Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bài thi tích hợp toán 7Tiết 44: LUYỆN TẬP BẢNG “TẦN SỐ” CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.83 MB, 17 trang )

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố: Đăk Lăk
- Phòng giáo dục và đào tạo: ČưM'gar
- Trường THCS Ngô Mây
- Địa chỉ: Buôn EaM'droh, xã EaM'droh, huyện ČưM'gar, tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại: 05006273454; Email:
- Thông tin về giáo viên :
1. Họ và tên: Đặng Thị Thanh Hương
Ngày sinh: 09/09/1987

Môn : Toán

Điện thoại: 0975986452; Email:


Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên
1. Tên hồ sơ dạy học:
Tiết 44: LUYỆN TẬP BẢNG “TẦN SỐ” CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU”
2. Mục tiêu dạy học
* Kiến thức:
- Biết lập bảng tần số các giá trị của dấu hiệu.
- Biết dùng kiến thức : Phân môn Địa lí, Giáo dục công dân, Công nghệ, Sinh học,Vật lí,
Hóa học, Âm nhạc, hiểu biết xã hội.
*Kỹ năng:
- Lập được bảng tần số dạng “ngang” và dạng “dọc”
- Nhận xét được số các giá trị khác nhau của dấu hiệu, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ
nhất.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn để giải các bài toán.
*Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận nghiêm túc cho học sinh.
- Giáo dục tính tự giác trong học tập, vệ sinh an toàn thưc phẩm, ý thức chấp hành An toàn


giao thông, bảo vệ môi trường sống, ý thức tiết kiệm điện.
- Hiểu được ý nghĩa lớn lao vùng biển đảo của dân tộc .Trách nhiệm của bản thân trong
việc gìn giữ và bảo vệ tổ quốc.
3. Đối tượng dạy học của bài học
- Đối tượng học sinh: Là các em học sinh lớp 7A trường THCS Ngô Mây
- Số lượng: 31em
- Số lớp thực hiện: 1 lớp
- Chuyên đề mà tôi thực hiện là kiến thức lớp 7, nằm trong bài “Bảng tần số các giá trị
của dấu hiệu”, được áp dụng thực hiện vào tuần 30( giãn tiết thực hiện trong 90’). Các bài
toán thực tế khi đưa vào dạng toán này không khó. Học sinh lớp 7 đã được làm quen, thực
hành cách lập luận cũng như trình bày ở bài dạy phần lý thuyết ở tiết trước.
4. Ý nghĩa của bài học
4.1. Đối với thực tiễn dạy học:
- Đào tạo thế hệ trẻ trở thành người năng động sáng tạo, độc lập tiếp thu tri thức khoa học
kĩ thuật hiện đại, biết vận dụng và thực hiện các giải pháp hợp lý cho những vấn đề trong
cuộc sống xã hội và trong thế giới khách quan là một vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đã và
đang quan tâm. Vấn đề trên không nằm ngoài mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước ta
trong giai đoạn lịch sử hiện nay.
- Trong tập hợp các môn nằm trong chương trình của giáo dục phổ thông nói chung, giáo
dục THCS nói riêng, Môn toán là một môn khoa học quan trọng, nó là cầu nối các ngành
khoa học với nhau đồng thời nó có tính thực tiễn rất cao trong cuộc sống xã hội và với
mỗi cá nhân.

2


- Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học vào để giải
quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi
hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không
ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các

tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
- Đối với kiến thức chuyên đề “ Luyện tập bảng tần số các giá trị của dấu hiệu” giúp học
sinh có tư duy, vận dụng được kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một
vấn đề gặp trong cuộc sống.
- Từ những kiến thức của bài học và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học
khác nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình huống
khác.
4.2. Đối với thực tiễn đời sống xã hội:
- Thực trạng tôi nhận thấy tình trạng học sinh chưa có ý thức tiết kiệm, ý thức giữ gìn vệ
sinh, an toàn giao thong, môi trường, an toàn thực phẩm, và sự hiểu biết về các biến động
của thế giới, thiên tai, lũ lụt còn hạn chế. Cho nên chuyên đề này tôi tích hợp một số môn
học: sinh học, địa lý, giáo dục công dân, vật lý, ngữ văn, âm nhạc, hóa học…với những
liên hệ thực tế gần gũi của những vấn đề trên góp phần hình thành cho các em thái độ,
hành vi, thói quen, ứng xử đúng đắn trong xã hội, phát triển nhân cách con người.
- Giúp các em hiểu rõ tầm quan trọng của việc học đều các môn học để có sự phát triển
một cách toàn diện. Góp phần xây dựng một xã hội ngày càng tiến bộ và đáp ứng được
yêu cầu hiện nay.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
* Các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học:
- Thiết bị, đồ dùng dạy học:
+ Máy tính .
+ Máy chiếu.
+ Bảng nhóm, phiếu học tập.
+ Phòng học có máy chiếu.
-

