Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

skkn một số giải pháp giúp thu quỹ học phí đạt kết quả tốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.78 KB, 11 trang )

Họ và tên: Võ Thị Diễm
Đơn vị công tác: Trường MG An Thới

Tên đề tài:

“MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP THU QUỸ HỌC PHÍ
ĐẠT KẾT QUẢ TỐT”

1


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đê tài:
Đất nước ta ngày càng phát triển, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
cho công tác giảng dạy ngày càng được hoàn thiện, đầy đủ hơn, thu nhập của
cán bộ giáo viên, nhân viên từng bước được nâng lên. Đó là một gánh nặng
đối với ngân sách. Bản thân tôi là một nhân viên kế toán, qua nhiều năm công
tác tại trường cũng như qua học hỏi tại các đơn vị trường bạn tôi nhận thấy
việc thu học phí là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhằm hạn chế gánh nặng
cho chi tiêu ngân sách. Do đó, cần phải có những giải pháp thích hợp để thúc
đẩy việc thu học phí ở trường đạt kết quả tốt.
II. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chú trọng
ngành giáo dục, luôn xem “Giáo dục là quốc sách hàng đầu’. Chính vì lẽ đó mà
việc chi cho sự nghiệp Giáo dục rất lớn, rất cần thiết. Nhu cầu này đòi hỏi ngày
càng cao cùng với đà phát triển của xã hội. Do đó để đáp ứng nhu cầu chi tiêu
đó, cần phải có một khoản thu rất lớn cho sự nghiệp giáo dục.
Với vai trò là một nhân viên kế toán trường học, tôi thấy mình phải làm
gì và làm thế nào để thu học phí đạt hiệu quả cao để góp phần hỗ trợ kinh phí
chi cho sự nghiệp Giáo dục nhằm làm giảm bớt gánh nặng chi tiêu ngân sách
Nhà nước. Vì thế, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu trong năm học này là: “ Một số


giải pháp giúp thu quỹ học phí đạt kết quả tốt”.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác thu học phí tại đơn vị trường
tôi.
IV.Mục đích nghiên cứu:
Để giúp cho việc thu học phí đạt kết quả được tốt hơn, giúp cho công tác
chuyên môn được thuận lợi hơn, đồng thời cũng làm tăng cường ngân sách
Nhà nước.
2


V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Trong quá trình vận dụng đề tài tôi nhận thấy việc thu học phí mang tính
khoa học hơn, được tập trung và có hiệu quả hơn. Điều đó là nhờ sự quan tâm
của Phụ huynh học sinh, Giáo viên chủ nhiệm và Ban giám hiệu nhà trường.

PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
Học phí là khoản đóng góp của gia đình học sinh để cùng với Nhà nước
bảo đảm các hoạt động Giáo dục và Đào tạo.
Thực hiện tốt Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010
của Chính phủ về miễn, giảm, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học
3


phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 20102011 đến năm học 2014-2015. Thì học phí là một khoản thu lớn hỗ trợ cho
nguồn kinh phí Ngân sách để đảm bảo các khoản chi hoạt động của đơn vị.
Xuất phát từ việc sử dụng ngân sách và các khoản thu từ quỹ học phí
hiện nay. Để cân đối thu chi trong năm tại đơn vị thì ngay từ đầu năm kế toán
phải tham mưu với BGH nhà trường lập kế hoạch thu học phí, và lập dự toán

theo tình hình thực tế đơn vị.
II. Thực trạng của vấn đề:
Trong những năm học vừa qua, công tác thu học phí của trường luôn đạt
kết quả tốt. Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó thì nhà trường gặp phải những
thuận lợi và khó khăn sau:
1/. Thuận lợi:
- Trường tập trung tại một khung chính, không có điểm lẽ nên rất thuận
tiện cho việc quản lý thu học phí;
- Được sự quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời của Phòng Giáo dục và
Đào tạo Mỏ Cày Nam và Ban giám hiệu nhà trường trong việc thu học phí;
- Giáo viên thực hiện tốt việc thu học phí theo sự chỉ đạo của BGH nhà
trường;
- Phụ huynh nhiệt tình hợp tác với nhà trường trong việc thực hiện các
chế độ miễn - giảm và đóng học phí đầy đủ.
2/. Khó khăn:
- Do kể từ học kì II năm học 2010-2011 là năm đầu tiên áp dụng thực
hiện Nghị định số: 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 về quy định về
miễn, giảm, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở
giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm
học 2014-2015, Nghị quyết số 20/2010/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm
2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức thu học phí đối với cơ
sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2010-2011 đến
năm học 2014-2015 trên địa bàn tỉnh Bến tre và hướng dẫn số 21/HDLS-

