Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức văn phòng tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, bộ khoa học và công nghệ giai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.81 KB, 77 trang )

1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

TRẦN ANH TUẤN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG TỔNG CỤC TIÊU
CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG,
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
GIAI ĐOẠN 2016-2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Hà Nội, tháng 5 năm 2016


2

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG TỔNG CỤC TIÊU
CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG,
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
GIAI ĐOẠN 2016-2020

Người thực hiện: Trần Anh Tuấn


Lớp: CCLLCT liên bộ Y tế - KHCN – LĐTBXH ( Khóa 2014-2016)
Chức vụ: Chánh Văn phòng Tổng cục
Đơn vị công tác: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Bộ Khoa học và công nghệ

Hà Nội, tháng 5 năm 2016

2


3
LỜI CÁM ƠN
Sau gần hai năm học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành đê
án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị với đê tài “Nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức của Văn phòng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2016-2020”
Tôi xin trân trọng cảm các thầy cô giáo Học viện Chính trị khu vực I đã
nhiệt tình lên lớp truyên tải kiến thức, kinh nghiệm cho tất cả học viên nói
chung và tác giả nói riêng trong suốt quá trình học tập tại Học viện.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí Lãnh
đạo Tổng cục, Lãnh đạo Văn phòng Tổng cục, Vụ Tổ chức cán bộ và đội ngu
cán bộ công chức Văn phòng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã
tạo mọi điêu kiện tốt nhất, hỗ trợ giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
đê án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các tập thể, cá nhân, bạn bè
lớp Cao cấp lý luận chính trị Liên bộ Y tế, Khoa học và Công nghệ, Lao động
và thương binh xã hội khóa (2014-2016) đã quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong
quá trình thực hiện đê án tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày30 tháng 5 năm 2016

NGƯỜI THỰC HIỆN

Trần Anh Tuấn

3


4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Các ký hiệu, từ viết tắt

Nội dung

KHCN

Khoa học và Công ngệ

TCĐLCL

Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

VPTC

Văn phòng Tổng cục

CBCC

Cán bộ công chức


QLHCNN

Quản lý Hành chính Nhà nhước

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

VBQPPL

Văn bản Quy phạm pháp luật

HCTH

Hành chính tổng hợp

XDCB

Xây dựng cơ bản

TV3


Tài vụ 3

Q.Tr

Quản trị

4


5
MỤC LỤC

5


6
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn Đề án
Cán bộ, công chức có một vị trí quan trọng không thể thiếu trong nên
hành chính Nhà nước. Hiệu quả của bộ máy quản lý hành chính nhà nước phụ
thuộc rất nhiêu vào việc lựa chọn và bồi dưỡng đội ngu CBCC. Lê nin nói: “
Muốn quản lý được thì cần phải am hiểu công việc và phải là một cán bộ quản
lý giỏi’’ và “ không thể quản lý được nếu không có kiến thức đầy đủ, nếu
không tinh thông khoa học quản lý”.
Trước yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đòi hỏi phải có
nguồn nhân lực chất lượng cao trong đó đội ngu CBCC là nòng cốt. Trong
gần 30 năm đổi mới, bộ mặt đất nước ta đã có nhiêu đổi thay và đạt được rất
nhiêu thành tựu to lớn vê chính trị, KT-XH. Tuy nhiên chúng ta phải nói
khách quan rằng mặc dù đã có những kết quả tiến bộ đáng ghi nhận nhưng
tốc độ phát triển kinh tế còn chậm, chưa bên vững; cải cách hành chính chưa

tương xứng với yêu cầu, quy mô đổi mới toàn diện theo tinh thần nghị quyết
của Đảng và mục tiêu chung; vẫn còn để tồn tại những bức xúc trong quần
chúng nhân dân, doanh nghiệp, thậm chí trong nội bộ các cơ quan hành chính
nhà nước với nhau. Điêu này nói lên rằng chất lượng một bộ phận CBCC
trong cơ quan hành chính nhà nước còn hạn chế vê trình độ, kiến thức, năng
lực và đặc biệt vê phẩm chất đạo đức, do vậy vấn đê đặt ra là cần xây dựng và
nâng cao chất lượng đội ngu cán CBCC trong các cơ quan hành chính nhà
nước có đầy đủ phẩm chất và năng lực, có đủ đức và tài để dáp ứng yêu cầu
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Cán bộ là cái gốc của
mọi công việc,công việc thành công hay thất bại đêu do cán bộ tốt hay
kém, không có đội ngu cán bộ tốt thì đường lối chính trị đúng cung không
6


