Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

đánh giá thực trạng kinh tế xã hội một số nghề lưới chủ yếu của ngư dân nghề cá nhỏ ven bờ đầm nha phu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.24 KB, 103 trang )

- 1 -
MỞ ĐẦU
i. Tính cấp thiết của đề tài
Khánh hòa là một tỉnh ven biển, có diện tích tự nhi ên 5.258m
2
, có bờ biển dài 358km,
có rất nhiều đảo lớn, nhỏ ven bờ. Tổng diện tích mặt biển khai thác có hiệu quả tr ên 2 triệu
ha. Dọc bờ có nhiều bãi triều, nhiều núi nhô ra biển và các bãi nhỏ tạo ra các đầm vịnh kín
gió, kết hợp với dòng hải lưu thay đổi theo mùa vụ tạo nên một vùng nước có nhiều thức
ăn cho đàn cá đến hội tụ.
Điều kiện tự nhiên đã tạo cho Khánh Hòa một đường nét sơn thủy hài hòa với tiềm
năng lớn về tài nguyên có giá trị xuất khẩu và kinh tế cao. Tổng trữ lượng hải sản thuộc
vùng biển Khánh Hòa khoảng 150 nghìn tấn, trong đó chủ yếu l à cá nổi 70%. Khả năng
khai thác hàng năm cho phép 70 ngh ìn tấn. Nguồn lợi biển phân bố không đều tập trung
chủ yếu ở ngư trường phía nam của tỉnh tới 60% trữ l ượng. Ngư trường ven bờ và lộng đã
tập trung khai thác đến trữ l ượng cho phép.
Khánh hòa là một tỉnh trọng điểm nghề cá ven biển Miền Trung. Sau năm 1981 ng ành
thủy sản đã được áp dụng mô hình: “ Tự cân đối, tự trang trải ”, lấy xuất khẩu làm động
lực để phát triển kinh tế thủy sản v à nhất là sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 (năm
1986), đặc biệt là sau khi tách tỉnh. Ngành kinh tế Tỉnh Khánh Hòa đã có những bước phát
triển đáng kể, ngành Thủy sản đã trở thành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đ ã thực hiện được 4
mũi nhọn giáp công: “ khai thác, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu “ v à đem lại hiệu quả kinh
tế xã hội thiết thực.
Thực tế những năm qua do sự đổi mới c ơ chế quản lý của Đảng và nhà nước đã tác
động lớn đến sự phát triển của ngành Thủy sản Khánh Hòa, đã góp phần đưa nền kinh tế
địa phương cũng như nền kinh tế quốc dân phát triển mạnh. Sản l ượng đánh bắt ngày càng
tăng, sản phẩm chế biến ngày càng đa dạng, sản phẩm thủy sản Khánh h òa có mặt hầu hết
trên thị trường thế giới và bắt đầu thâm nhập vào các thị trường khó tính như Mỹ, EU,vv.
Bên cạnh những thành tựu đó, ngành Thủy sản Khánh Hòa vẫn tồn tại những mặt hạn
chế sau:
- Việc phát triển ngành Thủy sản còn năm trong tình trạng tự phát.


- Đánh bắt thủy sản chưa gắn liền với bảo vệ nguồn lợi.
- Chế biến tuy có phát triển nh ưng tỷ lệ nguyên liệu đưa vào còn thấp, sản phẩm
chưa đa dạng
- 2 -
- Cơ sở dịch vụ hạ tầng phục vụ nghề cá c òn thiếu và lạc hậu.
Nghề cá ven bờ được đánh giá là đang ở tình trạng quá mực tại tỉnh, gây nh iều khó
khăn và ảnh hưởng tới đời sống của ng ư dân ven biển. Chính vì lẽ đó việc nghiên cứu thực
trạng và đánh giá kết quả nhằm tìm ra những kinh nghiệm cũng nh ư phương án sử dụng
hiệu quả nguồn lợi là một vấn đề cấp thiết hiện nay.
Với lý do trên em đã chọn đề tài “ Đánh giá thực trạng Kinh tế x ã hội một số nghề
lưới chủ yếu của ngư dân nghề cá nhỏ ven bờ đầm Nha Phu “. Với hy vọng góp phần
nhỏ bé cùng các nhà quản lý nghề cá nói chung v à ngư dân ven đầm Nha Phu nói ri êng
nhằm giải quyết những vấn đề bức x úc và khó khăn đặt ra trên cả hai mặt lý thuyết và thực
tiễn.
ii. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ cơ cấu Kinh tế chủ yếu và việc quản lý nghề cá đối với ngh ư dân ven đầm
Nha Phu.
- Làm rõ thực trạng Kinh tế - Xã hội, điều kiện sống của các hộ ngư dân.
- Thu thập một số dữ liệu về doanh thu, chi phí, l ãi ròng một số nghề chủ yếu của ng ư
dân.
iii. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đề tài “ Đánh giá thực trạng Kinh tế xã hội một số nghề lưới chủ yếu của ngư dân
nghề cá nhỏ ven bờ đầm Nha Phu “. chủ yếu điều tra tại các x ã ven đầm Nha phu bao
gồm Ninh Phú, Ninh Giang, Ninh Lộc, Ninh H à, Ninh Ích thuộc huyện Ninh hòa. Trên cơ
sở đó đưa ra một số hướng chuyển đổi cơ cấu ngành nghề cho nghư dân tại đầm Nha Phu.
iv. Phương pháp nghiên c ứu
a. Phương pháp thu thập số liệu
* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Số liệu được thu thập từ các hộ ngh ư dân sống ven đầm nha phu bằng ph ương pháp
điều tra phỏng vấn trực tiếp các chủ hộ để t ìm hiệu những thông tin cần thiết về thu nhập,

điều kiện sống, mức độ hài lòng chính sách, chi phí,vv… M ột bảng câu hỏi dùng để phỏng
vấn, người được phỏng vấn chỉ việc gạch dấu v ào ô của form câu hỏi, ở đó cho phép chọn
các câu trã lời theo ý mình chọn và điền các dữ liệu của bản thân m ình.Ngoài ra một số
- 3 -
thông tin khác được cung cấp và thu thập tại Sở Nông nghiệp v à Phát triển nông thôn Tỉnh
Khánh hòa nhằm đối chiếu sự chính xác của các câu trả lời từ các hộ ngh ư dân.
Việc xác định tập mẫu dựa v ào số liệu điều tra các hộ khai thác thuỷ sản tại đầm Nha
Phu đến tháng 12/2007 thì tổng số phương tiện nghề cá nhỏ là 505 chiếc, trong đó thuyền
gắn máy là 186 chiếc với tổng công suất 1777,50 CV, thuyền ch èo là 319 chiếc.
Phương pháp chọn mẫu: Việc chọn mẫu được phân loại theo loại h ình hoạt động và
công nghệ của các hộ ngư dân và chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng và phương
pháp chọn mẫu theo nhóm. Từ thực tế trên và do giới hạn về thời gian vì vậy việc xác định
số lượng tập mẫu điều tra nh ư sau:
Bảng 1: Phân loại tập mẫu điều tra ĐVT: Hộ
Loại hộ
Số thực tế
ĐVT: Hộ
Số mẫu
ĐVT: Hộ
Tỷ lệ
ĐVT:%
Hộ Gắn Máy
186
40
21.5
Hộ Thủ Công
319
30
9.4
Tổng

505
70
13.8
Nguồn: Điều tra thực tế
Bảng 2: Phân loại tập mẫu theo tỷ lệ với số mẫu đ ã chọn của các nghề lưới nghiên
cứu ĐVT: Hộ
Loại hộ
Nghề lưới
Số thực
tế
Số
mẫu
Tỷ lệ
%
1. Nghề ươm tôm hùm con + Đánh cá
7
3
42.8
2. Nghề rê 3 lớp
15
6
40
3. Nghề lưới tôm, cá, ghẹ
13
5
38.46
4. Đánh cá chuồn + Cá mai
45
17
37.8

