Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học (hệ CAO ĐẲNG TIẾNG ANH lưu HÀNH nội bộ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NGOẠI NGỮ
................  ..............

BÀI GIẢNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
(HỆ CAO ĐẲNG - LƯU HÀNH NỘI BỘ)

Sưu tầm và biên soạn: TS. Võ Thị Dung

QUẢNG BÌNH, 2016

1


LỜI NÓI ĐẦU
Bài giảng học phần “Phương pháp nghiên cứu khoa học” được biên soạn
dành cho sinh viên cao đẳng Tiếng Anh với quan điểm “Nghiên cứu khoa học là
đi tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết”. Logic của tư duy nghiên cứu để
tìm kiếm “cái chưa biết về cơ bản là hoàn toàn như nhau, bất kể đó là khoa học
tự nhiên hay khoa học xã hội”.
Mục tiêu chính của bài giảng là sinh viên trình bày được các phương pháp
nghiên cứu khoa học; lựa chọn và vận dụng hợp lý các phương pháp nghiên cứu
khoa học vào việc tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học cụ thể; chỉ ra
được các phương pháp nghiên cứu trong đề tài của sinh viên khác thực hiện, từ
đó có những phối hợp linh hoạt, hiệu quả trong hoạt động nghiên cứu nhóm.
Hy vọng bài giảng này sẽ mang lại những kiến thức bổ ích và những thông
tin thiết thực cho sinh viên cũng nhưcho những người bắt đầu nghiên cứu khoa
học.
Tác giả


TS. Võ Thị Dung

2


MỤC LỤC
Trang
Chương 1. Cơ sở lý thuyết chung
1. Khái niệm
2. Đề tài nghiên cứu khoa học
Chương 2. Đặc điểm và phương pháp nghiên cứu khoa học
1. Đối tượng, phạm vi và ý nghĩa của nghiên cứu khoa học
2. Các chức năng cơ bản của nghiên cứu khoa học
3. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học
4. Phân loại nghiên cứu khoa học
5. Các phương pháp nghiên cứu khoa học
Chương 3. Các bước tiến hành và xây dựng luận điểm của đề tài nghiên cứu
khoa học
1. Các bước tiến hành
2. Xây dựng luận điểm của đề tài
Chương 4. Thu thập tài liệu và đặt giả thuyết trong nghiên cứu khoa học
1. Thu thập thông tin
2. Sự khác biệt giữa các ngành khoa học
3. Nghiên cứu tài liệu và thu thập thông tin
4. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Chương 5. Phương pháp thu thập số liệu và xử lý thông tin
1. Phương pháp xử lý thông tin
2. Thảo luận
Chương 6. Cách trình bày đề cương nghiên cứu khoa học và kết quả số liệu
nghiên cứu

1. Hướng dẫn xây dựng đề cương
2. Trình bày kết quả số liệu nghiên cứu
Tài liệu tham khảo

3


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG
I. KHÁI NIỆM KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.1 Khoa học
Thuật ngữ “khoa học” xuất hiện từ rất sớm, phản ánh một hình thức hoạt
động sáng tạo đặc biệt, một lĩnh vực hoạt động có vị trí hết sức quan trọng trong
đời sống xã hội của con người.
Từ trước đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “khoa học”. Có thể
kể đến một số định nghĩa tiêu biểu sau:
“Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy về những quy
luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống tri thức này
hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.”
“Khoa học, nói chung nhất, là một hoạt động có tính chất hệ thống, thông
qua việc nghiên cứu, nhằm tìm kiếm ra những kiến giải mang tính khái quát,
chính xác và khách quan hóa được hiện thực thực.”
“Khoa học là sự hiểu biết của loài người về thế giới tự nhiên, về sự phát
sinh, vận động phát triển và diệt vong của nó cũng như các quy luật của tự
nhiên, xã hội và tư duy.”
Chung quy lại ta có thể đưa ra một định nghĩa tương đối tổng quát như
sau: Khoa học là một hệ thống tri thức không ngừng phát triển trên cơ sở thực
tiễn xã hội [1] về những thuộc tính của tự nhiên, xã hội, tư duy cùng những quy
luật khách quan trong sự tồn tại và phát triển của chúng [1], nghĩa là những tri
thức này do con người tích luỹ được nhờ các phương pháp nhận thức đúng đắn,
được diễn đạt bằng những khái niệm xác thực và sự đúng đắn của chúng được

kiểm chứng bằng thực tiễn xã hội).Có hai hệ thống tri thức về thế giới: hệ thống
tri thức thông thường và tri thức khoa học.
- Tri thức thông thường: là kinh nghiệm, những hiểu biết mà con người
thu nhận, tích lũy rời rạc được (có thể ngẫu nhiên) thông qua lao động và cảm
nhận qua các giác quan về bản thân và thế giới vật chất, xã hội xung quanh. Tri
thức thông thường không chỉ ra được bản chất, chưa nhận thức được quy luật của
sự vật và hiện tượng nhưng lại được sử dụng, để trao đổi và truyền đạt cho nhau,
nó được bổ sung và hoàn thiện dần, trở thành tri thức dân gian, được sử dụng
trong cuộc sống và cũng là xuất phát điểm của tri thức khoa học.

4


Ví dụ: quầng thì hạn, tán thì mưa; chuồn chuồn bay thấp mưa, bay cao nắng, bay
vừa thì râm; nhịn sao định hướng; rễ cây cừa trắng thì mưa….
- Tri thức khoa học: là kết quả của hoạt động khoa học, kết quả của quá
trình nhận thức thế giới khách quan có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp
với các công cụ nghiên cứu và do những người làm khoa học thực hiện. Kiến
thức khoa học là sản phẩm trí tuệ của con người.
1.2 Ý tưởng khoa học
Ý tưởng khoa học là một phán đoán mang tính trực cảm về bản chất sự vật
hoặc hiện tượng, nhưng chưa có luận cứ, hoặc chưa có luận cứ chắc chắn để
chứng minh bản chất ấy. Một ý tưởng khoa học được chứng minh sẽ tạo được
một điểm lý thuyết khoa học, là một đóng góp vào sự phát triển lý thuyết khoa
học và có thể tạo dựng được một trường phái lý thuyết khoa học mới.
1.3 Phương hướng khoa học
Phương hướng khoa học là một tập hợp những nội dung nghiên cứu xuất
phát từ những ý tưởng khoa học thuộc một hoặc một số lĩnh vực khoa học, được
định hướng theo một hoặc một số mục tiêu về lý thuyết hoặc phương pháp luận.
1.4 Lý thuyết khoa học

Lý thuyết khoa học (theory) hay còn gọi là lý luận khoa học là hệ thống
luận điểm về mối liên hệ giữa các sự vật hoặc hiện tượng. Lý thuyết khoa học
được hình thành nhờ các quan sát hoặc thực nghiệm được tiến hành trong hoạt
động nghiên cứu khoa học; cũng có thể hình thành nhờ tìm được mối liên hệ
giữa các lý thuyết đã có sẵn trước đó.
1.5 Nghiên cứu khoa học
Trong thời kỳ phát triển của các ngành và chuyên ngành, khái niệm về
NCKH có khác nhau: “NCKH là quá trình thu nhận kiến thức thông qua việc sử
dụng các phương pháp được công nhận để thu thập, phân loại, phân tích và diễn
giải các dữ liệu.” (Fortin, 1996)
“NCKH là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra hoặc thử nghiệm.
Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức…đạt được từ các thí nghiệm NCKH
để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội
để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn.”
Nhìn chung, NCKH là hoạt động nhằm làm rõ sự vật, hiện tượng về bản
chất, sự vận dộng và quy luật chi phối, kiểm soát hoặc cải tạo sự vật, hiện tượng
đó thông qua mô tả, phân tích để nhận thức, giải thích bản chất các quy luật của
các sự vật và hiện tượng và can thiệp làm thay đổi hay kiểm soát sự vật.