7
trở thành hiện thực ", công tác chăm lo bồi dưỡng nâng cao chất lượng
CBCC là trách nhiệm của Đảng Nhà nước nói chung và của các cơ quan
hành chính Nhà nước nói riêng. Trong những năm qua VPTC đã thường
xuyên chăm lo bồi dưỡng đội ngu CBCC, Tuy nhiên, đứng trước những
thách thức và yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ đổi mới, sự phát triển KTXH và hội nhập quốc tế, với thực trạng đội ngu CBCC hiện nay của VPTC
hiện có rất khó hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Lãnh đạo Tổng cục giao. Do vậy
việc nâng cao chất lượng CBCC là một việc hết sức cần thiết và cấp bách.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, với mong muốn góp phần xây dựng một đội ngu
CBCC có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực chuyên môn đáp ứng được
mọi nhiệm vụ, tôi đã chọn đê tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức Văn phòng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa
học và công nghệ giai đoạn 2016-2020” làm đê án tốt nghiệp cao cấp lý luận
chính trị.
2. Mục tiêu của Đề án

2.1. Mục tiêu chung
Chất lượng đội ngu CBCC của VPTC được nâng cao đảm bảo: đạt
chuẩn, đạt chất lượng, đủ vê số lượng, đồng bộ vê cơ cấu, đặc biệt chú trọng là
xây dựng đội ngu CBCC làm công tác tham mưu, tổng hợp.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2020:
+ 100% CBCC của VPTC có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất
đạo đức tốt, không vi phạm kỷ luật; được tham gia các khóa bồi dưỡng
QLHCNN ngạch Chuyên viên, chuyên viên chính… và các khóa đào tạo nâng
cao trình độ vê tin học, ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công
việc đang đảm nhiệm; nắm vững và am hiểu các quy định của pháp luật
chuyên ngành vê TCĐLCL, thực hiện thành thạo Hệ thống quản lý chất
lượng, tác phong, kỹ năng làm việc theo nhóm...
7


8

+ 100% lãnh đạo Văn phòng có trình độ Cao cấp lý luận chính trị, quản
lý hành chính nhà nước từ chuyên viên chính trở lên;
- Trên 80% cán bộ lãnh đạo, quản lý và CBCC trong quy hoạch, có
trình độ chuyên môn sau đại học;
3. Giới hạn của đề án
- Về đối tượng: Chất lượng CBCC của Văn phòng Tổng cục.
- Về không gian: Văn phòng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
- Về thời gian: Đê án thực hiện từ năm 2016 đến năm 2020.

8



9
B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Một số khái niệm được sử dụng trong đề án
- Khái niệm về Cán bộ
Theo Khoản 1, Điêu 4, Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày
13/11/2008: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm

giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước. Từ đó, có thể định nghĩa một cách chung nhất:
“Cán bộ là những người có vai trò, giữ chức vụ và cương vị nòng cốt trong một
tổ chức, có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ lãnh
đạo, quản lý, chỉ huy, điêu hành, định hướng sự phát triển của tổ chức”.
- Khái niệm về Công chức
Luật Cán bộ, công chức đã quy định: Công chức là công dân Việt Nam,
được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương,
cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà
không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ
quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp
công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội
(sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách Nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản
lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của
9



10
đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”. Như vậy, công chức
hành chính là công chức được sắp xếp vào ngạch hành chính, làm việc trong
cơ quan nhà nước, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách.
-Chất lượng CB,CC: bao hàm cả Tài và Đức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định. “Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức
không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”. Trong
tư tưởng Người, cái đức của người cán bộ luôn được đặt lên hàng đầu:
“Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy
cung không lãnh đạo được nhân dân”. Người CB,CC tốt phải có đạo đức cách
mạng, đó là: Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng; ra sức
làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật, thực hiện tốt đường lối; hết lòng hết sức
phục vụ nhân dân, đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc; luôn tự
phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác, cùng đồng chí
mình tiến bộ. Hơn nữa, người CBCC phải gắn bó mật thiết với nhân dân, một
lòng một dạ phục vụ nhân dân; phải tôn trọng dân, yêu kính dân và phải biết
học hỏi nhân dân. Người đã nói: “… không gần gui dân thì không hiểu biết
dân. Không hiểu biết dân thì không học hỏi được những kinh nghiệm và sáng
kiến của dân. Không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân. Có biết làm
học trò dân, mới làm được thày học dân”. Hiểu biết dân chúng, học hỏi dân
chúng, nâng cao trình độ dân chúng để lãnh đạo được dân chúng là tư tưởng
độc đáo của Hồ Chí Minh vê mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa “đức”
và “tài”, giữa cán bộ với quần chúng.
Trong điêu kiện Đảng trở thành đảng cầm quyên, lãnh đạo công cuộc xây
dựng CNXH, “cán bộ và đảng viên chẳng những thạo vê chính trị, mà còn phải
giỏi vê chuyên môn; không thể lãnh đạo chung chung. Lại phải biết đoàn kết với
những người ngoài Đảng, phải biết dựa vào quần chúng, phải biết phát huy sức
sáng tạo của quần chúng lao động, học tập kinh nghiệm của quần chúng.