Hộ Gắn
Máy
5. Lặn tôm hùm con + Lưới cá chuồn
23
9
39.1
1. Nghề rê 3 lớp
30
4
13.3
2. Nghề lưới ghẹ
355
20
6
3. Lưới tôm cá
10
2
20
Hộ Thủ
Công
4. Lưới + nuôi phát dục tôm sú
6
2
33.3
Tổng
505
70
13.8
- 4 -
Trước khi tiến hành công tác điều tra, bản thân xin giấy giới thiệu của Sở Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn, đến các x ã phường cần điều tra đề nghị giúp đỡ để các x ã thông
báo với tất cả ngư dân tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra.
Việc lựa chọn hộ ngư dân điều tra theo phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, v à phỏng
vấn theo biểu mẫu có sẵn (Phụ lục). Những thông tin chính trong bảng điều tra bao gồm:
Thông tin chung về đối tượng được phỏng vấn, tên, tuổi, giới tính
Thông tin về hôn nhân, gia đình và học thức của chủ hộ
Thông tin về cơ cấu nghề cá, thâm ni ên đánh cá, tham gia các t ổ chức huyấn luyện v à
một số y kiến của ngư dân về các chính sách quản lý nghề cá v à những vấn đề bức xúc.
Thông tin về chi tiêu hàng tháng của nghư dân
Thông tin về tài sản của ngư dân
Thông tin về điều kiện sống của ng ư dân
Thông tin về doanh thu và chi phí của ngư dân đối với nghề cá
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra nảy sinh ra nhiều vấn đề nh ư khả năng ghi chép tính
toán của người dân không được chính xác một phần v ì lý do trình độ học vấn và nhận thức
còn hạn chế một phần v ì do tâm lý sợ các cơ quan an ninh đăng ki ểm kiểm tra , sự miễn
cưỡng khi phải tiết lộ thu nhập của m ình, bên cạnh đó nguồn tài chính và thời gian hỗ trợ
cho quá trình điều tra bị giới hạn,vv… n ên ít nhiều đã ảnh hưởng đến số lượng thu thập
mẫu. Do đó kích thước mẫu chủ yếu hướng đến những nghư dân nào chấp nhận và vui
lòng tham gia quá trình ph ỏng vấn. Số mẫu thu thập đ ược là 70 mẫu chiếm 12.6% tr ên
tổng thể.
Tuy nhiên, cũng như các khảo sát hoạt động kinh tế trong lĩnh vực thủy sản khác, sẽ
không tránh khỏi sai số khi đánh giá các chỉ số kinh tế của nghề cá v à bài viết cũng không
tham vọng tính đến tất cả các yếu tố đầu v ào khi phân tích mà ch ỉ xét đến một số các nhân
tố chính thiết yếu ảnh h ưởng đến kết quả kinh tế của một số nghề l ưới của ngư dân.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi :Là phương pháp dung phi ếu do người nghiên
cứu tự thiết kế sẵn với những câu hỏi đ ược sắp xếp theo một trật tự logic, ph ương pháp này
có thể thu được những thông tin chính xác về sự vật hoặc hiện t ượng từ đối tượng điều tra.
Về cơ bản phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi đ ược thực hiện bao gồm những
công việc chính sau:
- 5 -

- Chọn mẫu: Việc chọn mẫu phải đảm bảo vừa mang tính ng ẫu nhiên vừa mang tính
đại diện, tránh việc chọn mẫu theo chủ quan của ng ười nghiên cứu. Với đặc thù của nghề
cá bản thân áp dụng việc chọn mẫu theo cụm ng ư dân.
- Các loại câu hỏi: Câu hỏi vừa mang tính khai thác thông tin một cách tối đa, đồng
thời vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ng ười được phỏng vấn trả lời.
Đề tài đã áp dụng những câu hỏi sau: Câu hỏi chỉ duy nhất một đáp án, câu hỏi có
nhiều phương án trả lời, câu hỏi dưới dạng mức độ nghiêm trọng. Với trật tự Logic của các
câu hỏi là suy luận diễn dịch có thể cung cấp to àn bộ mục đích của cuộc điều tra.
Qui trình thiết kế bảng câu hỏi cho đề t ài “ Đánh giá thực trạng Kinh tế - Xã hội một số
nghề lưới chủ yếu của nghư dân nghề cá nhỏ ven bờ đầm Nha Phu” nh ư sau:
+ Bước 1: Dựa vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài bản thân thiết kế bảng câu hỏi
và đi điều tra thử;
+ Bước 2: Trong quá trình điều tra thử, phát sinh một số câu hỏi cần bổ sung v ào
bảng câu hỏi;
+ Bước 3: Bổ sung và gửi bảng câu hỏi tới các chuy ên gia mà cụ thể là Tiến sĩ
Dương Trí Thảo để xin ý kiến và hoàn thiện;
+ Bước 4: Đi điều tra thực tế
*. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập và tham khảo các kết quả điều tra, đề t ài nghiên cứu hiện có liên quan đến
hoạt động của ngư dân ven đầm nha phu từ các c ơ quan chuyên môn, phư ờng xã như Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phường xã, một số đề tài đã được triển khai gần đây
về đầm nha phu.
- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Thu thập các số liệ u tổng quan về tình hình
phát triển nghề cá nói chung, các chính sách, c ơ chế.
- Phường xã: Thu thập các số liệu liên quan đến số hộ nghư dân, hỗ trợ công tác điều
tra, cơ cấu tổng thề các nghề của ng ư dân.
- Một số đề tài đã và đang được triển khai nhằm k ế thừa một số dữ liệu đ ã được điều
tra phù hợp với thời gian triển khai đề t ài như đề tài” Nghiên cứu những nhân tố ảnh h ưởng
tới sự đói nghèo của ngư dân ven đầm nha phu” của Cử nhân Đ ào Công Thiên – Giám đốc
sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh k hánh Hòa.

- 6 -
b. Xử lý dữ liệu
- Áp dụng nguyên tắc tổng hợp tư liệu trong tiếp cận lịch sử để sắp xếp, phân tích v à
tổng hợp tư liệu theo trình tự thời gian và nhân quả.
- Xử lý theo số liệu thực tế, số liệu n ào chưa chính xác th ì phỏng vấn lại và xử lý,
những số liệu điều tra đ ược sẽ được tổng hợp và thu thập vào bảng xử lý tổng hợp tr ên
phần mềm Microsoft Excel.
v. Những đóng góp của đề t ài
- Đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận lẫn thực tiễn v à bức tranh cụ thể về nghề cá
nhỏ ven bờ tại đầm Nha phu Hu yện Ninh Hòa Tỉnh Khánh Hòa.
- Đề tài góp phần bổ sung vào bộ dữ liệu về nghề cá nhỏ ven bờ của Ng ành Thủy sản
Tỉnh Khánh Hòa.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các đề t ài nghiên
cứu tiếp theo về nghề cá nhỏ ven bờ v à các nghiên cứu có liên quan đến kinh tế thủy sản ở
Khánh Hòa nói riêng và Vi ệt Nam nói chung.
vi. Thời gian nghiên cứu đề tài
Thời gian nghiên cứu của đề tài từ 25/8/08 đến 25/11/08, các số liệu thu thập đ ược
tính đến thời gian tháng 12 năm 2007.
vii. Kết cấu của đề tài
Đề tài này được trình bày theo kết cấu đề tài tốt nghiệp đại học v à báo cáo khoa học
có tính truyền thống. Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung và kết quả nghiên cứu
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá hiệu q uả Kinh tế - Xã hội trong nghề cá;
Chương 2 : Đánh giá th ực trạng Kinh tế - Xã hội một số nghề lưới chủ yếu của
nghư dân nghề cá nhỏ ven bờ đầm Nha Phu;
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế ngề cá ven bờ và
cải thiện đời sống của ng ư dân ven đầm Nha Phu.
- 7 -
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
KINH TẾ XÃ HỘI TRONG NGHỀ CÁ

