Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

ĐÁNH GIÁ tài NGUYÊN, KINH tế xã hội và môi TRƢỜNG CHO ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ đới bờ BIỂN TỈNH BÌNH THUẬN TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.3 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Dƣơng Thị Thanh Xuyến

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG
CHO ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ ĐỚI BỜ BIỂN TỈNH
BÌNH THUẬN

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và Môi trường
Mã số: 62850101

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Nghi

Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
............................
Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
............................
Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
............................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm
luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiênvào hồi


giờ
ngày
tháng
năm 20...

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Tỉnh Bình Thuận có những tài nguyên đặc thù rất có giá trị kinh tế nhưng cũng có
nhiều thử thách do thiên tai và những xung đột xẩy ra khi khai thác tài nguyên phát triển
kinh tế-xã hội. Thế mạnh căn bản của tỉnh Bình Thuận là tài nguyên vị thế và du lịch, tài
nguyên khoáng sản, đặc biệt là sa khoáng Titan và tài nguyên thủy sản. Tuy nhiên, tỉnh
Bình Thuận chưa phát huy hết lợi thế cho phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Để
khắc phục tình trạng này, cần phải giải bài toán xung đột và chi phí lợi ích về kinh tế
cho tất cả các dạng tài nguyên bằng ma trận tương quan về mức độ lợi- hại, làm cơ sở
lựa chọn kịch bản thông minh cho định hướng quy hoạch tổng thể phát triển bền vững.
Từ đó cho thấy, việc nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi
trường phục vụ định hướng quy hoạch không gian đới bờ theo hướng phát triển bền
vững là hướng tiếp cận mới mang tính chất hệ thống trên cơ sở ma trận tương quan của
các bài toán xung đột và chi phí lợi ích về kinh tế, nhằm khắc phục những bất cập do
phương thức quản lý đơn ngành, riêng rẽ đã tồn tại trong những năm vừa qua nhằm thoả
mãn nhu cầu phải điều hoà, cân bằng giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội và
bảo vệ môi trường; giải quyết có hiệu quả các vấn đề liên quan đến khai thác, sử dụng,
phòng ngừa, giảm thiểu thiên tai; bảo vệ, duy trì những chức năng sinh thái của đới bờ
biển của tỉnh Bình Thuận là hết sức cấp thiết, cấp bách.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên và môi
trường của đới bờ tỉnh Bình Thuận, từ đó chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong phát
triển kinh tế bền vững bảo vệ môi trường.
- Phát hiện và giải quyết được các mâu thuẫn và xung đột trong quá trình khai thác
tài nguyên phát triển kinh tế-xã hội.
- Xác lập được cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch không gian đới bờ tỉnh
Bình Thuận theo quan điểm phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
3. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu trong phạm vi đới bờ tỉnh Bình Thuận, chi tiết tại hình 1.1,
gồm các vùng cụ thể như sau: (1) Vùng đất liền: trong phạm vi đã từng xảy ra quá trình
tương tác lục địa-biển. Song mục tiêu cuối cùng là phục vụ phát triển kinh tế xã hội nên
đề tài luận án đã chọn các huyện ven biển bao gồm: huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm
Thuận Nam và Hàm Tân, thị xã La Gi và thành phố Phan Thiết. Một số khu vực không
nằm trong vùng tập trung nghiên cứu lập Kế hoạch phân vùng, nhưng thuộc đới bờ
quan tâm, như Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, cũng được đề cập đến trong sơ đồ
phân vùng. (2) Vùng ngập nước ven biển: là vùng biển ven bờ đến độ sâu 0-30m nước,
tuy nhiên, phạm vi trên mang tính tương đối; phụ thuộc vào hoạt động kinh tế - xã hội,
có thể là một phần của đới bờ và cũng có thể vượt ra khỏi ranh giới đới bờ để đảm bảo
tính tương hỗ và thống nhất của hệ sinh thái.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên và môi

1


trường và thể chế quản lý khu vực đới bờ tỉnh Bình Thuận.
- Nghiên cứu, đánh giá các xung đột giữa phát triển du lịch và khai thác khoáng
sản đới bờ tỉnh Bình Thuận.
- Định hướng quy hoạch không gian đới bờ tỉnh Bình Thuận theo quan điểm phát
triển bền vững kinh tế và đảm bảo chất lượng môi trường. Xây dựng bản đồ quy hoạch

định hướng không gian đới bờ tỉnh Bình Thuận.
- Đề xuất các cơ chế chính sách và các giải pháp quản lý
5. Điểm mới của luận án
- Quá trình tương tác của địa chất nội sinh và ngoại sinh đã phân hóa không gian
đới bờ tỉnh Bình Thuận thành bốn đới tự nhiên sau: (1) đới đồng bằng sông - vũng vịnh
tuổi Holocen muộn; (2) đới cồn cát ven biển có tuổi từ Pleistocen sớm đến Holocen; (3)
đới bãi triều cát hiện đại; (4) đới trầm tích đáy có tuổi Holocen muộn (0-30m nước).
- Phát hiện một số nhóm xung đột trong định hướng quy hoạch phát triển kinh tế
bền vững và đề xuất giải pháp quản lý, bao gồm: Xung đột giữa khai thác chế biến
khoáng sản ilmenit và suy thoái môi trường. Xung đột giữa việc bảo vệ cao nguyên cát
đỏ và môi trường du lịch với việc khai thác khoáng sản. Xung đột giữa các nhóm lợi
ích.
- Đề xuất tính bốn toán bài toán chi phí lợi ích: (1) Chi phí lợi ích phát triển du lịch
(lợi nhuận >> 0); (2) Chi phí lợi ích khai thác khoáng sản (lợi nhuận < 0); (3) Chi phí lợi
ích khai thác thủy sản (lợi nhuận > 0); (4) Chi phí lợi ích khai thác tài nguyên năng
lượng (lợi nhuận > 0).
6. Luận điểm bảo vệ
- Luận điểm thứ nhất: Quá trình phát triển kinh tế xã hội khu vực đới bờ tỉnh Bình
Thuận theo quan điểm phát triển bền vững sẽ nảy sinh 4 xung đột cơ bản giữa khai thác
khoáng sản với phát triển du lịch; giữa khai thác khoáng sản với bảo vệ môi trường bền
vững; giữa phát triển du lịch với tai biến thiên nhiên. Các xung đột này sẽ được giải
quyết thông qua bài toán chi phí - lợi ích hiện tại và lâu dài.
- Luận điểm thứ hai: Xây dựng mô hình quy hoạch định hướng phát triển bền
vững đới bờ tỉnh Bình Thuận gồm một hệ thống kinh tế 10 đơn vị được xếp theo mức
độ ưu tiên như sau: Kinh tế du lịch (45%); Kinh tế thủy sản (28%); Công nghiệp chế
biến (7%); Trồng cây ăn quả (7%); Năng lượng (gió, mặt trời, sóng và thủy triều) (5%);
Các đơn vị kinh tế còn lại (8%).
7. Ý nghĩa của luận án
- Ý nghĩa khoa học: Luận án làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tính đa dạng địa chất
Đệ Tứ và địa mạo với sự phân hóa các địa hệ, hệ sinh thái và các dạng tài nguyên. Xây

dựng hệ phương pháp nghiên cứu về đánh giá sức chịu tải và phương pháp lập bản đồ
quy hoạch không gian đới bờ lấy phát triển du lịch làm trọng tâm.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá đúng giá trị tài nguyên du lịch và khai thác khoáng
sản trong các chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Thuận. Đề xuất được
định hướng quy hoạch không gian đới bờ của vùng nghiên cứu làm cơ sở để xây dựng
bản đồ quy hoạch định hướng không gian đới bờ tỉnh Bình Thuận.

2


8. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá tài nguyên - môi trường và kinh tế-xã hội đới bờ tỉnh Bình
Thuận
Chương 3: Định hướng quy hoạch tổng thể đới bờ tỉnh Bình Thuận
CHƢƠNG 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
1.1. Tổng quan về QHKGĐBB trên thế giới
Quy hoạch đới bờ biển là khái niệm đã được manh nha tại Mỹ vào những năm 60
của thế kỷ 19. Đến thế kỷ 20, các nhà hoạch định chính sách đã quan tâm hơn đến yếu
tố môi trường trong quá trình phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển. Nhờ những hiệu
quả đem lại, những năm sau đó, QHKB được áp dụng rộng rãi trong các hoạt động
quản lý hệ thống các khu bảo tồn biển toàn cầu, khu vực và các quốc gia. Trong suốt
tiến trình phát triển, quy hoạch không gian biển (QHKGB) cũng đã được xác định bằng
các văn bản pháp lý. QHKGB được định nghĩa là “một quá trình phân tích và phân bổ
các phần của không gian biển ba chiều cho các mục đích sử dụng cụ thể, để đạt được
các mục tiêu sinh thái, kinh tế và xã hội thường được xác định thông qua tiến trình
chính trị; kết quả của quá trình QHKGB thường là một kế hoạch tổng thể toàn diện cho
một vùng biển; là một phần của quản lý sử dụng biển”. Còn quy hoạch không gian đới

bờ biển (QHKGĐBB) là "một khung quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên sử
dụng cách tiếp cận mang tính toàn diện, tổng hợp và một quá trình lập kế hoạch tương
tác để giải quyết các vấn đề quản lý phức tạp tại vùng đới bờ".
1.2. Tổng quan về QHKGĐBB Việt Nam
1.2.1. Đới bờ biển Việt Nam
Theo phạm vi không gian, đới bờ biển (ĐBB) là vùng chuyển tiếp giữa lục địa và
biển, bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển. ĐBB ở Việt Nam có nhiều tài
nguyên, tiềm năng về kinh tế và đa dạng các hệ sinh thái. Ở cấp quốc gia, Việt Nam đã
ban hành Luật Biển Việt Nam năm 2012, Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 tập
trung vào phát triển kinh tế biển, Thông tư số 22/2012/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12
năm 2012 quy định việc lập và thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo
vệ môi trường vùng ven biển, Quyết định số 2295/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2014
phê duyệt chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030. Hiện nay, ở Việt Nam có 15 bộ ngành liên quan đến quản lý nhà nước về
biển, vùng bờ biển và hải đảo theo ngành.
Việt Nam đã có một số công trình hợp tác quốc tế như dự án LOIZ (hợp tác giữa
Việt Nam-Hà Lan, Việt Nam - Đức) nghiên cứu quản lý tổng hợp đới bờ tại một số tỉnh,
thành phố: Nam Định, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng. Ngoài ra, còn
phải kể đến một số công trình nghiên cứu quan trọng thuộc chương trình KC-09/11-15
như: (1) KC-09-10/11-15 do Nguyễn Thế Tưởng làm chủ nhiệm, đề tài KC-09-12/1115 do Nguyễn Cao Huần làm chủ nhiệm, công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung
vào nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học và pháp lý cho quản lý tổng hợp và phân

