Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

skkn một số PHƯƠNG PHÁP dạy học TICH cực ở môn vật lý THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.3 KB, 15 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Một số phương pháp dạy học tích cực

ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TICH CỰC Ở MÔN VẬT LÝ THCS”

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh đề tài
Đầu thế kỷ XXI, nền giáo dục của lồi người có những bước tiến lớn với nhiều
thành tựu mọi mặt. Hầu hết các quốc gia nhận thức sự cần thiết và cấp bách phải
đầu tư cho giáo dục. Quốc gia nào khơng đầu tư cho giáo dục sẽ có nguy cơ tụt hậu
nghiêm trọng trong tương lai. Luật giáo dục 2005 của nước ta đã khẳng định:
“ Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài” (điều 9).
Việt Nam đang trên đà hội nhập khu vực và quốc tế đầy khởi sắc, thu nhập xã
hội đang tăng lên, nhất thiết phải có những con người tồn diện. Để đạt được mục
tiêu của giáo dục, đòi hỏi người dạy và người học phải “đổi mới phương pháp”.
II. Lí do chọn đề tài
-Mục tiêu đào tạo, nghị quyết nhấn mạnh là đào tạo ra những con người lao
động, tự chủ, năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề do thực tiễn đặt
ra, tự lo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống.
-Vật lý học là một trong những môn khoa học về tự nhiên, nhiệm vụ chủ yếu
của nó là nghiên cứu các hiện tượng vật lý, tìm nguyên nhân, khám phá ra các định
luật vật lý phục vụ lợi ích của con người.
-Vật lý là cơ sở cho nhiều ngành kỹ thuật. Những thành tựu của vật lý và kỹ
thuật phục vụ rất nhiều cho cuộc sống của con người trên mọi mặt.
-Trong đổi mới phương pháp giáo dục, để có hiệu quả thì người GV phải
thường xuyên nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu tiên tiến, những kinh nghiệm
và phương pháp dạy học theo hướng đổi mới.
Với những lý do cơ bản vừa nêu, chúng ta thấy rằng cần phải áp dụng:


“Phương pháp dạy học tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học”.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

1


Sáng kiến kinh nghiệm

Một số phương pháp dạy học tích cực

Đề tài này tập trung nghiên cứu việc đổi mới phương pháp dạy học ở môn vật lý
cấp THCS, nhằm tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp với người học, phù
hợp với đặc điểm nhận thức và khả năng của HS THCS, để đem lại hiệu quả cao
nhất, đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện nay.
Đề tài chỉ áp dụng đối với GV đang trực tiếp giảng dạy mơn vật lý bậc THCS.
IV. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, tìm ra những phương pháp dạy học theo quan điểm tích cực,
đó là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự
chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trị tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy
học. Để từ đó chúng ta thấy được đổi mới phương pháp dạy học thực chất là hướng
tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động,
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Chỉ ra được những phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với nội dung, kiến
thức bài học, phù hợp với năng lực người học.

PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Cơ sở pháp lý
Luật giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – năm 2005:
Điều 28, khoản 2: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích

cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng
lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
2. Cơ sở thực tiễn


Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo của đất nước hiện nay: phải đào

tạo ra thế hệ trẻ thành người lao động làm chủ đất nước, có trình độ văn hóa cơ
bản, đáp ứng những u cầu phát triển kinh tế xã hội, những con người có trí tuệ và
năng lực, sáng tạo, có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt.


Từ nhiệm vụ dạy học cơ bản của nhà trường phổ thông là:

2


Sáng kiến kinh nghiệm

Một số phương pháp dạy học tích cực

+ Trang bị cho HS những tri thức khoa học cơ bản, tinh giản, hiện đại và hệ
thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng về một lĩnh vực, một môn khoa học,
+ Trang bị cho HS phương pháp tự học, phương pháp nghiên cứu khoa học.
Phát triển năng lực hoạt động trí tuệ sáng tạo ở HS.
+ Hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan và những phẩm chất đạo
đức tốt đẹp của người lao động, của người Việt Nam.



