Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

skkn phương pháp giảng dạy và rèn luyện một số động tác bổ trợ môn chạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.57 KB, 14 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM
TRƯỜNG THCS HƯƠNG MỸ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài:

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ RÈN LUYỆN
MỘT SỐ ĐỘNG TÁC BỔ TRỢ MÔN CHẠY

Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Giảng dạy
Họ và tên người thực hiện: Hồ Hữu Điền
Chức vụ: Giáo viên giảng dạy môn Thể dục
Sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ Thể dục – Âm nhạc – Mĩ Thuật

Mỏ Cày Na m, tháng 02/2012

1


DANH MỤC CHỬ CÁI VIẾT TẮT

THCS: Trung học cơ sở.
HS: học sinh
GV: giáo viên
PPCT: phân phối chương trình
SKKN: sáng kiến kinh nghiiệm

2



A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Bối cảnh của đề tài :
Sức khỏe - Trí tuệ là những thứ quý giá nhất của mỗi con người và mỗi
Quốc gia. Muốn có được sức khỏe không chỉ cần có dinh dưỡng và vệ sinh tốt mà
cần phải biết kiên trì tập luyện. Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ
năm 1946: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng
cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức làm cho cả nước
yếu ớt một phần, mỗi một người dân khỏe mạnh, tức góp phần cho cả nước mạnh
khỏe”…
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ: “Giáo dục đào tạo cùng với
Khoa học công nghệ phải thật sự trở thành quốc sách hàng đầu để chuẩn bị hành
trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỉ XXI”. Vì vậy, vấn đề phát triển thể chất cho học
sinh phổ thông là một vấn đề cần thiết và quan trọng mà trong đó điền kinh là một
môn học không thể thiếu trong chương trình giáo dục thể chất.
II/ Lí do chọn đề tài:
Điền kinh ở nước ta có quá trình phát triển lâu đời, nó được nhân dân ta tập
luyện để tăng cường sức khỏe, tham gia lao động sản xuất và chống ngoại xâm.
Ngày nay, cùng với hội nhập về kinh tế thì Việt Nam đã tham gia trở lại các kỳ
SEAGAMES, ASIAD…và đã đạt được một số thành công nhất định, trong đó môn
điền kinh đóng vai trò rất lớn cho sự thành công này.
Trong chương trình giáo dục thể chất ở nhà trường, điền kinh đóng vai trò
rất quan trọng và là môn học chính của học sinh các cấp học. Nó giúp cho học sinh
rèn luyện sức khỏe và phát triển con người toàn diện, trong đó có môn chạy.
Chạy là môn thể thao bao gồm các động tác gần gũi với những hoạt động tự
nhiên của con người. Trong các cuộc thi Hội Khỏe Phù Đổng từ Trung ương đến
địa phương thì môn chạy nói chung được coi như một môn không thể thiếu. Việc
nâng cao thành tích ở các môn thể thao nói chung và các môn chạy nói riêng sẽ
góp phần cho công tác giáo dục thể chất có hiệu quả và đạt chất lượng.
Để đạt được điều này chúng ta cần phải tìm ra một phương pháp để học sinh
dễ tiếp thu và các em có thể vận dụng trong quá trình tự tập để đạt kết quả cao.