Các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học của dự án: Trình chiếu trên power point

và các hiệu ứng của nó.
-


Học liệu sử dụng trong dạy học:

+ Tham khảo:
+ Ngoài ra còn sử dụng tư liệu của một số trang web: http://vnexpress;
...
* Các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học của dự án:
- GV: sử dụng Phần mềm PowrerPoint...
- HS: tìm hiểu một số thông tin liên quan đến bài học qua mạng Internet.

3


6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
MÔN: TOÁN LỚP 7
TÊN CHUYÊN ĐỀ:
“LUYỆN TẬP BẢNG TẦN SỐ CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU ”
A/MỤC TIÊU:
1.Kiến thức :
- Biết lập bảng tần số các giá trị của dấu hiệu.
- Biết dùng kiến thức : Phân môn Địa lí, Giáo dục công dân, Công nghệ, Sinh học,Vật lí,
Ngữ văn, Hiểu biết xã hội.
2.Kỹ năng :
- Lập được bảng tần số dạng “ngang” và dạng “dọc”
- Nhận xét được số các giá trị khác nhau của dấu hiệu, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn để giải các bài toán.
3.Thái độ :
- Rèn luyện tính cẩn thận nghiêm túc cho học sinh.
- Giáo dục tính tự giác trong học tập, vệ sinh an toàn thưc phẩm, ý thức chấp hành An toàn
giao thông, bảo vệ môi trường sống, ý thức tiết kiệm điện.

- Hiểu được ý nghĩa lớn lao vùng biển đảo của dân tộc .Trách nhiệm của bản thân trong
việc gìn giữ và bảo vệ tổ quốc.
B/CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Giáo viên : Giáo án,bảng phụ, thước thẳng .
- Tìm hiểu về thực trạng xã hội hiện nay.
- Hình ảnh minh họa các nội dung trên.
2.Học sinh :
- Làm bài tập về nhà. Ôn tập các kiến thức về thu thập số liệu thống kê, tần số; Bảng “ tần
số” các giá trị của dấu hiệu.
- Tìm hiểu các kiến thức về Đảo Trường Sa, An toàn giao thông, An toàn thực phẩm, Bảo
vệ môi trường, dân số kế hoạch hóa gia đình.
3.Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học:
- Máy tính cầm tay, máy chiếu.
- Bảng nhóm.
C/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu 1 : Nêu ý nghĩa của bảng tần số các giá trị
- HS trả lời.
của dấu hiệu?
Ở tiết học các em sẽ được luyện tập một số bài
toán bảng tần số các giá trị của dấu hiệu với các
dạng bài tập có nội dung vật lý, sinh học, địa lí,
giáo dục công dân, công nghệ, ngữ văn, âm nhạc,

