Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Yêu tố ngẫu nhiên trong tập truyện pêtecbua của n v gogol (2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

ĐỖ THỊ NGỌC

YẾU TỐ NGẪU NHIÊN
TRONG TẬP TRUYỆN PÊTECBUA
CỦA N.V.GOGOL

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học
TS. LÊ THỊ THU HIỀN

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Tiến sĩ Lê Thị Thu Hiền - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận
tình để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn,
đặc biệt là các thầy cô trong tổ Văn học nước ngoài và các bạn sinh viên trong
nhóm khóa luận đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Đỗ Thị Ngọc



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu
nào và chưa công bố nội dung này ở bất kỳ đâu.
Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Đỗ Thị Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 5
5. Giới thuyết khái niệm............................................................................ 6
6. Cấu trúc của khóa luận ........................................................................ 10
Chương 1: YẾU TỐ NGẪU NHIÊN TRONG XÂY DỰNG CỐT
TRUYỆN ........................................................................................................ 11
1.1. Sự kiện, tình tiết ngẫu nhiên ............................................................ 11
1.1.1. Gặp gỡ ngẫu nhiên ........................................................................ 13
1.1.2. Trùng hợp ngẫu nhiên ................................................................... 15
1.2. Giấc mơ và ảo giác........................................................................... 17
1.3. Sự việc phi lí, lạ lùng, kì quặc ......................................................... 24
Chương 2: YẾU TỐ NGẪU NHIÊN TRONG TỔ CHỨC NHÂN VẬT . 34
2.1. Hệ thống nhân vật ............................................................................ 34
2.1.1. Kiểu nhân vật con người nhỏ bé ................................................... 35
2.1.2. Kiểu nhân vật tài năng nhưng thiếu ý chí ..................................... 41
2.1.3. Kiểu nhân vật con người thừa ....................................................... 44

2.2. Tổ chức nhân vật trong không gian ngẫu nhiên............................... 47
2.2.1. Không gian con đường .................................................................. 47
2.2.2. Không gian kì ảo của những giấc mơ ........................................... 49
2.3. Tổ chức nhân vật trong thời gian ngẫu nhiên .................................. 50
KẾT LUẬN .................................................................................................... 54


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nền văn học Nga thế kỉ XIX là một “hiện tượng kì diệu”. Sự kì diệu ấy
được thể hiện bằng sự nở rộ của một đội ngũ nhà văn Nga như những ngôi
sao sáng trên bầu trời văn học. Như Đỗ Hồng Chung trong cuốn Lịch sử văn
học Nga từng đưa ra nhận định: Các nhà văn Nga thế kỉ XIX “mỗi người
không lặp lại người khác và không tự lặp lại mình. Nhà văn nào cũng để lại
những dấu ấn riêng, đậm nét, thúc đẩy nền văn học tiến lên. Hoàn toàn có thể
nói đến “chủ nghĩa hiện thực Pushkin”, “trường phái Gôgôn”, “thời kì
Ôxtơrôpxki”, “truyện ngắn Sêkhốp”, “tiểu thuyết Tônxtôi”…[9, tr15]. Ở thời
kì này, văn học phát triển nhiều khuynh hướng, trào lưu tư tưởng khác nhau.
Đặc biệt, không thể không kể đến sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực đến
đỉnh cao tới mức giai đoạn này được gọi là “thế kỉ vàng” của văn học Nga và
nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học thế giới. Một đặc điểm thú vị nữa là
văn học Nga giai đoạn này phát triển theo hướng nếu như tác giả này mở đầu
thì tác giả tiếp sau sẽ phát triển và đưa nó lên đỉnh cao. Chủ nghĩa hiện thực
Nga thế kỉ XIX được đánh dấu bằng sự ra đời của hàng loạt tác phẩm của đại
thi hào Puskin – người được mệnh danh là “khởi đầu của mọi khởi đầu”. Kế
đến, một trong số những tác giả thành công với khuynh hướng sáng tác này
không thể không nhắc đến N.V.Gogol.
Không phải ngẫu nhiên mà người đương thời nhận định về ông rằng:
“Từ


lâu, trên thế giới không có nhà văn nào có tầm quan trọng đối với dân tộc

mình như Gogol đối với nước Nga” [16]. Sáng tác của ông chi phối mạnh mẽ
đến các nhà văn đời sau: “Gô-gôn đã có ảnh hưởng lớn mạnh đối với sự phát
triển sáng tác trào phúng của Héc-xen, Nê-cra-xốp, Séc-nư-sép-ski và đặc
biệt là San-tư-cốp Se-đrin. Lãng mạn hóa những tập thể yêu tự do và anh

1


dũng như Gogol đã làm trong cuốn Ta-rax Bun-ba đó là điều mà Goóc-ki đã
tiếp thu được…” [12, tr27]. Gogol luôn đấu tranh cho ngôn ngữ Nga trong
sạch và giữ đúng bản chất, ông đã truyền những đặc điểm căn bản của ngôn
ngữ đó cho nhà văn Tuôc-ghê-nhép, A-stơ-rốp-ki, Nê-cra-sốp. Hơn nữa sáng
tác của Gogol còn có tác dụng cổ vũ các họa sĩ và nhạc sĩ Nga: “Dựa vào các
đề tài của Gô-gôn, Mu-xóc-ski đã sáng tác vở kịch “Chợ Xa-ra-chin”, Rimski Cốc-xa-cốp sáng tác tác phẩm “Đêm tháng 5”, “Đêm trước lễ Sinh đản”,
Chai-cốp-ski đã sáng tác vở “Đôi giầy phụ nữ”. Do ảnh hưởng của tác phẩm
Ta-rax Bun-ba nhà họa sĩ Rê-pin đã sáng tác một bức tranh tuyệt tác là
“Những người Za-pa-rốt-giê” [12, tr28]. Không thể kể hết được những công
lao to lớn của Gogol. Ông đã để lại những tác phẩm có giá trị cho văn học
Nga nói riêng và văn học nhân loại nói chung. Sáng tác của ông nói lên tiếng
nói tố cáo hiện thực sâu sắc, vạch trần bản chất tàn bạo của nền chuyên chế
Nga hoàng. Nền chuyên chế đó ngày càng phản động và dùng đủ mọi cách để
biến nước Nga thành “trại lính và nhà lao”. Gogol đã chứng kiến tất cả những
hiện thực đó và đưa vào trong tác phẩm của mình. Trong đó, các tác phẩm
Đại lộ Nevxki, Bức chân dung, Chiếc áo khoác (rút từ Tập truyện Pêtecbua)
là những tác phẩm đã quen thuộc từ lâu với độc giả yêu văn học. Sự yêu mến
này có được không chỉ bởi đây là những tác phẩm đỉnh cao của văn học hiện
thực Nga thế kỉ XIX mà còn bởi những thành công về mặt nghệ thuật mà
trong đó không thể không kể đến vai trò của yếu tố ngẫu nhiên - một phạm trù

cơ bản trong tư duy nghệ thuật của Gogol.
Với tất cả lí do trên, chúng tôi chọn và thực hiện đề tài: Yếu tố ngẫu
nhiên trong Tập truyện Pêtecbua của N.V.Gogol.
2. Lịch sử vấn đề
Trong phạm vi và khả năng tiếp cận, khảo sát các nguồn thông tin,
chúng tôi nhận thấy có những đánh giá sau đây:

2


Trong bài báo Gogol đã viết “Chiếc áo khoác” như thế nào của
B.M.Ekhenbaum (1919), Ekhenbaum đã tập trung phân tích những thủ pháp
nghệ thuật của truyện: “lưu ý đến lối kể chuyện khôi hài, trào lộng trong
truyện, đến hiện tượng âm nghĩa trong ngôn ngữ của nhà văn…” [5, tr7].
Iu.N.Tưnhianov trong tác phẩm Đoxtoievxki và Gogol (Bàn về lí thuyết
văn nhại -1921) có nhận định rằng thủ pháp mà Gogol sử dụng là “thủ pháp
mặt nạ”: “Do chỗ tính cách những nhân vật của Gogol là mặt nạ, nên những
biến cố xảy ra với các nhân vật… chỉ là sự thay đổi mặt nạ” [5, tr8].
A.L.Xlônhimxki trong công trình nghiên cứu của mình có tên Kĩ thuật
trào phúng của Gogol (1923) “phát hiện ra ý nghĩa của tính phi lôgich, ông
cho đó là biện pháp kĩ thuật gây không khí trào lộng bằng cách phá vỡ các
mối liên hệ lôgich và nhân quả trong văn bản” [5, tr8].
V.V.Vinograđov trong các công trình nghiên cứu của mình viết vào
những năm 20 của thế kỉ XX đã thấy được “mối tương quan giữa lời tác giả
và lời nhân vật, về lời của người kể chuyện có vẻ như chuyển động zich-zắc
theo tuyến từ tác giả đến nhân vật, về hiện tượng chuyển giọng trong lối kể
chuyện trào phúng” [5, 8-9].
Cuốn Gogol (1924) của V.V.Gippius đánh dấu phương thức mới trong
nghiên cứu thi pháp Gogol.
Trong cuốn Nghệ thuật của Gogol (1934), tác giả A.Blưi nghiên cứu

những vấn đề về thi pháp của Gogol. A.Blưi chia sự nghiệp sáng tác của
Gogol thành 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn đặc biệt là giai đoạn thứ hai –
giai đoạn kết nối giữa thời kì sáng tác lãng mạn với tiểu thuyết Những linh
hồn chết – đỉnh cao sáng tác của ông. Đây là giai đoạn “có thể được xem như
là sự tổng kết sáng tác sơ kì của nhà văn, đồng thời nó là tiền đề nghệ thuật
tạo nền sử thi lớn cho tác phẩm chủ yếu của ông” [5, tr6]. Tuy nhiên, giai
đoạn này lại ít được nghiên cứu về mặt nghệ thuật.

3


Công trình nghiên cứu của Iu.Mann có tên Thi pháp của Gogol (1978)
đã nhìn thấy trong các tác phẩm của Gogol sự hòa kết giữa các bình diện như
cái hiện thực và cái viễn tưởng, mối tương quan giữa năng lực tinh thần và
năng lực thể chất. Iu.Mann nói về “tính phi logic trong lời của người kể
chuyện, về tính khuynh hướng của lối mỉa mai châm biếm của tác giả…” [5,
tr10].
Chuyên luận của Nguyễn Huy Hoàng có tên Thi pháp truyện ngắn
N.V.Gogol (2001) đã chỉ ra đặc thù tư duy nghệ thuật của N.V.Gogol trong
Tập truyện Pêtecbua, khẳng định thi pháp truyện ngắn - cấu trúc nội tại của
thế giới nghệ thuật của Gogol với những đặc sắc riêng của nó. Ông chỉ ra đặc
thù tư duy nghệ thuật của Gogol trong Tập truyện Pêtecbua, cấu trúc không thời gian của văn bản, chỉ ra sự thống nhất của chủ đề - cốt truyện của tập
truyện và các sắc thái cảm xúc, mỉa mai và grôtec. Nguyễn Huy Hoàng
nghiên cứu thi pháp Tập truyện Pêtecbua trong mối quan hệ với sự tiến hóa
trong sáng tác của tác giả, nhận định ngẫu nhiên là một phần trong cấu trúc
nghệ thuật của Tập truyện Pêtecbua.
Kỷ yếu khoa học của Trần Thị Quỳnh Nga in trong Tạp chí khoa học
ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh số 17 năm 2009 có tên Yếu tố hoang đường trong
Tập truyện Pêtecbua của N.V.Gôgôn đã cho thấy vai trò của những yếu tố
hoang đường xuất hiện trong tác phẩm.

Như vậy, có thể khẳng định rằng các công trình nghiên cứu của các tác
giả từ trước đến nay về các tác phầm của Gogol dù ít dù nhiều, bằng cách này
hay cách khác đã nhận thấy sự xuất hiện cũng như vai trò quan trọng của yếu
tố ngẫu nhiên trong các sáng tác của Gogol. Và qua những công trình và bài
viết nêu trên chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu yếu tố ngẫu nhiên - một
thành tố trong cấu trúc nghệ thuật của các tác phẩm của Gogol chưa được tiến
hành một cách cụ thể và rõ ràng.

4


3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chúng tôi lựa chọn nghiên cứu là yếu tố ngẫu nhiên một phạm
trù trong tư duy nghệ thuật trong các tác phẩm của nhà văn Gogol.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu yếu tố ngẫu nhiên trong ba
tác phẩm Đại lộ Nevxki, Bức chân dung, Chiếc áo khoác trong Tập truyện
Pêtecbua của Gogol theo bản dịch của Văn Hoàng và Phạm Thủy Ba in trong
chuyên luận Thi pháp truyện ngắn N.V.Gogol của Nguyễn Huy Hoàng, NXB
Đại học quốc gia Hà Nội, xuất bản năm 2001. Ngoài ra, chúng tôi còn tham
khảo và đối chiếu với bản dịch của Nguyễn Hiến Lê in trong cuốn Gogol,
NXB Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2000.
Từ đó, nhiệm vụ của chúng tôi là tập trung nghiên cứu sự biểu hiện của
yếu tố ngẫu nhiên trong Tập truyện Pêtecbua trên các phương diện tổ chức
cốt truyện, tổ chức nhân vật trong mối quan hệ của chúng. Chúng tôi hy vọng
thông qua phạm trù này sẽ mở ra hướng nghiên cứu mới trong những sáng tác
của Gogol ở những cấp độ nghiên cứu sâu hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp phân tích – miêu tả

