Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn làm thế nào để rền đạo đức học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.77 KB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn:Chủ nhiệm

Giáo viên:Nguyễn Thị

Loan

Bến Tre, ngày 22 tháng 11 năm 2011


A- PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CHỌN ĐỀ TÀI:
Hiện nay, ở gần trường học có các điểm vui chơi, giải trí, hàng quán nơi có
phần tử xấu lui tới, từ đó đã làm ảnh hưởng không ít đến đạo đức, nhân cách của học
sinh ben cạnh đó sự phát triển của khoa học kỷ thuật đã nâng cao chất lượng cuộc
sống gây ra những biến động về giá trị đạo đức, tự do ngôn luận, tính lễ phép, tính
trung thực, tính chăm chỉ bị suy thoái và một bộ phận không ít học sinh có biểu hiện
chán nản, không tích cực, thường xuyên đi trể, cúp tiết, xem thường giáo viên, không
trung thực với thầy cô, cha mẹ. Trong thực tế, có rất nhiều học sinh là học sinh giỏi
của lớp, của trường, là đội viên tốt học hành chăm chỉ…nhưng lại bị cám dỗ bởi
những hành vi ấy.
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Thực tế trường ta vẫn còn một số học sinh vi phạm đạo đức chưa khắc phục
được. Cha mẹ xem nhẹ việc học tập của con cái, không quan tâm, giao phó cho nhà
trường, một số gia đình cưng chiều con cái, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất, bên vực
mọi hành vi, thái độ của các em. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách


của các em. Còn ngoài xã hội, các báo chí, ấn phẩm văn hóa nghệ thuật tràn ngập thị
trường thì len lỏi vào đó những ấn phẩm có nội dung không lành mạnh, kích động bạo
lực, đề cao lối sống tha hóa vô đạo đức...đã thu hút tính tò mò của các em làm cho các
em bỏ bê việc học.Cho nên là một giáo viên chúng ta phải xác định được giáo dục đạo
đức cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để chuẩn bị cho các em bước
vào đời, trở thành là người công dân tốt, có ích cho xã hội. Đó là lí do chọn đề tài.
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở thông qua môn học, hoạt động
ngoại khóa, các buổi lao động, tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ...
IV. MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI:
Có đạo đức để hành động có đạo đức. Đó là tư tưởng đúng đắn và là định
hướng đào tạo học sinh trở thành con người toàn diện vừa có kiến thức vừa có phẩm
chất đạo đức. Con người Việt Nam biết kính trên nhường dưới, sẵn sàng đoàn kết , có


ý thức đầy đủ về bổn phận của mình đối với mọi người, đối với cộng đồng và môi
trường, cuộc sống, tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật, các qui định của nhà trường.
Tuy nhiên trong quá trình giáo dục đi vào thực tiễn có đa số học sinh xây dựng được
đạo đức, nhân cách một cách dễ dàng, nhanh chóng, nhưng cũng có số ít học sinh giáo
dục rất khó khăn như lười học, không thuộc bài, không làm bài, đi trễ, một số học sinh
còn vô lễ với giáo viên...tình trạng này là nổi lo của mỗi gia đình, nhà trường và toàn
xã hội, là sự trăn trở nhất đối với người giáo viên.
Xã hội phát triển kéo theo nhiều hệ lụy như sự bùng nổ thông tin, sự hội nhập
nền văn hóa các nước phương Tây, của lối sống thực dụng...Gia đình Cha Mẹ phải
bươn chảy trong cuộc sống mưu sinh bỏ quên con cái, dẫn đến sự buông lỏng trong
quản lí, điểm tựa là gia đình của các em không còn nửa.
Ngoài việc học văn hóa, thời gian còn lại một số em lao vào các trò chơi vô bổ,
bạo lực, số còn lại thì không quan tâm đến mọi việc xảy ra xung quanh, lạnh lùng, vô
cảm chỉ biết sống cho riêng mình. Đã có những lời cảnh báo từ báo đài lên tiếng chỉ
trích, phê phán lối sống của các em thiếu niên. Các em sẵn sàng đánh nhau chỉ vì một