3


vùng quản lý tổng hợp đới bờ; (2) Đề tài KC-09-12/11-15 do Nguyễn Cao Huần làm
chủ nhiệm đã có những đóng góp quan trọng về việc xây dựng luận cứ khoa học hoạch
định không gian phát triển kinh tế với sử dụng hợp lý tài nguyên.
1.2.2. Đới bờ biển tỉnh Bình Thuận
Các tác giả có các công trình nghiên cứu liên quan đến đới bờ biển tỉnh Bình Thuận

có thể kể đến: Fontaine, Lê Đức An, Nguyễn Văn Cường, Hoàng Phương, Ma Công Cọ,
Trần Nghi, Colin Wallace, Brian Jone, Võ Văn Lành, Phan Văn Huấn, Hà Xuân Hùng,
Bùi Hồng Long. Riêng về nghiên cứu định hướng quy hoạch tổng thể đới bờ theo quan
điểm phát triển bền vững tỉnh Bình Thuận theo cách tiếp cận của nghiên cứu sinh thì cho
đến nay vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu.
1.2.3. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, những công trình nghiên cứu trước đây, vấn đề
quy hoạch tổng thể không gian đới bờ theo hướng phát triển bền vững là chưa được giải
quyết. Hướng tiếp cận chưa đi sâu phân tích ma trận tương quan giữa các đơn vị địa lý
kinh tế được quy hoạch. Theo đó, chưa làm sáng tỏ được các mâu thuẫn, xung đột xảy
ra khi khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế. Đặc biệt, chưa thực sự coi trọng
phát triển bền vững là trọng tâm của vấn đề quy hoạch phát triển kinh tế. Kết quả một số
giá trị tài nguyên sẽ bị thay đổi giữa việc bảo vệ và khai thác. Đến nay không ai trả lời
được câu hỏi đối với tỉnh Bình Thuận giữa phát triển kinh tế du lịch và khai thác khoáng
sản thì chọn tài nguyên nào? Tại sao? Đây là bài toán khó nhất mà chưa ai giải quyết.
1.3. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1. Hướng tiếp cận
Tiếp cận theo các hướng: tiếp cận hệ thống; tiếp cận sinh thái; tiếp cận lịch sử;
tiếp cận liên ngành; tiếp cận quy hoạch tổng thể phát triển bền vững.
1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu
Bao gồm các phương pháp: (1) Phương pháp khảo sát, nghiên cứu ngoài trời; (2)
Phương pháp nghiên cứu phân đới tự nhiên; (3) Phương pháp phỏng vấn; (4) Phương
pháp thành lập bản đồ định hướng quy hoạch tổng thể.
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI
TRƢỜNG ĐỚI BỜ TỈNH BÌNH THUẬN
2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên đới bờ tỉnh Bình Thuận
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Bình Thuận là tỉnh cực nam của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Diện tích tự
nhiên 7.830 km2, dân số khoảng 1.215 triệu người. Phía Bắc và Đông Bắc giáp Ninh

Thuận, phía Tây Bắc giáp Lâm Đồng, phía Tây giáp Đồng Nai và phía Tây Nam giáp
Bà Rịa - Vũng Tàu, phía đông và đông nam giáp biển Đông với đường bờ biển dài
192km. Tỉnh có 10 đơn vị hành chính. Bình Thuận có bờ biển dài 192 km từ mũi Đá
Chẹt giáp Cà Ná (Ninh Thuận) đến bãi bồi Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu).
2.1.1.2. Địa chất - địa mạo
a) Địa chất phần đất liền
Đặc điểm địa chất Đệ Tứ phần đất liền khu vực nghiên cứu bao gồm: Pleistocen

4


sớm (Q11); Pleistocen giữa, phần sớm. Hệ tầng Mũi Né, trầm tích biển (mQ12amn);
Pleistocen giữa, phần muộn. Trầm tích sông - lũ (apQ12b); Pleistocen muộn phần sớm
(Q13a); Holocen sớm - giữa (Q21-2): Holocen giữa (Q22); Holocen giữa – muộn (Q22-3);
Holocen muộn (Q23).
b) Lịch sử phát triển địa chất Đệ tứ
Trầm tích đệ Tứ theo không gian được phân thành 4 địa hệ và theo thời gian được
chia thành 5 chu kỳ trầm tích tương ứng với 5 phức tập sau: Sq1 (Pleistocen dưới (Q11));
Sq2 (Pleistocen giữa phần dưới (Q12a)); Sq3 (Pleistocen giữa phần trên (Q12b)); Sq4
(Pleistocen trên phần dưới (Q13a)); Sq5 (Pleistocen trên phần trên (Q13b-Q2)). Lịch sử
phát triển trầm tích Đệ Tứ đới bờ tỉnh Bình Thuận gắn liền với 5 chu kỳ thay đổi mực
nước biển do ảnh hưởng của 5 pha băng hà (G, M, R, W1, W2) và 5 pha gian băng tạo
nên 5 chu kỳ băng hà (G/G-M ; M/M-R ; R/R-W1 ; W1/W1-W2 ; W2/Biển tiến
Flandrian). Các đê cát ven bờ (sandy barrie bar) được thành tạo trong pha biển tiến
(transgression). Các cồn cát đụn (sand dune) được thành tạo trong pha biển thoái
(regression) do gió tái tạo cát của đê cát ven bờ. Địa hình các cồn cát hiện đại là phát
triển kế thừa của các thành tạo cát do gió của 5 pha biển thoái.
Nguồn gốc của cát được đưa từ thềm lục địa vào trong các pha biển tiến. Nguồn
cát này được các dòng chảy ven bờ đưa từ phía bắc xuống trong các pha biển thoái.
Màu đỏ của cát được hình thành do hoạt động của nước ngầm theo định kỳ xen kẽ giữa

môi trường khử và Oxy hóa. Mùa mưa nước ngầm mang sắt có hóa trị 2 đến, chế độ
khử thống trị, mùa khô mực nước ngầm hạ thấp, chế độ Oxy hóa thống trị sắt hai biến
thành sắt 3 có màu vàng và đỏ. Thiên nhiên đã tạo cho Bình Thuận "Công viên địa
chất" kỳ vĩ, vô cùng độc đáo, thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học.
c) Địa chất và địa mạo phần ngập nước
Trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển, tiến hóa trầm tích và địa mạo
đáy biển ven bờ được tiếp cận từ quan điểm địa hình địa mạo có thể chia đáy biển ven
bờ (0m ÷ 30m nước) thành các đơn vị như sau: (1) Địa hình bãi triều nghiêng thoải; (2)
Địa hình đáy biển ven bờ (3m ÷25m nước) nghiêng thoải (10-20); (3) Địa hình đường bờ
cổ (25 m ÷ 30m nước). Trên đáy biển trầm tích tầng mặt có 6 kiểu phân bố thành 3 đới:
(1) Đới 25m ÷ 30m nước có tuổi Q21-2: trầm tích cát, cát sạn và sạn cát; (2) Đới 5m ÷
25m nước có tuổi Q22-3: Trầm tích cát bùn, cát bùn sạn và cát sạn; (3) Đới bãi triều gồm
trên triều, bãi triều và dưới triều, tuổi Q23: Trầm tích cát, cát lẫn sạn.
d) Địa hình - địa mạo
Bình Thuận nằm trọn ở phần rìa phía đông của dãy Trường Sơn. Lãnh thổ hẹp
ngang và kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, phân hóa thành 4 dạng địa hình
chính: Địa hình đồi cát và cát ven biển chiếm 18,22% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân
bố dọc ven biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân. Đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích
tự nhiên toàn tỉnh. Địa hình đồi gò chiếm 31,66% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, kéo dài
theo hướng tây bắc – đông nam, từ Tuy Phong đến Bắc Bình. Địa hình đồi núi thấp
chiếm 40,7% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, độ cao từ 200m ÷ 1.302m.
2.1.1.2. Khí hậu
Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mang những

5


đặc điểm chung của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa Nam bộ, Nam Trung Bộ và ảnh
hưởng của khí hậu vùng biển. Nhiệt độ cao (trung bình năm 27,6 °C), ít mưa (trung bình
năm 1034,7 mm), ít mây, nhiều nắng (khoảng từ 2784 đến 2811 giờ/năm), không có

mùa đông và khô hạn nhất cả nước với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm tương đối trung bình (trung bình năm
là 81 % đến 82 %). Nhìn chung, đặc điểm khí hậu khu vực đới bờ tỉnh Bình Thuận
thuận lợi cho các loại cây trồng vật nuôi có năng suất cao, khả năng phát triển chăn nuôi
đại gia súc lớn, nền nhiệt độ cao, gió lớn quanh năm thuận lợi cho sấy khô các sản phẩm
nông - lâm - ngư, diêm nghiệp và phát triển năng lượng tái sinh, sạch. Tuy nhiên, do
lượng mưa phân bố theo diện không đều nên thiếu nước vào mùa khô, địa hình dốc,
lượng bốc hơi cao, gió, nắng nhiều.
2.1.1.3. Thủy văn, hải văn
a) Thủy văn
Hệ thống sông suối của vùng ven bờ tỉnh Bình Thuận xuất phát từ phía Tây, nơi
có các dãy núi của dải Trường Sơn Nam, tiếp giáp với lưu vực thượng nguồn sông
Đồng Nai và đổ ra biển Đông theo hướng Bắc - Nam hoặc Tây Bắc - Đông Nam. Các
sông, suối đa số có lưu vực hẹp, độ dốc lòng sông lớn, dòng chảy phụ thuộc vào lượng
mưa, nhiều sông, suối không có nước vào mùa khô. Khu vực ven biển tỉnh Bình Thuân
có 6 lưu vực sông chính là: sông Lòng Sông (dài 50 km, diện tích lưu vực 520 km2, lưu
lượng bình quân 5,2m3/s), sông Lũy (Chiều dài sông 85 km, diện tích lưu vực 1.973
km2, lưu lượng trung bình 19,7m3/s. Tổng lượng nước hàng năm khoảng 930 triệu m3),
sông Cái Phan Thiết (Chiều dài 87km, diện tích lưu vực 1050km2), sông Cà Ty (Diện
tích lưu vực 820km2, chiều dài 65km, lưu lượng trung bình 10,9 m3/s), sông Phan và
sông Dinh (chiều dài 55km, diện tích lưu vực 835 km2, lưu lượng bình quân 18,3 m3/s).
b) Hải văn
Chế độ thủy triều, sóng: Từ mũi Kê Gà về phía Bắc thuộc chế độ nhật triều không
đều (độ cao triều cường không quá 160 cm), còn từ mũi Kê Gà về phía Nam mang tính
chất bán nhật triều (độ cao triều nhỏ hơn 2 m). Sóng có hướng chủ yếu là Đông Nam và
Tây Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thời gian còn lại gần như lặng sóng. Sóng lớn
xuất hiện chủ yếu trên các hướng Đông Bắc, Tây và Tây Nam vào các thời kỳ trung tâm
của các mùa gió Đông Bắc và Tây Nam.
2.1.1.4. Địa chất thủy văn
Trong phạm vi đới bờ tỉnh Bình Thuận gồm các tầng chứa nước chính sau: tầng

chứa nước lỗ hổng, tầng chứa nước khe nứt và các thành tạo địa chất rất nghèo nước
hoặc không chứa nước. Các thành tạo địa chất chứa nước hầu hết đều tập trung vào các
trầm tích bở rời hệ Đệ tứ và trong một số loại đất đá cứng nứt nẻ. Mức độ chứa nước
của các loại đất đá này nhìn chung từ trung bình đến nghèo nước. Một số khu vực ven
biển với các trầm tích nguồn gốc sông, sông - biển có mức độ chứa nước tương đối tốt
song lại do ảnh hưởng của nước biển nên nước thường bị nhiễm mặn. Tuy nhiên, một
số khu vực ven biển tồn tại nước cồn cát với chất lượng tốt.
2.1.1.5. Hệ sinh thái và đa dạng sinh học
Hệ thực vật bao gồm 600 loài (chiếm 19,6% tổng số loài của Việt Nam) thuộc 125

