Tải bản đầy đủ (.pptx) (26 trang)

thành phần và công dụng của kem chống nắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 26 trang )

VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC
Bộ Môn: Công Nghệ Hữu cơ- Hóa dầu

Đề Tài:
TÌM HIỂU VỀ KEM CHỐNG NẮNG



GVHD:TS.Lê Huyền Trâm



Nhóm SVTH:

Lê Xuân Long KTHH3-k56
Trần Văn Hưởng KTHH8-k56
Đặng Văn Quý KTHH4-k56


I.NỘI DUNG CHÍNH
1.Mở Đầu
2.Thành Phần Của Kem Chống Nắng
3.Cách Sử Dụng Kem Chống Nắng
4.Một Số Loại Kem Chống Nắng Trên Thị Trường


MỞ ĐẦU

Tia UVB gây ra hiện tượng cháy nắng,làm da đỏ lên khi phơi nắng lâu
Tia UVA gây phá hủy collagen và hyaluronic acid dẫn đến hình thành những nếp nhăn
Tia UVA cũng là nguyên nhân làm đen da khi phơi nắng nhiều, gây ra nốt tàn nhang và làm


nám má nặng lên. Tia UVA còn nguy hiểm hơn vì chúng xuyên qua được cửa sổ để vào trong
nhà, vào trong ô tô, hay máy bay



BẢO VỆ DA KHỎI ÁNH MẶT TRỜI

Các biện pháp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời tối ưu được lựa chọn
dựa trên độ nhạy cảm của làn da mỗi người với ánh nắng mặt trời (tăng
sắc tố da) và cường độ của tia bức xạ. Các nhân tố bảo vệ da khỏi ánh
nắng mặt trời (SPF) kết hợp với sự bảo vệ da tự nhiên chỉ ra được thời
gian tối đa để da có thể phơi nắng mà không sợ nguy cơ da bị tổn hại
bởi tia UV




CÁC TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA ÁNH NẮNG MẶT TRỜI



Ánh nắng mặt trời có thể làm tâm trạng phấn chấn, mặc dù tác hại  tìềm ẩn  thì chính xác vẫn chưa được tìm hiểu hết.
Nghiên cứu chỉ ra thực tế rằng thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến vitamin D suy giảm và gây ra rối loạn cảm xúc
theo mùa  (SAD)


Thành Phần Và Phân Loại Kem Chống Nắng




Kem chống nắng sunscreen



Kem chống nắng sunblock




Kem chống nắng sunsblock



Đây là chống nắng theo cơ chế phản xạ ánh sáng (ánh sáng chiếu lên da sẽ bị phản xạ lại, nên không xuyên được vào
trong da).



Sử dụng 2 chất là Kẽm Oxit (ZnO) và Titan Oxit (TiO2)



Không bao giờ gây kích ứng da




Kem chống nắng sunscreen




Chống nắng theo cơ chế hấp thụ (Tia UV sẽ bị kem chống nắng hấp thụ nên không xuyên được vào trong
da).



Sử dụng nhiều thành phần khác nhau



Kem chống nắng sunscreen có chứa nhiều thành phần kích ứng và hại đến da như benzophenone hay
octylcrylene


 Thành Phần Kem Chống Nắng


Chỉ số SPF nghĩa là gì?

Chỉ số SPF thể hiện khả năng bảo vệ da khỏi tia UVB.
Chỉ số SPF càng cao thì khả năng bảo vệ khỏi tia UVB
càng cao.



Khả năng chống tia tử ngoại không tỉ lệ thuận với chỉ số SPF.



Kem chống nắng có chỉ số SPF 15 hấp thu tối đa 94% tia tử ngoại, SPF 20

hấp thu tối đa 95%, SPF 30 là 96%, SPF 45 là 97 %, SPF 60 là 98%.



Kem chống nắng SPF thấp (20-40) thích hợp dùng cho mặt và những vùng
da mỏng.



