TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên
Lớp
Khoá
Giáo viên hướng dẫn
: NguyÔn ThÞ Thñy
: Anh 8
: 44
: GS. TS. NguyÔn ThÞ M¬
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ, NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ TĂNG
CƢỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 5
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM 5
1. KHÁI NIỆM VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 5
2. TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 6
3. VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH
TẾ VIỆT NAM 10
3.1. DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ LÀ KHU VỰC CÓ NHỮNG ĐÓNG
GÓP ĐÁNG KỂ CHO SỰ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 11
3.2. DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠO NHIỀU VIỆC LÀM CHO
NGƢỜI LAO ĐỘNG 12
3.3. DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ LÀ KHU VỰC THU HÚT NGUỒN
VỐN TRONG NHÂN DÂN 12
3.4. DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG
TRONG VIỆC HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP LỚN, LÀM CHO NỀN
KINH TẾ THÊM NĂNG ĐỘNG, HIỆU QUẢ 13
3.5. DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ DỄ KHAI THÁC TIỀM NĂNG
PHONG PHÚ TRONG NHÂN DÂN 13
3.6. DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ GÓP PHẦN NÂNG CAO THU
NHẬP DÂN CƢ 13
3.7. DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG
TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 14
II. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 15
1. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 15
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH 16
1.2. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 17
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP 19
2. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP 23
1
2.1. CHỈ TIÊU ĐỊNH LƢỢNG 24
2.2. CHỈ TIÊU ĐỊNH TÍNH 24
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ261. CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP 26
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 26
1.2. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI DOANH NGHIỆP 28
2. MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 29
3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƢỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY 31
3.1. TĂNG CƢỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM
GIẢM CHI PHÍ ĐẦU VÀO CHO CÁC SẢN PHẨM 32
3.2. TĂNG CƢỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM ĐẨY
MẠNH KHAI THÁC THÔNG TIN VỀ THỊ TRƢỜNG 32
3.3. TĂNG CƢỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM
NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIN HỌC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TRONG
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM 34
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ Ở VIỆT NAM 35
I. ĐÁNG GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM 35
1. THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG, KỸ THUẬT CHO
VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM 35
1.1. HẠ TẦNG KỸ THUẬT 35
1.2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 44
2. THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 46
2.1. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DOANH NGHIỆP 46
2
2.2. MỨC ĐỘ VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 48
II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT
NAM531. THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC MỞ RỘNG THỊ TRƢỜNG
CHO SẢN PHẨM THÔNG QUA TĂNG CƢỜNG MARKETING ĐIỆN TỬ 53
1.1. MARKETING ĐIỆN TỬ 53
1.2. NHỮNG KẾT QUẢ BƢỚC ĐẦU 54
1.3. NHỮNG HẠN CHẾ 58
2. THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
THÔNG QUA TĂNG CƢỜNG ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 58
2.1. NHỮNG KẾT QUẢ BƢỚC ĐẦU 58
2.2. NHỮNG HẠN CHẾ 62
3. THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VỀ THU HÚT
KHÁCH HÀNG THÔNG QUA PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ . 63
3.1. THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ GIÚP DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
THU HÚT KHÁCH HÀNG MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG PHỤC
VỤ KHÁCH HÀNG 63
3.2. THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ GIÚP DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TĂNG DOANH THU 65
3.3. NHỮNG HẠN CHẾ 68
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HẬU
WTO 70
I. DỰ BÁO SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ HẬU WTO 70
1. CƠ SỞ DỰ BÁO 70
1.1. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ ĐI TẮT ĐÓN ĐẦU
NHẰM TẬN DỤNG CƠ HỘI KINH DOANH SAU KHI VIỆT NAM GIA
NHẬP WTO 70
1.2. WTO VÀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 73
2. NHỮNG YÊU CẦU VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM 75
3
II. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ 77
1. NHÓM GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 77
1.1. TĂNG CƢỜNG ĐẦU TƢ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐỂ NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC - YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP771.2. TĂNG CƢỜNG ĐÀO
TẠO NGOẠI NGỮ KẾT HỢP VỚI ĐÀO TẠO ĐỒNG BỘ VỀ CHUYÊN MÔN,
VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC DỰ BÁO CỦA
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 80
2. NHÓM GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN
PHẨM, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TRÊN CƠ SỞ TĂNG CƢỜNG PHÁT
TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 82
2.1. PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỂ TIẾT KIỆM CHI PHÍ,
HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ 82
2.2. PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỂ RÚT NGẮN THỜI GIAN
ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG VÀ TIẾT KIỆM CHI PHÍ 83
3. NHÓM GIẢI PHÁP KHÁC 85
3.1. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NHÀ NƢỚC 85
3.2. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP 88
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 1: TỶ LỆ DOANH NGHIỆP PHÂN THEO QUY MÔ LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN
2001-2006 8
BẢNG 2: SỐ LƢỢNG DN PHÂN THEO QUY MÔ LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2001-2006
8
BẢNG 4: ĐÓNG GÓP VÀO GDP CỦA DNVVN GIAI ĐOẠN 2001-2005 11
BẢNG 5: SO SÁNH SỰ PHÂN BỔ MÁY TÍNH CỦA DOANH NGHIỆP QUA CÁC
NĂM 2006-2008 39
BẢNG 6: PHÂN BỔ MÁY TÍNH TRONG DOANH NGHIỆP THEO NGÀNH 40
BẢNG 7: CƠ CẤU ĐẦU TƢ CHO CNTT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NĂM 2004-
2005. 50
BẢNG 8: CHUYỂN BIẾN TRONG ĐẦU TƢ CNTT VÀ TMĐT CỦA DOANH NGHIỆP
QUA CÁC NĂM 2005-2008 51
BẢNG 9: CƠ CẤU ĐẦU TƢ CHO CNTT TRONG DOANH NGHIỆP QUA CÁC NĂM
2004-2007 60
BẢNG 10: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC DỤNG CỦA THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA DOANH
NGHIỆP QUA CÁC NĂM 2005-2008 64
BẢNG 11: ĐỐI TƢỢNG KHÁCH HÀNG CỦA WEBSITE DOANH NGHIỆP 2006 64
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
HÌNH 1: QUY MÔ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐƢỢC ĐIỀU TRA NĂM 2008
36
HÌNH 2: PHÂN BỔ MÁY TÍNH TRONG DOANH NGHIỆP NĂM 2008 38
HÌNH 3: CÁC LOẠI MẠNG NỘI BỘ CỦA DOANH NGHIỆP QUA CÁC NĂM 2006-
2008 41
HÌNH 4: MỨC ĐỘ TIẾP CẬN INTERNET CỦA DOANH NGHIỆP QUA CÁC NĂM
2004-2008 42
HÌNH 5: HÌNH THỨC TRUY CẬP INTERNET CỦA DOANH NGHIỆP QUA CÁC
NĂM 2004-2008 43
HÌNH 6: TỶ LỆ NHÂN VIÊN SỬ DỤNG MÁY TÍNH THƢỜNG XUYÊN 44
1
HÌNH 7: TỶ LỆ DOANH NGHIỆP CÓ CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH VỀ CNTT VÀ
TMĐT QUA CÁC NĂM 2004-2007 46
HÌNH 8: LỘ TRÌNH ỨNG DỤNG CNTT TRONG DOANH NGHIỆP
()
48
HÌNH 9: HÌNH THỨC ĐÀO TẠO CNTT CHO CÁN BỘ THEO QUY MÔ DOANH
NGHIỆP NĂM 2008 61
HÌNH 10: MỨC ĐỘ THAM GIA SÀN GIAO DỊCH TMĐT CỦA DOANH NGHIỆP
NĂM 2008 66
HÌNH 11: CHUYỂN BIẾN TRONG DOANH THU TỪ ỨNG DỤNG TMĐT QUA CÁC
NĂM 2005-2008 66
HÌNH 12: QUY MÔ DOANH NGHIỆP THAM GIA SÀN GIAO DỊCH TMĐT 68
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADSL:
Đường thuê bao số không đối xứng
(Asymmetric Digital Subscriber Line)
APEC:
Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương
(Asia - Pacific Economic Cooperation)
B2B:
Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
(Business to Business)
B2C:
Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cá nhân
(Business to Consumer)
C2C:
Giao dịch thương mại điện tử giữa cá nhân với cá nhân
(Consumer to Consumer)
CNTT:
Công nghệ thông tin
DN:
Doanh nghiệp
DNNN:
Doanh nghiệp nhà nước
DNVVN:
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
ĐTNN:
Đầu tư nước ngoài
TMĐT:
Thương mại điện tử
TNHH:
Trách nhiệm hữu hạn
UN/CEFACT
:
Tổ chức Hỗ trợ thương mại và thương mại điện tử của Liên Hợp Quốc
(United Nations Centre for Trade Facilitation and Electronic
Business)
UNCITRAL:
ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế
(United Nations Conference on International Trade Law)
UNCTAD:
Diễn đàn Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển
(United Nations Conference on Trade and Development)
VCCI:
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(Vietnam Chamber of Commerce and Industry)
WTO:
Tổ chức Thương mại Quốc tế
(World Trade Organization)
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những mục
tiêu hàng đầu trong định hướng phát triển đất nước, đặc biệt là đối với Việt Nam.
Trong xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam cũng từng bước hội nhập với nền kinh tế
thế giới bằng việc tích cực tham gia kí kết các hiệp định song phương, đa phương,
tham gia vào các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới. Việc trở thành
thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội phát
triển cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, với số lượng đông đảo đã và đang
khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp vừa và
nhỏ đã sản xuất nhiều loại hàng hóa, đa dạng phù hợp với quy mô và dung lượng thị
trường phân tán, có khả năng giải quyết công ăn việc làm tại chỗ, khai thác các
nguồn nguyên liệu địa phương, góp phần thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ
cũng có những hạn chế về quy mô và tiềm lực vật chất, khó khăn về mặt công nghệ.
Khi tham gia vào thương mại quốc tế, cơ hội và thị trường kinh doanh của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa được mở rộng nhưng những thách thức cũng tăng lên.
Doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với những doanh nghiệp trên khắp thế giới
nhiều kinh nghiệm với mức độ hiện đại hóa, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin
ở mức cao. Trong khi đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ với trình độ công nghệ còn lạc
hậu và những hạn chế về ứng dụng công nghệ thông tin đã làm giảm năng lực cạnh
tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài.
Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã đánh dấu một triển vọng mới cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy
nhiên, một thách thức mới đặt ra cho các doanh nghiệp là làm thế nào để có thể đi
tắt đón đầu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình để chủ động
tham gia thị trường thế giới?
2
Có rất nhiều biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
vừa và nhỏ nhưng một trong những biện pháp quan trọng nhất là cần tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin để tận dụng và khai thác tối đa những thành tựu của
công nghệ thông tin cho hoạt động của doanh nghiệp. Trên thế giới, công nghệ
thông tin đã được ứng dụng rộng rãi trong kinh doanh, trong quản lý doanh nghiệp
nhưng ở Việt Nam, với doanh nghiệp vừa và nhỏ, vấn đề thật không đơn giản. Làm
thế nào để doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có thể tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình? Để trả lời câu
hỏi này cần phải có sự nghiên cứu một cách cụ thể vấn đề này.
Với những lý do trên đây, em đã chọn đề tài: “Tăng cƣờng ứng dụng công
nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở Việt Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp đại học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, những
tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam và
sự cần thiết phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam và mối quan hệ giữa tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin với nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đề xuất giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, đáp
ứng yêu cầu của nền kinh tế trong giai đoạn hậu WTO.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nêu trên, khóa luận có nhiêm vụ:
Làm rõ những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ, về năng lực
cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nêu bật vai trò của công nghệ thông tin trong việc nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ
3
Phân tích sự cần thiết phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin, thực trạng năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đề xuất giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận:
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề liên quan đến năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, đến công nghệ thông tin
và mối quan hệ giữa nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ
thông qua tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.
- Phạm vi nghiên cứu của khóa luận:
Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp đại học, do thời gian và trình
độ còn hạn hẹp, người viết không có tham vọng giải quyết mọi vấn đề liên quan đến
đề tài của khóa luận. Giới hạn phạm vi của khóa luận, vì vậy, chỉ là những vấn đề
sau đây:
Làm rõ doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung, không đi vào chi tiết về
phạm vi hoạt động, vốn, nguồn lực, v.v…
Phân tích sự tác động của việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin đối với nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung,
không đi sâu vào ngành nghề hoạt động.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận, các phương pháp nghiên cứu tổng hợp sau đây đã
được áp dụng: phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp thống kê, phương pháp
phân tích tổng hợp, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp luận giải, so sánh và
đưa ra nhận xét cá nhân.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa
luận bao gồm 3 chương:
4
Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp vừa và nhỏ và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chương 2: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường ứng dụng CNTT nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hậu
WTO.
5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ, NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ VÀ TĂNG CƢỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNVVN trước hết cũng là một doanh nghiệp. Vì vậy, DNVVN mang đặc
điểm của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp, theo qui định của Luật Doanh nghiệp
năm 2005, được hiểu là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch
ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực
hiện các hoạt động kinh doanh. Trong đó, kinh doanh được hiểu là việc thực hiện
liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Như vậy, DNVVN trước hết cũng là một tổ chức kinh tế, được thành lập hợp pháp
nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh để thu lợi nhuận.
Trong nền kinh tế thị trường, quá trình từ sản xuất đến lưu thông hàng hóa,
dịch vụ đã hình thành nên các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Mỗi loại hình
doanh nghiệp lại có quy mô khác nhau tương ứng với nguồn lực của mình, từ đó có
sự phân biệt giữa DNVVN song song tồn tại với doanh nghiệp lớn trong mọi nền
kinh tế. Tuy còn nhiều khó khăn, song DNVVN ở Việt Nam đã và đang khẳng định
vai trò, vị thế của mình trong nền kinh tế. Chính vì vậy việc đưa ra một khái niệm
về DNVVN là cần thiết, tạo thuận lợi cho công tác quản lý, thống kê và xem xét quá
trình phát triển của DNVVN.
Ở Việt Nam, cho đến trước năm 1998, khái niệm về DNVVN chưa được quy
định trong một văn bản pháp lý nào. Quan niệm về DNVVN ở Việt Nam vì vậy mà
rất khác nhau tùy theo cách xem xét và tiêu chí đánh giá. Điều này tạo ra sự thiếu
nhất quán và khó khăn trong việc đưa ra khái niệm về DNVVN.
6
Ngày 20/06/1998, Thủ tướng Chính phủ đã có Quy định tại công văn
681/CP-KTN xác định tiêu thức về DNVVN tạm thời trong giai đoạn này, đó là:
DNVVN là những doanh nghiệp có vốn điều lệ trung bình dưới 5 tỷ VNĐ và có số
lao động trung bình dưới 200 người. Tuy mới chỉ là tiêu chí quy ước tạm thời mang
tính hành chính để xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ DNVVN nhưng có thể coi
đây là bước đi đầu tiên trong việc xác định DNVVN. Theo Quy định này, doanh
nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động dưới 30 người và vốn dưới 1 tỷ VNĐ,
doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có vốn từ 1 đến 5 tỷ. Đối với doanh nghiệp công
nghiệp thì doanh nghiệp nhỏ có vốn dưới 1 tỷ trở xuống, các doanh nghiệp thương
mại và dịch vụ thì số lao động dưới 30 người.
