Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao phương pháp giảng dạy môn tiếng anh cấp trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 22 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ………………………..………..
1. Tên sáng kiến: “Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Để Nâng Cao Phương
Pháp Giảng Dạy Môn Tiếng Anh Cấp Trung Học Cơ Sở”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Có thể vận dụng linh hoạt trong các tiết học Tiếng
Anh từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1.Tình trạng giải pháp đã biết:
Đối với môn Tiếng Anh, việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy
đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công của quá trình dạy và học. Hiện nay,
việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cho học sinh thể hiện rõ nét nhất
qua các “bài giảng điện tử”. Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học Tiếng Anh giúp
GV có cơ hội rèn luyện kỹ năng nghe, nói, khả năng diễn đạt Tiếng Anh, khắc phục
những hạn chế về ngữ âm, trọng âm, ngữ điệu và là động lực để GV cố gắng vươn
lên. Khi ứng dụng CNTT trong giảng dạy làm cho bài giảng của GV luôn uyển
chuyển, linh hoạt, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học. CNTT trong
đó có máy tính nối mạng Internet là kho dữ liệu khổng lồ phục vụ cho việc giảng
dạy, giúp GV và HS chia sẻ thông tin, tăng thời gian tự học, tự giải quyết vấn đề
(nếu thấy còn vướng mắc trong việc dạy và học).
Cùng với phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường, bộ môn
Tiếng Anh – mặc dù là một bộ môn có đặc trưng riêng, phong phú về nội dung, thiết
thực và luôn cập nhật với sự phát triển khoa học – công nghệ, kinh tế – xã hội, nội
dung kiến thức ở một số bài trong chương trình mang tính trừu tượng cao, nhưng
bản thân tôi đã không ngừng cố gắng đổi mới phương pháp dạy học: từ việc vận
dụng các phương pháp dạy học mới như đàm thoại, nêu vấn đề, phương pháp làm


việc theo cặp, theo nhóm..., cho đến việc ứng dụng CNTT vào dạy học làm cho tiết
dạy sinh động, có hiệu quả cao, thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh.


Để nâng cao được tính tự giác học tập của học sinh và khắc sâu những gì cần
nhớ vào tâm trí các em, thu hút, gây hứng thú cho học sinh, thì cần tạo được sự ham
mê môn học, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh
phù hợp với từng tiết học.
Từ thực trạng trên, qua thực tế giảng dạy tôi mạnh dạn đưa ra một sáng kiến
nhằm nâng cao chất lượng việc dạy và học tiếng Anh sao cho đạt kết quả tốt nhất,
để học sinh đam mê môn học đó là: “Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Để Nâng
Cao Phương Pháp Giảng Dạy Môn Tiếng Anh Cấp Trung Học Cơ Sở”.
4. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
4.1. Mục đích của giải pháp: Nhằm giúp giáo viên:
Nắm chắc mục tiêu, nội dung kiến thức bài dạy, phương pháp giảng dạy bộ
môn, các thủ thuật, trò chơi, chuẩn bị tốt giáo án, những kiến thức liên quan đến bài
dạy và khai thác sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học và thường xuyên khai thác
trao đổi bài soạn qua mạng Internet.
Không ngừng học tập, tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức nâng cao năng lực
chuyên môn cho bản thân, tìm tòi phương pháp dạy Ngoại Ngữ hiện đại, tối ưu
nhằm khơi dậy ở học sinh niềm đam mê, hứng thú trong học tập.
Thường xuyên thảo luận trao đổi ý kiến, đúc kết kinh nghiệm về nội dung
kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy bộ môn với các bạn đồng nghiệp qua dự
giờ thăm lớp, thao giảng. Chú trọng áp dụng phương pháp giao tiếp trong dạy và
học, coi việc hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp của học sinh là chìa
khoá thành công, việc cung cấp kiến thức là quan trọng trong việc dạy và học Ngoại
Ngữ.
Cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản cho HS, thiết kế, tổ chức và hướng
dẫn các hoạt động dạy và học, luôn luôn sáng tạo, thay đổi các hoạt động dạy học
trên lớp, tránh sự nhàm chán trong giờ học


4.2. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang
được áp dụng:

Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp
giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong môn học một cách hiệu quả và sáng
tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi
thông tin qua mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở
mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; Cụ thể là:
Môi trường đa phương tiện, kết hợp với những hình ảnh, âm thanh, video,
văn bản, biểu đồ… được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt
hiệu quả tối đa qua một quá trình học tập đa giác quan.
Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với
người sử dụng thông qua mạng máy tính và mạng Internet… có thể được khai thác
để tạo nên những điều kiện cực kỳ thuận lợi để HS học tập tự giác, tích cực và sáng
tạo.
Những kiến thức, kỹ năng được cung cấp bằng nhiều kênh: Kênh hình, kênh
chữ, âm thanh, video clip… sống động làm cho HS dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy
luận có lý, HS có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây
là một công dụng lớn của CNTT trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có
thể khẳng định rằng, môi trường CNTT chắc chắn sẽ tác động tích cực tới sự phát
triển trí tuệ của HS và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới.
Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và
giáo án trên máy tính. Khuyến khích giáo viên, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với
các đồng nghiệp; qua website của các cơ sở giáo dục và qua Diễn đàn giáo dục.
4.3. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp:
A. Cơ sở lý luận của vấn đề
Đối với ngành giáo dục, việc ứng dụng CNTT lại càng có ý nghĩa đặc biệt.
Đó là sự góp phần tích cực trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực có khả năng đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng tới nền kinh tế tri thức. Điều đó


càng khẳng định việc ứng dụng và phát triển tin học trong nhà trường đã và đang trở
thành xu thế tất yếu.

