Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

sáng kiến một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.7 KB, 9 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1

I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN
Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ vô vùng quan trọng đó là hình thành
4 kỹ năng: Nghe – nói - đọc – viết cho học sinh. Tập đọc là một phân môn của chương
trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó
đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu
của học sinh ở bậc tiểu học đầu tiên. Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh
(lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay
còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Khi học sinh đọc tốt viết tốt thì các em mới có thể
tiếp thu các môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh mới hoàn thành được năng
lực giao tiếp của mình. Những kỹ năng này không phải tự nhiên mà có. Nhà trường phải
từng bước hình thành và trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên .Đặc biệt
đối với học sinh lớp 1 - lớp đầu cấp - việc dạy đọc cho các em thật vô cùng quan trọng bởi
các em có đọc tốt được ở lớp 1 thì khi học các lớp tiếp theo các em mới nắm bắt được
những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt. Việc dạy đọc ở lớp 1 cũng quan trọng bởi từ
chỗ các em còn phải đọc đánh vần từng tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản là
việc tương đối khó với các em mà mục tiêu của giờ dạy Tiếng Việt là phải hướng đến giáo
dục học sinh chậm Tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu
đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung. Thế nhưng
hiện nay, ở trường tiểu học, mặt âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt ngữ điệu chưa được chú


ý đúng mức. Đó là một trong những lý do cho học sinh của chúng ta đọc và nói chưa tốt.
Đó cũng là lý do khiến cho trong nhiều trường hợp, học sinh học xong lớp 1 nhưng đọc
vẫn còn chậm văn bản ngắn . Nhằm thực hiện tốt cuộc đổi mới giáo dục và thực hiện
nghiêm túc chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước nói chung của ngành giáo dục
nói riêng về việc nói không với tiêu cực và bệnh thành tích từ năm học 2009-2010 đã thể
hiện rất rõ.Theo thống kê trên toàn quốc nói chung và của các trường tiểu học nói riêng đã
có biết bao học sinh ở lại lớp và học sinh còn chậm ngồi nhầm chỗ. Học sinh bỏ học do


quá chậm không theo học được . Điều đó khiến tôi rất trăn trở làm thế nào để nâng cao chất
lượng đọc cho học sinh . Giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản ngay từ đầu lớp 1 bởi
lớp 1 là nền móng cho sự phát triển của học sinh sau này. Với lớp 1 điều quan trọng nhất là
đọc, viết được có đọc được tốt, học sinh mới hiểu được nội dung văn bản để lên lớp trên
học sinh mới học tốt được các môn học khác .TrườngTiểu học Phú Thủy đã chú trọng tổ
chức phụ đạo riêng cho đối tượng học sinh còn chậm. Chính vì lẽ đó bản thân mỗi giáo
viên chủ nhiệm phải có biện pháp để phụ đạo học sinh của lớp mình . Chính vì lẽ đó mà tôi
chọn sáng kiến “Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1”.
2. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
Muốn nâng cao chất lượng giờ dạy môn Tiếng Việt và rèn đọc cho học sinh .
a.Lý luận :
- Giáo viên tích cực tham khảo tài liệu như sách giáo khoa, sách hướng dẫn cho giáo
viên và chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ .
- Tham gia dự giờ thăm lớp học hỏi kinh nghiệm giảng dạy và phương pháp dạy học
- Tham gia đầy đủ các buổi họp chuyên môn , sinh hoạt tổ chuyên môn .
b.Thực tiễn :


- Cơ sở vật chất của nhâ trường còn hạn chế , đồ dùng dạy học còn thiếu .
- Phụ huynh chưa thật sự quan tâm cho con em. Học sinh chưa thực sự ham học
.Chất lượng dạy học đều giao khoán trắng cho GV chủ nhi ệm và giáo viên bộ môn.
II.CƠ SỞ NGHIÊN CỨU - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
A.Phạm vi và thời gian của đề tài .
Đề tài này được áp dụng trong tất cả các giờ Tiếng Việt ở lớp 1. Trong thời gian 1
năm từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017, tại trường Tiểu học Phú Thủy– Lệ Thủy
- Quảng Bình.
2. Cơ sở nghiên cứu:
Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến rèn đọc cho học sinh lớp1 Đề xuất một số
biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1 . Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về rèn đọc cho
học sinh lớp 1 B.