ánh nhìn cho là không thiện cảm, các em chế nhạo xem thường bạn, tệ hơn nửa là các
em còn nói xấu thầy cô, thậm chí còn đón đường hành hung thầy cô...Tất cả những
hành động ấy đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh những người làm công tác giáo dục.
V.ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nhằm giúp cho học thấy được học tập là chính những đạo đức làm người cũng
góp phần tạo nên cuộc sống cho mỗi con người chúng
B- PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Nhân cách của con người không do bẩm sinh mà có, nó được hình thành trong
suốt cuộc đời của mỗi con người. Nó bao gồm cả tài và đức mà Bác Hồ đã dạy: Người
có tài mà không có đức là người vô dụng. Vì lẽ đó, nhà giáo dục phải tìm hiểu xem
việc giáo dục đạo đức có ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh như thế nào, học
sinh thay đổi ra sao? Câu hỏi ấy luôn đặt ra trước mắt người giáo viên, đòi hỏi mọi


người phải chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh và cụ thể hóa thành các
chuẩn mực đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của các em.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng uỷ,UBND, sự hỗ trợ nhiệt tình các
ban ngành đoàn thể đại phương.
Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Phòng giáo dục và đào tạo Mỏ Cày Nam,
nhất là sự giúp đỡ nhiệt tình của công an Huyện và Thị Trấn về công tác tuyên truyền
giáo dục pháp luật cho học sinh.
Trường THCS Thị Trấn 1 là một trong những trường điểm của huyện Mỏ Cày
Nam nên được các cấp rất chú trọng và đầu tư về cơ sở vật chất.
Đội ngũ cán bộ và giáo viên của trường đều qua trường lớp sư phạm chính quy từ
chuẩn đến trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ.
Được sự đồng tình của xã hội, nhất là các bậc cha mẹ học sinh tích cực phối hợp
cùng với nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Thực trạng trong tình hình hiện nay một số học sinh còn nói tục, chưởi thề

hoặc vô lễ dối trá với thầy cô, cha mẹ, trộm cắp, gây gổ đánh nhau…
Trong học tập các em còn lười biếng không chăm chỉ học tập, không thật thà
khi làm bài, thường xuyên đi học trễ, không chuẩn bị bài, dụng cụ học tập không đầy
đủ…
Một số không ít học sinh chưa có ý thức tự giác học tập , chưa hiểu được học
để làm gì và học để cho ai.
Để giáo dục các em khắc phục tình trạng trên để trở thành người tốt, người có
ích cho xã hội sau này đó là nhiệm vụ chung của người giáo viên.
Để hình thành phẩm chất đạo đức học sinh, công tác giáo dục cần phải: hình
thành cho học sinh ý thức các hành vi ứng xử của bản thân phù hợp với lợi ích xã hội,
lĩnh hội được một cách đúng mức các chuẩn mực đạo đức đã quy định, biến kiến thức
thành niềm tin, rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của
mỗi cá nhân và duy trì lâu bền thói quen này.
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:


Để thực hiện được trước hết giáo viên phải là người gương mẫu, tạo uy tín đối
với học sinh, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
1/ Nắm vững tình hình thực trạng của học sinh:
Nghiên cứu lí lịch, hồ sơ học sinh, hoàn cảnh gia đình…để nắm được tâm sinh
lí của học sinh để đáp ứng nhu cầu của các em.
Ví dụ: Đối với các em có hoàn cảnh như cha mẹ li hôn, phải sống thiếu tình
thương của cha mẹ, các em thường nghỗ nghịch. Giáo viên phải nắm được hoàn cảnh
mà động viên, gần gũi với các em thường xuyên hơn, giúp đỡ cho các em về tinh thần
để lấp một phần vào tình thương đó.
2/ Xây dựng Ban Cán Bộ lớp với tinh thần tự quản, ý thức trách nhiệm cao:
-

Bầu cử những em có năng lực và được tập thể lớp tín nhiệm.


- Báo cáo trung thực những diễn biến xảy ra hàng ngày cho giáo viên chủ
nhiệm.
-

Làm việc đúng lề lối qui định, đúng vị trí các chức danh.
3/ Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh, có tinh thần yêu thương và

giúp đỡ lẫn nhau:
- Gần gũi thương yêu, trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư nguyện vọng,
xu hướng sở thích của học sinh, giúp các em nêu ra điều em muốn nói”.
- Tạo môi trường thân thiện để các em thấy được mỗi ngày đến trường là một
niềm vui.
- Phát huy tinh thần làm chủ tập thể của học sinh, cùng thi đua giúp đỡ nhau.
- Biết động viên thăm hỏi kịp thời khi bạn đau ốm, hay gặp khó khăn hoạn nạn
4/ Phối hợp tốt ba môi trường giáo dục:
Ngày nay có một số bộ phận nhỏ của học sinh chưa tốt không thể đổ lỗi tất cả
cho nhà trường. Muốn giáo dục đạo đức cho học sinh cần có sự kết hợp chặt chẽ của
nhà trường, gia đình và xã hội
Gia đình là tế bào của xã hội. Đạo đức gia đình luôn gắn liền với đạo đức xã
hội, gia đình có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến con cháu mình. Lọt lòng ra gia đình
đã chăm sóc, nuôi, dạy trẻ. Số thời gian học sinh sống trong gia đình cũng nhiều hơn
thời gian ở trường. Ông, bà, cha, mẹ, anh chị có ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm của