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực chủ động sáng tạo
của học sinh lại càng nâng cao vai trò của CNTT trong giảng dạy. Với CNTT giáo
viên có thể giới thiệu ngữ liệu mới bằng những tình huống sinh động với tranh ảnh
minh họa phong phú, cùng với sự hỗ trợ công nghệ Multimedia sẽ tạo thành một
giáo án hoàn hảo dạy các kỹ năng như nghe, nói, đọc, viết; giúp học sinh say mê
học tập, phát huy tính chủ động tìm hiểu và khắc sâu kiến thức bài học.
B. Các tài liệu và phương tiện hổ trợ tích cực hiệu quả:
- Băng , máy catsset.
- Máy tính xách tay.
- Máy chiếu hắt (OHP).
- Đầu VCD và Màn hình TV.
- Máy chiếu đa năng (Multimedia projector)
- Máy chiếu vật thể (video presenter)
- Mạng Internet, Intranet hoặc mạng Lan, USB 3G
- Bảng thông minh (Interactive board)
- Tài liệu bổ trợ, Tài liệu tham khảo, Tranh ảnh.
- Các thiết bị kỹ thuật số như máy ghi âm, chụp ảnh, quay phim, điện thoại di động,
ổ đĩa lưu trữ USB, đầu đọc thẻ nhớ ...
Các thiết bị dạy học đóng góp một phần quyết định vào sự thành công của bài
giảng, nhờ có thông tin qua nhiều kênh hình, tiếng, và những hiệu ứng về âm thanh
hình ảnh sống động vui mắt sẽ tạo ra sự hứng thú tối đa của học sinh đối với môn
học. Nếu như giáo viên áp dụng được công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại
ngữ thì đó sẽ là một bước tiến lớn trong giáo dục. Và việc nâng cao hứng thú của
học sinh đối với môn Tiếng Anh sẽ được nâng cao hơn.
C. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề


1.Sử dụng kênh hình trong bài giảng điện tử để thu hút học sinh chú ý học tập
tốt hơn.
* Cách tạo lập kênh hình.

Thực hiện Insert/Picture/Clip Art (hoặc tìm trong Clip Gallery hay trong
file có hình ảnh)
Sử dụng Bài giảng điện tử trong giảng dạy tiếng Anh, ta có thể tạo lập, sao
chép các hình ảnh, các bức tranh có sẵn trong bất kì file nào có trong máy tính hoặc
sao chép từ đĩa vào slide đã định trong phần mềm Powerpoint.
Khi thực hiện bài giảng, chúng ta cần nghiên cứu nội dung bài dạy, chọn các
hình ảnh như thế nào cho phù hợp với nội dung bài dạy. Khi ta trình chiếu lên màn
hình các hình ảnh rõ nét, màu sắc đẹp, đồng thời ta sử dụng các thủ thuật hiệu ứng
sao cho hợp lý. Thay đổi theo cách dạy này tôi chắc chắn rằng học sinh sẽ tập trung
chú ý vào bài học hơn, bởi các em cũng đang được tiếp cận với một công nghệ khoa
học phù hợp với lứa tuổi ham tìm tòi khám phá của các em.
Ví dụ: Khi ta dạy phần: Getting started (Unit 12 – English 8), nếu ta sử dụng
tranh, ảnh để giới thiệu thì học sinh cũng chú ý quan sát, nhưng nếu ta sử dụng
tranh ảnh qua việc sử dụng bài giảng điện tử chiếu lên màn hình, thêm vào sử dụng
các hiệu ứng hợp lí thì chắc rằng bài giảng với các kênh hình sống động, âm thanh
trung thực sẽ thu hút lôi cuốn được học sinh học tập tốt hơn.
Để giới thiệu bức tranh (a) “The United States of America” ta trình chiếu bức
tranh lên màn hình để học sinh quan sát, ta có thể giới thiệu: Đây là món quà hữu
nghị của nhân dân Pháp tặng nhân dân Mỹ kỉ niệm 100 năm ngày tuyên bố độc lập
của nước Mỹ (04/ 07/ 1776), và là biểu tượng của sự tự do dân chủ…cứ như vậy ta
tiếp tục giới thiệu các bức tranh tiếp theo..Thông qua các bức tranh và lời giới thiệu
của giáo viên, học sinh dễ dàng đoán được nghĩa của bức tranh.


