Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Đề án Nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015 2020’

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.49 KB, 58 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN HUYỆN BÌNH GIA,
TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Người thực hiện: Hoàng Thị Vân Phương
Lớp: CCLLCT- HC Lạng Sơn (2013 - 2015)
Chức vụ: Chủ tịch
Đơn vị công tác: Liên đoàn Lao động huyện Bình Gia
Người hướng dẫn KH: Th.s. Chu Thị Nhị - Khoa QHQT

HÀ NỘI, THÁNG 9 NĂM 2015


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ ÁN
BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

CCVCLĐ

Công chức, viên chức, lao động

CNVCLĐ



Công nhân, viên chức, lao động

CĐCS

Công đoàn cơ sở

CNLĐ

Công nhân lao động

LĐLĐ

Liên đoàn Lao động

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

TƯLĐTT

Thoả ước lao động tập thể


MỤC LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………..……48


1


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do xây dựng đề án
Sự ra đời của tổ chức Công đoàn Việt Nam gắn liền với sự hình thành,
phát triển của giai cấp công nhân và hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc người đặt nền móng về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của tổ
chức Công đoàn Việt Nam. Công đoàn Việt Nam từ khi ra đời đến nay, luôn
trung thành với lợi ích của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam, với
hai tính chất cơ bản là tính giai cấp và tính quần chúng đã luôn vận động và
phát triển lớn mạnh không ngừng cả về lực lượng và tổ chức. Qua các thời
kỳ cách mạng, Công đoàn Việt Nam luôn thống nhất trong lý luận và hành
động, trong mục tiêu hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam. Công đoàn Việt Nam là thành viên trong hệ thống chính trị, là trung
tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục rèn luyện, bảo vệ giai cấp công nhân Việt
Nam, là chỗ dựa vững chắc, là cầu nối giữa Đảng đến với giai cấp công
nhân và quần chúng lao động Việt Nam.
Nước ta hiện nay đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tác
động mạnh mẽ đến vị trí của tổ chức công đoàn. Cơ chế thị trường với sức
mạnh của nó đang có những ảnh hưởng nhiều mặt đến hoạt động của công
đoàn. Do nhiều nguyên nhân, công đoàn còn nhiều lúng túng về mô hình tổ
chức và phương pháp hoạt động. Vì vậy có nhiều người cho rằng hiện nay
công đoàn đang mất dần ảnh hưởng trong đời sống xã hội, đặc biệt là đối với
người lao động. Do đó đòi hỏi công đoàn phải đổi mới nội dung, phương pháp
hoạt động cho phù hợp với xu thế mới, phát huy tích cực vai trò của mình
trong xã hội.
Những năm qua, Liên đoàn Lao động huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
luôn tích cực đổi mới cách nghĩ, cách làm, cải tiến nội dung, phương thức
hoạt động. Hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao


2


động (CNVCLĐ) đã có những bước tiến đáng kể, đáp ứng được yêu cầu và
nguyện vọng của cán bộ, đoàn viên công đoàn trong toàn huyện. Song trong
sự vận động của cơ chế thị trường, hoạt động của các cấp công đoàn cũng còn
nhiều hạn chế; việc tổ chức sinh hoạt công đoàn ở một số công đoàn cơ sở
(CĐCS) còn hình thức, một số cán bộ công đoàn do bận công việc chuyên
môn chưa phát huy hết vai trò với tổ chức. Vì vậy nâng cao chất lượng hoạt
động của tổ chức công đoàn là yêu cầu cấp bách của Liên đoàn Lao động
huyện Bình Gia nhằm đưa các cấp công đoàn trong huyện hoạt động ngày
một nâng cao.
Trước thực tế đó, là Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện, tôi thấy trách
nhiệm của mình cần phải tích cực tham mưu cho Huyện uỷ để lãnh đạo công
đoàn bằng đường lối, nghị quyết, chỉ thị, chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán
bộ; tạo điều kiện cho công đoàn phát huy vai trò của mình. Đồng thời lãnh
đạo, chỉ đạo, đưa ra các giải pháp để góp phần đổi mới nội dung, hình thức,
phương pháp tập hợp, tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động, hướng dẫn
tạo điều kiện cho cán bộ, CNVCLĐ nâng cao kiến thức, năng lực trình độ về
mọi mặt nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp công đoàn
đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới hiện nay.
Chính vì lý do đó, tôi xây dựng đề án: “Nâng cao chất lượng hoạt động
công đoàn huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015- 2020’’ làm đề án
tốt nghiệp chương trình Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính của mình.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn huyện Bình Gia nhằm tiếp
tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn; tổ chức vận động
cán bộ, CNVCLĐ xây dựng đội ngũ vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng
cốt, luôn đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đẩy