* Các phương pháp nghiên cứu 1.
1. Phương pháp quan sát
2. Phương pháp điều tra.
3.Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
4. Phương pháp thực nghiệm khoa học giáo dục
5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1.Nội dung của đề tài
a.Thực trạng ,tình hình qua khảo sát điều tra: Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát
nhỏ trong lớp 1B Trường tiểu học Phú Thủy với nội dung sau :


- Tìm hiểu số học sinh đi học mẫu giáo và số học sinh không đi học mẫu giáo hoặc
đi học không đều .tìm hiểu lý do học sinh không đi học mẫu giáo .- Kiểm tra sự sự nắm bắt
, nhận diện chữ cái đã học trong trường mầm non Phú Thủy.Kết quả thu được như sau :
-Tổng số : 24 em
- Học sinh không đi học mẫu giáo :
01 Em : Hoàng Thị Ni Na.
01 Em Hoàng Thành Đạt học sinh chậm biết 5 – 19 chữ cái
- Học sinh đi học không đều : 10 em
- Học sinh đi học đều : 12 em .
*- Kết quả khảo sát nhận diện chữ cái : Tổng số : 24 em
+ Không biết chữ cái :

1 em

+ Không biết dấu Thanh

24 em


+ Nhận biết mặt chữ chậm

10 em

+ Nhận biết các chữ :

12 em

Qua đó tôi thấy tỉ lệ học sinh nhận diện chưa chắc chắn chính xác bảng chữ cái quá
thấp nên dẫn đến kết quả học tập của học sinh sẽ không cao. Một trong những lí do dễ thấy
là vì các em chưa được sự quan tâm của gia đình. Các em chưa chăm chỉ học.Vì vậy là
giáo viên chúng ta phải biết được đặc điêm tình hình của từng đối tượng phát huy những
mặt tích cực của học sinh. Biết lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức tiết học sao cho
các em luôn cảm giác thoải mái thích thú , thích được tham gia học một cách tự nguyện
không gò ép. Giáo viên phải gần gũi yêu thương động viên kịp thời để học sinh thích học.
Nhận thức được điều này và thấy rõ được những khó khăn cơ bản tôi đã thực hiện một số
biện pháp. Rèn kĩ năng đọc cho các em học sinh lớp 1 để các em có điều kiện học tốt cùng


các bạn trong lớp. Đó cũng chính là tôi đã thực hiện tốt các cuộc vân động do ngành đề ra,
thực hiện tốt nhiệm vụ năm học không để học sinh ngồi nhầm lớp.2 Bi ện pháp a. Biện
pháp tác động giáo dục - Từ những thực trạng trên tôi đã tiến hành họp phụ huynh học sinh
đề nghị và yêu cầu thống nhất trang bị đủ sách vở đồ dung cần thiết phục vụ cho môn
học.Cùng bàn thảo luận với phụ huynh đưa ra các quy định học ở lớp cũng như học ở
nhà .- Yêu cầu, đề nghị phụ huynh nhắc nhở uốn nắn kịp thời việc học và làm bài ở nhà của
học sinh- Tham mưu với nhà trường để giáo viên có đủ đồ dung tranh ảnh và tài liệu tham
khảo phục vụ bài dạy. Đồng thời mượn đồ dùng học tập ,sách cho học sinh có hoàn cảnh
khó khăn.- Xây dựng đôi bạn học sinh HTT- HS chưa HTT kèm cặp nhau . Xây dựng nề
nếp kiểm tra bài 15 phút đầu giờ của từng bàn sau đó ghi điểm thi đua cho các nhóm vào
“Góc bông hoa điểm 10” ở không gian môi trường học tập thân thiện . Cùng với tổ chuyên

môn thảo luận về ý tưởng các biện pháp rèn đọc cho học sinh của mình . Chuẩn bị bài dạy
thật kĩ, có kiến thức phù hợp cho cả 3 đối tượng học sinh, lựa chọn các phương pháp, hình
thức dạy học phù hợp tạo hứng thú cho học sinh.
b. Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh và Hs còn chậm lớp 1
+ Trong quá trình rèn đọc giáo viên cần rèn luyện một cách linh hoạt các phương
pháp khác nhau để phù hợ với đặc trưng của phân môn và phù hợp với nội dung của bài
dạy. Quá trình hướng dẫn học sinh rèn đọc trước hết giáo viên phải sử dụng phương pháp
làm mẫu. Nghĩa là giáo viên làm mẫu cho học sinh nghe, yêu cầu giọng đọc của giáo viên
phẩi chuẩn, diễn cảm thể hiện đúng nội dung, ý nghĩa của bài học để học sinh bắt trước đọc
theo. Sau đó giáo viên phải kết hợp phương pháp luyện đọc theo mẫu, luyện đọc đúng, đọc
chính xác các phụ âm đầu, âm chính, âm cuối, dấu thanh- Ngoài ra để phần rèn đọc đạt kết
quả tốt thì cần phải có các yếu tố khác như cơ sở vật chất đầy đủ, đồ dùng học tập. Bên