4


hóa học, an toàn giao thông,… . thông qua các

bài tập các em được củng cố kiến thức ở một số
môn học và có thêm hiểu biết về đời sống xã hội
và kĩ năng sống.
Hoạt động 2 : Tích hợp phân môn Vật lý, công nghệ, giáo dục ý thức tiết kiệm điện (… phút)
Sử dụng điện là một nhu cầu thiết yếu trong
đời sống hiện nay của chúng ta. Trong thực tế
để biết được số điện tiêu thụ của mỗi hộ dân
người ta đi ghi chỉ số điện trên đồng hồ điện
vào mỗi tháng. Chúng ta tìm hiểu qua bài tập
sau:
Bài 1: Số điện tiêu thụ của một khu dân cư
trong một tháng như sau (đơn vị: KW):
- Học sinh đọc bài
50 45 40 73 61 7 3 41 37 45 55
55 50 61 37 37 45 37 73 61 40
40 41 45 55 55 37 37 40 41 50
a) Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì? Từ đó
lập bảng “ tần số”
b) Hãy nêu một số nhận xét (số các giá trị của
dấu hiệu, số các giá trị khác nhau, giá trị
lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị có tần số
lớn nhất, các giá trị thuộc vào khoảng nào
là chủ yếu).
- Học sinh suy nghĩ
- Yêu cầu học sinh độc lập suy nghĩ
- Dựa vào bảng số liệu thống kê ban đầu lập - Học sinh lên bảng làm
a) Dấu hiệu tìm hiểu ở đây là số điện tiêu thụ của
bảng tần số
một khu dân cư trong một tháng
Bảng tần số:

Giá
37 40 41 45 50 55 61 73
trị(x)
Tần 6
4
3 4 3 4 3
3
N=30
số
- Nhận xét về số giá trị, số giá trị khác nhau,
b) Có 30 giá trị nhưng số giá trị khác nhau chỉ có
giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất. Sự tập trung
8. Giá trị nhỏ nhất là 37, giá trị lớn nhất là 73.
chủ yếu của các giá trị.
Các giá trị tập trung chủ yếu từ 40 đến 55
GV hỏi một số câu hỏi liên quan đến môn
vật lý, công nghệ:
Chúng ta phải có ý thức tiết kiệm điện
- Chúng ta phải sử dụng điện như thế nào?
- Để tiết kiệm điện chúng ta phải làm như thế - Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ; không dùng nữa thì
tắt ngay.
nào?
Sử dụng các loại đèn tiết kiệm như đèn huỳnh
quang, đèn compact có điện năng tiêu thụ thấp hơn
loại đèn dây tóc mặc dù cho độ sáng như nhau.
- Tận dụng nguồn ánh sáng và thông gió tự nhiên
HS nghe giảng
Sử dụng điện tiết kiệm mang lại nhiều lợi ích
cho gia đình, xã hội và môi trường như:
- Tiết kiệm tiền điện gia đình phải trả


5


- Giảm được chi phí về xây dựng nguồn điện,
giảm bớt điện năng phải nhập khẩu, có
nhiều điện phục vụ cho sản xuất và đời sống
- Giảm bớt chất thải và khí thải gây ôi nhiễm
môi trường. Có tác dụng bảo vệ môi trường
- Thông qua bài tập này em hãy lập bảng
- HS về nhà thực hiện
thống kê số điện tiêu thụ mỗi tháng của gia
đình mình được ghi trên phiếu thu vào mỗi
tháng, để biết được gia đình mình đã sử
dụng điện tiết kiệm chưa và có kế hoạch tiết
kiệm điện cho gia đình mình nhé.
Hoạt động 3: Tích hợp môn Sinh học, Ý thức bảo vệ môi trường (…ph)
Bài 2. Để chuẩn bị cho buổi trồng cây Kỷ niệm
HS đọc bài
ngày sinh nhật Bác. Năm học 2015- 2016 Trường
THCS Ngô Mây phát động cho các lớp nộp cây
xanh. Theo quy định mỗi lớp phải nộp được 3 cây.
Nếu lớp nào nộp nhiều hơn sẽ được cộng thêm điểm
thi đua cuối năm. Số cây các lớp nộp được thống kê
trong bảng sau:
2
3
3
3
4

3
4
3
3
3
3
3
2
3
4
a. Dấu hiệu cần điều tra ở đây là gì? Số các giá
trị là bao nhiêu?
b. Lập bảng tần số và rút ra một số nhận xét
HS trả lời: Dấu hiệu cần điều tra ở đây là số cây
- Em hãy trả lời câu a
xanh mỗi lớp nộp cho trường. Có 15 giá trị
HS lập bảng tần số
Giá trị(x)
2 3
4
Tần
số
2
10
3
N=15
- Dựa vào bảng số liệu ban đầu em hãy lập bảng tần
Có 15 giá trị nhưng chỉ có 3 giá trị khác nhau.
số: Em hãy rút ra nhận xét?
Giá trị nhỏ nhất là 2, giá trị lớn nhất là 4. Các