5


Nghiên cứu khoa học được phân thành 03 nhóm: nghiên cứu cơ bản,
nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai. Mỗi loại nghiên cứu đều có các
nguyên tắc hoặc nguyên lý cần tuân thủ.
1.6 Phương pháp nghiên cứu khoa học (PPNCKH)
Phương pháp là tập hợp những biện pháp, những thao tác dựa trên những
nguyên tắc nhất định được sử dụng trong một hoạt động cụ thể, nhằm đạt tới
những mục đích nhất định nào đó. Phương pháp NCKH là cách thức mà theo đó
một hoạt động nghiên cứu khoa học được tiến hành. Theo Lê Huy Bá (2007)

“Phương pháp NCKH là phương cách thực hiện ý tưởng nghiên cứu theo. một
trình tự, một cách thức nhất định, hợp lý, khoa học cho một đề tài nhất định, để
tạo ra một kết quả nhất định. Phương cách này sẽ trả lời câu hỏi “tại sao?” và
“làm như thế nào?” đối với một vấn đề mà chúng ta cần tìm hiểu.”
Theo cách khác, phương pháp NCKH tiến hành các nội dung: thực hiện
một khung khái niệm về hệ thống các lí luận; sử dụng các thủ thuật, phương
pháp và kỹ thuật đã được thử nghiệm công nhận để tiến hàn điều tra, tìm hiểu;
tiến hành thực hiện để có một câu trả lời khách quan và hợp lí.
Theo quan điểm công nghệ thì NCKH là quá trình chế biến thông tin với
một công nghệ xác định từ thu thập, xử lý đến chuyển giao các thông tin đã xử
lý. Quá trình này có những đặc điểm chung cho nhiều bộ môn khoa học và
những đặc điểm này là những yếu tố hình thành PPNCKH nói chung. Người ta
thường phân các PPNCKH thành hai loại lớn:
a) PPNCKH chung (phổ biến) là những phương pháp được sử dụng chung cho
mọi khoa học hoặc thích hợp với một lớp bài toán (vấn đề) trong nhiều ngành
khoa học, như phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình hoá, v.v…
b) PPNCKH riêng (cụ thể) thích hợp với một ngành khoa học hoặc vài ngành
khoa học lân cận… Trong NCKH do tính đa dạng và phức tạp nên không thể
máy móc tuân thủ, áp dụng chỉ một hay một số phương pháp nào đó hoặc sẽ là
sai lầm nghiêm trọng nếu ta quá cường điệu vai trò của một phương pháp đặc
thù. Tuy vậy, việc lựa chọn các phương pháp nghiên cứu lại cũng không thể tuỳ
tiện.
1.7 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (PPLNCKH)
Các phương pháp nghiên cứu được nhà nghiên cứu lựa chọn sử dụng
không phải một cách chủ quan, tuỳ tiện mà luôn luôn dựa trên những nguyên tắc
xác định. Những nguyên tắc đó được đưa ra trên cơ sở những luận điểm cơ bản
có tính hệ thống đã được giới khoa học của một ngành, một môn hoặc một
trường phái nghiên cứu nào đó thừa nhận là đúng đắn, được coi là những tiền đề,
6



cơ sở, xuất phát điểm cho việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu. Những
luận điểm cơ bản ấy được gọi là phương pháp luận nghiên cứu khoa học.
PPLNCKH là một lý thuyết tổng quát về các phương pháp và phương tiện nhận
thức dùng để đạt được các tri thức khoa học và công nghệ mới. Nó không phải là
một tập hợp đơn giản các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác nhau. PPLNCKH
là một bộ phận của Nhận thức luận - lĩnh vực nghiên cứu các quy luật tổng quát
của quá trình nhận thức nói chung. Nó khác với Logic khoa học - là lĩnh vực
phân tích cấu trúc của tri thức. Nó cũng khác với Khoa học luận - là lĩnh vực
nghiên cứu tổng hợp các hệ khoa học nhằm dự báo chính sách khoa học, củng cố
tiềm lực khoa học và nâng cao hiệu suất hoạt động khoa học, thông qua các biện
pháp tác động về mặt tổ chức và xã hội.
Phương pháp nghiên cứu khoa học (NCKH) là môn học bắt buộc đối với
sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh nhằm giúp sinh viên có những kiến thức,
những luận cứ cơ bản khi viết đề cương nghiên cứu khoa học, viết báo cáo khoa
học cũng như những phương pháp sử dụng tài nguyên mở trên Internet hay truy
cập tài liệu từ thư viện nhằm phục vụ cho quá trình tự học, tự nghiên cứu hoặc
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Môn học này giúp sinh viên hoàn thành các bài
viết thu hoạch, báo cáo và thuyết trình trước lớp cũng như lập kế hoạch cho quá
trình nghiên cứu sau khi ra trường.
II. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Khái niệm đề tài
Đề tài nghiên cứu là một hình thức tổ chức NCKH, trong đó có một nhóm
nghiên cứu cũng thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu có thể từ
hai hoặc nhiều hơn hai người.
Đề tài được lựa chọn xuất phát từ một vấn đề nghiên cứu. Sau khi đã xác
định được vấn đề cần nghiên cứu, người nghiên cứu phải đặt tên đề tài cho mình.
Tên đề tài rất quan trọng. Nó là bộ mặt của tác giả, thể hiện tư tưởng khoa học
của tác giả.
Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn mang tính chất

nghiên cứu khoa học, chẳng hạn: chương trình, dự án, đề án. Có sự khác biệt
giữa các hình thức NCKH này như sau:
* Đề tài: được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể
chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế.
* Dự án: được thực hiện nhằm mục đích ứng dụng, có xác địn cụ thể hiệu quả về
kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn
lực.
7


* Đề án: là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gửi
cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như: thành lập
một số tổ chức; tài trợ cho môt hoạt động xã hội… Sau khi đề án được phê
chuẩn, sẽ hình thành trong chương trình không nhất thiết phải giống nhau, nhưng
nội dung của chương trình phải đồng bộ.
* Làm thế nào để đặt tên đề tài có tư tưởng khoa học?
Tên đề tài là nơi thể hiện cô đọng nhất nội dung nghiên cứu đề tài. Tên đề
tài khác với tên của tác phẩm văn học hoặc những bài luận. Tên một tác phẩm
văn học hay mọt bài luận có thể mang ẩn ý sâu xa. Còn tên của một đề tài chỉ
được mang một nghĩa của chủ đề nghiên cứu, không được phép hiểu theo hai
hoặc nhiều nghĩa. Xét trên yêu cầu về nội dung nghiên cứu cần thể hiện cô động
nhất, tên đề tài có thể được đặt theo cấu trúc sau:
- Tên đề tài phải thể hiện được mục tiêu nghiên cứu.
- Tên đề tài còn có thể chỉ rõ phương tiện thực hiện mục tiêu.
- Tên đề tài còn có thể chỉ rõ môi trường chứa đựng mục tiêu và phương tiện
thực hiện.
Một số điểm cần tránh khi đặt tên đề tài:
+ Tên đề tài không nên đặt bằng những cụm từ có độ bất định cao về thông tin.
Ví dụ: Về…; Thử bàn…; Góp/Bàn về…; Suy nghĩ về…; Một số suy nghĩ về…;
Một số biện pháp nhằm… (tuy nhiên nếu sau “biện pháp” có chỉ rõ biện pháp cụ

thể thì vẫn được xem có tư tưởng khoa học); Nghiên cứu về…; Một số nghiên
cứu bước đầu về…; Một số vấn đề về…
+ Hạn chế lạm dụng những cụm từ chỉ mục đích để đặt tên đề tài. Cụm từ chỉ
mục đích là những cụm từ mở đầu bằng những từ để, nhằm, góp phần…do
không làm rõ được nội dung thực tế cần làm. Ví dụ: (…) nhằm nâng cao chất
lượng…, (…) góp phần vào…
+ Tên đề tài sẽ không đạt với những cụm từ “Cơ sở lý luận và thực tiễn…”, hoặc
“Cơ sở khoa học và thực tiễn…” bởi vì đương nhiên nghiên cứu nào cũng phải
dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn.
Sau đây là một số ví dụ cụ thể:
TT