…”.
10


11
1.1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Một là: Cơ cấu đội ngu cán bộ, công chức trong cơ quan phải đảm bảo
đủ 03 độ tuổi, cân bằng vê giới tính và đặc thù của Đơn vị .
Hai là: Cán bộ, công chức phải có phẩm chất chính trị, ý thức chính trị
cao, có đạo đức lối sống trong sáng, giản dị; có đạo đức nghê nghiệp, trách
nhiệm trong công việc.
Ba là: Cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn, trình độ lý luận
chính trị, QLHCNN, tin học và ngoại ngữ.
Bốn là: Năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao của đội ngu cán bộ,
công chức.
Năm là: Đê cao trách nhiệm cá nhân, có ý thức chấp hành kỷ luật, có
tác phong công tác tốt.
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Chất lượng CBCC phụ thuộc rất nhiêu vào các yếu tố khác nhau từ cơ
chế chính sách của nhà nước, công tác kiểm tra giám sát của từng cơ quan tổ
chức cụ thể và đặc biệt là nhận thức, năng lực và môi trường làm việc của
từng cá nhân CBCC.
1.1.3.1 Công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa
Công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC là “công việc gốc” của Đảng.
Phải kịp thời đào tạo đội ngu CBCC có đủ phẩm chất và năng lực, vừa có
đức, vừa có tài, mà đức là gốc. Chú trọng bồi dưỡng đào tạo cả vê chính trị
lẫn chuyên môn. Nếu làm tốt công tác này thì sẽ tạo ra một đội ngu CBCC có
thể đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ mới. Ngược lại nếu công tác này không
được quan tâm đầu tư thì trình độ năng lực của CBCC sẽ bị tụt hậu. Điêu này


11


12
đồng nghĩa với hiệu quả công việc không cao và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đến các hoạt động của cơ quan trong thời kỳ mới.

1.1.3.2

Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm

Việc tuyển dụng bổ nhiệm CBCC phải căn cứ vào nhu cầu công việc
của cơ quan. CBCC phải có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng được tiêu chuẩn
chuyên môn - nghiệp vụ.
Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công
tác của CBCC. Vì vậy, khi tuyển dụng phải đảm bảo tính dân chủ, công khai,
chú ý đến việc sắp xếp sao cho “đúng lúc, đúng người, đúng việc, đúng ngành
nghê, đúng sở trường” thì mới phát huy năng lực công tác của từng cán bộ, và
đem lại hiệu quả cao cho công việc, góp phần nâng cao chất lượng đội ngu
CBCC. Nếu công tác bổ nhiệm, tuyển dụng thực hiện không tốt sẽ làm cho
những cá nhân có trình độ năng lực sinh ra bất mãn, không muốn phấn đấu
vươn lên. Mặt khác, những CBCC không có năng lực mà phải đảm nhiệm
công việc quá sức mình thì hiệu quả công việc không cao.
1.1.3.3

Chế độ chính sách

Chế độ chính sách bao gồm chế độ tiên lương và các chế độ chính sách
đãi ngộ đối với CBCC. Trong cơ chế thị trường hiện nay thì chế độ, chính
sách ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngu CBCC. Thực tế cho thấy khi

thu nhập của con người không tương xứng với công sức của họ bỏ ra hoặc
không có chế độ chính sách đãi ngộ thoả đáng ngoài tiên lương đối với CBCC
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đựơc giao thì họ dễ sinh ra chán nản, thiếu
trách nhiệm với công việc, thậm chí có khi còn là nguyên nhân dẫn đến các tệ
nạn như tham nhung, hối lộ. Vì vậy nếu chế độ tiên lương là hình thức đầu tư
trực tiếp cho con người, đầu tư cho phát triển KT-XH thì chắc chắn sẽ góp
phần nâng cao chất lượng CBCC.
12