1.1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA HIỂU QUẢ KINH TẾ X Ã HỘI
1.1.1. Khái niệm và phân loại hiệu quả kinh tế xã hội
a. Khái niệm hiệu quả Kinh tế - Xã hội
Hiệu quả kinh tế (HQKT) của một hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu đề cập
đến lợi ích kinh tế sẽ thu đ ược trong hoạt động đó. HQKT l à một phạm trù phản ánh mặt
chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao chất l ượng hoạt động kinh tế nghĩa l à tăng
cường trình độ, lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong một hoạt động kinh tế. Đây l à một đòi
hỏi khách quan của mọi nền sản xuất x ã hội do nhu cầu vật chất cuộc sống của con ng ười
ngày một tăng, khi nguồn lực sản xuất x ã hội ngày càng trở lên khan hiếm.
Ngày nay, việc sử dụng có hiệu quả cao các nguồn t ài nguyên trong khai thác h ải
sản là một xu thế tất yếu đối với các n ước trên thế giới.
Vậy HQKT là gì ? Nội dung và bản chất của nó như thế nào ? Xuất phát từ góc độ
nghiên cứu khác nhau, đến nay đ ã có nhiều ý kiến khác nhau về HQKT, có thể khái quát
thành các quan điểm như sau:
Quan điểm 1: Tính hiệu quả theo Các Mác th ì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở
sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời
gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau.
Trên cơ sở thực hiện vấn đề "tiết kiệm v à phân phối một cách hợp lý thời gian lao
động giữa các ngành", theo quan điểm của Mác đó là quy luật "tiết kiệm", là "tăng năng
suất lao động xã hội " hay đó là tăng hiệu quả. Mác cho rằng " Nâng cao năng su ất lao
động, vượt qua nhu cầu cá nhân của ng ười lao động là cơ sở của hết thảy mọi xã hội ".
Như vậy, theo quan điểm của Mác, tăng hiệu quả phải đ ược hiểu rộng và nó bao
hàm cả việc tăng hiệu quả kinh tế v à xã hội.
Quan điểm 2: Các nhà khoa học kinh tế xã hội chủ nghĩa, đại diện l à Liên Xô cũ
đã dựa vào lý luận chung của Các Mác để phát triển chủ nghĩa x ã hội. Ở đây hiểu HQKT
cao được biểu hiện bằng sự đáp ứng đ ược yêu cầu quy luật kinh tế c ơ bản của chủ nghĩa xã
hội và HQKT cao khi được xác định bằng nhịp độ tăng tổng sản phẩm x ã hội hoặc thu
- 8 -
nhập quốc dân cao. Do vậy, quan điểm n ày cũng chỉ mới đề cập đến nhu cầu ti êu dùng,
quỹ tiêu dùng là mục đích cuối cùng cần đạt được của nền sản xuất x ã hội, nhưng chưa đề

cập đến quỹ tích luỹ để làm điều kiện phương tiện đạt được mục đích đó.
Quan điểm này đúng nhưng chưa đư ợc thoả đáng vì không đảm bảo được việc tạo
ra năng suất lao động cao hơn Chủ nghĩa Tư bản là do mục đích sản xuất là tạo ra giá trị
sử dụng, chưa xét đến sự đầu tư các nguồn lực và các yếu tố bên trong, bên ngoài c ủa nền
kinh tế để tạo ra tổng sản phẩm hay thu nhập quốc dân. Nh ư thế việc "tiết kiệm thời gian
lao động" bị đẩy xuống sau v à không được xem xét là vấn đề chính, kết quả l à kinh tế - xã
hội phát triển chậm, do đó thiếu tính khả thi.
Quan điểm 3: Các nhà khoa học kinh tế Samuelson - Nordchaus cho rằng: "Hiệu
quả có nghĩa là không lãng phí". Nghiên c ứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí c ơ hội,
"Hiệu quả sản xuất diễn ra khi x ã hội không thể tăng sản l ượng một loại hàng hoá này mà
không cắt giảm một loại hàng hoá khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm tr ên đường giới
hạn khả năng sản xuất của nó". Nghi ên cứu đường năng lực sản xuất ng ười ta xác định
được sự chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng là phần sản lượng mà
nền sản xuất xã hội chưa được khai thác và sử dụng hay là " phần bị lãng phí". Sản lượng
tiềm năng hay tổng sản phẩm quốc dân cao nhất có thể đạt đ ược ứng với tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên, tức là phụ thuộc vào lao động tiềm năng. Các xác định hiệu quả ở đây ch ưa đề
cập đến sự ảnh hưởng của các tài nguyên khác đến sản lượng tiềm năng đó là bao nhiêu.
Do vậy quan điểm này đúng nhưng phản ánh còn chung chung, ch ưa đủ, khó xác
định hiệu quả kinh tế một cách chính xác.
Quan điểm 4: Ngày nay, nhiều nhà quản trị học quan niệm hiệu quả đ ược xác định
bởi tỷ số giữa kết quả đạt đ ược và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Manfred Kuhn cho
rằng: “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đ ơn vị giá trị chia cho
chi phí”. Từ các quan điểm trên ta có thể hiểu về hiệu quả kinh tế nh ư sau:
“ Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh trình độ và năng lực quản lý, sử dụng
các nguồn lực (nhân tài, vật lực) để thực hiện có kết quả cao trong lĩnh vực kinh tế - xã hội
với chi phí nhỏ nhất ”. Tình độ lợi dụng các nguồn lực có thể đ ược đánh giá thông qua mối
quan hệ giữa kết quả đạt đ ược và hao phí nguồn lực để tạo ra được kết quả đó.
Tuy nhiên hiệu quả kinh tế phải đ ược xem xét trên quan điểm toàn diện.
- 9 -
Nhiều ý kiến cho rằng, đánh giá HQKT không thể loại bỏ những mục ti êu về lợi

ích của xã hội như giải quyết việc làm, đáp ứng các nhu cầu x ã hội ngày càng tốt hơn
và phát triển bền vững. Đó là quan điểm đúng, đủ trong mối quan hệ giữa kinh tế vi mô v à
vĩ mô, phù hợp với xu hướng tăng trưởng kinh tế ổn định hiện nay tr ên thế giới.
Ở nước ta, thực hiện phát triển kinh tế h àng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị
trường có sự điều tiết vĩ mô của nh à nước. Do đó, hoạt động kinh tế của mỗi đ ơn vị sản
xuất không chỉ nhằm v ào tăng hiệu quả và các lợi ích kinh tế mà còn phải phù hợp với yêu
cầu của xã hội và đảm bảo lợi ích kinh tế chung bởi những định h ướng, chuẩn mực đ ược
Nhà nước ban hành nhằm tăng trưởng kinh tế ổn định, thực hiện tốt tiến bộ v à công bằng
xã hội, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệ m tài nguyên thiên nhiên, b ảo vệ và nâng cao chất
lượng môi trường sống.
b. Phân loại hiệu quả kinh tế v à mối quan hệ
+ Hiệu quả kinh tế cá biệt v à hiệu quả kinh tế quốc dân
Hiệu quả kinh tế cá biệt l à hiệu quả thu được từ hoạt động của mỗi tổ chức, cá nh ân
sản xuất kinh doanh, đ ược biểu hiện trực tiếp l à lợi nhuận thu được và chất lượng thực hiện
được những yêu cầu do xã hội đặt ra cho nó. Hiệu quả kinh tế quốc dân đ ược tính cho toàn
bộ nền kinh tế quốc dân. Đó l à lượng sản phẩm thặng d ư, thu nhập quốc dân hoặc tổng sản
phẩm xã hội mà đất nước thu được trong mỗi thời kỳ so với l ượng vốn bỏ ra, lao động x ã
hội và tài nguyên đã hao phí.
Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh không chỉ tính toán để đạt đ ược hiệu
quả trong hoạt động SXKD của m ình mà còn phải đạt được hiệu quả cho toàn bộ hệ thống
kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế quốc dân lại phụ thuộc v ào mức hiệu quả cá biệt. Nghĩa
là phụ thuộc vào sự nổ lực và ý thức của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, đồng thời thông qua
các chính sách của Nhà nước lại có tác động trực tiếp đến hiệu quả cá biệt. Một c ơ chế,
chính sách đúng tạo tiền đề thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả cá biệt v à ngược lại một
chính sách lạc hậu, sai lầm lại là lực cản kìm hảm việc nâng cao hiệu quả kinh tế.
+ Hiệu quả của những chi phí b ộ phận và hiệu quả của chi phí tổng hợp
Hiệu quả chi phí tổng hợp thể hiện mối t ương quan giữa kết quả thu được và tổng
chi phí bỏ ra để thực hiện việc sản xuất kinh doanh. Hiệu quả chi phí bộ phận thể hiện mối
tương quan giữa kết quả thu được với lượng chi phí từng yếu tó cần thiết để thực hiện việc
sản xuất kinh doanh (lao động, thiết bị, nguy ên vật liệu…)