6


họ (chiếm 46,3% số họ của Việt Nam) - 59 bộ. Rừng có khoảng 68 loài thú, 133 loài
chim, 33 loài bò sát, hàng ngàn loài côn trùng, động vật đất, trong đó nhiều loài có giá
trị về thực phẩm, y dược học, kỹ nghệ da, lông, sừng. Bình Thuận có 47 loài trong số 56
loài động vật quý hiếm được xếp vào sách đỏ Việt Nam. Tổng diện tích rừng là 298.170
ha. Tổng hợp số liệu về tài nguyên rừng hiện có tại các huyện ven biển (đới bờ) tỉnh
Bình Thuận cụ thể như sau: 313,48 ha rừng ngập mặn; 116.708 ha rừng phòng hộ;
24.582,86 ha rừng trồng.
2.2. Tai biến thiên nhiên
- Diễn biến bán sa mạc hóa: Trong những năm gần đây, tình hình bán sa mạc hóa
đã trở nên hết sức nguy hiểm tại tỉnh Bình Thuận. Tổng cộng diện tích đất hoang mạc
hóa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận là: 89.995 ha, chiếm 11,3% diện tích đất tự nhiên.
- Diễn biến cát bay, cát nhảy: Tốc độ di chuyển của các cồn cát tại Mũi Né, Hàm
Tân lên đến 3,3m/năm. Chỉ tính trong vòng 45 năm (1954 - 1999), hiện tượng cát bay,
cát chảy, xói lở do mưa, gió và canh tác của nhân dân đã làm thu hẹp 0,16 ha/năm diện
tích hồ Bàu Trắng và trong vòng 50 năm (1949 - 1999), đã làm giảm tốc độ sâu của hồ
0,6 m/năm ÷ 0,7 m/năm.
- Xâm thực, xói mòn đất, tại các địa hình nghiêng thoải (độ dốc 2 - 50) có cường độ

rửa trôi từ 0,03 m đến 0,1 m/năm; địa hình dốc (5 - 150) có cường độ rửa trôi bề mặt từ
0,1 đến 0,3 m/năm đã xuất hiện các mương xói lớn ở rìa các chân sườn hàng năm vào
mùa mưa với tốc độ trung bình 0,5 - 0,8 m/năm. Điển hình như các mương xói chảy ra
biển ở thôn Hồng Lâm xã Hoà Thắng huyện Bắc Bình - Bình Thuận.
- Xói lở bờ biển, toàn tỉnh có 24 đoạn bờ biển bị sạt lở với số km bị sạt là 28km,
chiếm 7,2% chiều dài bờ biển. Trong đó các đoạn bị sạt lở nặng nhất: Cửa sông Lòng
Sông - Tuy phong, bờ biển Hàm Tiến – Mũi Né, Vĩnh Thủy – Phan Thiết, Tân Thuận –
Hàm Thuận Nam, Phước Thể.
- Xâm nhập mặn, tình trạng xâm nhập mặn nước mặt theo dòng chảy của các sông
vào mùa khô mấy năm gần đây đã diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng trong
khu vực. Tại các sông như: sông Cà Ty (Bình Thuận), sự xâm nhập mặn đi sâu vào
thượng nguồn đạt đến mức từ 10 - 25 km, độ khoáng hóa (hàm lượng clo) có khi lên
đến gần 40 g/l, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt
trong vùng.
- Biến động luồng lạch các cửa sông ven biển, nguyên nhân là do chế độ thủy văn,
hải văn, chế độ gió, đặc điểm địa chất, địa hình, địa mạo, hoạt động kiến tạo và hoạt
động nhân sinh. Tai biến bồi tụ gây biến động luồng lạch, cản trở sự đi lại của tàu
thuyền, không cho phép tàu lớn qua lại.
- Thiên tai, bão lũ: Bình Thuận ít chịu ảnh hưởng của bão, nên bão thường xuất
hiện với tần suất thấp, xuất hiện chủ yếu vào 3 tháng cuối năm (từ tháng 10 đến tháng
12) với khoảng 3 đến 5 cơn trong vòng 30 năm.
- Sương mù, có khả năng xuất hiện ở khu vực phía Tây của tỉnh Bình Thuận song
với tần suất thấp, trung bình xuất hiện một đến hai ngày/năm.

7


2.3. Đánh giá tài nguyên – môi trường
2.3.1. Tài nguyên khoáng sản
Bình Thuận có nguồn khoáng sản tương đối đa dạng với trữ lượng lớn. Cụ thể như

sau: khoáng sản kim loại, bao gồm chủ yếu là sa khoáng Titan, vàng, bạc, sắt; khoáng
chất công nghiệp, bao gồm sét bentonit, cát thủy tinh, sa khoáng saphia, zincon; khoáng
vật làm vật liệu xây dựng, bao gồm chủ yếu là sét gạch ngói, khoáng sản puzlan, cuội
làm vật liệu xây dựng; nước nóng – khoáng.
2.3.2. Tài nguyên năng lượng
- Tài nguyên gió: Bình Thuận cũng là nơi có tiềm năng năng lượng gió lớn nhất
nước, gió gần như có quanh năm, điều kiện đất đai khá thuận lợi, phù hợp với việc đầu
tư xây dựng các nhà máy điện gió công suất lớn. Công suất tiềm năng điện gió của toàn
tỉnh có thể lên đến 5.040 MW và khả năng khai thác có hiệu quả ngay trong điều kiện
hiện nay cũng đến khoảng 1.570 MW.
- Tài nguyên mặt trời: Số giờ nắng từ năm 2010 đến 2016 trung bình năm là 2.903
giờ. Số giờ nắng tăng lên và đặc biệt vào các tháng 5, 6, 7, 8 và 9 có số giờ nắng cao và
tăng lên nhanh so với các năm trước, là điều kiện lý tưởng để phát triển điện mặt trời.
Tính đến tháng 6/2017, đã có 5 dự án điện mặt trời được cấp quyết định chủ trương đầu
tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư, gần 30 dự án điện mặt trời cũng đang xin đăng ký triển
khai trên địa bàn Bình Thuận.
- Ngoài nguồn tài nguyên gió, năng lượng mặt trời, đới bờ tỉnh Bình Thuận có sự
thay đổi biên độ (chiều cao) cột sóng phức tạp, lớn. Đây cũng là nguồn năng lượng để
phát triển năng lượng sạch từ sóng thủy triều.
2.3.3. Tài nguyên sinh vật
- Nguồn lợi cá, tôm: Vùng biển Bắc Bình Thuận là khu vực tập trung nhiều bãi cá
lớn. Trữ lượng cá tính chung là 144.000 tấn, bình quân 7 tấn/km2.
- Nguồn lợi động vật hai mảnh vỏ: Trữ lượng động vật trên 50.000 tấn. Khả năng
khai thác hàng năm từ 25.000 tấn ÷ 30.000 tấn. Trữ lượng hải đặc sản trên 40.000 tấn,
khả năng khai thác 8.000 tấn/năm.
- Trứng cá và cá con: vùng biển phía Nam, trong đó có vùng ven biển tỉnh
BìnhThuận, mật độ bình quân trứng cá cao nhất là họ cá cơm, cá mối, cá bơn cát, cá
trích. Cá con: họ cá bống có mật độ bình quân cao nhất, sau đó là họ cá liệt, cá cơm, cá
trích và cá mú.
- Bãi triều ngập mặn: Đới bờ tỉnh Bình Thuận có hơn 5.200 ha bãi triều ngập mặn,

là điều kiện lý tưởng cho phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản. Ngoài ra, đới bờ tỉnh
Bình Thuận còn có 5 vũng vịnh lớn nhỏ rất thuận lợi cho việc nuôi tôm lồng bè.
2.3.4. Tài nguyên nước
a) Tài nguyên nước mặt
Lượng nước mặt khá dồi dào cả số lượng lẫn chất lượng vào mùa mưa. Hàng năm
dòng chảy mặt phần đất liền trong tỉnh khoảng 5 tỷ m3, khả năng cho phép khai thác
nguồn nước tối đa khoảng 0,9 tỷ m3. Tuy nhiên, dòng chảy mặt phân bố không đều theo
không gian và thời gian. Vào mùa mưa dòng chảy lớn thường gây lũ lụt, một số khu
vực địa hình dốc và ngắn là cho nước chảy thoát nhanh, làm cho khả năng giữ nước

8


kém, ngược lại mùa khô kéo dài, lượng mưa ít và dòng chảy nhỏ gây hiện tượng hạn
hán. Theo sự phân loại của thế giới, Bình Thuận là tỉnh nghèo nước. Chất lượng nước
tại phần thượng lưu, trung lưu nhìn chung đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với mục
đích sinh hoạt và tưới tiêu. Phần hạ lưu các con sông lớn đều bị ô nhiễm ở mức độ khác
nhau do hoạt động phát triển kinh tế và nhiễm mặn do ảnh hưởng của thủy triều, điển
hình là sông Cà Ty và sông Cái Phan Thiết. Bên cạnh đó, Bình Thuận có nguồn nước
biển phong phú với ngư trường rộng 52.000 km2, là một trong những ngư trường lớn
của cả nước với trữ lượng hải sản lớn, phong phú.
b) Tài nguyên nước ngầm (nước dưới đất)
Tổng diện tích phân bố tầng chứa nước là 1.555 km2, trong đó diện tích xếp vào
loại nghèo nước 825 km2, diện tích tương đối giàu nước là 730 km2. Tổng trữ lượng
khai thác tiềm năng là 323.313m3/ngày đêm.
2.3.5. Tài nguyên đất
Tỉnh có các loại đất như cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa, đất xám, đất đỏ
vàng, đất mùn vàng đỏ, đất thung lũng. Nhìn chung, tỉnh có sự phong phú về chủng loại
đất, thuận lợi cho trồng các loại cây rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và các
loại cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, do điều kiện khô hạn nên phần lớn đất Bình