3

mạnh công tác xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, góp phần thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế, xã hội xây dựng quê hương Bình
Gia ngày càng phát triển.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Phấu đấu năm 2020 đạt được:
- Trên 95% công nhân, viên chức lao động được học tập các chỉ thị,
nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- 100% CĐCS tổ chức cho CNVCLĐ ký cam kết không vi phạm các tệ
nạn xã hội, không vi phạm chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình; 100%
các CĐCS phối hợp với thủ trưởng cơ quan thực hiện tốt quy chế dân chủ ở
cơ sở và tổ chức tốt Hội nghị cán bộ, công chức.
- Trên 95% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, cơ quan
an toàn; trên 95% gia đình đoàn viên công đoàn đạt Gia đình văn hoá.
- Trên 80% công đoàn cơ sở được công nhận Vững mạnh, không có
công đoàn cơ sở yếu kém; trên 80% đoàn viên công đoàn đạt danh hiệu Đoàn
viên công đoàn xuất sắc và nữ công đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc
nhà”.
- Phấn đấu từ nay đến 2020 tuyên truyền, vận động thành lập CĐCS
khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước.
- 100% các quy định của Đảng, Nhà nước và Công đoàn về công tác cán
bộ công đoàn được quán triệt, ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức để thực
hiện trong hệ thống Công đoàn.
- 100% cán bộ công đoàn mới tham gia ban chấp hành được tập huấn
nghiệp vụ công tác công đoàn; 50 - 60% CNVCLĐ được học tập, bồi dưỡng
để nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kiến thức
pháp luật.



4

- 100% CNVCLĐ tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện.
Mỗi năm vận động đạt kết quả quỹ “Mái ấm Công đoàn” và hỗ trợ xây dựng
02 nhà cho cán bộ, đoànviên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.
3. Giới hạn của đề án
3.1. Đối tượng của đề án: Chất lượng hoạt động của cán bộ công
đoàn các cấp và các hoạt động công đoàn trên địa bàn huyện Bình Gia,
3.2. Phạm vi tực hiện Đề án: Huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
3.3. Thời gian thực hiện đề án: Từ năm 2015 đến năm 2020.


5

B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm chất lượng
“Chất lượng” là một phạm trù phức tạp, trong mỗi lĩnh vực khác nhau,
với mục đích khác nhau nên có nhiều quan điểm về chất lượng khác nhau .
Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc
tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế. Theo điều 3.1.1 của
tiêu chuẩn ISO 9000: 2005 định nghĩa chất lượng là: Mức độ đáp ứng các yêu
cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có.
1.1.1.2. Khái niệm chất lượng hoạt động
Do đặc điểm bản thân của chất lượng hoạt động mà người ta có thể đưa
các khái niệm về chất lượng hoạt động khác nhau:
- Chất lượng hoạt động từ cảm nhận là kết quả của một quá trình đánh
giá dựa trên các tính chất bề ngoài của từng hoạt động.

- Chất lượng hoạt động từ tìm thấy là những tính năng quan trọng của
hoạt động cho phép người tham gia tìm thấy hoặc sờ thấy.
- Chất lượng hoạt động từ trải nghiệm là chất lượng mà người tham gia
có thể đánh giá sau khi tham gia hoạt động.
- Chất lượng hoạt động tin tưởng là chất lượng hoạt động mà người
tham gia dựa trên khả năng và uy tín của người xây dựng và triển khai hoạt
động để đánh giá.
1.1.1.3. Khái niệm về tổ chức Công đoàn
- Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công
nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành


6

viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công
nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động),
cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản
lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát
hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên
truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề
nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công
nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện
cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng
của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội;
tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ
chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ

của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng
cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
- Cán bộ công đoàn là người đảm nhiệm các chức danh từ tổ phó công
đoàn trở lên thông qua bầu cử tại đại hội hoặc hội nghị công đoàn; được cấp
công đoàn có thẩm quyền chỉ định, công nhận, bổ nhiệm vào các chức danh
cán bộ công đoàn hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.
- Cán bộ công đoàn chuyên trách là người đảm nhiệm công việc
thường xuyên trong tổ chức công đoàn, được đại hội, hội nghị công đoàn
các cấp bầu ra hoặc được cấp có thẩm quyền của công đoàn bổ nhiệm, chỉ


7

định. Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm,
do đoàn viên tín nhiệm bầu vào các chức danh từ tổ phó tổ công đoàn trở
lên và được cấp có thẩm quyền của công đoàn công nhận hoặc chỉ định.
1.1.1.4. Khái niệm về tổ chức Công đoàn cơ sở, tổ công đoàn
Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của công đoàn được thành lập ở các
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi có ít nhất năm đoàn viên công đoàn
hoặc năm người lao động có đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam 5.
Tổ công đoàn là mắt xích của công đoàn cơ sở, là bộ phận cấu thành
cuối cùng trong hệ thống tổ chức công đoàn, nơi trực tiếp tuyên truyền phát
triển đoàn viên, tổ chức cho từng đoàn viên và CNVCLĐ hoạt động nhằm
thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị,
nghị quyết của công đoàn cấp trên.
1.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về công đoàn và cán bộ công đoàn
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến tổ chức Công đoàn và đội
ngũ cán bộ công đoàn. Trong nhiều bài viết, bài nói của Người, đặc biệt là những