13
1.1.3.4 Công tác đánh giá và thực hiện dân chủ
Việc đánh giá CBCC hiện nay cung là một trong những nguyên nhân
góp phần làm giảm sức cạnh tranh, giảm động lực phấn đấu, tự rèn luyện của
đội ngu này. Việc lấy ý kiến đánh giá của tập thể còn quá nặng tính hình thức,
áp đặt, cảm tính do xuất phát từ tâm lý nể nang, dĩ hòa vi quý và bị chi phối
bởi các mối quan hệ xã hội khác nhau. Vê nội dung đánh giá theo Luật Cán
bộ, Công chức hiện hành mặc dù đã tách bạch theo 02 nhóm: công chức giữ
chức vụ lãnh đạo, quản lý và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Tuy nhiên, những nội dung đánh giá đưa ra còn chung chung, rất khó lượng
hoá được kết quả, hiệu suất công tác của CBCC. Do đó, kết quả đánh giá nhìn
chung còn bình quân chủ nghĩa, chưa thực sự khách quan và phản ánh chính
xác hiệu quả làm việc thực tế của từng CBCC. Từ kết quả đánh giá như vậy
kéo theo các hệ quả khác như: khen thưởng không đúng người, đúng việc,
phân phối thu nhập không tương xứng với công sức, thành quả lao động của
CBCC v.v…
Việc thực hành dân chủ ở cơ quan chưa được thường xuyên, chưa thật
sự để CBCC tự tin trình bày ý kiến, đê xuất của mình nhằm góp phần xây
dựng nội bộ cơ quan trong sạch, vững mạnh. Một môi trường làm việc thiếu
tính minh bạch, công khai, công bằng, thiếu dân chủ như vậy chính là yếu tố

làm thui chột tính tự giác, tích cực của CBCC
1.1.3.5 Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát
Quản lí, kiểm tra, giám sát CBCC vê các mặt nhận thức tư tưởng, năng
lực công tác, các mối quan hệ xã hội, đạo đức, lối sống…là những nội dung
vô cùng khó khăn và phức tạp. Vì mỗi CBCC có hoàn cảnh công tác, mối
quan hệ xã hội khác nhau. Tuy nhiên nếu làm tốt công tác này thông qua các
hình thức kiểm tra, giám sát như của cơ quan, của nhân dân, của chi bộ nơi
13


14
CBCC đang cư trú thì sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng đội
ngu CBCC.
1.1.3.6 Yếu tố bản thân cán bộ công chức
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan trên, tình trạng thiếu nhiệt
tình công tác của một số CBCC còn xuất phát từ chính bản thân họ. Đó là sự
hạn chế vê chuyên môn, nghiệp vụ, là sự nhận thức vê tinh thần trách nhiệm
xây dưng cơ quan tổ chức còn kém, chây ì, lười biếng, thụ động vì tư tưởng
"đến hẹn lại lên" (nâng lương thường xuyên), "sống lâu lên lão làng", có "ô dù"
để dựa dẫm, che chắn v.v…; một số trường hợp chỉ lo vun vén, chỉ nghĩ đến lợi
ích của cá nhân mà quên đi lợi ích của tập thể; trường hợp khác thấy cái sai, cái
trái mà không dung cảm đấu tranh nên rơi vào trạng thái tự ti, bất mãn.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi cán bộ là khâu
then chốt trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng, là nhân tố quyết định sự
thành bại của cách mạng. Đại hội VIII của Đảng (1986) khẳng định nước ta
đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và bắt đầu bước vào thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, Hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII) đã
có Nghị quyết vê “Chiến lược cán bộ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước”. Đại hội IX của Đảng đã đê cập nhiêu vê vấn đê tổ

chức và cán bộ, nhất là tổ chức bộ máy Đảng, Nhà nước và cán bộ lãnh đạo
của Đảng, cán bộ quản lý và công chức của Nhà nước. Văn kiện Đại hội đã
nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ. Xây dựng đội ngu cán bộ, trước hết
là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp, vững vàng vê chính trị, gương mẫu
vê đạo đức, trong sạch vê lối sống, có trí tuệ và kiến thức vê năng lực hoạt
động thực tiễn, gắn bó với nhân dân” và “Xây dựng đội ngu CBCC trong sạch
có năng lực. Hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế CBCC , coi trọng cả năng
14