The United States of American

Australia

Thailand


* Tác dụng: Sử dụng bài giảng điện tử, chèn các bức tranh vào slide đã định, tiết
học sẽ sống động hơn học sinh cảm thấy không bị nhàm chán từ đó lôi cuốn các em
vào hoạt động học tập, đồng thời thúc đẩy sự tương tác giữa Thầy và trò, bài giảng
luôn uyển chuyển, linh hoạt, tiết kiệm được thời gian, tăng thời lượng luyện tập trên
lớp.
2. Ứng dụng phần mềm PowerPoint vào việc soạn giảng từ vựng tiếng Anh
Dạy và học từ vựng là một trong những yêu cầu cơ bản của một đơn vị
bài học.Trong một đơn vị bài học, lượng từ vựng rất lớn. Nếu người học không
nắm được nghĩa của từ cũng như cách sử dụng từ trong câu, thì việc học trở nên rất
khó khăn và không có hiệu quả. Do đó, cứ mỗi đơn vị bài học giáo viên luôn cung
cấp cho sinh viên từ vựng với nghĩa, cách phát âm và cách sử dụng của chúng. Để
việc dạy từ vựng có hiệu quả, giáo viên cần phải dùng các thủ thuật gợi ý
(eliciting techniques) để thông qua đó có thể biết được học sinh đã biết gì và họ
muốn biết gì. Bằng các câu hỏi gợi ý hoặc các hình ảnh minh hoạ, giáo viên đã
giúp cho học sinh tập trung vào bài giảng, tích cực, chủ đ ộng tham gia vào các
hoạt động. Để làm được điều này giáo viên cần phải có đồ dùng dạy học để minh
hoạ. Với phần mềm PowerPoint, giáo viên không những tiết kiệm được thời gian
chuẩn bị cho một giờ dạy mà còn giúp cho học sinh tiếp cận với các từ mới một
cách dễ dàng hơn, giờ học trở nên lý thú hơn và học sinh có cơ hội luyện nói
tiếng Anh. Với các thao tác sau đây giáo viên có thể chuẩn bị các hình ảnh để
minh hoạ cho tiết dạy từ vựng:
a. Chèn hình ảnh vào slide
- Chọn insert → chọn picture → chọn from file → chọn file lưu hình ảnh →
chọn công cụ textbox → chọn vị trí để gõ nội dung vào textbox.
b. Chọn hiệu ứng: Kích chuột phải vào đối tượng cần chọn hiệu ứng, chọn
Custom Animation.
- Thiết lập hiệu ứng bằng cách chọn Add Effect để chọn hiệu ứng tùy thích.


- Đối tượng nào cần xuất hiện trước thì chọn hiệu ứng trước. ( Xem minh hoạ 1 )

Cho hiệu ứng
ảnh trước
Tooothache

Cho hiệu ứng
từ sau
Cho hiệu ứng
ảnh trước

Cho hiệu ứng
từ sau

Stomachache
Đây là phần từ vựng mà tôi đã dạy trong ( Unit 11 Keep fit, stay healthy Lesson
4 B2,3 – EngLish 7)
Có nhiều thủ thuật gợi ý để dạy từ vựng như tranh ảnh (visuals), vật thật (realia),
điệu bộ (mime), đưa tình huống (situation), giải thích (explaination), ví dụ
(example), từ đồng nghĩa (synonym), trái nghĩa (antonym), dịch ( translation)...v.v.
Tuỳ theo từng từ,cụm từ cụ thể mà chúng ta lựa chọn các thủ thuật thích ứng để gợi
ý sao cho người học có thể dễ dàng tiếp cận. Dễ thấy, việc ứng dụng phần mềm
PowerPoint vào việc soạn giảng từ vựng tiếng Anh là một ưu điểm.
3. Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào việc soạn giảng phần kiểm tra từ
vựng tiếng Anh
Để giúp cho HS ghi nhớ từ mới cũng như ôn lại các từ đã được học, giáo viên có
thể thực hiện việc kiểm tra từ vựng thông qua các thủ thuật như matching, rub out
and remember, what and where, lucky numbers, crossword..v.v..Với sự hỗ trợ của
phần mềm PowerPoint giáo viên có thể tiết kiệm thời gian việc soạn giảng bài
giảng. Thao tác thực hiện việc soạn giảng bằng các thủ thuật như sau:
*Thủ thuật matching: (Yêu cầu học sinh nối từ, cụm từ với tranh hoặc từ, cụm từ
tương ứng )



- Chèn tất cả các hình ảnh vào một slide.
- Chọn textbox và gõ từ hoặc cụm từ (các từ hoặc cụm từ được xếp lộn xộn
không theo đúng trật tự của tranh.)
- Vẽ đường dẫn từ các tranh đến các từ hoặc cụm từ tương ứng.
- Chọn hiệu ứng xuất hiện cho các đường dẫn. ( Xem minh hoạ 2 )

Hình minh hoạ 2 (Unit 9 At Home And Away, Lesson 2: A 2 – English 7)
GV có thể thay thế hình ảnh trên bằng các cụm từ, hoặc từ . Thao tác thực hiện
việc soạn giảng như trên.
4. Sử dụng Powerpoint vào dạy cấu trúc câu.
* Vai trò của cấu trúc câu.
Trong giảng dạy tiếng Anh, việc giới thiệu ngữ liệu mới cho học sinh, để học sinh
nhận biết ghi nhớ thông tin, hiểu và biết vận dụng cấu trúc ngữ pháp, khái quát hoá
tình huống mẫu sang một tình huống ngữ pháp mới, hay tình huống ngữ pháp phức
tạp hơn. Học sinh biết phân tích các hình thái ngữ pháp, hiểu rõ nguyên lí cấu thành
câu.Ví dụ: Khi giới thiệu ngữ liệu trong bài -Unit 11- Lesson 1: Listen & read.
(English 8)
opening the door ?
Ta giới thiệu cấu trúc câu: Would you mind ………………
Do you mind

closing
. ……………the door ?