3


Việc dạy và học bộ môn thể dục nói chung là trang bị cho học sinh 1 số kỹ năng
vận động cơ bản, cần thiết để bảo vệ, bồi dưỡng sức khỏe, góp phần phát triển con
người toàn diện, chuẩn bị cho các em bước vào sự nghiệp lao động, sáng tạo và
bảo vệ tổ quốc.
Để có nền tảng vững chắc thì quy luật của nó luôn đi từ cái cơ bản nhất,
cũng như trong tập luyện đầu tiên phải tập từ các động tác bổ trợ.
Các động tác bổ trợ cho môn chạy nói chung là các động tác tương đối khó
tập và khó dạy, nhiều giáo viên phải nhận định rằng việc dạy được các động tác
này không phải là việc đơn giản. Từ việc vận dụng các phương pháp chưa thích
hợp dẫn đến hiệu quả dạy các động tác này chưa cao. Nhờ sự góp sức từ một số
phương pháp giảng dạy của sách giáo viên thể dục, qua nghiên cứu từ quá trình
giảng dạy, sự hổ trợ của đồng nghiệp, một số tài liệu, tôi quyết định chọn và ứng
dụng “ Phương pháp giảng dạy và rèn luyện một số động tác bổ trợ môn chạy”.
III/ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Lựa chọn và ứng dụng một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả tập
luyện một số động tác bổ trợ môn chạy ( chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy
đạp sau ) cho học sinh lớp 8 trường THCS Hương Mỹ – huyện Mỏ Cày Nam - tỉnh
Bến Tre
- Nghiên cứu trên 2 nhóm đối tượng:
+ Nhóm đối chứng: 36 học sinh lớp 8 3.
+ Nhóm thực nghiệm: 36 học sinh lớp 84.
IV/ Mục đích nghiên cứu:
Giúp giáo viên hoàn thành chỉ tiêu năm học, giúp học sinh phát huy được
năng khiếu của mình trong các môn chạy để nâng cao thành tích, tham gia các giải
hội thao học sinh hè, Hội Khỏe Phù Đổng… mà đặc biệt là nâng cao sức khỏe cho
các em.
V/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:

Nâng cao được kỹ năng thực hiện một số động tác bổ trợ môn chạy: Chạy
bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau.
4


B. PHẦN NỘI DUNG
I/ Cơ sở lý luận:
Giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục nhằm hoàn thiện hình thái và
chức năng của cơ thể con người, hình thành và củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động
cơ bản trong đời sống. Giáo dục các tố chất : Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm
dẻo, khéo léo. Ngoài ra giáo dục thể chất là một mặt giáo dục quan trọng, nó có
quan hệ khắng khít với các mặt đức dục, trí dục, mỹ dục và giáo dục lao động
nhằm mục đích chung là đào tạo con người toàn diện. Hơn thế nữa một tâm hồn
lành mạnh, đạo đức trong sáng chỉ có thể được hình thành trên một cơ thể khỏe
mạnh. Để đạt được điều này chúng ta cần phải tìm ra một phương pháp để học sinh
dễ tiếp thu và các em có thể vận dụng trong quá trình tự tập để đạt kết quả cao.
Các động tác chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau là rất quan
trọng trong các môn chạy nói chung, đây có thể nói là tương đối khó trong giảng
dạy và rèn luyện cho học sinh cấp THCS. Qua quá trình giảng dạy, từ tình hình
thực tế tôi quyết định nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy nhằm đưa tỉ lệ học sinh
thực hiện động tác cũng như chất lượng chuyên môn ngày càng cao hơn.
II/ Thực trạng của vấn đề:
a.Thuận lợi:
- Bản thân giáo viên nắm vững kỹ thuật và thực hiện động tác khá tốt.
- Giáo viên được tiếp xúc với phương pháp giảng dạy mới và được sự giúp
đở của đồng nghiệp, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.
- Nhu cầu tập luyện để nâng cao sức khỏe của HS ngày càng được chú trọng.
- Đa số học sinh đều tích cực trong học tập.
b. Khó khăn:
- Tỉ lệ học sinh đông, đường chạy chưa đủ cự ly, chưa đúng yêu cầu, dụng

cụ tập luyện còn thiếu.
- Một số HS chưa ý thức, coi thường tác dụng của động tác, chưa chủ động,
tự giác trong tập luyện dẫn đến kỹ năng thực hiện động tác còn yếu kém.

5


- Bản thân giáo viên nhiều năm qua không trực tiếp giảng dạy ở lớp 6, 7 nên
việc vận dụng dạy nội dung này chưa được sát thực và điều chỉnh kịp thời.
- Việc giảng dạy động tác theo PPCT là rất ít, chủ yếu là phải tiến hành thêm
1 số tiết phụ đạo để GV giúp các em củng cố và sửa sai động tác.
- Thời tiết nắng nóng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tập luyện.
III/ Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
+ Trước khi thực nghiệm cả 2 nhóm đều được kiểm tra để xác định trình độ
ban đầu.
Nội dung
Chạy
bước nhỏ
Chạy nâng
cao đùi
Chạy đạp
sau
Tổng

