Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Phát triển chính phủ điện tử tại tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.7 KB, 96 trang )

MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………
1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ.......................................................8
1.1. Tổng quan về chính phủ điện tử.................................................................
8
1.1.1. Khái niệm về Chính phủ điện tử............................................................. 8
1.1.2. Đặc điểm Của chính phủ điện tử...........................................................11
1.1.3. Các mục tiêu của Chính phủ điện tử......................................................11
1.1.4. Lợi ích của Chính phủ điện tử...............................................................15
1.1.5. Các giai đoạn xây dựng Chính phủ điện tử...........................................19
1.1.6. Các mô hình giao dịch trong Chính phủ điện tử....................................21
1.1.7. Các hình thức và các dạng dịch vụ chủ yếu của Chính phủ điện tử......23
1.2. Cơ sở và các yếu tố để xây dựng và chính phát triển CPĐT....................24
1.2.1. Cơ sở để xây dựng và chính phát triển chính phủ điện tử.....................24
1.2.2. Các yếu tố để triển khai thành công chính phủ điện tử.........................29
1.3. Phát triển các dịch vụ trực tuyến..............................................................31
1.4. Kinh nghiệm triển khai chính phủ điện tử................................................37

Chương 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHÍNH PHỦ
ĐIỆN TỬ Ở VĨNH LONG..........................................38
2.1. Hoạt động của cơ quan chính phủ Lào
2.1.1.
Hoạt
động


của
phủ......................................................40

1

văn

phòng

chính


2.1.2.
hoạt
động
của
Bộ.................................................42

Bộ





quan

ngang

2.2. Thực trạng triển khai chính phủ điện tử tại Vĩnh Long.....................45
2.2.1. Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng........................................................47

2.2.2. Hoạt động xây dựng trang Web cung cấp thông tin..............................50
2.2.3. Hoạt động xây nâng cao trình độ CNTT cho cán bộ-công
chức............54
2.2.4. Cung cấp dịch vụ công điện tử................................................................55
2.3. Đánh giá sự phát triển CPĐT của Vĩnh Long.........................................60
2.3.1.Nhận thức về chính phủ điện tử……………………………………….60
2.3.2.
Hạ
tầng
công
thông........................................60

nghệ

thông

tin



truyền

2.2.3. Môi trường pháp lý................................................................................64
2.2.4. Bí mật và an toàn thông tin……………………………………...........65
2.2.5.Thiếu nguồn vốn, nguồn nhân lực cao cấp.............................................66
2.2.6. Cải cách hành chính chậm với phương thức điều hành lạc
hậu.................67

Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển chính phủ
điện tử ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào..................70

3.1. Phương hướng phát triển chính phủ điện tử ở Vĩnh Long.................70
3.1.1. Phương hướng phát triển chính phủ điện tử của thê giới......................70
3.1.2. Quan điểm của nhà nước Lào................................................................72
3.2. Giải pháp phát triển chính phủ điện tử ở Vĩnh Long..........................76
3.2.1. Nâng cao nhận thức và thay đổi cách nghĩ về CPĐT............................76
3.2.2. Phát triển CPĐT
nước........................78

gắn

với

cải

cách

hành

chính

nhà

3.2.3. Phải có lộ trình, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội........................81
3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.....................................84
3.2.5.
Nâng
cao
chất
tin....................................................85


lượng

2

bảo

mật

thông


3.2.6. Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý để triển khai
Chính phủ điện tử..................................................................................88
3.2.7. Phát triển nguồn tài chính cho phát triển Chính phủ điện
tử...................90
3.2.8. Nâng cao chất lượng dịch vu công trực tuyến (online)……….……....91
3.2.9. Học tập kinh nghiệm về phát triển CPĐT của nước ngoài....................92

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay, hầu hết các
nước đều nhận thức được rằng Chính phủ điện tử mang lại rất nhiều lợi ích
cho chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Chính phủ điện tử không chỉ đáp
ứng yêu cầu của toàn cầu hóa bằng cách áp dụng công nghệ hiện đại, rút ngắn
không gian, tiết kiệm thời gian và tạo khả năng kiểm soát các rủi ro một cách
hiệu quả mà còn giúp Chính phủ thực hiện vai trò quản lý nhà nước đạt hiệu
quả tối ưu, mang lại lợi ích thiết thực cho mọi thành viên trong xã hội, thực
hiện nhà nước là của dân, do dân và vì dân.
Phát triển Chính phủ điện tử đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu của các
quốc gia trên toàn thế giới. Lào đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, việc

phát triển Chính phủ điện tử từ trung ương đến cơ sở không chỉ là yêu cầu
cấp thiết mà còn đóng vai trò hết sức quan trọng phù hợp với nhu cầu phát
triển của Lào và xu hướng phát triển của thời đại hướng tới tăng cường năng
lực điều hành nhà nước của Chính phủ; mang lại thuận lợi cho người dân;
tăng cường sự minh bạch, chống tham nhũng, giảm chi phí cho chính phủ,
làm tăng thu nhập quốc dân, cung cấp các dịch vụ cho người dân tốt hơn.
Đảng nhân dân cách mạng Lào đã nhấn mạnh rằng: ứng dụng công nghệ
thông tin, cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa nền
hành chính cũng như đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt
hơn [8,92-93].
3


Nhận thức được vai trò và xu thế phát triển tất yếu của Chính phủ điện
tử, Lào bắt đầu triển khai dự án xây dựng Chính phủ điện tử từ năm 2007. Dự
án đã hoàn thành cơ bản việc xây dựng cơ sở hạ tầng và một số các phần mềm
xong trong năm 2011, là bước quan trọng của sự phát triển công nghệ thông
tin và truyền thông ở Lào, góp phần thức đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ổn
định, nâng cao đời sống của nhân dân, phấn đấu đưa đất nước Lào thoát khỏi
tình trạng kém phát triển trong năm 2020. Tuy nhiên, Quá trình triển khai
chính phủ điện tử ở Lào từ trung ương tới địa phương và tới người dân trong
thời gian qua vẫn còn trì trệ và hiệu quả do các cấp lãnh đạo nhiều cấp, nhiều
ngành, cán bộ, công chức và viên chức nhận thức chưa đầy đủ về Chính phủ
điện tử; thiếu kinh phí; khả năng sử dụng công nghệ thông tin của nguời dân,
công chức, viên chức trong hệ thống bộ máy nhà nước còn hạn chế; hệ thống
hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông và pháp luật của Lào chưa đồng
bộ; chất lượng bảo mật thông tin còn nhiều yếu kém và kinh nghiệm về phát
triển CPĐT của còn rất hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu về phát triển Chính phủ
điện tử ở Vĩnh Long là một việc hết sức cần thiết để giúp đất nước nhanh