4


SGD&ĐT-STC-SLĐ-TB&XH Về việc miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học
tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 trên địa bàn tỉnh

Bến tre nên trong 1 năm học phải xét 2 lần về đối tượng miễn, giảm dẫn đến
việc cập nhật theo dõi tiến độ thu học phí cũng có phần hạn chế;
- Tỉ lệ học sinh thuộc diện hộ nghèo - cận nghèo còn khá cao;
- Phần nhiều phụ huynh là lao động nghèo, lo làm ăn để sinh sống. Do
đó sự quan tâm và hỗ trợ cùng Giáo viên chủ nhiệm và Ban giám hiệu có phần
hạn chế.
3/. Kết quả thu trong năm học 2010-2011:
Học Kì I
TT

Khối

Số
HS

Miễn

Học Kì II

Giảm

Đóng
đủ

Số
HS

Miễn

1




124

8

116

122

11

2

Chồi

92

8

84

91

9

16

200


213

20

TỔNG

216

0

Giảm

Đóng
đủ

SỐ
PHẢI
THU

Kết quả thu
Tổng

111

19.050.000

100

2


80

14.550.000

100

2

191

33.600.000

( Phụ chú: Mức thu học kì I: 5.000 đồng/tháng
Mức thu học kì II: Khối lá: 30.000đ/tháng, khối chồi: 20.000đồng/
tháng).
Qua số liệu thống kê kết quả thu học phí tỷ lệ thu học phí đạt được cao
phần lớn là nhờ sự kết hợp chặt chẽ cùng với Phụ huynh học sinh, Ban giám
hiệu, Giáo viên chủ nhiệm bởi nếu khơng có sự kết hợp chặt chẽ cùng với Phụ
huynh học sinh, Ban giám hiệu, Giáo viên chủ nhiệm thì kế hoạch thu quỹ học
phí đầu năm học đề ra sẽ khơng đạt hiệu quả. Cụ thể như:
- Giáo viên chủ nhiệm: nếu chỉ chú trọng cơng tác chun mơn khơng
quan tâm đến việc thu quỹ học phí thì sẽ khơng đạt kết quả thỏa mãn.
- Phụ huynh học sinh: một số ít cuộc sống qúa nghèo phải lo làm th
kiếm tiền nên khơng quan tâm đến việc học của các cháu.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
5

Tỉ lệ
(%)



Để thực hiện tốt Nghị định số: 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm
2010 về quy định về miễn, giảm, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng
học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học
2010-2011 đến năm học 2014-2015, Nghị quyết số 20/2010/NQ-HĐND ngày
09 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức thu
học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm
học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 trên địa bàn tỉnh Bến tre và hướng dẫn
số 21/HDLS-SGD&ĐT-STC-SLĐ-TB&XH Về việc miễn, giảm học phí, hỗ
trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc
hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015
trên địa bàn tỉnh Bến tre. Trường tôi đã thực hiện một số vấn đề sau:
1/. Công tác tư tưởng:
Là một trong những công tác giữ vai trò chủ đạo tiền đề cho việc thực
hiện. Ngay từ đầu năm học thông qua các buổi họp báo, các cuộc họp do ấp tổ
chức, Ban giám hiệu nhà trường tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến các ban
ngành đoàn thể trong xã, ấp về mức đóng góp thu học phí của các cháu học
mẫu giáo theo quy định về mức thu học phí trên đại bàn xã. Quán triệt trong
nội bộ ban ngành đoàn thể và Hội đồng sư phạm về mục đích ý nghĩa của việc
thu học phí trong nhà trường. Giúp các ban ngành đoàn thể trong xã ấp nắm rõ
các quy định về định mức thu học phí của các cháu trong năm, các đối tượng
thuộc chế độ miễn giảm học phí , thời gian thu học phí , và mức thu ở từng
tháng để từ đó tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ từ các cấp các ngành.
Tham mưu chính quyền địa phương xác nhận chính xác đúng đối tượng
học sinh được miễn giảm, nhằm tạo sự công bằng trong việc tham gia đóng
góp học phí của học sinh
2/. Xây dựng kế hoạch thu chi học phí:
Ban giám hiệu căn cứ vào thực trạng nhà trường tiến hành họp liên tịch
mở rộng để xây dựng kế hoạch thu và chi học phí trong năm. Triển khai kế