Lớp
(36 hs)
83
84

Không thực

Trung bình
hiện được
7hs =19,5% 17 hs=47,2%
8hs =22,2% 16hs=44,5%

8hs=22,2%
8hs=22,2%

4hs=11,1%
4hs=11,1%

83

3hs =8,3%

9 hs=25%

13hs=36,1%

11hs=30,6%

84
83

2hs =5,5%
8hs =22,2%

10hs=27,8%
16 hs=44,5%


13hs=36,1%
7hs=19,5%

11hs=30,6%
5hs=13,8%

84

7hs =19,5%

17hs=47,2%

8hs=22,2%

4hs=11,1%

83

18hs=16,7% 42 hs=38,9%

28hs=25,9%

20hs=18,5%

84

17hs=15,7% 43hs=39,8%

29hs=26,9%


19hs=17,6%

Khá

Tốt

Từ bảng trên ta thấy trình độ ban đầu của 2 nhóm đối với cả 3 động tác là
tương đương nhau.
+ Lập kế hoạch thực hiện phương pháp giảng dạy
- Bước 1 : Giáo dục ý thức HS hiểu được tác dụng và tầm quan trọng của
động tác bằng cách giới thiệu và nêu tác dụng của động tác, đối với bất kỳ một
môn chạy nào đều phải thực hiện động tác bổ trợ này.
- Bước 2 : Giáo viên phân tích và làm mẫu kỹ thuật động tác , đây là một
điểm quan trọng đòi hỏi giáo viên phải làm mẫu đẹp , chính xát , giảng giải ngắn
gọn dể hiểu để học sinh hình thành được cơ bản động tác.
- Bước 3 : Giáo viên cho HS xem tranh kỹ thuật và phân tích rõ các yếu lĩnh
kỹ thuật động tác qua tranh vẽ.
- Bước 4 : Tiến hành tập luyện động tác.
6


- Đối với đối tượng HS lớp 8 GV cho các em thực hiện qua động tác sau đó
sàng lọc ra nhiều đối tượng và tập trung tìm ra phương pháp để sửa sai theo từng
đối tượng.
1. Giảng dạy động tác đi bước nhỏ :
Khi thực hiện giảng dạy tôi tiến hành các bước phân tích kết hợp với tranh
minh họa cho kỹ thuật động tác sau đó là thị phạm động tác:
a.Tác dụng: Giảm lực chống trước, tăng cường và phát triển tần số bước
chạy, phối hợp động tác toàn thân nhịp nhàng, tạo sự dẽo dai, linh hoạt cho cổ chân
b. Yêu cầu kỹ thuật:

- Cẳng chân thả lỏng, tiếp xúc với đất bằng 1/2 bàn chân trước.
- Điểm tiếp xúc của bàn chân khi đặt gần với điểm dọi của trọng tâm cơ thể.
-Động tác miết bàn chân ra sau với biên độ hẹp.
- Không hất gót ra sau mà cổ chân phải linh hoạt.
- Hai tay đánh trước sau thả lỏng đặc biệt là bả vai. Trọng tâm cơ thể dao
động ít.
c. Sai lầm thường mắc:
- Đá cẳng chân ra trước, điểm chống lệch hướng.
- Động tác miết chân ra sau không có.
- Hất gót ra sau quá nhiều.
- Trọng tâm cơ thể dao động lớn.
d. Nguyên nhân:
- Khái niệm kỹ thuật động tác chưa đúng.
- Tâm lý căng thẳng dẫn đến động tác gò bó.
e. Biện pháp sửa:
- Xây dựng lại khái niệm động tác.
- Sử dụng các động tác bổ trợ để sửa sai:
+ Ban đầu tập tại chổ chuyển đổi trọng tâm sang hai chân phối hợp đánh tay
+ Tại chỗ vịn tay vào tường, gốc cây… tập đặt chân ra trước rồi miết bàn
chân ra sau từ 1 chân rồi lần lược 2 chân luân phiên từ chậm đến nhanh dần.
7