Thuận nghèo dinh dưỡng, một số nơi bị xói mòn, rửa trôi nghiêm trọng... nên chỉ có thể
trồng các loại cây có nhu cầu sử dụng ít nước như thanh long, nho.
2.3.6. Tài nguyên khí hậu
Điều kiện khí hậu, thời tiết tại Bình Thuận hầu như nóng quanh năm và nóng nhất
trong cả nước với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới, khô nắng, nhiệt độ cao. Đây là điều
kiện thuận lợi cho việc canh tác, phát triển một số loại cây trồng sử dụng ít nước như
cây thanh long, nho. Nền nhiệt độ cao, gió lớn quanh năm thuận lợi cho sấy khô các sản
phẩm nông - lâm - ngư, diêm nghiệp và phát triển năng lượng tái sinh, sạch.
2.3.7. Tài nguyên du lịch
Đới bờ biển tỉnh Bình Thuận khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch
đẹp, cảnh quan tự nhiên thơ mộng, giao thông thuận lợi; tạo điều kiện thuận lợi cho du
lịch nghỉ dưỡng, điều dưỡng biển; du lịch sinh thái biển, rừng kết hợp; du lịch vườn; các
loại hình du lịch thể thao trên biển; du lịch văn hoá lịch sử, các làng nghề đặc trưng…
để thu hút du khách. Các khu du lịch tập trung đầu tư theo hướng lợi thế có bờ biển đẹp
và gắn với môi trường sinh thái.
2.4. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội
2.4.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015
2.4.1.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế
Theo báo cáo “Tình hình kinh tế - xã hội 05 năm 2011 - 2015” và báo cáo “Tình
hình kinh tế xã hội năm 2015” của tỉnh Bình Thuận, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP)
trong 5 năm 2011 - 2015 đạt bình quân 8,71%/năm. Theo cơ cấu ngành, tốc độ tăng
trưởng trong giai đoạn 2011 - 2015 cao nhất là ở nhóm ngành dịch vụ (10,2%), sau đó
là nhóm ngành công nghiệp - xây dựng (8,9%), thấp nhất là ở nhóm ngành nông - lâm thủy sản (5,04%); tuy nhiên, tất cả các nhóm ngành đều không đạt chỉ tiêu đề ra cho giai
đoạn 2011 - 2015. Giai đoạn 2011 - 2014 nhìn chung có tốc độ tăng trưởng bình quân

9


cao hơn giai đoạn 2014 - 2015, chỉ trừ ngành công nghiệp - dịch vụ có tốc độ tăng
trưởng giai đoạn 2014 - 2015 cao hơn giai đoạn 2011 - 2014. Có thể thấy được sự

chuyển dịch rõ ràng trong cơ cấu kinh tế tại Bình Thuận, giảm cơ cấu ngành nông - lâm
- thủy sản, tăng nhanh cơ cấu ngành dịch vụ và công nghiệp - xây dựng; trong đó ngành
dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (trung bình trên 44%), sau đó là ngành dịch vụ
(trung bình 34,5%), thấp nhất là ngành nông - lâm - thủy sản (trung bình 19,6%).
2.4.1.2. Kết quả các chỉ tiêu kinh tế xã hội chính
Trên cơ sở các mục tiêu đề ra tại Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2011 - 2015 của tỉnh Bình Thuận cũng như kết quả thực hiện các chỉ tiêu, ta có nhận xét
như sau: trong 20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đề ra trong kế hoạch 5 năm 2011 2015, có 12 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, đồng thời có 08 chỉ tiêu không
đạt kế hoạch là: (1) tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP); (2) GRDP bình quân đầu người;
(3) cơ cấu các ngành kinh tế; (4) tỷ lệ huy động GRDP vào ngân sách (không kể các
khoản thu từ dầu khí và thuế xuất nhập khẩu); (5) thu hút vốn đầu tư toàn xã hội so với
GRDP; (6) kim ngạch xuất khẩu; (7) tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia; (8) tỷ lệ hộ
nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh.
2.4.1.3. Vấn đề môi trường
a) Hiện trạng chất lượng môi trường:
- Chất lượng nước: Chất lượng nước mặt tại các vị trí quan trắc trên các con sông
chính trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đều có dấu hiệu ô nhiễm, có nhiều chỉ tiêu vượt quy
chuẩn cho phép (QCCP) nhiều lần, đặc biệt là chỉ tiêu hữu cơ, vi sinh. Chất lượng nước
ngầm khu vực cấp nước, khu dân cư, khu khu du lịch, khu nuôi trồng thuỷ sản, khu
nông nghiệp -– làm muối, khu bãi rác chưa có dấu hiệu ô nhiễm nghiêm trọng. Tuy
nhiên, vẫn có một số chỉ tiêu COD, Cl-, NH4+ Coliform có kết quả vượt chuẩn cho phép.
Nước biển ven bờ chưa có dấu hiệu ô nhiễm nghiêm trọng.
- Chất lượng không khí: Chất lượng không khí hầu hết đều đạt QCCP, riêng chỉ
tiêu Bụi, độ ồn, NO2, H2S, NH3 có kết quả vượt QCCP.
b) Thực hiện công tác bảo vệ môi trường:
Kết quả đánh giá trong năm 2015, tỷ lệ thu gom CTR đô thị đạt 90%, tăng 15% so
với năm 2011. Lượng CTNH được thu gom, xử lý vào khoảng 35.683 kg/năm, tăng
111,2% so với năm 2011. Công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
được nâng cao chất lượng. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về
BVMT cho cộng đồng được tăng cường bằng nhiều hình thức khác nhau. Nguồn vốn

ngân sách phân bổ cho kinh phí sự nghiệp môi trường đã tăng dần nhưng vẫn còn khó
khăn, chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 53%. Tỷ lệ dân cư
được sử dụng nước sạch ở đô thị đạt khoảng: 97,57%. Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước
sạch ở nông thôn đạt khoảng: 94,5%. Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ
thống XLNT tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%. Tỷ lệ các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788/2013/QĐ-TTg ngày 01 tháng
10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ được xử lý đạt 89,5%. Tỷ lệ chất thải rắn được
thu gom đạt 90%. Tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý đạt 60%. Tỷ lệ khu đô thị có hệ
thống xử lý nước thải, chất thải đạt tiêu chuẩn quy định khoảng 10%.

10


2.4.1.4. Đánh giá chung
Nhìn chung, trong bối cảnh không ít khó khăn, tình hình phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 2011 - 2015 tiếp tục ổn định và có những chuyển
biến theo hướng tích cực. Công tác quản lý nhà nước về BVMT được tăng cường. Bên
cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được thì công tác quản lý nhà nước về BVMT còn
gặp nhiều khó khăn.
2.4.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2016
Theo Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận năm 2016, tổng sản
phẩm trong tỉnh tăng 4,2% so với năm trước. Các nhóm ngành đều tăng, trong đó: nông,
lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,17%; công nghiệp xây dựng tăng 7,59%; dịch vụ tăng
6,94%. Cơ cấu các nhóm ngành trong giá trị gia tăng tiếp tục có sự chuyển dịch: nhóm
nông lâm thuỷ sản giảm 0,9%; nhóm công nghiệp xây dựng tăng 0,5%, dịch vụ và du
lịch tăng 0,4%, chi tiết tại hình 2.18. GDP bình quân đầu người đạt 40,3 triệu đồng.
2.4.2.1. Phát triển công nghiệp
a) Tình hình chung
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016 đạt 24.348,7 tỷ đồng (tăng 8,8% so với
năm 2015). Sản xuất và phân phối điện tăng trưởng khá; công nghiệp chế biến chế tạo

và cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý nước thải, rác thải tăng thấp; công nghiệp
khai khoáng giảm khá lớn. Hoạt động công nghiệp chế biến nhìn chung ổn định, song
tăng trưởng thấp. Tuy các sản phẩm nước khoáng, chế biến thức ăn gia súc tăng trưởng
khá, song các sản phẩm thuỷ sản đông lạnh, nước mắm, nước máy, hàng may mặc chỉ
đạt được mức tăng trung bình và các sản phẩm thuỷ sản khô, gạch nung, hạt điều nhân
giảm khá lớn nên tính chung mức tăng trưởng không cao so với năm trước. Hoạt động
tiểu thủ công nghiệp ổn định và tiếp tục thu hút được nhiều sự quan tâm của khách
hàng. Công tác khuyến công được duy trì thường xuyên.
b) Vấn đề môi trường
- Ô nhiễm do chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, hiện tại, mặc dù số
lượng chất thải rắn công nghiệp và các chất thải nguy hại từ quá trình sản xuất không
nhiều nhưng tiềm ẩn nguy cơ cao trong tương lai khi các dự án sản xuất công nghiệp lấp
đầy. Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận chưa có nhà máy xử lý chất thải rắn công nghiệp và
chất thải nguy hại. Những cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu đăng ký chủ
nguồn thải và tự bảo quản tại đơn vị. Tuy nhiên công việc bảo quản chưa thực hiện
đúng quy định do doanh nghiệp không có kiến thức về chất thải nguy hại chỉ làm đối
phó khi có đơn vị kiểm tra.
- Ô nhiễm do nước thải công nghiệp, toàn tỉnh có 08 khu công nghiệp (KCN) đều
có hệ thống xử lý nước thải tập trung.Toàn tỉnh có 42 Cụm công nghiệp (CCN) được
đưa vào quy hoạch giai đoạn đến 2015, trong đó: 12 CCN đã đi vào hoạt động, có 02
CCN đang hoạt động và có đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung; 21 làng nghề
được công nhận là làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tất cả các làng nghề
chưa có hệ thống xử lý chất thải riêng. Do đó gây ra ô nhiễm nặng nề làm ảnh hưởng
đến người dân, trong khi đó việc đầu tư hệ thống xử lý diễn ra khá chậm chạp chưa
tương xứng với hoạt động sản xuất đang diễn ra trong cụm.