SPF càng cao sẽ cho phép ở dưới ánh nắng lâu hơn





Lời khuyên: Luôn luôn dùng kem chống nắng có SPF>15

Hình bên thể hiện khả năng chống nắng của các chỉ số SPF khác nhau (màu càng nhạt nghĩa là càng ít bị
cháy nắng). Các chị có thể thấy rõ với SPF dưới 15 thì làn da được bảo vệ rất ít.



Mỗi đơn vị SPF có khả năng bảo vệ từ 10 đến 15 phút.


PA+    Bảo vệ khỏi tia UVA (40-50%) hay đơn giản là hiệu quả 



Chỉ số PA (protect grade) là gì?

PA++   Bảo vệ khỏi tia UVA cao (60-70%) hay đơn giản là khá
hiệu quả

PA+++  Bảo vệ khỏi tia UVA hoàn hảo (90%) hay là rất hiệu
quả


Chọn Và Sử Dụng Kem Chống Nắng



Cách chọn kem chống nắng

+Da khô
+Da bị mụn
+Da nhạy cảm
+Da trẻ em…



Sử dụng hiệu quả kem chống nắng


Kem chống nắng cho da nhạy cảm
+Cần tránh xa thành phần oxybenzone và PABA(acid paraaminobenzoic )
+ Cần chọn kem chống nắng có chỉ số SPF là 12 hoặc cao hơn
+ Nên chọn các sản phẩm không chứa các hương liệu thơm đê tránh kích ứng.

Kem chống nắng cho da khô
+ Một số kem chống nắng chứa chất dưỡng da như lanolin (mỡ cừu), dầu dưỡng như jojoba hay dầu dừa… đều nuôi dưỡng

da khô khá hiệu quả.

+ Tuy nhiên, da khô dễ bị lão hóa và dễ bị nhăn nheo sau khi phơi nắng. Bởi vậy, dù bạn có sử dụng kem chống nắng chứa
chất dưỡng da thì vẫn nên thoa kem dưỡng trước khi dùng kem chống nắng.

Kem chống nắng cho da mụn
+  nên tránh xa khỏi các loại kem chứa chất dẫn xuất, mùi hương, oxybenzone, cồn và PABA. Ngoài ra cũng không nên chọn
loại nhờn, bóng, dạng gel.
+Sử dụng dạng phun sương hoặc dạng xịt…
Kem chống nắng cho da dễ bị bít lỗ chân lông
+ Với loại da dễ bị bít lỗ chân lông thì kem chống nắng vật lý (chứa zinc oxide và titanium oxide) là sự lựa chọn tốt hơn hẳn
kem chống nắng hóa học.


Kem chống nắng khi xuống nước
+ Đó là những loại có đề “water resistant – chống nước” trên bao bì. Những loại này có thể chống được tối đa khoảng 40 phút
và sau đó bạn cần thoa lại.
+ Nên chọn các sản phẩm có chỉ số SPF trên mức 30

Kem chống nắng dành cho trẻ em
+ Nên chọn các loại kem chống nắng có chỉ số SPF trên 50 có chữ “broad-spectrum” (phổ rộng) giúp ngăn nhiều loại tia độc
hại.
+ Thoa kem chống nắng trước khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là 20 phút, thoa lại sau 2h hoặc sau khi trẻ tiếp xúc với nước.

+

Những loại kem chống nắng thích hợp cho bé là loại kem chống nắng không chứa PABA. Ngoài ra kem chống nắng vật lý
cũng phù hợp với bé hơn kem chống nắng hóa học chứa avobenzone.



Kem chống nắng cho da nhờn
+Lựa chọn sản phẩm có ghi 'oil-free' đê tránh cảm giác bết dính và chứa nhiều nước
+ Chỉ số SPF cần chọn tối thiểu là 30.


Cách sử dụng kem chống nắng
- Cần bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài 20′. Thoa kem đều trên da, tốt nhất là để lại một lớp kem láng mịn.