chóng phát trển và hội nhập. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên,
tôi chọn đề tài: "PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở Vĩnh Long" với hy
vọng phần nào đó nâng cao nhận thức của mình về vấn đề này cũng như đề
xuất một số giải pháp phát triển Chính phủ điện tử tại Lào trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Trong nghiên cứu này đã có một số bài viết, giáo trình, luận văn, đề
tài nghiên cứu khoa học, chuyên đề hội thảo v..v ở trong và ngoài nước mà
cũng đã đạt được những thành công nhất định.
- Tình hình nghiên cứu ngoài nước.
+ TS. Nguyễn Đăng Hậu, TS. Nguyền Hoài Anh, CN. Ao Thu Hoài
(2010),
Chính phủ điện tử, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà nội. Trong
giáo trình, tác giả đã đề cập đến một số vấn đề về Chính phủ điện tử, bao
gồm: Tổng quan về Chính phủ điện tử, kiến trúc của Chính phủ điện tử, hệ
4


thống thông tin trong Chính phủ điện tử, xây dựng chiến lược phát triển Chính
phủ điện tử, sự phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước và tại Việt Nam.
Giáo trình đã làm rõ được Chính phủ điện tử là gì ? các vấn đề liên quan đến
Chính phủ điện tử ? thực trạng Chính phủ điện tử tại Việt Nam cũng như định
ra hướng phát triển sắp tới. Nhìn nhận một cách tổng quan, giáo trình đã giúp
người đọc có được cái nhìn căn bản nhất về Chính phủ điện tử cũng như thực
trạng cho phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam dựa trên những kinh
nghiệm phát triển Chính phủ điện tử tại một số quốc gia trên thế giới.
+ Đoàn Mạnh Hồng (2009), Nghiên cứu xây dựng lộ trình phát triển
Chính phủ điện tử tại việt nam và đề xuất mô hình Chính phủ điện tử tại đại
học Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ, Đại học Thái Nguyên.
Trong đề tài, tác giả đã đánh giá tổng quan về cơ sở hạ tầng về pháp lý
và công nghệ tại Việt Nam để bước đầu đề xuất lộ trình xây dựng Chính phủ

điện tử tại Việt Nam, tiếp theo phát triển thí điểm một số ứng dụng nhỏ cho
đại học Thái Nguyên. Luận văn đã làm rõ được thực trạng hạ tầng công nghệ
và pháp lý tại Việt Nam còn nhiều bất cập cần phải giải quyết, chỉ ra những
khó khăn chung cho việc phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam. Tác giả
cũng đã đề xuất được một hướng phát triển Chính phủ điện tử tiềm năng cho
đại học Thái Nguyên thông qua kiến nghị thiết lập một cổng thông tin điện tử
nhằm cải cách một số thủ tục hành chính, dịch vụ công đối với cán bộ công
nhân viên chức, sinh viên, ví dụ như tổ chức dịch vụ E-Learning, Thư điện tử,
diễn đàn, học liệu mở v..v.
+ Nguyễn Nam Trung (2007), CPĐT và khả năng áp dụng Chính phủ điện tử
Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Đại học Ngoại Thương (Hà Nội).
Thông qua đề tài nghiên cứu, tác giả đã phân tích tình hình thực trạng
cho việc ứng dụng Chính phủ điện tử tại Việt Nam, cơ hội và thách thức, đề
ra một số giải pháp, mô hình ứng dụng. Nhìn chung, tác giả cũng đã phần nào
chỉ ra được thực trạng Chính phủ điện tử tại Việt Nam, tuy nhiên việc đề xuất
giải pháp, mô hình ứng dụng còn khá chung chung, điều này cũng vì Chính
5


phủ điện tử vào thời điểm đó còn khá mới mẻ và chưa được nhiều người biết
đến tại Việt Nam.
+ Trọng Cầm (2012), „Chính phủ điện tử mạnh phải cho dân quyền giám
sát‟, Báo điện tử Vietnamnet.vn, <http:// vietnamnet.vn/vn/cong-nghethongtin-vien-thong/81493/-chinh-phu-dien-tu-manh-phai-cho-dan-quyengiam-sat.html>.
Thông qua bài viết, tác giả đã chỉ ra được thực trạng nền hành chính
công của Việt Nam còn nhiều bất cập, chủ yếu theo phương thức “hành là
chính”. Tác giả cũng chỉ ra sự thiết yếu phải phát triển Chính phủ điện tử cũng
như làm rõ được phát triển Chính phủ điện tử là phải tạo cho dân quyền giám
sát mạnh hơn, làm chất lượng dịch vụ công tốt hơn, hoạt động của chính
quyền được minh bạch hơn.
+ Thành Chung (2012), „Chính phủ điện tử: Minh bạch hơn, phục vụ tốt

hơn‟, Báo điện tử Baodientu.Chinhphu.vn, truy cập ngày 19 tháng 03 năm
2013,

< />
hon-phucvu-tot-hon/20127/144049.vgp>.
Bài viết đã chỉ ra được 3 vấn đề chính, đó là sự thiết yếu cho phát triển
hạ tầng CPĐT, phát triển dịch vụ công và phát triển công dân điện tử.
Qua đó làm rõ được những vấn đề mà Chính phủ cần phải giải quyết trong
thời gian tới để phát triển Chính phủ điện tử.
-

Nguyễn Đặng Tuấn Minh – Giám đốc tập đoàn công nghệ số

MSc (2009),
E-Government Service Development – A Vital Factor in Business
Environment
Improvement in Viet Nam,< EGovern ment
%20Service 20Development.pdf>
Tác giả đã nêu ra lịch sử hình thành Chính phủ điện tử, định nghĩa, các
dạng dịch vụ Chính phủ điện tử, thực trạng xây dựng Chính phủ điện tử tại
Việt Nam rồi đưa ra các phân tích và khuyến nghị phát triển trong thời gian
tới.

6


-

Shailenda C.Jain Palvia and Shushil S.Sharma (2007), E-


Government and E-Governance: Definitions/Domain Framework and Status
around theWorld, www.iceg.net,<www.iceg.net/2007/ books/1/1_369.pdf>.
Tài liệu đã đề cập những vấn đề cơ bản như là Chính phủ điện tử là gì?
Định nghĩa về Chính phủ điện tử của một số tổ chức trên thế giới. Các lý
thuyết liên quan đến Chính phủ điện tử, báo cáo chỉ số xếp hạng về ứng dụng
Chính phủ điện tử của một số nước tại các châu lục. Đây là những thông tin
nghiên cứu hữu ích phục vụ cho phát triển Chính phủ điện tử.
-

Tình hình nghiên cứu trong nước.
Vấn đề phát triển Chính phủ điện tử Vĩnh Long hầu như vắng bóng