hoạch thu chi quỹ học phí trong Hội đồng sư phạm, trong phiên họp ban đại

6


diện cha mẹ học sinh đầu năm để tranh thủ sự ủng hộ đồng tình trong Hội đồng
sư phạm , ban đại diện cha mẹ học sinh.
Có lập được kế hoạch thu và chi quỹ học phí ngay từ đầu năm học thì
mới có cơ sở để tổ chức tốt việc thu và chi học phí của nhà trường trong năm,
nếu không có kế hoạch thì chúng ta không thực hiện được mục tiêu đề ra. Kế
hoạch có cụ thể rõ ràng thì việc thu học phí mới đạt kết quả tốt.
3/. Đưa chỉ tiêu thu học phí vào công tác thi đua của nhà trường:
Thông qua Hội nghị cán bộ công chức đầu năm đưa chỉ tiêu thu học phí
vào công tác thi đua của nhà trường. Tùy theo số lượng học sinh của lớp ít hay
nhiều mà có những chỉ tiêu cụ thể cho từng giáo viên chủ nhiệm, tránh cào
bằng.
Ban giám hiệu cần tổ chức sơ kết đánh giá tình hình thu học phí ở cuối
năm học. Ngoài khoản chi hỗ trợ 3% cho người làm công tác thu theo quy định
, Ban giám hiệu cần có khoản thưởng riêng đối với những giáo viên làm tốt
công tác vận động thu học phí đạt 100%.
4/ Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ từ phía phụ huynh học sinh:
Một lực lượng khá quan trọng mà không thể thiếu được trong nhà
trường đó là Ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp và Ban đại diện cha
mẹ học sinh trường. Thông qua buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học,
Ban giám hiệu trường cần tuyên truyền rộng rải Nghị quyết số 20/2010/NQHĐND ngày 09 tháng 12 năm của Hội đồng nhân dân tỉnh về mức thu học phí
của cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Bến tre.
Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp là lực lượng giáng tiếp giúp nhà
trường tuyên tuyên truyền sâu rộng đến từng phụ huynh học sinh về mức thu
và chi học phí của nhà trường trong năm để từ đó tranh thủ sự ủng hộ đồng
tình của bậc phụ huynh. Để thực hiện tốt điều này Ban giám hiệu cần phát huy

vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh
của trường.

7


Công khai kết quả thu chi quỹ học phí của nhà trường năm qua trong
phiên họp bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường ở đầu năm.
Thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường của lớp, giúp nhà
trường tuyên truyền giải thích, thuyết phục những gia đình phụ huynh có khả
năng nhưng không tham gia đóng học phí. Có thể nói Ban đại diện cha mẹ học
sinh là người giúp nhà trường tháo gỡ những vướng mắt đối với những trường
hợp trên, đây là biện pháp khá hửu hiệu cần tận dụng và phát huy,
5/. Phát huy vai trò của người giáo viên làm công tác chủ nhiệm và
nhân viên kế toán:
a). Giáo viên chủ nhiệm:
- Có thể nói rằng trong nhà trường người giáo viên nói chung giáo viên
chủ nhiệm nói riêng giữ một vai trò hết sức quan trọng, đây là lực lượng trực
tiếp có nhiệm vụ chính là truyền thụ kiến thức và giáo dục đạo đức học sinh.
Gần gũi với học sinh không ai hơn hết là người giáo viên làm công tác chủ
nhiệm.
- Ngoài những nhiệm vụ trọng tâm như đã nêu người giáo viên chủ nhiệm
còn tham gia các hoạt động khác theo quy định chung của ngành của nhà
trường. Vấn đề thu học phí trong nhà trường có đạt được hay không quyết định
rất nhiều bỡi người giáo viên làm công tác chủ nhiệm .
- Người giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường để tuyên truyền vận
động học sinh tham gia đóng góp đầy đủ quỹ học phí theo quy định. Thu tốt
học phí của lớp, người giáo viên chủ nhiệm ngay từ đầu năm phải xác định số
học sinh thuộc diện miễn - giảm, số học sinh cần phải thu.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi hướng dẫn học sinh thuộc diện miễn giảm

hoàn thành các chứng từ miễn giảm. Một vấn đề hết sức quan trọng không thể
thiếu được trong quá trình tuyên truyền vận động học sinh tham gia đóng góp
quỹ học phí là người giáo viên cần hết sức khéo léo tế nhị trong việc tuyên
truyền vận động nhắc nhở học sinh tham gia đóng học phí. Không gò ép, bắt