Khi giới thiệu các cấu trúc ngữ pháp ta giới thiệu từng phần để học sinh dễ nhận
biết. Kết hợp các phương pháp dạy học để giải thích cách sử dụng, đồng thời ta
dùng các thủ thuật điều khiển uyển chuyển sao cho phù hợp với từng mẫu câu.



opening
Would you mind……………………the door ?
* Tác dụng: Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng điện tử giúp học sinh
dễ dàng nhận biết và sử dụng từng cấu trúc ngữ pháp mà các em đã được giới thiệu
qua việc phân tích, giải thích lời nói mẫu bằng máy chiếu điện tử, từ đó các em
cũng cảm thấy yêu thích môn học hơn.
5. Sử dụng Powerpoint vào dạy các dạng bài tập.
Trong tiếng Anh cũng có nhiều kiểu dạng bài tập, ở đây tôi chỉ đề cập đến một số
dạng bài tập cần rèn luyện cho học sinh trong quá trình giảng dạy.
a. True or False (Dạng bài tập tìm câu đúng hoặc câu sai)
Thông thường khi chuẩn bị dạng bài tập này, giáo viên phải ghi nội dung bài tập
vào bảng phụ hoặc giấy rôki trước khi lên lớp, đôi khi không có thời gian chuẩn bị
giáo viên sử dụng luôn bài tập đúng/sai (True or False) trong sách giáo khoa. Vấn
đề này cũng làm giảm đi tính hấp dẫn của tiết dạy, chưa lôi cuốn học sinh tối đa
tham gia vào hoạt động học.
Sử dụng bài giảng điện tử, ta dễ dàng soạn và trình chiếu trong giờ dạy thông qua
việc sử dụng phần mềm Powerpoint và máy chiếu Projector. Đưa bài tập đúng/sai
(True/False) để học sinh đoán trước khi tìm hiểu bài học, hay khi làm bài tập tìm
câu đúng/sai, ta chiếu bài tập lên màn hình, cho học sinh thảo luận và tìm câu đúng
hoặc câu sai.
Ví dụ: Khi cho học sinh làm bài tập true or false Unit 11- Lesson 1: Listen & read.
(English 8) (on page 99)
*True or False Then correct the false sentences and write them in your exercise
book.
True
a) This is the first time Hoa has met Tim’s family.
b) Hoa helps Mrs Jones with her luggage.
c) The Jones family is traveling from the airport in a bus.
d) Shannon has never seen rice paddies before.


False


e) The car is traveling past farmland.
Khi học sinh đã tìm hiểu bài , giáo viên yêu cầu học sinh chữa bài tập, đồng thời
giáo viên chữa bài tập và cho các em biết kết quả từng câu thông qua việc sử dụng
các thủ thuật để đưa câu trả lời đúng hoặc sai lên màn hình cho học sinh quan sát
và ghi chép.

True

a) This is the first time Hoa has met Tim’s family

True

b) Hoa helps Mrs Jones with her luggage.

False

True
False

c) The Jones family is traveling from the airport in a bus.
The Jones family is traveling from the airport in a taxi
d) Shannon has never seen rice paddies before.

True

e) The car is traveling past farmland.


True

b. Gap –filling (Dạng bài tập điền từ vào chỗ trống)
Sử dụng baì giảng điện tử, ta không phải ghi bài tập vào bảng phụ hoặc tờ giấy
rôki mà ta soạn các dạng bài tập trong giáo án. Giáo viên viết một đoạn văn ngắn
hoặc một số câu để trống phần từ mới hay ngữ pháp vừa giới thiệu, tuỳ theo cấp học
và mức độ nhận thức của học sinh.
Giáo viên trình chiếu bài tập lên màn hình.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm hoặc cá nhân.
Yêu cầu học sinh điền từ hoặc hình thái ngữ pháp vào chỗ trống.
Giáo viên sử dụng từ hoặc hình thái ngữ pháp đã chuẩn bị sẵn trong bài giảng điện
tử (hiệu ứng các Slide đã chuẩn bị) để chữa bài tập cho học sinh.
Ví dụ: Use information from the passage to complete the summary. (Unit 8: ReadEnglish 8)
leaving
home
People from the countryside are(1)……………….their(2)…..…

. to go and live

city
in the (3)……………Farming
can sometimes be a difficult life and these people
city

rural
from(4)………………..areas
feel the (5)……………..offers more opportunities.

c. Comprehension Questions thông qua Lucky Numbers



Đẩy mạnh các hình thức trò chơi đan xen vào phần giảng dạy, thực hành và
củng cố để các em có được sự tự tin, thoải mái trong trong bầu không khí “vừa học,
vừa chơi”.
Để học sinh không dễ nhàm chán, có tâm lí nhẹ nhõm không áp lực, và vui
tươi hơn sau phần luyện tập trả lời câu hỏi, giáo viên tích cực tổ chức các trò chơi
hay các hoạt động lí thú khác nhằm lôi cuốn sự tập trung của các em. Tôi đã thiết kế
trò chơi “Lucky nembers” (trong bài Unit 10 Health and Hygiene Lesson B1 Tiếng
Anh 7), để học sinh thi đua giữa các nhóm, tổ với nhau.