1

Tên đề tài

Lĩnh vực

Nghiên cứu các giải pháp
thực hiện kế hoạch hóa gia
đình dưới góc nhìn công tác
xã hội ở một số xã bãi ngang,
tỉnh Quảng Bình

Kinh tế
XH-NV

Mục tiêu

Kết quả và sản phẩm

dự kiến
- Nâng cao hiệu quả việc thực - 02 bài báo khoa học
hiện kế hoạch hóa gia đình ở đăng tạp chí trong nước.
một số xã bãi ngang, tỉnh - Tổ chức 30 buổi tập
Quảng Bình.
huấn cho cán bộ xã,
- Thúc đẩy và làm thay đổi thôn và người dân về

8


nhận thức của người dân về kế
hoạch hóa gia đình ở một số
xã bãi ngang, tỉnh Quảng
Bình.

2

Nghiên cứu giải pháp nâng
cao hiệu quả giáo dục thể
chất tại Trường Đại học
Quảng Bình

Giáo dục

3

Thế giới nghệ thuật trong
tiểu thuyết Tạ Duy Anh


XH-NV

4

Nghiên cứu chế tạo thủy tinh
Borate đồng pha tạp Ce, Tb
ứng dụng trong chế tạo LED
trắng

Tự nhiên
Kỹ thuật

5

Nghiên cứu cấu trúc và tính
chất của một số hệ phức kim
loại chuyển tiếp của Ni(0),
Pd(II) chứa phối tử tetrylone,

Tự nhiên

thực hiện kế hoạch hóa
gia đình.
- Giảng dạy cho sinh
viên các chuyên ngành
có liên quan đến dân số
- Phát triển bền vững về dân và kế hoạch hóa gia
số trong mối quan hệ với kinh đình.
tế - xã hội ở một số xã bãi - Các giải pháp, mô
ngang, tỉnh Quảng Bình.

hình, câu lạc bộ thực
hiện kế hoạch hóa gia
đình.
- 01 bài báo khoa học
- Nghiên cứu những nhân tố đăng tạp chí trong nước.
chủ quan và khách quan ảnh - Đánh giá được thực
hưởng đến hiệu quả công tác trạng công tác GDTC
GDTC.
Trường Đại học Quảng
Bình.
- Giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả chất lượng
giáo dục thể chất
Trường Đại học Quảng
Bình.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá - 01 bài báo khoa học
thế giới nghệ thuật trong tiểu đăngtạp chí trong nước.
thuyết Tạ Duy Anh
- Tài liệu tham khảo cho
- Khẳng định những thành tựu, giảng viên, giáo viên và
hạn chế và đóng góp của tiểu sinh viên ngành Sư
thuyết Tạ Duy Anh vào quá phạm Ngữ văn.
trình đổi mới nghệ thuật tiểu
thuyết.
- Chế tạo các hệ mẫu thủy tinh - 01 bài báo khoa học
Borate đồng pha tạp Ce, Tb đăngtạp chí quốc tế.
với các tỷ lệ tạp giữa Ce và Tb - Quy trình công nghệ
khác nhau về nồng độ.
chế tạo thủy tinh Borate
- Nghiên cứu các tính chất đồng pha tạp Ce, Tb với

quang của vật liệu (hấp thụ, các nồng độ tạp khác
huỳnh quang..).
nhau để thu được các
- Nghiên cứu quá trình truyền mẫu thủy tinh có hiệu
năng lượng giữa các ion tạp suất phát quang và vùng
trong trường thủy tinh borate.
phổ phát quang như
mong muốn.
-Xây dựng mô hình tính toán - 02 bài báo khoa học
lý thuyết, tạo cơ sở dữ liệu về đăng
tạp chí trong
cấu trúc và tính chất của các nước.
phức chứa ligands E(PH3)2 , - Các kết quả lý thuyết

9


tetrylene bằng phương pháp
hóa học lượng tử

làm cơ sở dữ liệu cho
các nghiên cứu thực
nghiệm, đồng thời mô
hình tính toán đưa ra sẽ
được áp dụng cho các
tính toán về cấu trúc và
tính chất của các phức
với ligands và phối tử
tương tự khác.
- Xác định các tiêu chí chất - 02 bài báo khoa học

lượng nước trong một số hồ: đăng trên tạp chí trong
hồ Hải Đình, hồ công viên nước.
Đồng Sơn, hồ Nam Lý.
- Thu được kết quả
- So sánh với các quy chuẩn chính xác về hàm lượng
cho phép của quốc gia, làm cơ của một số chỉ tiêu chất
sở cho việc đề xuất một số giải lượng trong nước của
pháp xử lý hiện tượng phú các hồ nói trên.
dưỡng nguồn nước hồ.
- Tài liệu tham khảo cho
các cơ quan chức năng
để đưa ra các phương án
xử lý cần thiết.
- 01 bài báo khoa học
- Nghiên cứu sự tồn tại nghiệm đăng trên tạp chí quốc
yếu của một lớp các bài toán tế.
elliptic không tuyến tính bằng - Giới thiệu một số kỹ
phương pháp biến phân.
thuật biến phân trong
giải tích phi tuyến thông
qua việc áp dụng cho
các mô hình bài toán
biên elliptic trong các
không gian hàm khác
nhau
- Sự thay đổi dáng điệu
của biểu thức phi tuyến
sẽ dẫn đến những kết
quả khác nhau về sự tồn
tại nghiệm yếu của bài

toán.
- Nghiên cứu sự thay đổi về - 01 bài báo khoa học
mặt tỷ lệ các loại tế bào và sự đăng trên tạp chí quốc
phân bố của chúng trong đảo tế.
tụy ở bệnh nhân tiểu đường. - Đưa ra mô hình Vật lý
Ảnh hưởng của sự thay đổi cho sự tiết hoóc môn
này đến quá trình điều hòa của các tế bào trong đảo
nồng độ đường huyết.
tụy.
NHEx với các hợp chất
Ni(CO)2 (E= C, Si, Ge, Sn,
Pb), PdCl2 (E= C, Si, Ge)
nhằm định hướng cho các
nghiên cứu thực nghiệm trong
tương lai.

6

Nghiên cứu đánh giá khả
năng phú dưỡng của một số
hồ trên địa bàn thành phố
Đồng Hới, Quảng Bình

Kỹ thuật
Môi trường

7

Nghiên cứu sự tồn tại nghiệm
yếu của một lớp bài toán biên

elliptic không tuyến tính
bằng phương pháp biến phân

Tự nhiên

8

Ảnh hưởng của sự thay đổi
của đảo tụy đến quá trình
điều hòa đường huyết ở bệnh
nhân tiểu đường

Y dược

10


- Hiểu rõ bản chất của bệnh
tiểu đường, giúp cho việc
phòng ngừa và điều trị căn
bệnh này một cách hiệu quả.

9

Nghiên cứu và đánh giá các
kỹ thuật trong phân loại tâm
lý người dùng

Kỹ thuật


10

Nghiên cứu, tính chọn thông
số kỹ thuật của tuabin phù
hợp với tốc độ gió tại khu
vực trung trung bộ nhằm đạt
sản lượng điện tối ưu

Kỹ thuật

11

Nghiên cứu cách tính toán
sàn không dầm và tối ưu
phạm vi áp dụng một số giải

Kỹ thuật

- Lập trình mô phỏng sự
phụ thuộc của nồng độ
hoóc môn tuyến tụy
(insulin, glucagon, và
somatostatin) vào nồng
độ đường huyết ở cá thể
khỏe mạnh và cá thể
mắc bệnh tiểu đường.
- Đề xuất biện pháp
phòng ngừa và điều trị
bệnh tiểu đường hiệu
quả.