8


buộc học sinh phải đóng một lần cho đủ mà cần phải nhẹ nhàng nhắc nhở thu
nhiều lần/năm;
b). Kế toán:
- Thường xuyên động viên nhắc nhỡ giáo viên chủ nhiệm các lớp tiến
hành thu đủ, thu đúng, không gò ép học sinh. Cần phải vận động nhắc nhỡ nhẹ
nhàng, từng tháng, quý, học kỳ,..
- Quản lý thật chính xác những trường hợp miễn giảm,theo dõi cập nhật
hàng ngày số tiền giáo viên các lớp đã nộp.
- Ra lai thu và phát đến tận tay từng giáo viên chủ nhiệm để giáo viên
đưa đến các em học sinh đã nộp quỹ học phí kịp thời, không thất thoát.
- Nêu lên ý nghĩa và mục đích của việc đóng góp quỹ học phí trước các
cuộc họp phụ huynh học sinh, lễ,.. để phụ huỵnh học sinh nắm rõ.
- Cùng giáo viên chủ nhiệm các lớp và phụ huynh học sinh bàn bạc tháo
gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Tham mưu tốt với BGH, đoàn thể, chính quyền địa phương.
- Căn cứ vào danh sách miễm, giảm đầu năm để giao kế hoạch thu quỹ
học phí đến giáo viên chủ nhiệm từng lớp.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau thời gian nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm về giải pháp thu học
phí trong trường tôi với sự kết hợp chặt chẽ của ban giám hiệu, Phụ huynh học
sinh, giáo viên chủ nhiệm đã giúp cho việc thu học phí đạt kết quả tốt
PHẦN KẾT LUẬN


I. Nhửng bài học kinh nghiệm
Để thực hiện tốt việc thu học phí trong nhà trường qua thời gian thực
hiện tại đơn vị đã rút ra những bài học như sau:
- Công tác tư tưởng là một trong những biện pháp quan trọng góp phần
to lớn trong việc tổ chức thu học phí trong nhà trường nói chung bậc mầm non
nói riêng. Để thực hiện các giải pháp này đòi hỏi người hiệu trưởng phải kiên

9


trì, nắm được thực trạng, quán triệt cho các thành viên trong hội đồng sư phạm,
các bậc phụ huynh , học sinh và các ban ngành đoàn thể về mục đích ý nghĩa
tầm quan trọng và sự cần thiết của việc thu học phí trong nhà trường nhằm góp
phần hỗ trợ ngân sách chi các khoản, mục trong dự toán để phục vụ cho giảng
dạy và học tập được tốt hơn.
- Việc đánh giá chính xác thực trạng của nhà trường là cơ sở quan trọng
để xây dựng kế hoạch và nâng cao nhận thức của hội đồng giáo viên.
- Cần xác định rõ thu học phí ở bậc học mầm non là điều kiện nhằm để
góp phần hỗ trợ ngân sách mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sửa chữa
trường lớp vì thế đòi hỏi nhà trường phải xây dựng kế hoạch thật cụ thể,
không nóng vội.
- Việc phối hợp giữa các bộ phận giữa các thành viên trong nhà trường
rất quan trọng khi phân công cần đảm bảo có sự liên kết giữa các bộ phận
trong quá trình thực hiện
- Bản thân kế toán phải có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, thực
hiện công khai hóa đầy đủ.
II. Ý nghĩa của việc sáng kiến kinh nghiệm:
Thu học phí ở bậc học mầm non là vấn đề hết sức cần thiết, là một công
tác hết sức quan trọng . Để thực hiện kế hoạch nầy nhà trường cần phải năng

động trong việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo kịp thời thì mới mang lại hiệu quả.
Mọi sự buông lõng, ngại khó sẽ đồng nghĩa lạc hậu, yếu kém.
III. Khả năng ứng dụng, triển khai:
Thu quỹ học phí là một khoản thu bắt buộc có mặt tại tất cả các trường
Mầm non, MG và Trung học cơ sở, trung học phổ thông … Do đó, tôi cần phải
cố gắng tự học hỏi bồi dưỡng để nâng cao đề tài, giúp thu đạt tốt quỹ học phí,
góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị..
IV – Những kiến nghị đề xuất :
Trên đây là mốt vài giải pháp mà tôi đã rút ra được trong quá trình công
tác tại đơn vị, cũng như học hỏi từ các bạn đồng nghiệp. Mong rằng, có thể có

10


một vài giải pháp trong số đó có ích cho việc thu học phí của đơn vị, của
ngành.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của cấp lãnh đạo ngành, các bạn
đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm hơn trong công tác thu quỹ học phí
của đơn vị mình.

11



×