Nói Về Chơi chữ
Chơi chữ là một nghệ thuật , nó đòi hỏi phải nhanh trí
và có một kiến thức rộng lớn .Đôi lúc đòi hỏi ở đầu óc dí dỏm , pha chút
châm chọc , ngạo đời .....
Chơi chữ là một nghệ thuật , nó đòi hỏi phải nhanh trí
và có một kiến thức rộng lớn .Đôi lúc đòi hỏi ở đầu óc dí dỏm , pha chút
châm chọc , ngạo đời ..... bm trước khi vào đề xin định nghĩa về :
1- Chơi chữ là gì ?
Ngày xưa các cụ nhà ta thích dùng chữ để tả cảnh , tả tình , nhiều khi
dùng chữ lắc léo để " móc " nhau , hoặc mĩa mai . Có những câu đố đọc
lên rất tục , nhưng lúc giảng thì thanh như :" Da trắng vỗ bì bạch " .
Hoặc nói lái nghe ra tục tỉu nhưng giảng thanh tao . Dùng cùng một vần ,
âm điệu giống nhau :
"Phất phất phóng phong phan , pháp phái phi phù , phù phụng Phật .
Căng căng canh cổ kệ , ca cao kỉ cứu , cứu cùng kinh ."
( Phất phất cờ phứơng bay trứơc gió , đạo pháp làm phép đốt bùa , bù thờ
Phật ;
Oanh oanh hòa giọng đọc kệ cổ , cất cao tiếng nghiền ngẩm kinh , nghiền
ngẩm đến cùng .)
Đây là câu đó chọc ghẹo ông sư móm và chú Tiểu ngọng của Ông Nguyễn
Khuyến .
Vậy chơi chữ là dùng phương thức diễn đạt đặc biệt , sao cho ở đó song
song tồn tại hai lựơng ngữ nghĩa khác hẳn nhau đựơc biểu đạt bởi cùng
một hình thức ngôn ngữ , nhằm tạo nên sự thú vị mang tính chất chữ nghĩa
. Càng làm phong phú thêm ngôn ngữ , văn chương Việt Nam .
2- Chơi chữ trong văn chương .
Trong văn chương có hai lối chơi chữ dựa vào ca['c phương tiện ngôn ngữ
đựơc thể hiện trong văn bản và kiểu chơi chữ dựa vào tiền giả định là dữ
kiện văn học , văn hóa .
2.1 Bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết .
a- Mô phỏng âm thanh .
" Hu ta tồ hề ! Tòng Xích Tùng chi tung tịch cốc ;
Phu nhi tri hĩ ! Trắc Hỗ sơn chi trắc tùng bi ."
Nguyễn Khuyến .
Hay một câu đố nhân gian , do đám học trò đê"n thăm thầy đồ , thấy nhà
đóng cửa mà bên trong thì nghe có tiếng rúc rích và tiếng giừơng kêu ọt
ẹt , các trò bấm nhau cừơi . Thầy thấy thẹn liền ra câu đối , nếu đối
đựơc thì mới mở cửa :
" Sĩ đáo ngọai gia , thầm bất thầm , thì bất thì, thầm thì thầm thì ."
Một anh nho sinh mới đối lại :
" Sư ngọa trung phòng , ọt bất ọt ,ẹt bất ẹt , ọt ẹt ọt ẹt ! "
CÙNG ÂM .
Nếu ai là ngừơi Huế , nhiều lúc trong câu nói có tính cách điệp âm , hay
hiểu hai , ba nghĩa . Vi dụ : Một ngừơi bạn vào nhà , con chó xù nhe
răng ra sủa . Cô chủ ngừơi Huế lớn tiếng bảo bạn :
- Không RĂNG mô .
- Răng : là cái răng ( nghĩa đen )
- Răng : là sao , chi , gì ....
Thành ra câu trên ngừơi Nam sẽ nói :" Không gì đâu " .