Đã có một đề tài Từng bước quản lý nhà nước theo hướng Chính phủ điện tử,
năm 2012”. Tuy nhiên, đề tài này chỉ xem xét nghiên cứu đến hoạt động quản
lý nhà nước theo hướng Chính phủ điện tử nhưng vấn đề về phát triển Chính
phủ điện tử mà chưa đề cập đến tại Vĩnh Long.
Đề tài “Phát triển chính phủ điện tử ở Vĩnh Long” là vấn đề mới phải tiếp tục
nghiên cứu nhằm tìm hiểu một cách tương đối toàn diện hệ thống cơ sở lý
luận, phương pháp luận về Chính phủ điện tử. Thông qua xem xét thực trạng
cải cách hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nước trong việc triển khai
Chính phủ điện tử tại Vĩnh Long. Qua đó, đối chiếu với lý thuyết nghiên cứu,
liên hệ với các mô hình đã có để đưa ra các các giải pháp góp phần triển khai
thành công xây dựng Chính phủ điện tử tại Vĩnh Long đến năm 2025.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích:
Xây dựng căn cứ khoa học về cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
Chính phủ điện tử ở Vĩnh Long.
- Nhiệm vụ:
+ Tập hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến Chính phủ điện tử tạo
ra bước đột phá trong hợp tác để thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong


7


CQNN và phát triển Chính phủ điện tử tại Lào, để từ đó đề xuất các giải pháp
phù hợp cho phát triển Chính phủ điện tử tại Lào.
+ Đánh giá những thành tựu, thực trạng chính phủ điện tử và vấn đề đặt ra
trong thực hiện chính phủ điện tử thời gian qua tại Vĩnh Long.
+ Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm phát triển Chính phủ điện
tử trong thời gian tới với mục tiêu đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử,
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ
người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn; công khai, minh bạch hoạt
động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
-

Đối tượng nghiên cứu: hoạt động Chính phủ điện tử tại

Lào với việc giao dịch và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho
người dân và doanh nghiệp
là đối tượng được hưởng các dịch vụ của chính phủ.
-

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cưú thực

trạng triển khai Chính phủ điện tử ở Vĩnh Long từ năm 2011 đến nay
trên cơ sở phân tích mặt những lợi thế và khó khăn trong hoạt động xây
dựng Chính phủ điện tử nhằm tìm ra phương hướng và giải pháp phát

triển Chính phủ điện tử ở Lào trong thới gian sắp tới đáp ứng nhu cầu
cần thiết của đời sống xã hội ngày càng cao theo hướng công nghiệp
hóa và hiện đại hóa.
5.

Phương pháp nghiên cứu.

Luận văn sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở cho
việc nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tác giả sử dụng các phương pháp nhận thức
khoa học cụ thể như: sử dụng phương pháp phân tích tài liệu liên quan đến
Chính phủ điện tử ; từ phân tích tài liệu, tổng hợp lại xây dựng thành cơ sở lý
luận và pháp lý về phát triển Chính phủ điện tử ở chương 1 để tìm ra các
phương hướng phát triển chính phủ điện tử của thế giới ở mục 3.1.1 và mục
3.1.2; sử dụng phương pháp thống kê phân tích thực trạng triển khai Chính
8


phủ điện tử tại Vĩnh Long thông qua hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng ở mục
2.2.1 và hoạt động nâng cao trình độ CNTT cho cán bộ-công chức ở mục
2.2.3, hoạt động cung cấp dịch vụ công điện tử ở mục 2.2.4; từ những thành
tựu và vấn đề đặt ra trong thực hiện Chính phủ điện tử thời gian qua đánh giá
sự phát triển của Chính phủ điện tử của Vĩnh Long ở mục 2.3.
6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn cuả luận văn.

-

Ý nghĩa lý luận:


Luận văn đã xây dụng hệ thống và tổng hợp nền tảng lý luận bổ sung thêm
kho tàng kiến thức về Chính phủ điện tử và cơ sở để phát triển Chính phủ điện
tử.
-

Ý nghĩa thực tiễn:

+ Luận văn góp phần hoàn thiện giải pháp cụ thể hóa lộ trình và bước đi phù
hợp giúp Lào đạt những thành công khi triển khai Chính phủ điện tử trong
thời giai đoạn tới.
+ Cung cấp nhũng thông tin và giai pháp có ý nghĩa cho cơ quan chức năng
chịu trách nhiệm chủ đạo việc triển khai Chính phủ điện tử.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia làm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về phát triển chính phủ điện tử.
Chương 2: Thực trạng phát triển chính phủ điện tử ở Cộng hòa dân
chủ

nhân dân Lào.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển chính phủ điện tử ở
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

9


CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ PHÁT
TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
1.1. Tổng quan về chính phủ điện tử.
Cuộc cách mạng toàn cầu về công nghệ thông tin và truyền thông (CN

TT & TT), Internet đang diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi cách thức sống, học
tập, làm việc, vui chơi, giải trí và ngay cả việc quản lý quốc gia. Khái niệm
chính phủ điện tử (CPĐT) đã ra đời trên cơ sở những tiến bộ công nghệ này.
Ngay từ đầu năm 1990, rất nhiều quốc gia đã tiến hành thực hiện cuộc cách
mạng CPĐT. Nội dung chương này nêu lên những vấn đề khai niệm ,đặc
điểm, các mục tiêu, lợi ích, các giai đoạn xây dựng CPĐT, các mô hình giao
dịch, các hình thức và các dạng dịch vụ chủ yếu, cơ sở và các yếu tố để xây
dựng và phát triển, những thách thức và kinh nghiệm triển khai CPĐT.
1.1.1. khái niệm về chính phủ điện tử.
Thông tin và truyền thông đang làm biến đổi sâu sắc đời sống, kinh tế,
văn hoá xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Phát
triển và ứng dụng CNTT&TT đang là cơ sở hạ tầng cho việc phát triển nền
kinh tế quốc dân, từ cơ sở này cùng với sự điều hành Nhà nước, khái niệm
Chính phủ điện tử (CPĐT) đã ra đời.
CPĐT là Chính phủ sử dụng CNTT & TT để tăng cường khả năng truy
cập và cung cấp các dịch vụ của Chính phủ tới các công dân, các doanh
nghiệp và các nhân viên Chính phủ làm việc có hiệu lực, hiệu quả và minh
bạch hơn, cung cấp thông tin tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, các tổ
chức và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền dân chủ và
tham gia quản lý nhà nước. Nói một cách ngắn gọn, CPĐT là chính phủ hiện
đại, đổi mới, vì dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tốt
hơn trên cơ sỏ ứng dụng CNTT & TT [22,4].
10


