Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

skkn BIỆN PHÁP GIÚP đỡ học SINH VIẾT ĐÚNG CHÍNH tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.72 KB, 10 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH THỚI A1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ
HỌC SINH VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ

Họ và tên : Lê Thị Luận
Năm học: 2011 - 2012

1


ĐỀ TÀI :

BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
PHẦN MỞ ĐẦU

I.Bối cảnh của đề tài.
Mục tiêu của ngành giáo dục hướng đến là giáo dục toàn diện, không coi
trọng cũng như xem nhẹ môn học nào. Môn Tiếng Việt giúp các em rèn bốn kĩ
năng cơ bản như nghe, nói, đọc, viết. Ngành giáo dục đã và đang từng bước điều
chỉnh, định hướng nội dung và chương trình cho từng khối lớp. Các trường Tiểu
học cũng đang thực hiện dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng nhằm giúp học sinh đạt
các yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà Bộ giáo dục và đào tạo quy định. Thực tiển từ trực
tiếp dạy lớp, tôi thấy học sinh lớp 2 học phân môn chính tả gặp nhiều khó khăn,
các em viết sai tiếng từ rất nhiều.
II. Lý do chọn đề tài.
- Chúng ta đều biết rằng: Không có một cách dạy nào hay nhất đối với mọi


đối tượng học sinh, mọi loại bài, mọi hoàn cảnh đứng lớp…Trong một môn học thì
không thể tiến hành theo một khuôn mẫu, một quy trình nhất định mà đòi hỏi
người giáo viên phải biết kết hợp những hình thức dạy học khác nhau để giúp học
sinh hứng thú hơn, dễ tiếp thu kiến thức hơn. Vì thế tìm biện pháp giúp đỡ học sinh
viết đúng chính tả là một điều hết sức cần thiết.
- Việc rèn luyện, giúp đỡ học sinh học tốt ở từng khối lớp, từng trường là
vấn đề đáng được quan tâm. Đó là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình giáo dục và
đào tạo thế hệ trẻ. Bởi vì các em là những vị chủ nhân tương lai của đất nước.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
- Phạm vi áp dụng trong dạy học phân môn Chính tả.
- Đối tượng là học sinh lớp 2.
IV. Mục đích nghiên cứu.

2


- Nhằm giúp cho học sinh đều đạt được chuẩn kĩ năng và kiến thức mà Bộ
giáo dục và đào tạo quy định. Trong mỗi bài chính tả không mắc quá 5 lỗi.
- Giúp đỡ học sinh viết đúng hơn, tiến bộ hơn trong môn Tiếng Việt và để
tạo nền tảng cho chương trình học ở lớp ba.
- Góp phần làm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng và
ngành giáo dục nói chung.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
Dạy học sinh viết tốt chính tả phải quan tâm giúp đỡ các em trong từng tiết
học. Giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung, phương pháp trong giờ học chính tả. Giúp
học sinh nắm vững các quy tắc chính tả , rèn chính tả qua vở tự học. Giúp học sinh
khác sâu kiến thức thông qua trò chơi học tập.

PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận.

- Xuất phát từ quan điểm dạy học ở môn Tiếng Việt là hình thành và phát
triển ở học sinh kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Đồng thời bồi dưỡng tình yêu tiếng
Việt. Từ đó, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp, chính xác của
tiếng Việt. Vì vậy, khi viết cần viết đúng chính tả, để người đọc hiểu rõ ràng, đúng
nghĩa. Nếu viết sai thì người đọc sẽ hiểu nhầm, hiểu sai nghĩa. Chính vì thế, giáo
viên cần rèn cho học sinh nguyên tắc: “Nói phải rõ ràng, viết phải đúng chính tả”
để người nghe, người đọc hiểu được ta nói gì, viết gì.
- Đặc trưng cơ bản của phân môn chính tả :
+ Một năm có 35 tuần, một tuần có 2 tiết. Vậy một năm có 72 tiết
. Riêng HKI: 1 tuần có 2 tiết. Trong đó sẽ có 1 tiết tập chép và 1 tiết nghe
viết.
. Học kì II: 1 tuần có 2 tiết. Trong đó có tuần là 1 tiết tập chép và 1 tiết nghe
viết, có tuần cả 2 tiết đều là nghe viết.
- Theo nhận định một học sinh muốn đạt được chuẩn kiến thức của phân
môn chính tả là điều không khó nhưng vì các em ở lớp 1 mới lên lớp 2 thì đó là
một điều không dễ. Vì ở lớp 1 các em chỉ đánh vần và đọc xuông thì chỉ đọc tập
tành. Do đó muốn cho học sinh đạt được chuẩn kiến thức và trên chuẩn thì người
3


giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong tiết dạy không quá rập khuôn vào sách giáo
khoa, sách hướng dẫn, sách thiết kế bài giảng,…mà phải có biện pháp hợp lí với
tình hình thực tế của lớp mình.
- Trong quá trình đánh giá ở các lần kiểm tra định kì, các em không được
viết lại đoạn đã viết trong các tiết học hằng ngày. Vì vậy, bản thân các em phải viết
tốt được những từ ngữ tùy vào từng ngữ cảnh cụ thể.
- Thông qua chữ viết, người đọc đánh giá được trình độ học thức, năng lực
sử dụng Tiếng Việt của người viết .
Vì những lí do trên, yêu cầu học sinh phải viết đúng chính tả và đó là một
trong bốn kĩ năng: “Nghe, nói, đọc, viết” cần đạt ở môn Tiếng Việt .

II. Thực trạng của vấn đề.
- Đầu năm có nhiều học sinh viết sai lỗi chính tả trong một bài viết, khi viết
các em không viết kịp thời gian, viết bài chính tả rất chậm.
- Học sinh lớp hai kĩ năng đọc của các em cũng mới được hình thành và do
Tiếng Việt ta có cấu tạo âm, vần, thanh dễ nhầm lẫn, nên khả năng phân biệt các
tiếng còn nhiều hạn chế. Những tiếng có dấu thanh hỏi, ngã khó phát âm được
chuẩn nên thường viết sai . Việc học giờ chính tả đối với học sinh lớp hai không
quá lạ nhưng các em lại gặp nhiều lúng túng khi gặp chính tả nghe - viết. Vì các
em chưa gặp nhiều bài nghe- viết khi học lớp Một.
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề.
Nguyên nhân dẫn đến học sinh viết sai nhiều lỗi chính tả:
- Học sinh lớp hai kĩ năng đọc của các em cũng mới được hình thành và do
Tiếng Việt ta có cấu tạo âm, vần, thanh dễ nhầm lẫn, nên khả năng phân biệt các
tiếng còn nhiều hạn chế. Những tiếng có dấu thanh hỏi, ngã khó phát âm được
chuẩn nên thường viết sai .
- Học sinh chưa có thói quen phát âm chuẩn trong giao tiếp hàng ngày.
- Một số học sinh còn nhút nhát, đọc quá nhỏ, phát âm không rõ ràng, giáo
viên khó phát hiện chỗ đọc sai để sửa sai cho những học sinh này, đọc sai dẫn đến
viết sai .
- Học sinh chưa có thói quen đọc kiểm tra lại sau khi viết bài xong .
4


- Giáo viên chưa quan tâm sửa sai lỗi chính tả ở tất cả các môn học. Ở lớp
Một các em không biết viết hoa đầu câu nên khi lên lớp Hai các em trở thành thói
quen khó khắc phục.
Thực tế qua giờ học chính tả nghe- viết “Ngày hôm qua đâu rồi?”, học sinh
viết sai chính tả còn quá nhiều. Kết quả cụ thể như sau: Sĩ số lớp là 27 học sinh. Số
học sinh viết sai chính tả từ 1 đến 5 lỗi là 14 học sinh. Số học sinh viết sai chính tả
trên 5 lỗi là 13 học sinh.