Làm sao con chó cả hàm răng dữ thế lại bảo không răng mô hehe e e e
Bài thơ của Tôn Thất Mỹ :
Không răng đi nữa cũng không răng ,
Chỉ có thua ngừơi một miếng ăn .
Miễn đựơc nguyên hàm nhai tóp tép ,
Không răng đi nữa cũng không răng .
Ý bài thơ nói về chiếc răng của tác giả bị rụng . Nhưng đựơc tin Triều
đình cho cho phục nguyên hàm tá lý , nhưng không hửơng lương ( Salary )
. Nhưng Không răng " ( Không có răng ) đồng âm với " không răng " (
không sao - từ địa phương ) .
" Nguyên hàm " vừa có nghĩa là còn hàm răng nguyênvẹn để nhai , vừa có ý
chỉ cái hàm ( Chức ) tá lý đựơc phục hồi sau khi bị tứơc đi .
Ngừơi Việt có cái tài là dùng văn hóa của nứơc khác chế biến thành văn
hóa mình .
Những tiếng nứơc ngòai :
- Cravat là cà - vạt . ( Cái nơ cổ)
- Marcatheur là Mặt -ác- tệ ( Tên Mỹ )
- Weamoreland là vét- mỡ -lợn .( Tên Mỹ )
- Corset là cút - xê . ( Xu chiêng )
- En France là Ăng Phoong ( Sang Pháp )
- Canard là cá - an'c ( Con vịt )
- Cochon là cô - soong ( Con lợn )
- La Poche là la - pốt ( Cái túi )
- L'argent 'à lạc - giòong ( Tiền bạc )
- Au revoir là ô voa ( Tạm biệt )
- Bâton là batoong ( cái gậy )
- NHIỀU NGHĨA .
Như Cha Mẹ đựơc gọi nhiều cách :
- Cha : Ba = Bố= Tiá = Bọ = Dựơng = Thầy = Papa . Nhiều khi con khó nuôi
còn gọi là Anh .
- Mẹ : Má = Mạ = Me = Bu = U = Dì = Mama .
Qua câu thơ :
Em đây là gái năm con ,
Chồng em rộng lựơng , em còn chơi xuân .
Xuân : Là mùa xuân , cũng là tuổi còn trẻ
- THEO LỐI DỰA VÀO PHƯƠNG NGỮ .
Tức là dựa vào ngữ âm , ngữ vựng .......của một phương ngữ để chơi chữ .
Đây hòan tòan theo văn chương mà không nên nghĩ lệch lối nhân gian . Đọc
bài thơ :
Trêu Cô Hàng Nứơc .
Bãn hạng nay cô đã mấy tuổi ?
Nứơc cô còn nõng hay đã nguồi ?
Lụng lặng trên treo dăm nắm nẹm ,
Lơ thơ dứơi móc một buồng chuối .
Bán dạn bán dày đều xoa mợ ,
Khoai ngựa khoai lang cụng chấm muồi .
Ăn uộng xong rồi tiền chư đụ ,
Biệt nhau chi cho chịu một vài buồi .
( Nguyễn Quỳnh )
Bài này nói theo giọng ngừơi Hà Tĩnh ( Thế kỷ 18 ) , đọc âm đa số theo
vần huyền , nghe ra gần như tục tỉu , nhưng không phải thế . Ngừơi ta
còn nghi tác giả là Trạng Quỳnh . Ta tạm chuyển âm phổ thông VN thử nha
Bán hàng nay cô đã mấy tuổi ?
Nứơc cô còn nóng hay đã nguội ?
Lũng lẳng trên treo dăm nắm nem ,
Lơ thơ dứơi móc một buồng chuối .
Bánh dán bánh dày đều xoa mỡ .
Khoai ngứa khoai lang cũng chấm muối ,
Ăn uống xong rồi tiền chưa đủ ,
Biết nhau cho chịu một vài buổi .
Đây là một bài thơ trêu ghẹo cô hàng nứơc . Vì vậy bài thơ vận dụng
phương ngữ chơi chữ nhiều hơn chú ý về vần luật .