15
lực và đạo đức… Đào tạo, bồi dưỡng CBCC, trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán
bộ quản lý, vê đường lối, chính sách, vê kiến thức và kỹ năng quản lý hành
chính nhà nước. Sắp xếp lại đội ngu CBCC theo đúng chức danh, tiêu chuẩn”.
Kết luận của Đảng tại Hội nghị Trung ương 9 (khóa X) và nghị quyết
Đại hội XI của Đảng tiếp tục xác định: cán bộ là nhân tố quyết định sự thành
bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Trước
yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới đòi hỏi ngày càng cao hơn,
đặt ra nhiêu vấn đê mới mẻ, phức tạp hơn,cần phải có một đội ngu cán bộ
ngang tầm thì mới đáp ứng được. Đường lối và quan điểm chỉ đạo của Đảng
vê công tác cán bộ, trong đó có vấn đê nâng cao chất lượng CBCC. Đó là các
văn bản:
- Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khoá XI;
- Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI;
- Kết luận số 24-KL/TW, ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị vê đẩy mạnh
công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và
những năm tiếp theo.
- Luật 22/2008/QH12, ngày 13/11/2008 của Quốc hội vê ban hành Luật
Cán bộ, công chức;
- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ Quy định vê tuyển dụng,

sử dụng và quản lý công chức;
- Thông tư số 13/2010/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điêu
thực hiện Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủvê tuyển dụng, sử dụng
và quản lý công chức;
- Nghị định số 36/2013/NĐ-CP, 22/4/2013 của Chính phủ vê vị trí việc
làm và cơ cấu ngạch công chức.
- Thông tư số 05/203/TT-BNV ngày 25/6/2013 của Bộ Nội vụ hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ
vê vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức;
15


16
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng lần thứVIII (nhiệm kỳ 2015-2020);
- Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 4/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ
vê việc quy định Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
- Quyết định số 1296 /QĐ-TĐC ngày 12/6/2014 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quy định chức năng nhiệm vụ và
tổ chức của Văn phòng Tổng cục.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Đất nước ta đã trải qua 30 năm đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực đời
sống kinh tế, chính trị, xã hội và đã thu được nhiêu thành tựu to lớn, tuy nhiên
để xây dựng một nhà nước pháp quyên XHCN với mục tiêu cao cả “ Dân
giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh“ chúng ta còn phải làm
rất nhiêu việc. Tại Nghị quyết Trung ương 8 khóa VII đã chỉ ra rằng cần phải
đẩy mạnh cải cách nên hành chính Nhà nước mà trong đó đặc biệt quan tâm là
xây dựng đội ngu CBCC có phẩm chất chính trị vững vàng, đủ năng lực trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, ngang tầm để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách

mạng trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn CNH- HĐH đất nước.
Thực trạng chất lượng đội ngu CBCC trong những năm qua qua, Bộ
Nội vụ cung có báo cáo đánh giá, trong tổng số gần 2,8 triệu CBCC trong bộ
máy nhà nước ta thì đội ngu CBCC ở nước ta có nhiêu hạn chế đó là vừa thừa,
vừa thiếu vê số lượng, vừa yếu vê chất lượng. Bên cạnh đó là tệ nạn quan
liêu, tham nhung, suy thoái vê phẩm chất, đạo đức, lối sống của một bộ phận
CBCC đang làm suy yếu hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan hành
chính nhà nước.Do đó công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển,
bố trí, sử dụng đội ngu này cung đặt ra nhiêu vấn đê cần phải khắc phục sớm
trong thời gian tới.
16


17
Tình hình KT-XH hiện nay ở nước ta cung có tác động đến chất lượng
đội ngu CBCC. Quá trình xây dựng nên kinh tế thị trường định hướng XHCN
bên cạnh những ưu điểm chung cung là thử thách lớn vê năng lực, phẩm chất
của đội ngu CBCC. Sự nghiệp CNH-HĐH đất nước toàn diện hiện nay, với
xu thế hội nhập, toàn cầu hóa đặt ra những yêu cầu mới đối với đội ngu
CBCC. Đội ngu CBCC đó phải có biến chuyển vê chất, giải quyết được
những nhiệm vụ mà nên kinh tế thị trường đặt ra đối với một Nhà nước pháp
quyên với một nên hành chính công hiện đại. Chất lượng đội ngu đó phải là
công bộc của dân lấy sự hài lòng của doanh nghiệp, của người dân là tiêu chí
vê năng lực chuyên môn.
Trong nên kinh tế thị trường, phẩm chất, đạo đức của đội ngu CBCC
cung đặt trong những thử thách lớn. Những cám dỗ vê chất, vê danh vị...cùng
nhiêu cám dỗ khác đã làm cho không ít đảng viên, CBCC không giữ được
phẩm chất của mình, chạy theo những giá trị vật chất, xa rời lý tưởng cộng
sản, vô cảm trước những tiêu cực, với đời sống khó khăn của quần chúng
nhân dân. Tất cả những thực tế đang diễn ra hàng ngày hàng giờ và hơn lúc