- Thực hiện di động với tốc độ tăng dần theo hiệu lệnh của GV.
- Tập hoàn chỉnh kỹ thuật.
- Tổ chức thi đấu, kiểm tra giữa các cá nhân và các tổ với nhau.
2. Giảng dạy động tác chạy nâng cao đùi.
Khi thực hiện giảng dạy tôi tiến hành các bước phân tích kết hợp với tranh
minh họa cho kỹ thuật động tác sau đó là thị phạm động tác:
a. Tác dụng: Bổ trợ cho động tác lăng trước khi chạy phát triển sức mạnh

của cơ đùi, tăng cường tần số bước, giúp khớp gối và cổ chân dẽo dai hơn, hỗ trợ
tích cực cho giai đoạn đạp sau.
b. Yêu cầu kỹ thuật:
- Điểm tiếp xúc mặt đất là 1/2 bàn chân trước và gần với điểm dọi của trọng
tâm cơ thể, dùng cổ chân để bật người lên.
- Cẳng chân thả lỏng, đùi song song với mặt đất, thân người thẳng tự nhiên.
- Hai tay phối hợp đánh tự nhiên trước sau nhịp nhàng.
c. Sai lầm thường mắc:
- Cẳng chân thả lỏng không tốt.
- Thân trên ngả ra sau quá nhiều.
- Trọng tâm cơ thể dao động quá
nhiều sang hai bên.
d. Nguyên nhân:
- Nắm bắt khái niệm chưa đúng.
- Hai chân có sức mạnh không đều nên độ dao động không đều.
- Tư thế người bị ngửa do thân trên ngửa ( tuột hông )
e. Biện pháp sửa:
- Xây dựng lại khái niệm kỹ thuật động tác.
- Tập bổ trợ với những động tác từ chậm đến nhanh dần để sửa sai: ( nhún
nhảy đổi chân, tại chổ thực hiện nâng cao đùi chậm, từng chân phối hợp đặt lòng
bàn tay ngang thắt lưng để xác định được độ cao cần nâng của đùi, khi nâng đùi
cho đùi chạm vào lòng bàn tay ).
8


- Đứng tại chỗ thực hiện nâng cao đùi từ chậm đến nhanh sau đó di chuyển
phối hợp đánh tay trước sau
- Chống tay vào một điểm cố định rồi thực hiện nâng cao đùi.
- Thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật.
- Tổ chức thi đấu, kiểm tra giữa các cá nhân và các tổ với nhau.

3. Giảng dạy động tác chạy đạp sau.
Khi thực hiện giảng dạy tôi tiến hành các bước phân tích kết hợp với tranh
minh họa cho kỹ thuật động tác sau đó là thị phạm động tác:
a. Tác dụng: Tăng cường lực đạp sau để đưa cơ thể di chuyển về trước,
nâng cao năng lức vận động sự phối hợp nhịp nhàng giữa chân đạp sau và chân
lăng, sự phát triển của cơ đùi, cẳng chân, bàn chân, tăng cường độ dài bước chạy.
b. Yêu cầu kỹ thuật:
- Lăng trước: Đùi lăng cao, cổ chân thả lỏng, góc độ giữa đùi và cẳng chân
gần 900.
- Chống trước: Tiếp xúc bằng 1/2 bàn chân trước, khi tiếp đất thì đạp chân ra
sau nhanh, mạnh...
- Đạp sau: Nhanh chóng duỗi tất cả các khớp của chân đạp sau với góc độ là
450. Tư thế thân người lao về trước nhiều.
- Lăng sau: Kết thúc đạp sau thì chân duỗi thẳng, khi cơ thể gần tiếp đất thì
nhanh chóng đưa chân về trước để chống trước. Yêu cầu là không hất gót ra sau.
- Tay đánh với biên độ lớn.
c. Sai lầm thường mắc:
- Thân trên không đổ về trước nhiều.
- Cẳng chân hất ra sau nhiều.
- Khi chống trước thì điểm tiếp xúc xa với điểm dọi của trọng tâm cơ thể.
- Dao động của trọng tâm cơ thể quá lớn do lực của hai chân không đều.
d.Nguyên nhân:
- Khái niệm chưa đúng về kỹ thuật động tác.
- Sự phát triển của hai chân không đều.
9


e. Biện pháp sửa:
- Xây dựng lại khái niệm động tác kỹ thuật.
- Dùng động tác bổ trợ ( Nhảy bước bụt, nhún đổi chân, đi với bước,...)