- Kết quả của đề tài là
cơ sở lý thuyết quan
trọng cho việc chế tạo
tụy nhân tạo.
- Nghiên cứu các kỹ thuật lựa - 01 bài báo khoa học
chọn đặc trưng trong văn bản đăng trên tạp chí trong
để từ đó sử dụng nó trong nước.
phân tích tâm lý người dùng.
- Đề xuất cách tiếp cận
- So sánh để đánh giá hiệu quả phù hợp để quá trình
của các kỹ thuật chọn lựa đặc phân loại tâm lý người
trưng khác nhau trong văn sử dụng đạt hiệu quả cao
bản.
hơn.
- Xem xét các kỹ thuật lựa - Kết quả nghiên cứu sẽ
chọn đặc trưng trên các góc độ là tài liệu tham khảo cho
khác nhau của đối tượng giảng viên và sinh viên
nghiên cứu là ngôn ngữ tự chuyên ngành về cơ sở
nhiên, đưa ra được các đánh dữ liệu nâng cao, về học
giá phù hợp với các góc độ đó. máy, trí tuệ nhân tạo.
- Nghiên cứu, tìm hiều thông - 01 bài báo khoa học
số kỹ thuật của các tuabin gió đăng tạp chí trong nước.
do một số hãng sản xuất trên - Các kết quả tính toán
thế giới.
của đề tài có thể sử dụng
- Tính toán lựa chọn chủng để thiết kế phương án
loại tuabin cho phù hợp với xây dựng nhà máy điện
tiềm năng gió của khu vực gió tại khu vực.
nhằm đạt sản lượng điện tối - Là tài liệu tham khảo
đa.

cho công tác dạy và học
của giảng viên, sinh
viên ngành kỹ thuật điện
của Trường.
- Chỉ ra được giới hạn vượt - 01 bài báo khoa học
nhịp đối với sàn dầm thông đăng tạp chí trong nước.
thường khi thay đổi các thông - Phát triển sàn không

11


pháp sàn không dầm hiện
nay

12

Dẫn giống và thử nghiệm
nhân giống loài cây Ba Kích
(Morinda officinalis How)
bằng phương pháp giâm hom
từ xã Lăng, huyện Tây
Giang, Quảng Nam nhằm
bảo tồn phục vụ nghiên cứu
tại Trường Đại học Quảng
Bình

số cấu tạo, so sánh với nhóm
sàn công nghệ, đưa ra được hệ
số tương quan giữa các thông
số cấu tạo.

- Từ phân tích lý thuyết,
nghiên cứu xây dựng mô hình
sàn mới: sàn liên hợp, sàn nhẹ
kết hợp ứng lực trước, sàn
sườn chiều dày tương
đương…
- Đề xuất được hệ số thể hiện
được mức độ hợp lý khi áp
dụng công nghệ sàn không
dầm vào các công trình cụ thể.

Nông lâm

13

Nghiên cứu xây dựng quy
trình sản xuất giống ếch Thái
Lan (Rana rugulosa) phù hợp
với điều kiện tự nhiên tỉnh
Quảng Bình

Nông lâm

14

Ảnh hưởng của các loại thức
ăn và mùa vụ khác nhau đến
khả năng sinh trưởng, phẩm

Nông lâm


- Dẫn giống loài và thử
nghiệm nhân giống loài Ba
Kích bằng phương pháp giâm
hom phục vụ nghiên cứu và
học tập tại trường ĐHQB.
- Nghiên cứu các đặc điểm
hình thái, đặc điểm sinh học
của cây Ba Kích.
- Hoàn thiện được quy trình
sản xuất giống từ hom phù
hợp với thực tiễn địa phương.

- Xây dựng quy trình sản xuất
giống ếch Thái Lan tại Quảng
Bình, góp phần chủ động
nguồn ếch giống và tạo tiền đề
thúc đẩy nghề nuôi ếch thương
phẩm tại địa phương, tăng
thêm sự lựa chọn cho người
dân trong việc sử dụng diện
tích nuôi trồng thủy sản một
cách có hiệu quả.
- Nhân được giống dế từ tự
nhiên.
- Đánh giá được ảnh hưởng

12

dầm theo một hướng

mới dựa vào lý thuyết
phân tích hoặc cải tiến
từ các công nghệ sàn
không dầm được nghiên
cứu trước đây.
- Mô hình thí nghiệm đo
các thông số kỹ thuật
của sàn không dầm (độ
võng, khả năng chịu lực,
bề dày… của dài sàn).
- Dùng làm tài liệu
chuyên ngành xây dựng
cho học viên quan tâm
chuyên sâu về vấn đề
cấu tạo sàn không dầm.
- 01 bài báo khoa học
đăng tạp chí trong nước.
- 01 đề tài sinh viên
NCKH cấp trường; 01
lớp đào tạo nghề nông
thôn.
- Vườn ươm giống cây
Ba Kích.
- Mô hình bảo tồn giống
cây Ba Kích phục vụ
trồng rừng dưới tán rừng
hiện nay trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình.
- Nhân rộng mô hình
trên diện rộng.

- 02 bài báo khoa học
đăngtạp chí trong nước.
- Mô hình cho sinh viên
lớp đại học NTTS thực
tập nghề.
- 01 đề tài NCKH của
sinh viên.
- Báo cáo phân tích và
quy trình kỹ thuật sản
xuất giống ếch tại
Quảng Bình.
- 01 bài báo khoa học
đăng tạp chí trong nước.
- 01 đề tài sinh viên


chất thịt dế nuôi thương
phẩm tại Trường Đại học
Quảng Bình

của các loại thức ăn khác nhau
đến khả năng sinh sản, sinh
trưởng của dế.
- Đánh giá được ảnh hưởng
của mùa vụ đến sinh sản, sinh
trưởng của dế và hướng khắc
phục.
- Lựa chọn được các loại thức
ăn phù hợp với sinh sản, sinh
trưởng của dế.

- Hướng đến cung cấp con
giống, mở rộng mô hình, tư
vấn kỹ thuật cho các hộ chăn
nuôi dế.

- 01 bài báo khoa học
đăng tạp chí trong nước.
- Tài liệu tham khảo cho
sinh viên các ngành Hóa
học, Dược học về lĩnh
vực nghiên cứu, chiết
xuất, phân lập, xác định
cấu trúc và hoạt tính
sinh học các hợp chất
thiên nhiên.
- Qui trình chiết xuất,
tạo dịch chiết từ cây An
điền hoa rộng (Hedyotis
ampliflora).
- Phân lập và xác định
cấu trúc của 1-2 chất
sạch từ dịch chiết có
hoạt tính cao của cây An
điền hoa rộng.
- Kết quả thử hoạt tính
chống oxi hóa, gây độc
tế bào của chất sạch
phân lập được.
- Trên có sở nghiên cứu phần - 01 bài báo khoa học
mềm Koha, tiến hành ứng đăng tạp chí trong nước.

dụng để xây dựng phần mềm - Xây dựng phần mềm
hỗ trợ các công tác chuyên và hình thành được cơ
môn tại TTHL như: tìm kiếm sở dữ liệu cho toàn bộ
thông tin, quản lý bạn đọc, các tài liệu đã được xử
quản lý tài liệu, thống kê, báo lý tại TTHL Trường Đại
cáo, mượn, trả tài liệu ...
học Quảng Bình.
- Đánh giá sơ bộ thành phần
hóa học, hoạt tính sinh học
nhằm định hướng tìm kiếm
các chất có hoạt tính sinh học
cao từ các dịch chiết thu được.