- 10 -
Việc tính toán chi phí tổng hợp cho thấy hiệu quả hoạt động chung của tổ chức, cá
nhân trong SXKD hay n ền kinh tế quốc dân. Việc tính tóan v à phân tích hiệu quả của các
chi phí bộ phận cho thấy sự tác động của những nhân tố nội tại trong lĩnh vực SXKD đến
hiệu quả kinh tế chung. Về nguy ên tắc hiệu quả chi phí tổng hợp phụ thuộc v ào hiệu quả
của các chi phí bộ phận.
+ Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh
Hiệu quả tuyệt đối đ ược tính toán cho từng ph ương án bằng cách xác định mối
tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra khi sản xuất kinh doanh. Về mặt l ượng
hiệu quả này được thể hiện ở các chỉ ti êu khác nhau như năng su ất lao động, thời gian ho àn
vốn, tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu t ư…Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các
chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối, hoặc so sánh t ương quan các đại lượng thể hiện chi phí, hoặc
kết quả các phương án với nhau. Các chỉ ti êu hiệu quả so sánh được sử dụng để đánh giá
mức độ hiệu quả của các ph ương án nhằm chọn phương án có lợi về kinh tế.
+ Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
HQKT phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt đ ược các mục tiêu kinh tế
của một kỳ nào đó. Hiệu quả xã hội phản ánh chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất
đem lại. Hiệu quả này phản ánh tương quan so sánh gi ữa kết quả thu được về mặt xã hội
như cải thiện điều kiện l àm việc, điều kiện sống, tăng việc l àm, giải quyết thoả đáng giữa
các lợi ích trong xã hội, cải thiện môi sinh, môi trường với tổng chi phí sản xuất của x ã hội
bỏ ra.
HQKT và hiệu quả xã hội là một phạm trù thống nhất có mối quan hệ mật thiết với
nhau, chúng là tiền đề thúc đẩy nhau cùng phát triển. Nâng cao hiệu quả x ã hội được dựa
trên cơ sở nâng cao HQKT. Giải qu yết tốt các vấn đề xã hội lại là điều kiện quan trọng để
thúc đẩy sản xuất phát triển có hiệu quả.
+ Căn cứ vào các yếu tố cấu thành hiệu quả kinh tế
- HQKT sử dụng tài nguyên, nguồn lực của sản xuất: HQKT sử dụng lao động tiền
vốn, vật tư, thiết bị kỹ thuật tham gia vào sản xuất.
- HQKT ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, áp dụng các giải pháp kinh tế v à quản lý vào
sản xuất.

- 11 -
Các cách phân loại trên làm cơ sở để chúng ta đánh giá HQKT một cách đúng đắn.
Từ đây đặt ra yêu cầu: Xem xét HQKT cả về mặt thời gian v à không gian trong mối quan
hệ giữa HQKT bộ phận với nhau, quan hệ giữa HQKT ở phạm vi vi mô với vĩ mô, quan hệ
giữa vấn đề kinh tế x ã hội với kỹ thuật của sản xuất v à môi trường sinh thái, quan hệ giữa
HQKT hiện tại với tương lai.
+ Hiệu quả kinh tế trong quan hệ với môi trường.
Theo định nghĩa của FAO, các tác động hợp lý để phát triển lâu bền l à quản lý và
bảo tồn môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đ ịnh hướng sự thay đổi kỹ thuật v à tổ chức sản
xuất nhằm đảm bảo thoả m ãn liên tục các nhu cầu của con ng ười thuộc thế hệ hôm nay và
mai sau.
1.1.2 Bản chất và tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế
a. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của hoạt động SXKD, phản
ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, t ư liệu sản xuất, nguyên vật liệu…)
trong lĩnh vực hoạt động SXKD của tổ chức, cá nhân. Để hiểu r õ bản chất của hiệu quả
kinh tế ta cần phân biệt ranh giới giữa hai phạm tr ù hiệu quả và kết quả.
Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu đ ược sau một quá trình kinh doanh hay
một kỳ kinh doanh. Kết quả đ ược biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc giá trị (đồng, cái,
mét, chiếc…). Kết quả cũng có thể phản ánh mặt chất l ượng của hoạt động SXKD mang
tính định tính như uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, chất l ượng sản phẩm…Kết quả
không chỉ là sản phẩm hoàn chỉnh mà còn có thể là sản phẩm dở dang, h ơn nữa quá trình
sản xuất đôi khi lại tách rời quá tr ình tiêu thụ nên khi đang sản xuất trong một kỳ n ào đó
cũng chưa thể khẳng định được liệu sản phẩm đó có ti êu thụ được không và bao giờ tiêu
thụ ? Trong khi đó hiệu quả l à phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất
trong một thời kỳ SXKD. Trình độ lợi dụng các nguồn lực không thể đo bằng hiện vật hay
giá trị mà là một phạm trù tương đối: là tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực. Nếu kết
quả là mục tiêu của quá trình SXKD thì hiệu quả phương tiện để đạt được mục tiêu đó.
b. Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế
Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế l à cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả của các

phương án kinh doanh khác nha u và chọn phương án có hiệu quả kinh tế cao. Trong thực
- 12 -
tế thiếu một tiêu chuẩn thống nhất dẫn đến không có căn cứ xác định để đ ưa ra những
quyết định quản lý hợp lý. Khi thực hiện một lĩnh vực SXKD n ào đó, nhà kinh doanh có
thể gặp trường hợp lý tưởng “được tất cả” nhưng thông thường họ gặp “được cái này, mất
cái khác” vì vậy cần cân nhắc “đ ược cái gì và chấp nhận mất cái gì”. Tiêu chuẩn hiệu quả
kinh tế phải thể hiện được mối tương quan giữa thu và chi theo hướng cực đại cái thu đ ược
và cực tiểu cái phải chi ra. Tiêu chuẩn ấy phải thể hiện mục đích của sản xuất trong nền
kinh tế xã hội chủ nghĩa. Mục đích của chủ nghĩa x ã hội suy đến cùng là nâng cao mức
sống vật chất, tinh thần v à sự phát triển toàn diện của mọi công dân trong x ã hội. Để thực
hiện được mục đích đó phải sử dụng hợp lý tất cả chi phí để tạo ra kết quả cao nhất, nghĩa
là phải tăng năng suất lao động x ã hội.
Như vậy, có thể coi tăng năng suất lao động x ã hội như tiêu chuẩn chung của hiệu
quả kinh tế dưới chủ nghĩa xã hội. Tăng năng suất lao độ ng là giảm hao phí lao động x ã
hội cần thiết để tạo ra sản phẩm hoặc tăng l ượng sản phẩm sản xuất ra trong một đ ơn vị
thời gian, theo nghĩa rộng h ơn tăng năng suất lao động dưới chủ nghĩa xã hội còn là việc
phát triển sản xuất, mở mang ng ành nghề, bảo vệ môi trường trên cơ sở đó thu hút thêm
lao động vào sản xuất của cải vật chất, tạo th êm việc làm cho người lao động. Tăng năng
suất lao động xã hội tạo điều kiện vật chất để tăng thu nhập quốc dân, tăng quỹ tích lũy v à
tiêu dùng xã hội. Đó là những yếu tố không thể thiếu để cải thiện mức sống vật chất, tinh
thần và sự phát triển toàn diện của mọi công dân trong x ã hội.
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế phải mang tính to àn diện thể hiện:
+ Đó là sự gắn bó và ước định lẫn nhau giữa giá trị v à giá trị sử dụng: một mặt
giảm chi phí lao động x ã hội sản xuất hàng hóa, mặt khác đảm bảo chất l ượng sản phẩm và
không ngừng mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ti êu dùng của xã hội
+ Sự toàn diện của tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế đ òi hỏi vừa giải quyết những vấn đề
về kinh tế - kinh doanh vừa giải quyết những vấn đề x ã hội.
+ Sự toàn diện của tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế cũng đ òi hỏi mỗi giải pháp, mỗi
phương án SXKD ph ải toàn diện về không gian và thời gian: phải hiệu quả từng phần tử,
từng phần tử có tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu quả của to àn bộ hệ thống, hiệu