Ngày 23/11/2001, một mặt tham khảo quy định của nhiều nước trên thế giới,
mặt khác, căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội Việt Nam, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNVVN. Nghị định này là cơ
sở pháp lý để xác định khái niệm về DNVVN ở Việt Nam hiện nay. Theo quy định
tại điều 3 của Nghị định này: “doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất kinh
doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký
không quá 10 tỷ đồng hoặc có số lao động trung bình hàng năm không quá 300
người”.
Từ Quy định này, có thể hiểu DNVVN ở Việt Nam là các tổ chức kinh tế có
tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy
định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh và có vốn
đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc có số lao động không quá 300 người. DNVVN
ở Việt Nam bao gồm tất cả các doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện trên, không
phân biệt hình thức sở hữu hay ngành nghề kinh doanh.
2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ
Căn cứ vào Nghị định số 90/2001/NĐ-CP nói trên về trợ giúp phát triển với
DNVVN có hai tiêu chí để xác định DNVVN ở Việt Nam, đó là: tiêu chí về vốn và
tiêu chí về số lượng lao động trung bình hàng năm. Cũng theo Nghị định này, căn
cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực
7
hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả 2
chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên.
Các tiêu chí để xác định DNVVN ở Việt Nam không có quy định về định
lượng tối thiểu và do đó DNVVN theo định nghĩa của Việt Nam bao gồm cả các
doanh nghiệp siêu nhỏ theo cách hiểu của nhiều quốc gia khác
(1)
. Khái niệm về
DNVVN ở Việt Nam tương tự như định nghĩa của Liên minh Châu Âu, xác định
doanh nghiệp vừa và nhỏ là các doanh nghiệp có ít hơn 250 lao động tồn tại dưới
bất kì hình thức pháp lý và cơ cấu sở hữu nào
(2)
.
Tuy nhiên, tiêu chí về DNVVN nêu trên đã và đang tỏ ra bất cập. Vì vậy,
việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 90/2001/NĐ-CP nói trên là cần thiết. Bộ Kế hoạch
và Đầu tư đã đưa ra đề nghị sửa đổi tiêu chí xác định DNVVN trên nguyên tắc làm
rõ hơn các tiêu thức đang được quy định tại Nghị định 90/2001/NĐ-CP. Cụ thể, tiêu
chí vốn đăng ký thay vì mức cố định là không quá 10 tỷ đồng sẽ được xác định cho
từng ngành theo hệ thống ngành cấp 1 của Hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân
hoặc phân theo 3 khu vực theo hệ thống tài khoản quốc gia. Đối với tiêu chí số lao
động trung bình hàng năm không quá 300 người, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề
nghị chỉ nên coi đây là một trong những thông tin ban đầu để phân loại đối tượng, vì
pháp luật hiện hành không quy định doanh nghiệp đăng ký tiêu chí này khi đăng ký
kinh doanh. Ngoài ra, tiêu chí doanh thu cũng đang được đề xuất để coi như là một
trong ba tiêu chí xác định DNVVN. Các doanh nghiệp chỉ cần thỏa mãn một trong
ba tiêu chí này thì sẽ được coi là DNVVN và được hưởng các chính sách hỗ trợ của
Nhà nước đối với DNVVN.
Theo hai tiêu chí phân loại trên, số lượng DNVVN ở Việt Nam chiếm tỷ lệ
rất lớn (xem Bảng 1).
(
1)
Hoa Kỳ định nghĩa doanh nghiệp siêu nhỏ là một doanh nghiệp với 10 nhân viên trở xuống (kể cả những
thành viên trong gia đình làm việc không lương) do người nghèo sở hữu và điều hành. (Nguồn: Tạp chí điện
tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 2 năm 2004).
8
Bảng 1: Tỷ lệ doanh nghiệp phân theo quy mô lao động giai đoạn 2001-2006
Đơn vị tính: Tỷ lệ %
Năm
Qui mô lao động
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Dưới 5 lao động
24,5
23,1
19,2
18,2
19,6
20,5
12,8
5-9 lao động
25,8
26,9
28,8
28,4
28,8
30,7
44,1
10-49 lao động
28,5
30,5
32,9
35,0
35,4
34,5
30,0
50-199 lao động
13,3
12,2
12,0
11,8
10,7
9,7
8,9
200-299 lao động
2,7
2,3
2,2
2,0
1,7
1,4
1,3
Tổng số DNVVN
94,3
94,9
95,1
95,4
96,1
96,8
97,2
300-499 lao động
2,5
2,2
2,2
1,9
1,6
1,4
1,2
500-999 lao động
1,9
1,7
1,7
1,6
1,3
1,1
1,0
1.000-4.999 lao
1,2
1,0
1,0
0,9
0,8
0,7
0,7
5.000 lao động trở lên
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
Tổng số DN không phải DNVVN
5,7
5,1
4,9
4,6
3,9
3,2
2,8
Nguồn: Tổng cục thống kê- Thực trạng DN qua kết quả điều tra năm 2001-2007
Nếu xem xét về quy mô lao động của DN, bảng 2 dưới đây sẽ cung cấp cái
nhìn cụ thể hơn về DNVVN ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm
2006.
Nhìn từ bảng 2, có thể thấy gần 87% tổng số doanh nghiệp Việt Nam trong giai
đoạn từ năm 2001 đến năm 2006 có từ 49 lao động trở xuống và 57% có dưới 10
lao động, trong khi đó có dưới 3% số doanh nghiệp có lao động thường xuyên trên
300 người.