6. Sử dụng âm thanh trên powerpoint
Dạy học tiếng Anh hướng học sinh sử dụng hệ thống ngôn ngữ như là một công
cụ giao tiếp, rèn luyện cho học sinh năng lực giao tiếp dưới các dạng: nghe, nói,
đọc, viết.
Để học sinh được nghe nội dung bài học, được nghe giọng đọc, nói, phát âm của
người bản ngữ từ đó phát triển kĩ năng nói tiếng Anh chuẩn.
* Cách chèn âm thanh.
Sử dụng bài giảng điện tử dùng máy chiếu projector kết hợp với máy tính cùng bộ
loa tốt, ta có thể chèn âm thanh, âm nhạc, video, bài hội thoại, hoặc bài đọc..trên
slide muốn chạy trong khi trình chiếu. Chúng ta có thể sử dụng âm thanh, video
clip…trong Powerpoint, dùng Windows Media folder, hoặc clip Gallery Live…
Chúng ta có thể chọn các nút điều khiển trên “Action button”. Âm thanh hoặc video


hoạt động khi ta kích vào biểu tượng đã ngầm định trên slide. (dùng cho tất cả các
kĩ năng có sử dụng đến âm thanh.) (băng,đĩa.. )
Ví dụ: Khi ta dạy (English 9)– Unit 8: Celebrations – Lesson 1: Getting started &
Listen and read.
Muốn cho học sinh nghe phần Listen & read, ta chèn nội dung bài từ đĩa CD vào

slide đã định, khi trình chiếu ta chỉ cần kich vào biểu tượng đã ngầm định sẵn có
nội dung bài đọc cho học sinh nghe.

* Tác dụng: Khi ta chèn âm thanh vào slide đã định, chúng ta không phải chọn bài
hoặc tời lại nội dung như khi dùng băng, đĩa. Khi ta muốn cho học sinh nghe nhiều
lần , chỉ cần kick vào biểu tượng đã ngầm định là có thể nghe lại nội dung bài.. Sử
dụng Powerpoint tiết kiệm được thời gian hợp lý.
Ngoài ra, giáo viên có thể chèn video clip, để đa dạng hóa các nguồn tài liệu
trong việc dạy và học.
7. Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào việc soạn giảng các bài nghe (Listen)
Tiếp theo mục thực hành nói là mục nghe. Đây là phần luyện kỹ năng nghe hiểu ,
gồm các bài tập nghe có liên quan đến chủ đề bài học và sử dụng các ngữ liệu ttrong
bài. Các bài tập nghe trong SGK TA lớp 9 thường xuất hiện dưới các tiêu đề : Listen
to the conversation and check ..../ Listen and check (V) the letter of the correct
picture.../ Listen and match.../ Listen and check (V) the boxes/ Listen and fill in the
table with the information you hear/ Listen and complete the notes ....Nhìn chung
khi tiến hành dạy một bài luyện kỹ năng nghe mỗi GV đều phải lắm vững những
định hướng về phương pháp đối với việc dạy bài nghe đó là:
a) Trước khi nghe (Pre-listening ):
+ Giới thiệu nội dung chủ điểm / tình huống.


+ Các câu hỏi đoán về nội dung sắp nghe ;
+ Các câu hỏi tạo trí tò mò , gây hứng thú về nội dung sắp nghe;
+ Ra yêu cầu bài nghe
+ GV lưu ý: Giới thiệu một số từ mới hoặc cấu trúc ngữ pháp mới có liên quan đến
việc hiểu nội dung bài nghe; tuy nhiên khong nên giới thiệu hết mọi từ mới không
quan trọng.
b) Trong khi nghe (While - listening):
+ Ra câu hỏi hướng dẫn, yêu cầu mục đích khi nghe:

+ Chia quá trình nghe thành từng bước nếu cần. Ví dụ, nghe lần thứ nhất: nghe ý
chính , trả lời các câu hỏi đại ý; nghe lần thứ hai: nghe chi tiết nội dung; có thể cho
HS nghe thêm lần thứ ba để tự tìm hết đáp án hay tự sử lỗi trước khi GV chữa lỗi và
cho đáp án. Lưu ý: Nên cho nghe hết cả nội dung bài, không nên dừng ở từng câu
một (trừ trường hợp câu khó muốn cho HS tìm thông tin chi tiết chính xác)
c) Sau khi nghe (Post- listening ):
+ Các bài tập ứng dụng, chuyển hoá tương tự nhưcác bài tập sau khi đọc.
+ Cần phối hợp nhiều cách kiểm tra các đáp án như: để HS hỏi lẫn nhau, trao đổi
đáp án và chữa chéo … Nhờ ứng dụng phần mềm Power point, chúng ta hoàn toàn
có thể soạn giảng bài nghe một cách hiệu quả hơn nhiều so với các phương pháp
khác. Tôi xin trình bày cách dạy một bài nghe trong SGK TA 9 (Unit 8
Celebrations, 4.listen, page 68) Đây là một bài bài hát cổ có tên là “Auld Lang
Syne”. Trong phần (Pre – listening) GV tạo một slice với các hiệu ứng phù hợp để
giới thiệu các từ Tiếng Anh cổ như: Auld Lang Syne means The times gone past; the
good old days. In Scots Auld = old; lang = long; syne = since. Tiếp theo GV giải
thích nghĩa của các từ như: Acquaintance (n), bring to mind (v), Kindness (n), trusty
(adj), sau đó GV cho HS đọc vài lần để ghi nhớ các phát âm các từ đó. Trong phần (
While – listening), GV thiết kế toàn bộ nội dung của bài hát trên một slice, sau đó
chèn âm thanh của bài hát vào slice bằng cách chọn Insert movies and sounds ->