15

Nghiên cứu thành phần hóa
học và hoạt tính sinh học của
cây An điền hoa rộng
(Hedyotis ampliflora) ở miền
Trung, Việt Nam

Kỹ thuật

16

Ứng dụng mã nguồn mở
KOHA xây dựng phần mềm
Quản trị thư viện tại Trung
tâm Học liệu Trường Đại học
Quảng Bình


Kỹ thuật

NCKH cấp trường.
- Tài liệu về các loại
thức ăn phù hợp với khả
năng nuôi dế.
- Góp phần chủ động
nguồn giống dế trên địa
bàn và thúc đẩy nghề
nuôi dế thương phẩm tại
địa phương.

13


17

Nghiên cứu xây dựng phần
mềm quản lý hệ thống cơ sở
vật chất Trường Đại học
Quảng Bình

Kỹ thuật

Phần mềm sẽ có những tính
năng dự kiến như sau:
 Hỗ trợ tạo và phê duyệt
phiếu đề xuất qua mạng.
 Hỗ trợ cập nhật tài sản

mới.
 Hỗ trợ cập nhật nhật ký sửa
chữa/điều chuyển: Hệ
thống giúp lưu vết nhật ký
sửa chữa và điều chuyển
của từng tài sản.
 Hỗ trợ bàn giao/điều
chuyển tài sản: Chức năng
bàn giao dùng cho các tài
sản mới được nhập vào hệ
thống. Chức năng điều
chuyển dùng cho các tài
sản đã qua sử dụng.
 Hỗ trợ người dùng thống
kê, in ấn theo một số tiêu
chí khác nhau.
 Hỗ trợ quản lý danh mục
tài sản.
 Quản trị người sử dụng.

- Phần mềm đáp ứng
yêu cầu quản lý hệ
thống cơ sở vật chất của
Trường Đại học Quảng
Bình chạy trên môi
trường Internet.

2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là sự vật hoặc hiện tượng cần được làm rõ bản chất
của quá trình nghiên cứu.

Ví dụ:
+ Đề tài “Nhận diện việc sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp của sinh viên
Trường Đại học Quảng Bình” có đối tượng nghiên cứu là “thời gian ngoài giờ
lên lớp của sinh viên Trường Đại học Quảng Bình”.
+ Đề tài “Phân tích sự đóng góp vốn vào sự đổi mới doanh nghiệp: trường hợp
nghiên cứu ngành Du lịch trên địa bàn Quảng Bình” có đối tượng nghiên cứu là
“sự đổi mới doanh nghiệp”
+ Đề tài “Suy dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan tại thành
phố Đồng Hới năm 2015” có đối tượng nghiên cứu là “trẻ em dưới 5 tuổi và một
số yếu tố liên quan”.
3. Xác định mục tiêu nghiên cứu
Xác định mục tiêu nghiên cứu là bản chất sự vật cần được làm rõ (đối với
nghiên cứu mô tả hay nghiên cứu giải thích). Mục tiêu nghiên cứu cũng có thể là
14


tìm kiếm nguyên lý của một giải pháp cần sáng tạo, chẳng hạn, một nguyên lý
công nghệ, một nguyên lý cho một giải pháp kinh tế hoặc xã hội.
Mục tiêu trả lời cho câu hỏi “Nghiên cứu cái gì?” Trong một đề tài nghiên
cứu bao giờ cũng có một mục tiêu nghiên cứu xuyên suốt, mang tính chủ đạo gọi
là “mục tiêu chung” (General Objective hoặc Overall Objective); còn các mục
tiêu khác là những “mục tiêu cụ thể” (Specific Objectives). Trong nhiều văn bản
hướng dẫn xây dựng đề cương nghiên cứu, mục tiêu cụ thể được gọi là nhiệm vụ
nghiên cứu.
Tiêu chuẩn của một mục tiêu đề tài tốt:
+ Có thể bắt đầu bằng động từ (mô tả, phân tích, so sánh, xác định), không nên
dùng thăm dò, tìm hiểu, nghiên cứu…
+ Cụ thể (đối tượng, địa điểm, thời gian, biến số nghiên cứu)
+ Phù hợp với tên đề tài
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu luôn được đặt ra đối với mọi đề tài nghiên cứu. Bởi
vì, mục tiêu nghiên cứu là vô hạn: nghiên cứu trái đất, nghiên cứu Thái dương
hệ, nghiên cứu Ngân hà, vũ trụ…
Phạm vi nghiên cứu được xác định trong một giới hạn nhất định. Có nhiều
loại phạm vi được đặt ra để xem xét. Nhìn chung, có 03 loại phạm vi cần quan
tâm:
a) Phạm vi giới hạn trong tập hợp mục tiêu nghiên cứu.
b) Phạm vi giới hạn về khôn gian nghiên cứu, cụ thể chính là việc lựa chọn quy
mô của mẫu khảo sát.
c) Phạm vi về thời gian của tiến trình sự vật.
Khi người nghiên cứu xác định được một giới hạn hợp lý phạm vi nghiên
cứu thì sẽ tiết kiệm được các nguồn lực phải đầu tư cho nghiên cứu, tiết kiệm
thời gian cho nghiên cứu. Đương nhiên khi xác định giới hạn phạm vi nghiên
cứu, người nghiên cứu phải đảm bảo rằng, kết quả nghiên cứu vẫn trong khuôn
khổ độ tin cậy cần thiết theo yêu cầu của NCKH.
5. Mẫu khảo sát
Bất cứ nghiên cứu nào người nghiên cứu cũng phải dựa trên một số mẫu
khảo sát. Trên thực tế, mẫu khảo sát rất đa dạng.
+ Mẫu khảo sát có thể là một không gian tự nhiên. Ví dụ với đề tài nghiên cứu về
“Cơ cấu cây trồng vùng đồng bằng Bắc Bộ” thì mẫu khảo sát nằm trong vùng địa
lý tự nhiên, trải rộng suốt đồng bằng Bắc Bộ.

15


+ Mẫu có thể là khu vực hành chính. Ví dụ đề tài nghiên cứu về “Tệ nạn xã hội
trên địa bàn thành phố Đồng Hới” thì mẫu khảo sát chỉ giới hạn trong khu vực
hành chính là thành phố Đồng Hới.
+ Mẫu khảo sát có thể là một quá trình. Chẳng hạn với đề tài nghiên cứu về đổi
mới công nghệ thì mẫu là quy trình công nghệ, thể hiện là hệ thống thiết bị.

+ Mẫu khảo sát có thể là một hoạt động. Chẳng hạn với đề tài nghiên cứu về các
hoạt động quỹ thời gian nhàn rỗi/ngoài giờ lên lớp của sinh viên thì mẫu khảo sát
được chọn trong khuôn khổ các hoạt động của sinh viên trong thời gian nhàn
rỗi.
+ Mẫu khảo sát có thể chọn một cộng đồng, khi khách thể nghiên cứu là cộng
đồng. Với đề tài nghiên cứu về hiện tượng sống thử của thanh niên hiện nay thì
mẫu khảo sát được chọn trong cộng đồng những người trẻ tuổi.
Như vậy, có nhiều hướng tiếp cận để mẫu khảo sát. Mẫu khảo sát có thể
được chọn trong đối tượng nghiên cứu; trên mô hình hay trên cơ sở một phạm trù
không gian (gọi là khách thể nghiên cứu – là vật mang đối tượng nghiên cứu).
III. CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Anh (chị) hãy so sánh hệ thống tri thức của khoa học (tri thức kinh nghiệm
và tri thức khoa học). Cho ví dụ minh họa.
2. Trình bày khái quát sự hình thành và phát triển của khoa học.
3. Anh (chị) hãy nêu khái niệm về NCKH.
4. Anh (chị) hãy phân biệt giữa mục tiêu và mục đích trong nghiên cứu khoa
học. Cho ví dụ minh họa.
5. Anh (chị) cho một vài ví dụ về đề tài nghiên cứu với mẫu khảo sát được
chọn.

