Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

skkn giải pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, huyện mỏ cày nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.02 KB, 11 trang )

Đề tài:
Giải pháp thực hiện công tác
Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, huyện Mỏ Cày Nam
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài:
Triển khai và thực hiện Thông tư số 36/2009/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 12
năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định kiểm tra, công nhận
Phổ cập giáo dục tiểu học và Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; Ủy ban
nhân dân tỉnh Bến Tre có Kế hoạch số 1259/KH-UBND ngày 04 tháng 4 năm
2011 thực hiện phổ cập giáo dục giai đoạn 2011-2015; Tỉnh ủy Bến Tre có công
văn số 976-CV/TU ngày 22 tháng 02 năm 2012 về việc tăng cường lãnh đạo công
tác phổ cập giáo dục; Ủy ban nhân dân huyện Mỏ Cày Nam có Kế hoạch số
55/KH-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân huyện Mỏ Cày
Nam kế hoạch thực hiện phổ cập giáo dục giai đoạn 2011-2015; Huyện ủy Mỏ
Cày Nam có công văn số 204-CV/HU ngày 13 tháng 3 năm 2012 của về việc
tăng cường lãnh đạo công tác phổ cập giáo dục.
II. Lý do chọn đề tài:
- Ban lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo phân công nhiệm vụ phụ trách
mảng phổ cập giáo dục của huyện, tham mưu với lãnh đạo và Ban chỉ đạo Chống
mù chữ và phổ cập giáo dục huyện, trực tiếp thiết lập và quản lý hồ sơ sổ sách
của huyện, cũng như tham mưu với Ban chỉ đạo huyện trong việc kiểm tra, công
nhận các xã-thị trấn đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi hàng năm.
- Để thực hiện đạt mục tiêu mà Kế hoạch thực hiện phổ cập giáo dục giai
đoạn 2011-2015 của Ủy ban nhân dân huyện đề ra là làm sao đến cuối năm 2015
phải có 16/17 xã-thị trấn đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức
độ 2, huyện được công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
mức độ 2. Đó cũng là lý do chọn đề tài này.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

Trang 1



- Phạm vi nghiên cứu: Các giải pháp để thực hiện công tác phổ cập giáo
dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 của huyện.
- Đối tượng nghiên cứu: Việc theo dõi, cập nhật các loại hồ sơ, sổ sách
phục vụ cho công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tại các xã-thị trấn.
IV. Mục đích nghiên cứu:
Đến cuối năm 2015 phải có 16/17 xã-thị trấn trong huyện được công nhận
đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 và huyện được công
nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2.
V. Đổi mới trong kết quả nghiên cứu:
Không ngừng nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp từ
Trung ương đến huyện, từng lúc tham mưu với lãnh đạo, Ban chỉ đạo hướng dẫn
thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tại các xã-thị trấn.
Đảm bảo cập nhật hồ sơ, sổ sách ngày càng chính xác, đúng quy định, Thường
xuyên kiểm tra, đôn đốc hoàn thành tốt bộ hồ sơ công nhận các xã-thị trấn đạt
chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, huyện được công nhận đạt chuẩn
Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi hàng năm.
PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
Thông tư số 36/2009/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo Ban hành Quy định kiểm tra, công nhận Phổ cập giáo dục tiểu
học và Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi như sau:
1. Đối với đơn vị xã-thị trấn:
1.1 Đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo
dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 phải đạt những điều kiện sau:
a) Học sinh:
- Huy động được 95% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 6 tuổi vào
lớp 1;