- Tại chỗ nhảy đổi chân, đi “chân sáo”,
- Cho HS chống tay vào gốc cây, vách tường,…với gốc độ thân người
khoảng 450 tập đạp sau từng chân từ chậm đến nhanh dần
- Chạy chậm với biên độ ngắn sau đó tăng dần.
- Thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật.
- Tổ chức thi đấu, kiểm tra giữa các cá nhân và các tổ với nhau.
* Lưu ý:
+ Những trường hợp học sinh tập sai do nhiều nguyên nhân , giáo viên cần
có cách xử lý riêng cho thích hợp.
- Nếu HS tập sai do cẩu thả , ý thức tập luyện kém , giáo viên cần nhắc nhở
giáo dục ý thức , đạo đức của các em.
- Nếu HS tập sai do khả năng vận động kém thì nên cho HS tập lại một số
bài tập bổ trợ đơn giản nhất, và sửa chửa các tư thế sai.
- Ngoài ra giáo viên cần hướng dẫn và nhắc nhở các em tập luyện ngoài giờ
là rất quan trọng.
- Việc giảng dạy và tiếp thu kỹ thuật động tác không phải là dễ dàng mà phải
trãi qua một thời gian, qua nhiều tiết học, không nên thực hiện một cách nóng vội,
tuỳ tiện.
- Trong quá trình giảng dạy GV cần theo dõi mức độ tiếp thu của HS để
chỉnh sửa kịp thời bằng cách bám sát lớp tập và tăng cường kiểm tra thường xuyên.
- Khi thấy HS tập khá hoàn chỉnh, việc cuối cùng là kiểm tra toàn diện kỹ
thuật động tác để đánh giá mức độ thực hiện. Từ đó rút ra được kinh nghiệm cần
sửa chửa khắc phục và những điểm cần duy trì phát huy.
IV. Hiệu quả của SKKN:
Từ những biện pháp sửa sai tưởng chừng đơn giản đó bản thân tôi đã giúp
học sinh rèn luyện được những kỹ năng thực hiện bổ trợ về chạy rất hiệu quả.
10


Sau khi thực hiện giảng dạy và kiểm tra tôi thấy kết quả như sau:

Nội dung
Chạy bước
nhỏ
Chạy nâng
cao đùi
Chạy đạp
sau
Tổng

Lớp
(36
hs)
83
84
83
84
83
84
83
84

Không
thực hiện
được
3hs =8,3%
0hs =0%
1hs =2,8%
0hs =0%
3hs =8,3%
0hs =0%

7hs=6,5%
0hs=0%

Trung bình
13hs=36,1%
6hs=16,7%
5 hs=13,9%
3hs=8,3%
13 hs=36,1%
10hs=27,8%
31hs=28,7%
19hs=17,6%

Khá
12hs=33,3%
16hs=44,4%
16hs=44,4%
15hs=41,7%
11hs=30,6%
14hs=38,9%
39hs=36,1%
45hs=41,7%

Tốt
8hs=22,2%
14hs=38,9%
14hs=38,9%
18hs=50%
9hs=25%
12hs=33,3%

31hs=28,7%
44hs=40,7%

Qua kiểm tra ta thấy kết quả thực hiện động tác của cả 2 lớp có tự tiến bộ rất
rõ rệt tuy nhiên sự tiến bộ của lớp 84 ( nhóm thực nghiệm ) cao hơn rất nhiều so với
lớp 83 ( nhóm đối chứng).
Như vậy qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy số HS không thực hiện được kỹ
thuật không còn nữa, số học sinh thực hiện ở mức độ trung bình giảm đi và số HS
thực hiện ở mức độ khá tốt lại tăng lên.
Từ đó ta có thể kết luận được rằng các phương pháp giảng dạy trong SKKN
có hiệu quả tích cực hơn nhằm nâng cao kỹ năng thực hiện một số động tác bổ trợ
môn chạy
C. PHẦN KẾT THÚC:
I/ Những bài học kinh nghiệm:
Như vậy thông qua việc giảng dạy kỹ thuật theo nội dung chủ đề tôi rút ra
kinh nghiệm là bất kỳ giảng dạy một kỹ thuật nào nếu không xác định rõ nội dung,
mục đích và phương pháp tập luyện thì kết quả của bài dạy sẽ không cao, học sinh
khó tiếp thu kiến thức chúng ta dạy để hình thành k ỹ năng kỹ xảo vận động .
Việc tách rời nội dung , mục đích và phương pháp giảng dạy có khác gì việc
xây dựng ngôi nhà mà thiếu hồ xây. Vậy ngôi nhà sẽ khó vững vàng vì thiếu sự
liên kết cũng như lượng kiến thức các em đã được học không có phương pháp tập