Qua tìm hiểu những nguyên nhân mà học sinh thường viết sai chính tả tôi
nghiên cứu một số biện pháp giải quyết như sau:
1/ Chuẩn bị và dạy tốt giờ học chính tả
Muốn dạy tốt tiết chính tả giáo viên cần chuẩn bị chu đáo đảm bảo nội dung
chính xác, trình tự lên lớp hợp lí, đảm bảo các yêu cầu sau :
- Giáo viên hướng dẫn, gợi mở, giúp học sinh tìm được hết các từ khó viết
trong bài.
- Giúp học sinh nắm vững cách viết các từ khó bằng nhiều hình thức như: phân
tích , so sánh…
- Giáo viên tổ chức nhiều hình thức để học sinh luyện tập viết đúng chính tả.
- Coi trọng việc chấm, chữa bài. Khi chấm bài học sinh, cần rút ra nhận xét
chung về lỗi sai phổ biến, tái tạo lại những chữ viết sai để học sinh ghi nhớ. Đồng
thời cung cấp nghĩa của từ đó, so sánh để học sinh không nhầm lẫn. Trong quá
trình lên lớp hằng ngày giáo viên dành thêm 2 hoặc 3 phút để giúp học sinh phân
biệt nghĩa của từ, vì vốn từ các em còn hạn chế, mà không hiểu nghĩa của từ cũng
dễ viết sai chính tả.
- Cần chấm bài, kiểm tra vở chính tả của học sinh yếu thường xuyên. Điểm
của học sinh này giáo viên ghi lại vào sổ theo dõi riêng của giáo viên.
- Sau mỗi lần chấm bài chính tả, giáo viên nên chọn những bài viết đẹp,
không sai lỗi chính tả để tuyên dương. Từ đó động viên các em khác cố gắng để
được tuyên dương.
- Qua tiết chính tả, giáo viên ghi lại những tiếng mà học sinh viết sai nhiều,
để làm chứng cứ cần thiết, trong việc soạn nội dung ôn tập, hay các trò chơi củng
5


cố kiến thức đã học giúp học sinh sửa chữa và cần lưu ý nếu viết lại những từ đó.
Vì dạy chính tả theo hướng: “Sai chỗ nào sửa chỗ ấy, quên chỗ nào nhắc chỗ đó”
sẽ mang lại hiệu quả đối với học sinh tiểu học.
2/ Làm các bài tập chính tả

Ở mỗi địa phương, người dân có thói quen phát âm riêng, lệch chuẩn so với
chính âm. Chính vì thế phương ngữ ảnh hưởng rất lớn đến chính tả, mỗi vùng có
một số lỗi chính tả đặc thù. Vì vậy nội dung chính tả bên cạnh phần chung cho cả
nước, giáo viên có quyền lượt bớt những nội dung giảng dạy ở sách giáo khoa, nếu
xét thấy không phù hợp với đặc điểm lỗi chính tả ở vùng miền và thay vào đó nội
dung cần thiết phù hợp với địa phương mình trực tiếp giảng dạy. Như các bài tập
phân biệt n/l học sinh miền Nam phát âm không sai nên thường chọn bài tập câu b
phù hợp hơn.
Giáo viên có thể đưa ra các dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học sinh
tập tận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ
thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp các em rút ra các qui tắc chính tả để ghi nhớ.
3/ Rèn học sinh viết đúng chính tả trong các môn học khác
Ngoài việc dạy học sinh viết đúng chính tả trong giờ chính tả, giáo viên
cũng cần chú ý lỗi chính tả ở các môn học khác. Để giúp học sinh viết đúng chính
tả, giáo viên thực hiện một số hình thức sau :
- Qui định mỗi bài học nếu có viết sai chính tả thì điểm số ở bài làm đó
không đạt điểm tối đa như môn Toán, phân môn Tập làm văn, Luyện từ và câu.
- Thường xuyên kiểm tra vở học sinh, nhất là học sinh yếu để xem về chữ
viết, về lỗi chính tả. Khuyến khích học sinh làm bài cần viết đúng, viết đẹp hơn bài
trước thì được ghi nhận là có tiến bộ .
- Kiểm tra vở hoặc chấm bài tập hàng ngày giáo viên cần chú ý về lỗi chính
tả, nếu sai dùng viết đỏ gạch chân chữ đó để báo hiệu đến học sinh , học sinh phải
tự sửa lại cho đúng. Nếu chữ sai đó không có ở sách giáo khoa thì giáo viên sửa lại
ngay bên chữ đó để học sinh lưu ý tránh sai lần sau .
4/ Hướng dẫn cho học sinh lập “Vở tự học chính tả”
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thực hiện một số công việc sau :
6