Theo định nghĩa của ngân hàng thế giới (World Bank) “ CPĐT là việc
các cơ quan của chính phủ sử dụng một cách có hệ thống CNTT-TT để thực
hiện quan hệ với công dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. nhờ đó giao
dịch của các cơ quan chính phủ với công dân và các tổ chức sẽ được cải
thiện, nâng cao chất lượng. Lợi ích thu được sẽ là giảm thiểu tham nhũng,

tăng cường tính công khai, sự tiện lợi, góp phần vào sự tăng trưởng và giảm
chi phí.
Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc (UN) “ CPĐT được định nghĩa
như là việc sử dụng Internet để truyền tải cũng như cung cấp thông tin và
dịch vụ của chính phủ tới người dân và doanh nghiệp”[28,1].
Như vậy, trong khi hiện có rất nhiều định nghĩa về CPĐT, có một cách
cách hiểu chung phổ biến về CPĐT: CPĐT là việc ứng dụng CNTT-TT, cung
cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp 24/24, 7 ngày trong tuần, tạo
ra sự liên tục, thông tin được trao đổi một cách công khai minh bạch.
Theo Sally Katzen, phó giám đốc điều hành cơ quan quản lý ngân hang
sách thời Tổng thống Bill Clinton thì “chính phủ điện tử là việc người dân và
doanh nghiệp có thể truy cập thông tin và sử dụng dịch vụ chính phủ 24/24
giờ,
7 ngày mỗi tuần. CPĐT chủ yếu dụa vào các cơ quan chính phủ sử dụng
Internet và các công nghệ tiên tiến khác để nhận và cung cấp thông tin, dịch
vụ dễ dàng hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn và rẻ hơn”(Nguồn:http://www.
whitehouse.gov/).
Dưới thời Tổng thống G.Bush còn xuất hiện một khái niệm rộng hơn về
CPĐT nhau sau: “Bằng việc cung cấp cho các cá nhân khả năng tham gia vào
bộ máy hành chính hứa hẹn trao bớt quyền lực từ các nhà lãnh đạo trong
chính quyền Washington vào tay công dân Mỹ. Tổng thống G. Bush tin tưởng
rằng việc công dân có thể truy cập thông tin và dịch vụ chính dễ dàng hơn
chính là bước đầu tiên của CPĐT” (Nguồn: />Tổng thống G. Bush tin rằng CPĐT sẽ đem lại khả năng tái thiết bộ
máy hành chính quan liêu của liên bang. Đến đây lại có một câu hỏi đặt ra là
11


CPĐT chỉ tập trung vào việc tiếp nhận, phố biển thông tin và cung cấp dịch vụ
hay còn bao gồm cả các phương thức điều hành xã hội truyền thống ? Chúng
ta thấy rằng hiện nay còn xuất hiện khái niệm “Nền dân chủ điện tử (Edemocracy”. Do vậy, để trả lời được câu hỏi trên nhất thiết phải phân biệt sự

khác nhau giữa CPĐT và nền dân chủ điện tử.
Rogers WO Okot-Uma, tác giả cuốn “E-democracy: Re-inventing Good
Governnance” cho rằng “Theo nghĩa rộng , Nền dân chủ điện tử đề cập đến tất
cả các phương tiện thông tin bằng điện tử giữa chính phủ và người dân. Theo
nghĩa hẹp, nền dân chủ điện tử bao gồm tất cả các phương tiện thông tin điện
tử giữa cử tri và những người đắc cử”( />Từ những phân tích nêu trên cho phép tổng hợp và rút ra một cách hiểu
chung nhất cho thuật ngữ Chính phủ điện tử như sau:
CPĐT là thuật ngữ chỉ "Sự hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước
được ứng dụng một cách có hiệu quả những thành tựu của khoa học, công
nghệ thông tin, điện tử để điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội cần có
sự tham gia của nhà nước và cung ứng đầy đủ, khẩn trương, liên tục với chi
phí thấp các dịch vụ công cho mọi tổ chức, cá nhân thông qua các phương tiện
thông tin điện tử".
1.1.2. Đặc điểm Của chính phủ điện tử.
CPĐT có các đặc điểm chung sau:
Thứ nhất, CPĐT là việc Chính phủ sử dụng CNTT & TT để tự động
hóa, số hóa các thủ tục, giấy tờ, dịch vụ hành chính truyền thống;
Thứ hai, CPĐT thay đổi phong cách lãnh đạo, quản lý, tạo ra cách thức
mới trong việc xây dựng và quyết định chiến lược, giao dịch kinh doanh, lắng
nghe người dân và cộng đồng cũng như trong việc tổ chức và cung cấp thông
tin;
Thứ ba, CPĐT nhằm mục tiêu tăng cường năng lực của chính phủ theo
hướng quản lý, điều hành có hiệu quả và nâng cao tính công khai, minh bạch

12


nhằm quản lý tốt hơn các nguồn lực kinh tế và xã hội của đất nước vì mục
tiêu phát triển;
Thứ tư, CPĐT nhằm mục đích cải tiến việc tiếp cận và cung cấp các

dịch vụ chính phủ nhằm đem lại lợi ích cho người dân. Người dân có thể truy
cập các thủ tục hành chính thông qua các phương tiện điện tử như Internet,
điện thoại di động, truyền hình trực tiếp.
Thứ năm, CPĐT là Chính phủ làm việc với người dân 24/24 giờ, 7 ngày
mỗi tuần và 365 ngày mỗi năm, người dân có thể thụ hưởng các dịch vụ công
dù họ ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào.
Xét về bản chất, CPĐT thực chất là sự hoạt động liên thông, liên tục
của cả hệ thống các CQNN trên cơ sở ứng dụng một cách có hiệu quả những
thành tựu khoa học, CNTT& TT để bảo đảm việc chấp hành và điều hành của
các CQNN trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và cung ứng đầy đủ, khẩn
trương các thông tin, các dịch vụ công cho các tổ chức, cá nhân thông qua các
phương tiện điện tử. CPĐT không chỉ là tập hợp những giải pháp đơn lẻ dựa
trên các ứng dụng web, mà được kỳ vọng tạo ra một môi trường tương tác
điện tử thống nhất giữa một bên là các tổ chức, CQNN và một bên là người
dân, doanh nghiệp. Điều này cho thấy, CPĐT phải được đảm bảo trên hai nền
tảng: nền tảng thứ nhất là phần cứng, đó là hạ tầng CNTT & TT; nền tảng thứ
hai là phần mềm, đó là hệ thống các quy phạm pháp luật, các thủ tục, các quy
chuẩn, các cơ sở dữ liệu tích hợp đã được số hóa, các dịch vụ công trực tuyến
và khả năng khai thác các dịch vụ trực tuyến (online) của người sử dụng (cán
bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp).
1.1.3. Các mục tiêu của chính phủ điện tử.
CPĐT là phương tiện để hoàn thành những mục tiêu lớn lao trên của xã
hội, những mục tiêu không chỉ dừng lại ở tính hiệu quả của các thủ tục của
chính phủ mà còn là cải cách và phát triển toàn diện. Các mục tiêu ở đây
không được liệt kê theo thứ tự quan trọng vì mỗi một nước cần phải xác định
các ưu tiên của mình trong CPĐT.
13