11


- Ô nhiễm do khí thải công nghiệp, tính đến nay, tỉnh Bình Thuận chưa có nghiên

cứu nào về ảnh hưởng của khí thải trong từ các khu công nghiệp làm ảnh hưởng đến sức
khỏe. Tuy nhiên qua kiểm tra nhận thấy cơ sở vật chất của người dân như: tôn bị hư hại
nặng nề, giảm năng suất lúa tại khu vực lân cận, gia tăng số người mắc những căn bệnh
liên quan đến hô hấp… Khi dự án nhiệt điện Vĩnh Tân đi vào hoạt động cùng với các
dự án công nghiệp lớn có phát thải khí nếu như không được trang bị hệ thống xử lý khí
thải đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường thì ảnh hưởng đến sức khỏe của người
dân là điều tất yếu.
- Ô nhiễm do hoạt động khai thác khoáng sản, việc khai thác các khoáng sản trên
địa bàn tỉnh Bình Thuận ngoài các tác động tích cực như tăng nguồn thu cho địa
phương, tạo công ăn việc làm cho người lao động thì cũng gây ra các tác động môi
trường tiêu cực như phát tán chất phóng xạ vào môi trường xung quanh; nước thải từ
các khu vực khai thác khoáng sản, xưởng tuyển không được xử lý, thu gom, để chảy
tràn lan ra môi trường xung quanh, trôi xuống biển, đem theo các chất phóng xạ và các
chất độc hại khác làm ô nhiễm môi trường nước biển; ảnh hưởng đến sinh kế của
người dân địa phương đặc biệt là phát tán tiếng ồn, bụi phát tán vào khu vực dân cư và
tai nạn lao động.
2.4.2.2. Phát triển nông nghiệp
a) Tình hình chung
- Trồng trọt: Năm 2016, diện tích gieo trồng có xu hướng chuyển dịch từ cây hàng
năm sang cây lâu năm. Theo đó, diện tích gieo trồng cây hàng năm trong năm 2016
giảm 7,1% so với năm 2015 (đạt 188.402,6 ha). Sản lượng lương thực năm 2016 giảm
8,2% so với năm 2015 (đạt 723.829 tấn). Diện tích gieo trồng cũng như sản lượng thu
hoạch của các cây trồng lâu năm chính tại Bình Thuận đều tăng so với năm 2015.
- Chăn nuôi: Chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, xu hướng chăn nuôi
đang có sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi với quy mô gia trại, trang
trại. Tại thời điểm 01/12/2016: đàn trâu có 8.989 con (giảm 0,02% so với cùng kỳ năm
trước); đàn bò có 163.210 con (giảm 0,17%); đàn heo có 285.637 con (tăng 2,29%); đàn
gia cầm có 3.286 ngàn con (tăng 2,8%).
b) Vấn đề môi trường
Việc tăng liều lượng thuốc, tăng số lần phun thuốc, dùng thuốc bảo vệ thực vật

(BVTV) không theo hướng dẫn, lạm dụng thuốc BVTV dẫn đến hiện tượng kháng
thuốc, làm thuốc mất hiệu lực, để lại tồn dư thuốc BVTV quá mức cho phép trong nông
sản, thực phẩm. Ước tính lượng phân hóa học và hóa chất BVTV sử dụng cho sản xuất
nông nghiệp tỉnh Bình Thuận hiện nay vào khoàng 56.352 tấn/vụ và 211 tấn/vụ. Khi sử
dụng phân bón hoá học, 50% độc chất được cây hấp thụ còn 50% sẽ đi vào đất đẫn tới ô
nhiễm đất làm suy thoái chất lượng đất, làm mất cân bằng dinh dưỡng trong đất.
2.4.2.3. Phát triển lâm nghiệp
a) Tình hình chung
Công tác trồng rừng có chuyển biến tích cực, diện tích trồng rừng năm 2016 đạt
165% kế hoạch đề ra với 4.021 ha rừng trồng, trong đó rừng phòng hộ 195 ha, rừng sản
xuất 1.148 ha, đất ngoài quy hoạch 2.678 ha. Trồng cây phân tán cũng vượt kế hoạch đề

12


ra, cả năm đạt 104,8% kế hoạch với 1.033 ngàn cây. Chăm sóc rừng đạt 5.050 ha.
Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên cũng vượt chỉ tiêu, đạt 5.845 ha (102% kế hoạch).
Giao khoán bảo vệ rừng đến hộ cũng vượt chỉ tiêu, đạt 127.170 ha (107,4% kế hoạch).
Công tác phòng chóng cháy rừng (PCCR) đã được tăng cường.
b) Vấn đề môi trường
- Chặt phá rừng, mua bán động vật hoang dã trái phép: Trong năm 2016, ngành
kiểm lâm tỉnh Bình Thuận đã phát hiện 698 vụ vi phạm lâm luật, xử lý 683 vụ (677 vụ
vi phạm hành chính và 6 vụ vi phạm hình sự). Tổng số tiền phạt, bán tang vật nộp vào
ngân sách 6,41 tỷ đồng.
- Cháy rừng: Trong năm 2016 xảy ra 39 vụ cháy rừng với tổng diện tích bị thiệt
hại là 79,2 ha. Hầu hết các vụ cháy chỉ là cháy thực bì, trảng cỏ không gây thiệt hại gì
đến tài nguyên rừng.
2.4.2.4. Phát triển thủy sản
a) Tình hình chung
Do gặp khó khăn thời tiết môi trường nuôi không được thuận lợi mà sản lượng

nuôi trồng thủy sản trong năm 2016 giảm đáng kể so với năm 2015. Diện tích nuôi
trồng thủy sản năm 2016 tăng 4,2% so với năm 2015. Tổng số lồng nuôi lồng bè tăng
5,4% so với năm 2015. Sản lượng nuôi trồng cả năm đạt 11.738 tấn (giảm 7,2% so với
năm trước). Sản lượng khai thác thủy sản trong năm ước đạt 204 ngàn tấn (tăng 3,2% so
với năm trước), trong đó khai thác biển đạt 203,4 ngàn tấn. Sản xuất giống thuỷ sản
cung ứng cho thị trường tăng khá. Ước cả năm các cơ sở kiểm dịch và xuất bán ra thị
trường đạt 22.000 triệu post (tăng 2,9% so với năm trước).
b) Vấn đề môi trường
Các hành vi khai thác trái phép vẫn còn xảy ra tại nhiều nơi, làm suy giảm nguồn
lợi hải sản, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống ngư dân.
2.4.2.5. Phát triển du lịch
a) Tình hình chung
Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển mạnh mẽ tại Bình Thuận. Trong năm 2016,
số lượng khách du lịch đến Bình Thuận tăng 8,76% so với năm 2015 (đạt 4.521,8 lượt),
trong đó khách quốc tế tăng 11,6% (đạt 503,8 nghìn lượt). Số ngày khách lưu trú tăng
11,1% so với năm 2015 (đạt 7.352.3 nghìn ngày), trong đó khách quốc tế tăng đến
15,3% (1.523,9 nghìn ngày). Doanh thu du lịch tại Bình Thuận tăng 18,4% so với năm
2015, đạt 9.046 tỷ đồng.
b) Vấn đề môi trường
Rác thải từ hoạt động du lịch xả bừa bãi trên bãi biển gây ô nhiễm môi trường
biển, ngoài các chất thải từ các hoạt động ven biển còn có các chất thải từ trong đất liền
theo bảy dòng sông lớn đổ ra biển rồi bị sóng đánh tấp vào bờ gây ô nhiễm các bãi tắm,
khu du lịch (nhất là Vịnh Phan Thiết). Các bãi tắm nằm gần các cửa sông, bến neo đậu
của tàu thuyền đang có dấu hiệu ô nhiễm dầu; chưa có hệ thống xử lý nước thải tập
trung hoặc cống thoát nước thải gây tác động đến môi trường và nguồn nước ngầm, gây
mất mỹ quan. Tình trạng khai thác bừa bãi nguồn nước ngầm vẫn còn diễn ra tại hầu hết
các khu vực du lịch ven biển.

13



2.4.2.6. Phát triển dịch vụ
Cùng với du lịch, dịch vụ là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất của tỉnh
Bình Thuận trong năm 2016. Tổng mức bán lẻ hàng hoá cả năm tăng 12,5% so với năm
2015, đạt 27.792 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ tăng 13,8% so với năm 2015, đạt 13.718 tỷ
đồng.Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng 9,8% so với năm 2015, đạt 353 triệu USD.
Xuất khẩu trực tiếp năm 2016 tăng 8,2% so với năm 2015, đạt 333,6 triệu. Ủy thác xuất
khẩu đạt 19,4 triệu USD (giảm 11,7% so với năm trước). Xuất khẩu dịch vụ du lịch
năm đạt 175,3 triệu USD, tăng 14,8% so với năm trước. Nhập khẩu hàng hoá đạt 244
triệu USD (tăng 43,1% so với năm trước).
2.4.2.7. Thu chi ngân sách
a) Thu ngân sách:Thu ngân sách trên địa bàn năm 2016 tăng 16,3% so với năm
2015, đạt 8.838,5 tỷ đồng. Hầu hết các huyện, thị thu ngân sách đều đạt và vượt dự toán
năm (trừ huyện Bắc Bình), trong đó huyện Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc, Phú Quý vượt
xa dự toán và tăng khá so với năm trước.
b) Chi ngân sách:Chi ngân sách địa phương năm 2016 đạt 6.773 tỷ đồng; trong đó
chi đầu tư phát triển 2.034 tỷ đồng; chi thường xuyên 4.737 tỷ đồng. Một số khoản thu
có tỷ trọng lớn trong dự toán đã tăng cao so với năm trước nên đã tác động đến mức
tăng thu khá là: thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thuế bảo vệ môi trường,
thu tiền sử dụng đất, thuế xuất nhập khẩu.
2.4.2.8. Đánh giá chung năm 2016
Khai thác hải sản; sản xuất tôm giống; chăn nuôi gia súc, gia cầm giữ ổn định.
Công nghiệp tiếp tục tăng trưởng. Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng, trong đó hàng
thuỷ sản và hàng may mặc vượt kế hoạch đề ra. Hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục
phát triển. Hoạt động du lịch tiếp tục ổn định. Nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục gặp khó
khăn. Thiên tai lũ lụt xảy ra trong những tháng cuối năm đã gây thiệt hại đến sản xuất và
đời sống của dân cư trên một số địa bàn. Các vấn đề môi trường tiếp tục được quan tâm,
giải quyết. Tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường đặc biệt là từ chất thải
công nghiệp, sử dụng phân bón thuốc bảo vệ thực vật.
2.4.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2020

Ngày 28/12/2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 2532/QĐ-TTg
điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu chính là “khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn
lực, tiềm năng, lợi thế, chủ động hội nhập, phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng”.
2.4.3.1. Nông - lâm - thủy sản:
Với mục tiêu phát triển nông - lâm - thủy sản tăng 3,3% ÷ 3,8% trong giai đoạn
2016 - 2020, Chính phủ đặt ra mục tiêu như sau: sản lượng lương thực đạt ở mức
811.000 tấn; sản lượng mủ cao su đạt 65.000 tấn; sản lượng thanh long đạt 750.000 tấn;
điều đạt 14.000 tấn; sản lượng thịt hơi các loại sản xuất đạt 40.000 tấn. Diện tích trồng
mới rừng tập trung đạt 44.440 ha; trồng cây phân tán đạt 3.540 ha; chăm sóc rừng trồng
đạt 14.410 ha; giao khoán bảo vệ rừng đạt 159.880 ha; khoanh nuôi rừng tái sinh đạt
6.730 ha. Giá trị gia tăng ngành thủy sản đạt bình quân 10%/năm, chiếm tỷ trọng
khoảng 35% GRDP; đến năm 2020 sản lượng hải sản khai thác đạt 200.000 tấn, sản