- Mỗi bài tập đọc cho học sinh lựa chọn 20 từ bản thân học sinh cho là từ

khó. Trong giờ chính tả giáo viên kiểm tra khoảng một phần ba số học sinh của
lớp, hỏi khó ở bộ phận nào, âm hay vần. Qua thao tác này giúp học sinh năm được
các từ mới, từ khó để rèn luyện chính tả. Đến khi làm bài kiểm tra định kì, học sinh
viết tốt hơn.
- Cho các em ghi chép lại những chữ mà bản thân các em viết sai do nhầm
lẫn âm, vần, thanh … trong mỗi bài chính tả.
- Giáo viên tranh thủ kiểm tra thường xuyên vở tự học chính tả. Khi kiểm
tra cần ghi nhận xét hoặc lời khen trong sổ để động viên các em làm việc, tích lũy
dần vốn hiểu biết về từ ngữ để học tốt cho phân môn chính tả . Trong từng tiết học
giáo viên cung cấp một vài mẹo chính tả hoặc luật chính tả để học sinh ghi vào vở
tự học, không cần một lần mà cung cấp quá nhiều mẹo, luật cho học sinh, giáo viên
cần đưa ra một cách nhẹ nhàng phù hợp với một học sinh lớp hai.
Ví dụ : Luật chính tả đơn giản như: Các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với âm i, e,
ê. Ngoài ra giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như
sau :
* Để phân biệt âm đầu s/ x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt
đầu bằng s : si, sồi, sả, sắn, sung, sao,…sáo, sâu, sên, sam, sư tử…
* Để phân biệt âm đầu tr/ ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con
vật đều bắt đầu bằng ch: chăn, chiếu, chảo, chổi... chó, chồn, chuồn chuồn, chào
mào, chìa vôi…
5/ Tổ chức đôi bạn cùng học
Giáo viên qui định cứ đến ngày có tiết chính tả, trước 15 phút vào học, tất cả
vào lớp làm việc theo nhóm đôi, cùng viết từ khó trong bài chính tả sắp viết, thời
gian làm việc của nhóm là 10 phút. Sau đó lớp phó học tập điều động cho cả lớp
viết bảng con. Từ khó do lớp phó chọn ra từ bài chính tả .
Khi giáo viên vào lớp, lớp phó báo học tập cáo lại việc học nhóm của lớp. Giáo
viên nên theo dõi tình hình học tập của lớp mà động viên và khen ngợi.
6/ Tổ chức thi viết đúng chính tả

7



Hình thức tổ chức là lồng vào tiết sinh hoạt lớp, thời gian khoảng 7 phút. Việc
thi đua này định hướng ở đầu năm học. Giáo viên thông báo trước lớp và đưa vào
trong tiết sinh hoạt lớp xuyên suốt đến hết năm học. Giáo viên chọn từ khó trong
bài Tập đọc để học sinh thi đua theo dãy bằng bảng con. Hình thức “Vui mà học,
học mà vui” đã góp phần hình thành kĩ năng viết đúng chính tả cho mọi đối tượng
học sinh .
7/ Phối hợp với phụ huynh
Để giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phối hợp tốt giữa Gia
đình- Nhà trường. Trong lần họp phụ huynh đầu năm giáo viên nhờ phụ huynh đọc
cho học sinh viết đoạn viết chính tả sắp viết trên lớp trong giờ Chính tả. Phụ huynh
nhắc nhở việc các em rèn chính tả thêm khi ở nhà.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua thời gian thực hiện những biện pháp trên đối vối học sinh lớp tôi chủ
nhiệm đã đạt được kết quả như sau:
+ Giữa kì I : Số học sinh viết sai chính tả từ 1 đến 5 lỗi là 19 học sinh. Số học sinh
viết sai chính tả trên 5 lỗi là 8 học sinh.
Kết quả thi môn Tiếng Việt: Điểm 9-10: 17 học sinh. Đạt 63%
Điểm 7- 8: 7 học sinh. Đạt 25.9%
Điểm 5- 6: 3 học sinh. Đạt 11.1%
+ Học kì I : Số học sinh viết sai chính tả từ 1 đến 5 lỗi là 21 học sinh. Số học sinh
viết sai chính tả trên 5 lỗi là 6 học sinh.
Kết quả thi môn Tiếng Việt: Điểm 9-10: 20 học sinh. Đạt 74%
Điểm 7- 8: 5 học sinh. Đạt 18.5%
Điểm 5- 6: 2 học sinh. Đạt 7.4%
+ Giữa kì II : Số học sinh viết sai chính tả từ 1 đến 5 lỗi là 24 học sinh. Số học
sinh viết sai chính tả trên 5 lỗi là 7 học sinh.
Kết quả thi môn Tiếng Việt: Điểm 9-10: 24 học sinh. Đạt 88.9%
Điểm 7- 8: 2 học sinh. Đạt 7.4%