11


luyện nhằm nâng cao khả năng hoàn thiện bản thân thì chúng ta sẽ không hoàn
thành được mục tiêu giáo dục của môn học.
II/ Ý nghĩa của SKKN:
Các phương pháp mà tôi đã lựa chọn và ứng dụng không những nâng cao
được kỹ năng thực hiện động tác cho các em học sinh mà nó còn là động lực để

thúc đẩy tôi luôn tìm ra nhiều phương pháp hay trong công tác giảng dạy của mình,
nhằm góp phần vào mục tiêu giáo dục toàn diện chung của nhà trường
III/ Khả năng ứng dụng, triển khai:
Qua kết quả đạt được từ thực tiển, tôi có thể ứng dụng cho hầu hết tất cả học
sinh các khối 6, 7, 8, 9 trong huyện nhà.
IV/ Những kiến nghị, đề xuất:
- Cần sưu tầm, cập nhật tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo và sáng tạo
trong thực hiện, nghiên cứu thiết kế đồ dùng dạy học có tính thẩm mỹ, chính xác
và đem lại hiệu quả thiết thực hơn trong công tác giảng dạy.
- Tổ Thể dục trường THCS Hương Mỹ - Huyện Mỏ Cày Nam - Tỉnh Bến
Tre có thể tham khảo và ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài trong quá trình tập
luyện – huấn luyện nhằm nâng cao kỹ năng thực hiện một số động tác bổ trợ môn
chạy cho học sinh lớp 6, 7, 8, 9 của trường và đề tài này tôi thấy có thể nhân rộng
ra các trường trong toàn huyện.
Trên đây là những quan điểm về nội dung dạy học bộ môn còn mang tính cá
nhân, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý, bổ sung của quý thầy
cô, các đồng nghiệp để đề tài được hữu ích hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Hương Mỹ, ngày 02 tháng 01 năm 2012
Người viết
Hồ Hữu Điền

Xác nhận của Ban Giám Hiệu
* Tài liệu tham khảo:

1. SGK, SGV chương trình thể dục THCS.( NXB Giáo Dục )
2. Lý luận và phương pháp giáo dục TDTT trong nhà trường. ( Nhà xuất bản
TDTT 1997)
3. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy TDTT ở trường THCS ( NXB Giáo Dục 1997 )
12



4. Kiến thức thể thao, ( NXB Kim Đồng 1999 )
5. Điền kinh trong trường THCS ( Nhà Xuất Bản TDTT 1999)
6. PGS – TS Trịnh Trung Hiếu , 2001, Lý luận và phương pháp giáo dục thể dực
thể thao trong nhà trường, Nhà xuất bản Thể Dục Thể Thao

MỤC LỤC

Phần Mở Đầu
I/ Bối cảnh của đề tài…………………………………………………………....trang 1
II/ Lý do chọn đề tài…………………………………………………………….trang 1
13


III/ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu…………………………………………..trang 2
IV/ Mục đích nghiên cứu……………………………………………………… trang 3
V/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu………………………………………...trang 3
Phần Nội Dung
I/ Cơ sở lý luận………………………………………………………………….trang 3
II/ Thực trạng của vấn đề……………………………………………………….trang 4
III/ Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề…………………………...trang 4
1/ Giảng dạy động tác đi bước nhỏ……………………………………………..trang 6
2/ Giảng dạy động tác chạy nâng cao đùi……………………………………....trang 7
3/ Giảng dạy động tác chạy đạp sau……………………………………………trang 8
IV/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm………………………………………trang 10
Phần Kết Thúc
I/ Những bài học kinh nghiệm…………………………………………………trang 11
II/ Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm………………………………………...trang 11
III/ Khả năng ứng dụng, triển khai……………………………………………..trang 11
IV/ Những kiến nghị, đề xuất…………………………………………………..trang 11


14



×