học sinh vì tình huyết thống, truyền thống đa số gia đình hạnh phúc, cha mẹ yêu
thương nhau cùng nhau chăm lo dạy dỗ con cái, các cháu ngoan học giỏi.
Nếp sinh hoạt của gia đình, những giá trị đạo đức của xã hội được ông, bà,
cha, mẹ, anh chị em chọn lựa là những tác động trực tiếp, thường xuyên, lâu dài và
mạnh mẽ đến học sinh, được học sinh tiếp nhận, thực hiện đầy đủ nhất.
Nhà trường ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức phổ thông cho học sinh thì việc

giáo dục đạo đức cho học sinh là mặt thứ hai của một vấn đề đào tạo con người mới
xã hội chủ nghĩa có tài có đức để phục vụ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Ở trường muốn hoạt động được phải có hai đối tượng thầy giáo và học sinh.
Trước bước chuyển của thời kỳ mới với cuộc vận động của Bộ Giáo dục - Đào
tạo " nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" vai trò của
thầy cô giáo lại càng quang trọng. Phương pháp giảng dạy của thầy cô phải làm cho
trò thấy hay say mê học tập, mọi đối tượng học sinh, giỏi, khá, trung bình, yếu, kém
cũng phải nắm được bài. Thầy cô phải biết hướng dẫn học sinh học bài, làm bài tập
cũng cố kiến thức thầy cung cấp. Thầy phải biết hệ thống hóa từng bài, từng chương,
từng học kỳ chỉ cần thầy dạy như vậy, học sinh học nghiêm túc thì sẽ đạt kết quả tốt.
Học sinh nào quá yếu kém thì phải có phương pháp dạy phụ đạo giúp học sinh nắm
kiến thức có hệ thống dần dần theo kịp trình độ chung. Như vậy mới là dạy tốt thật sự
và như vậy mới đúng "tất cả vì học sinh thân yêu".
- Liên hệ với giáo viên bộ môn về tình hình đạo đức, nề nếp, chất lượng của
lớp để phối hợp giáo dục kịp thời.
- Trao đổi tình hình với Tổng Phụ Trách, tranh thủ sự giáo dục chung của
nhà trường.
- Trao đổi với Ban Giám Hiệu, Cha Mẹ học sinh để có thêm những thông tin
về đối tượng mà giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu.
- Tạo điều kiện gặp gỡ phụ huynh, giúp các bậc cha mẹ nhận thức được trách
nhiệm với con cái. Ví dụ: những học sinh có kinh tế gia đình khá giả được cha mẹ
nuông chiều, ít chịu rèn luyện đạo đức. Đối với trường hợp này, giáo viên phải kết hợp


phụ huynh kể cả Hội cha mẹ học sinh để cùng nhau phân tích cho phụ huynh thấy
được tính chất nguy hiểm của sự nuông chiều con cái.
5/ Nhiệt tình, linh hoạt với công việc, công bằng với học sinh, khen thưởng
và phê bình kịp thời:
- Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách theo qui định, báo cáo trung thực, kịp thời
về tình hình đạo đức của học sinh.

- Khi có tình huống đột xuất xảy ra, phải xử lí khéo léo, liên hệ với phụ huynh
để giải quyết mau lẹ, có hiệu quả.
- Cuối tuần khen thưởng những học sinh tiêu biểu đáng tuyên dương, xử lí kịp
thời những học sinh vi phạm.
- Luôn có lòng vị tha với các em, bỏ qua những lỗi lầm nhỏ để tạo niềm tin và
cơ hội tiến bộ.
6/ Trong các hoạt động ngoại khóa:
- Tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo viên tổ chức các cuộc thi kể chuyện: kể
những mẫu chuyện có thật ở địa phương, các tấm gương người tốt việc tốt, vượt khó
học giỏi…Từ đó rèn luyện cho các em khả năng phê và tự phê, mạnh dạn phát biểu
trước đám đông…Tạo điều kiện để các em bộc lộ một cách hồn nhiên, chân thật, thái
độ với các hoạt động xung quanh. Bên cạnh đó, giáo viên có thể tổ chức trò chơi, chơi
với tính chất giáo dục phù hợp với hoạt động, với lứa tuổi để duy trì sự say mê thích
ứng với học sinh.
- Lồng ghép vào các chương trình phát thanh giữa giờ của trường như phát
thanh măng non, câu chuyện kể về Bác Hồ.
- Lao động vệ sinh môi trường: các em đã góp phần vào việc bảo vệ, giữ gìn
cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, tham gia lao động công ích, chương trình
măng non: trồng cây xanh, chăm sóc bồn hoa, trồng và chăm sóc dây leo trong phòng
học…
Giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ ở giờ lên lớp mà giáo viên phải
phát hiện và uốn nắn kịp thời ở mọi lúc mọi nơi.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:


- Qua thực tế thực hiện công tác giáo dục năm qua ở lớp chủ nhiệm thì nhận
thấy đa số các em chăm ngoan, lễ phép, biết vâng lời thầy cô, biết giúp đỡ bạn khi gặp
khó khăn.
- Có một số em đi học trễ dần dần các em cũng khắc phục được.
- Có em đã nhiều lần trốn học chơi điện tử tôi đến nhà gặp phụ huynh động

viên, nhắc nhở em đi học đều và nhờ gia đình theo dõi các em hàng ngày.
- Có em lại hay xem bài bạn, được nhắc nhở thường xuyên nên tự giác trong
học tập cũng chuyển biến tốt.
-Cùng với việc duy trì nề nếp sinh hoạt 15 phút đầu giờ đã giúp HS chủ động
trong học tập.
- Việc vi phạm nội qui nhà trường, nội qui lớp đã được kéo giảm đáng kể, các em lễ
phép với thầy cô, người lớn tuổi, thân ái, chia sẻ với bạn bè, người thân, có tinh thần
tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách bằng việc làm cụ thể và đầy ý nghĩa như gởi
tặng áo trắng, hay phong trào quyển vở tặng bạn và dụng cụ học tập đã được trao tặng
cho các em có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.
-Một học sinh cá biệt của lớp không ham học , quậy phá các bạn thường xuyên , học
lực yếu ở học kì I đã khắc phục và đã được lên lớp.
-Ở học kì I hạnh kiểm của lớp sĩ số 31 tốt: 30, khá: 1 không có học sinh đạt hạnh
kiểm trung bình và yếu. Một em có nguy cơ bỏ học cũng đã trở lại lớp. Và các hạn chế
khác lớp có tiến bộ rỏ rệt.
C- PHẦN KẾT LUẬN
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Với tình hình thực tế, đòi hỏi người giáo viên không xem nhẹ công việc của
mình - một nhiệm vụ thiêng liêng mà Đảng và Nhà nước đã giao cho chúng ta. Bản
thân tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau:
- Đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với nghề, hết lòng vì thế hệ trẻ.
- Phải giỏi về chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ, kết hợp thành thạo các
phương pháp giáo dục học sinh.
- Đánh giá công bằng, chính xác về kết quả học tập của học sinh để tạo niềm
tin cho các em.


- Phải phối hợp tốt ba môi trường giáo dục: Nhà trường, gia đình và xã hội.
- Phải phối hợp các bộ ban trong nhà trường, thường xuyên phát động các
phong trào thi đua, có đánh giá tổng kết.

II. Ý NGHĨA:
Như vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh là vô cùng cần thiết để nhân
cách của các em phát triển một cách đúng đắn, trở thành người có ích cho xã hội,
thành con người mới để đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
yêu cầu hội nhập và phát triển hiện nay.
Hiện nay ngành giáo dục đã và đang thực hiện cuộc vận động xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì việc học tập và rèn luyện đạo đức mang ý
nghĩa hết sức quan trọng. Qua đó giúp các em nhìn lại những việc làm của mình từ
trong hành động, trong suy nghĩ để các em hoàn thiện hơn về nhân cách, về lối sống
của mình các em tích cực tham gia các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng, hòa đồng,
thân ái, đồng cảm chia sẻ với mọi người xung quanh và hơn hết là sống tốt, sống có ý
nghĩa và một niềm tin thiết tha hơn về cuộc sống hiện tại.
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI:
Qua học hỏi đồng nghiệp và kinh nghiệm của bản thân mà đúc kết nên đề tài
chỉ áp dụng ở lớp chủ nhiệm.
Do thời gian nghiên cứu ngắn, nên có nhiều vấn đề chưa được phân tích một cách
đầy đủ, các biện pháp đưa ra chưa có tính khả thi cao, nhưng ít nhiều nó cũng giúp
cho chúng ta thấy được thực trạng đạo đức học sinh hiện nay, giúp cho chúng ta định
hướng lại một số việc phải làm trong thời gian sắp tới để góp phần thành công vào
công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đổi mới phương pháp dạy học
2. Tổ chức hoạt động giáo dục
3. Giáo dục học tập 2: NXB GD
MỤC LỤC
A- PHẦN MỞ ĐẦU
B- Bối cảnh chọn đề tài
I.


Lí do chọn đề tài

II.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

III.

Mục đích chọn đề tài
C- PHẦN NỘI DUNG

I.

Cơ sở lí luận

II.

Thực trạng của vấn đề

III.

Các phương pháp tiến hành

IV.

Hiệu quả.
C- PHẦN KẾT LUẬN

I. Bài học kinh nghiệm

II. Ý nghĩa
III. Khả năng ứng dụng triển khai.

Trang


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY
NAM
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:


Bến Tre, tháng 02 năm 2012



×