Từ thực tế giáo dục hiện nay.

Khơng ít GV chỉ chăm lo cung cấp cho HS những kiến thức cần thiết để các em
làm bài điểm cao mà không chú ý phát huy trí lực của HS, khơng quan tâm đến
việc rèn luyện trí thơng minh, sáng tạo của HS. Điều này nguy hại là, sau khi học
xong các hiện tượng vật lý và các định luật về vật lý, HS lại khơng biết vận dụng
để giải thích các hiện tượng về khoa học tự nhiên và không chỉ ra được ứng dụng
rộng rãi của nó trong khoa học kỹ thuật.
 Từ xu thế giáo dục của thế giới hiện nay.
Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cấp bách của thời đại đối với chúng ta.
Ngày nay sự đổi mới phương pháp dạy học là sự sống của giáo dục Việt Nam. Vì
trước những bước tiến của nhân loại, đất nước ta đang đổi mới nền kinh tế để hòa
nhập với thế giới hiện đại. Do vậy ,việc đổi mới phương pháp dạy học là không thể
thiếu được trong nhà trường hiện nay.
Từ những cơ sở trên, chúng ta nhất thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, đặc
biệt ở mơn vật lý THCS, có như thế mới đáp ứng được tình hình đất nước hiện nay.
II. Thực trạng của vấn đề
Thực trạng về công tác dạy và học ở mơn vật lý THCS nói chung và ở trường
THCS tơi đang trực tiếp giảng dạy nói riêng.
 Về giáo viên:
- Đa số phần lớn GV giảng dạy nhiều năm, có kinh nghiệm nhưng thói quen là
dùng phương pháp dạy học theo quan điểm truyền thống. Do đó, việc đổi mới
phương pháp dạy học là một vấn đề rất nan giải cho đội ngũ GV chúng ta, đặc biệt
là đội ngũ GV giảng dạy môn vật lý THCS.

3


Sáng kiến kinh nghiệm


Một số phương pháp dạy học tích cực

- Một số khơng ít GV đổi mới phương pháp dạy học cịn rất chậm, nó tùy thuộc
vào năng lực, kỹ năng của mỗi người.
- Cũng khơng ít GV chưa thật sự đầu tư, nghiên cứu để tìm một phương pháp
dạy học phù hợp ở các bài môn vật lý THCS.
 Về học sinh:
- Số HS tích cực tham gia xây dựng bài chỉ là số HS khá giỏi nhưng tỉ lệ HS khá
giỏi ở mỗi lớp khoảng 20% - 30%.
- Phần đơng HS đại trà có thói quen học tập thụ động.
III. Một số biện pháp thực hiện
Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp
thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trị tự giác, tích cực, tự lực
đạt tới mục đích dạy học. Phương pháp dạy học phải phù hợp với người học, phù
hợp với đặc điểm nhận thức và khả năng của họ.
Trong xu thế đổi mới của lý luận dạy học, người ta rất chú trọng đến đổi mới
phương pháp dạy học. Vậy đổi mới phương pháp dạy học là gì?
Đổi mới phương pháp dạy học là đưa phương pháp dạy học mới vào nhà trường
trên cơ sở phát huy tính tích cực của các phương pháp truyền thống để nâng cao
hiệu quả giáo dục nói chung và chất lượng dạy học nói chung.
Như vậy, muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy, nhưng có khi thói
quen học tập của HS cũng ảnh hưởng đến cách dạy của thầy. Có trường hợp HS địi
hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng GV chưa đáp ứng được. Nhưng cũng có
trường hợp GV hăng hái áp dụng phương pháp tích cực nhưng thất bại vì HS chưa
thích ứng, vẫn quen với phương pháp học thụ động. Trong đổi mới phương pháp,
phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp của hoạt động dạy với hoạt động
học thì mới thành cơng.
Từ những năm đổi mới phương pháp dạy học đến nay, tôi luôn đầu tư, nghiên
cứu và áp dụng các phương pháp tích cực trong dạy học. Sau đây tơi xin giới thiệu

cho quí đồng nghiệp một số phương pháp dạy học tích cực mà tơi đã áp
dụng trong q trình dạy học ở môn vật lý THCS.
1. Phương pháp câu hỏi – lời đáp