Số lượng các DNVVN ngày càng tăng, đồng thời qui mô nguồn vốn các
doanh nghiệp cũng mở rộng. Năm 2000, số DNVVN có nguồn vốn dưới 0,5 tỷ
(
2)
EU định nghĩa một doanh nghiệp với: 1-9 lao động là doanh nghiệp siêu nhỏ, 10 -49 lao động là doanh
nghiệp nhỏ, và 50 – 249 lao động là doanh nghiệp vừa.
9
chiếm vị trí áp đảo (38,5%) nhưng năm 2006 đã giảm xuống còn 12,1%. Tỷ lệ
DNVVN có nguồn vốn từ 1-5 tỷ tăng dần qua các năm, từ 25,4% năm 2000 lên
48,7% năm 2006, số doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguồn vốn từ 5-10 tỷ cũng tăng
qua các năm (xem Bảng 3).
Bảng 2: Số lƣợng DN phân theo quy mô lao động giai đoạn 2001-2006
Đơn vị tính: số ngƣời
Năm
Quy mô lao động
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Dưới 5 lao động
10.169
11.932
12.079
13.091
17.977
23.188
16.834
5-9 lao động
10.900
13.896
18.139
20.438
26.459
34.632
57.980
10-49 lao động
12.071
15.737
20.718
25.220
32.443
38.957
39.366
50-199 lao động
5.633
6.304
7.541
8.531
9.808
10.933
11.683
200-299 lao động
1.124
1.193
1.354
1.407
1.535
1.626
1.737
Tổng số DNVVN
39.897
49.062
59.831
68.687
88.222
109.336
127.600
300-499 lao động
1.047
1.156
1.354
1.403
1.511
1.555
1.528
500-999 lao động
815
883
1.043
1.181
1.203
1.188
1.259
1.000-4.999 lao động
495
539
638
684
764
801
864
Trên 5.000 lao động
34
40
42
57
56
70
81
Tổng số DN không
phải là DNVVN
2.391
2.618
3.077
3.325
3.534
3.614
3.732
Nguồn: Tổng cục thống kê- Thực trạng DN qua kết quả điều tra năm 2001-2007
Bảng 3: Tỷ lệ doanh nghiệp phân theo quy mô nguồn vốn giai đoạn 2001-2006
Đơn vị tính: Tỷ lệ %
Năm
Quy mô nguồn vốn
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Dưới 0,5 tỷ VND
38,5
35,5
29,6
26,1
25,3
23,6
12,1
0,5-1 tỷ VND
15,5
16,3
17,5
18,0
17,6
18,1
16,6
1-5 tỷ VND
25,4
28,2
32,0
34,4
35,7
37,1
48,7
10
5-10 tỷ VND
6,5
6,5
7,1
7,6
8,0
8,2
9,6
Tổng số DNVVN
85,9
86,9
86,2
86,1
86,6
87,0
87,1
10-50 tỷ VND
9,4
8,9
9,2
9,2
9,0
8,9
8,8
50-200 tỷ VND
3,6
3,4
3,4
3,5
3,2
2,9
2,9
200-500 tỷ VND
0,7
0,7
0,8
0,8
0,8
0,8
0,8
Trên 500 tỷ VND
0,5
0,4
0,4
0,4
0,4
0,4
0,5
Tổng số DN không phải là DNVVN
14,1
13,6
13,8
13,9
13,4
13,0
12,9
Nguồn: Tổng cục thống kê- Thực trạng DN qua kết quả điều tra năm 2001-2007
3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam
Ở nhiều nước, DNVVN được biết đến là cơ sở sản xuất - kinh doanh có khả
năng:
- Đóng góp vào GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế;
- Tạo việc làm cho người lao động với chi phí thấp;
- Tăng tiết kiệm, làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn;
- Phát huy và tận dụng các nguồn lực địa phương;
- Gieo mầm cho các tài năng kinh doanh;
- Giảm chênh lệch thu nhập giữa các bộ phận dân cư;
- Cải thiện các mối quan hệ kinh tế, v.v
Vai trò này không chỉ các nước phát triển mà các nước đang phát triển cũng
thừa nhận.
Với một nước có nền kinh tế phát triển, các DNVVN là một lực lượng quan
trọng của nền kinh tế Mỹ, tạo ra gần một nửa tổng sản lượng hàng năm của nền kinh
tế, chiếm 52% tổng sản lượng lao động. Khu vực DNVVN của Mỹ tạo ra tới 75%
tổng số việc làm mới hàng năm của nền kinh tế Mỹ và đại diện cho 99.7% giới sử
dụng lao động (employer) và 97% các nhà xuất khẩu Mỹ.
Ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là nước có nền kinh tế khá tiêu biểu, theo
điều tra của Tập đoàn tài chính công nghiệp Thái Lan, năm 2002, DNVVN chiếm
khoảng 95% số doanh nghiệp công nghiệp, tuyển dụng từ 85%- 90% lực lượng lao
động, đóng góp trên 50% GDP, có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm và xuất
11
khẩu, phát triển kinh tế ở các vùng lạc hậu ở Thái Lan, là một kết cấu hạ tầng quan
trọng cho các công ty xuyên quốc gia trong và ngoài nước hoạt động tại Thái Lan.