quả hiện tại và lâu dài của toàn bộ nền kinh tế xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nh à nước, mọi tổ chức cá nhân SXKD
luôn chú trọng đến việc tạo ra và không ngừng tăng lợi nhuận. Nhưng không nên đơn gi ản
- 13 -
coi lợi nhuận như tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá hiệu quả kinh tế m à điều quan trọng là
phải xem xét lợi nhuận đạt đ ược bằng cách nào và được phân phối như thế nào. Mỗi tổ
chức, cá nhân kinh doanh l à một tế bào của hệ thống kinh tế quốc dân, sự vận động của nó
phải trong quỹ đạo chung v à góp phần hực hiện mục tiêu của hệ thống. Do đó lợi nhuận
của người kinh doanh vừa thể hiện sự gắn bó của họ với sự vận động của thị tr ường, vừa
phải thể hiện sự tuân thủ pháp luật của Nh à nước. Đồng thời nó phải được phân phối theo
cách kết hợp hài hòa giữa các lợi ích khác nhau: Lợi ích cá nhân ng ười lao động, lợi ích
chủ sở hữu, lợi ích tập thể, lợi ích x ã hội, lợi ích thế hệ hôm nay v à lợi ích cho thế hệ mai
sau.
1.2 Hiệu quả Kinh tế - Xã hội và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế xã hội trong
nghề cá
1.2.1 Khái niệm hiệu quả Kinh tế xã hội trong nghề cá
Nghề cá là một ngành đặc thù trong các ngành kinh t ế quốc dân, nó không chỉ bảo gồm
lĩnh vực khai thác thủy sản, nuôi trồng m à còn tất cả những lĩnh vực liên quan trực tiếp và
gián tiếp tới chúng như các dịch vụ hỗ trợ cảng cá, chợ cá,vv…. Tuy nhi ên trên cơ sở tiếp
cận hiệu quả kinh tế xã hội trong nghề cá chúng ta đánh giá chúng dựa tr ên cơ sở mức độ
đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí sử dụng t ài nguyên và xem
xét đánh giá trên cơ sở lợi ích mang lại cho ng ư dân như cải thiện đời sống kinh tế, đóng
góp vào ngân sách nhà nư ớc, tạo công ăn việc l àm.
1.2.2 Đánh giá thực trạng Kinh tế xã hội trong nghề cá
a. Khái niệm
Hiện nay ở các nước phát triển về nghề cá, công tác đánh giá thực trạng kinh tế x ã hội
của nghề cá rất được quan tâm và đã có những bước phát triển mạnh mẽ mang tính tổng
hợp và toàn diện. Công tác đánh giá th ực trạng Kinh tế xã hội nghề cá phản ảnh tầm ảnh
hưởng và những đóng góp của nghề cá đối với t ình hình kinh tế và xã hội của ngư dân
trong một ngư trường nào đó. Từ đó đưa ra những đánh giá nhận xét t ìm những thành tựu

và những tồn tại liên quan đến nghề cá và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
Kinh tế - Xã hội đối với cộng đồng ng ư dân.
b. Mục tiêu
Hiện nay ở nước ta công tác đánh giá thực trạng Kinh tế - Xã hội của nghề cá đã được
triển khai và áp dụng ở một số địa ph ương. Tuy nhiên, những kết quả của việc nghi ên cứu
- 14 -
chưa được sử dụng đúng mục tiêu và mục đích của nó. Nhìn một cách tổng quan th ì đánh
giá thực trạng Kinh tế - Xã hội nghề cá bao gồm những mục ti êu cụ thể sau:
- Chỉ ra những tác động cụ thể về định l ượng của nghề cá đối với cộng đồng ngh ư
dân;
- Tìm một số biện pháp khả thi, đồng thời kiến nghị một số vấn đề thấy cần thiết
nhằm cải thiện và hạn chế những mặt tồn tại trong quá tr ình phát triển nghề cá hiện tại.
c. Nội dung và ý nghĩa của đánh giá thực trạng Kinh tế x ã hội nghề cá
Nền kinh tế nước ta đang trong quá tr ình công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập
toàn cầu, mục tiêu của chúng ta là đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp, trong đó
nghề cá đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá tr ình xóa đói giảm nghèo cho công
đồng nghư dân. Song song với quá trình đó, công nghiệp hóa nghề cá cũng đang tiến h ành
đồng thời và mang tính chiến lược.
Nội dung của đánh giá kinh tế x ã hội nghề cá bao gồm việc thu thập dữ liệu, tiếp theo
là phân tích, giải thích và sử dụng các thông tin mang tính khoa học về nghề cá nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế của nghề cá của cộng đồng ngh ư dân cụ thể nơi đang xem xét.
+ Thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu l à khâu hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết
định trong quá trình đánh giá. Dữ liệu phải được thu thập từ cộng đồng ngh ư dân bằng
công tác điều tra phỏng vấn với số mẫu ph ù hợp cho nghề cá.
+ Phân tích và giải thích: Đây là khâu cơ sở cho những biện pháp sau n ày được đề
xuất. Dưa trên bộ dữ liệu thô trong quá tr ình điều tra về nghề cá, tr ên cơ sở đó chúng ta
phân tích thực trạng và giải thích kết quả đạt được bằng các chỉ tiêu nghiên cứu cho ta
những con số định lượng có ý nghĩa thống k ê.
+ Sử dụng các thông tin mang tính khoa học về nghề cá: Những thông tin mang
tính khoa học là cơ sở đưa ra những giải pháp mang tính khả thi đối với nghề cá.

Đánh giá hoạt động nghề cá hay nói hẹp h ơn là đánh giá kết quả Kinh tế - Xã hội nghề
cá là một vấn đề lớn đối với các nh à quản lý nghề cá nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Thông thường những đánh giá tr ước đây đều mang nặng tính chất tổng kết nhằm báo cáo
kết quả và thành tích.
Việc đánh giá thực trạng kinh tế x ã hội nghề cá là một vấn đề mang tính x ã hội, có tầm
quan trọng đối với sự phát triển của nghề cá trong t ương lai. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng
việc đánh giá thường xuyên có tác động tích cực trong quá trình nâng cao hiệu quả nghề
- 15 -
cá. Vấn đề là ở chỗ làm thế nào để công tác đánh giá có chất l ượng tốt và những con số sát
thực.
1.2.3 Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội trong nghề cá nhỏ ven bờ
Nghề cá nhỏ ven bờ đại điện cho cộng đồng ngh ư dân sống ven biển lấy khai thác
nguồn lợi làm thu nhập chủ yếu. Khái niệm vùng biển gần bờ trong tính toán các ph ương
án qui hoạch của Bộ thủy sản l à vùng biển tính từ đường đẳng sâu 30 m trở v ào đối với
vịnh Bắc Bộ, vùng biển Đông, Tây Nam bộ v à đường đẳng sâu 50 m nước trở vào đối với
vùng biển Trung bộ.
Nghề cá gần bờ luôn giữ vai tr ò quan trọng trong ngành thuỷ sản và bảo vệ
an ninh, chủ quyền trên biển, vì nó gắn liền với hơn 4000 đảo lớn nhỏ, 3260 km độ
dài bờ biển, 112 cửa sông, lạch lớn nhỏ, l à chỗ dựa kinh tế truyền thống chủ yếu của
cộng đồng cư dân trên 100 huyện ven biển và hải đảo. Ở Việt Nam khai thác hải sản
gần bờ mang tính nhân dân r õ rệt, trên 84% số tàu thuyền ở nước ta tập trung khai
thác ở vùng gần bờ và trên 80 % sản lượng khai thác hải sản hàng năm, đây là dấu
hiệu rõ nét của tình trạng khai thác quá mức ở v ùng này, nguồn lợi hải sản gần bờ
nguy cơ cạn kiệt, lao động nghề cá gần bờ thiếu việc l àm. Đứng trước tình hình đó
Chính phủ đã đưa chương trình đánh bắt hải sản xa bờ, khuyến khí ch chuyển nghề
như nuôi tôm, cá, ốc, dịch vụ du lịch… với mong muốn cuộc sống của ng ười dân
vùng ven biển có việc làm nhiều hơn, đồng thời các khu bảo tồn sinh học biển đ ược
hình thành với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế kết hợp với chính quyền v à nhân
dân đồng quản lý đã làm hệ sinh thái vùng ven biển phần nào được bảo tồn.
Quá trình đánh giá thực trạng nghề cá gần bờ cũng gắn liền với những đặc th ù