giá trị tập trung chủ yếu là 3
- Tất cả 15 lớp đều tham gia. Có 2 lớp chưa nộp
- Trường THCS Ngô Mây có 15 lớp học. Các lớp
đã thực hiện phong trào của nhà trường đề ra như đủ số cây theo quy định của nhà trường. Các
lớp còn lại đều nộp đủ và có 3 lớp vượt chỉ tiêu
thế nào?
mà nhà trường đề ra
- GV chiếu một số hình ảnh về ngày trồng cây của
trường THCS Ngô Mâ y năm học 2015 - 2016:
- T ại sao phải trồng nhiều cây

xanh?

6


-

Cây xanh làm sạch không khí, cung cấp
oxi, tạo bóng mát, ngăn ngừa ô nhiễm
- - Biến đổi khí hậu là vấn đề đang được toàn nhân
nước, chống xói mòn đất, bảo vệ môi
trường…
loại quan tâm. Biến đổi khí hậu đã và đang tác
động trực tiếp đến đời sống kinh tế-xã hội và môi HS chú ý
trường toàn cầu. Trong những năm qua nhiều nơi
trên thế giới đã phải chịu nhiều thiên tai nguy
hiểm như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn
hán và khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn về
tính mạng con người và vật chất. Việt Nam đứng

thứ 7 toàn cầu về thiệt hại do biến đổi khí hậu.
Trung bình mỗi năm Việt Nam có 392 người chết
và thiệt hại hơn 1% GDP do các thảm họa liên
quan đến biến đổi khí
hậu
Chiếu một số hình ảnh
về
biến đổi khí hậu

- Trồng và chăm sóc cây xanh để giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, đồng thời tuyên truyền vận
động mọi người bảo vệ môi trường.
- Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân
loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa,
giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử
dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên

-

Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ môi

7


trường sống, hạn chế tác động của biến đổi khí
hậu?

- Mỗi người chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi
trường, hãy chung tay góp sức để làm cho môi
trường ngày càng xanh-sạch-đẹp các em nhé.

Hoạt động 4: Tích hợp an toàn giao thông, bộ môn giáo dục công dân (…ph)
Bài 3: Một trạm kiểm soát giao thông ghi tốc độ của
30 chiếc xe môtô qua trạm( ở ngoài khu vực đông
dân cư) như sau:
40 58 60 60 49 70 60 49 60 52
52 40 52 65 60 49 70 65 58 52
65 65 49 58 65 60 52 58 60 58

-

a) Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì? Từ đó lập
bảng “tần số”
b) Hãy nêu một số nhận xét ( số các giá trị của
dấu hiệu, số các giá trị khác nhau, giá trị lớn
nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị có tần số lớn
nhất, các giá trị thuộc khoảng nào là chủ yếu.
Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì?

- Em hãy lập bảng “tần số”

Em hãy rút ra một số nhận xét

Theo luật giao thông đương bộ ở ngoài khu vực đông
dân cư thì xe mô tô chỉ được phép đi tối đa 60km/h.
Theo em ý thức của những người tham gia giao
thông ở đây như thế nào?
Điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định thì có ảnh
hưởng gì?
Hàng năm, tai nạn giao thông đã cướp đi hàng ngàn


- HS trả lời: Dấu hiệu ở đây là tốc độ của 30
chiếc xe môtô qua trạm
- HS:
Giá trị (x) Tần số
40
2
49
4
52
5
58
5
60
7
65
5
70
2
N=30
HS: Có 30 giá trị nhưng số giá trị khác nhau
chỉ có 7. Giá trị nhỏ nhất là 40, giá trị lớn nhất
là 70. Các giá trị tập trung chủ yếu là 52, 58,
60, 65.
Có 7 người điều khiển xe mô tô vượt quá tốc
độ cho phép là 65km/h và 70km/h. hầu hết
những người tham gia giao thông ở đây đã có
ý thức khi tham gia giao thông.
Điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định dễ dẫn
đến tai nạn giao thông