16


CHƯƠNG 2.PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC
I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ Ý NGHĨA CỦA NCKH
a)Đối tượng của phương pháp NCKH là tất cả các vấn đề nghiên cứu về tự
nhiên, xã hội cần có gải pháp, cần sự cải thiện hay cần sự thay đổi (Adebo,
1974). Bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ
nghiên cứu.
b) Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong phạm vi nhất

định về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu.
c) Ý nghĩa của phương pháp NCKH: đề xuất ra những cái mới, cái chưa từng có.
II. CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA NCKH
2.1 Khám phá
Khám phá những điều chưa biết của sự vật, cấu trúc, trạng thái, sự vận
động; quy luật tự nhiên, xã hội… tồn tại dưới dạng phát minh hay phát hiện.
2.2 Dự báo
Nhìn trước quá trình vận động của sự vật, hiện tượng để đưa ra các đánh
giá, nhận định trong tương lai của sự vật (biến đổi khi hậu, lan truyền ô
nhiễm…)
2.3 Sáng tạo
Sứ mệnh lớn lao của khoa học là sáng tạo các nguyên lí, giải pháp phục vụ
cho hoạt động sản xuất, sinh tồn dựa trên tri thức kinh nghiệm hay khoa học.
Sáng tạo cũng có thể tạo ra các mô hình, hình mẫu trong công nghiệp hay
trong lĩnh vực xã hội… nhằm đem lại những lợi ích khác nhau cho xã hội.
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đặc điểm chung nhất của NCKH là sự tìm tòi, khám phá bản chất những
sự vật, hiện tượng mà khoa học chưa hề biết đến. Đặc điểm này dẫn đến hàng
loạt đặc điểm khác nhau của NCKH, mà người nghiên cứu cần quan tâm khi xử
lý những vấn đề cụ thể về mặt phương pháp luận nghiên cứu và tổ chức nghiên
cứu.
3.1 Tính mới
Quá trình NCKH luôn là quá trình hướng đến những phát hiện mới hoặc
sáng tạo mới. Trong NCKH không có sự lặp lại như cũ của những phát hiện hoặc
sáng tạo mà các đồng nghiệp đi trước đã thực hiện.
Tính mới là thuộc tính quan trọng số một của NCKH. Nó luôn có khả năng
dẫn tới những xung đột xã hội với các kết luận cũ, bất kể trong khoa học tự nhiên
hay khoa học xã hội. Chẳng hạn, thuyết Nhật tâm (mặt trời là Trung tâm) đã gặp
17



sức chống đối mạnh mẽ của thuyết Địa tâm (Trái đất là trung tâm). Trong khoa
học xã hội và nhân văn, sự xung đột giữa cái mới và cái cũ còn mạnh mẽ hơn rất
nhiều.
3.2 Tính tin cậy
Một kết quả nghiên cứu đạt được nhờ một phương pháp nào đó phải có
khả năng kiểm chứng lại nhiều lần trong những điều kiện quan sát hoặc thí
nghiệm hoàn toàn giống nhau và với những kết quả thu được hoàn toàn giống
nhau. Một kết quả thu được ngẫu nhiên phù hợp với giả thuyết đã đặt ra trước đó
củng chưa thể xem là đủ tin cậy để kết luận về bản chất của sự vật hoặc hiện
tượng.
Điều này dẫn đến một nguyên tắc mang tính phương pháp luận của
NCKH, là khi trình bày một kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu cần chỉ rõ
những điều kiện, các nhân tố và phương tiện thực hiện (nếu có).
3.3 Tính thông tin
Sản phẩm NCKH được thể hiện dưới nhiều dạng, có thể đó là một báo cáo
khoa học, một sản phẩm khoa học, song cũng có thể là một mẫu vật liệu mới,
mẫu sản phẩm mới, mô hình thí điểm về một phương thức tổ chức sản xuất mơi,
v.v.. Tuy nhiên trong tất cả các trường hợp này, sản phẩm khoa học luôn mang
đặc trưng thông tin. Đó là những thông tin về quy luật vận động của sự vật,
thông tin về một quá trình xã hội hoặc quy trình công nghệ và các tham số đăc
trưng cho công trình đó.
Tính thông tin và tính mới là hai tính chất độc lập nhau. Ghép tính “thông
tin” với “tính mới” thành “tính thông tin mới” là không đúng.
3.4 Tính khách quan
Tính khách quan là một đặc điểm của NCKH, vừa là một tiêu chuẩn về
phẩm chất của người NCKH. Đó là chuẩn mực giá trị trong khoa học. Một kết
luận thiếu luận cứ chưa thể xem là một phản ánh khách quan về bản chất, sự vật
hiện tượng.
3.5Tính rủi ro

Quá trình nghiên cứu khoa học hoàn toàn có thể gặp thất bại. Đó là tính rủi
ro (risque) của nghiên cứu. Sự thất bại trong NCKH có thể do nhiều nguyên
nhân, chẳng hạn, thiếu những thông tin cần thiết và đủ tin cậy; trình độ kỹ thuật
của thiết bị quan sát hoặc thí nghiệm thấp; năng lực xử lý thông tin của người
nghiên cứu còn hạn chế; giả thuyết khoa học đặt ra là sai do những tác nhân bất
khả kháng, v.v.. Ngay khi kết quả nghiên cứu đã được thử nghiệm thành công
cũng vẫn gặp những rủi ro trong áp dụng. Hai trường hợp có thể xảy ra là:
18


Thứ nhất, kỹ thuật chưa được làm chủ, khi triển khai áp dụng trong phạm
vi mở rộng không thành công
Thứ hai, ngay cả khi đã thử nghiệm thành công thì vẫn không thể đi đến
quyết định áp dụng vì một nguyên nhân xã hội nào đó.
Tuy nhiên, trong khoa học thất bại cũng được xem là một kết quả. Kết quả
ấy cũng mang ý nghĩa là một kết luận của NCKH, mà nội dung của các giả
thuyết đặt ra không được xác nhận về mặt khoa học, nghĩa là trong sự vật không
tồn tại quy luật hoặc giải pháp như đã dự kiến. Xét về ý nghĩa khoa học, đây là
một kết quả quan trọng. Nó giúp cho các đồng nghiệp đi sau khỏi giẫm chân lên
lối mòn, lãng phí các nguồn lực nghiên cứu.
3.6 Tính kế thừa
Ngày nay hầu như không còn một công trình nghiên cứu khoa học nào bắt
đầu từ chỗ hoàn toàn trống không về kiến thức. Mỗi nghiên cứu phải kế thừa các
kết quả kế thừa trong các lĩnh vực khoa học khác nhau rất xa.
Tính kế thừa có một ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận nghiên
cứu: một người nghiên cứu không bao giờ đóng cửa cố thủ trong những lý luận
và phương pháp luận “riêng có”, “của mình” mà luôn biết tiếp nhận sự thâm
nhập về lý luận và phương pháp luận từ các lĩnh vực khoa học dù rất khác nhau.
Hàng loạt phương hướng nghiên cứu mới và bộ môn khoa học mới xuất hiện
chính là kết quả kế thừa nhau giữa các ngành khoa học.