Đây là phương pháp đầu tiên và quan trọng khi tiến hành nghiên cứu đề
tài này. Chúng tôi sẽ phân tích, miêu tả yếu tố ngẫu nhiên theo từng nhóm cụ
thể về phương diện giá trị nghệ thuật và nội dung.
4.2. Phương pháp thi pháp học
Yếu tố ngẫu nhiên nhìn từ góc độ sáng tạo của nhà văn thì đó là một
thành công về nghệ thuật. Chúng tôi vận dụng phương pháp này để làm rõ
những vấn đề gắn với yếu tố ngẫu nhiên như: chi tiết nghệ thuật, nhân vật, cốt
truyện…

5


4.3. Phương pháp thống kê – phân loại
Đây là phương pháp không thể thiếu khi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
Chúng tôi sẽ khảo sát thống kê yếu tố ngẫu nhiên trong các tác phẩm, sau đó
là tổng hợp phân loại theo hướng nghiên cứu.
4.4. Phương pháp so sánh - đối chiếu
Các tác phẩm Đại lộ Nevxki, Bức chân dung, Chiếc áo khoác sẽ được
so sánh với các tác phẩm khác của văn học Nga và văn học thế giới .
5. Giới thuyết khái niệm
Từ “ngẫu nhiên” rất phổ biến trong ngôn ngữ đời thường và là một thuật
ngữ khoa học. Trong đời sống hàng ngày ta thường gặp nhiều sự việc ngẫu
nhiên đầy bất ngờ, mới lạ mà không thể dự đoán trước được. Cùng với những
việc ngẫu nhiên, yếu tố ngẫu nhiên, tính ngẫu nhiên, cái ngẫu nhiên...đã trở
thành một lĩnh vực nghiên cứu thú vị đòi hỏi cao về tính lý luận lẫn thực tiễn.
5.1. Yếu tố ngẫu nhiên
Từ “ngẫu nhiên” xuất hiện thường xuyên trong ngôn ngữ sinh hoạt và là
một thuật ngữ chuyên dùng cho các ngành khoa học. Thuật ngữ “ngẫu nhiên”:
tiếng Pháp là “le hazard”, tiếng Anh là “at random”. Khi được dịch chuyển
sang tiếng Việt có thể gọi là cái, tính, sự (ngẫu nhiên). Khi nghiên cứu yếu tố

ngẫu nhiên trong tác phẩm văn học chúng ta không thể tách rời với cơ sở triết
học của nó.
Nhà nghiên cứu L.Raxtrighin trong cuốn Thế giới ngẫu nhiên, ngẫu
nhiên và ngẫu nhiên cho rằng: ngẫu nhiên là “cái có tính bất ngờ” và “sự
kiện xảy ra không lí giải được nguyên nhân” [10, tr12].
Nhà văn Balzax trong Tựa Tấn trò đời cũng viết ngẫu nhiên là cái quy
luật chưa được hiểu thấu.
Triết học Mác – Lênin làm sáng tỏ hơn điều này khi khẳng định: “ngẫu
nhiên là phạm trù chỉ cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong kết cấu vật

6


chất, bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do sự kết hợp
nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Do đó, nó có thể xuất hiện, có thể
không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này, hoặc có thể xuất hiện khác đi”
[7, tr208].
Ngẫu nhiên luôn đi liền với tất nhiên tạo thành một cặp phạm trù triết
học. Triết học Mác – Lênin quan niệm: “Cái tất nhiên là phạm trù chỉ do
những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong
những điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế chứ không thể khác được”
[7, tr208].
Tuy nhiên, cơ sở hình thành của cặp phạm trù này là khác nhau hoàn
toàn. Nếu như cơ sở của tất nhiên là “bản chất bên trong của hiện tượng và
biểu thị cái có tính quy luật, cái nhất thiết phải xảy ra trong những điều kiện
nhất định”. Thì ngẫu nhiên có cơ sở “không phải từ bản chất của hiện tượng
mà ở tác động của hiện tượng khác tới hiện tượng đó và là cái có thể có, có
thể không, có thể xảy ra như thế này hoặc như thế khác” [7, tr527].
Từ đó, vai trò của chúng đối với sự phát triển của sự vật, hiện tượng
cũng khác nhau: “Nếu cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự

vật thì cái ngẫu nhiên có tác dụng làm cho sự phát triển của sự vật diễn ra
nhanh hay chậm” [7, tr209].
Mặc dù vậy không thể phủ nhận mối quan hệ mật thiết giữa ngẫu nhiên
và tất nhiên: “Cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông
qua vô số cái ngẫu nhiên. Còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái
tất nhiên đồng thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên” [7, tr210]. Hơn nữa, tính
ngẫu nhiên và tất nhiên còn có khả năng chuyển hóa lẫn nhau. Bên cạnh
những tất nhiên - những gì sáng rõ có thể giải thích bằng khoa học, luôn luôn
tồn tại cái ngẫu nhiên – cái có tính bất ngờ, không thể dự đoán trước. Ngẫu

7


nhiên và tất nhiên như hai mặt của thế giới tồn tại song song, có mối quan hệ
qua lại với nhau.
Yếu tố ngẫu nhiên đã, sẽ và đang tồn tại trong thế giới. Trong văn học
và văn hóa người ta cũng nhắc đến ngẫu nhiên như một yếu tố chi phối, ảnh
hưởng đến những yếu tố khác. Theo quan niệm dân gian ngẫu nhiên gắn liền
với thời cơ, vận hội, may rủi, điềm báo, được mất, họa phúc... Văn họá Việt
Nam có hàng loạt câu tục ngữ nói về ngẫu nhiên như: “Học tài thi phận”,
“May hơn khôn”, “Mèo mù vớ cá rán”, “Chết đuối vớ được cọc”, “Buồn ngủ
gặp chiếu manh”… Người Trung Quốc có những câu: “Họa cô đơn chí phúc
bất trùng lai”, “Tái ông thất mã”…
Từ những phân tích trên cho thấy quan niệm của triết học Mác – Lê nin
và các nhà nghiên cứu đều thừa nhận sự tồn tại cũng như vai trò quan trọng
của yếu tố ngẫu nhiên trong đời sống xã hội.
5.2. Yếu tố ngẫu nhiên trong tác phẩm của Gogol
Yếu tố ngẫu nhiên trong văn học là một nhân tố cấu trúc nghệ thuật của
truyện, là cái đã được nhận thức, lựa chọn kĩ lưỡng chứ không tùy tiện, tùy
hứng. Chính vì thế, yếu tố ngẫu nhiên thể hiện dụng ý của nhà văn một cách

tự nhiên nhất; đem lại hiệu quả tự sự cao; góp phần soi sáng tâm lí, số phận
nhân vật. Việc sử dụng yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình sáng tạo nghệ thuật
thể hiện tài năng, bản lĩnh của người nghệ sĩ. Bởi nếu sử dụng hay sẽ đem lại
hiệu quả nghệ thuật cao ngược lại nếu lạm dụng yếu tố ngẫu nhiên thì chính
nó sẽ là trở lực trong tác phẩm.
Yếu tố ngẫu nhiên là cái tồn tại xuyên suốt thời gian từ cổ điển đến hiện
đại và trải rộng trên nền văn học phương Đông và phương Tây. Văn học Nga
cũng không đi ngược lại với quy luật này. Những sáng tác của Gogol - đại
biểu thứ hai của chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỉ XIX là minh chứng thuyết
phục nhất. A.Belưi trong cuốn Nghệ thuật của Gogol nói đến 3 giai đoạn