- Thoa đều trên cơ thể và bạn cần có một lượng kem khá nhiều .Thông thường, chúng ta chỉ sử dụng khoảng 1/4 lượng cần
thiết, cho nên hiệu quả của kem SPF45 sẽ giảm xuống chỉ còn 30. Nếu lớp kem quá mỏng, khả năng bảo vệ da sẽ không
tương đồng với chỉ số chống nắng ghi trên nhãn

- Thoa kem theo chu kỳ cứ mỗi 2h – và thường xuyên hơn khi bạn đi bơi hoặc chơi thể thao. Bạn nên bôi kem chống nắng
thường xuyên khi ở ngoài nắng, ít nhất là 2h/lần.

-  Kem chống nắng chỉ có tác dụng tốt bảo quản được 3 năm kể từ khi mở nắp. Ngoài ra nên chú ý hạn sử dụng ghi trên
vỏ, bảo quản kem chống nắng nơi thoáng mát, nắp luôn đóng chặt

- Khi mua mỹ phẩm chống nắng, ngoài vấn đề chú ý chọn thương hiệu uy tín để mua hàng bảo đảm chất lượng, cần chú
trọng các yếu tố như độ bám chắc, không trôi, không lem của mỹ phẩm


CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG KEM CHỐNG
NẮNG


1.Không nên ỷ lại việc sử dụng kem chống nắng để thường xuyên ở dưới nắng

2. Các tia cực tím có thể xuyên qua mây, thủy tinh, thạch anh, cửa kính hay kính xe hơi. Vì
thế dù có mặc quần áo dài tay, khi làm việc bên cửa sổ hoặc khi lái xe, bạn nên kết hợp bôi

kem chống nắng để bảo vệ da.


 3.Khi dùng các sản phẩm có độ SPF quá cao, những chất hóa học trong sản phẩm sẽ kết hợp với mồ
hôi sinh ra những gốc tự do làm kích ứng da, gây một số tác dụng phụ như mụn, đỏ da, phát ban, bóng
nước, cảm giác châm chích

4. Trẻ em trên 6 tháng tuổi cũng cần sử dụng chất chống nắng vì hệ thống da chưa hoàn thiện, rất nhạy
cảm với ánh nắng mặt trời.

5. Khi sử dụng kem chống nắng ở người già phải lưu ý vì kem có thể ngăn chặn một thành phần cần thiết cho cấu tạo
xương là vitamin D trong ánh nắng hấp thu vào da. Trong khi đó, ở người già tình trạng loãng xương lại hết sức phổ
biến.


6. Tóc cũng rất nhạy cảm với tia UV. Nắng gắt sẽ làm tóc mờ, giòn, gãy, khó chải. Nên đội nón khi ra đường và sử
dụng thêm một số loại dầu gội, kem xịt tóc có chỉ số chống nắng SPF 20-35.

7. Da đang có vấn đề như bị mụn trứng cá, dị ứng, nám… vẫn có thể dùng kem chống nắng nhưng nhất thiết
phải có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

8. Không nên dùng chung một lọ kem cho mặt và toàn thân.

9. Trang điểm không cần thiết phải bôi kem chống nắng là một suy nghĩ sai lầm. Chất chống nắng trong mỹ
phẩm chỉ giữ một chức năng phụ nên khả năng bảo vệ thấp, phấn phủ của lớp kem lại quá mỏng để có thể
bảo vệ da.


Một số kem chống nắng tốt hiện nay


1. Biore bright face milk

Kem chống nắng này thoa lên da mỏng nhẹ, mịn
màng, làm sáng da nhẹ nên có thể sử dụng làm kem lót
trang điểm

2 Biore perfect Block Milk

KCN này cũng mỏng nhẹ, có thể thoa xong
rồi ra nắng ngay. Thích hợp dùng toàn thân.




×