Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

skkn một số biện pháp rèn chính tả cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.75 KB, 12 trang )

A.PHẦN MỞ ĐẦU
I.Bối cảnh đề tài:
- Hòa vào phong trào thi đua của huyện nhà, những năm qua, đội ngũ GV
trường tôi luôn ra sức phấn đấu dạy tốt phân môn Chính tả cho HS nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học.
- Nhìn đi, so lại, học sinh trường tôi vẫn còn thua kém các trường bạn về chữ
viết, bài viết thì còn mắc nhiều lỗi chính tả. Trước tình hình trên, là giáo viên đứng
lớp, tôi muốn tìm những biện pháp nào hữu hiệu hơn, để giúp học sinh mình hạn
chế dần việc viết sai chính tả.
II.Lí do chọn đề tài:
- Dạy nhiều năm ở tieåu học, mỗi khi chấm bài kiểm tra, xem vở của học sinh,
tôi cứ thắc mắc và tự hỏi rằng: “Vì sao học sinh còn viết sai nhiều lỗi chính tả trong
các môn học, nhất là ở phân môn Chính tả và Tập làm văn? ”.
-Để thực hiện tốt việc rèn luyện cho học sinh viết đúng chính tả, đảm bảo
chuẩn kiến thức và kĩ năng cho phân môn Chính tả theo QĐ 16/2006/QĐ. BGD &
ĐT là: “Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả”.
-Vì những lí do trên, chuùng tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn chính tả
cho học sinh lớp 4”.
III.Phạm vi nghiên cứu:
-Phạm vi: HS Tiểu học.
-Đối tượng nghiên cứu: Lớp 4.
IV.Mục đích nghiên cứu:
-Tìm nguyên nhân và thực trạng để gúp HS học tốt phân môn Chính tả trong
các môn học.
V.Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
-Rèn luyện cho HS kĩ năng viết đúng và ngày càng thành thạo .Rèn tốt cả hai
hình thức viết: nghe-viết và nhớ-viết. Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát

1



triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của HS về cuộc sống. Giáo dục, bồi dưỡng tư
tưởng, tình cảm, tâm hồn cho HS. Đáp ứng với mục tiêu đào tạo của cấp Tiểu
học:
“ Giáo dục con người phát triển toàn diện”.
- Qua nghiên cứu, rồi thực hiện biện pháp giúp học sinh rèn chính tả, chuùng
tôi nhận thấy rằng sự thành công chính là: “Tình yêu, tính cần cù, sáng tạo, thái độ
nhẹ nhàng, gần gũi, làm việc có kế hoạch, có kiểm tra,…”.
-Dạy học bằng cái “tâm”, cái “tính” của người thầy là “điểm mới” trong giảng
dạy của tôi.

2


B. PHẦN NỘI DUNG
I.Cơ sở lí luận:
-Xuất phát từ quan điểm dạy học ở môn Tiếng Việt là hình thành và phát
triển ở HS kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Đồng thời bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt.
Từ đó hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp, chính xác của Tiếng
Việt. Vì vậy HS cần viết đúng để chính mình và người khác hiểu rõ ràng, đúng
nghĩa. Nếu viết sai thì người đọc sẽ hiểu nhầm, hiểu sai nghĩa. Chính vì thế giáo
viên cần rèn cho học sinh nguyên tắc: “Nói phải rõ ràng, viết phải đúng chính tả”
để người nghe, người đọc hiểu được ta nói gì? Viết gì?.
- Thông qua cách viết, người đọc còn đánh giá được trình độ học thức, năng
lực sử dụng Tiếng Việt của người viết.
- Vì những điều kiện nêu trên, yêu cầu HS phải viết đúng, đó là một trong bốn kĩ
năng: “ nghe, đọc, nói, viết” cần phải đạt ở môn Tiếng Việt.
II.Thực trạng của vấn đề:
1. Nguyên nhân:
* Một số nguyên nhân học sinh viết sai chính tả:
a) Học sinh chưa nắm vững các quy tắc chính tả của chữ viết tiếng Việt. Tiếng