bài nói chuyện ở Trường cán bộ Công đoàn (năm 1957), huấn thị của
Người tại Hội nghị cán bộ Công đoàn (năm 1959) và bài nói chuyện với các
đồng chí lãnh đạo Tổng công đoàn Việt Nam (tháng 7/1969) đã thể hiện rất rõ
những quan điểm của Người về tổ chức Công đoàn và cán bộ Công đoàn
trong công cuộc xây dựng đất nước, đó là:
Thứ nhất, Công đoàn phải tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng
và giáo dục cho công nhân về đạo đức vô sản, đạo đức cách mạng.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta là của giai cấp công nhân Việt
Nam. Không có Đảng lãnh đạo thì giai cấp không làm cách mạng được, Đảng
mà không có giai cấp công nhân cũng không làm được gì. Bởi thế, Công đoàn
phải hiểu và tuyên truyền sâu rộng chính sách chung của Đảng trong hàng ngũ
giai cấp công nhân. Công đoàn phải giáo dục cho công nhân thái độ của người


8

làm chủ nước nhà, làm cho công nhân phải hiểu được rằng tương lai của công
nhân và tương lai của xí nghiệp phải dính liền. Công nhân phải bảo vệ chế độ
của ta, phải hiểu lao động là vẻ vang, phải tự nguyện, tự giác giữ kỉ luật lao
động, giữ gìn của công, chống tham ô lãng phí. Cải thiện sinh hoạt phải dựa
trên cơ sở tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Công tác giáo dục phải
gắn với nhiệm vụ cụ thể, tránh chung chung chính trị suông.
Thứ hai, công đoàn phải vận động quần chúng lao động tham gia xây
dựng nền kinh tế quốc dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng nước ta xây dựng chủ nghĩa xã
hội từ điểm xuất phát thấp, từ sản xuất nhỏ, từ hai bàn tay trắng đi lên nên khó
khăn còn rất nhiều và lâu dài, cho nên Công đoàn cần thấy hết tình hình khách
quan đó mà ra sức vận động công nhân, lao động sản xuất, đi đôi với thực
hành tiết kiệm, vượt mọi khó khăn để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở
đó cải thiện dần đời sống công nhân, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của

giai cấp công nhân nói riêng và nhân dân nói chung.
Người khuyên: “Công đoàn cần tập trung vào việc phát huy mạnh mẽ
vai trò của công nhân, viên chức trong việc tham gia quản lý xí nghiệp, quản
lý kinh tế, quản lý Nhà nước; "Công đoàn phải bảo vệ cho công nhân có
quyền thực sự trong xí nghiệp, có quyền phê bình tất cả mọi việc và mọi
người trong xí nghiệp"1.
Trong nội bộ tổ chức công đoàn cũng phải thực hành dân chủ thực sự, đi
đôi với tôn trọng sự lãnh đạo tập thể. "Mỗi khi ra một chỉ thị, nghị quyết đều
phải vì lợi ích chung của quần chúng, tìm hiểu trình độ tiếp thu của quần
chúng để biết kết quả thực tế mà uốn nắn, sửa chữa. Bất cứ làm gì cũng đều
phải chuẩn bị cho tốt, có kế hoạch làm cho thiết thực"2.
Thứ ba, muốn cho phong trào Công đoàn mạnh cần có cán bộ Công đoàn tốt.
1
2

Hồ Chí Minh(2000), Toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, Hà Nội, tr.568.

Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam(2015), Văn kiện hội nghị lần thứ năm BCH TLĐLĐCVN (Khóa
XI), NXB LĐ, HN, tr.570.


9

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ công đoàn trước hết phải là người hiểu
biết sản xuất, đời sống, nguyện vọng của công nhân, viên chức, phải hiểu chính
sách của Đảng, phải hiểu về quản lí kinh tế khoa học kĩ thuật. Cán bộ công đoàn
phải giỏi cả về chính trị, thạo về kinh tế thì mới lãnh đạo được đội ngũ công
nhân ngày càng phát triển lại có trình độ cả về tư tưởng văn hoá, kĩ thuật. "Cán
bộ công đoàn phải tham gia lao động gần gũi công nhân, viên chức” 3 phải biết
dựa vào quần chúng, phát huy sức sáng tạo của quần chúng, học tập kinh nghiệm