8


chính trong sáng tác của Gogol: giai đoạn thứ nhất bao gồm phần lớn các
truyện ngắn lãng mạn, giai đoạn thứ hai gồm Tập truyện Pêtecbua và vở hài
kịch Quan thanh tra, giai đoạn thứ ba là bộ tiểu thuyết Những linh hồn chết
– tác phẩm xuất sắc bậc nhất của nền văn học hiện thực. Giai đoạn thứ hai của
quá trình sáng tác có thể nói là giai đoạn tổng kết sáng tác giai đoạn trước và
là tiền đề nghệ thuật tạo cái nền sử thi cho tác phẩm chủ yếu của ông. Tập
truyện Pêtecbua đánh dấu sự chuyển biến từ bút pháp lãng mạn ở giai đoạn
trước sang hiện thực ở giai đoạn sau. Và cũng chính từ đây ngòi bút hiện thực
châm biếm của Gogol không ngừng phát triển và hoàn thiện. Phương thức
sáng tác cơ bản của Gogol từ giai đoạn này trở đi là chủ nghĩa hiện thực với
việc đan xen các yếu tố hiện thực và kì ảo, lạ lùng, gây nhiều bất ngờ bằng
những sự việc ngẫu nhiên tạo sự hấp dẫn rất riêng. Cũng chính vì việc sử
dụng cái ngẫu nhiên đan xen yếu tố hiện thực đã đem đến thành công cho các
tác phẩm của Gogol. Bởi vậy, Gogol được mệnh danh là “thủy tổ” của các
nhà văn giai đoạn sau: “Tất cả chúng ta đều bước ra từ Chiếc áo khoác của
Gogol” (Doxtoiepxki). Quá trình sáng tác của Gogol đi từ lãng mạn đến hiện

thực và Chiếc áo khoác là tác phẩm chuyển giao giữa hai giai đoạn. Trong
Chiếc áo khoác có sự đan xen giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn, trong đó
phần nhiều là hiện thực. Và không thể không nhắc đến tác phẩm đỉnh cao
Những linh hồn chết, tác phẩm kể về cuộc phiêu lưu phi lý của Chichikov
trên khắp nước Nga phi lý. Y là một người trẻ tuổi thuộc tầng lớp trung lưu
của xã hội. Chichikov đi khắp nước Nga để mua những những nô lệ đã chết
nhưng chủ đất chưa khai báo tên nhằm bịp bợm vay tiền nhà nước. Những
cuộc phiêu lưu của nhân vật này chứa đầy sự ngẫu nhiên và bất ngờ, thú vị một trong những yếu tố làm nên thành công rực rỡ cho tác phẩm mà nhìn vào
đó người ta thấy một nước Nga thu nhỏ thời chuyên chế Nga hoàng. Sự ngẫu
nhiên xuất hiện từ khi nhà văn quyết định viết tác phẩm, ông hoàn toàn không

9


có một dàn ý cụ thể nào cả, mà cứ tự nhiên để nhân vật của mình tham gia và
những cuộc phiêu lưu. Trong Tự thú của tác giả, nhà văn viết: "Tôi bắt đầu
viết khi chưa hề xác định được một dàn ý nào cả, chưa biết được nhân vật sẽ
như thế nào. Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng đó là một kế hoạch nực cười được
thực hiện bởi anh chàng Chichikov, bản thân nó sẽ dẫn dắt tôi tới những con
người và những tính cách khác nhau”.
Trong công trình nghiên cứu có tên Thi pháp truyện ngắn N.V.Gogol
nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hoàng cũng đưa ra nhận định về vai trò của Tập
truyện Pêtecbua, theo ông: Những truyện Pêtecbua là “những giai đoạn khác
nhau của ý thức lãng mạn chủ nghĩa từ lối viễn tưởng ngây thơ, từ chủ nghĩa
lịch sử lãng mạn chủ nghĩa phản ánh những xung đột của lí tưởng lãng mạn
chủ nghĩa với hiện thực, phản ánh tính tất yếu của cái chết đối với cái đẹp, từ
lãng mạn vạn năng và tính toàn vẹn đến chỗ biểu hiện bi kịch của sự cô đơn
và sự lẻ loi của con người hiện thực xã hội đương thời…; cái lãng mạn bắt
đầu phân ranh giới với cái hiện thực, chuyển dần sang hiện thực” [5, tr16].
Như vậy, các công trình nghiên cứu về Gogol cũng như các sáng tác của

ông đều cho thấy sự xuất hiện của yếu tố ngẫu nhiên với dụng ý rõ ràng của
tác giả và ngay trong quá trình sáng tác cũng mình bằng cách này hay cách
khác Gogol đã sử dụng yếu tố ngẫu nhiên để xây dựng những tác phẩm lãng
mạn và hiện thực của mình.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được triển khai thành 2 chương,
như sau:
Chương 1: Yếu tố ngẫu nhiên trong xây dựng cốt truyện
Chương 2: Yếu tố ngẫu nhiên trong tổ chức nhân vật

10


Chương 1

YẾU TỐ NGẪU NHIÊN TRONG
XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
1.1. Sự kiện, tình tiết ngẫu nhiên
Cốt truyện là một thành phần quan trọng trong tác phẩm. Có nhiều định
nghĩa khác nhau về cốt truyện.
Theo G.N.Posspelov trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học thì cốt
truyện được hiểu là tiến trình của sự kiện. Shlovsky đề xuất cách hiểu khác
cốt truyện là sự sắp xếp các sự kiện, sự việc, tình tiết của chúng trong băn bản
nghệ thuật.
Cuốn Lý luận văn học, Tập 2 do Trần Đình Sử chủ biên có định nghĩa:
Cốt truyện là “chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong các tác phẩm tự sự và
kịch, nằm dưới lớp lời trần thuật, làm nên cái sườn của tác phẩm” [11, tr92].
Cốt truyện thực hiện nhiều chức năng khác nhau: thứ nhất, nó gắn kết các sự
kiện tạo thành một chuỗi và lịch sử của một nhân vật qua đó khắc họa nhân
vật; thứ hai, cốt truyện thể hiện xung đột, mâu thẫn…tái hiện bức tranh hiện

thực; thứ ba, cốt truyện đem đến một ý nghĩa nhân sinh và cuối cùng là tạo sự
hấp dẫn vì nó gắn liền với số phận nhân vật.
Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán chủ biên đưa ra khái niệm:
“Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo nhu cầu tư tưởng và
nghệ thuật nhất định tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình
thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch” [4, tr586].
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân chủ biên, cốt
truyện được định nghĩa “là sự phát triển hành động, tiến trình các sự việc,