Việt ta có cấu tạo âm, vần, thanh dễ nhầm lẫn, khả năng phân biệt, so sánh từ ngữ
của học sinh còn hạn chế. Những tiếng có dấu thanh ngã rất khó phát âm được
chuẩn, qui tắc viết hoa cho từng cụm từ cũng rất dễ nhầm lẫn. Ví dụ: Khi sử dụng
từ tiếng Việt, nếu nói về môn Tiếng Việt thì viết hoa cả hai chữ cái đầu của mỗi
tiếng “Tiếng Việt”. Khi nói về khả năng sử dụng tiếng Việt thì chỉ viết hoa chữ cái
đầu của tiếng thứ hai “tiếng Việt”. Đây cũng là một trong nhiều trường hợp dễ
nhầm lẫn khi ta viết.
b) Học sinh chưa có thói quen phát âm chuẩn trong giao tiếp hàng ngày.
c) Một số học sinh còn nhút nhát, đọc quá nhỏ, phát âm không rõ ràng, giáo viên
khó phát hiện chỗ đọc sai để sửa sai cho những học sinh này, đọc sai dẫn đến viết
sai.
3


d) Học sinh chưa có thói quen đọc kiểm tra lại sau khi viết bài xong.
đ) Giáo viên chưa quan tâm sửa sai lỗi chính tả ở tất cả các môn học.
e)Các em chưa có ý thức tự đọc sách hay tra từ điển để tự rèn kĩ năng đọc thông
viết thạo.
f)Một vài gia đình chưa quan tâm đến việc học của con em mình nên không nhắc
nhở, kiểm tra, đôn đốc mà chủ yếu để các em tự học.
2. Thực trạng:
- Phân môn chính tả, dựa trên chuẩn kiến thức cần đạt là: “Bài viết không mắc
quá 5 lỗi”.
-Thực tế qua khảo sát chất lượng ở đầu năm về chữ viết và lỗi chính tả như sau:
-Đầu năm học 2010-2011: có 25,0% số bài mắc trên 5 lỗi .
- Đầu năm 2011 – 2012: có 17,2% số bài mắc trên 5 lỗi .
-Làm thế nào để cuối năm học sinh đảm bảo đạt theo qui định chuẩn, ở phân
môn này theo QĐ 16/2006/BGD – ĐT ban hành?
III.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Để giúp học sinh viết đúng chính tả, ta cần thực hiện một số biện pháp sau:

1.Chuẩn bị và dạy thật tốt giờ học phân môn Chính tả:
Muốn dạy tốt tiết chính tả, đòi hỏi giáo viên có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo trình
tự lên lớp hợp lí, đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Giáo viên hướng dẫn, gợi mở, giúp học sinh tìm được hết các từ khó viết trong
bài.
+ Giúp học sinh nắm vững cách viết các từ khó bằng nhiều hình thức như: phân
tích, so sánh,…
+ Giáo viên tổ chức nhiều hình thức để học sinh luyện tập viết đúng chính tả.
+ Coi trọng việc chấm, sửa bài. Khi chấm bài học sinh, cần rút ra nhận xét chung
về lỗi sai phổ biến, chöõa lại những chữ viết bị sai để học sinh ghi nhớ. Đồng thời
cấp nghĩa của từ đó, so sánh để học sinh không nhầm lẫn nữa.

4


+ Cần chấm bài, kiểm tra vở của học sinh yếu thường xuyên hơn. Điểm của học
sinh này, giáo viên ghi lại vào sổ theo dõi hoặc nhật ký giáo viên, có chứng cứ cụ
thể mà khen ngợi, nhắc nhở tùy theo mức độ chuyển biến của học sinh. Nên nhắc
nhẹ nhàng, tạo sự thương yêu, gần gũi với các em.
+ Sau mỗi lần chấm bài chính tả, giáo viên nên chọn một vài quyển vở viết chữ
đẹp, trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả để minh họa cho lời khen ngợi. Từ
đó, động viên các em khác cố gắng để được khen.
+ Qua tiết chính tả, về nhà giáo viên nên tranh thủ ghi lại những lỗi học sinh sai
phổ biến, để làm chứng cứ cần thiết cho việc soạn nội dung ôn tập, nội dung phụ
đạo học sinh yếu chính tả hay các trò chơi củng cố kiến thức đã học. Dạy chính tả
theo kiểu “Mưa dầm thấm sâu” mới có hiệu quả đối với học sinh tiểu học.
2. Rèn học sinh viết đúng chính tả trong các môn học:
Ngoài việc dạy học sinh viết đúng chính tả trong giờ chính tả, giáo viên nên chú
ý lỗi chính tả trong các môn học khác. Để giúp học sinh có thói quen quan tâm lỗi
chính tả trong các môn học. Giáo viên thực hiện một số hình thức sau:

- Qui định mỗi bài học, mỗi bài làm nếu có mắc lỗi chính tả thì điểm số ở bài đó
không đạt điểm tối đa (bất kì môn học nào).
- Thường xuyên kiểm tra vở học sinh, nhất là học sinh yếu để xem về chữ viết,
về lỗi chính tả. Nên khuyến khích học sinh làm bài cần viết đúng, viết đẹp hơn bài
trước, thì được giáo viên ghi nhận có tiến bộ.
- Kiểm tra chấm tập hàng ngày, giáo viên chú ý rà lỗi chính tả, nếu có sai thì
dùng bút đỏ gạch chân chữ đó, để báo hiệu đến học sinh, học sinh phải tự sửa lại
cho đúng (Dựa SGK hoặc hỏi bạn bè). Nếu chữ sai đó, không có ở SGK thì giáo
viên sửa lại ngay bên chữ đó, để học sinh lưu ý tránh sai lần sau.
3.Hướng dẫn cho học sinh lập sổ tay chính tả:
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện một số công việc sau:
- Cho các em ghi chép lại những chữ mà bản thân em viết sai do nhầm lẫn âm,
vần, thanh (vào sổ tay chính tả) .
5


- Sưu tầm từ khó ở SGK, báo, truyện… vào sổ tay, lưu lại làm tư liệu cho năm
học này và những năm học sau.
- Học sinh ghi lại các qui tắc chính tả của chữ viết tiếng Việt cách viết tên người
tên địa lí nước ngoài
- Trao đổi sổ tay chính tả cho nhau, học tập và ghi lại những từ của bạn đã sưu
tầm được, để sổ tay ngày caøng có nhiều từ khó, từ hay.
- Việc làm của các em đáng trân trọng cho nên giáo viên tranh thủ xem có thể 2
lần/ tháng. Khi xem cần kiểm giúp học sinh nếu thấy sơ suất gì thì giáo viên sửa
giúp học sinh. Cần ghi nhận xét, hay lời khen trong sổ và kí tên ngay trang đã
xem rồi, để động viên các em làm việc, thói quen ấy, giúp cho việc thu thập từ khó,
tích lũy dần thành kho từ ngữ bổ ích, để học tốt phân môn Chính tả.
4.Tổ chức đôi bạn cùng học:
Giáo viên qui định đến ngày thứ ba trong tuần, trước khi vào học 15 phút, tất cả
vào lớp làm việc theo nhóm đôi (đã phân công đầu năm học), cùng viết từ khó

trong bài chính tả sắp viết. Thời gian làm việc 10 phút. Sau đó, lớp phó học tập,
điều động cả lớp viết từ khó vào bảng con. Các từ khó đó, do lớp phó chọn ra từ bài
chính tả sắp viết. Từng lúc giáo viên theo dõi để động viên hoặc khen ngợi các
em.Việc làm này giáo viên thực hiện xuyên suốt đến hết năm học. Hoạt động này
được tổng kết trong tiết sinh hoạt lớp.
5.Tổ chức các trò chơi học tập nhằm phát huy năng lực phát hiện nghĩa của
từ:
Khi dạy các chủ đề về mở rộng vốn từ ở phân môn “LTVC” giáo viên nên tổ
chức các trò chơi dưới nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo để tránh nhàm chán.
Qua trò chơi nhằm giúp học sinh nắm nghĩa của từ, so sánh, phân biệt hiện tượng
chính tả giữa các từ. Trò chơi mang lại những ấn tượng vui, dễ nhớ… Học ở mỗi
môn một chút về mặt chính tả, dần dần hạn chế tình trạng viết sai chính tả trong các
môn học.

6


6.Tổ chức thi viết đúng chính tả:
- Hình thức thi: Tổ chức vaøo buoåi hai, thời gian từ 5 phút đến 7 phút/1 tuaàn
(đối tượng tương xứng với nhau về mặt học lực). Thi đua này có định hướng ở đầu
năm.
- Kết quả “Vui mà học” “Thi đua học” đã góp phần rèn kĩ năng sưu tầm, luyện
tập viết từ khó cho mọi đối tượng trong lớp “Mở rộng cho học sinh giỏi” “Rèn thói
quen luyện tập cho học sinh yếu”.
IV Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
1. Với thầy cô giáo:
- Tôi tự thấy đã tìm được hướng đúng, cách làm đúng cho việc dạy Chính tả,
dạy đúng đặc trưng bộ môn. Tôi thấy rất say sưa, hứng thú khi rèn Chính tả cho
HS. Các tiết dạy Chính tả của tôi không nặng nề, khô khan. Năm qua, dự giờ tôi
môn Chính tả được đồng nghiệp khen ngợi và học tập.