của quần chúng thì mới làm trọn được nhiệm vụ của mình.
Cán bộ công đoàn phải là trung tâm của đoàn kết, phải có trách nhiệm
cao, vì lợi ích giai cấp, vì lợi ích cách mạng. "Muốn giáo dục tốt công nhân,
trước hết đội ngũ cán bộ công đoàn phải đoàn kết nhất trí. Phải kiên quyết
xây dựng cho được sự đoàn kết nhất trí trong hệ thống công đoàn" 4. Cán bộ
công đoàn phải là tấm gương cho công nhân noi theo.
Cán bộ công đoàn phải thấy hết trách nhiệm trước nhân dân, trước xã
hội mà tự rèn luyện nâng cao ý chí cách mạng tiến công và tinh thần trách
nhiệm. Có thế mới xây dựng được một đội ngũ công nhân có giác ngộ cao, có
lòng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội nồng nàn, có tinh thần làm chủ tập thể,
thực sự có trình độ văn hoá và khoa học kỹ thuật.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ trong đội ngũ cán bộ của Đảng “vẫn còn
một số cán bộ lạm dụng chức quyền, quan liêu, xa rời quần chúng, thiếu
trách nhiệm trước quần chúng. Ngay trong công đoàn cũng có cán bộ mắc
thiếu sót trên, làm cho đời sống quần chúng thêm khó khăn. Một số cán bộ
còn thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa thực sự quan tâm đến đời sống của
quần chúng”5. Vì vậy mỗi cán bộ cần phấn đấu trở thành người đầy tớ thật
trung thành của nhân dân.
3

Hồ Chí Minh(2000), Toàn tập, tập 12,Nxb CTQG, Hà Nội, tr.569.

4

Hồ Chí Minh(2000), Toàn tập, tập 12,Nxb CTQG, Hà Nội, tr.569.

5

Hồ Chí Minh(2000), Toàn tập, tập 12,Nxb CTQG, Hà Nội, tr.567.



10

Tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, nhận thức rõ ý
nghĩa quan trọng của vấn đề xây dựng và phát triển giai cấp công nhân
trong giai đoạn cách mạng mới, Nghị quyết Đại hội VI của Đảng (năm
1986) chỉ rõ: “Đảng cần có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao giác
ngộ xã hội chủ nghĩa và trình độ hiểu biết về mọi mặt để xứng đáng với vị
trí giai cấp tiên phong của cách mạng, đồng thời chăm lo đời sống vật chất
và văn hóa, tạo ra những điều kiện cần thiết để giai cấp công nhân hoàn
thành sứ mệnh lịch sử của mình”. Hội nghị Trung ương 7 khóa VII khẳng
định: “Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh là trách nhiệm của Đảng,
Nhà nước, công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội, đồng thời là trách
nhiệm của mỗi người, mỗi tập thể công nhân”. Quan điểm này tiếp tục
được khẳng định và phát triển tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm
1996). Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “Quan tâm giáo
dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và
chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ
năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Phát
huy vai trò của giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, thông
qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; sửa đổi, bổ sung các chính
sách, pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp, cải thiện điều kiện nhà ở, làm việc... để bảo vệ quyền lợi, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá X đã xác định rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng
giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, trong đó, có chỉ rõ vai trò, nhiệm vụ của Công đoàn đối
với xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới. Đó là những thuận



11

lợi rất lớn cho phong trào công nhân và hoạt động công đoàn trong thời
gian tới.
Công đoàn Việt Nam là tổ chức hoạt động phối hợp và thống nhất với
Nhà nước. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Công đoàn với
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là sự thống nhất, phối hợp. Nhà nước và Công
đoàn cùng tạo điều kiện cho nhau hoạt động có hiệu quả. Công đoàn là cơ
quan đại diện quyền lợi của giai cấp công nhân để tham gia, đề xuất với
Nhà nước về những vấn đề không chỉ Công đoàn mà cả Nhà nước quan
tâm. Nhà nước giúp đỡ, tạo điều kiện vật chất và pháp lý cho Công đoàn
hoạt động. Công đoàn vận động công nhân lao động xây dựng và bảo vệ
chính quyền Nhà nước.
Kế thừa những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước
ta đã và đang rất quan tâm tới tổ chức công đoàn và đội ngũ cán bộ công
đoàn, trong thời gian tới Đảng đòi hỏi công đoàn phải đổi mới tổ chức và nội
dung, phương pháp hoạt động để đáp ứng với những yêu cầu nhiệm vụ mới
đặt ra.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1. Cơ sở chính trị
Trong suốt quá trình cách mạng Đảng ta luôn quan tâm đến xây dựng
phát triển tổ chức công đoàn và giai cấp công nhân không ngừng lớn mạnh
để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của quá trình đổi mới. Những quan
điểm, chủ trương đó được thể hiện xuyên suốt trong các Nghị quyết Ðại hội
Ðảng, các Nghị quyết và Chỉ thị của Trung ương Ðảng, Bộ Chính trị, Ban Bí
thư, của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Nghị quyết Đại hội Công
đoàn các cấp. Cụ thể:



12

- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành
Trrung ương (khoá X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng “Về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao
động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp”.
- Kết luận số 79-KL/TW ngày 25/12/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI)
về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 20/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
- Kết luận số 96-KL/TW ngày 07/4/2014 của Ban Bí thư tiếp tục đẩy
mạnh thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư khóa X về tăng cường
công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định
và tiến bộ trong doanh nghiệp.
- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị “Về công
tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- Ngày 12/12/2013, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 217 về
Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể
chính trị - xã hội, Quyết định số 218 quy định về việc tham gia góp ý xây
dựng đảng, chính quyền của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã
hội và nhân dân.
- Chương trình số 54-CTr/HU ngày 13/9/2013 của Ban Chấp hành Đảng
bộ huyện Bình Gia về thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013
của Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về tăng cường
và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình
mới.