11


các biến cố trong tác phẩm tự sự và kịch, đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình”
[1, tr112].
Trong Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên nhận định: “Cốt
truyện là một hệ thống những diễn biến của cuộc sống, và nhất là các xung
đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển
trong mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề tư tưởng tác
phẩm” [3, tr137].
Như vậy, cốt truyện là khái niệm không mang tính phổ quát cho tất cả
các tác phẩm văn học mà chủ yếu được dùng cho các tác phẩm kịch và tự sự.
Và hiểu một cách đơn giản cốt truyện là một hệ thống các sự kiện, tình tiết.
Hạt nhân cơ bản của cốt truyện là các sự kiện, tình tiết. Nhờ nắm bắt
chuỗi sự kiện, tình tiết góp phần hiểu rõ hơn về tính cách, số phận nhân vật.
Sự kiện “là những biến cố, tác động, sự cố có ý nghĩa quan trọng với nhân
vật, làm cho nhân vật và quan hệ của chúng không giữ nguyên hiện trạng mà
biến đổi theo” [3, tr165]. Qua sự kiện, nhân vật bộc lộ tính cách và thay đổi
số phận. Những sự kiện ngẫu nhiên theo dụng ý tác giả sẽ có tác dụng đẩy cốt
truyện và nhân vật đến những thay đổi, bước ngoặt một cách tự nhiên nhất. Vì
vậy, tổ chức hệ thống sự kiện cũng thể hiện tài năng của tác giả.

Sự kiện lại được tạo thành bởi các tình tiết. Từ điển thuật ngữ văn học
định nghĩa: Tình tiết là “diễn biến của cốt truyện, đơn vị của hành động trong
tác phẩm tự sự, kịch, thể hiện một sự việc xảy ra trong một khoảng thời gian,
không gian có thể xác định được” [4, tr344].
Vậy nên, tìm hiểu tình tiết ngẫu nhiên là tìm hiểu trật tự làm nên diễn
biến của sự kiện. Tình tiết ngẫu nhiên là tình tiết được tác giả lựa chọn để gây
bất ngờ và tạo ra một sự kiện mới. Do đó, nghiên cứu yếu tố ngẫu nhiên trong
xây dựng cốt truyện là tìm hiểu các sự kiện, tình tiết được sắp đặt một cách

12


ngẫu nhiên nhằm thể hiện nội dung tác phẩm theo đúng dụng ý nghệ thuật của
tác giả.
Như đã viết ở trên A.L.Xlônhimxki trong công trình nghiên cứu của
mình đã nhận thấy ý nghĩa của tính phi logic trong lời tác giả, đối thoại và cốt
truyện đó là việc tạo ra tính trào lộng bằng cách phá vỡ mối liên hệ nhân –
quả. Như vậy, có thể hiểu cốt truyện ngẫu nhiên là sự thay đổi trật tự sắp xếp
các sự kiện, tình tiết không theo logic thông thường nhằm tạo ra những biến
cố, bất ngờ có tính chất bước ngoặt trong số phận nhân vật. Ngẫu nhiên trong
cốt truyện là sự phá vỡ trật tự thông thường, không tuân thủ mối quan hệ nhân
quả B xảy ra do A mà chỉ là B xảy ra sau A. Hoặc đơn giản có thể hiểu là khi
một sự việc đang diễn ra thì sự việc khác xen vào. Vì vậy, không thể không
nhắc đến vai trò của những sự kiện, tình tiết trong cấu trúc tác phẩm.
Mô hình cốt truyện truyền thống là một chuỗi các sự kiện được sắp xếp
theo trật tự của thời gian với quan hệ nhân quả đậm nét giữa các sự kiện. Còn
theo quan niệm mới sự kiện không còn là một yếu tố độc tôn để cấu thành cốt
truyện nữa mà còn nhiều yếu tố khác như: kí ức, giấc mơ, tâm trạng…
Yếu tố ngẫu nhiên xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm của Gogol nói
chung và Tập truyện Pêtecbua nói riêng. Masinxki trong công trình nghiên

cứu có tên Thế giới nghệ thuật của Gogol cũng nhận định: “Cấu trúc nghệ
thuật của Tập truyện Pêtecbua dựa trên những biến cố kì quặc, khác thường”.
Đối chiếu vào Tập truyện Pêtecbua ta đi tìm hiểu yếu tố ngẫu nhiên
trong tổ chức cốt truyện qua các tình tiết, sự kiện(gặp gỡ ngẫu nhiên, trùng hợp
ngẫu nhiên), các yếu tố kì ảo (giấc mơ, ảo giác..) và tình tiết phi lí, lạ lùng, kì
quặc.
1.1.1. Gặp gỡ ngẫu nhiên
Giáo trình Lí luận văn học, Tập 2 do Hà Minh Đức chủ biên có viết:
“Lấy riêng một việc gặp gỡ mà nói thì bất cứ đâu, các nhân vật không gặp gỡ

13


nhau thì không thể sinh chuyện, sinh cảm xúc, sinh quan hệ. Nhưng gặp ở
đâu, gặp như thế nào, trong tình huống nào là cả một sự sáng tạo độc đáo mà
ở mỗi tác phẩm, mỗi nhân vật một khác” [3, tr165]. Theo đó, Gogol đã lựa
chọn những tình tiết độc đáo, tác giả để cho nhân vật của mình gặp gỡ nhau
hoàn toàn ngẫu nhiên, tình cờ và đầy thú vị.
Trong Tập truyện Pêtecbua có nhiều cuộc gặp gỡ bất ngờ tạo ra nhiều
thay đổi trong cuộc đời nhân vật.
Trong truyện ngắn Đại lộ Nevxki, gặp gỡ ngẫu nhiên là cuộc gặp gỡ giữa
người họa sĩ Pixcarev với cô gái tóc nâu xinh đẹp. Cuộc gặp gỡ tình cờ này
diễn ra trên đại lộ Nevxki. Không có cuộc gặp gỡ nào là vô nghĩa cả, dù là
gặp gỡ ngẫu nhiên, bất ngờ. Ban đầu, họa sĩ trẻ chỉ định ngắm nhìn cô nàng
đẹp như “Bianca” nhưng sau đó chàng “bất giác rảo bước” không nghĩ gì đến
việc cô gái có chú ý đến mình hay không. Bất ngờ, người con gái quay lại
phía chàng làm lộ ra những nét xinh đẹp tuyệt trần làm Pixcarev ngập chìm
trong những run rẩy, hồi hộp rồi dần như vô thức: “không nghe, không thấy,
mà cũng không biết mình đang làm gì nữa” [5, tr272]. Nhà văn Gogol đã vẽ
ra cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên đầy tự nhiên, thú vị ngay ở đầu tác phẩm. Độc giả