NÓI LÁI .
Ngừơi Việt chúng ta trong đầu óc luôn có tánh trào lộng . Đọc lên nghe
có lý , nhưng trong ý hàm chứa sự nghịch ngợm , châm biếm .
Như Trạng Quỳnh là thơ chọc Bà Đòan Thị Điểm :
Nắng cực lúa mất mùa ,đứng đầu làng xin xỏ ,
Nở lòng nào chị chẳng cho .
Hoặc đảo chữ :
Lũ quỷ nay lại về lũy cũ,
Thầy tu mô Phật cũng thù Tây .
Trông khống vô phòng thấy trống không ,
Chứa chan sầu lệ chán chưa chồng .
Dòng châu lai láng dầu chong đợi ,
Bóng nhạn lưng chừng , bạn nhóng trông .
- CHƠI CHỮ THEO NGỮ ÂM .
Ngòai Bắc thời nho học thịnh hành , nên các cụ đồ ngồi hay nghĩ ra thơ
ghẹo nhau , đố tục , móc lò ..... Hình thức chơi chữ theo cách nhại âm ,
phỏng theo âm thanh , hay lối phiên âm Hán Việt . Thí dụ vài câu :
Bà già , bà giả , bà gia ,
Bà ra kẻ chợ , con ma bắt bà .
Chồng chổng chồng chông ,
Chồng bát , chồng đĩa , nồi hông cũng chồng .
Bác gì , bác xác bác xơ ,
Bác chết bao giờ , bác chả bảo tôi .Cô thỉ cô thi ,
Cô đang đương thì , cô kẹo với ai ?...
Muốn rằng tàu lặng tàu bay ,
Nên anh bỏ việc cấy cày anh đi .
Biết mà cu lít cu li ,
Thà rằng ở vậy nhà quê với nàng .
Nhà quê có họ có hàng ,
Có làng , có xóm , nhở nhàng có nhau .
- CHƠI CHỮ THEO LỐI ĐIỆP ÂM .
Lọai này thì bên ca dao không có nhiều , nhưng rơi rớt trong dân gian
cũng không ít . Hiện nay ngừơi ta sưu tầm đựơc một số :
Duyên duyên ý ý tình tình ,
Đây đây , đó đó , tình tình ta ta .
Năm năm tháng tháng , ngày ngày ,
Chờ chờ đợi đợi , rày rày , mai mai .
Nứơc chảy riu riu ,
Lộc bình trôi ríu ríu,
Anh thấy em nhỏ xíu ,
...... anh thương .
Sàng sàng lệ nhỏ cành mai ,
Dẫu không thành đừơng chồng vợ ,
Cũng nhớ hòai nghĩa xưa .
- CÙNG ÂM .
Trong dân gian , những lúc hội hè , đình đám , hay cùng nhau gặt lúa
trên đồng . Trai gái thừơng thách thức nhau về tài đối đáp , ăn nói lanh
lẹ qua câu hò , câu đối . Sau đây là một cặp trai trẻ đối nhau :
Một trăm thứ dầu , dầu chi không ai thắp ?
Một trăm thứ bắp , bắp chi không ai rang ?
Một trăm thứ than , than chi không ai quạt ?
Một trăm thứ bạc , bạc chi bán không ai mua ?
Trai nam nhi đối đặng , gái bốn mùa xin theo .
Nam nhi đáp lễ :
Một trăm thứ dầu , dầu xoa không ai thắp ;
Một trăm thứ bắp , bắp chuối chẳng ai rang ;
Một trăm thứ than , than thân không ai quạt ;
Một trăm thứ bạc , bạc tình chẳng ai mua :
Trai nam nhi đà đối đặng , gái bốn mùa tính răng ?
Nhưng cô gái thứ dữ đâu đã chịu thua , nàng lên tiếng hát lại :
Em hỏi anh trong các thứ dầu , có dầu chi là dầu không thắp ?
Trong các thứ bắp , bắp chi bắp không rang ?