14


lượng thủy sản nuôi đạt 16.000 tấn, tôm giống đạt 28 tỷ post.
2.4.3.2. Công nghiệp - xây dựng:
Với định hướng tập trung phát triển công nghiệp - xây dựng đến năm 2020 chiếm
31,4% ÷ 31,8%, Bình Thuận sẽ tập trung thúc đẩy mạnh mẽ phát triển công nghiệp, chú
trọng đúng mức phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, tập trung phát
triển công nghiệp điện năng, công nghiệp chế biến sâu quặng sa khoáng titan theo
hướng gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, bảo vệ môi trường. Đến năm 2020, tỷ
trọng công nghiệp dự báo chiếm 70% tổng giá trị gia tăng khu vực công nghiệp - xây
dựng; trong đó đặc biệt tập trung vào phát triển nhiệt điện, điện gió và điện mặt trời.
Đến năm 2020 quy hoạch trên địa bàn tỉnh có 32 cụm công nghiệp. Phấn đấu giá trị gia
tăng dịch vụ giai đoạn 2016 - 2020 tăng 8,4% và giai đoạn 2021 - 2030 tăng 6,2%.
2.4.3.3. Dịch vụ:
Mục tiêu phấn đấu giá trị gia tăng dịch vụ giai đoạn 2016 – 2020 tăng 8,4%, đạt tỷ

trọng 46,8% trong tổng giá trị gia tăng của tỉnh năm 2020, trong đó định hướng xây
dựng ngành dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đến năm 2020 đạt khoảng 72.000 tỷ đồng;
huy động vốn tín dụng tăng bình quân 17% ÷ 25%, dư nợ cho vay tăng bình quân 15%
÷ 22%/năm; tổng thu ngân sách nội địa khoảng 34.150 tỷ đồng, chiếm 9,78% so GRDP.
Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt khoảng 600 triệu USD, trong đó kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa đạt 380 triệu USD. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng lượng khách du
lịch là 8,07%/năm; doanh thu du lịch tăng trung bình là 19,3%/năm.
2.4.3.4. Bảo vệ môi trường:
Từ nay đến năm 2020, Bình Thuận phấn đấu đạt các chỉ tiêu sau về môi trường: có
trên 98% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 65% hộ dân được sử dụng
nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế; tỷ lệ hộ dùng điện đến đạt trên 99%. Tỷ lệ chất
thải rắn ở đô thị được thu gom xử lý đạt 93 - 94%. Tỷ lệ chất thải rắn ở khu vực nông
thôn được thu gom xử lý đạt 50%. Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống
nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 43%.
2.4.3.5. Nhận xét chung
Trong giai đoạn 2016 - 2020, Bình Thuận sẽ tập trung phát triển, đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển ngành công
nghiệp - xây dựng và dịch vụ nhằm hình thành rõ nét những sản phẩm mũi nhọn, những
vùng động lực của tỉnh trên cơ sở phát huy nhân tố con người, các khâu đột phá trọng
điểm mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, tỉnh cũng chú trọng phát triển theo
chiều sâu, phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững, kết hợp phát triển kinh tế xã hội
với bảo vệ tài nguyên môi trường và đảm bảo thực hiện công bằng xã hội.
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ ĐỚI BỜ TỈNH
BÌNH THUẬN
3.1. Cơ sở lý luận về QHKGĐB và phát triển bền vững
3.1.1. Quy hoạch không gian đới bờ
Tài nguyên là hết sức đa dạng và đặc trưng rất khác nhau cho mỗi vùng miền. Tuy
nhiên việc khai thác tài nguyên là phải dựa trên nguyên tắc: (1) Khai thác hết sức hợp lý


15


tránh xung đột nhau quá lớn, hậu quả sẽ là âm; (2) Phải tính toán các bài toán chi phí lợi
ích; (3) Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững là một phép cọng đại số mà tất cả các số
hạng phải >0.
Đối với đới bờ tỉnh Bình Thuận nếu đánh giá riêng lẻ các dạng tài nguyên thiên
nhiên thì tài nguyên sa khoáng titan sẽ chiếm giữ một trọng số hàng đầu vì trữ lượng vô
cùng lớn và chất lượng sa khoáng ilmenit là hết sức lý tưởng. Tuy nhiên nếu khai thác
sa khoáng ilmenit chỉ sau 20 năm là làm suy thoái toàn bộ môi trường nước mặt và
nước ngầm. Tính toán chi phí lợi ích khai thác khoáng sản cho thấy đáp số âm rất lớn là
điều cảnh báo thông minh cho các nhà quản lý và các nhà doanh nghiệp.
3.1.2. Phát triển bền vững
3.1.2.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững
Tháng 6/1972 hội nghị của Liên Hợp Quốc về môi trường và con người tổ chức
tại Stockholm (Thụy Điển) đã đi đến kết luận quan trọng: “Việc bảo vệ và cải thiện môi
trường con người là một vấn đề quan trọng tác động đến hạnh phúc của con người và
phát triển kinh tế trên toàn thế giới”, cụ thể luận điểm này như sau: (1) Con người luôn
vươn tới cái mới, cái tiến bộ và muốn cải tạo và chinh phục tự nhiên; (2) Nếu trình độ
con người phát triển không tương xứng với yêu cầu khai thác hợp lý, tái tạo tài nguyên
thiên nhiên hoặc không muốn nói là quá lạc hậu thì tất yếu dẫn đến tình trạng là con
người sẽ khai thác kiệt quệ tài nguyên, cạn kiệt đến mức tài nguyên mất khả năng phục
hồi, mất cân bằng dẫn đến những hậu quả khôn lường. Hội nghị Rio de Janneiro (1992)
về quan điểm phát triển bền vững và chương trình nghị sự 21 đã thông qua một số nội
dung quan trọng về phát triển bền vững. Hội nghi đã ký công ước khung cảnh của LHQ
hết sức quan trọng bao gồm các nội dung sau đây: (1) Biến đổi khí hậu toàn cầu; (2) Đa
dạng sinh học; (3) Chống sa mạc hóa; (4) Kế hoạch hành động về phát triển bền vững
toàn cầu của thế kỷ 21. Định nghĩa phát triển bền vững “Phát triển bền vững là sự phát
triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu
của thế hệ mai sau”.

3.1.2.2. Quan điểm về phát triển bền vững
PTBV phải đảm bảo sử dụng đúng mức và đảm bảo ổn định tài nguyên thiên
nhiên, môi trường sống. Đó không chỉ là sự phát triển nền kinh tế, văn hóa, xã hội
một cách vững chắc nhờ khoa học công nghệ tiên tiến, mà còn đảm bảo và cải
thiện những điều kiện tự nhiên con người đang sống và chính sự phát triển đang
dựa vào đó để ổn định bền vững. Để giám sát và đánh giá PTBV, các tổ chức môi
trường quốc tế đã xây dựng những bộ chỉ tiêu và các chỉ số. Nhìn chung các bộ chỉ thị
này có thể phân thành hai nhóm chỉ tiêu: Chỉ tiêu đo chất lượng cuộc sống và chỉ tiêu
về tính bền vững sinh thái.
3.1.2.3. Quan điểm phát triển bền vững cho đới bờ
Nguyên tắc trong quy hoạch và phát triển bền vững đới bờ là: (1) ưu tiên khôi phục
và bảo tồn các quá trình tự nhiên, tạo điều kiện cho các quá trình tự nhiên diễn ra theo quy
luật trong tương lai; (2) Phát triển các loại hình sử dụng không gian và tài nguyên trong
khu vực phải phù hợp với quá trình phát triển của tự nhiên; (3) Quy hoạch phát triển tổng
thể trên cơ sở tương thích với các quy hoạch chuyên ngành khác; (4) Giải quyết được các

16


xung đột, mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; (5) Cần làm rõ phạm
vi quy hoạch, thời gian hoàn thành quy hoạch có sự tham gia đầy đủ của các bên liên
quan, quan tâm đến quyền sử dụng tài nguyên công bằng và bình đẳng của cộng đồng.
3.1.3. Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển bền vững
Quy hoạch tổng thể là quy hoạch mang tính tích hợp cao giữa các hợp phần tài
nguyên, môi trường kinh tế-xã hội chúng có mối quan hệ nhân qủa ràng buộc lẫn nhau
xoay quanh trục phát triển bền vững. Một nhà quản lý nếu chỉ nhìn quy hoạch riêng lẻ
về du lịch, khai thác khoáng sản, thủy sản hoặc năng lượng thì tất yếu sẽ dẫn tới nhìn
nhận một cách phiến diện và có thể đánh giá giá trị tài nguyên của khai thác khoáng sán
trong cát đỏ Phan Thiết sẽ chiếm trọng số cao nhất. Nhưng nếu theo quan điểm quy
hoạch tổng thể phát triển bền vững thì buộc phải tính sự xung đột và bài toán chi phí lợi

ích. Đáp số âm của khai thác khoáng sản sẽ làm lật ngược bài toán quy hoạch tổng thể.
3.2. Cơ sở khoa học định hƣớng QHTTKGĐB theo hƣớng phát triển bền
vững
Định hướng QHTTKGĐB tỉnh Bình Thuận theo hướng phát triển bền vững được
dựa trên ma trận tương quan của các yếu tố điều kiện tự nhiên, tài nguyên và hoạt động
kinh tế -xã hội và môi trường, đó là: phân vùng các hệ sinh thái; đánh giá mâu thuẫn,
xung đột trong việc khai thác tài nguyên không hợp lý; bài toán chi phí lợi ích khi khai
thác từng tài nguyên cụ thể.
3.2.1. Phân đới tự nhiên đới bờ tỉnh Bình Thuận
Đới bờ tỉnh Bình Thuận được chia thành 04 đới tự nhiên, bao gồm: (1) đới đồng
bằng sông - vũng vịnh tuổi Holocen muộn; (2) đới cồn cát ven biển có tuổi từ Pleistocen
sớm đến Holocen; (3) đới bãi triều cát hiện đại; (4) đới trầm tích đáy có tuổi Holocen
muộn (0-30m nước).

3.2.2. Mâu thuẫn, xung đột trong khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế

3.2.2.1. Khai thác khoáng sản và phát triển du lịch
Cát đỏ Phan Thiết là tên gọi cho tất cả các thành tạo cát ở Bình Thuận, trong
cao nguyên cát đỏ này chứa một trữ lượng sa khoáng Titan lớn nhất Việt Nam.
Vậy bài toán đặt ra cần lựa chọn là giữ nguyên cát đỏ để phát triển du lịch hay
khai khác sa khoáng Titan hay phát triển cả hai trên một đối tượng. Theo quy định
các khu vực có khoáng sản titan phải được thăm dò, khai thác trước khi tiến hành
xây dựng công trình trên đó. Do vậy hiện nay Bình Thuận có 190 dự án du lịch không
thể triển khai được, phải chờ khai thác sa khoáng titan bên dưới nhưng với trữ lượng sa
khoáng titan khổng lồ thì rất khó triển khai nhanh với thời hạn 5 -10 năm.
Hoạt động khai thác khoáng sản titan đã và đang gây ra tranh chấp trong sử
dụng tài nguyên vùng ven biển và đứng trước thách thức phải lựa chọn sự đánh
đổi giữa khai thác tài nguyên khoáng sản và ngành kinh tế khác như nông lâm
nghiệp, phát triển du lịch, công nghiệp… Hoạt động đang khai thác chưa nhận
được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân và đang gây nhiều bức xúc thông qua việc

xảy ra khiếu nại, khiếu kiện về đất đai, hoa màu, đường xá, ô nhiễm môi trường.
Bất kỳ hoạt động khai thác khoáng sản titan theo công nghệ nào cũng có tác động
đến môi trường, có thể kể ra như sau: thay đổi địa hình cồn cát; thay đổi địa hình;