tò mò và chờ đợi kết quả của cuộc gặp gỡ đầy hứa hẹn này. Và thực sự cuộc
gặp gỡ này là sự khởi đầu cho hàng loạt biến cố có tính chất bước ngoặt trong
cuộc đời chàng họa sĩ trẻ. Ban đầu, dưới cái nhìn lãng mạn và có phần ngây
thơ họa sĩ tưởng tượng ra một viễn cảnh tươi đẹp cho tương lai hai người –
một cảnh sống giản dị mà tình nghĩa: chồng vẽ tranh, vợ ngồi cạnh khuyến
khích và khâu vá… Nhưng càng tiếp xúc với cô gái thì hiện thực phũ phàng
càng được khắc họạ một cách sâu sắc hơn: “Tôi đâu có phải một ả thợ khâu
hoặc ả thợ giặt mà phải đi làm!” [5, tr219]. Cuối cùng, vì không chịu được
hiện thực này nhân vật tìm quên trong nha phiến và kết cục là cái chết trong
vô thức đầy đau đớn: “Xác anh nằm sõng sượt trên mặt đất, cổ họng bị cắt

14


đứt, con dao cạo đẫm máu quăng trên sàn nhà…nét mặt rúm ró và đôi cánh
tay co quắp…” [5, tr292].
Song hành với cuộc gặp gỡ giữa họa sĩ và cô gái tóc nâu, trên đại lộ
Nevxki còn diễn ra cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên giữa trung úy Piragov với người
vợ thợ thủ công Đức. Qua tình tiết ngẫu nhiên đó, tính cách của nhân vật dần
dần được hé lộ. Tên trung úy lì lợm theo đuổi người thiếu phụ dù biết cô đã
có chồng. Và khi bị chồng cô ta là Sille phát hiện, Piragov vẫn tỏ ra khoái chí,
hắn coi việc theo đuổi phụ nữ có chồng là chiến công và còn đem khoe với
các sĩ quan khác. Ngay cả khi bị từ chối hắn vẫn lì lợm, hành động lỗ mãng.
Khi bị lăng nhục, thoạt đầu tiên hắn vô cùng tức giận nhưng cơn tức tan biến
ngay sau khi hắn ăn hết hai chiếc bánh ngọt và đọc tờ “Con ong phương Bắc”.
Tình tiết ngẫu nhiên gặp gỡ còn góp phần hình thành một mạch truyện
song song. Cả hai người cùng theo đuổi người đẹp và cùng nhận về kết cục
không như ý. Nhưng ở đây kết thúc của hai nhân vật có sự tương phản với
nhau, nếu như chàng họa sĩ chết vì lí tưởng không dung hòa với hiện thực thì
tên trung úy lại quay về với những buổi tiệc tùng, vũ hội và quên hẳn chuyện

mình đã bị lăng nhục ra sao. Một kẻ chết vì không chấp nhận được hiện thực,
kẻ kia sống nhưng cũng như “linh hồn chết” vì sống vô nghĩa. Tác giả đã thiết
lập hai cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên trên cái nền của đại lộ Nevxki đầy hoa lệ với
mục đích mở đầu cho những nghịch lí, những điều nực cười sắp xảy ra với
cuộc đời hai nhân vật. Yếu tố ngẫu nhiên góp phần phát triển mạch truyện và
tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật.
1.1.2. Trùng hợp ngẫu nhiên
Trong Tập truyện Pêtecbua rất nhiều sự kiện, tình tiết ngẫu nhiên xảy
ra trùng hợp với nhau.
Trong Bức chân dung, giữa lúc người họa sĩ nghèo không còn một xu
dính túi vì số tiền cuối cùng được họa sĩ dùng vào việc mua bức chân dung kì

15


quái thì chủ nhà cùng cảnh sát lại đến đòi tiền nhà. Tình cờ và bất ngờ, khi
viên cảnh sát xem xét những bức tranh của họa sĩ thì gói tiền vàng rơi ra. Tình
tiết trùng hợp ngẫu nhiên này đã làm thay đổi cuộc đời họa sĩ nghèo của
chúng ta, khiến họa sĩ đi chệch đường với nghệ thuật chân chính và trở thành
một người quay cuồng vì danh vọng, nét vẽ sáo mòn vì thị hiếu tầm thường
của bọn quý tộc – khách hàng của y.
Sự trùng hợp ngẫu nhiên còn xuất hiện trong phần thứ hai của Bức chân
dung phần họa sĩ trẻ kể về nguồn gốc của bức tranh và nguyên mẫu của nó.
Họa sĩ B - người con của họa sĩ đã sáng tạo ra bức chân dung kì quái đã kể về
câu chuyện người cha của anh ta vẽ bức chân dung tên cho vay nặng lãi. Sự
trùng hợp xảy ra khi họa sĩ có ý định vẽ một họa phẩm về ác quỷ thì ý nghĩ
lấy nguyên mẫu là tên cho vay chợt xuất hiện: “Mình phải dùng hắn để vẽ quỷ
sứ mới được” [6, tr214]. Và thế là họa sĩ bắt tay vào vẽ thì lạ thay “tên cho
vay lãi ghê tởm” xuất hiện, trùng hợp ngẫu nhiên vì hắn đến với mục đích
muốn họa sĩ vẽ cho mình một bức chân dung. Sự trùng hợp tình cờ này khiến

nhân vật không còn phân vân mà đi ngay đến quyết định bằng lòng vẽ bức
tranh: “Càng tốt. Hắn tự ý lại xin được làm quỷ trên bức tranh của mình” [5,
tr215]. Tuy nhiên, khi bắt tay vào vẽ những nét vẽ đầu tiên, họa sĩ đã cảm
thấy sức mạnh ghê gớm mà đầy ma quỷ: “Sức mạnh gì mà như ma quỷ! Chỉ
vẽ cho hơi đúng thôi thì hắn cũng có vẻ nhấp nhỏm nhảy ra khỏi tranh rồi!”
[5, tr215]. Và khi tập trung bút lực vẽ cái cặp mắt chói lọi tinh thần họa sĩ liền
cảm thấy một sức nặng kì dị đè lên tâm hồn mình. Hốt hoảng, họa sĩ quyết
định ngừng vẽ dù tên cho vay van nài người bằng những lời kì lạ rằng nếu nét
mặt hắn được vẽ đúng thì hắn sẽ có thể sống sót. Cũng từ đó tính tình họa sĩ
thay đổi hoàn toàn, bỗng trở nên sầu muộn, ưu tư, ghen ghét, đố kị.
Từ sự trùng hợp ngẫu nhiên đến quyết định vẽ bức chân dung ma quái
đã đem đến hàng loạt đổi thay trong cuộc đời họa sĩ đồng thời giúp ông nhận