13

- Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 30/8/2011 của Ban Thường vụ Huyện
uỷ Bình Gia về tiếp tục lãnh đạo củng cố và xây dựng cơ sở đoàn, công đoàn,
hội vững mạnh giai đoạn 2011-2015.
- Chỉ thị số 07-CT/HU ngày 25/4/2012 của Ban Thường vụ Huyện uỷ
Bình Gia về lãnh đạo Đại hội Công đoàn cấp cơ sở tiến tới Đại hội đại biểu
Công đoàn huyện lần thứ VII, nhiệm kỳ 2012-2017.
1.2.2. Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban hành năm
1946, Hiến pháp 1959, sau đó đến Hiến pháp 1980, Hiến pháp nước CHXHCN
Việt Nam ngày 15/4/1992, và gần đây nhất là Hiến pháp năm 2013.
- Luật Công đoàn Việt Nam đầu tiên ngày 05-11-1957, Luật Công
đoàn năm 1990, Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua
ngày 20 tháng 6 năm 2012.
- Bộ luật Lao động 1994, Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 đã
được Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 18/6/2012, bắt đầu có hiệu lực từ
1/5/2013.
- Nghị quyết 4ª/NQ-TLĐ ngày 04/3/2010 của Ban Chấp hành Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá X về “Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao
chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn giai đoạn 2010-2020”.
- Nghị quyết 6ª/NQ-TLĐ ngày 06/01/2011 của Ban Chấp hành Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá X về tiếp tục đổi mới nội dung,
phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở.
- Nghị quyết 6b/NQ-TLĐ ngày 29/01/2011 của Ban Chấp hành Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá X về “Công tác vận động công nhân,
viên chức, lao động nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước”.



14

- Nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết về tài
chính công đoàn.
- Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVI và Nghị
quyết Đại hội Công đoàn huyện Bình Gia lần thứ VII, nhiệm kỳ 2012-2017.
- Các Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Công
đoàn Việt Nam; Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Lạng Sơn và Nghị
quyết Đại hội Công đoàn huyện Bình Gia.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Xu thế hội nhập, giao lưu kinh tế quốc tế mang lại thời cơ vận hội
mới, song cũng đem đến không ít thách thức đối với CNVCLĐ. Đó là yêu
cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực, việc làm, thu nhập, phân
hóa giàu nghèo, thực hiện dân chủ và quyền làm chủ của người lao động;
tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, tình hình thiên tai, dịch bệnh;
âm mưu “diễn biến hòa bình”, thủ đoạn của các thế lực thù địch gây mất ổn
định chính trị- xã hội đã tác động trực tiếp tới tâm tư, niềm tin và đời sống
của CNVCLĐ.
Những vấn đề đó các cấp chính quyền không thể đủ sức để giải quyết
mà cần sự vào cuộc và chia sẻ của các tổ chức chính trị- xã hội mà trong đó
có tổ chức công đoàn. Chính vì vậy đòi hỏi tổ chức công đoàn phải tiếp tục
đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để từ đó nâng cao chất lượng
hoạt động.
Trong những năm qua, Công đoàn huyện Bình Gia đã khắc phục khó
khăn, tiếp tục đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động, thu hút, tập
hợp ngày càng đông đảo CNVCLĐ vào tổ chức Công đoàn. Tích cực tuyên
truyền, phổ biến và thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước. Tích cực tham mưu, triển khai thực hiện Nghị quyết 20/NQ-TW


15

của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) gắn với thực hiện Chỉ thị số
03- CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đặc biệt, là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, trình độ lý luận đáp ứng
yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhiều phong trào thi đua do công đoàn phát động, tổ chức thực hiện đạt
hiệu quả, tiêu biểu như phong trào “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”; xây
dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy,
gương mẫu”, nữ công “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”... Công đoàn các cấp
đã vận động cán bộ, CNVCLĐ phát huy sáng kiến, các giải pháp nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn; hưởng ứng phong trào bằng nhiều
sản phẩm, đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm tạo nên khí thế thi đua sôi
nổi trên các lĩnh vực công tác, qua đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương điển
hình, tiên tiến, nhiều tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc được tôn vinh,
khen thưởng. Từ 2010 đến nay đã có 18 lượt tập thể được công nhận Lao
động xuất sắc, 632 lượt tập thể được công nhận Lao động tiên tiến; 416 lượt
cá nhân được công nhận Chiến sĩ thi đua cơ sở, 5.393 lượt cá nhân được công
nhận Lao động tiên tiến; 5.328 lượt đoàn viên được công nhận Đoàn viên
công đoàn xuất sắc; 3.785 lượt nữ công được công nhận “Giỏi việc nước, đảm
việc nhà”. Vận động cán bộ, CNVCLĐ tham gia đóng góp các quỹ nhân đạo,
từ thiện đạt kết quả cao, đặc biệt là đóng góp xây dựng quỹ “Mái ấm Công
đoàn” 5 năm qua được 131,678 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng nhà cho đoàn
viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở được 09 nhà với tổng số tiền hỗ trợ là
250 triệu đồng. Công đoàn cũng đã tích cực tham gia xây dựng Đảng, bổ sung