4


Sáng kiến kinh nghiệm

Một số phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp hỏi – đáp là phương pháp thầy đặt ra một hệ thống câu hỏi để trò
lần lượt trả lời đồng thời có thể trao đổi qua lại (thậm chí tranh luận với nhau và
với cả thầy) dưới sự chỉ đạo của thầy. Qua hệ thống hỏi – đáp HS lĩnh hội được nội
dung bài học. Ở phương pháp này, hệ thống câu hỏi – lời đáp là nguồn kiến thức
chủ yếu.
Có ba hình thức hỏi – đáp: Câu hỏi tái hiện, câu hỏi giải thích – minh họa, câu
hỏi tìm tịi – phát hiện
Phương pháp này, hệ thống câu hỏi của thầy giữ vai trị chỉ đạo có tính chất
quyết định đối với chất lượng lĩnh hội của cả lớp. Dưới sự dẫn dắt của thầy, HS
từng bước đi tới chân lý, phát hiện ra bản chất, qui luật của sự vật, hiện tượng.
Phương pháp này được áp dụng ở tất cả các bài của chương trình mơn vật lý
THCS dưới hình thức câu hỏi tái hiện, ta luôn áp dụng phương pháp này khâu kiểm
tra bài cũ: Thầy đặt ra những câu hỏi chỉ đòi hỏi học sinh nhớ lại và trả lời trực tiếp
không cần đến suy luận mà chủ yếu là trí nhớ. Ở hình thức câu hỏi giải thích –
minh họa và tìm tịi – phát hiện: Ví dụ: khi dạy bài: “Sự bay hơi và sự ngưng tụ” –
Vật lý 6, mục 2.
GV: Dựa trên hướng dẫn thí nghiệm 1, các nhóm tự vạch phương án để kiểm tra
tốc độ bay hơi phụ thuộc gió trên mặt chất lỏng (nhóm 1, 3), kiểm tra diện tích mặt
thống của chất lỏng ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của chất lỏng (nhóm 2, 4).

Các nhóm nhận dụng cụ và bảng thí nghiệm để ghi kết quả.
HS: Đại diện 2 nhóm lên trình bày thí nghiệm 2.
Ý kiến của các nhóm khác, nếu có ý kiến thắc mắc của nhóm khác, Gv để đại
diện nhóm giải đáp thắc mắc của bạn.
GV: Sau khi nhận xét, cho HS chọn phương án của nhóm nào?
-Thí nghiệm 3 (tiến trình giống thí nghiệm 2)
Thơng thường, HS nêu điều kiện của thí nghiệm thế này:
-Thí nghiệm 2: là diện tích mặt thống và nhiệt độ của chất lỏng như nhau thì
đều hiểu là diện tích mặt thống và nhiệt độ của chất lỏng ở 2 đĩa bằng nhau, khơng
có vấn đề gì.
- Thí nghiệm 3: là gió và nhiệt độ của chất lỏng như nhau. Với yếu tố nhiệt độ

5


Sáng kiến kinh nghiệm

Một số phương pháp dạy học tích cực

thì như thí nghiệm 2, cịn yếu tố gió như nhau: nếu có HS thắc mắc là “khơng cần
điều kiện gió như nhau” GV nên cho đại diện nhóm giải đáp thắc mắc của bạn,
nhưng GV có thể gợi ý.
GV: Gió của 2 đĩa khác nhau vẫn được kia mà?
Đại diện nhóm: khơng được
GV: Gió như nhau hoặc khơng có gió được khơng?
Đại diện nhóm: Gió 2 đĩa như nhau hoặc khơng cần gió vẫn được
GV: gió như nhau có nghĩa là gió trên mặt 2 đĩa cồn như nhau, có hoặc khơng.
Vậy ở bài dạy này, tơi đã tổ chức được sự trao đổi, kể cả tranh luận, giữa thầy
và cả lớp, giữa HS và HS, thơng qua đó mà đạt được mục đích dạy học.
2. Phương pháp dạy học nêu vấn đề