sau:
- Hiệu quả kinh tế nghề cá gần bờ phụ thuộc v ào yếu tố mùa vụ, thời tiết khí
hậu. Chính vì lẽ đó việc đánh giá phải được tiến hành trong một thời gian dài.
- Đánh giá HQKT trong nghề cá ven bờ trong điều kiện nền kinh tế thị tr ường
có những khó khăn khi xác định các yếu tố đầu v ào và đầu ra của nó.
- Những khó khăn trong xác định các yếu tố đầu v ào:
- 16 -
* Vốn đầu tư: Đây là chi phí đầu tư trang bị ban đầu cho hoạt động khai thác
hải sản. Do hầu hết các t àu trang bị vỏ bằng gỗ được mua từ nhiều nguồn khác nhau
chủ yếu là từ những người khai thác lâm sản trái phép, tự đóng hoặc thông qua các cở
sở đóng sửa tàu thuyền tự phát nên không có hóa đơn, gi ấy tờ. Máy thủy cũng mua từ
nhiều nguồn khác nhau, không có hóa đ ơn và hầu hết các chủ tàu khi đóng mới hoặc
mua lại tàu của chủ khác đều dùng vàng làm đơn vị thanh toán, mà vàng thì biến
động liên tục theo thời điểm nên khó xác định chính xác chi phí đầu t ư ban đầu.
*Vốn ngắn hạn (vốn lưu động): Đây là một yếu tố rất cần thiết cho quá tr ình
hoạt động nghề cá gần bờ của nghư dân nghề cá nhỏ ven bờ đầm Nha Phu . Do tính
chất của nghề cá ven bờ và thời gian hoạt động ngắ n trên biển ( Khai thác) nên chi
phí không lớn về nhiên liệu cho nên đòi hỏi về nhu cầu vốn ngắn hạn cho các t àu
khai thác hải sản ven bờ không khó khăn lắm. Tuy nhi ên, các chi phí bằng tiền như
chi phí mua nhiên li ệu, sinh hoạt trên thuyền, tiền vá lưới…không có hoá đơn
chứng từ, không có sổ sách ghi chép theo d õi do đó cũng ảnh hưởng nhất định đến
việc xác định chính xác chi phí đầu v ào.
- Những khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu ra:
* Giá cả: Do khai thác nhiều loại hải sản khác nhau v à do đặc điểm mùa vụ,
khí hậu, thời tiết, sản phẩm thay thế, thời điểm bán cá, c ơ sở hạ tầng… nên giá cả
hải sản luôn biến động.
* Sản lượng khai thác: Do chủ thuyền không mở sổ ghi chép,theo d õi sản
lượng từng chuyến biển n ên khi phỏng vấn gặp không ít khó khăn kh i xác định
doanh thu cho từng chuyến biển.
Để khắc phục những khó khăn nhằm ho àn thành đề tài, trong quá trình th ực

hiện luận văn để có dữ liệu tin cậy thực hiện phân tích, đánh giá. Tác giả đã quan hệ
tốt với chính quyền địa ph ương, các cơ quan có liên qu an và đặc biệt là với các hộ
ngư dân tại các địa bàn nghiên cứu. Qua số liệu về địa b àn cư trú của các hộ dân đã
sống ở đây lâu năm cung cấp, kết hợp với các vị cao ni ên trong làng được ngư dân
tín nhiệm và cùng với cán bộ huyện phụ trách hải sản đến tận n hà thăm hỏi, tìm
- 17 -
hiểu tâm tư nguyện vọng của ngư dân qua đó sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn
trực tiếp với chủ nghề theo cách lựa chọn câu hỏi dễ hiểu, dễ trả lời để thu mẫu
được kết quả tốt.
1.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Kinh tế xã hội nghề cá
1.3.1 Hệ thống chỉ tiêu về Kinh tế
1.3.1.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng năng lực khai thác
a. Chỉ tiêu năng suất lao động
Chỉ tiêu này biểu hiện trực tiếp hiệu quả sử dụng yếu tố lao động trong lĩnh vực
khai thác hải sản của chủ nghề. Chỉ ti êu này phản ánh hiệu quả lao động của nghề bằng
cách so sánh giữa số lượng sản phẩm khai thác ra hoặc giá trị sản l ượng khai thác và số
lượng lao động bình quân sử dụng để tạo ra số l ượng sản phẩm khai thác ra hoặc giá trị sản
lượng khai thác đó trong một kỳ t ính toán.Chỉ tiêu năng suất lao động (W) được xác định
bởi công thức sau:
Q hoặc TR
W
=
n
Trong đó: Q: Số lượng sản phẩm hải sản khai thác trong năm.
TR: Tổng giá trị sản lượng khai thác hải sản h àng năm.
n: Số lao động bình quân trong năm.
Chỉ tiêu này cho biết cứ bình quân 1 lao động trong năm có thể đánh bắt đ ược bao
nhiêu sản phẩm hải sản hoặc tạo ra bao nhi êu đồng giá trị sản lượng.
.b. Hiệu suất sử dụng thời gian
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của thời gian bám biển của các t àu khai thác so với

tổng thời gian có thể đánh bắt đ ược trong năm.
Tổng số ngày thực tế khai thác trong
năm
Hiệu suất sử
dụng
thời gian
=
Tổng số ngày có thể khai thác trong
năm
- 18 -
Tổng số ngày có thể khai thác trong năm l à số ngày đánh bắt có thể được theo mùa
vụ khai thác của đối tượng khai thác.
Tổng số ngày thực tế khai thác trong năm l à tổng số ngày có thể đánh bắt hải sản
trong năm trừ đi những ngày mưa bão, sửa chữa máy móc thiết bị đột xuất, lễ hội, ma
chay…
1.3.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào
a. Hiệu suất sử dụng nhiên liệu
Tổng giá trị sản lượng khai thác hải sản trong
năm
Hiệu suất sử dụng
nhiên liệu
=
Tổng chi phí nhiên liệu hoạt động trong năm
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hoạt động khai thác với 1 đồng chi phí nhi ên liệu bỏ
ra thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
b. Hiệu suất sử dụng chi phí
Tổng giá trị sản lượng khai thác hải sản trong
năm
Hiệu suất sử
dụng chi phí

=
Tổng chi phí khai thác trong năm
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hoạt động khai thác với 1 đồng chi phí khai thác thì
tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Chi phí khai thác là t ổng các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ t ài sản hoặc phát
sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn của ngư dân.
Chi phí khai thác bao g ồm:
+ Chi phí cố định:
- Chi phí tàu thuyền: Là toàn bộ số tiền mà ngư dân bỏ ra mua tàu phục vụ cho hoạt
động khai thác của m ình. Bao gồm các chi phí mua: Vỏ tàu; Máy tàu; Các thiết bị cơ khí
như hệ thống máy tời, máy phát điện, hệ thống chiếu sáng v à các thiết bị cơ khí khác; Thiết
bị điện tử: gồm máy dò cá, máy định vị, la bàn, máy thông tin và các thi ết bị điện tử khác;
Thiết bị bảo quản: máy lạnh, th ùng cách nhiệt, thiết bị bảo quản khác; Thiết bị khác.
- 19 -
- Ngư cụ: Áo lưới, giềng phao, giềng ch ì, phao, chì, dây cáp kéo, gi ềng chống, dây
dọi, dây giềng rút chính, v òng khuyên, ván và thi ết bị ngư cụ khác tùy theo từng loại nghề
khai thác.
- Chi phí sửa chữa lớn: Là số tiền mà ngư dân bỏ ra để sửa chữa, bảo d ưỡng tàu
thuyền. Bao gồm sửa chữa vỏ t àu, máy tàu, thiết bị cơ khí, thiết bị điện tử, ngư lưới cụ,
thiết bị bảo quản, và thiết bị khác.
- Chi phí mua bảo hiểm và đóng thuế: Mua bảo hiểm: là số tiền mà ngư dân bỏ ra
để mua bảo hiểm cho t àu của mình hoặc bảo hiểm cho thuỷ thủ l àm việc trên tàu; Đóng
thuế: ngư dân thực hiện nghĩa vụ đối vớ i nhà nước, 2 loại thuế mà ngư dân thường phải
đóng đó là thuế tài nguyên và thuế môn bài.
- Chi phí trả lãi vay.
+ Chi phí biến đổi của hoạt động khai thác hải sản bao gồm:
- Chi phí mua nhiên liệu: dầu, nhớt.
- Chi phí mua vật liệu bảo quản sản phẩm khai thác.
- Chi phí lương thực thực phẩm phục vụ ăn uống trong khi khai thác.
- Các loại phí.