17


ô nhiễm nguồn nước mặt; nguồn nước ngầm trong cồn cát biến mất; thảm thực
vật và rừng phòng hộ bị tàn phá; hoang mạc hóa có điều kiện phát triển; nguy cơ
xói lở bờ biển; Suy giảm và nhiễm mặn nước ngầm; Phát tán các chất phóng xạ;
hoàn thổ phục hồi môi trường không đáp ứng yêu cầu.
3.2.2.2. Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
a) Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường
Với lượng khách du lịch đến Bình Thuận ngày càng tăng (tăng hàng năm
khoảng 140%), kéo theo gia tăng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch song gia tăng
cơ sở hạ tầng (tăng hàng năm khoảng 110%) chưa theo kịp với gia tăng lượng
khách hàng năm. Sự phát triển “nóng” của du lịch tại Bình Thuận đã làm nảy sinh
các vấn đề về môi trường như gia tăng lượng nước thải sinh hoạt; gia tăng lượng
chất thải rắn; phá các cồn cát, lấn biển; xói lở bờ biển.
b) Khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường
Khai thác khoáng sản kim loại làm ô nhiễm môi trường nước mặt và nước
ngầm, làm biến dạng địa hình tự nhiên, phá hủy các thảm rừng tự nhiên trên cồn cát,
làm mất nguồn nước ngầm chất lượng cao trong các cồn cát.
c) Khai thác cát, sỏi lòng sông và bảo vệ môi trường
Hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông có tác động mạnh tới môi trường,
bao gồm: xói lở lòng sông và bờ sông do lấy cát vượt quá lượng cát từ thượng lưu
chuyển về; bồi đọng bùn cát do khi lòng sông, bờ sông bị xói, dòng chảy được bổ
sung một lượng bùn cát nhất định sẽ ảnh hưởng đến vận tải thủy, và trong một số
trường hợp có thể làm mức nước lũ nâng cao ở vùng đó; mức nước sông mùa kiệt
bị hạ thấp, lượng nước ngầm và độ ẩm của đất ven sông giảm, ảnh hưởng đến

năng suất cây trồng; khai thác vượt lượng cát ở thượng lưu về hàng năm, nước mặn
sẽ tiến sâu vào đất liền hơn so với trước.
d) Khai thác đá xây dựng và bảo vệ môi trường
Hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng tạo ra những tác động đáng kể đến
môi trường, cụ thể: ô nhiễm nguồn nước mặt; phát sinh chất thải và chất thải nguy
hại; phát sinh khí thải, bụi và tiếng ồn; gây các căn bệnh về hô hấp, da, thần kinh
cũng như thúc đẩy sự phát triển các u ác tính của con người.
3.2.3. Chi phí lợi ích trong khai thác tài nguyên
3.2.3.1. Các dòng chi phí và lợi ích cơ bản
Các dòng chi phí và lợi ích cơ bản được nhận diện cho từng kịch bản phân tích theo
các giả định sau: Tỷ lệ chiết khấu để tính toán quy về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại gọi
là tỷ lệ chiết khấu xã hội. Phương án nghiên cứu sử dụng lãi suất ngân hàng cho vay vốn, r
=7% năm. Chi phí, lợi ích qua các năm giả định tăng bằng với tỷ lệ lạm phát dự báo cho
giai đoạn 2016 - 2020 là 6% năm . Trên cơ sở áp dụng công thức với t là số năm thực
hiện dự án, ta sẽ tính được các giá trị chi phí, lợi ích của từng kịch bản theo công
thức dưới đây:
- Giá trị hiện tại ròng, NPV (Net Present Value) là giá trị lợi ích ròng qua
các năm đã được quy đổi về giá trị tiền tệ của năm cơ sở.

18


n

NPV=


t 0

(B' t  C' t )

(1  r )^ t

Trong đó: t = (0, n): số năm tồn tại của dự án; Bt: Giá trị lợi ích mà dự án
đem lại ở năm t; Ct: Chi phí năm t để dự án hoạt động (bao gồm chi phí sản xuất
và các chi phí môi trường khác, hay nói cách khác là tổng chi phí mà xã hội phải
gánh chịu); r: lãi suất chiết khấu.
Nếu NPV dương thì dự án khả thi bởi vì lãi suất chiết khấu là chi phí cơ hội
của dự án, vì vậy, nếu đã khấu trừ chi phí cơ hội mà vẫn có lời thì dự án có lợi tức
kinh tế. Nếu NPV <0 thì dưới góc độ xã hội, thì không nên thức hiện dự án, vì nó
gây ra các chi phí thiệt hại về sức khỏe, môi trường, xã hội của nhiều người trong
xã hội lớn hơn lợi ích mà dự án đem lại.
- Tỷ suất lợi ích chi phí, BCR (Benefit Cost Rate) là chỉ số đánh giá hiệu quả
tài chính dự án được tính bằng công thức sau:
n

 Bt
BCR=

t 0
n

 Ct
t 0

BCR so sánh tương đối lợi ích gấp bao nhiêu lần chi phí. BCR càng cao càng
tốt. BCR > 1, dự án có hiệu quả và có thể chấp nhận được. BCR <1, dự án không
hiệu quả.
3.2.3.2. Chi phí lợi ích cho từng kịch bản phát triển kinh tế
a) Kịch bản 1 (Quy hoạch phát triển du lịch)
Khu vực đới bờ tỉnh Bình Thuận có 22 di tích lịch sử và nhiều cảnh quan bãi tắm,

cồn cát thu hút du lịch. Lượng khách du lịch trung bình hàng năm trong giai đoạn từ 20132016 là 2,5 triệu lượt khách/năm. Chi phí, lợi ích qua các năm giả định tăng bằng với tỷ lệ
lạm phát dự báo cho giai đoạn 2016-2020 là 6%/năm . Tỷ lệ chiết khấu r=7%. Chuỗi thời
gian hoạt sử dụng để tính toán cho kịch bản này là 50 năm, t = 50 năm. Ta có :
- Tổng chi phí hàng năm của dự án là 78.156.500.000 đồng. Năm thứ 50 là
46.100.000.000 đồng. Tổng chi phí sau khi chiết khấu là chi phí của 50 năm và năm đầu
tư ban đầu của dự án là: 4.950.340.000.000 đồng.
- Tổng lợi ích hàng năm từ hoạt động du lịch là 4.792.458.580.000 đồng. Năm thứ
50 là 2.827.202.275.982,45 đồng. Tổng lợi ích sau chiết khấu là 179.562.000.000.000
đồng.
- Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng NPV bằng 174.612.000.000.000 đồng (NPV > 0). Chỉ
tiêu B/C bằng 36,27 (B/C >1). Như vậy, dưới góc độ xã hội, nhà quản lý nên cho
phép thực hiện dự án.
b) Kịch bản 2 (Quy hoạch khai thác khoáng sản Titan)
Cả tỉnh Bình Thuận có 17 dự án khai thác mỏ Titan, tác giả thực hiện phân tích chi
phí lợi ích cho do công ty TNHH TM Đức Cảnh, trữ lượng 444.617 m3, công suất khai
thác 3.186,9 m3 thời gian khai thác hoạt động 15 năm, tại khu vực Thiện Ái 2, xã Hòa

19


Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận diện tích 64,5 ha. Ngày hết hạn đến năm 2025.
Chuỗi thời gian hoạt sử dụng để tính toán cho kịch bản này là t = 15 năm. Chi phí, lợi ích
qua các năm giả định tăng bằng với tỷ lệ lạm phát dự báo cho giai đoạn 2016 - 2020 là
6%/năm. Tỷ lệ chiết khấu r= 7%. Ta có:
- Chi phí hàng năm của dự án là 28.732.261.560. Chi phí sau chiết khấu tại
năm thứ 15 là 10.413.893.838. Tổng chi phí sau khi chiết khấu của 15 năm là :
284.122.967. 461 đồng.
- Tổng lợi ích hàng năm là doanh thu từ việc bán quặng 15.600.000.000 đồng/ năm.
Lợi ích sau khi chiết khấu của năm thứ 15 là 5.654.157.906 đồng. Tổng lợi ích
sau chiết khấu sau 15 năm hoạt động của dự án là 136.475.981.844 đồng.

- Giá trị hiện tại ròng NPV là -147.646.985.617 đồng và BCR = 0,48 (BCR<1).
Với kết quả NPV<0, dưới góc độ của xã hội, khi xem xét tính kinh tế của dự án khai thác
khoáng sản này thì không nên thực hiện dự án vì chi phí lớn hơn lợi ích mà dự án đem lại.
c) Kịch bản 3 (Quy hoạch khai thác thủy hải sản)
Phát triển nuôi trồng thủy hải sản phải phù hợp và tuân theo quy hoạch kinh tế - xã
hội của địa phương. Dự án kéo dài 15 năm (t = 15), thực hiện khai thác thủy sản tại huyện
Tuy Phong. Ngư trường hàng năm nhìn chung diễn biến thuận lợi. Chuỗi thời gian hoạt sử
dụng để tính toán cho kịch bản này là t = 15 năm. Chi phí, lợi ích qua các năm giả định
tăng bằng với tỷ lệ lạm phát dự báo cho giai đoạn 2016 - 2020 là 6%/năm. Tỷ lệ chiết
khấu r=7%. Ta có:
- Tổng chi phí hàng năm từ hoạt động khai thác thủy hải sản là 6.893.000.000 đồng.
Chi phí đầu tư ban đầu năm 0 là 9.560.480.000 đồng. Chi phí sau khi đã chiết khấu của
năm thứ 15 là 5.648.507.723 đồng. Tổng chi phí sau khi đã chiết khấu của dự án là
100.118.661.313 đồng.
- Tổng lợi ích hàng năm của dự án là doanh thu từ hoạt động khai thác đánh bắt cá,
thủy sản là 14.015.000.000 đồng. Lợi ích của năm thứ 15 sau chiết khấu là 5.707.528.534
đồng. Tổng lợi ích sau chiết khấu của dự án là 135.104.002.715 đồng.
- Giá trị hiện tại ròng NPV = 34. 985.341.402 đồng (NPV > 0); BCR = 1,35 (BCR >
1). Như vậy, dựa vào các chỉ tiêu tính toán trên, dưới góc độ xã hội, nhà quản lý
nên cho phép thực hiện dự án.
d) Kịch bản 4 (dự án xây dựng phong điện)
Dự án đặt tại xã Bình Thạnh và Phú Lạc huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận, có
công suất là 30MW và giai đoạn sau nâng lên thành 120 MW. Thời gian dự án hoạt
động t= 20 năm. Chi phí, lợi ích qua các năm giả định tăng bằng với tỷ lệ lạm phát dự
báo cho giai đoạn 2016-2020 là 6%/năm. Tỷ lệ chiết khấu r= 7%. Ta có:
- Tổng chi phí hàng năm là 37.204.998.000 đồng. Chi phí sau chiết khấu của
năm thứ 20 là 10.191.347.193,47 đồng. Tổng chi phí của dự án sau 20 năm hoạt
động là 1.913.924.071.741,48 đồng.
- Tổng lợi ích hàng năm là 203.465.632.000 đồng. Lợi ích sau chiết khấu
của năm thứ 20 là 159.084.163.280 đồng. Tổng lợi ích của dự án sau 20 năm là