3.7 Tính cá nhân
Dù một công trình NCKH do một tập thể thực hiện thì vai trò cá nhân
trong sáng tạo cũng mang tính quyết định. Tính cá nhân được thể hiện trong tư
duy cá nhân, nỗ lực cá nhân và chủ kiến riêng của cá nhân
3.8 Tính phi lợi nhuận
Trong toàn bộ quá trình nghiên cứu khoa học, từ nghiên cứu cơ bản đến
nghiên cứu ứng dụng và triển khai, không một giai đoàn nào đưa lại lợi nhuận.
Ngay trong giai đoạn cuối cùng, là giai đoạn sản xuất Loạt 0, thì số lượng sản
phẩm được sản xuất ra cũng chỉ mang tính thử nghiệm, tiền bán sản phẩm chế
thử cũng không đủ bù đắp chi phí để sản xuất ra nó.
IV. PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Có nhiều cách phân loại trong NCKH, thông thường có một số cách phân
loại theo chức năng như sau:
4.1 Nghiên cứu mô tả

19


Là những nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri thức về nhận dạng một
sự vật. Ví dụ: Mô tả một triều đại trong lịch sử; mô tả một hoạt động xã hội; mô
tả một hiện trạng kinh tế; mô tả một tệ nạn xã hội…
4.2 Nghiên cứu giải thích
Là những quy luật nghiên cứu nhằm cắt nghĩa nguồn gốc, động thái, cấu
trúc, tương tác, hậu quả, quy luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật.
Ví dụ, giải thích nguyên nhân của từ trường, nguyên nhân dẫn đến một phong
trào xã hội, giải thích bản chất kinh tế của hiện tượng di dân, lý do dẫn đến sự trì
trệ phát triển của một quốc gia.
4.3. Nghiên cứu giải pháp
Là nghiên cứu nhằm sáng tạo các giải pháp, có thể là một phương pháp
dạy học, phương pháp nghiên cứu khoa học, hoặc một giải pháp công nghệ, giải

pháp tổ chức và quản lý.
4.4 Nghiên cứu dự báo
Là những nghiên cứu nhằm nhận dạng trạng thái của sự vật trong tương
lai. Có thể phân loại theo các giai đoạn của NCKH, trong mỗi giai đoạn, người
nghiên cứu thu được những sản phẩm khác nhau. Các giai đoạn đó bao gồm:
nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai, gọi chung là nghiên cứu
và triển khai, viết tắt tiếng Anh là R&D hình 1.1

Nghiên cứu cơ bản

Nghiên cứu cơ bản
thuần túy
Nghiên cứu cơ bản
định hướng

Nghiên cứu ứng dụng
Tạo mẫu sơ khởi
(Prototype)

Triển khai

Làm pilot để tạo quy
trình
Sản xuất thử ở Serie
0

Hình 1.1 Quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu
20

Nghiên cứu nền

tảng
Nghiên cứu
chuyên đề


4.4.1 Nghiên cứu cơ bản
Là những nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái các sự
vật. Kết quả nghiên cứu cơ bản có thể là các khám phá, phát hiện, phát minh dẫn
tới hình thành một hệ thống lý thuyết mới.
Ví dụ: Darwin với thuyết tiến hóa; Einstein với lý thuyết tương đối; các nhà sử
học đưa ra một tổng kết lịch sử, đánh giá một triều đại, các nhà xã hội học phát
hiện các quy luật về xung đột xã hội…
4.4.2 Nghiên cứu ứng dụng
Là sự vận dụng quy luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích
một sự vật hoặc tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp
Ví dụ: nghiên cứu sử dụng các biện pháp kinh tế để giảm thiểu dòng di dân từ
nông thôn ra thành phố.
4.4.3 Triển khai
Giai đoạn này gọi đầy đủ tiếng Anh là Phát triển thực nghiệm
(Experimental Development) gọi tắt Tiếng Việt là triển khai (không gọi là phát
triển vì trong khoa học có một khái niệm phát triển mang một ý nghĩa khác).Hoạt
động triển khai gồm 3 giai đoạn:
a) Chế tạo mẫu (prototype): là giai đoạn thực nghiệm nhằm tạo ra được sản phẩm
mẫu, chưa quan tâm đến quy trình hình thành mẫu đó
Ví dụ: Chế tạo thử một kiểu điện thoại theo nguyên lý mới; xây dựng mô hình
làng du lịch sinh thái, hoặc xây dựng mô hình trang trại nông nghiệp vùng đồng
bằng Bắc Bộ.
b)Tạo quy trình: còn gọi là giai đoạn “làm pilot” là giai đoạn tìm kiếm và thử
nghiệm công nghệ để sản xuất ra sản phẩm theo mẫu vừa thành công trong giai
đoạn thứ nhất (giai đoạn tạo mẫu).

c)Làm thí nghiệm loạt nhỏ: Còn gọi là làm “Serie 0” (Loạt 0). Đây là giai đoạn
kiểm chứng độ tin cậy của quy trình trên quy mô nhỏ. Ví dụ: mô hình thí điểm
(làm thử một/một số trang trại vùng đồng bằng Bắc bộ, mô hình thí điểm làng du
lịch sinh thái vùng trung du Việt nam, quy trình sản xuất một kiểu điện thoại mới
Trên thực tế, trong một đề tài chỉ có thể tồn tại một loại nghiên cứu, chẳng
hạn, nghiên cứu về một hiện trạng công nghệ, kinh tế hoặc xã hội nào đó, song
cũng có thể tồn tại cả hai ba loại hình nghiên cứu.
Khái niệm triển khai được áp dụng cả trong nghiên cứu công nghệ và
nghiên cứu xã hội: trong các nghiên cứu công nghệ, hoạt động triển khai được áp
dụng khi chế tạo một mẫu công nghệ mới hoặc sản phẩm mới; trong nghiên cứu

21


xã hội như: thử nghiệm một phương pháp giảng dạy ở các lớp thí điểm; chỉ đạo
thí điểm một mô hình quản lý mới tại một cơ sở được lựa chọn
Có nhiều lĩnh vực nghiên cứu không có trong giai đoạn này, nghiên cứu
lịch sử, điều tra rừng, nghiên cứu địa chất học, v.v…
V.CÁCPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp chứng minh luận đề,
giả thuyết khoa đựa trên những lí thuyết đã có, đã được thừa nhận; dùng phương
pháp lập luận logic hay lập luận toán học để chứng minh. Một số phương pháp
lập luận (suy luận) chủ yếu sau:
a) Suy luận kiểu diễn dịch (suy diễn):
Theo Aristotle, kiến thức đạt được nhờ sự suy luận. Muốn suy luận phải có
tiền đề và tiền đề đó đã được chấp nhận. Vì vậy, một tiền đề có mối quan hệ với
kết luận rất rõ ràng. Suy luận suy diễn theoAristotle là đi từ cái quy luật, khái
quát chung đến cái cụ thể.
Ví dụ:

Tiền đề chính:
Tất cả sinh viên khoa Ngoại ngữ đi học đều đặn
Tiền đề phụ:
Ngọc là sinh viên khoa Ngoại ngữ
Kết luận:
Ngọc đi học đều đặn
b) Suy luận kiểu quy nạp:
Đầu những năm 1600s, Francis bacon đã đưa ra phương pháp tiếp cận
kahcs về kiến thức, khác với Aristotle. Ông cho rằng, để đạt được kiến thức mới
phải đi từ thông tin riêng lẻ đến kết luận chung. Phương pháp này gọi là quy nạp,
cho phép chúng ta dung những tiền đề riêng, là những kiến thức đã được chấp
nhận như là phương tiện để đạt được kiến thức mới.
Ví dụ:
Tiền đề riêng:
Nam, Bắc, Đông và Tây tham dự lớp đầy đủ
Tiền đề riêng:
Nam, Bắc, Đông và Tây đạt được điểm cao
Kết luận:
Sinh viên tham dự lớp đầy đủ thì đạt được điểm cao
Đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã kết hợp hai phương pháp trên hay còn
gọi là “phương pháp khoa học”. Phương pháp khoa học cần phải xác định tiền đề
chính (gọi là giả thuyết) và sau đó phân tích các kiến thức có được (nghiên cứu
riêng) một cách logic để kết luận giả thuyết.
Ví dụ:
* Tiền đề chính (giả thuyết): Sinh viên tham dự lớp đều đặn thì đạt được điểm
cao.
22