Điểm 5- 6: 1 học sinh. Đạt 3.7%
Tuy bước đầu áp dụng mà học sinh đã khắc phục dần viết sai chính tả và kết
8


quả môn Tiếng Việt cũng tăng lên rõ rệt.
PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm.
Qua nghiên cứu và tìm hiểu biện pháp giúp học sinh học tốt chính tả bản
thân tôi rút ra những kinh nghiệm như sau:
- Để giúp học sinh học tốt trước hết cần phải điều tra tìm hiểu từng đối
tượng học sinh cụ thể cũng như phải theo dõi chuyển hóa của các em trong từng
thời điểm để có biện pháp, phương pháp và nội dung phù hợp cho từng đối tượng
cụ thể. Không yêu cầu học sinh viết sai nhiều lỗi chính tả trong vài tuần phải viết
tốt mà chỉ cần giảm dần lỗi chính tả là thành công.
- Để học sinh học tốt giáo viên phải rèn các em thường xuyên lồng ghép ở
tất cả các môn. Tuỳ từng nội dung bài tập chính tả mà giáo viên có cách lựa chọn
phù hợp với địa phương.
- Giáo viên phải điều tra để nắm được những lỗi chính tả mà học sinh lớp
mình viết sai để từ đó có cơ sở giúp học sinh viết đúng chính tả. Thường xuyên
chấm, chữa bài chỉ ra tất cả lỗi chính tả để kịp thời sửa chữa, uốn nắn.
- Điều quan trọng là giáo viên luôn động viên và khen ngợi đúng lúc. Đối
với những HS yếu đòi hỏi phải có thời gian, giáo viên phải kiên trì, bền chí, không
nóng vội, có thể tách riêng học sinh viết sai nhiều lỗi chính tả để kèm riêng lẻ,
nhưng không tách biệt hoàn toàn với học sinh khác.
- Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trường – Gia đình .
- Việc giúp đỡ học sinh học tốt là điều cần thiết, tuy nhiên mỗi giáo viên sẽ
có phương pháp riêng của bản thân, nhưng dù thế nào đi nữa mối quan hệ giữa
giáo viên và học sinh không khí tươi vui trong các giờ học, việc hình thành thái độ
học tập đúng đắn cho học sinh, động viên, khen thưởng kịp thời… là điều dẫn đến

sự thành công.
II. Ý nghĩa của SKKN.
- Nhờ những biện pháp trên mà kết quả học môn Tiếng Việt học kì I xếp loại
học lực môn giỏi, khá cũng tăng nhiều.

9


- Viết sáng kiến kinh nghiệm nhằm giúp tôi có điều kiện hiểu sâu hơn về kiến
thức và có biện pháp giúp đỡ học sinh học tốt hơn, cũng là nâng dần chất lượng
giáo dục của trường, của ngành giáo dục.
- Nhờ sáng kiến kinh nghiệm này mà giờ học chính tả lớp tôi sinh động hơn,
học sinh học tích cực hơn.
III. Khả năng ứng dụng triển khai.
Sau vài tháng thử nghiệm có hiệu quả tôi đã đem kinh nghiệm của mình chia
sẻ cùng các giáo viên trong tổ, được các bạn đồng tình và thực hiện. Vì thế chất
lượng môn Tiếng việt của Tổ K2 tăng lên rõ rệt.
- Những kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã rút ra sẽ giúp được những học
sinh có cách học tốt hơn và những học sinh yếu theo kịp bạn bè trong lớp trong quá
trình học tập.
IV. Những kiến nghị, đề xuất.
Nhà trường cần thống nhất để giáo viên lớp 1 hướng dẫn học sinh viết hoa
những chữ cái đầu câu. Khi bài chính tả cho học sinh chép giáo viên dạy lớp 1
cũng viết hoa để học sinh hiểu là cần phải viết hoa chữ cái đầu câu, để lên lớp 2
các em học chính tả tốt hơn. Giáo viên dạy lớp 1 nên khuyến khích học sinh viết
hoa chữ cái đầu tựa, viết hoa chữ cái sau dấu chấm.

Tài liệu tham khảo
1/ Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 2. Nhà xuất bản giáo dục.
2/ PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh, Dùng phương pháp sử dụng trò chơi học tập để dạy

học tự chọn môn Tiếng Việt.
3/ Sách giáo viên Tiếng Việt 2. Nhà xuất bản Giáo dục.

10



×