Tải bản đầy đủ (.pptx) (23 trang)

Tuần 15. Đọc thêm: Vận nước (Quốc tộ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.74 KB, 23 trang )

VẬN NƯỚC
(Quốc tộ)
~Pháp Thuận thiền sư ~


I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Pháp Thuận thiền sư (915-990) là người cố vấn quan trọng dưới
triều Tiền Lê
2. Tác phẩm
- Ra đời năm 981-982 khi vua Lê Hoàn hỏi sư Pháp Thuận về vận
nước
3. Thể thơ
- Thơ chữ Hán ngũ ngôn tứ tuyệt.


1. Hai câu thơ đầu

Vận nước như mây quấn
Trời Nam mở thái bình


1. Hai câu thơ đầu
- Mượn hình ảnh thiên nhiên để nói vận nước
- Nghệ thuật so sánh:
+ Vận nước như “dây mây leo quấn quýt” nói lên sự bền chặt dài lâu,
sự phát triển hưng thịnh của đất nước.
+ Khẳng định vận may, nói lên niềm tin của tác giả đối với vận nước
=> Tâm trạng: phơi phới niềm vui, niềm tự hào và lạc quan của
tác giả



2, Hai câu thơ cuối
Vô vi trên điện các
Chốn chốn dứt đao binh

- Lời khuyên nhà vua trong điều hành chính sự nên “vô
vi” : Thuận theo tự nhiên, dùng phương pháp đức trị,
lấy đức cảm hóa nhân dân


2, Hai câu thơ cuối
Vô vi trên điện các
Chốn chốn dứt đao binh

=> Đất nước thái bình thịnh trị - không còn nạn đao binh
=> Truyền thống yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam


III. Tổng kết
- Tác phẩm có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn hòa bình
ngắn gọn, hàm xúc


Hướng dẫn đọc thêm:

Có bệnh, bảo mọi người
(Cáo tật thị chúng)

~ Thiền sư Mãn Giác ~



I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả
- Thiền sư Mãn Giác (1052-1096) tên là
Lí Trường, người làng An Cách.

Hình ảnh mang tính chất minh họa (Thiền sư Mãn Giác)


I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả
2. Tác phẩm
- Ra đời cuối năm 1096,sư cáo bệnh và
làm bài kệ báo cho mọi người biết.
3. Thể loại
- Đây là bài thơ kệ
( thơ thiền)

Hình ảnh mang tính chất minh họa (Thiền sư Mãn
Giác)


ll. Đọc hiểu văn bản
1.Bốn câu đầu
Xuân qua, trăm hoa rụng,
Xuân tới, trăm hoa tươi.
Trước mắt việc đi mãi,
Trên đầu già đến rồi.



4. Bố cục
- 4 câu đầu : Diễn tả quy luật biến đổi của thiên nhiên và của đời
người .
- 2 câu cuối : Cảm xúc mãnh liệt của nhà sư .


ll. Đọc hiểu văn bản
1.Bốn câu đầu
- Phép điệp: từ xuân và hoa

-

Phép đối: xuân qua >< xuân tới ;
hoa rụng >< hoa tươi ;
trước mắt >< trên đầu
việc đi mãi >< già đến rồi.

- Biện pháp tu từ lặp cú pháp


- Hình ảnh “xuân” - “hoa” tượng trưng cho cái phần đẹp đẽ, ấm áp,
tràn đầy sức sống nhất của thời tiết và cây cối

- Hoa nở - hoa tàn -> quy luật tự nhiên
- Hoa rụng - hoa nở -> sự luân hồi của tự nhiên theo tư tưởng Phật
giáo .


ll. Đọc hiểu văn bản
1.Bốn câu đầu


-

Quy luật tuần hoàn của tự nhiên:

xuân qua – xuân tới, hoa rụng – hoa tươi.

-

Quy luật “ sinh – lão – bệnh – tử ” của đời người -> con người không
luân hồi như cây cối -> sẽ bị hủy diệt

-> một chút nuối tiếc vì chưa làm được gì có ý nghĩa thì “ Trên đầu già
đến rồi ”.


2,Hai câu cuối
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua xuân trước một cành mai.


2. Hai câu cuối:
- Hình ảnh cành mai :
+ phủ nhận quy luật vận động và biến đổi của TN
+ Thể hiện sức sống mãnh liệt của con người. Nó vượt lên tất cả sự sống,
chết, thịnh, suy,..
 Bài thơ thể hiện quan niệm nhân sinh cao đẹp: nuối tiếc thời gian
trôi, con người không thể sống vô nghĩa.



III,Tổng kết
1. Nghệ thuật :
- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh tương phản, giàu biểu tượng
- Kết cấu chặt chẽ
2. Nội dung
- Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, sức sống mãnh liệt của con người thời đại, vượt
lên trên quy luật của tạo hóa.


Hứng trở về
(Quy hứng )
Nguyễn Trung Ngạn


1. Hai câu đầu :
Cảnh đồng quê và sinh hoạt đời thường chân thật, mộc
mạc làm rung động lòng người .


2. Hai câu cuối :
tiêng gọi trở về nghe thân thiết, khắc khoải trong lòng kẻ xa xứ. Tình
yêu và sự gắn bó với quê hương nghèo khó. Nó thể hiện tâm trạng của
t/g


=> Lòng yêu nước không chỉ thể hiện ở những tư tưởng
lớn lao, ở cách nói trang trọng mà còn thể hiện sâu sắc ở
những tình cảm hết sức bình dị, nhỏ nhặt trong cuộc sống
hàng ngày, ở cách nói tự nhiên, chân thật.



3. Tổng kết
a. Nghệ thuật :
- Cách nói chân thật, giản dị.

-

Những hình ảnh gợi cảm

b. Ý nghĩa văn bản :
Bài thơ thức tỉnh tâm trạng của người xa quê.



×