Nhóm 1: Nam, Bắc, Đông và Tây tham dự lớp đầy đủ

Nhóm 2: Hoa, Nga, Vân và Tâm không tham dự lớp đầy đủ
* Điểm
Nhóm 1: Nam, Bắc, Đông và Tây đạt được điểm 9 và 10
(ảnh hưởng còn nghi ngờ)
Nhóm 2: Hoa, Nga, Vân và Tâm đạt được điểm 5
* Kết luận:
Sinh viên tham dự lớp đầy đủ đều đạt điểm cao so với
không tham dự lớp đầy đủ. (Vì vậy, tiền đè chính hoặc giả
thiết được công nhận là đúng)
c) Suy luận kiểu loại suy: Từ cái này để suy ra cái khác (từ cái riêng này đến cái
riêng khác). Trong khoa học từ kết quả này suy ra kết quả nghiên cứu khác. Ví
dụ: thử nghiệm vắc xin trên khỉ/chuột sau đó đến người.
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực: nghiên cứu tư
liệu; xây dựng khái niệm, phạm trù; thực hiện các phần đoán, suy luận. Cần lưu ý
ở phương pháp này không có bất cứ quan sát hay thực nghiệm nào được tiến
hành.
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện những thí nghiệm
trong điều kiện các thông số thay đổi có chủ định. Phương pháp này có thể thực
hiện trên mô hình do người nghiên cứu tạo ra. Phương pháp nghiên cứu thực
nghiệm được áp dụng phổ biến trong khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và
công nghệ hay y học…
5.3Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm
Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm được nghiên cứu dựa trên sự
quan sát, quan trắc những sự kiện đã hoặc tồn tại. Phương pháp này sử dụng thu
thập những số liệu thống kê đã tích lũy, trên cơ sở đó phát hiện qui luật của sự
vật hoặc hiện tượng. Với phương pháp này người nghiên cứu chỉ quan sát, không
có bất cứ sự can thiệp nào gây biến đổi trạng thái của đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm được tiến hành phổ biến trong lính
vực khoa học tự nhiên, xã hội.

5.4 Cấu trúc của phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học phải sử dụng phương pháp khoa học bao gồm chọn
phương pháp thích hợp (luận chứng) để chứng minh mối quan hệ giữa các luận
cứu và giữa toàn bộ luận cứu với luận đề; cách đặt giả thuyết hay phán đoán sử
dụng các luận cứu và phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin (luận cứ)
để xây dựng luận đề.
5.4.1 Luận đề
* Tham dự lớp:

23


Luận đề trả lời câu hỏi “cần chứng minh điều gì?” trong nghiên cứu. Luận
đề là một “phần đoán” hay một “giả thuyết” cần được chứng minh.
Ví dụ: Cây tồng tưới quá nhiều nước sẽ bị ngập úng.
5.4.2 Luận cứ
Để chứng minh một luận đề nhà khoa học cần đưa ra các bằng chứng hay
luận cứ khoa học. Luận cứ bao gồm thu thập các thông tin, tài liệu tham khảo;
quan sát và thực nghiệm. Luận cứ trả lời câu hỏi “chứng minh bằng cái gì?”. Các
nhà khoa học sử dụng luận cứ làm cơ sở để chứng minh một luận đề. Có hai loại
luận cứ được sử dụng trong NCKH.
 Luận cứ lý thuyết: bao gồm các lý thuyết, luận điểm, tiền đề, định lý…đã
được khoa học chứng minh và xác nhận là đúng. Luận cứ lý thuyết cũng
được xem là cơ sở lý luận.
 Luận cứ thực tiễn: dựa trên cơ sở số liệu thu thập, quan sát và làm thí
nghiệm.
5.4.3 Luận chứng
Để chứng minh một luận đề, người nghiên cứu khoa học phải đưa ra
phương pháp để xác định mối liên hệ giữa các luận cứu và giữa luận cứ với luận
đề. Luận chứng trả lời câu hỏi "Chứng minh bằng cách nào?”. Trong NCKH, để

chứng minh một luận đề, một giả thuyết hay sự tiên đoán thì người nghiên cứu
sử dụng luận chứng, chẳng hạn kết hợp các phép suy luận, giữa suy luận và suy
diễn, suy luận quy nạp và loại suy. Một cách sử dụng luận chứng khác, đó là
phương pháp tiếp caank và thu thập thông tin làm luận cứ khoa học, thu thập số
liệu thống kế trong thực hiện hay trong các loại nghiên cứu điều tra.
VI.CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Anh (chị) trình bày các nguyên tắc trong NCKH và giải thích vì sao?
2. Hãy nêu các đặc trưng của NCKH. Theo anh (chị) đặc trưng nào đóng vai trò
quan trọng trong nghiên cứu?
3. Trình bày các phương pháp NCKH và cho ví dụ minh họa cụ thể.

24


CHƯƠNG 3.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH VÀ XÂY DỰNG LUẬN ĐIỂM CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.1 Quá trình chuẩn bị nghiên cứu
NCKH là một quá trình nhận thức đặc biệt, được thực hiện trong một thời
gian nhất định với nhiều giai đoạn khác nhau. Việc phân chia NCKH ra thành
các giai đoạn và việc xác định các nhiệm vụ từng giai đoạn dựa chủ yếu vào mối
quan hệ lẫn nhau giữa chúng, tính liên tục về mặt thời gian và về mặt logic cũng
như tính kế thừa về mặt nội dung và tính độc lập tương đối của chúng.
Trong quá trình chuẩn bị nghiên cứu, người nghiên cứu cần thực hiện
những công việc theo trật tự logic sau:
1) Tiếp nhận nhiệm vụ nghiên cứu
2) Phát hiện vấn đề nghiên cứu và đặt tên đề tài
3) Xác định đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
4) Giới hạn phạm vi nghiên cứu

5) Chọn mẫu khảo sát trong quá trình nghiên cứu
6) Chuẩn bị tài liệu (các thông tin) phục vụ nghiên cứu
7) Chuẩn bị các nguồn lực phục vụ nghiên cứu (nhân lực, phương tiện và thí
nghiệm, tài chính)
Như vậy, một nguyên tắc chung là sự hoàn thiện của giai đoạn trước trở
thành điều kiện, tiền đề cho việc thực hiện giai đoạn tiếp theo. Mối quan hệ một
chiều được thể hiện thông qua sự tác động của giai đoạn trước đến giai đoạn sau,
còn sự tác động của giai đoạn sau lên giai đoạn trước là không thể có được. Điều
này cũng không hoàn toàn tuyệt đối vì còn có khả năng khi mà các công việc của
giai đoạn sau được tiến hành có thuận tiện, suôn sẻ không đã phản ánh chất
lượng của các công việc được thực hiện trong giai đoạn trước đó.
1.2 Tiếp nhận nhiệm vụ nghiên cứu
Trong hệ thống khái niệm phương pháp luận nghiên cứu ở nước ta, khái
niệm “nhiệm vụ nghiên cứu” được hiểu theo hai nghĩa:
- Thứ nhất, đó là một cam kết nghiên cứu mà nguười nghiên cứu hoặc nhóm
nghiên cứu tự đặt ra cho mình hoặc thực hiện theo yêu cầu của một cá nhân/tổ
chức đặt hàng nào đó. Đây là cơ sở để hình thành đề tài nghiên cứu.
- Thứ hai, đó là những công việc nhằm cụ thể hóa mục tiêu nghiên cứu của đề
tài.
25


×