nào hết, nâng cao chất lượng đội ngu CBCC ở tất cả các cấp là vấn đê bức
thiết hiện nay.
2. Nội dung thực hiện đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
2.1.1 Tình hình chung của đất nước
Trong gần 30 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã
thu đươc nhiêu thành tựu quan trọng nhưng bên cạnh đó cung đã bộc lộ có
những mặt, lĩnh vực còn yếu kém, chưa kịp đổi mới, cải cách tương xứng
với trình độ phát triển của KTXH mộtt trong những vật cản lớn nhất đối với
tiến trình phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.đó là
thể chế hành chính còn cồng kênh, nhiêu tầng nấc, quan liêu…
17


18
Để hoàn thành thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, trước hết phải
cải cách hành chính Nhà nước và trong đó nhân tố CBCC đang làm việc trong
các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước là quyết định. Đội ngu CBCC này,
họ là những người thay mặt cho chính quyên để giải quyết các công việc của
nhân dân. Tuy nhiên, những kết quả chúng ta đạt được chưa được là bao so
với đòi hỏi của một nên hành chính mạnh, hiệu lực, hiệu quả. Tình trạng vi
phạm đạo đức công vụ vẫn xảy ra, tệ nạn tham nhung lãng phí không giảm,
sách nhiễu, gây phiên hà cho dân chưa được chuyển biến mạnh… Những biểu
hiện tiêu cực này đã một phần làm suy giảm lòng tin của Nhân dân đối với
chế độ; Làm ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả việc đầu tư; tạo cơ hội để cho
các thế lực kinh tế chi phối các thế lực chính trị; làm sai lệch việc hoạch định
các chính sách, thực hiện chính sách của Chính phủ.
Do đó, trong thời gian tới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, một trong những
nội dung tập trung vào là làm tốt công tác xây dựng đội ngu CBCC: “Đảng
tập trung lãnh đạo vê đường lối, chủ trương, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ

chế, chính sách cụ thể. Đẩy mạnh dân chủ hóa công tác cán bộ, qui định rõ
trách nhiệm, thẩm quyên của mỗi tổ chức, mỗi cấp trong xây dựng đội ngu
cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ năng lực
chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới”.
2.1.2. Tình hình hoạt động trong lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Những năm gần đây hoạt động TCĐLCL đã có đổi mới cơ bản để nâng
cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Hệ thống các VBQPPL từ Luật như: Luật
Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (năm 2006), Luật Chất lượng sản phẩm,
hàng hóa (năm 2007), Luật Đo lường (năm 2011), đến nay các Nghị định,
Thông tư hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ ngành đã
được ban hành thay thế cho các quy định trước đây không còn phù hợp; hệ
18


19
thống tổ chức các cơ quan quản lý chuyên ngành TCĐLCL đã được hoàn
thiện từ các Bộ, ngành đến 63 tỉnh thành trực thuộc Trung ương; nhiêu nhiệm
vụ được triển khai đồng bộ, đạt được kết quả to lớn, góp phần quan trọng
trong việc thúc đẩy năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng
hóa và dịch vụ, góp phần vào sự tăng trưởng bên vững kinh tế, tạo thế cạnh
tranh cho sản phẩm hàng hóa sản xuất tại Việt Nam; bảo vệ lợi ích cộng
đồng, công bằng xã hội.
Tuy nhiên, hàng ngày các vấn đê tiêu cực vẫn thường xuyên hiện hữu
liên quan đến hoạt động quản lý TCĐLCL đó là gian lận thương mại, hàng
giả, hàng kém chất lượng được sản xuất ngày một tinh vi hơn nhằm thu lợi bất
chính làm tổn hại đến nên kinh tế quốc dân, tạo ra môi trường cạnh tranh
không lành mạnh trên thị trường, gây ra sự bức súc cho người tiêu dùng, dư
luận xã hội.
Bối cảnh nêu trên đặt ra cho Đảng ủy và Lãnh đạo Tổng cục TCĐLCL
nói chung và Chi ủy, Lãnh đạo VPTC nói riêng cần phải quan tâm đến công

tác nâng cao chất lượng đội ngu CBCC để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị
được giao
2.1.3. Giới thiệu khái quát về Văn phòng Tổng cục
Văn phòng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (gọi tắt là Văn
phòng Tổng cục) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng thông tin, tổng hợp,
điêu phối hoạt động của Lãnh đạo Tổng cục và của các tổ chức trực thuộc
Tổng cục theo chương trình, kế hoạch công tác của Tổng cục; quản lý công
tác văn thư lưu trữ; thông tin tuyên truyên; thống kê khoa học và công nghệ