Trang 2



- Có 80% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hoàn thành
chương trình tiểu học, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn lại đang
học các lớp tiểu học.
b) Giáo viên:
- Đảm bảo số lượng giáo viên để dạy đủ các môn học theo
chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học;
- Đạt tỉ lệ 1,20 giáo viên/lớp trở lên đối với trường tiểu học
tổ chức dạy học 5 buổi/tuần; 1,30 giáo viên/lớp trở lên đối với
trường tiểu học có tổ chức dạy học trên 5 buổi/tuần;
- Có 80% trở lên số giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo,
trong đó có 20% trở lên đạt trình độ trên chuẩn.
c) Cơ sở vật chất:
- Có mạng lưới trường, lớp phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ
em đi học thuận lợi;
- Có số phòng học đạt tỉ lệ 0,5 phòng/lớp trở lên. Phòng học
an toàn; có bảng, đủ bàn ghế cho học sinh, giáo viên; đủ ánh
sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông; có điều kiện tối
thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi;
- Trường học có thư viện, phòng y tế học đường, phòng thiết
bị giáo dục; phòng truyền thống và hoạt động Đội; có sân chơi,
sân tập an toàn, được sử dụng thường xuyên;
- Trường học xanh, sạch, đẹp; an toàn; có nguồn nước sạch;
có hệ thống thoát nước; có khu vệ sinh dành riêng cho nam, nữ,
học sinh, giáo viên, đảm bảo sạch sẽ, sử dụng thuận tiện.
1.2 Đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng
độ tuổi mức độ 2 phải đạt những điều kiện sau:
a) Học sinh:
- Huy động được 98% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 6 tuổi vào lớp 1;

- Có 90% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu
học, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp tiểu học;
Trang 3


- Có 50% trở lên số học sinh học 9-10 buổi/tuần.
b) Giáo viên:
- Đạt tỉ lệ 1,20 giáo viên/lớp trở lên đối với trường tiểu học tổ chức dạy
học 5 buổi/tuần; 1,35 giáo viên/lớp trở lên đối với trường tiểu học tổ chức 50%
trở lên số học sinh học 9-10 buổi/tuần;
- Có 100% số giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo, trong đó có 50% trở lên
đạt trình độ trên chuẩn đào tạo;
- Có đủ giáo viên chuyên trách dạy các môn: Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục,
Tin học, Ngoại ngữ.
c) Cơ sở vật chất:
- Có mạng lưới trường, lớp phù hợp tạo điều kiện cho trẻ em đi học thuận
lợi;
- Có số phòng học đạt tỉ lệ 0,8 phòng/lớp trở lên. Phòng học an toàn; có
bảng, đủ bàn ghế đúng quy cách cho học sinh, giáo viên; đủ ánh sáng, thoáng mát
về mùa hè, ấm về mùa đông; có tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học; có điều kiện tối
thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi;
- Trường học có văn phòng; thư viện; phòng giáo viên; phòng hiệu trưởng;
phòng phó hiệu trưởng; phòng thiết bị giáo dục; phòng giáo dục nghệ thuật;
phòng truyền thống và hoạt động Đội; phòng y tế học đường; phòng hỗ trợ học
sinh khuyết tật; phòng thường trực, bảo vệ. Các phòng có đủ các phương tiện,
thiết bị cần thiết để phục vụ hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường;
- Trường học có sân chơi, sân tập với tổng diện tích chiếm 30% trở lên
diện tích mặt bằng của trường; có đồ chơi, thiết bị vận động cho học sinh, đảm
bảo điều kiện cho học sinh vui chơi và tập luyện an toàn.
- Đối với các trường tổ chức bán trú cho học sinh phải có chỗ ăn, chỗ nghỉ

đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, sức khoẻ cho học sinh;
- Trường học có cổng, tường hoặc hàng rào cây xanh bao quanh trường; có
nguồn nước sạch, có hệ thống thoát nước; có khu để xe; có khu vệ sinh sạch sẽ,
thuận tiện dành riêng cho nam, nữ, học sinh, giáo viên; đảm bảo môi trường

Trang 4


xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện; không có hàng quán, nhà ở trong khu vực
trường.
2. Đối với đơn vị cấp huyện:
Đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi mức độ 2 phải có 90% trở lên số đơn vị cơ sở được công nhận đạt
chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; số đơn vị cơ sở còn lại
phải đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1.
Nhằm thực hiện đạt mục tiêu mà Kế hoạch thực hiện phổ cập giáo dục giai
đoạn 2011-2015 của Ủy ban nhân dân huyện đề ra là làm sao để đến cuối năm
2015 phải có 16/17 xã-thị trấn đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
mức 2 và huyện được công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ
tuổi mức độ 2. Trên cơ sở đó, để đạt được kết quả như trên cần giải quyết một số
vấn đề sau:
- Tập trung cao cho công tác huy động vào lớp 1 và cấp tiểu học.
- Quản lý, cập nhật hồ sơ, sổ sách hàng năm của Ban chỉ đạo từ huyện đến
xã. Tìm ra nguyên nhân của những tiêu chí chưa đạt để tìm cách khắc phục một
cách có hiệu quả nhất.
- Quản lý các đối tượng trong độ tuổi phổ cập, cập nhật trình độ học vấn
của các đối tượng phải chính xác và thường xuyên. Để thực hiện được phải phối
hợp như thế nào với các trường tiểu học và quản lý trên bộ công cụ của Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành từ huyện đến xã.
- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc học tập 2