2. Với HS:
- HS lớp tôi không còn viết qua loa, nhanh nhanh cho xong bài. Các em không
còn ngại ngùng e dè khi viết chính tả và viết các môn học khác. Số HS viết kém
chính tả không còn nữa. Số HS viết đúng chính tả và chữ viết tương đối đẹp đã
tăng lên nhiều.
- Điểm chính tả cuối năm học 2010 – 2011 của lớp tôi như sau: có 12,5% học
sinh mắc trên 5 lỗi
- Điểm chính tả HKI (năm học 2011 – 2012) của lớp tôi cụ thể như sau:

Điểm

Sĩ số
29

4

5-6

7-8

SL

TL

SL

TL

SL


1

3.4%

7

24.1% 10

7

9 - 10
TL

SL

34.5% 11

TL
38.0%


C.PHẦN KẾT LUẬN:

I Những bài học kinh nghiệm:
Trong dạy học, biết bao trăn trở, lo lắng, đó là động lực thúc đẩy tôi tìm ra
những bài học kinh nghiệm cho mình, nhằm giúp học sinh biết cách học, để học có
kết quả.
1) Dạy học bằng tình yêu thương học sinh, sẽ chinh phục học sinh một cách dễ
dàng. Đó cũng chính là con đường giáo dục thành công nhất của chuùng tôi.
2) Phải giữ chữ tín trước các đối tượng học sinh, nghĩa là nói phải làm, giao việc

phải kiểm tra, kiểm tra phải ghi nhận cụ thể rõ ràng, mới có những nhận xét, đánh
giá đúng với thực chất, năng lực của từng học sinh. Tuyệt đối không nhận xét, đánh
giá khi chưa có cơ sở sẽ làm mất lòng tin của học sinh, thì giáo viên sẽ khó giáo
dục, nhất là học sinh cá biệt.
3) Phải nắm tâm lí lứa tuổi: Luôn tìm mọi lời khen, tạo cơ hội để học sinh yếu
cũng được khen, giống như đi tìm thuốc để chữa bệnh. Vì được khen các em sẽ vui
mà phấn đấu để được khen tiếp (Cần ghi nhận sự chuyển biến của học sinh
yếu vào sổ theo dõi để khen cho đúng khen ở môn nào? Mức độ nào? Tiến bộ ra
sao?).
- Muốn rèn cho HS đọc tốt, trước hết GV phải có nghiệp vụ sư phạm tốt, đặc
biệt đọc mẫu của GV phải chuẩn, hay có sức cuốn hút HS. GV phải nắm chắc đối
tượng HS để có những biện pháp dạy học đạt kết qủa cao nhất, tổ chức điều khiển
khéo léo gây bầu không khí sôi nổi, kích thích hứng thú học tập và nâng cao ý thức
tự giác của HS. GV cần phải tìm hiểu chắc nội dung cơ bản của chương trình SGK,
SGV, chuẩn kiến thức – kỹ năng và nội dung dạy lồng ghép. Nắm vững sách, hiểu
ý đồ của người biên sọan là quan trọng, song chưa đủ còn đòi hỏi đến vai trò chủ
động sáng tạo và ứng xử linh họat đối với từng đối tượng HS mới đem lại hiệu quả
cao.