Phương pháp dạy học nêu vấn đề ngày nay rất được đề cao vì nó phát huy được
tính tích cực của người học. Trong dạy học nêu vấn đề, điểm cốt lõi là GV phải xây
dựng được tình huống có vấn đề.
GV nêu những vấn đề, những sự kiện mới, dựa trên những kiến thức, kỹ năng
đã có của HS. Vấn đề mới phải tạo ra được hứng thú, kích thích tư duy tích cực của
HS đồng thời phải vừa sức, đáp ứng được nhu cầu học tập của HS.
Vấn đề được giải quyết sẽ giúp HS hình thành được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
một cách có hệ thống.
Các bước thực hiện phương pháp nêu vấn đề.
- Đặt vấn đề: tạo tình huống có vấn đề.
- Giải quyết vấn đề đặt ra.
- Kết luận.
Ví dụ: khi dạy bài “Máy cơ đơn giản” – Vật lý 6.
a.Đặt vấn đề
- GV: Nêu vấn đề: Nếu chỉ dùng dây, liệu có thể kéo vật lên theo phương thẳng
đứng với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật được không? Trong q trình nêu vấn
đề, GV có thể dùng tranh SGK hoặc hình ảnh để gây sự chú ý cho HS.

6


Sáng kiến kinh nghiệm

Một số phương pháp dạy học tích cực

- GV không chỉ nêu vấn đề suông mà GV phải yêu cầu HS nhận dạng và phát
biểu được vấn đề cần giải quyết. Nghĩa là HS phải phát biểu được vấn đề: Lực kéo
vật lên theo phương thẳng đứng như thế nào so với trọng lượng của vật.
b. Giải quyết vấn đề
- HS đề xuất phương án giải quyết: Xác định trọng lượng của vật nặng và lực

kéo vật lên theo phương thẳng đứng trong 2 trường hợp: dùng 1 dây và dùng 2 dây
- Lập kế hoạch giải quyết vấn đề: Cách tiến hành thí nghiệm, dụng cụ thí
nghiệm và các bước tiến hành
- Thực hiện kế hoạch.
c. Kết luận
- Thảo luận kết quả và đánh giá: là cho HS trả lời C1: Hãy so sánh lực kéo
vậtlên với trọng lượng của vật.
- Phát biểu kết luận.
Phương pháp dạy học này có thể áp dụng ở nhiều bài học khác như ví dụ điển
hình tơi vừa nêu ở trên. Vì phương pháp dạy học nêu vấn đề có nhiều ưu điểm, nó
phát huy được tính tích cực, chủ động của HS, phát triển tư duy sáng tạo, hình
thành khả năng tự học, tự nghiên cứu cho Hs khi phải giải quyết những vấn đề.
Giúp HS học được những điều cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp sau này.
Thực hiện dạy học nêu và giải quyết vấn đề là việc làm khó, nó địi hỏi sự chuẩn
bị cơng phu và cố gắng khơng ngừng của GV. Vì thế, mỗi GV, tùy điều kiện của
mình có thể áp dụng các mức độ dạy học nêu vấn đề cho phù hợp.
3. Phương pháp thảo luận
Để thực hiện phương pháp thảo luận GV cần có một số kỹ năng:
a.Lựa chọn vấn đề
- Chuẩn bị trước vấn đề.
- Đặt vấn đề rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, chỉ một vấn đề.
- Nêu vấn đề thiết thực mà HS mong muốn được biết.
- Nêu vấn đề mang tính thách thức, kích thích tư duy HS
b.Tổ chức thảo luận
-Làm việc chung cả lớp.