buổi/ngày mà đặc biệt là 9-10 buổi/tuần.
- Đảm bảo đúng, đủ giáo viên giảng dạy, không ngừng nâng cao trình độ về
chuyên môn, nghiệp vụ.
II. Thực trạng của vấn đề:
1. Thuận lợi:
- Ban chỉ đạo Chống mù chữ và Phổ cập giáo dục từ huyện đến xã được
củng cố và hoạt động có hiệu quả đồng thời có nhiều kinh nghiệm trong thực
tiễn. Công tác phổ cập giáo dục đã được đưa vào Nghị quyết của các cấp uỷ
Trang 5


Đảng, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp và ngày càng
mang tính xã hội sâu sắc. Đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác phổ cập giáo
dục ở các trường tiểu học luôn được củng cố và là lực lượng nòng cốt trong việc
tham mưu, thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục nói chung, công tác phổ cập
giáo dục tiểu học đúng độ tuổi nói riêng.
- Nhu cầu học tập của trẻ em trong huyện ngày càng cao, hầu hết phụ huynh
các em đều mong muốn được học tập tốt nhất, nâng cao trình độ học vấn, có đủ
kiến thức phục vụ cho việc tiếp cận nhanh nhất các kiến thức của cấp cao hơn.
- Cơ sở vật chất, trường, lớp tiếp tục được đầu tư và đi vào ổn định, phù hợp
với từng địa bàn dân cư, đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ em trong độ tuổi
đến trường. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thường xuyên được học tập, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên
chuẩn ngày càng cao, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo.
- Xã hội hóa giáo dục ngày càng được quan tâm và phát huy tác dụng. Các
tổ chức xã hội, đoàn thể và mạnh thường quân ngày càng quan tâm đến công tác
giáo dục, phối hợp tích cực trong việc thực hiện các Chương trình mục tiêu giáo
dục để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
- Vai trò, nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục của trung tâm giáo dục thường

xuyên huyện và Trung tâm học tập cộng đồng các xã-thị trấn đã góp phần thuận
lợi cho việc mở lớp, tổ chức dạy và học các lớp phổ cập giáo dục, … trên địa bàn
làm nhận thức của người dân mà đặc biệt là phụ huynh học sinh yêu cầu rất cao
cho con em họ.
2. Khó khăn:
- Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi huyện nhà được công
nhận đạt chuẩn năm 2004, hiện nay công tác này yêu cầu cao hơn nửa là phổ cập
giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 và 2. Kinh nghiệm để thực hiện phổ cập
giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 còn hạn chế, mặt khác những giáo viên
phụ trách phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở các trường trước đây hầu hết
đã về hưu hoặc chuyển công tác khác.
Trang 6


- Giáo viên phụ trách phổ cập ở trường tiểu học hiện nay hầu hết là giáo
viên lớn tuổi, việc tiếp cận công nghệ thông tin, sử dụng máy vi tính còn hạn chế.
Đặc biệt là việc thống kê các biểu mẫu phổ cập giáo dục tiểu học thông qua bộ
công cụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa thực hiện tốt.
- Việc phối hợp giữa các trường tiểu học trong huyện trong việc theo dõi
học vấn và tốt nghiệp của trẻ thực hiện chưa chặt chẽ.
- Một số trường tiểu học tổ chức học một buổi thì phòng học đáp ứng được
yêu cầu, còn thực hiện 9-10 buổi/tuần thì thiếu phòng học.
- Đội ngũ giáo viên một số trường tiểu học còn thiếu so với yêu cầu.
III. Các giải pháp thực hiện:
- Tham mưu với Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện ban hành các công văn
có liên quan đến công tác phổ cập giáo dục. Kiện toàn Ban chỉ đạo Chống mù
chữ và Phổ cập giáo dục từ huyện đến cơ sở khi có thay đổi nhân sự, phân công
nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; hàng năm Ban chỉ đạo có xây dựng kế
hoạch để thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục tại địa phương.
- Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong các bộ,