16


ra có “một niềm ghen ghét ma quái đã hướng dẫn ngọn cọ” của mình và “tấm
lòng xấu xa, đê tiện đã phản ánh trên bức tranh” [5, tr219]. Quả thực, nghệ
thuật chân chính không có chỗ cho những toan tính, vụ lợi, ích kỉ. Một tác
phẩm chỉ thực sự được gọi là nghệ thuật khi người họa sĩ sáng tạo nó với cả
tấm lòng vô tư và một tâm hồn trong sáng, lương thiện. Nếu trong quá trình
sáng tạo nghệ thuật mà họa sĩ đặt vào đó tình yêu chân thành thì sẽ có thể tạo
ra một kiệt tác hoàn toàn trong sáng vô ngần: “Thanh khiết, không một vết,
như một cô dâu” và “khiêm tốn, tuyệt diệu và giản dị như thiên thần” giống
như bức tranh của người bạn cũ của họa sĩ Tchartkov hay gây cho người ta
một “ấn tượng thần diệu” như họa phẩm của người họa sĩ sáng tạo bức chân
dung kì quái nọ.
Những tình tiết, sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên là minh chứng cho tài
năng xây dựng cốt truyện, tổ chức các tình tiết bất ngờ, thú vị tạo sự lôi cuốn,
hấp dẫn cho độc giả.

1.2. Giấc mơ và ảo giác
Cái kì ảo trong văn học đã xuất hiện từ trong văn học dân gian, từ truyện
cổ tích. Nhưng cho đến thế kỉ XVIII- XIX cái kì ảo mới đủ điều kiện để xuất
hiện trong tác phẩm như một hình thái nhận thức thẩm mĩ. Cái kì ảo trong văn
học cũng là cách để thỏa mãn những nhu cầu tâm linh trong xã hội khi có quá
nhiều điều bất trắc, phức tạp, được bao bọc bên ngoài một lớp vỏ êm đềm,
bình an. Hơn nữa, qua những yếu tố kì ảo, tác giả gửi gắm vào đó những ước
mơ, dự định chưa thể thực hiện được trong thế giới thực tại.
Các nghệ sĩ thường tìm đến yếu tố ngẫu nhiên do ưa thích cái kì ảo và
thủ pháp tượng trưng. Tuy nhiên, không phải yếu tố ngẫu nhiên nào cũng là
cái kì ảo. Mặc dù vậy, cái kì ảo thường mang đặc tính của yếu tố ngẫu nhiên
đó là sự bất ngờ, độc đáo. Và lẽ dĩ nhiên, ngẫu nhiên có một vị trí nhất định
trong những sáng tác hiện thực chủ nghĩa của Gogol mà trong Tập truyện

17


Pêtecbua ngẫu nhiên được biểu hiện qua dạng thức kì ảo là những giấc mơ,
ảo giác.
Giấc mơ xuất hiện rất nhiều trong Tập truyện Pêtecbua. Giấc mơ là
“biểu tượng của cuộc phiêu lưu cá thể, được cất sâu trong tâm khảm…Chiêm
mộng hiện ra với chúng ta như một điều bí ẩn của chính mình…” [2, tr17].
Những giấc mơ và ảo giác là những gì mà ta chưa thể lí giải được
nguyên nhân bên trong.
Nổi bật trong tác phẩm Bức chân dung là những giấc mộng của họa sĩ
Tchartkov. Những giấc mơ xuất hiện một cách ngẫu nhiên nhưng lại rất phù
hợp với thực tại. Ở đây giấc mơ không đơn thuần là mơ mà có sự đan xem
giữa mộng và thực. Trong mơ chàng thấy ông già trong bức tranh xuất hiện
với nhiều gói tiền vàng trong tay. Bất chợt, một gói lăn tới đầu giường chàng,
họa sĩ cố gắng nắm lấy gói bạc và khi tỉnh dậy chàng vẫn cảm thấy băn khoăn

có thực là mình đã nằm mộng. Vì cảm giác bàn tay từng cầm một vật gì nặng
và bức chân dung như sống dậy với nét mặt linh động lên, môi tru ra như
muốn hút chàng. Với sự xuất hiện của những giấc mơ này cùng với gói tiền
vàng làm họa sĩ nảy lòng ham muốn có được một phần số tiền ấy. Giấc mơ về
ông già và những gói tiền còn có vai trò như điềm báo cho việc xuất hiện một
gói tiền rơi ra từ bức tranh mà sau đó đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của
họa sĩ nghèo, khiến chàng quên đi lời khuyên của người thầy và trở thành một
họa sĩ “chiều theo thị hiếu của người đời”. Khác hẳn với dự định ban đầu của
chàng là trở thành một hoa sĩ có tài, chân chính.
Giấc mơ xuất hiện ngẫu nhiên nhưng lại góp phần soi sáng tính cách
Tchartkov – con người tài năng nhưng thiếu ý chí, không cưỡng lại được ma
lực của đồng tiền và sức hấp dẫn của “cái bả danh vọng”. Giấc mơ ấy có tác
dụng đánh thức và bộc lộ rõ tính cách ẩn chìm trong nhân vật. Hơn thế, giấc
mơ trong tác phẩm Bức chân dung còn cho thấy sức mạnh của vàng bạc và vị

18


trí của nghệ thuật trong xã hội tư sản. Xã hội mà người nghệ sĩ chân chính
không được công nhận, sự nổi tiếng của người nghệ sĩ nhiều phần do tiền bạc
đem lại. Đồng tiền vốn bản thân nó không xấu nhưng cách con người ta lạm
dụng tiền bạc để mua quan, bán tước sẽ đảo lộn đúng sai, phải trái.
Giấc mơ xuất hiện ngẫu nhiên trong truyện ngắn Đại lộ Nevxki là giấc
mơ của chàng họa sĩ trẻ Pixcarev. Pixcarev là người “nhút nhát, ít nói nhưng
trong thâm tâm lửa tình cảm âm ỉ, chỉ đợi gặp cơ hội là bùng lên” [6, tr119].
Ban đầu những giấc mơ đến với chàng hoàn toàn ngẫu nhiên. Hình ảnh
thường xuyên xuất hiện trong những giấc mơ của chàng là hình ảnh cô gái tóc
nâu xinh đẹp mà chàng gặp trên đại lộ Nevxki. Sau cuộc gặp gỡ với cô nàng
xinh đẹp nhưng cuộc đời đầy nhơ nhớp, chàng ngồi cả đêm suy nghĩ về nàng,
về sự đối lập giữa hình tượng đẹp đẽ mà chàng vẽ ra với nàng của đời thực