19


20
lĩnh vực TCĐLCL; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý tài chính, tài sản của đơn
vị dự toán cấp 3 và hành chính quản trị của VPTC.
Văn phòng Tổng cục có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng
tại Ngân hàng và kho bạc nhà nước.
Cơ cấu Tổ chức bộ máy: gồm Lãnh đạo Văn phòng và 4 đơn vị trực
thuộc: Phòng Hành chính Tổng hợp, Xây dựng cơ bản, Quản trị và Tài vụ 3
2.2. Thực trạng số lượng và chất lượng cán bộ, công chức
2.2.1. Về số lượng
Bảng 1
STT

Giới tính

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)


1

Nam

13

52

2

Nữ

12

48

25

100

Tổng Cộng

Như trên bảng 1 thể hiện cơ cấu giới tính trong VPTC là tương đối cân,
tuy nhiên với đặc thù công tác của VPTC thường phải đi sớm vê muộn, thực
hiện nhiệm vụ đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Tổng cục, Bộ KHCN hoặc
Chính phủ nên có thể phải làm thêm giờ vê muộn, thường xuyên phải đi công
tác xa dài ngày. Do đó việc phân công công việc, triển khai thực hiện nhiệm
vụ có phần nào gặp khó khăn.
Cơ cấu độ tuổi

Bảng 2

20


21
STT

Độ tuổi

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

1

Trên 45

9

36

2

Từ 35 đến 45

4

16


3

Dưới 35

12

48

25

100

Tổng cộng

Trên bảng 2 cho thấy tuổi trung bình CBCC của VPTC là tương đối trẻ
-

Lứa tuổi trên 45: 9 người trong đó:
+ 3 cán bộ Lãnh đạo Văn phòng
+ 6 công chức còn có thời gian, thâm niên làm việc tại VPTC tương
đối dài do đó họ rất hiểu việc, có kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm
vụ, tuy nhiên do trình độ đào tạo thấp (nhất là tin học và ngoại ngữ )
nên chỉ làm tốt được các công việc sự vụ đơn giản, phổ thông

-

Lứa tuổi từ 35 đến 45: 4 người trong đó:
+ 2 cán bộ Trưởng phòng
+ 2 công chức


21


22
Đây là lực lượng cán bộ có trình độ đào tạo tốt, đã tích luy được nhiêu
kinh nghiệm trong công tác, là lực lượng chủ chôt của VPTC được đưa
nguồn quy hoạch cán bộ của VPTC.
-

Lứa tuổi dưới 35 : 9 người
Đây là lực lượng cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản, rất nhiệt tình và
năng động nhưng kinh nghiệm công tác chưa nhiêu, thiếu tự tin, đặc biệt
truyên thống coi trọng tuổi tác trong quan hệ công việc của người Việt cung
tạo ra những khó khăn cho họ. Lứa tuổi dưới 35 có tới 10 người là nữ đang
trong độ tuổi sinh đẻ, nuôi dưỡng con nhỏ nên thời gian thực sự dành cho
công việc chưa nhiêu, làm ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết công việc.
Số lượng cán bộ chủ chốt của Văn phòng
Bảng 3

STT

Vị trí công
tác

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

1


Lãnh đạo VP

3

12

2

Trưởng
phòng

4

16

3

Công chức

18

72

25

100

Tổng cộng

22



23
Tại Bảng 3 ta nhận thấy tỷ lệ cán bộ lãnh đạo chiểm 18% trong số
CBCC của VPTC trong đó:
+Lãnh đạo Văn phòng gồm: Chánh Văn phòng và 2 phó Chánh Văn phòng
Chánh văn phòng
Điểm mạnh: trình độ đào tạo thạc sỹ chuyên môn vê quản lý và kinh tế,
QLHCNN ngạch Chuyên viên chính, Cao cấp lý luận chính trị, có thâm niên
công tác, trải qua nhiêu vị trí lãnh đạo khác nhau và được điêu động từ đơn vị
trực thuộc lên, do đó có kinh nghiệm thực tiễn trong công tác chỉ đạo điêu
hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, am hiểu chuyên môn vê TCĐLCL.
Điểm hạn chế: Trình độ tin học, tiếng Anh; trong giải quyết công việc
đôi khi còn nể nang, thiếu kiên quyết.