7


Sáng kiến kinh nghiệm


Một số phương pháp dạy học tích cực

-Làm việc theo nhóm.
-Thảo luận
c. Tổng kết thảo luận
- Cuối buổi thảo luận GV tóm tắt những ý kiến hay của HS, liên hệ các ý kiến khác
nhau, nêu những ý chính, quan trọng.
- Bổ sung những ý kiến cần thiết.
- Trình bày những lời khuyên, giải đáp và gợi ý đánh giá.
- Đánh giá một cuộc thảo luận
Ví dụ: Khi dạy bài 4: “Đo thể tích vật rắn khơng thấm nước” – Vật lý 6.
GV: Đặt vấn đề: Ta đã biết vật rắn có hình dạng cố định, ta có thể dùng thước
để đo kích thước của vật rồi tính thể tích. Nhưng trong nhiều trường hợp vật rắn có
hình dạng phức tạp như hịn đá, cái đinh ốc thì làm thế nào để đo được chính xác
thể tích của nó? Tình huống này rất ít gặp trong thực tế, khơng hy vọng HS có ý
kiến. Nêu vấn đề chỉ cốt kích thích sự tị mị của HS.
GV: tổ chức thảo luận chung cả lớp:
1.Nghiên cứu cách đo thể tích của vật rắn khơng thấm nước bằng bình chia độ
GV: Giúp HS suy nghĩ để tìm ra cách so sánh thể tích của vật với thể tích của
phần nước bị vật chiếm chỗ.
GV gợi ý: Như trên đã thấy, vật có hình dạng phức tạp khiến ta khơng thể trực
tiếp dùng thước đo để tính thể tích của vật.
GV: Có thể thả vật vào bình chia độ để đo thể tích của vật như đo thể tích chất
lỏng được khơng?
HS: Có thể được nếu hình dạng của vật khít với hình dạng bình chia độ, vật có
hình dạng phức tạp thì khơng được.
GV: Vật khơng thấm nước, vậy nếu đổ thêm nước vào bình chia độ cho đến ngập
vật thì bình chia độ cho ta biết thể tích nào? Vì sao?
HS: Vật khơng thấm nước và nước lấp kín mọi phần của bình dưới mặt thống

cho nên mực nước cho biết thể tích tổng cộng của cả nước và vật.
GV: Từ sự phân tích trên em hãy suy ra những động tác phải làm để có thể dùng
bình chia độ mà đo được thể tích vật khơng thấm nước.

8


Sáng kiến kinh nghiệm

Một số phương pháp dạy học tích cực

HS: Thảo luận nhóm rồi trình bày chung cho cả lớp nghe và thảo luận.
Nếu HS chưa nghĩ ra thì GV gợi ý thêm: Làm thế nào đo được thể tích của riêng
phần nước trong bình có vật?
HS: Lấy vật ra. Từ đó HS có thể đưa ra 2 cách đo khác nhau.
 Cách 1
- Bỏ vật vào bình chia độ.
- Đổ nước vào bình cho đến khi ngập vật. Đo thể tích của nước và vật: V1.
- Lấy vật ra. Đo thể tích của nước cịn lại trong bình: V2
- Tính thể tích của vật: V = V1 – V2
GV: Trình tự cách 1 có gì khó khăn, bất lợi, khắc phục thế nào?
HS: Thảo luận nêu: Lấy vật ra khó, một ít nước dính vào vật.
GV: Làm thế nào để tránh phải lấy vật ra khỏi bình? HS: Đưa ra cách 2
 Cách 2
- Đổ nước vào bình có thể tích ước lượng lớn hơn thể tích vật. Đo thể tích nước:V1.
- Bỏ vật chìm trong nước. Đo thể tích tổng cộng: V2.
- Tính thể tích vật: V = V2 – V1
HS thảo luận: Làm theo cách 2 phải thêm động tác nào so với cách 1? Cách nào
thuận tiện hơn, dễ làm đúng hơn?
2.Đo bằng bình tràn

a.GV: Tạo tình huống mới: Nếu vật có kích thước lớn khơng cho vào bình chia
độ được thì làm thế nào? HS sẽ lúng túng vì trường này rất ít gặp trong thực tế.
b.GV gợi ý lần lượt cách giải quyết như sau:
- Phần nước đổ vào bình lúc đầu (V1) nhiều hay ít có ảnh hưởng đến kết quả đo
khơng (với điều kiện đủ để ngập vật)?
HS: Không ảnh hưởng, có thể lấy tùy ý.
GV: Làm thế nào để lấy được riêng phần nước dâng lên khi nhúng vật chìm trong
bình? Nếu lúc đầu đổ nước đầy bình thì có hiện tượng gì xảy ra khi bỏ vật vào
bình?
HS: Lúc đầu đổ nước đầy bình, khi bỏ vật vào, nước tràn ra. Hứng nước vào bát
rộng để ở dưới.