“Con người đẹp tuyệt trần như vậy mà ở chốn như vậy…” [6, tr123]. Sự đối
lập đầy chua xót giữa cái đẹp hình thức và cái xấu của tâm hồn: “Sự thực
không có gì làm cho ta thương tâm bằng một người đẹp sa vào một cảnh trụy
lạc” [6, tr124]. Rồi họa sĩ chìm vào giấc mơ lúc nào không hay. Giấc mơ đến
với họa sĩ đầy ngẫu nhiên nhưng lại có thể lí giải được vì chàng là một họa sĩ
ngây thơ, mơ mộng. Ngay từ lời giới thiệu của tác giả cũng cho thấy điều đó:
“Chàng là một họa sĩ. Một họa sĩ của Petecbua! Quả là kì cục” [6, tr118].
Trong giấc mơ đầu tiên, họa sĩ thấy một người hầu của nàng đến đưa
chàng tới gặp nàng để chàng hiểu rõ sự éo le của số phận nàng nhưng cô gái
chưa kịp thổ lộ gì thì Pixacrev đã choàng tỉnh. Giấc mơ đó cho thấy sự ngây
thơ trong suy nghĩ của họa sĩ. Chàng cho rằng những điều mình nhìn thấy ở
ngôi nhà trên đại lộ kia là phi thực, rằng hẳn nàng phải có một nỗi khổ tâm
nào đó khó nói. Giấc mơ thì đẹp mà hiện thực lại quá tàn nhẫn. Là một người
tin vào sự lí tưởng chàng không thể chấp nhận thân phận thực sự của cô gái
mà tự huyễn hoặc mình bằng một cuộc sống khác dựng lên trong giấc mơ.

19


Hình ảnh nàng thoắt ẩn thoắt hiện khiến họa sĩ nhiều lần cố tìm kiếm trong
mơ nhưng không được. Trong lần xuất hiện thứ hai, họa sĩ chỉ thấy đầu tóc
nàng, khóe mắt nàng thoáng qua. Cái đẹp dần bị hiện thực tàn nhẫn đánh gục,
làm cho lu mờ. Hai lần mơ khác nhau hoàn toàn, lần đầu cuộc gặp gỡ giữa hai
người diễn ra rất dài còn lần sau đó chỉ còn là những nét lờ mờ, thoắt ẩn thoắt
hiện. Chính là vì lí tưởng không thắng được thực tế: “Sự thực hằng ngày sao
làm cho chàng chướng tai gai mắt đến thế” [6, tr131]. Họa sĩ tìm quên trong
những giấc mộng: “Riết rồi, mộng là tất cả đời sống của chàng, chàng thức
mà như ngủ, ngủ mà như thức… Chỉ khi gần tối chàng mới lại tỉnh táo” [6,
tr131]. Không chấp nhận được những hiện thực phũ phàng họa sĩ tìm đến nha
phiến nhưng khi tỉnh giấc sau những giấc mơ chàng chỉ càng thấy đau lòng

hơn: “Em ơi, em đừng nên có thực” [6, tr133]. Dần dần chàng kiệt sức rồi chết
một cách đau đớn.
Giả sử nếu không có giấc mơ ấy, không có biến cố ấy, có lẽ cuộc đời
chàng sẽ khác. Nguyễn Hải Hà trong Lịch sử văn học Nga cũng từng viết:
họa sĩ “đắm chìm vào những giấc mơ trong đó anh cố níu giữ lấy cái đẹp.
Cuộc sống lúc đó thù địch với ước mơ, với cái đẹp, với con người…” [9,
tr166]. Chính điều đó đã đẩy họa sĩ vào bi kịch thê thảm - bi kịch của con
người vỡ mộng. Kết quả là không chịu được sự tàn nhẫn của hiện thực họa sĩ
trẻ tự kết liễu đời mình trong đau đớn và tuyệt vọng. Là hiện tại gián tiếp giết
chết một con người lí tưởng hay con người lí tưởng vốn bản thân sự xuất hiện
của nó ở hiện tại đã là một sự lạc điệu, kì lạ?
Ảo giác là tri giác về một sự vật, một hiện tượng không hề có thật trong
thực tại khách quan. Ảo giác xuất hiện và mất đi không phụ thuộc theo ý
muốn của bản thân.
Với nhân vật Akaki Akakiêvits trong truyện vừa Chiếc áo khoác, sau
khi mất chiếc áo – niềm vui đầu tiên và duy nhất trong cuộc đời người viên

20


chức này thì lại là những ảo giác kéo đến: “Những ảo giác kì cục nhất quấy
nhiễu thầy hoài. Lúc thì thầy thấy chú thợ may Petrovitch cắt cho một chiếc
áo bành tô mới có mấy cái bẫy để bẫy những tên trộm lại gần giường thầy…;
lúc thì thầy có chiếc áo bành tô mới tinh, có lúc lại tưởng mình ngồi trước
nhân vật quan trọng…cuối cùng thì hung hăng chửi rủa” [6, 158-159]. Đặc
biệt, ảo giác gì thì cũng đều xoay quanh chiếc áo khoác đã bị mất. Những ảo
giác này thể hiện cảm xúc mạnh mẽ của nhân vật, cho thấy sự bất hạnh của
nhân vật khi mất đi chiếc áo khoác, mất mát này không thể bù đắp được. Mất
đi chiếc áo mà bác mới chỉ mặc được đúng hai lần, chiếc áo mà nhờ nó mối
quan hệ giữa bác với đồng nghiệp có vẻ thân mật hơn. Chiếc áo mà với bác

nó không chỉ có giá trị vật chất mà còn có ý nghĩa tinh thần, có nó bác đầy đủ
hơn, hạnh phúc hơn.
Giống như những giấc mơ của hai chàng họa sĩ, ảo giác của người viên
chức thể hiện ước mơ chưa thể thực hiện được ở thực tại. Trong những cơn
mê man, lần đầu tiên người ta nghe thấy bác chửi. Tiếng chửi này là sự phản
kháng dù rất yếu ớt với hiện thực. Những lời bác nói khi gặp ảo giác là những
bức bối trong cuộc sống thực bác chưa thể giải quyết được. Để nhân vật tìm
đến với ảo giác, Gogol đã thể hiện ý thức đấu tranh dù còn mơ hồ của những
con người thấp cổ bé họng trong xã hội Nga thời chuyên chế Nga hoàng.
Những ảo giác của họa sĩ Pixcarev trong tác phẩm Đại lộ Nevxki xuất
hiện ngẫu nhiên và gắn liền với cuộc phiêu lưu theo chân cô gái tóc nâu xinh
đẹp. Đó là ảo giác về cảnh vật, con đường từ đại lộ Nevxki về ngôi nhà ở đại
lộ Litêiny. Theo cảm giác chủ quan của họa sĩ dường như “hè đường nhô lên
và chúc xuống, dập dờn dưới chân, còn bao nhiêu ngựa, xe đi đường đột
nhiên như đứng chững lại. Chiếc cầu dài ra, oằn lại rồi nhịp cầu gãy gập;
nhà cửa lộn ngược; trạm lính gác đổ lộn nhào, còn chiếc kích của người lính
cùng những chữ tô vàng và hình cái kéo vẽ trên một tấm biển hàng, thì như

21


×