cạnh đó giáo viên phải luôn tích cực tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ năng lực.
Nếu phối hợp các yếu tố trên sẽ giúp học sinh đọc đúng, diễn cảm tốt. Từ đó thể hiện được
nội dung của bài học, thấy được cái hay, cái đẹp của cuộc sống qua từng bài học.
A. Phần học các nét chữ cơ bản :
- Ngay sau những buổi đầu rèn nề nếp, tôi cho học sinh học các nét chữ cơ bản. Tôi
đã dạy thật kỹ, thật tỉ mỉ tên gọi và cách viết các nét chữ đó. Để cho học sinh dễ hiểu, dễ
nhớ nhứng nét chữ cơ bản tôi phân theo cấu tạo các nét có tên gọi và cấu tạo gần giống
nhau thành từng nhóm để học sinh dễ nhận biết và so sánh. Dựa vào các nét chữ cơ bản
này mà học sinh phân biệt được các chữ cái, kể cả các chữ cái có hình dáng cấu tạo giống
nhau. Ví dụ: Các nét chữ cơ bản và tên gọi. | Nét sổ thẳng - Nét gạch ngang Nhóm 1. \ Nét
xiên phải / Nét xiên trái Nét móc trên Nhóm 2. Nét móc dưới Nét móc hai đầu Nhóm 3.
Nét cong trái Nét tròn Nét khuyết trên Nhóm 4. Nét khuyết dưới Nét khuyết thấp Nét thắt .
B. Phần học âm : Sau khi các em nắm được tên gọi và cấu tạo các nét cơ bản, thì
các em được học phần âm. Dạy phầm âm vô cùng quan trọng. Việc nắm chữ cái chắc thì
giúp các em ghép được các tiếng đơn, từ tiếng đơn giúp các em ghép thành từ đơn , từ
đôi ... Từ từ các em ghép tạo thành câu mức độ đơn giản , ví dụ : Đu đủ nhà na ...

Giai đoạn này , trong quá trình dạy giáo viên cần cho học sinh phân tích cụ thể từng nét
chữ cơ bản trong từng chữ cái . nếu chữ cái đó có tên gọi giống nhau , nhưng khác nhau về
cách viết thì GV cần cho Hs phân tích và chỉ rỏ các âm này giống nhau và khác nhau như
thế nào ? từ đó học sinh nắm vững hơn về âm. Ví dụ c, k, q đọc là cờ , viết khác nhau...Đối
với chương trình công nghệ 1. Phần viết giáo viên cho học sinh nhận thấy
sự khác biệt giữa con chữ viết thường và chữ viết in thường trên sách, báo ....khác với chữ
viết vào vở nhưng giống nhau cách đọc.


- Lưu ý khi dạy các âm ghép ch , nh ,th, ph ,gh, ng , ngh, kh ,tr. Giáo viên cần phân
loại

các cặp âm như : ch – tr : s – x ..... Hướng dẩn phân biệt , phát âm chính xá tránh

nhầm

lẩn hoặc khi dạy tiếng có dấu thanh hỏi , ngã cần giúp các em đọc hoặc đánh vần

chính xác: ví dụ

dổ/ giỗ ... Không những thế , qua từng ngày, từng bài , nghỉ ra một số

cách kiểm tra, đánh giá , củng cố kiến thức các em. Tránh những nội dung ôn tập hoặc
những kiến thức đơn diệu không phát huy được sự thông minh tháo vát của học sinh .
Ví dụ thông qua bài học âm t, cho hs tìm một số tiếng mới , từ có chứ âm đamg học như :
ti tỉ

, từ từ,...nhằm giúp hs sáng tạo, hào hứng trong tìm kiếm kiến thức.Nhằm giúp hs

củng cố về âm, từ ngày càng phong phú hơn.