-


Tăng cường sự tin tưởng của công chúng vào bộ máy nhà nước

và cung cấp các dịch vụ xã hội “tốt hơn”
CPĐT sẽ tăng năng lực hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức của chính
phủ, tăng cường mối quan hệ giữa công chúng và nhà nước để hoàn thiện tính
hiệu quả của các dịch vụ công cộng trong khi đồng thời giảm thiểu chi phí
chuyển giao. Điều này liên quan đến việc cung cấp một cách hiệu quả các
hàng hóa và dịch vụ công cộng cho người dân thông qua việc phản hồi nhanh
chóng của chính phủ với sự tham gia tối thiểu của các nhân viên chính phủ.
-Tạo môi trường kinh doanh tốt hơn.
Công nghệ đã được chứng minh là một chất xúc tác trong việc nâng cao
năng suất lao động và phát triển kinh tế, đặc biệt là tại khu vực nông thôn và
các nơi xa xôi hẻo lánh.Việc sử dụng ICT trong chính phủ và việc xây dựng
cơ sở hạ tầng CPĐT sẽ giúp tạo ra một môi trường thúc đẩy kinh doanh thông
qua việc cải thiện mối tác động qua lại và tương tác giữa chính phủ và doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bằng việc giảm bớt các khâu
rườm rà trong thủ tục và chú trọng đến việc cung cấp các dịch vụ nhanh chóng
và hiệu quả, CPĐT có thể tạo ra các điều kiện thu đầu tư nhiều hơn.
-

Khách hàng trực tuyến, không phải xếp hàng.

Điều này liên quan đến việc cung cấp một cách hiệu quả các hàng hoá
và dịch vụ công cộng cho người dân thông qua việc phản hồi nhanh chóng của
chính phủ với sự tham gia tối thiểu của các nhân viên chính phủ.
-

Tăng cường sự điều hành có hiệu quả của chính phủ và sự tham


gia rộng rãi của người dân.
-

Nâng cao tính minh bạch và tin cậy của chính phủ thông qua việc

đẩy nhanh ứng dụng ICT trong quản lý và điều hành cũng như mở ra các cơ
hội mới cho người dân được chủ động trong quá trình tham gia vào việc
hoạch định chính sách của chính phủ.
Như một công cụ chủ chốt trong việc xây dựng truyền thống điều hành
minh bạch và hiệu quả, CPĐT có thể đi tiên phong trong cuộc đấu tranh chống
lại nạn tham nhũng. Tuy nhiên, CPĐT, bản thân nó, không thể đặt dấu chấm
14


hết cho nạn tham nhũng. CPĐT phải được thực hiện cùng với các cơ chế khác
để trở nên có hiệu lực một cách đầy đủ. Đồng thời, CPĐT cũng hỗ trợ việc
cung cấp thông tin một cách đầy đủ và nhanh chóng.
-

Nâng cao năng suất và tính hiệu quả của các cơ quan chính

phủ.Việc tái lập lại các qui trình và thủ tục để giảm bớt nạn quan liêu, hỗ trợ
việc cung cấp dịch vụ, nâng cao năng suất về mặt hành chính và tăng cường
tíết kiệm là những lợi ích mà CPĐT đem lại. Ngoài ra, CPĐT có thể giúp:
+ Nâng cao năng suất lao động của các nhân viên chính phủ, giảm chi
phí hành chính qua việc cắt giảm văn phòng và việc quản lý giấy tờ, nâng cao
năng lực quản lý kế hoạch của chính phủ (sử dụng công cụ tốt hơn và cải tiến
việc truy cập tới các thông tin quan trọng như lập kế hoạch phát triển thành
phố thông qua việc sử dụng GIS) và nâng cao doanh thu khi doanh nghiệp và
người dân xin cấp phép nhiều hơn do một thực tế là thủ tục đã trở nên dễ dàng

hơn và tình trạng tham nhũng cũng giảm bớt.
+ Thực hiện tiết kiệm chi phí trong thời gian trung và dài hạn. Tuy
nhiên, trong thời gian ngắn hạn, các chi phí về nhân viên và các chi phí khác
có khuynh hướng tăng vì chính phủ phải tạo ra nhiều nền tảng cung cấp hang
hoá và dịch vụ (bao gồm cả theo cách truyền thống và theo cách CPĐT) trong
suốt quá trình chuyển dịch ban đầu.
+ Đơn giản hoá các hoạt động của chính phủ. Phần lớn các thủ tục của
chính phủ đã được thực hiện trong nhiều năm qua và thường bao gồm nhiều
bước, nhiều nhiệm vụ và nhiều bước hoạt động. Việc đơn giản hoá các thủ tục
của chính phủ thông qua ứng dụng ICT sẽ xoá bỏ các khâu thủ tục rườm rà và
giúp giảm bớt nạn quan liêu.
vùng xa.

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các cộng đồng vùng sâu

ICT giúp cho chính phủ có thể vươn tới các nhóm/cộng đồng thiểu số

nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại đó. Điều này cũng đồng
nghĩa với việc trao thêm quyền cho người dân bằng cách cho họ tham gia vào
15


các hoạt động chính trị cũng như cung cấp tối đa các dịch vụ và hàng hoá
dụng cụ thiết yếu. Cuối cùng, mục tiêu của CPĐT là cải tiến mối tác động qua
lại giữa 3 chủ thể chính của xã hội là chính phủ, người dân và doanh nghiệp
nhằm thúc đẩy tiến trình chính trị, xã hội và kinh tế của đất nước.
Với việc chú trọng áp dụng ứng dụng ICT trong việc cung cấp dịch vụ,
CPĐT đã tạo cho các cơ quan chính phủ cơ hội nhìn lại cách thức cung cấp
dịch vụ của mình. Đặc biệt, CPĐT tạo cho các cơ quan cơ hội: kiểm tra các
hoạt động và qui trình, thủ tục của mình, xác định các thủ tục và qui trình kinh

doanh cần đơn giản hoá, thực thi các thủ tục kinh doanh đã được đơn giản hoá
này và triển khai các dịch vụ mới nhằm áp dụng các cải tiến trên.
-

Cải thiện mối tác động qua lại giữa 3 chủ thể chính của xã hội và

kinh tế của đất nước.
+ CPĐT tạo mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ với chính phủ, giữa chính
phủ với doanh nghiệp, và chính phủ với người dân. Tương tự như thương mại
điện tử cho phép các doanh nghiệp giao thương với nhau một cách có hiệu
quả hơn (B2B) và tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận gần hơn với doanh
nghiệp (B2C), CPĐT cũng hướng tới việc tạo ra mối quan hệ tương hỗ chính
phủ - người dân (G2C), chính phủ - doanh nghiệp (G2B), và quan hệ giữa
chính các cơ quan công quyền (G2C) ngày càng thân thiện hơn, thuận lợi hơn
và công khai hơn. Các mối quan hệ này có thể được duy trì thường xuyên,
liên tục nhờ có các phương tiện liên lạc hiện đại, đỡ tốn thời gian.
Trong dài hạn, các dịch vụ điện tử có thể giúp giảm chi phí cung cấp dịch vụ
của chính phủ. Người dân ngày càng có xu hướng sử dụng nhiều dịch vụ điện
tử của chính phủ vì họ không cần phải đến, viết thư hoặc gọi điện tới một cơ
quan chính phủ để yêu cầu thực hiện một dịch vụ cụ thể. Với ngày càng nhiều
dịch vụ được cung cấp trực tuyến, CPĐT sẽ là một cuộc cách mạng trong mối
quan hệ giữa chính phủ và người dân.
+ Trợ giúp phát triển nền kinh tế với mục tiêu lợi ích cho mọi người. CPĐT
sẽ là một ví dụ của việc sử dụng một cách đổi mới các công nghệ và tri thức
16


cho phát triển, cung cấp các phương tiện quan trọng để phát triển xã hội và
kinh tế cũng như toàn xã hội.
1.1.4. Lợi ích của chính phủ điện tử.