- Chi phí cho việc sửa chữa, bảo dưỡng nhỏ.
- Chi phí trả lương cho thuỷ thủ làm việc trên tàu: Là số tiền mà chủ tàu trả công
làm việc cho thuỷ thủ.
- Và các chi phí khác.
c. Phương pháp tính kh ấu hao
Do thông tin về bộ dữ liệu hạn chế, n ên tác giả đề nghị phương pháp tính khấu hao
đường thằng. Phương pháp này khấu hao trên phần thính khấu hao để cho hộ gắn máy bao
gồm máy, vỏ, lưới, còn để cho hộ thủ công chỉ tính đến vỏ và lưới. Thời gian tính khấu
hao dựa theo khung quy định hiện h ành của Bộ Tài Chính là 15 năm đ ối với vở và máy tàu
và 7 năm đối với ngư cụ và trang thiết bị khai thác. Tuy nhi ên, Bộ tài chính không có quy
định cụ thể cho tàu cũng như các trang thiết bị đã qua sử dụng. Tâm lý người dân bao giờ
cũng muốn con tàu của mình luôn tồn tại bởi nó là cơ nghiệp của gia đình. Đặc thù của ngư
dân đầm nha phu rất nghèo nên người ta cũng ít tính đến các chi phí khấu hao.
Bên cạnh đó, cần chú ý rằng, những năm 1 990 nền kinh tế Việt Nam bị lạm phát cao,
người dân thường lấy vàng làm thước đo trao đổi mua bán thay cho tiền tệ. Các t àu cùng
- 20 -
chiều dài nhưng đôi khi lại giá khác nhau do chất l ượng khác nhau, năm mua năm đóng
mới khác nhau, có khi do khả năng mặc cả k hác nhau. Giá cả thị trường cũng tác động
không nhỏ đến giá mua hàng hóa vì thế tất yếu sẽ ảnh hưởng đến khấu hao v à do đó ảnh
hưởng đến chi phí và lợi nhuận khai thác.
1.3.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp
a. Tổng giá trị sản xuất (GO): là giá trị tính bằng tiền của to àn bộ sản phẩm khai thác
trên một chuyến biển hoặc trong tháng, trong năm.
GO =

Qi * Pi
Trong đó: Qi là kh ối lượng sản phẩm loại i
Pp là giá cả sản phấm loại i
b. Chi phí trung gian(IC) : Là toàn bộ các khoản chi phí đ ược sử dụng trong quá tr ình
khai thác như dầu, lương thực thực phẩm, đá,vv…

IC =

Cj *Gj
Trong đó: Cj là số lượng đầu tư vào đầu vào thứ j
Gj là đơn giá đ ầu vào thứ j
c. Lợi nhuận
Lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu sau khi đ ã trừ các khoản chi phí phục vụ khai
thác của tàu cá trong kỳ tính toán.
+ Lợi nhuận ròng
Là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi chi ph í biến đổi và chi phí cố định.
- Nếu lợi nhuận ròng bằng không thì hoạt động của tàu khai thác vẫn có thể tiếp tục
hoạt động.
- Nếu lợi nhuận ròng nhỏ hơn không, cần xét đến các chỉ ti êu thuộc chi phí cố định
để xem xét khả năng hoạt động của t àu khai thác hoặc phải tiếp tục vay vốn l ưu động để
tàu hoạt động.
+ Lợi nhuận trước lãi vay
Là phần còn lại của doanh thu sau khi đ ã trừ đi chi phí biến đổi, chi phí cố định không
bao gồm tiền trả lãi vay.
- 21 -
- Nếu lợi nhuận trước lãi vay bằng không, thì hoạt động khai thác của tàu vẫn có
khả năng tiếp tục hoạt động, nh ưng không có khả năng trả lãi.
- Nếu lợi nhuận trước lãi vay nhỏ hơn không, thì cần xét đến các chỉ ti êu thuộc chi
phí cố định để xác định khả năng hoạt động của t àu khai thác.
+ Lợi nhuận trước khấu hao tài sản cố định
Là phần còn lại của doanh thu sau khi đ ã trừ đi chi phí biến đổi, chi phí cố định không
bao gồm giá trị hao mòn tài sản cố định.
- Nếu lợi nhuận trước khấu hao tài sản cố định bằng không, th ì tàu khai thác có thể
hoạt động đến hết tuổi thọ của tàu.
- Nếu lợi nhuận trước khấu hao nhỏ hơn không thì cần xét đến các chỉ ti êu khác
thuộc chi phí cố định để xác định khả năng hoạt động của t àu khai thác.

d. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư:(ROI)
Lợi nhuận ròng
(năm)
ROI
=
Vốn đầu tư
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư nói lên mỗi đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận trong 1 năm. Chỉ ti êu này cho biết khả năng sinh lợi của vốn đầu t ư, là cơ
sở để giúp cho chủ tàu cân nhắc cơ hội đầu tư.
1.3.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
a. Tăng thu ngân sách
Thể hiện các tàu cá khi hoạt động khai thác hải sản đều có nghĩa vụ nộp thuế
cho ngân sách nhà nư ớc hàng năm, qua đó Nhà nư ớc có nguồn thu để đầu t ư phát
triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội tốt hơn cho nhân dân.
b. Giải quyết việc làm cho người lao động
Nghề cá nước ta sản xuất nhỏ, đa số cộng đồng c ư dân sống ven biển và hải
đảo là hộ nghèo. Nghề khai thác hải sản phát triển hiệu quả sẽ giải quyết nhiều công
ăn việc làm cho người lao động làm nghề khai thác và kéo theo gia tăng s ố lao động
- 22 -
gia công chế biến hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, th ương mại dịch vụ…góp phần
xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng cư dân sống ven biển và hải đảo đồng thời cung
cấp nguyên liệu cho xuất khẩu góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa n ước nhà.
c. Nâng cao mức sống cho cộng đồng c ư dân ven biển
Bên cạnh tạo việc làm cho người lao động, đòi hỏi chủ tàu hoạt động khai
thác phải có hiệu quả để góp phần tăng thu nhập cho thủy thủ. Xét về ph ương diện
kinh tế việc nâng cao mức sống cho ng ười dân được thể hiện qua chỉ tiêu gia tăng
thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi x ã hội
đối với cộng đồng c ư dân sống ven biển.
d. Chỉ tiêu về chuẩn nghèo của hộ dân
Việc xây dựng và đánh giá chuẩn nghèo là một nhu cầu khách quan nhằm phản ánh

mức sống của người dân. Ở nước ta tùy vào từng thời kì chúng ta có những chuẩn nghèo
khác nhau. Mà cụ thể những tiêu chuẩn nghèo đó như sau:
+ Giai đoạn năm 1996 – 1997: Thu nhập bình quân trên đầu người tháng dưới 15kg
gạo đối với khu vực Nông thôn Mi ền núi; dưới 20kg gạo đối với khu vực Nông thôn đồng
bằng, dưới 25kg gạo đối với khu vực th ành thị.
+ Giai đoạn từ 1998 – 2000: Thu nhập bình quân đầu người / tháng dưới 15kg gạo
tương đương 55.000đ đ ối với khu vực Nông thôn miền núi; d ưới 20kg gạo tương đương
70.000đ đối với khu vực nông thôn đồng bằng; d ưới 25kg tương đương 90.000đ đối với
khu vực Thành thị.
+ Giai đoạn từ 2001 – 2005: Thu nhập bình quân / đầu người dưới 80.000đ đối với khu
vực Nông thôn miền núi; d ưới 100.000đ đối với khu vực nông thôn đ ồng bằng; dưới
150.000đ đối với khu vực thành thị.
+ Giai đoạn từ 2006 – 2010: Chuẩn nghèo ở giai đoạn này được xây dựng trên cơ sở
mức chi tiêu của hộ gia đình. Trong đó chi tiêu cho lương th ực thực phẩm đảm bảo năng
lượng bình quân 2100Kcal0/ng ười/ngày được xem là vấn đề cốt lõi. Giá của khối lượng
lương thực thực phẩm đáp ứng 2.100Kcalo đ ược tính trên cơ sở giá trung bình của 40 mặt
hàng thiết yếu của từng khu vực. Tr ên cơ sở đó hộ nghèo là hộ có cơ cấu chi tiêu cho
lương thực thực phẩm chiếm 60%/Tổng c hi tiêu, 40% còn lại là phi lương thực thực phẩm.
- 23 -
Ngoài ra nếu tiếp cận theo thu nhập th ì những hộ có thu nhập d ưới 200.000đ/người/tháng
đối với khu vực nông thôn v à dưới 260.000đ/người/tháng đối với khu vực th ành thị.
1.4 Sơ lược về thực trạng nghề cá Thế giới, Việt Nam và định hướng phát triển
1.4.1 Một số nét khái quát về thực trạng và xu hướng nghề cá thế giới
Có thể nói rằng việc sử dụng sản phẩm thủy sản m à trước hết là cá bắt đầu tư khi xã
hội loài người phát triển. Với bản năng sinh tồn của m ình con người chiếm hữu các đối
tượng tự nhiên để duy trì sự tồn tại và phát triển. Song song với quá tr ình đó thì nghề cá
cũng tồn tại và phát triển tới nay với phạm vi v à tầm ảnh hưởng ngày càng rộng và lớn
hơn. Đặc biệt hơn ngày nay việc áp dụng những th ành tựu khoa học công nghệ v ào nghề cá
được đánh dấu vào những năm 1950 và 1960 đã làm thay đổi diện mạo của một nghề cá
truyền thống với những công cụ khai thác thô s ơ, tuy nhiên việc phát triển này không đồng