(3)
Ở Việt Nam, DNVVN tạo ra hơn 50% việc làm cho lao động làm việc trong
doanh nghiệp nói chung. Với lợi thế như phát triển ở mọi vùng miền của đất nước,
mọi ngành kinh tế; là phương thức hữu hiệu để huy động nguồn lực từ người dân
cho phát triển kinh tế; tạo nhiều việc làm và thu nhập; DNVVN còn có vai trò quan
trọng trong làm cho nền kinh tế trở nên linh hoạt, dễ thích ứng với những biến động
của kinh tế toàn cầu. Như vậy, DNVVN ở Việt Nam có vai trò quan trọng thể hiện
ở những điểm cụ thể sau:
3.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là khu vực có những đóng góp đáng kể cho sự
tăng trƣởng kinh tế
Căn cứ vào hai chỉ tiêu phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Nghị định
90/2001/NĐ-CP, theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong tổng số 350.000 doanh nghiệp
đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay có khoảng 95% là DNVVN, trong đó phần
lớn là doanh nghiệp tư nhân. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong năm 2008,
DNVVN đóng góp trên 30% GDP và nộp 17,64% tổng ngân sách thu từ các doanh
nghiệp. Đóng góp của DNVVN vào GDP tăng đều qua các năm, trong đó, khu vực
doanh nghiệp ngoài quốc doanh đóng góp nhiều nhất (xem Bảng 4).
Bảng 4: Đóng góp vào GDP của DNVVN giai đoạn 2001-2005
Khu vực
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
Tỷ đồng
484.493
518.408
613.443
715.307
837.858
DNNN
Tỷ đồng
186.958
200.045
239.736
279.704
321.942
DN ngoài quốc doanh
Tỷ đồng
234.011
250.392
284.963
327.347
382.743
DN có vốn ĐTNN
Tỷ đồng
63.524
67.971
88.714
108.256
133.173
Tổng số DNVVN
%
100
100
100
100
100
DNNN
%
38,6
38,4
39,2
39,1
38,4
DN ngoài quốc doanh
%
48,3
47,8
46,4
45,8
45,7
DN có vốn ĐTNN
%
13,1
13,8
14,4
15,1
15,9
Nguồn: Tổng cục thống kê - kết quả khảo sát thực trạng doanh nghiệp 2001-2005,
(
3)
Nguồn: DNVVN trong nền kinh tế - Kinh nghiệm trong nước và quốc tế, Đại học KHXH & NV, NXB Thế
12
NXB Thống kê.
3.2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động
Việt Nam là một nước đang phát triển, có mật độ dân số cao, lực lượng lao
động tăng nahnh, quy mô vốn tích lũy nhỏ, vì vậy phát triển DNVVN ở nước ta là
một lựa chọn đúng đắn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các doanh nghiệp lớn trong việc tạo ra
việc làm cho người lao động, tuy nhiên, thực tế cho thấy các DNVVN lại là những
đối tượng tạo ra nhiều việc làm cho xã hội.
Số doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể mới thành lập kết hợp với số doanh
nghiệp mở rộng quy mô và địa bàn kinh doanh trong gần 6 năm qua đã tạo thêm gần
2 triệu chỗ làm việc mới, đưa tổng số lao động làm việc ở khu vực kinh tế tư nhân
và hộ kinh doanh cá thể lên đến khoảng 6 triệu người và chiếm khoảng 17% lực
lượng lao động. Các DNVVN đã trở thành nguồn cung chủ yếu về chỗ làm việc mới
cho người lao động.
(4)
3.3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là khu vực thu hút nguồn vốn trong nhân dân
Vấn đề vốn là vấn đề quan trọng khi quyết định thành lập doanh nghiệp. Nhờ
có vốn mới có thể kết hợp được các yếu tố khác như lao động, đất đai, công nghệ và
quản lý. Tuy nhiên, một nghịch lý hiện nay là các doanh nghiệp thiếu vốn trầm
trọng trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi tiềm ẩn trong nền kinh tế chưa được huy
động và khai thác một cách có hiệu quả. Trong tình trạng đó, chính các DNVVN là
các đơn vị trực tiếp tiếp xúc với người cho vay, gây được niềm tin và có thể huy
động được nhiều nguồn vốn. Ngoài ra, việc khởi sự doanh nghiệp với lợi thế vốn
nhỏ, khả năng thu hồi nhanh, tính chất phân tán, rải rác, đi sâu vào nhiều vùng,
nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế như DNVVN là cơ hội để huy động được các
nguồn vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư vào sản xuất kinh doanh. Chẳng
hạn hình thức doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, hợp tác xã vừa huy động nguồn
vốn tự có của cá nhân, vừa tận dụng được các nguồn đầu tư đa dạng trong nền kinh
giới, 2005.
(
4)
Nguồn: Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ trong bối cảnh hội nhập WTO, tác giả Nguyễn Văn Phương, Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh (30/7/2008).
13
tế. Từ đó dần dần tạo ra tập quán tiêu dùng vào đầu tư cho sản xuất kinh doanh thay
vì chỉ để tiền nhàn rỗi.