• Phó Chánh Văn phòng 1:
Điểm mạnh: trình độ đào tạo kỹ sư xây dựng, QLHCNN ngạch
Chuyên viên chính, cao cấp lý luận chính trị; có thâm niên công tác, được
điêu động từ Văn phòng Bộ Khoa học Công nghệ do đó có kinh nghiệm quản
lý chung
Điểm hạn chế: công tác chỉ đạo điêu hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ
chưa sát sao; trình độ vê tin học, tiếng Anh còn hạn chế.

• Phó Chánh Văn phòng 2:
Điểm mạnh: trình độ đào tạo cử nhân Luật, QLHCNN ngach chuyên
chính có thâm niên công tác, được phát triển từ VPTC do đó có kinh nghiệm
quản lý, điêu hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, am hiểu sâu vê xây dựng
VBQPPL trong lĩnh vực TCĐLCL
Điểm hạn chế: tuy nhiên trình độ vê tin học, tiếng Anh. cung còn hạn
chế. Trong chỉ đạo điêu hành cần giải quyết dứt điểm.


23


24
* Cán bộ trưởng phó phòng
+ Trưởng phòng Hành Chính Tổng hợp
Điểm mạnh: trình độ đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh , Đã được
bồi dưỡng QLHCNN ngạch Chuyên viên chính có năng lực, có tác phong chỉ
đạo và điêu hành, giải quyết công việc nhanh gọn và chính xác
Điểm hạn chế: Am hiểu vê Tiêu chuẩn đo lường chất lượng chưa sâu,
chỉ đạo quá quyết liệt nên đôi lúc chưa hiệu quả.
+ Trưởng phòng Xây dựng cơ bản
Điểm mạnh: Được đào tạo cơ bản: kỹ sư xây dựng, Đã được bồi dưỡng
QLHCNN ngạch Chuyên viên chính, tin học; có năng lực, nhiệt tình và am
hiểu vê chuyên môn đang được giao đảm nhiệm
Điểm hạn chế: Chưa có nhiêu kinh nghiệm trong chỉ đạo và điêu hành
phòng do mới được bổ nhiệm trưởng phòng tháng 3/2016
+ Trưởng phòng Tài vụ 3
Điểm mạnh: Được đào tạo cơ bản cử nhân kinh tế tài chính, Đã được
bồi dưỡng QLHCNN ngạch chuyên viên chính , có năng lực, am hiểu vê
chuyên môn đang được giao đảm nhiệm
Điểm hạn chế: Chưa có nhiêu kinh nghiệm trong chỉ đạo và điêu hành
phòng do mới được bổ nhiệm trưởng phòng tháng 3/2016
+ Trưởng phòng Quản trị

24


25

Điểm mạnh: Được đào tạo cơ bản trình độ Thạc sỹ, Đã được bồi dưỡng
QLHCNN ngạch Chuyên viên chính, có năng lực, nhiệt tình am hiểu vê
chuyên môn đang được giao đảm nhiệm.
Điểm hạn chế: Chưa có nhiêu kinh nghiệm trong chỉ đạo và điêu hành
phòng do mới được bổ nhiệm trưởng phòng tháng 3/2016
*Phân bố cán bộ công chức của các đơn vị trực thuộc:
Bảng 4

STT

Đơn vị

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Lãnh đạo VP

3

12

2

Phòng HCTH

7


28

3

Phòng XDCB

3

12

4

Phòng TV3

5

20

5

Phòng QT

7

28

25

100


Tổng cộng

Theo Bảng 4 ta nhận thấy số lượng CBCC được phân bổ:
Đối với Lãnh đạo Văn phòng có 3 cán bộ là phù hợp với nhu cầu trong
công tác lãnh đạo chỉ đạo điêu hành theo chức năng nhiệm vụ của VPTC
*Đối với phòng Hành chính Tổng hợp: có 7 CBCC, trong đó:
- 2 công chức có trách nhiệm thực hiện xây dựngchương trình làm việc
và thực hiện thư ký công vụ cho Lãnh đạo Tổng cục;thực hiện công tác pháp
25


×