C. Học phần vần:
+ Sang phần vần, học sinh đã học được chữ hoa nên trong cácđoạn văn học ở lớp ,
tôi luyện cho hs nhận biết được chữ sau chấm phải viết hoa, các danh từ riêng , tên địa
danh , tên phiên âm nước ngoài cách đọc , cách đọc, cách viết .
Ví dụ : Bài đọc Nhã ý ví dụ tên nước ngoài : A- lếch- xăng.....chữ Chủ viết hoa C....
+ Vì thường xuyên theo giỏi học sinh nên tôi phân loại học sinh lớp thành các Đối
tượng :
Học sinh HTT, Học sinh HT và HS chưa HT và phân công theo giỏi. Học sinh hoàn
thành tốt kèm học sinh chưa hoàn thành...
+ Đúng thế, dạy trẻ ngôn ngữ bằng ngôn ngữ cuả trẻ dể hòa đồng với nhau. Tuy nhỏ
song trẻ có lòng tự trọng thấy bạn dạy mình như vậy , nên cũng cố gắng hơn để khỏi thua
bạn
+ Từ những điều các em học được từ cô thầy , các em có thể chuyển tải lại cho bạn
một cách tự tin hơn .Song không ỷ lại cho hS (HTT), GV thường xuyên kiểm và kèm HS


còn chậm, HSchưa hoàn thành môn học.Ngoài ra ,hằng ngày giaó viên ghi phiếu ghi sẳn
từ, tiếng , câu và đoạn văn ngắn chứa vần đang học và đã học . Nhằm củng cố kiến thức đã
học ngày càng vững vàng hơn.
Kết quả : Sau khi học phần vần xong đạt 97 % hs nắm chắc kiến thức. Cuối năm học
sang tuần 33 học sinh còn chậm giảm hẳn. Song còn 1 em Hoàng Thành Đạt đọc , viết
Toán còn quá chậm do thiểu năng trí tuệ.

KẾT LUẬN
Tóm lại ở tất cả tường hợp HS chậm đọc, việc quan tâm của giáo viên đến từng học
sinh và phương pháp giảng dạy sát đối tượng học sinh, kịp thời động viên khích lệ, đáp
ứng đúng những điều các em còn thiếu về kiến thức, kĩ năng nhận chữ nhanh...Sẻ giúp các
em dần theo kịp yêu cầu chất lượng đọc ở cấp tiểu học.
Song nhiệm vụ của người GV vẫn là sự tiến bộ chung của toàn lớp . Vì thế tôi nghĩ ,
trong tất cả các khâu soạn giảng kiến thức người giáo viên phải lấy trình độ chung của lớp

mình làm chuẩn mực để hướng tới . Vấn đề là HS chậm đọc,GV cần quan tâm , dành cho
các em sự ưu ái , sự dạy bảo ân cần, luôn động viên khích lệ trong mọi tình huống....Vì sự
tiến bộ của học sinh là sự một món quà quí giá đối với thầy cô giáo.
* MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:
Để cuối năm xóa hết được số học sinh chậm đọc lớp 1 tôi có một số kiến nghị như
sau :
- Về phía phụ huynh cần quan tâm đến việc học của con em, ngay từ lớp mầm non
cần cho các em đi học đúng độ tuổi và chuyên cần. Đến lớp 1 cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ
học tập, sách vở để các em có điều kiện học tốt . Tạo mọi điều kiện để con em đi học


chuyên cần , thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình hình học tập
của con em mình.
- Về phía nhà trường cần tổ chức phụ đạo riêng số học sinh và HS chậm đọc ngay từ
đầu năm học .Trang bị thêm tranh ảnh phục vụ dạy học môn Tiếng Việt.
- Về phía giáo viên phải thực sự quan tâm yêu thương gần gũi và tạo không khí vui
để học giúp các em học chậm yêu thích môn học .Vận dụng linh hoạt các hình thức ,
phương pháp dạy học tích cực để các em có cơ hội phát triển kiến thức của mình.tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy để tiết học có hiệu quả tốt .Cần
tăng cường rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động luyện nói .
- Về phía học sinh phải đi học chuyên cần , thực hiện tốt các yêu cầu của cô giáo .
Trên đây là một số kiến nghị của tôi . Rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm giúp đỡ tạo điều
kiện để học sinh và hs đọc chậm, đọc tốt hơn . Do điều kiện có hạn nên sáng kiến chưa
thật sự đầy đủ và hoàn chỉnh, có nhiều chỗ còn sơ suất, tôi rất mong được sự góp ý của các
cấp lãnh đạo và các đồng chí đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn .



×