3.4. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các
doanh nghiệp lớn, làm cho nền kinh tế thêm năng động, hiệu quả
Vai trò của DNVVN trong việc hỗ trợ cho doanh nghiệp lớn thể hiện ở việc
làm đại lý, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, giúp phân phối, tiêu thụ hàng hóa,
cung cấp nguyên liệu, thâm nhập vào mọi ngõ ngách của thị trường mà doanh
nghiệp lớn không với tới.
Thực tiễn cho thấy hoạt động thương mại ngày nay thường tập trung phần
lớn vào các doanh nghiệp lớn có lợi thế kinh tế nhờ quy mô và phạm vi hoạt động.
Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng, cũng như những tiến bộ kỹ thuật, ở nhiều
quốc gia, đã có tác dụng hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp lớn. Toàn
cầu hóa cũng có những ảnh hưởng tích cực khi các doanh nghiệp mở rộng hoạt
động ngoài biên giới quốc gia, trở thành các tập đoàn xuyên quốc gia. Tất cả dường
như còn ở phía trước đối với DNVVN. Thị trường ngày càng có sự phân đoạn đã
giúp cho các DNVVN trở nên quan trọng hơn. Các DNVVN có thể có lợi thế cạnh
tranh dựa trên sự linh hoạt và khả năng thích nghi với thị trường, đặc biệt là trong
lĩnh vực kinh doanh, lợi thế kinh tế nhờ quy mô ngày càng ít quan trọng.
3.5. Doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ khai thác tiềm năng phong phú trong nhân dân
Hiện nay, còn nhiều tiềm năng trong nhân dân chưa được khai thác: tiềm
năng về trí tuệ, tay nghề tinh xảo, lao động, vốn, điều kiện tự nhiên, bí quyết
nghề,v.v Việc phát triển các doanh nghiệp sản xuất trong các ngành nghề truyền
thống trong nông thôn hiện nay là một trong những hướng quan trọng để sử dụng
tay nghề tinh xảo của các nghệ nhân mà hiện đang có xu hướng bị mai một dần, thu
hút lao động nông thôn, phát huy lợi thế của từng vùng để phát triển.
3.6. Doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần nâng cao thu nhập dân cƣ
Việt Nam là một nước nông nghiệp, năng suất của nền sản xuất xã hội cũng
như thu nhập của dân cư còn thấp. Thu nhập của dân cư nông thôn chủ yếu dựa vào
nền nông nghiệp thuần nông. Việc phát triển các DNVVN ở thành thị và nông thôn
là phương hướng cơ bản tăng nhanh năng suất và thu nhập của dân cư.
14
Điều không kém quan trọng là thu nhập của dân cư được đa dạng hóa vừa có
ý nghĩa nâng cao mức sống của dân cư, vừa làm cho cuộc sống giảm bớt rủi ro hơn,
nhất là những vùng chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai.
3.7. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế
Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với khu vực nông thôn. Việc phát triển các
DNVVN có ý nghĩa lớn trong việc phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn,
xóa dần tình trạng thuần nông và độc canh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Hơn nữa, sự phát triển mạnh các DNVVN làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu
thành phần kinh tế thay đổi, các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên nhanh
chóng, các DNNN được sắp xếp và củng cố lại, kinh doanh có hiệu quả để phát huy
vài trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Như vậy, vai trò của DNVVN ngày càng tăng trong việc đóng góp vào sự
phát triển chung của nền kinh tế đất nước, tạo công ăn, việc làm cho người lao
động, huy động và sử dụng các nguồn vốn trong dân cư. Một tỷ lệ rất lớn các doanh
nghiệp Việt Nam là DNVVN và tham gia vào mọi lĩnh vực hoạt động của nền kinh
tế. Trong những năm qua, với sự phát triển vượt bậc về cả số lượng và chất lượng,
các DNVVN đã đóng góp quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế cũng nhu
đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Riêng tại TPHCM, năm 2003 tỷ trọng đóng góp
của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (chủ yếu là DNVVN) đạt 37,6% và năm
2004 là 38,9%. Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2003, số thu từ doanh nghiệp
dân doanh chiếm khoảng 15% tổng số thu ngân sách, tăng gần 30% so với cùng kì
năm trước. Tổng số lao động trong DNVVN chiếm khoảng 25-26% lực lượng lao
động xã hội. Suất đầu tư cho một chỗ làm việc ở DNVVN thấp, chỉ bằng 3-10% so
với doanh nghiệp lớn. Do đó, DNVVN là nơi có khả năng tiếp nhận phần lớn số lao
động hàng năm khi bước vào độ tuổi lao động và số lao động dôi dư do sắp xếp lại
DNNN hay cải cách hành chính. ở Hà Nội, các DNVVN là khu vực thu hút số lao
15
động nhiều nhất, khoảng 60% số lao động làm việc ở thành phố này
(5)
. Ngoài ra,
đây còn là khu vực năng động và thích ứng nhanh với những biến động trên thị
trường, góp phần giữ gìn và phát triển các ngành nghề truyền thống. Nhiều
DNVVN cũng đã phát triển các phương thức kinh doanh mới, góp phần vào sự thay
đổi của các doanh nghiệp theo hướng hiện đại và hiệu quả hơn, nhiều DNVVN trở
thành đại lý phân phối cho các hãng kinh doanh lớn trong và ngoài nước. Nhiều
doanh nghiệp đã áp dụng các phương thức phân phối mới qua hệ thống siêu thị,
trung tâm thương mại hiện đại, thuận lợi hơn cho người tiêu dùng. Thực tế ở nước
ta cũng cho thấy mối liên kết quan trọng giữa các DNVVN với doanh nghiệp lớn
như tổng công ty lớn của nhà nước, các tập đoàn xuyên quốc gia của nước ngoài
đang hoạt động tại Việt Nam. Trong khi các doanh nghiệp lớn đảm bảo cho
DNVVN về tài chính, công nghệ, thị trường và cả về tiêu chuẩn kỹ thuật và nghiên
cứu quản lý, các DNVVN đảm bảo cho các doanh nghiệp lớn về công nghiệp bổ
trợ, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm rộng khắp cả nước.
II. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế đều có sự tương tác với các
chủ thể khác của nền kinh tế. Sự tương tác đó có thể là sự hỗ trợ lẫn nhau hoặc là sự
cạnh tranh nhằm quyết định sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Hội nhập kinh tế quốc
tế đã mở rộng các mối quan hệ kinh tế nhưng cũng làm cho cạnh tranh trong môi
trường kinh doanh càng trở nên khốc liệt. Trong môi trường cạnh tranh, doanh
nghiệp nào có năng lực cạnh tranh hay lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ thì
doanh nghiệp đó sẽ tồn tại. Các doanh nghiệp tồn tại trong thị trường cạnh tranh
phải có những vị trí nhất định, chiếm lĩnh những thị trường nhất định. Chính môi
trường cạnh tranh đã thúc đẩy doanh nghiệp phải đưa ra những biện pháp nâng cao
(5)
Nguồn: Nâng cao hiệu quả hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, trang 20-22, Tạp chí Lao động &Xã
hội số 283 (từ 16/3- 31/3/2006).
16
năng lực cạnh tranh nhằm chiến thắng đối thủ. Do đó, việc tìm hiểu khái niệm cạnh
tranh trước khi nghiên cứu khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ giúp
cho chúng ta có một cách nhìn toàn diện hơn.
1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là điều tất yếu. Các học thuyết kinh
tế thị trường, dù trường phái nào cũng thừa nhận rằng: cạnh tranh chỉ xuất hiện và
tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi mà cung - cầu và giá cả hàng hóa là những
nhân tố cơ bản của thị trường, là đặc trưng cơ bản của thị trường, cạnh tranh là linh
hồn sống của thị trường.
Do các cách tiếp cận khác nhau với các mục đích nghiên cứu khác nhau nên
trong thực tế có nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh. Theo Các Mác: “ Cạnh
tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những
điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu
ngạch”.
(6)
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Cạnh tranh là hoạt động tranh đua
giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh
rong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các
điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”.
(7)
Cạnh tranh có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng: người sản
xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn bán rẻ; giữa người tiêu dùng với nhau để
mua được hàng hóa rẻ hơn, tốt hơn; giữa những người sản xuất để có những điều
kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ.
Từ các quan điểm về cạnh tranh của các nhà kinh tế, theo tác giả Nguyễn
Vĩnh Thanh, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu: “ Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở
đó các chủ thể ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt
được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy
khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối
(
6
)
Nguồn: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trang 164, Nxb Chính trị Quốc
gia 2002.
(
7)
Nguồn: Từ điển Bách khoa Việt Nam tập I, trang 357, Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam,
Hà Nội 1995.
17
cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với
người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng
và sự tiện lợi.”
(8)
Cạnh tranh là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa, xuất phát từ quy
luật giá trị của sản xuất hàng hóa. Trong sản xuất hàng hóa, sự tách biệt tương đối
giữa người sản xuất, sự phân công lao động xã hội tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh để
giành được những điều kiện thuận lợi hơn như gần nguồn nguyên liệu, nhân công
rẻ, gần thị trường tiêu thụ, giao thông vận tải tốt, khoa học kỹ thuật phát
triển nhằm giảm mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã
hội cần thiết để thu được nhiều lãi. Khi còn sản xuất hàng hóa, còn phân công lao
động thì còn có cạnh tranh.
Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh
mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc nhà sản xuất phải năng động, nhạy bén,
tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật, hoàn thiện
tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu
cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ, kém phát triển.
1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được sử dụng rộng rãi nhưng cho đến nay
vẫn chưa có sự nhất trí cao giữa các học giả, các nhà chuyên môn về khái niệm cũng
như cách đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia, cấp ngành và
doanh nghiệp.
Trong tác phẩm của mình, Micheal Porter cũng thừa nhận, không thể đưa ra
một định nghĩa tuyệt đối về khái niệm năng lực cạnh tranh. Theo ông, “ Để có thể
cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp phải có được lợi thế cạnh tranh dưới hình
thức hoặc là có được chi phí sản xuất thấp hơn hoặc là có khả năng khác biệt hóa
sản phẩm để đạt được những mức giá cao hơn trung bình. Để duy trì lợi thế cạnh
tranh, các doanh nghiệp cần ngày càng đạt được những lợi thế cạnh tranh tinh vi
(
8)
Nguồn: Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc
tế, tác giả Nguyễn Vĩnh Thanh, trang15-16, Nxb Lao động - Xã hội 2005.