8


- GV phải giàu lòng u nghề, mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu trong soạn
giảng. GV phải kiên trì uốn nắn, sửa chữa cách phát âm cho HS thật tận tình chu
đáo. Ln động viên khuyến khích HS khi các em có tiến bộ. Phối hợp nhịp nhàng
tập đọc với các phân mơn khác như: Tập làm văn, kể chuyện, …
II Ý nghĩa của SKKN:
Được BGH tin tưởng, phương pháp rèn chính tả có hiệu quả, nên mở chun đề
này và u cầu chúng tơi trình bày chuyên đề đến tập thể giáo viên trong trường.
Năm 2010 – 2011: cuối HKI, BGH chọn đề tài này trình bày vào buổi sinh hoạt

cụm và dạy 1 tiết chính tả minh hoạ cho đề tài này, có 5 trường tham dự (khối 4 và
khối 5).
Đồng nghiệp thấy chất lượng của khối đạt cao, so với các chỉ tiêu được giao,
nên tin tưởng hỏi han phương pháp rèn chính tả. Chúng tôi sẵn lòng san sẻ những
gì mình làm được, nhất là góp ý chân tình qua các tiết dạy chính tả của bạn.
Nhiều năm qua, những thành tích và chất lượng của khối ln đạt cao.Tơi nghĩ:
“Có cơng của thầy, có sức phấn đấu của trò, việc gì khó cũng vượt qua”.
Việc đưa ra các biện pháp giúp HS học tốt phân mơn Chính tả lớp 4 là rất
cần thiết, khơng thể thiếu trong q trình dạy học Tiếng Việt. Nhưng khơng phải
chỉ đưa ra các biện pháp khắc phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa
chữa, khắc phục cách đọc là cả một q trình lâu dài, đòi hỏi người GV phải kiên
trì, bền bỉ, khơng được nóng vội. Bởi vì có những HS tiến bộ ngay trong vài tuần
nhưng có những HS thì sự tiến bộ rất chậm có khi cả một học kì. Nếu GV khơng
biết chờ đợi, nơn nóng thì chắc sẽ thất bại. Trong q trình giảng dạy tơi ln quan
sát, kiểm tra, …từ đó phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc hoặc những lỗi mà
HS hay mắc phải để kịp thời sửa chữa, uốn nắn. Người GV cần phải khơng ngừng
học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ tay nghề. Có nắm chắc kiến
thức, GV mới có thể giúp HS học tốt được.
III Khả năng ứng dụng:

9


Được BGH tin tưởng, phương pháp rèn chính tả có hiệu quả, nên mở chun đề
này và u cầu chúng tơi trình bày chuyên đề đến tập thể giáo viên trong trường.
Năm 2010 – 2011: cuối HKI, BGH chọn đề tài này trình bày vào buổi sinh hoạt
cụm và dạy 1 tiết chính tả minh hoạ cho đề tài này, có 5 trường tham dự (khối 4 và
khối 5).
Đồng nghiệp thấy chất lượng của khối đạt cao, so với các chỉ tiêu được giao,
nên tin tưởng hỏi han phương pháp rèn chính tả. Chúng tôi sẵn lòng san sẻ những

gì mình làm được, nhất là góp ý chân tình qua các tiết dạy chính tả của bạn.
Nhiều năm qua, những thành tích và chất lượng của khối ln đạt cao.Tơi nghĩ:
“Có cơng của thầy, có sức phấn đấu của trò, việc gì khó cũng vượt qua”.
SKKN này tơi đã ứng dụng trong năm học qua, với phương pháp giúp HS
học tốt phân mơn Chính tả cho HS của lớp tơi. Tơi còn hướng dẫn giúp cho các bạn
đồng nghiệp của trường tơi cùng thực hiện. Hướng tới, tơi sẽ nhân rộng hơn nữa
với nhiều kinh nghiệm thu nhặt được để tất cả HS khối 4 đều học tốt phân mơn
Chính tả. Hằng năm tơi sẽ sửa chữa, bổ sung, cho SKKN này ngày càng phong phú
hơn.

10


MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh đề tài
II. Lí do chọn đề tài
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
IV. Mục đích nghiên cứu
V. Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu
B. PHẦN NỘI DUNG
I Cơ sở lí luận
II. Thực trạng của vấn đề
III.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
IV. Hiệu quả của SKKN
C. PHẦN KẾT LUẬN
I Những bài học kinh nghiệm
II. Ý nghĩa của SKKN
III. Khả năng ứng dụng
* Từ ngữ viết tắt trong đề tài:

- SGK: sách giáo khoa
- SGV: sách giáo viên
- HS: học sinh
- GV: giáo viên
- SKKN: sáng kiến kinh nghiệm
-LTVC: luyện từ và câu.

Lưu ý :
Họ tên giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà
Đơn vị công tác: Trường TH Thành Thới B
Tên đề tài: Một số biện pháp rèn chính tả cho học sinh lớp 4
11


12



×