cho Đảng nhiều cán bộ trưởng thành từ phong trào CNVCLĐ và hoạt động


16

công đoàn; giới thiệu cho Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp nhiều đoàn viên
ưu tú.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động công đoàn và
phong trào CNVCLĐ vẫn còn nhiều những khó khăn, bất cập chưa được khắc
phục đặc biệt là ở cấp công đoàn cơ sở như:
Năng lực của đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ công đoàn cơ
sở còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của phong trào CNVCLĐ, hoạt
động công đoàn trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Cá biệt có cán bộ công đoàn tham gia ban
chấp hành để có vị thế, có phụ cấp, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ của chuyên
môn, chính quyền không tích cực hoạt động công tác công đoàn, gió chiều
nào, che chiều ấy. Khi đoàn viên yêu cầu giúp đỡ thì không dám phản ánh ý
kiến đoàn viên. Khi phản ánh thì không biết bảo vệ, đưa đoàn viên vào thế bị
người sử dụng lao động trù úm.
Công tác tuyên truyền ở công đoàn cơ sở nặng về tổ chức các hoạt
động văn hoá, thể thao, vui chơi, tham quan du lịch, thăm hỏi, ít chú ý tới
tuyên truyền pháp luật, kiến thức văn hoá, các hiểu biết về tổ chức công đoàn
cho đoàn viên.
Mặc dù trong những năm qua, Công đoàn huyện Bình Gia đã tập trung,
chú trọng đến việc đổi mới nội dung và hình thức hoạt động. Hoạt động đã
hướng về cơ sở, lấy CNVCLĐ làm đối tượng vận động, lấy cơ sở làm địa bàn
hoạt động, tuy nhiên hoạt động đôi khi vẫn còn hình thức.
Cán bộ công đoàn cơ sở là kiêm nhiệm, kỹ năng, phương pháp hoạt
động công đoàn còn có những hạn chế và bất cập, cùng với đó là cơ chế,
chính sách đối với cán bộ công đoàn chưa được quan tâm nên chưa thu hút

được những cán bộ có tâm huyết, có năng lực tham gia công tác công đoàn.


17

Vì vậy chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ của công đoàn có nơi chưa được
phát huy nên chưa thực sự là chỗ dựa tin cậy của CNVCLĐ.
Điều kiện kinh tế- xã hội của huyện còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ
tầng, điều kiện đầu tư cho phát triển chưa đáp ứng, nguồn thu ngân sách trên
địa bàn khó khăn. Một số chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan trực
tiếp đến người lao động thường xuyên thay đổi, thiếu đồng bộ, chưa kịp thời,
do đó việc tham gia giám sát, bảo vệ quyền và lợi ích người lao động có
những hạn chế nhất định.
Công tác kiểm tra của công đoàn cùng cấp và kiểm tra cấp dưới chưa
được thường xuyên. Công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ công đoàn còn bất
cập, việc tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở chưa được thường
xuyên, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác công đoàn.
Một số chủ doanh nghiệp ngoài Nhà nước nhận thức chưa đầy đủ về vai
trò, chức năng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, chưa thực sự quan tâm, tạo
điều kiện cho việc phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn.
Mặt trái của cơ chế thị trường đã làm nảy sinh những hiện tượng tiêu
cực, gây bức xúc dư luận xã hội, tác động tới tâm tư, niềm tin của CNVCLĐ.
Những nội dung nêu trên chính là cơ sở thực tiễn để Liên đoàn Lao
động huyện Bình Gia tiến hành xây dựng đề án: “Nâng cao chất lượng hoạt
động công đoàn huyện Bình Gia giai đoạn 2015 - 2020”.
2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện
Bình Gia là một huyện miền núi vùng cao có tổng diện tích tự nhiên
1.093,52 km2, dân số trên 53 nghìn người (số liệu năm 2015), gồm 5 dân tộc

chính: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa. Huyện Bình Gia có 20 đơn vị hành chính
xã, thị trấn, có 17 xã đặc biệt khó khăn. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng


18

toàn quốc lần thứ XI và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ
XXI trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Gia đã nỗ lực
phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức giành được những kết quả quan
trọng trên mọi lĩnh vực. Theo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ huyện Bình
Gia khoá XXII, nhiệm kỳ 2015-2020, đánh giá kết quả đạt được 5 năm qua,
như sau:
- Về phát triển kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân
5 năm 2010-2015 đạt 10,51%. Trong đó, ngành nông, lâm nghiệp tăng 2,9%;
ngành công nghiệp xây dựng tăng 14,5%; ngành dịch vụ tăng 17,9%; thu
nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 15,4 triệu đồng. Cơ cấu cây trồng,
vật nuôi chuyển dịch theo hướng tích cực; một số tiến bộ khoa học kỹ thuật,
đặc biệt là giống, phương pháp mới... đã được từng bước đưa vào sản xuất,
góp phần tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. Nhiều mô hình kinh
tế trang trại tiếp tục phát triển và nhân rộng cho thu nhập cao. Trồng mới 5
triệu ha rừng của chính phủ các chương trình khác trên địa bàn được 4.825,8
ha đạt 115,7 ha; công tác bảo vệ, chăm sóc và khoanh nuôi, tái sinh rừng đạt
kết quả khá, độ che phủ rừng đạt 53%. Chăn nuôi phát triển khá và chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp (từ 27,18% tăng lên
36,72%).
- Về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: tổng vốn đầu tư toàn xã
hội trong 5 năm đạt 401.600 triệu đồng nguồn vốn chương trình 135 xây dựng
được 97 công trình với tổng vốn đầu tư 56.364 triệu đồng chương trình 134
tổng kinh phí đầu tư là 9.156,8 triệu đồng hỗ trợ cho hộ nghèo để ổn định đời
sống, kết cấu hạ tầng giao thông được đầu tư nâng cấp các tuyến đường liên

huyện, liên xã tiếp nhận cung ứng 8.890 tấn xi măng bê tông hóa đường giao
thông nông thôn; với phương thức nhà nước hỗ trợ xi măng nhân dân đóng
góp ngày công và tiền mặt được 2.846,459 triệu đồng khai thác cát đá sỏi trên


19

18.000m3 bê tông hóa được 112 km làm đường làng ngõ xóm để nhân dân đi
lại thuận tiện hơn. Đến nay 100% có xã có đường ô tô đi đến trung tâm xã,
45% số xã có đường giao thông đi lại được 4 mùa, 100% xã điện lưới quốc
gia, 88% hộ dân được dùng điện thắp sáng. Thông tin liên lạc được cải thiện
có 20 điểm bưu điện văn hóa xã.
- Về sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: tiếp tục ổn định và
giữ vững mức tăng trưởng; giá trị sản xuất năm 2015 đạt 35 tỷ đồng. Từng
bước khai thác được tiềm năng, lợi thế của huyện. Khuyến khích các thành
phần kinh tế huy động vốn đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp và tạo môi
trường pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh
yên tâm đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất; tạo việc làm và tăng thu nhập
cho người lao động; một số sản phẩm chủ yếu được sản xuất và đáp ứng được
nhu cầu thị trường như: vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, thực phẩm...
- Công tác giáo dục- đào tạo: được quan tâm và tiếp tục phát triển. Tỷ
lệ học sinh chuyển lớp và tốt nghiệp hàng năm đạt từ 98% trở lên; tỷ lệ học
sinh khá, giỏi ở các bậc học hàng năm tăng; các chương trình, mục tiêu Quốc
gia về giáo dục và đào tạo được tổ chức thực hiện có hiệu quả. Công tác bồi
dưỡng, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý được
chú trọng. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và xã
hội hoá trong giáo dục - đào tạo được tăng cường.
- Công tác y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình: từng bước được củng
cố, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Triển khai thực hiện tốt các
chương trình y tế Quốc gia trên địa bàn. Chủ động phòng chống các loại dịch

bệnh, khống chế, không để lây lan ra diện rộng. Công tác xã hội hoá chăm sóc
sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm chỉ đạo, đến nay đã có 20/20 trạm y tế xã
và 100% trạm y tế có Bác sỹ. Công tác dân số được triển khai có hiệu quả, mức


20

giảm tỷ lệ sinh 0,015%; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 còn 15,6%, giảm tỷ lệ trẻ em
suy dinh dưỡng xuống còn 15,5%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm 0,4%.
- Công tác xóa đói giảm nghèo: được Đảng bộ các cấp quan tâm, coi
trọng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp đồng bộ, có hiệu quả; tỷ lệ hộ
nghèo toàn huyện 61,35% năm 2010 giảm xuống còn 37,34 năm 2015.
- Các hoạt động văn hoá, thể dục- thể thao: được đẩy mạnh, chất lượng
các hoạt động thông tin- truyền thông được nâng lên. Công tác quản lý nhà
nước về văn hoá thông tin có nhiều tiến bộ, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi
các tiêu cực, tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Cuộc
vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” ngày
càng đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực. Hàng năm, tổ chức “Ngày
hội Đại Đoàn kết toàn dân” được 194/194 khu dân cư; từ năm 2010 đến nay
có 36.519 lượt gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, có 221 lượt Khu dân
cư tiên tiến, có 131 lượt Khu dân cư văn hóa, 557 lượt Cơ quan, Đơn vị,
Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá.
- Công tác quốc phòng và an ninh: tổ chức triển khai thực hiện có hiệu
quả các Chỉ thị, Nghị quyết về lĩnh vực quốc phòng- an ninh trên địa bàn.
Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng
viên và nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa
bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
Tuy nhiên, nền kinh tế của huyện phát triển chưa vững chắc, đời sống
vật chất của một bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa còn gặp khó
khăn, kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu phát

triển. Trình độ nhận thức và năng lực của một số ít CNVCLĐ còn hạn chế
chưa đồng đều, hoạt động phong trào ở một số cơ sở còn mang tính hình thức,
hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp


21

hóa, hiện đại hóa đất nước. Những thuận lợi, khó khăn trên có tác động trực
tiếp đến công tác công đoàn và phong trào CNVCLĐ của huyện.
2.2. Thực trạng hoạt động của Công đoàn huyện Bình Gia hiện nay
2.2.1. Tình hình công nhân viên chức lao huyện bình Gia hiện nay.
Tổng số cán bộ, CNVCLĐ toàn huyện là 2.467 đồng chí, trong đó nữ là
1.178 đồng chí chiếm tỉ lệ 47,75%; đoàn viên công đoàn là 2.314 đồng chí,
trong đó nữ là 1.155 đồng chí chiếm tỉ lệ 49,91%. Trước những yêu cầu đổi
mới của đất nước, chất lượng của đội ngũ cán bộ CNVCLĐ không ngừng
được nâng lên, trong những năm gần đây cán bộ, CNVCLĐ được tham gia
các lớp đào tạo, học tập lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng
tăng. Trong 5 năm qua, số CNVCLĐ tham gia các lớp nâng cao trình độ như
sau: Đại học 289 đồng chí, cao đẳng 706 đồng chí, trung cấp 45 đồng chí.
Đến nay cán bộ, CNVCLĐ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học, cao
đẳng 1.357 đồng chí; Trung cấp 824 đồng chí, chưa qua đào tạo 286 đồng chí
(chủ yếu là cán bộ cấp xã).

Điều kiện làm việc và hoạt động công vụ của

CNVCLĐ đã và đang từng bước được cải thiện, trong những năm gần đây
được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
công tác, do vậy đã nâng cao được hiệu quả công tác. Về thu nhập tiền lương
và đời sống của cán bộ, CNVCLĐ đã được nâng lên so với những năm trước,
từ khi Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu đời sống vật chất,

tinh thần của cán bộ, CNVCLĐ đã được cải thiện. Tuy nhiên, tiền lương thu
nhập của CNVCLĐ còn thấp, đặc biệt là đối với một số lao động hợp đồng,
thị trường, giá cả biến động nên ảnh hưởng đời sống của họ.
2.2.2. Thực trạng về tổ chức và chất lượng hoạt động của Liên đoàn
Lao động huyện Bình Gia
2.2.2.1. Về tổ chức


22

Liên đoàn Lao động huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn là cơ quan thuộc
các đoàn thể trong Khối Dân vận của huyện, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của
Huyện ủy và Liên đoàn Lao động tỉnh Lạng Sơn. Liên đoàn Lao động huyện
Bình Gia lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động Công đoàn Giáo dục (01 CĐCS phòng
Giáo dục và Đào tạo, 63 CĐCS các trường: trung học cơ sở, tiểu học, mầm
non) và 39 CĐCS trực thuộc trên địa bàn huyện (19 công đoàn cơ quan Đảng,
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện; các cơ quan, phòng chuyên môn; 20
công đoàn xã, thị trấn).
Cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ của Liên đoàn Lao động
huyện có trụ sở tại Khối Dân vận huyện, gồm: 2 phòng làm việc có đầy đủ
bàn ghế, tủ đựng tài liệu…; 03 bộ máy vi tính. Công đoàn Giáo dục được
trang bị 01 phòng làm việc tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện.
103 công đoàn cơ sở, cán bộ công đoàn không chuyên trách được thủ
trưởng cơ quan, đơn vị tạo điều kiện để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ công tác
công đoàn.
2.2.2.2. Về đội ngũ cán bộ Công đoàn các cấp
Ban chấp hành Liên đoàn Lao động huyện có 21 ủy viên. Cơ quan
chuyên trách Liên đoàn Lao động huyện có 04 đồng chí, gồm: 01 chủ tịch, 01
phó chủ tịch (làm việc tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện), 02 cán bộ
chuyên trách.

Toàn huyện có 103 CĐCS, cán bộ công đoàn cơ sở là 373 đồng chí,
trong đó nữ là 190 đồng chí chiếm tỉ lệ 50,94%.
Đội ngũ cán bộ công đoàn từ huyện tới cơ sở nhìn chung đều nhiệt tình,
trách nhiệm, tâm huyết với phong trào và công tác công đoàn.
Nếu xét cơ cấu cán bộ công các cấp theo trình độ đào tạo chuyên môn
nghiệp vụ, lý luận chính trị (minh họa cụ thể ở bảng 2.1), tính đến năm 2015


×