9


Sáng kiến kinh nghiệm

Một số phương pháp dạy học tích cực

GV: Lượng nước tràn ra có thể tích như thế nào so với thể tích của vật?
HS: Thể tích nước tràn ra bằng thể tích của vật.
GV: Cần phải làm bình như thế nào để có thể hứng được đầy đủ, gọn gàng lượng
nước tràn ra? Hãy vẽ sơ đồ bình đó?
HS: Làm 1 vịi nhỏ cho nước thốt ra ngang mặt nước trong bình (vẽ hình).
GV: Làm thế nào đo được thể tích nước tràn ra?
HS: Dùng bình chia độ.
c.Rút ra cách làm
GV: Cách đo thể tích vật như trên gọi là cách dùng bình tràn. Hãy nêu trình tự
những cơng việc phải làm khi đo thể tích của vật bằng bình tràn?
HS: Thảo luận trong nhóm rồi trình bày chung ở lớp.

GV: cho HS thảo luận trước lớp. Rút ra kết luận về cách đo thể tích của vật rắn
không thấm nước? Trả lời C3
4. Phương pháp dạy học bằng tình huống
Phương pháp dạy học bằng tình huống là phương pháp nghiên cứu tình huống
thực, là cách thức đưa một phần của thực tế vào bài học. Phương pháp dạy học
bằng tình huống có những ưu, khuyết điểm sau:
Ưu điểm:


Lôi cuốn HS tham gia vào bài học.



Nâng cao các kỹ năng giải quyết vấn đề.



Áp dụng lý thuyết vào giải quyết các tình huống.



Giúp HS nhận thức được các vấn đề trong thực tiễn có thể được giải quyết

bằng nhiều biện pháp khác.
Nhược điểm:


Khó khăn đối với GV trong việc lựa chọn và xây dựng được những tình

huống phù hợp với bài học.



GV cần nhiều thời gian hơn để chuẩn bị so với bài diễn giảng.

Ví dụ: Khi dạy bài 15: “Đòn bẫy” – Vật lý 6
GV: Yêu cầu HS quan sát các hình 15.1, 15.2, 15.3 SGK và cho biết vì sao
người ta khơng trực tiếp dùng tay để làm các cơng việc đó mà lại phải dùng các

10


Sáng kiến kinh nghiệm

Một số phương pháp dạy học tích cực

dụng cụ? Ở đây GV đã đưa một phần thực tế vào bài học.
GV: Cho HS thảo luận đưa ra một số ý kiến khác nhau từ thực tế của mỗi bản
thân HS như sau: dễ làm hơn, nhẹ nhàng hơn, dùng lực nhỏ được lực lớn.
Từ đó GV đặt vấn đề vào bài : Trong bài hôm nay chúng ta sẽ xét xem dùng các
dụng cụ đó có lợi gì? Những dụng cụ đó có tên chung gọi là “Địn bẫy”
1.Tìm hiểu cấu tạo của địn bẫy
GV: Quan sát các hình vẽ ta thấy khi các địn bẫy hoạt động, chúng đều có thể
quay quanh một điểm cố định gọi là điểm tựa O.
Hãy chỉ ra trên các hình 15.1, 15.2, 15.3 SGK điểm tựa O của mỗi đòn bẫy.
GV: lưu ý HS trường hợp cái búa nhổ đinh khó xác định điểm tựa. Nên đưa cái
búa nhổ đinh thật cho HS quan sát.
GV: Nêu câu hỏi định hướng: Khi hoạt động (dùng địn bẫy để làm việc) thì có
những lực nào tác dụng lên vật và những lực đó đặt vào chỗ nào trên địn bẫy?
Tổ chức cho HS thảo luận để xác định được 2 lực F1, F2 và điểm đặt của chúng.
Trả lời C1. HS thảo luận nhóm, phát hiện ra 2 lực và điểm đặt của chúng.