3.483.641.892.350 đồng.
- Tổng lợi ích hàng năm thu được lớn hơn rất nhiều so với chi phí hàng năm

20


của dự án, nên NPV trong 20 năm >0, BCR = 1,82 (BCR >1). Như vậy, dưới góc
độ xã hội, nhà quản lý nên cho phép thực hiện dự án.
3.2.2.3. Một số nhận xét, đánh giá chung
Kết quả cho thấy, nếu cùng một khu vực thực hiện đầu tư phát triển có sự lựa
chọn các phương án, đồng thời dựa vào điều kiện tự nhiên sẽ ưu tiên phát triển du
lịch vì hệ số B/C lớn, và NPV cao, tiếp theo là khai thác thủy sản, phát triển điện
gió, cuối cùng là phương án khai thác khoáng sản (không ưu tiên). Mặc dù có thứ tự
sắp xếp ưu tiên cho 3 phương án du lịch, khai thác thủy hải sản, và xây dựng điện
gió nhưng xét về đặc điểm thì cả 3 phương án không có mâu thuẫn và sự đánh đổi.
Do vậy, có thể đưa ra phương án kết hợp phát triển đồng thời cả 3 dự án này vì
chúng không xung đột mà còn bổ sung cho nhau để tận dụng ưu thế tự nhiên của
vùng đới bờ.
3.3. Phân tích ý nghĩa của bản đồ “Định hƣớng quy hoạch tổng thể đới bờ
tỉnh Bình Thuận”
Trên cơ sở kết quả tính toán chi phí lợi ích nêu trên, phần lớn cho kết quả
NPV > 0 và B/C > 1, ngoại trừ đơn vị kinh tế khai thác khoáng sản Titan có NPV
âm và B/C < 1. Cụ thể: trong định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Bình Thuận
sẽ ưu tiên cho phát triển bền vững ngành du lịch. ĐVKT thủy sản là thế mạnh thứ
2 của tỉnh Bình Thuận. Phát triển năng lượng điện gió là thế mạnh thứ 3. Định
hướng quy hoạch cho phát triển kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên khoáng sản
Titan trên địa bàn tỉnh Bình Thuận chỉ nên tập trung khai thác tại các khu vực
thỏa mãn các điều kiện sau: không chồng lấn với khu vực phát triển du lịch,
không nằm trên cồn cát có thảm thực vật rừng và không nằm trong khu dân cư.
Trước mắt, ưu tiên khai thác tài nguyên này chỉ nên hạn chế, chủ yếu tập trung

khai thác sa khoáng ở đường bờ cổ (25-30m nước) chi phí sản xuất cao nhưng
không mất chi phí đền bù môi trường.
3.4. Định hƣớng quy hoạch
3.4.1. Quan điểm xây dựng định hướng quy hoạch
(1) Uu tiên khôi phục và bảo tồn các quá trình tự nhiên, tạo điều kiện cho
các quá trình tự nhiên diễn ra theo quy luật trong tương lai; (2) Phát triển các loại
hình sử dụng không gian và tài nguyên trong khu vực phải phù hợp với quá trình
phát triển của tự nhiên; (3) Quy hoạch tổng thể là dựa trên cơ sở tương thích với
các quy hoạch chuyên ngành khác; (4) Giải quyết được các xung đột, mâu thuẫn
trong sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; (5) Cần làm rõ phạm vi quy
hoạch, thời gian hoàn thành quy hoạch có sự tham gia đầy đủ của các bên liên
quan, quan tâm đến quyền sử dụng tài nguyên công bằng và bình đẳng của cộng
đồng.
3.4.2. Bản đồ định hướng quy hoạch tổng thể đới bờ tỉnh Bình Thuận
3.4.2.1. Nguyên tắc thành lập bản đồ
Bản đồ là biểu diễn các đơn vị kinh tế trên không gian được tích hợp từ các hệ
sinh thái và các tài nguyên được lựa chọn sau khi tính toán chi phí lợi ích bền
vững.

21


3.4.2.2. Nội dung bản đồ định hướng quy hoạch tổng thể phát triển bền vững
a) Định hướng phát triển du lịch và dịch vụ du lịch: Định hướng xây dựng
Bình Thuận trở thành khu vực du lịch trọng điểm của cả nước và khu vực Đông
Nam Á, trong đó vùng ven biển Phan Thiết - Mũi Né trở thành trung tâm du lịch
quốc gia. Ngoài ra, trên lãnh thổ tỉnh sẽ hình thành và phát triển 08 không gian du
lịch.
b) Định hướng phát triển kinh tế thủy sản (khai thác và nuôi trồng thủy sản):
Tập trung phát triển khai thác, nuôi trồng động vật hai mảnh, trứng cá và cá con,

bãi triều ngập mặn.
c)Định hướng phát triển kinh tế năng lượng (gió, nắng và gió): Tập trung
phát triển điện mặt trời, tài nguyên gió, năng lượng sạch từ sóng thủy triều.
d) Định hướng phát triển nông nghiệp, cây ăn quả:
Định hướng phát triển nông nghiệp, cây ăn quả bao gồm: cây thanh long, cây
điều, cao su, cây bông vải, chăn nuôi đại gia súc, muối,...
đ) Định hướng phát triển công nghiệp
Phát triển công nghiệp theo hướng đa dạng hóa, ưu tiên các sản phẩm công
nghiệp có hàm lượng công nghệ cao và giá trị gia tăng lớn, chú trọng các ngành,
các lĩnh vực tỉnh có lợi thế về tiềm năng và vị trí địa lý như công nghiệp năng
lượng, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến lương thực - thực
phẩm, công nghệ sinh học, công nghiệp cơ khí, chế tạo phục vụ kinh tế biển.
e) Định hướng phát triển thương mại, dịch vụ
Phát triển thương mại, từng bước hiện đại; chú trọng mở rộng mạng lưới
dịch vụ đến tận nơi sản xuất; tập trung củng cố mạng lưới bán buôn, bán lẻ và các
cơ sở đại lý thương nghiệp ; khuyến khích mọi thành phần kinh tế.
3.4. Đề xuất các giải pháp thực hiện
3.4.1. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành phù hợp với định hướng quy
hoạch tổng thể đới bờ
Chú trọng hoàn thiện và công khai quy hoạch ngành, lĩnh vực ngay sau khi
được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện
quy hoạch ngành, lĩnh vực; không phê duyệt quy hoạch ngành, lĩnh vực trái với
định hướng quy hoạch tổng thể nêu trên, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
3.4.2. Phát huy c hiệu quả các giá trị tài nguyên đới bờ, giảm xung đột
lợi ích trên cơ s kết hợp hài hoà lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường
a) Sử dụng khôn khéo tài nguyên và bảo vệ môi trường đới bờ là trách nhiệm
chung các cấp chính quyền, cộng đồng, cần sớm được xã hội hóa bằng hệ thống
chính sách pháp luật và các cam kết giữa các bên có liên quan. Không hy sinh tài
nguyên đới bờ vì những lợi ích kinh tế trước mắt hoặc chỉ cho lợi ích của một
ngành. Hạn chế đến mức thấp nhất mâu thuẫn đa ngành trong sử dụng tài nguyên

đới bờ và nguồn lợi biển trong quá trình phát triển.
b) Lồng ghép yếu tố bảo vệ môi trường trong quá trình quy hoạch phát triển
ngành, lĩnh vực

22


3.4.3.Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch ngành,
lĩnh vực
3.4.4. Nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị, phương thức sử dụng tối
ưu tài nguyên đới bờ
Xây dựng các chương trình truyền thông tổng hợp, phổ biến trên các phương
tiện đại chúng về bảo vệ, sử dụng hợp lý và giữ gìn giá trị tài nguyên đới bờ cho
các thế hệ mai sau và các vấn đề môi trường cho cộng đồng. Lồng ghép, đa dạng
hoá các biện pháp, phương thức và phương tiện tuyên truyền, giáo dục và truyền
thông về giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường; xây dựng nếp sống văn minh, có
trách nhiệm, tuân thủ luật pháp, thân thiện đối với môi trường vùng ven bờ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1. Quá trình tiến hóa địa chất trầm tích trong mối quan hệ với sự thay đổi
mực nước biển do ảnh hưởng của băng hà và gian băng trong Đệ Tứ đã tạo nên
các dạng địa hình, địa mạo và các hệ sinh thái đặc thù, bao gồm: HST Đồng bằng
vũng vịnh; HST thềm cát, cồn cát và đê cát ven bờ; HST bãi triều; HST trầm tích
đáy và HST nước trồi.
2. Đới bờ tỉnh Bình Thuận có các dạng tài nguyên đặc thù: 1) Các cồn cát,
thềm cát và đê cát ven bờ là đối tượng khoáng sản vật liệu xây dựng, đồng thời
chúng chứa đựng một trữ lượng sa khoáng Titan lớn nhất Việt Nam; 2) Các cồn
cát và đê cát ven bờ nói trên là những cảnh quan hết sức kỳ vĩ đóng vai trò như là
một dạng tài nguyên du lịch đặc thù của tỉnh Bình Thuận; 3) Các bãi tắm có chất
lượng tốt, hấp dẫn khách du lịch; 4) Tài nguyên sinh vật đóng vai trò là một trọng

số cho phát triển kinh tế (thủy sản, bãi cư trú động vật thân mềm); 5) Sa khoáng
đường bờ cổ ở độ sâu từ 25-30m nước; 6) Tài nguyên năng lượng (điện gió, mặt
trời, thủy triều).
3. Trong quá trình phát triển kinh tế đã nảy sinh các xung đột: 1) xung đột
giữa hoạt động du lịch với khai thác khoáng sản; 2) giữa du lịch với các tai biến
thiên nhiên; 3) giữa khai thác khoáng sản với bảo vệ môi trường; 4) giữa các
nhóm lợi ích.
4. Trên cơ sở tích hợp 5 hệ sinh thái và các dạng tài nguyên đặc thù có thể
phân chia thành 10 tiểu vùng kinh tế: (1) Nông nghiệp; (2) Trồng cây ăn quả; (3)
Khu dự án; (4) Phát triển rừng; (5) Khai thác khoáng sản; (6) Khu nghỉ dưỡng và
dịch vụ du lịch; (7) Bãi tắm; (8) Bãi cư trú động vật thân mềm; (9) Sa khoáng
đường bờ cổ; (10) Ngư trường.
5. Các giải pháp giải quyết xung đột xuất phát từ bài toán chi phí – lợi ích
theo hướng phát triển bền vững (Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường).
Kết quả tính toán 3 kịch bản về bài toán về chi phí lợi ích đối với khai thác du
lịch, khai thác khoáng sản và khai thác thủy sản đã cho thầy khai thác khoáng sản
là bị thua lỗ một cách nghiêm trọng trọng 50 năm tới vì vậy ĐVKT này từ chỗ
được đánh giá cao đã trở thành hết sức thứ yếu và chủ yếu tập trung khai thác ở
đới bờ cổ (25-30m nước).

23


×