8


sinh mạng của con người. Vậy nên tai nạn giao thông
đã trở thành một vấn nạn đáng báo động đối với toàn
thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Một trong
những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông
là sự hạn chế về hiểu biết và ý thức của người dân.
Trong đó học sinh là đối tượng tham gia giao thông
đông nhất hiện nay.
Là học sinh các em cần phải làm gì để đảm bảo an
- Tìm hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành
toàn khi tham gia giao thông
luật giao thông
- - Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực
hiện
- - Phê phán những hành vi sai trái
- - Báo ngay cho cơ quan nhà nước khi phát
hiện hành vi vi phạm
HS lắng nghe và xem tranh
Vừa qua Phòng giáo dục và Đào tạo CưMgar đã phát
động cuộc thi…..Về an toàn giao thông. Dưới đây là
một số bài thi của các em học sinh trường THCS Ngô
Mây
HS lắng nghe

“An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người,
mọi
gia
đình


toàn

hội’’
Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai
của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh
vực, có sức khoẻ, có tri thức... cần có những suy nghĩ
đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp
thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông
Hoạt động 5: Tich hợp vệ sinh, an toàn thực phẩm, môi trường, sức khỏe ( ph)
Các em đã được biết hút thuốc lá có nhiều tác hại HS lắng nghe
không tốt đến sức khỏe. chúng ta cùng tìm hiểu
một trong số những tác hại đó thông qua bài tập
sau đây
Bài 4: Nghiên cứu cân nặng của trẻ sơ sinh thuộc HS đọc đề
nhóm có bố không hút thuốc lá và nhóm có bố
nghiện thuốc lá, kết quả được ghi lại như sau (đơn

9


vị: kg):
Nhóm trẻ có bố không hút thuốc lá:
3,8 4,1 3,8 3,6 3,8 3,5 3,6 3,5
4,1 3,6 3,8 3,3 4,1 3,3 3,6 2,9
Nhóm trẻ có bố nghiện hút thuốc lá:
3,3 2,9 2,9 3,3 3,6 3,5 3,3 2,9
2,6 3,6 3,8 2,6 3,5 2,6 2,6 2,6
Hãy lập bảng tần số dạng bảng dọc, và rút ra một
số nhận xét.

GV chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận trong 3
phút. Yêu cầu nhóm 1,3 lập bảng “ tần số” và
nhận xét đối với nhóm trẻ có bố không hút thuốc
lá. Nhóm 2, 4 lập bảng “ tần số” và nhận xét đối
với nhóm trẻ có bố hút thuốc lá

GV nhận xét, cho điểm

So sánh cân nặng của trẻ trong 2 bảng tần số trên
em rút ra điều gì?
GV hỏi một số câu hỏi lien quan đến bài “Ôn dịch
thuốc lá” môn Ngữ văn:
- Trong khói thuốc lá chứa những chất độc gì?
-

Hút thuốc lá sẽ bị những bệnh gì?
Tại sao nói hút thuốc lá làm suy thoái đạo
đức?

HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả:
Nhóm trẻ có bố không hút thuốc lá:
Giá trị (x) Tần số
2,9
1
3,3
2
3,5
2
3,6
4

3.8
4
4,1
3
N=16
Nhận xét: Có 16 giá trị. Có 6 giá trị khác nhau.
Có 1 bé cân nặng 2,9kg. Nhưng có rất nhiều bé
đạt cân nặng từ 3,3kg trở lên. Có 3 bé đạt cân
nặng cao nhất là 4,1kg
Nhóm trẻ có bố hút thuốc lá:
Giá trị (x) Tần số
2,6
5
2,9
3
3.3
3
3,5
2
3.6
2
3,8
1
N=16
Nhận xét: Có 16 giá trị. Có 6 giá trị khác nhau.
Có 5 bé cân nặng 2,6kg. Nhưng có rất ít bé đạt
cân nặng từ 3,3kg trở lên. Có 1 bé đạt cân nặng
cao nhất là 3,8 kg
Trẻ có bố hút thuốc lá đạt cân nặng thấp hơn trẻ
có bố không hút thuốc lá.

-

Trong khói thuốc lá chứa: hắc ín, khí các bô
nic, ni-cô-tin,…
Viêm phế quản, ung thư phổi, tim mạch, nhồi
máu cơ tim,…
Hút thuốc lá sẽ dẫn đến nghiện thuốc, nếu
không có tiền mua thuốc hút sẽ sinh ra trộm

10


-

Ngoài bản thân người hút, nghười thân có
chịu ảnh hưởng không?