Trong kỷ nguyên CPĐT, mọi công dân có thể được hưởng các dịch vụ
của chính phủ mọi lức mọi nơi, với chi phí thấp hơn và được phục vụ nhiệt
tình hơn. CPĐT cũng ảnh hưởng rất lớn lên giới doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp nhỏ. Các công ty giờ đây có thể hoàn thành các yếu cầu của
chính phủ trên mạng, tìm kiếm các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, thực
hiện các giao dịch hoặc nộp thuế ngay trên mạng.
CPĐT là chính phủ đảm bảo được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết
và đúng lúc cho việc ra quyết định. CPĐT lý tưởng là một chính phủ cung cấp
đầy đủ thông tin, đúng thời điểm cho những người quyết định, đó là lợi thế
lớn nhất của CNTT. CPĐT sử dụng CNTT để tự động hóa các thủ tục hành
chính của chinh phủ, áp dụng CNTT vào các quy trình quản lý, hoạt động của
chính phủ do vậy tốc độ xử lý các thủ tục hành chính nhanh hơn rất nhiều lần.
CPĐT cho phép công dân có thể truy cập tới các thủ tục hành chính mà
thông qua phương tiện điện tử, ví dụ như: Internet, điện thoại di động, truyền
hình tương tác.
CPĐT giúp cho các doanh nghiệp làm việc với chính phủ một cách dễ
dàng bởi mọi thủ tục đều được hiểu, hướng dẫn và mỗi bước công việc đều
được đảm bảo thực hiện tốt, tin cậy. Mọi thông tin kinh tế mà chính phủ có
đều được cung cấp đầy đủ cho các doanh nghiệp để hoạt động hiệu quả hơn.
Đối với công chức,
CNTT dùng trong CPĐT là một công cụ giúp họ hoạt động hiệu quả hơn, có
khả năng đáp ứng nhu cầu của công chúng về thông tin truy cập và xử lý
chúng.
Về mặt lợi ích, CPĐT có nhiều ưu điểm và lợi ích hơn so với Chính phủ
truyền thống:

17


Thứ nhất, sự vận hành của chính phủ truyền thống diễn ra thủ công,

nhiều thủ tục, tốn nhiều công sức và tài chính cho cả nhà nước, doanh nghiệp
và nhân dân; người dân chỉ có thể liên hệ với Chính phủ 5 ngày/tuần, 8h/ngày
tại trụ sở của các CQNN. Với lợi thế của việc ứng dụng CNTT &TT, CPĐT
có thể khắc phục được những hạn chế trên của Chính phủ truyền thống. Thông
qua CPĐT, người dân có thể thực hiện nhiều dịch vụ hành chính như đăng ký
kinh doanh, làm khai sinh, khai tử hay đóng thuế trước bạ 365 ngày/năm, 7
ngày/ tuần, 24 giờ/ngày ở bất kỳ nơi nào [23,15].
Thứ hai, xét về tốc độ xử lý các dịch vụ giữa CPĐT và Chính phủ
truyền thống, việc tin học hóa và tự động hoá thủ tục hành chính của CPĐT
cho phép giải quyết các dịch vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn, gọn hơn, đơn giản
hơn rất nhiều. CPĐT làm đơn giản hóa các thủ tục, giảm bớt các khâu rườm rà
trong thủ tục và nâng cao hiệu quả của quá trình phê duyệt, chú trọng việc
cung cấp các dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả.
Thứ ba, với những khách hàng trực tuyến, CPĐT sẽ giúp làm giảm
thiểu sự tham gia của các cán bộ chính phủ trong việc cung cấp một cách hiệu
quả các dịch vụ công cộng cho người dân. Thông quả việc tham gia rộng rãi
của người dân, CPĐT cũng giúp nâng cao tính minh bạch và tin cậy của chính
phủ, đồng thời có thể thu thập rộng rãi ý kiến của người dân trong quá trình
hoạch định, thực thi và giám sát chính sách của chính phủ.
Thứ tư, CPĐT sẽ khắc phục và đẩy lùi những tiêu cực diễn ra trong hoạt
động công vụ đó là cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì trệ, quan liêu …., các
“thủ tục bôi trơn”. Với việc cung ứng các dịch vụ công trực tuyến, CPĐT sẽ
giải quyết các công việc của người dân, doanh nghiệp theo đúng thủ tục, trình
tự, thời gian, chất lượng đã được quy định sẵn theo tiêu chuẩn.
Thứ năm, CPĐT là nên tảng để chuyển từ nên hành chính truyền thống
sang nền hành chính phát triển, mà thực chất là chuyển từ nền hành chính cai
trị sang nền hành chính phục vụ. Trong CPĐT, công dân là khách hàng; quan

18



hệ “xin - cho” phổ biến trong Chính phủ truyền thống được chuyển thành
quan hệ
“phục vụ, cung ứng dịch vụ” trong CPĐT.
-Đối với Chính phủ.
+ Tăng cường tính hiệu quả và chất lượng dịch vụ của bộ máy nhà nước
(hay đồng nghĩa với giảm trì trệ - quan liêu).
+ Giảm “nạn giấy tờ” văn phòng – công sở, tiết kiệm thời gian, hợp lý
hóa việc vận hành công việc, cho phép các cơ quan Chính phủ cung cấp các
dịch vụ chất lượng cao hơn và giảm ngân sách chi tiêu của chính phủ.
+ Hợp lý hóa việc vận hành công việc, cho phép các cơ quan chính phủ
cung cấp các dịch vụ chất lượng cao hơn và giảm ngân sách vận hành bộ máy
nhà nước.
+ Tăng cường sự minh bạch, giảm tham nhũng: Do không bị giới hạn bởi
không gian và thời gian, CPĐT tạo ra luồng thông tin thông suốt và minh
mạch cũng như khả năng tiếp cận thông tin, dịch vụ một cách dễ dàng, thuận
tiện. Những thông tin này liên quan đến hoạt động mua sắm công, kế hoạch
đấu thầu, thông qua báo mời thầu, biên bản mở thầu và kết quả đấu thầu.
CPĐT góp phần thúc đẩy cạnh tranh trên phương diện số lượng (tham gia) và
chất lượng (công khai và công bằng).
+ Giảm chi phí cho chính phủ: giúp hoạt động mua sắm công của chính phủ
hiệu quả hơn nhờ giảm chi phí giao dịch từ 10-20% [23, 23]. Thông qua việc
tự động hóa các quy trình đấu thấu giúp giảm thiểu chi phí đáng kể cho cả bên
mời cao hơn, nhờ vào 3 đặc điểm của CPĐT: minh bạch về giá, kích thích
cạnh tranh và đổi mới quy trình. Minh bạch về giá bằng cách công khai kết
quả đấu thầu trên mạng đã tránh được tình trạng ký hợp đồng với giá quá cao
và giúp điều chỉnh giá hàng hóa, xây lắp hay dịch vụ theo đúng giá thị
trường.