sound from file -> tìm đường dẫn của file âm thanh . Hình minh hoạ 3 dưới đây là 1
slice như vậy.

Hình minh hoạ 3
- Sau khi cho HS nghe vài lượt, GV có thể gọi các em cho kết quả nghe được, GV
nhận xét và cho đáp án đúng: a. day b. take c. mind d. hand e. kindness. GV đưa ra
đáp án bằng cách áp dụng hiệu ứng Add effect -> Entrance -> Fly in. Trong phần
Post – listening, GV có thể chia nhóm để các em tập hát bài hát này. Đây là một
hoạt động gây không không khí vui vẻ, hào hứng cho cả lớp.

Tóm lại kỹ năng nghe là một kỹ năng rất khó đối với HS. Tuy nhiên với Power
point chúng ta hoàn toàn có thể soạn giảng bài nghe một cách có hiệu quả để làm
cho các bài nghe trở nên đỡ khó hơn đối với HS, vấn đề là tuỳ thuộc vào sự say mê
và sáng tạo của GV.
8. Ứng dụng phần mềm Powerpoint vào việc soạn giảng các bài hội thoại.
Trong quá trình giảng dạy, GV luôn phải dạy các bài hội thoại, với phần mềm
Powerpoint GV có thể soạn giảng bài hội thoại một cách hiệu quả và sinh động.
Cách thực hiện như sau:
a. Tạo lời thoại
- Vào Autoshapes > Callouts > Rectangular Callout, vẽ ra một khung chứa lời
thoại rồi nhập lời thoại vào. Dùng công cụ Fill Color để thay đổi màu nền của
khung thoại, hai nhân vật khác nhau nên có màu nền khác nhau và màu nền phải
thống nhất từ đầu đến cuối.


- Tiếp đó vào Insert > Picture > From File hoặc có thể vẽ hình bằng paint để
chèn vài khuôn mô tả chủ thể của lời nói. Quét chọn hai đối tượng khung thoại và
hình nhân vật lại, bấm phải chuột chọn Grouping > Group. Tương tự bạn làm
thêm nhiều lời thoại khác.
- Bây giờ bạn tạo tạo hiệu ứng xuất hiện cho từng lời thoại (nhớ là phải làm theo
thứ tự câu nào nói trước hiện trước) bằng cách bấm phải vào mỗi lời thoại chọn
Custom Animation > Add Effect > Entrance rồi chọn hiệu ứng thích hợp.

Hình minh hoạ 4 ( trích bài hội thoại Unit 5 , 3.Speak - Tiếng Anh 9 )
b. Lồng tiếng cho nhân vật
- Tiếp theo bạn lần lượt chuyển từng lời thoại sang dạng âm thanh bằng cách
dùng các chương trình chuyển text sang âm thanh. Tốt nhất bạn nên sử dụng
chương trình TextAloud (đã từng được giới thiệu trên LBVMVT 121) vì chương
trình có khả năng đọc với giọng người thật, hơn nữa bạn có thể lựa chọn giọng đọc
và tốc độ đọc.

- Quay lại PowerPoint, vào Insert > Movies and Sounds > Sound from File rồi lần
lượt chèn từng file âm thanh đó vào. Mỗi khi chèn một file âm thanh, một cửa sổ sẽ
hiện ra, bạn chọn Automatically. Bây giờ chuyển sang cửa sổ Custom Animation
bên phải, bạn chọn tất cả các hiệu ứng (trừ hiệu ứng đầu tiên) chọn After Previous
tại mục Start. Làm như vậy để các nhân vật tự động. nói với nhau, bạn không phải
điều khiển gì cả.