GV: lưu ý HS phân biệt tên gọi hai lực; trọng lượng của vật cần nâng F1 và lực
nâng vật F2.
2.Tìm hiểu xem địn bẫy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
GV: Ở trên ta đã dự đốn: Dùng địn bẫy có thể chỉ cần một lực nhỏ để nâng
một vật có trọng lượng lớn. Ta làm thí nghiệm để xem dự đốn đúng khơng?
Bố trí thí nghiệm
-Trên hình 15.4 SGK: vẽ một địn bẫy. Hãy chỉ ra điểm tựa của đòn bẫy và hai
lực tác dụng.
-HS: chỉ ra trên hình: Trục quay O; hai lực đặt ở O 1 và O2. Ở O1 đặt trọng lượng
vật; O2 đặt lực nâng của tay.
GV: Để nguyên vị trí đặt trọng lượng O 1, thay đổi vị trí đặt lực nâng O2
. Thực hiện đo F2 ở các vị trí O2 khác nhau. Điền kết quả đo vào bảng.
-HS: Thực hiện phép đo và ghi kết quả vào bảng số liệu.
GV: Phân tích kết quả đo, tìm ra cách đặt lực ở vị trí nào thì có lợi hơn?
-HS thảo luận nhóm rút ra kết luận: khi làm việc với đòn bẫy: Nếu OO2 > OO1

11


Sáng kiến kinh nghiệm

Một số phương pháp dạy học tích cực

thì F2 < F1. Hồn chỉnh câu C3 xem như kết luận.
3. Vận dụng:
GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân C4, C5, C6. Trả lời rồi thảo luận chung.
GV: Chú ý: Trong các bài tập vận dụng, đòn bẫy không phải chỉ dùng để nâng
vật nặng lên như đặt ra ở đầu bài. GV phân tích cho HS thấy, tùy theo mục đích sử
dụng mà lực tác dụng có thể nhỏ hơn lực cản. Nêu ra câu hỏi phụ: Trong trường
hợp cái mái chèo và cái kéo cắt giấy (hình 15.5 SGK) ta có được lợi về lực khơng?

Vì sao?
Đối với cái xe cút kít: đó là một loại địn bẫy đặc biệt, khơng đi sâu, chỉ u cầu
HS chỉ ra hai lực tác dụng và điểm tựa.
HS thảo luận nhóm:
- Cái mái chèo: khơng lợi về lực, khoảng cách từ tay đến quai chèo (điểm tựa)
nhỏ hơn từ quai chèo đến mặt nước.
- Cái kéo cắt giấy: Lực cản của giấy nhỏ hơn lực bóp của tay.
Hoặc GV có thể đưa ra vấn đề thực tế để HS giải quyết: Trong trò chơi bập
bênh, bạn trai nặng hơn bạn gái. Vậy bạn nào phải ngồi xa trục quay hơn?
Trên đây là một số phương pháp dạy học tích cực cơ bản mà bản thân tôi đã vận
dụng trong q trình dạy học nhằm góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy
học. Muốn đổi mới phương pháp dạy học một cách triệt để, cần nghiên cứu và áp
dụng các phương pháp tích cực, nghĩa là tập trung vào việc phát huy tính tích cực
của người học, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực GV phải nổ lực rất
nhiều so với phương pháp dạy học thụ động.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua năm năm thực hiện, bản thân luôn đầu tư, nghiên cứu, học hỏi đồng
nghiệp,… Tơi đã tìm và lựa chọn được những phương pháp dạy học phù hợp với
từng nội dung, kiến thức, phù hợp với năng lực người học, nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục nói chung và chất lượng dạy học nói riêng.
Những kinh nghiệm rút ra từ bản thân được trình bày trong đề tài này đã đem lại
hiệu quả cao cho người dạy và người học.
 Về phía người dạy (giáo viên)