công chức và nhân dân hiểu rõ, hiểu đúng tầm quan trọng của việc thực hiện công
tác phổ cập giáo dục nói chung, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi nói riêng
để cùng tham gia với ngành giáo dục nhằm hạn chế tình trạng học sinh lưu ban,
bỏ học giữ vững và phát huy những thành quả đã đạt được.
- Tham mưu với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường
tiểu học trong huyện tham mưu Ban chỉ đạo Chống mù chữ và Phổ cập giáo dục
thực hiện duy trì tốt việc huy động trẻ vào học, nâng cao chất lượng giảng dạy,
đặc biệt là tổ chức tốt việc học tập 9-10 buổi/ tuần.
- Tiếp tục tham mưu với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc
thực hiện tốt trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị. Tuyển đúng, đủ giáo
viên giảng dạy.
- Nhà trường phối hợp với công đoàn cơ sở trong việc vận động cán bộ,
giáo viên, nhân viên thực hiện tốt tự học nâng cao trình độ, góp phần nâng
chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ.
Trang 7


- Tập huấn, tăng cường kiểm tra, hỗ trợ cho các đơn vị gặp khó khăn trong
việc cập nhật dữ liệu vào bộ công cụ phổ cập giáo dục trong huyện. Tham mưu
với Hiệu trưởng các trường tiểu học phân công giáo viên phụ trách công tác phổ
cập giáo dục phải nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc để hoàn
thành tốt nhiệm vụ được phân công, cập nhật đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách phục
vụ cho công tác phổ cập giáo dục tại địa phương.
- Đầu mỗi năm học (nữa tháng 8), Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo cho
các trường tiểu học trong huyện lập danh sách học sinh của trường mình theo đơn
vị xã (trong xã, ngoài xã) nộp về Phòng Giáo dục và Đào tạo danh sách học sinh
ngoài xã. Sau đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp và chuyển các danh sách
trên về cho Ban chỉ đạo các xã-thị trấn trong huyện để cập nhật chỉ số lớp vào sổ
theo dõi phổ cập giáo dục cấp xã quản lý từ lớp 1 đến lớp 5.
- Kết thúc năm học (tháng 7), khi có kết quả xét công nhận hoàn thành

chương trình Tiểu học. Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng thực hiện tương tự như
trên để chuyển dữ liệu về cho các xã cập nhật số trẻ được công nhận tốt nghiệp
tiểu học xác định được tỉ lệ đạt được của đơn vị theo quy định, từ đó tìm ra
nguyên nhân của những tiêu chí chưa đạt để tìm biện pháp tháo gỡ và bổ sung kế
hoạch cần thực hiện cho phù hợp.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo không ngừng chỉ đạo các trường trực thuộc
phải duy trì tốt sĩ số học sinh hàng năm, ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học,
hạn chế học sinh lưu ban, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh có học lực
yếu kém và đặc biệt thực hiện các lớp buổi hai nhằm góp phần giữ vững và nâng
cao thành quả phổ cập đã đạt được.
- Đối với những trường phân công giáo viên phụ trách công tác phổ cập
giáo dục tiểu học mà trình độ vi tính còn hạn chế. Phòng Giáo dục và Đào tạo,
nhà trường, đoàn thể động viên theo học các lớp tin học để phục vụ cho công tác,
điều một số giáo viên làm công tác phổ cập giáo dục có kinh nghiệm ở đơn vị
khác đến hỗ trợ.
- Bên cạnh đó, huyện còn chỉ đạo các trường: Thực hiện tốt ngày toàn dân
đưa trẻ đến trường; Thực hiện tốt đề án kiên cố hóa trường lớp, tăng cường xây
Trang 8


dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp để nâng cao chất lượng học tập của học
sinh; Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 33/2006/CT-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2006
của Thủ tướng Chính phủ về “Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục”, các cơ sở giáo dục và nhà trường ngăn chặn các biểu hiện tiêu
cực trong lĩnh vực giáo dục, nâng cao đạo đức, phẩm chất của nhà giáo. Tổ chức
kiểm tra, đánh giá xếp loại đúng thực chất, giáo dục tính trung thực cho học sinh,
tính tự giác trong học tập, tính độc lập trong làm bài kiểm tra; Tập trung nâng cao
nhận thức chính trị, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nhà giáo, nghiệp vụ sư phạm
trong cán bộ, giáo viên, nhân viên để toàn ngành tiếp tục thực hiện tốt các phong
trào thi đua, các cuộc vận động của ngành, đặc biệt cuộc vận động “Học tập và

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tổ chức và triển khai cuộc vận động
“Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”. Tăng
cường công tác “Xã hội hóa giáo dục” trong tất cả các cấp, các ngành, đoàn thể,
các nhà hảo tâm nhằm đóng góp về tài lực, vật lực giúp đỡ học sinh nghèo, học
sinh có hoàn cảnh khó khăn có đủ điều kiện tham gia học tập để nâng cao trình
độ văn hóa.
- Thực hiện tốt kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
IV. Hiệu quả đạt được:
Với kết quả đạt được trong năm 2011, huyện Mỏ Cày Nam tiếp tục giữ
vững thành quả phổ cập giáo dục, trong đó có bước chuyển mạnh mẽ trong công
tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, so với năm 2010 tăng 4 xãthị trấn đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 (năm 2010:
0).
PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm:
- Ban chỉ đạo huyện thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch phối hợp các
thành viên. Trong đó, với vai trò nòng cốt là Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ
động xây dựng kế hoạch hoạt động tháng, quí, năm, để Ban chỉ đạo huyện tổ

Trang 9


chức triển khai, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, đồng thời chịu trách
nhiệm báo cáo kết quả thực hiện cho đồng chí Trưởng ban.
- Ban chỉ đạo cấp xã tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể
của địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục tại địa phương,
đặc biệt là phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi với vai trò nòng cốt là các
trường tiểu học đóng trên địa bàn.
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng thời đảm bảo đúng, đủ giáo viên
giảng dạy.
- Nhà trường tận dụng cơ sở vật chất được trang bị, tiến hành tổ chức học

tập 2 buổi/ngày mà đặc biệt 9-10 buổi/tuần. Tích cực đổi mới công tác quản lý,
công tác giảng dạy. Chú ý giúp đỡ học sinh có học lực trung bình, yếu để mọi học
sinh đều ham thích học tập, học giỏi từ đó kéo giảm tỉ lệ lưu ban, bỏ học.
- Giáo viên phụ trách công tác phổ cập giáo dục phải nhiệt tình, có tinh
thần trách nhiệm, không ngừng nâng cao trình độ (trong đó trình độ vi tính, ứng
dụng công nghệ thông tin vào công tác).
- Huy động mọi nguồn lực trong cộng đồng cho việc xây dựng cơ sở vật
chất, gây quỹ khuyến học, quỹ hỗ trợ học sinh nghèo, ngăn chặn học sinh bỏ học,
… trong đó vai trò nòng cốt của Hội Khuyến học.
- Công tác phổ cập giáo dục nói chung, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ
tuổi nói riêng phải gắn với việc xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn
mới để các lực lượng trong xã hội cùng tham gia.
- Tập trung công tác kiểm tra nhằm thúc đẩy hoạt động của Ban chỉ đạo
các xã-thị trấn liên tục, đúng tiến độ, qua đó sẽ phát hiện những nhân tố mới, kịp
thời chấn chỉnh những nơi có phong trào yếu, hiệu quả thấp.
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp trong đề tài này nếu được vận dụng và thực hiện nghiêm
túc, đồng thời có bổ sung hợp lý khi có vấn đề phát sinh chắc chắn huyện Mỏ
Cày Nam sẽ hoàn thành công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ
2 vào cuối năm 2015.

Trang 10


Người viết

Nguyễn Hữu Lộc
Xác nhận của cơ quan
TRƯỞNG PHÒNG


Trang 11



×