Tương tác giữa

19


Cấp độ

Người dân

Cơ quan
hành chính

Cung cấp Đọc
nhận Câp
thông tin thông tin
nhật thông
tin.

Ví dụ
-

Cập nhật các văn bản nhà

nước. - Cập nhật các chính sách,
chủ trương.

-

Hướng Cập nhật những thông tin
dẫn các thủ liên quan đến công dân, doanh
nghiệp, các tổ chức xã hội (quy
tục hành

hoặch giải tỏa/đền bù, hỗ trợ vay
vốn...)
chính.

Hỏi/trả lời Hỏi

Cung
cấp biểu
mẫu.
Trả lời

Diễn đàn trao đổi, giải đáp thắc
mắc, hướng dẫn.

Trao đổi

Đề xuất,
kiến
nghị, yêu
cầu

Tiếp nhận,
tiếp thu, giải
quyết

Quan hệ

Đăng ký

Tiếp

nhận, giải quyết các dịch vụ công
giải quyết

Trực tuyến thủ tục
Quan hệ

Thanh toán
qua mạng:
Trực tuyến
thuế, dịch
vụ,
mua
bán.

Thực hiện
thanh toán
điện tử

Theo yêu cầu

Quan hệ

Kiểm
tra Cung cấp
Khách hàng có thể kiểm tra kết
thông tin
thông tin cho quả, những thông tin liên quan
Trực tuyến
khách hàng đến cá nhân.


Bảng 1.1. Các mức độ tương tác của chính phủ điện tử
(Nguồn: Đối với người dân và doanh nghiệp.
Giảm thiểu thời gian cho công dân, doanh nghiệp và người lao động khi truy
nhập và sử dụng dịch vụ của chính phủ và do đó giảm thiếu chi phí của nhân
20


dân. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động của Chính
phủ thông qua việc tự động hóa và đơn gian hóa các thủ tục hành chính và
tăng tính hiệu quả của quá trình xử lý công việc. Cho phép người dân và
doanh nghiệp tham gia vào hoạt động của chính phủ, làm tăng mối liên kết
giữa chính quyền và người dân lẫn doanh nghiệp.
-Đối với phát triển cơ sở hạ tầng CNTT.
CPĐT thức đẩy, khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ
truyền thông, phát triển các hệ thống thông tin điện tử giới thiệu, hướng dẫn
về văn bản pháp luật.
Trong quá trình triển khai CPĐT, đặc biệt tại các nước phát triển, lợi
ích mà CPĐT mang lại được thể hiện rất rõ, thậm chí có thể định lượng được.
Điển hình như tại Mỹ trung bình mỗi người dân tiết kiệm được 753 USD/năm
từ việc truy cập tới Cổng thông tin điện tử để tra cứu, tìm hiểu thông tin và
thực hiện các giao dịch với Chính phủ; tại Đài Loan khi ứng dụng hệ thống
trao đổi văn bản điện tử đã giảm chi phí gửi một văn bản xuống 10 lần (từ 01
USD xuống 0,1 USD), trung bình 01 năm số văn bản trao đổi khoảng 18 triệu
bản, tiết kiệm được khoảng 16 triệu USD; ở Đức khi ứng dụng hệ thống mua
sắm điện tử của các cơ quan Chính phủ đã làm giảm giá mua từ 10-30%, chi
phí giao dịch giảm 25-70%; tại Hàn Quốc nhờ ứng dụng các dịch vụ hải quan
điện tử đã làm giảm thời gian thông quan đối với các mặt hàng xuất khẩu từ 1
ngày hoặc hơn xuống còn khoảng 2 phút, đối với mặt hàng nhập khẩu giảm từ
2 ngày hoặc hơn xuống còn khoảng 02 giờ.
1.1.5. Các giai đoạn xây dựng Chính phủ điện tử.

Quá trình xây dựng CPĐT chia làm 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Sự hiện diện (Presence)
Sự hiện diện là giai đoạn đầu của sự phát triển và thiết lập một địa chỉ
cung cấp thông tin trong tương lai. Nó cho thấy cách thức đơn giản trong truy
cập và tìm kiếm thông tin của CPĐT, nhưng nó cũng cung cấp một số tùy
chọn tối thiểu cho công dân. Ví dụ như xây dựng một trang web cơ bản liệt kê
các thông tin chung về một cơ quan hay tổ chức nào đó, chẳng hạn như giờ
21


hoạt động, địa chỉ email, và số điện thoại, nhưng không có khả năng tương
tác. Đây là một website thụ động, đơn thuần chỉ cung cấp thông tin chung.
- Giai đoạn : Tương tác (Interaction)
Giai đoạn thứ hai cho thấy các giao dịch dựa trên web tương tác cung
cấp khả năng nâng cao, tuy nhiên vẫn tương đối đơn giản và thường xoay
quanh cung cấp thông tin và còn hạn chế trong khả năng sắp xếp hợp lý và tự
động hóa các chức năng của chính phủ. Các website tương tác này được thiết
kế để giúp khách hàng có các hướng dẫn để thực hiện được các dịch vụ. Cho
phép các truy cập để tải mẫu biểu để in ấn và gửi trả lại một cơ quan, hoặc có
thể email liên lạc để đáp ứng những câu hỏi đơn giản.
- Giai đoạn : Giao dịch (Transaction)
Những chức năng cung cấp dịch vụ đa dạng hơn, không còn là đơn
thuần là cung cấp thông tin hướng dẫn và thể hiện các hình thức hoạt động
phổ biến liên quan của CPĐT. Chúng cho phép công dân (khách hàng) thực
hiện hoàn toàn các giao dịch điện tử tại bất kỳ thời điểm nào, dù ngày hay
đêm. Những phương thức này tạo ra các hoạt động tự phục vụ có hiệu quả cho
loại hình dịch vụ như gia hạn giấy phép, thanh toán thuế, lệ phí, nộp hồ sơ dự
thầu… Mặc dù mức độ tương tác ở một cường độ cao hơn so với các giao
dịch ở giai đoạn thứ hai, các hoạt động này vẫn liên quan đến một dòng chảy
của thông tin mà chủ yếu là một chiều (hoặc chính phủ hoặc các khách hàng,

tùy thuộc vào hoạt động).
- Giai đoạn : Chuyển đổi (Transformation)
Cấp cao nhất của sự phát triển CPĐT là giai đoạn chuyển đổi. Ở cấp độ này,
công nghệ được sử dụng đầy đủ tính năng để biến đổi chức năng của Chính
phủ được hình thành, tổ chức và thực hiện. Như vậy các dịch vụ sẽ có khả
năng quản lý mối quan hệ khách hàng chặt chẽ để xử lý một loạt đầy đủ các
câu hỏi, các vấn đề và nhu cầu. Một trong những sự khác biệt của giai đoạn
này là tạo dòng chảy thuận lợi và liền mạch của thông tin và sự hợp tác giữa
nhà nước, địa phương, công cộng, tư nhân và các đối tác. Nói cách khác,
22