12


Sáng kiến kinh nghiệm

Một số phương pháp dạy học tích cực


- Phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo cho HS.
- Bồi dưỡng được phương pháp tự học.
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.
 Về phía người học (học sinh)
- Có sự chú ý trong học tập. Hăng hái tham gia vào hoạt động học tập.
- Ln ln hồn thành nhiệm vụ học tập.
- Ghi nhớ tốt những điều đã học.
- Hiểu bài – trình bày lại bài theo ngơn ngữ của riêng mình.
- Đọc thêm, làm thêm bài tập ngoài sự qui đĩnh của GV.
- Tốc độ học tập nhanh. Hứng thú trong học tập.
- Có quyết tâm, có ý chí vượt khó và sáng tạo trong học tập.
Hiệu quả của đề tài sẽ đưa đến chất lượng giảng dạy trong những năm gần đây
như sau:
- Năm học 2008 – 2009: Giỏi: 25,3%; Khá: 38,9%; Tb: 32,3%; Yếu: 3,5%
- Năm học 2009 – 2010: Giỏi: 33,8%; Khá: 36,7%; Tb: 26,2%; Yếu: 3,3%
- Năm học 2010 – 2011: Giỏi:27,5%; Khá: 57,7%; Tb: 13,8%; Yếu: 1%

PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm
Qua những năm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học môn vật lý THCS,
bản thân rút ra được những bài học kinh nghiệm sau:
- Tăng tính chủ động của HS trong học tập, cho HS thảo luận, đặt ra các câu
hỏi, các vấn đề để HS suy nghĩ và tự đi đến kết luận.
- Giảm nhồi nhét kiến thức, tăng cường vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Tăng cường công tác thực tế.
- Xây dựng cho HS phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức.
- Phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp của hoạt động dạy với hoạt
động học thì mới thành cơng.

II. Ý nghĩa của đề tài

13


Sáng kiến kinh nghiệm

Một số phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học là một yếu tố không thể khơng có ở mỗi GV, nhằm đạt
được các mục tiêu dạy học đã đề ra. “Mục tiêu của giáo dục phổ thơng là giúp Hs
phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản,
phát triển năng lực cá nhân; tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con
người Việt Nam XHCN”. Để đạt được điều đó, mỗi GV nhất thiết phải đổi mới
phương pháp dạy học, tìm ra phương pháp dạy học theo quan điểm tích cực. Vì thế
đề tài sẽ đem lại ý nghĩa lớn lao cho quí đồng nghiệp, đặc biệt là đồng nghiệp đang
giảng dạy môn vật lý THCS. Đồng thời đề tài đã khẳng định: “Đổi mới phương
pháp dạy học” là việc nhất thiết phải làm trong giai đoạn hiện nay.
]III. Khả năng ứng dụng của đề tài
Đề tài này áp dụng trực tiếp đối với việc dạy học môn vật lý bậc THCS
IV. Kiến nghị
Hiệu trưởng triển khai và chỉ đạo thực hiện đề tài này trong đơn vị.
Một vài kinh nghiệm nhỏ rút ra từ sự thành công của bản thân, mong được ý
kiến đóng góp của đồng nghiệp. Chân thành cảm ơn.
Người thực hiện

Bùi Thanh Hà

14



Sáng kiến kinh nghiệm

Một số phương pháp dạy học tích cực

MỤC LỤC

A.Phần mở đầu

Trang

I.Bối cảnh lịch sử

1

II.Lý do chọn đề tài

1

III.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

1

IV.Mục đích nghiên cứu

2

V.Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

2


B.Phần nội dung
I.Cơ sở lý luận

2

II.Thực trạng của vấn đề

3

III.Một số biện pháp thực hiện

4

IV.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

11

C.Phần kết luận
I.Những bài học kinh nghiệm

13

II.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm

13

III.Khả năng ứng dụng của sáng kiến

13


IV.Kiến nghị

13

Mục lục

15



×