- Cuối cùng sắp xếp các hiệu ứng sao cho sau khi xuất hiện mỗi lời thoại tiếng nói
tương ứng cũng được đọc luôn. Sau đó đóng gói bài soạn và trình chiếu.
Tóm lại với Powerpoint GV hoàn toàn có thể thiết kế việc soạn giảng các bài hội
thoại trong SGK TA 6,7,8,9 một cách sinh động và có hiệu quả cao.
9. Tạo câu hỏi trắc nghiệm bằng Power point
Trong quá trình giảng dạy,GV luôn phải phải ra các câu hỏi trắc nghiệm nhằm
kiểm tra hoặc củng cố kiến thức cho HS sau mỗi đơn vị bài học. Với power point
chúng ta hoàn toàn có thể thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm như thế. Các làm như
sau:
Tạo 1 text box ghi thông báo "Congratulation. You are right”. Rồi chọn Effect
Options, chọn thẻ Timing và chọn Triggers cho text box đó. Trong khung Start
effect on click of, chọn khung chứa câu B(Rectangle 4 : B.25 0 C and 30 0 C ) vậy là
khi nào click vào đáp án B sẽ xuất hiện thông báo “Congratulation, you are right”
, tạo hiệu ứng biến mất cho thông báo trên (Exit), rồi chọn Start là After Previous,
chọn Timing và Delay khoảng 3, 4 giây tùy ý để mất thông báo đó đi.Cũng như vậy
làm 3 text box ghi thông báo "Sorry, you are wrong” và làm Triggers cho từng
text box khi click vào các khung câu A, C,D .Và cũng làm hiệu ứng biến mất (Exit).
Vậy khi bạn click vào khung câu A sẽ hiện thông báo " Sorry, you are wrong”, rồi
biến mất câu thông báo, câu C,D cũng vậy, còn câu C sẽ hiện thông báo
"Congratulation. You are right". Nếu muốn thì không cần làm hiệu ứng biến mất
cho thông báo "Congratulation. You are right” cũng được.
Dưới đây là một slice minh hoạ cho một câu hỏi trắc nghiệm mà tôi đã thực hiện

trong bài giảng Tiếng Anh lớp 9 (Unit 9 Natural disasters, lesson 1: Getting started ,
listen and read).
Tóm lại, với các hiệu ứng của phần mềm power point, GV có thể thiết kế các
slice trả lời trắc nghiệm phù hợp với nội dung bài giảng góp phần kiểm tra hoặc
củng cố kiến thức cho HS sau mỗi bài học.


10. Thiết lập thông tin về giáo viên và chia sẻ bài giảng lên mạng Internet với
phần mềm Adobe Presenter 7
Sau khi tiến hành cài đặt thành công, phần mềm Adobe presenter 7 sẽ xuất
hiện dưới dạng một add-in trên thanh menu của phần mềm Power point. Tôi thấy
đây là phần mềm hỗ trợ đắc lực cho Power point đặc biệt trong việc đưa Multimedia
vào bài giảng cụ thể là đưa video, âm thanh hoặc các tệp flash, công bố bài giảng
trên mạng hoặc có thể cho HS xem lại bài giảng qua phần Publish của Adobe
Presenter. Trong hình minh hoạ dưới đây, tôi đã đã thực hiện trong Unit 5 Lesson 2:
Speak and listen - Tiếng Anh 9 như sau:

Tóm lại với phần mềm Adobe presenter 7, GV có tạo ra các bài giảng điện tử Elearning vào các hệ thống quản lý học tập Learning Management Systems (LMS) vì
Adobe Presenter tạo ra nội dung chuẩn SCORM và AICC ở Việt Nam hiện nay, hiện
nay LMS nổi tiếng là Moodle, phần mềm mã nguồn mở miễn phí. (xem tại http://
el.edu.net.vn). Mỗi nhà trường, mỗi giáo viên có thể có một trang web được tạo ra
bằng Moodle riêng.
5. Khả năng áp dụng của giải pháp:


Ứng dụng công nghệ thông tin thông qua các phương pháp được nêu trong đề
tài có thể áp dụng được cho mọi tiết dạy ngôn ngữ hay kĩ năng trong cấp học
THCS,THPT. Ngoài ra, sáng kiến có khả năng ứng dụng cho mọi đơn vị, địa
phương và trong thời gian dài.
Do đó, việc kết hợp sáng tạo các thủ thuật giảng dạy, đa dạng hóa cách thức

tổ chức hoạt động dạy học, thiết kế bài giảng khoa học, các dạng bài tập phù hợp
theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động trong học tập của học sinh là
yêu cầu cần thiết để người giáo viên có thể thực hiện tốt mục tiêu dạy học theo quan
điểm giao tiếp hiện nay.
6. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp:
Qua nghiên cứu sử dụng bài giảng điện tử vào dạy học tiếng Anh; Sử dụng
phần mềm Powerpoint và máy chiếu Projector, cho phép ta trình chiếu bài giảng với
kênh hình sống động, âm thanh chất lượng tốt, và những thủ thuật sử dụng công
nghệ đã thu hút học sinh tích cực học tập, lôi cuốn học sinh chú ý cao vào hoạt động
học. Bài giảng luôn hấp dẫn học sinh, kích thích khả năng nhận thức của học sinh,
các em tiếp thu bài một cách chủ động. Từ các tiết dạy sử dụng bài giảng điện tử,
học sinh chú ý học tập hơn kể cả học sinh cá biệt, lười học cũng tham gia hoạt động
học một cách tích cực.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy - học sẽ góp phần nâng cao chất
lượng học tập cho học sinh, tạo ra môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ
không chỉ đơn thuần là thầy giảng, trò nghe, thầy đọc, trò chép như hiện nay. Giáo
viên có thể thực hiện việc giảng dạy ở bất cứ không gian, thời gian nào. Thông qua
bài giảng điện tử, giáo viên có nhiều thời lượng để đặt các câu hỏi gợi mở, tạo điều
kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học.
Tuy nhiên không có phương pháp dạy học nào là tối ưu, là cách dạy duy nhất
trong giảng dạy tiếng Anh, mà ta phải kết hợp hài hoà giữa phương pháp dạy học


truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại. Việc lựa chọn, điều chỉnh, bổ sung,
chi tiết hoá, sáng tạo cho phù hợp với nội dung, với từng đối tượng học sinh và điều
kiện dạy học cụ thể ở từng địa phương, chúng ta sẽ thực hiện tốt mục tiêu môn học.
Sử dụng bài giảng điện tử, bản thân tôi đã đạt được kết quả sau:

Lớp


Sĩ Mức độ 1

Mức độ 2

số
Phương

1

7

học sử
dụng công
nghệ
thông tin

2

7

3

9

4

9

TL % SL

25,7 1

10

%
29,4

10

%
29,4

12

%
35,3

8

%
23,5

2

5,9%

12

%
34,3


11

%
31,4

2

5,7%

35
34

14

%
41,2

12

%
35,3

10

%
28,6

34
35


%

Mức độ 4

3
TL % SL
34,3 9

SL TL % SL
13 37,1 12

pháp dạy

Mức độ

%

TL %
2,9

%

* Giải thích các mức độ nhận thức của học sinh.
-Mức độ 1: Học sinh biết vận dụng và tổng hợp.
-Mức độ 2: Học sinh biết vận dụng,hiểu nội dung kiến thức để giải quyết vấn đề.
-Mức độ 3: Học sinh thông hiểu được cấu trúc..
-Mức độ 4: Học sinh nhận biết được thông tin đã học, nhưng chưa thông thạo
7. Ý kiến đề xuất
Để phục vụ tốt cho việc giảng dạy đạt hiệu quả cao, sử dụng giáo án điện tử

vào dạy- học tiếng Anh là cần thiết, nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc
đẩy đổi mới phương pháp dạy học, học sinh dễ nhận biết, vận dụng kiến thức dễ
dàng hơn. Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và mutilmedia vào dạy học-


sử dụng bài giảng điện tử, thì các cấp, các trường phải đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị
(máy tính, máy chiếu…).
Phải tổ chức các lớp bồi dưỡng về công nghệ thông tin để giáo viên có thể tổ
chức, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
8. Kết luận
Việc ứng dụng CNTT trong dạy Tiếng Anh đem lại cho người dạy và người
học nhiều hứng thú, và làm cho bài học trở lên sinh động, hấp dẫn hơn. Từ đó tăng
hiệu quả của việc dạy và học .Vì thế chúng ta phải làm sao để việc sử dụng Tiếng
Anh và ứng dụng CNTT trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của giáo viên và
mỗi học sinh. Tuy nhiên giống như mọi vấn đề khác, việc sử dụng Tiếng Anh và
ứng dụng CNTT để dạy Tiếng Anh cũng có hai mặt. Việc áp dụng sáng tạo, linh
hoạt, phù hợp trong việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy nhằm phát huy mặt tích
cực, đồng thời giảm thiểu mặt hạn chế của vấn đề là nhiệm vụ của mỗi giáo viên và
mỗi học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường nói riêng, của
ngành GD nói chung góp phần vào công cuộc xây dựng đổi mới công nghiệp hoá
và hiện đại hoá đất nước.
Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học môn Tiếng Anh tốt sẽ quyết định đến
kết quả của việc kiểm tra kiến thức, kỹ năng và trình độ suy luận trong các kỳ thi.
Song giáo viên không nên gây tình trạng quá căng thẳng cho học sinh. Vì chính điều
này sẽ dẫn đến kết quả rất hạn chế. Việc dạy và học đạt kết quả tốt khi việc giảng
dạy và học tập được thực hiện chu đáo trong cả quá trình dạy và học. Đẩy mạnh
ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy nói chung, đối với môn Tiếng Anh
nói riêng đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công trong quá trình dạy và học.
Trên đây là toàn bộ báo cáo của tôi về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng
dạy môn tiếng Anh ở trường THCS, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng

nghiệp, quý thầy cô để chuyên đề này được tốt hơn và nâng cao chất lượng ứng
dụng CNTT trong việc dạy và học bộ môn Tiếng Anh.


Bến Tre, ngày 11 tháng 04 năm 2016

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Mã số: ………………………..………..
Kính gửi: Thường trực Hội đồng sáng kiến cấp huyện
- Tôi ghi tên dưới đây:

Số
TT

Họ và tên

Ngày
tháng
năm sinh

Nơi công
tác
(hoặc nơi
thường
trú)

Chức
danh


Trình độ
chuyên
môn

Tỉ lệ %
đóng
góp vào
việc tạo
ra
SKKN

Trường
Đại học
THCS An
Đoàn Phương
Giáo
sư phạm
1
09/01/1981
Thới,
100%
Chi
viên
Tiếng
Mỏ Cày
Anh
Nam
- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin
Để Nâng Cao Phương Pháp Giảng Dạy Môn Tiếng Anh Cấp Trung Học Cơ

Sở”.
- Lĩnh vực áp dụng: giáo dục
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 17/8/2013
- Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu :
không có.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bến Tre, ngày 11 tháng 04 năm 2016


Người nộp đơn

Đoàn Phương Chi



×