CPĐT làm thay đổi phương thức hoạt động và loại bỏ các rào cản của tổ chức,
nhằm thúc đẩy các giải pháp khách hàng là trung tâm.
1.1.6. Các mô hình giao dịch trong chính phủ điện tử.
Một mô hình CPĐT hiệu quả sẽ bao gồm cách thức giải quyết quan hệ
tương tác về thông tin giữa ba chủ thể: chính phủ, công dân và doanh nghiệp.
Trên cơ sở quan hệ giữa các chủ thể trên, ta có thể phan loại CPĐT ra thành 4
loại, tương ứngvới 4 dạng dịch vụ Chinh phủ bao gồm:
Central Government
G2G&
G2E
International

G2G

Nonfrofit

E-government
Partner ship


G2N & N2G

Local Government

G2C & C2G

system

G2B & B2G
Citizens

Business

External e-governmet partner system
Hình 1.2: Mô hình Chính phủ điện tử
(Nguồn: />G2C (Government to Citizens): được hiểu như khả năng giao
dịch và cung cấp dịch vụ của chính phủ trực tiếp cho người dân, ví dụ : Tổ
chức bầu cử của công dân, thăm dò dư luận, quản lý quy hoạch xây dựng đô
thị, tư vấn, khiếu nại, giảm sát và thanh toán thuế, hóa đơn của các ngành với
người thuê bao, dịch vụ thông tin trực tiếp 24x7, phục công cộng, môi trường
giao dục.
-

G2B ( Government to Business ): Dịch vụ và quan hệ chính phủ

đối với các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, nhà sản xuất như: dịch
vụ mua sắm, thanh tra, giám sát doanh nghiệp (về đóng thuế, tuân thủ luật
23



pháp,…); thông tin về quy hoạch sử dụng đất, phát triển đô thị, đấu thầu, xây
dựng;cung cấp thông tin dạng văn bản, hướng dẫn sử dụng, quy định, thi hành
chính sách nhà nước,… cho các doanh nghiệp. Đây là thành phần quan hệ cơ
bản trong mô hình nhà nước là chủ thể quản lý vĩ mô nền kinh tế, xã hội
thông qua chính sách, cơ chế và luật pháp và doanh nghiệp như là khách thể
đại diện cho lực lượng sản xuất trực tiếp của cải vật chất của nền kinh tế.
-

G2E ( Government to Employees): chỉ các dịch vụ, giao dịch

trong mối quan hệ giữa chính phủ đối với công chức, viên chức bảo hiểm,
dịch vụ việc làm, trợ cấp thất nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, nhà ở…
-

G2G ( Government to Government): được hiểu như khả năng

phối hợp, chuyển giao và cung cấp các dịch vụ một cách có hiệu quả giữa các
cấp, ngành, tổ chức, bộ máy nhà nước trong việc điều hành và quản ly nhà
nước, trong đó chính bản thân bộ máy của chính phủ vừa đóng vai trò là chủ
thể và khách thể trong mối quan hệ này.
Toàn bộ hệ thống quan hệ, giao dịch của chính phủ như G2C, G2E,
G2B,và G2G phải được đặt trên một hạ tầng vững chắc của hệ thống: độ tin
cậy (trust), khả năng đảm bảo tính riêng tư (privacy) và bảo mật – an toàn
(security) và cuối cùng tất cả đều dựa trên hạ tầng CNTT & TT với các quy
mô khác nhau: mạng máy tính, mạng Intranet, Extranet và Internet. Ngòai 4
mô hình giao dịch chủ yếu trên bảng dưới đây cho thấy những hình thức giao
tiếp khác trong CPĐT.
1.1.7. Các hình thức và các dạng dịch vụ chủ yếu của chính phủ điện
tử. - Các hình thức hoạt động chủ yếu của CPĐT.

+ Thư điện tử ( e-mail).
Thư điện tử giúp tiết kiệm được chi phí và thời gian. Có thể sử dụng email để gửi các bản ghi nhớ, thông báo, báo cáo, bản tin. CPĐT yêu cầu mỗi
cán bộ công chức phải có địa chỉ e-mail để trao đổi thông tin qua mạng.
+ Mua sắm công trong CPĐT.

24


Việc mua sắm công có thể thực hiện được qua mạng đảm bảo tiết
kiệm được thời gian, chi phí. Việc mua sắm công tập trung sẽ đảm bảo tiết
kiệm được chi phí, chống tiêu cực.
+ Trao đổi dữ liệu điện tử.
Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange - EDI) là việc
trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (Structured Form) từ máy tính
này sang máy tính điện tử khác trong nội bộ cơ quan hay giữa các cơ quan.
EDI có tính bảo mật cao.
+ Tra cứu, cập nhật thông tin qua mạng.
Chính phủ thông qua mạng internet có thể cung cấp thông tin cho
người dân và doanh nghiệp các loại thông tin về kinh tế, xã hội, về chủ trương
chính sách, và các hướng dẫn các thủ tục hành chính.
- Các dạng dịch vụ mà CPĐT cung cấp.
Các dịch vụ công trực tuyến của chính phủ:Trước đây các cơ quan
chính phủ cung cấp dịch vụ công cho người dân tại trụ sở của mình thì nay có
thể cung cấp dịch vụ công qua mạng thông qua cổng thông tin điện tử. Người
dân không phải đến trực tiếp, chờ đợi tại các trụ sở cơ quan trên như trước
đây.
Một số dịch vụ công có thể cung cấp qua mạng là:
+ Cung cấp thông tin văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương chính
sách;
+ Cung cấp thông tin kinh tế, xã hội và thị trường;

+ Cung cấp dịch vụ đăng ký, cấp phép xuất nhập khẩu trực tuyến;
+ Cung cấp dịch vụ khai báo thuế trực tuyến;
+ Cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến GIS và các dịch vụ
được cung cấp qua CPĐT.
CPĐT có thể sử dụng Internet và GIS để cung cấp được nhiều những
dịch vụ mới mà người dân và doanh nghiệp quan tâm.
+ Cung cấp dịch vụ ứng dụng của GIS để quản lý đất đai, giấy phép xây
dựng.
25


×