thời đi đôi với việc quản lý nguồn lợi theo h ướng bền vững và làm tăng quá mức sản lượng
khai thác gây thiệt hại lớn về kinh tế cho nghề cá thế giới. Theo nghi ên cứu của FAO thì
khoảng 46% sản lượng cập bến là để thu hồi vốn của các con t àu.
Trong quá trình phát tri ển của nghề cá, con người đã không chỉ biết khai thác nguồn
lợi tự nhiên. Người ta đã tìm thấy những dấu vết của nghề nuôi trồng thủy sản ở Italia v ào
thế kỉ thứ 6 trước công nguyên khi những người dân vùng Etruscan phát tri ển nuôi ở các
vùng đầm phá ven bờ biển Tyrhenian (Đại Trung Hải). V à theo đó hiện nay nghề nuôi
trồng thủy sản phát triển với phạm vi rất rộng lớn v à phổ biến trên khắp thế giới với những
công nghệ nuôi tiên tiến và hiện đại. Tuy nhiên với việc phát triển rầm rộ các sản phẩm
thủy sản nhiều nguồn gốc đ ã làm cho thực phẩm thủy sản dấy lên vấn đề về chất lượng và
làm giả thực phẩm thủy sản. Chính v ì vậy ngày nay chúng ta đã phát triển ra nhúng viện
công nghệ thủy sản nhằm đưa ra những tiêu chí nhằm kiểm định chất lượng sản phẩm thủy
sản trên thế giới.
Trên thế giới có sự chuyển đổ i cơ cấu ngành thuỷ sản một cách mạnh mẽ để khắc
phục, hạn chế gia tăng sản l ượng khai thác kéo d ài, sự chuyển đổi cơ cấu này được thực
hiện thông qua định hướng chuyển đổi mạnh mẽ sang nuôi trồng, c ơ cấu lại nghề khai thác,
tận dụng các nguồn thuỷ sản sẵn có mà trước nay trong truyền thống đang c òn lãng phí. Sự
chuyển đổi cơ cấu đó đi cùng với các liên kết toàn cầu đã đi đến xây dựng các thoả ước gìn
giữ nguồn lợi, bảo vệ môi tr ường sinh thái biển cho sử dụng bền vững nguồn lợi chung.
Tập trung nhất là sự ra đời luật ứng xử về nghề cá có trách nhiệm đ ược thông qua năm
- 24 -
1995, được hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên tổ chức Nông lương ( FAO ) cam k ết
thực hiện năm 1999.
Tài nguyên biển không chỉ là sự quan tâm của một quốc gia m à là sự quan tâm trong
sự liên kết khu vực và quốc tế, không chỉ quan tâm của các Chính phủ, của giới doanh
nhân mà ngày càng có s ự tham gia, can dự của các tổ chức lấy bảo tồn, bảo vệ môi tr ường
là khẩu hiệu hành động. Thuỷ sản đang có vai tr ò ngày một to lớn trong an ninh thực phẩm
thế giới, trong xoá đói giảm ngh èo và có vị trí trong thương mại quốc tế.
Sau công ước quốc tế về luật biển năm 1982, đặc biệt sau công ước này có hiệu lực
năm 1994, sự quy định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý, d ường như đã xảy ra sự

phân bố lại bản đồ nghề cá thế giới, song song với nó th ương mại thuỷ sản phát triển
không ngừng. Các nước đang phát triển đang có vai tr ò ngày một lớn trong cung cấp cá
làm thực phẩm trên thế giới và đang thu lợi khá lớn trong xuất khẩu thuỷ sản. Sự hội nhập
quốc tế và khu vực trong nghề cá diễn ra mạnh mẽ nh ưng đồng thời tranh chấp li ên quan
cũng diễn ra thường xuyên. Khoa học công nghệ ngày càng đóng vai tr ò to lớn trong việc
tạo giống mới, gìn giữ các đối tượng có giá trị phục vụ khai thác, nuôi trồng v à tái tạo
nguồn lợi, tạo các sản phẩm th ương mại mới, giảm các thất thoát sau thu hoạch, khoa học
về nguồn lợi đang là công cụ để các nước hoạch định chính sách phát triển thuỷ sản của
riêng mình. Các thành t ựu của công nghệ tin học đ ược ứng dụng rộng r ãi trong thương mại
thuỷ sản và quản lý nghề cá.
Dưới đây là một số số liệu thống k ê về sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản trên
thế giới. Qua đây chúng ta có những nhận xét về t ình hình phát triển của nghề cá trên thế
gới nói chung và xu thế của nó .
Bảng 3: Tổng hợp sản lượngnghề cá Thế giới những năm gần đây ĐVT: Triệu tấn
- 25 -
Nguồn: FAO
Sản lượng khai thác thủy sản từ nguồn lợi tự nhi ên của thế giới khác nhau qua từng
thời kì, nhưng theo xu hướng tăng lên cùng với sự gia tăng dân số v à nhu cầu về tiêu dùng
thủy sản. Theo thống k ê của FAO, thời kỳ 1950 – 1970 sản lượng đánh bắt trung bình tăng
6%/năm từ 18 triệu tấn năm 1950 l ên 56 triệu tấn năm 1969, nh ưng trong thập kỉ tiếp theo
từ 1970 – 1980 tỷ lệ tăng trung bình chỉ 2%/năm. Những năm gần đây của thập kỉ 80, 90
đến nay, sản lượng khai thác diễn biến phức tạp, l ên xuống thất thường nhưng xu hướng
chung vẫn tăng lên.Việc sản lượng khai thác thủy sản không tăng hoặc tăng chậm l à do
ngư trường thế giới đã đạt đến sản lượng tiềm năng, hầu hết các nguồn lợi đ ã bị khai thác
quá mức. Bên cạnh đó là do ảnh hưởng của hiện tượng khí hậu thất thường do El Nino tại
một số vùng biển quan trọng. Từ sau năm 2000 sản l ượng thủy sản có chiều h ướng tăng trở
lại. Các đối tượng khai thác chính hiện nay l à cá trích, cá tuyết, các thu, cá ngừ, cá
hồi,vv…Các đặc sản bao gồm tôm, cua, mực, các loại nhuyễ n thể hai mảnh vỏ. Với các
khu vực khai thác là các vùng biển của Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ
Dương.

Việt nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, một khu vực phát triển kinh tế năng động
trong thập kỷ qua, coi trọng phát triển nghề cá, có những tiến bộ c ũng như vị thế cao trong
nghề cá xuất khẩu. Gần với Trung Quốc v à Ấn Độ là những nước có sản lượng cá biển lớn,
đã giải quyết tốt cá làm vai trò thực phẩm cho những n ước đông dân đang phát triển.
Khu vực/Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Khai thác
8.8
8.9
8.8
9.0
9.2
9.6
Nuôi trồng
21.2
22.5
23.9
25.4
27.2
28.9
Lục địa
Tổng
30.0
31.4
32.7

34.4
36.4
38.5
Khai thác
86.8
81.2
84.5
81.5
85.8
84.2
Nuôi trồng
14.3
15.4
16.5
17.3
18.3
18.9
Biển
Tổng
101.1
99.6
101.0
98.8
104.1
103.1
Tổng khai thác
95.6
93.1
93.3
90.5

95
93.8
Tổng nuôi trồng
35.5
37.9
40.4
42.7
45.5
47.8
Tổng thế giới
131.1
131
133.7
133.2
140.5
141.6

×