi hỏi gián tiếp mà
mục đích của thầy là phê phán, đồng thời nhắc nhở em học sinh lần sau đi học
đúng giờ.
1.4.2. Hồi đáp hành vi hỏi gián tiếp
Có nhiều cách thức để hồi đáp lại hành vi hỏi gián tiếp, chúng tôi chia
thành hai loại: hồi đáp hành vi hỏi gián tiếp bằng lời; hồi đáp hành vi hỏi gián
tiếp phi lời.

18


1.4.2.1. Hồi đáp hành vi hỏi gián tiếp bằng lời
Hồi đáp hành vi hỏi gián tiếp bằng lời biểu hiện cũng rất đa dạng, có
những cách thức hồi đáp hành vi hỏi gián tiếp nhƣ:
* Cách trả lời đúng vào nội dung đƣợc hỏi (tức tuân thủ phƣơng châm về
lƣợng)
Ví dụ 12:
Sp1: Con không làm vỡ lọ hoa thì ai làm vỡ?
Sp2: Là do con mèo nhảy lên bàn làm vỡ lọ hoa mẹ ạ!
Trên đây, câu hỏi của Sp1 mang tính chất khẳng định, buộc tội Sp2 làm

vỡ lọ hoa. Lời hồi đáp trả lời đúng yêu cầu của hành vi hỏi, đó là đƣa ra đối
tƣợng làm vỡ lọ hoa theo nhƣ câu hỏi đề cập.
* Trả lời không đúng (vi phạm phƣơng châm quan hệ)
Ví dụ 13:
An: Năm nay cậu dự định tổ chức sinh nhật thế nào?
Chi: Vui là đƣợc!
Lời hồi đáp của Chi không hƣớng vào nội dung câu hỏi của An, mục
đích của An muốn biết dự định, kế hoạch tổ chức sinh nhật của Chi, theo lẽ
thƣờng, Chi phải trình bày kế hoạch nhƣ vậy mới đáp ứng đƣợc yêu cầu của
câu hỏi.
Ngoài ra hồi đáp hành vi hỏi gián tiếp còn trả lời bằng cách hỏi lại, giải
thích vòng vèo.
Ví dụ 14: trong cuộc trò chuyện giữa hai chị em
Sp1: Sao chị nói gì em cũng cãi lại? Ngƣời đâu mà ngang nhƣ cua vậy?
Sp2: Sao chị lại nói em ngang nhƣ cua?
Hồi đáp lại hành vi hỏi gián tiếp của Sp1, Sp2 đã hỏi lại Sp1, thể hiện
thái độ không đồng ý, cũng nhƣ phản bác lại ý kiến của Sp1.

19


×