-

Với những tác hại trên của thuốc lá. Theo em
chúng ta cần làm gì để phòng chống nạn hút
thuốc lá?

GV cho HS xem một số video và hình ảnh về ảnh
hưởng của th uốc lá.

cắp, cùng nhiều tệ nạn khác.
- Người thân và những người xung quanh cũng
bị nhiễm bệnh như người hút, đặc biệt là đối
với bà mẹ mang thai và thai nhi

- Chúng ta cần phải:
+ Nói không với thuốc lá : “ Không hút – không
mua – không bán”
+ Cấm hút thuốc nơi công cộng
+ Phạt nặng những người vi phạm
+ Cấm quảng cáo thuốc lá
+ Dùng nhiều tài liệu, khẩu hiệu lấn át các mẫu
quảng cáo
HS xem tranh

Ở nước ta, mỗi năm có
40.000 người tử vong vì các bệnh có
liên quan đến thuốc lá và 33 triệu người HS lắng nghe
không hút thuốc bị ảnh hưởng do hít
khói thuốc thụ động. Nhằm tăng cường
bảo vệ sức khỏe cho những người
không hút thuốc lá, hạn chế ảnh hưởng
của khói thuốc lá nơi công cộng, Chính
phủ đã ban hành Nghị định 45/2005
NĐ-CP, ngày 06 tháng 4 năm 2005 quy
định về xử phạt hành chính trong lĩnh
vực Y tế, theo đó sẽ phạt cảnh cảnh cáo
hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến
100.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây: Hút thuốc lá, thuốc lào
ở nơi công cộng;
Bán thuốc lá, thuốc lào cho trẻ em dưới
16 tuổi.
Với những ảnh hưởng trên của thuốc lá.
Các em cần phải nói không với thuốc lá

và vận động, tuyên truyền người khác không sử
dụng thuốc lá, cai nghiện thuốc lá. Vì một xã hội
văn minh, phát triển, vì một tương lai tươi sáng
cho loài người nói chung và đất nước Việt Nam
nói riêng.
Hoạt động 6: Tích hợp môn địa lý, âm nhạc, giáo dục công dân ( …ph)

11


Em hãy kể tên một số hoạt động từ thiện mà
trường chúng ta đã thực hiện

-

Nuôi heo đât, thu gom giấy vụn, Công tác
Trần Quốc Toản, Ngày hội bánh chưng xanh,

HS lắng nghe

Với truyền thống “lá lành đùm lá rách”,
“thương người như thể thương thân”, trong
nhiều năm qua trường và UBND xã đã có rất
nhiều hoạt động tình nghĩa để giúp đỡ người
nghèo, hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi, nạn
nhân chất độc da cam,…Trong tháng 10 vừa qua
có một hoạt động rất có ý nghĩa do đoàn Xã
phát động. chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập
sau:
HS đọc bài và tìm hiểu bài

Bài 5: Hưởng ứng cuộc vận động “ Tấm lưới
nghĩa tình vì Hoàng Sa, Trường Sa” do tổng Liên
đoàn lao động Việt Nam Tổ chức. Trong tháng 10
Đoàn Xã eamđroh đã phát động các chi đoàn
trong Xã tham gia. Số tiền đóng góp của các chi
đoàn được ghi lại như sau (đơn vị nghìn đông):
STT
Chi Đoàn
Số tiền ủng hộ
1
Ngô Mây
260
2
Bùi Thị Xuân
270
3
Huỳnh Thúc Kháng
240
4
Cơ Quan
180
5
Quân Sự
240
6
Buôn DHung
200
7
Thôn Đại Thành
160

8
Tôn Đồng Dao
180
9
Thôn Hợp Thành
175
10
Thôn Đồng Tâm
160
11
Mầm Non
200
12
Buôn EaMđroh
175
13
Thôn Thạch Sơn
240
14
Thôn Đoàn Kết
175
15
Buôn Cuôr
240
16
Thôn Đồng Cao
160
17
Thôn Hợp Hòa
260

Hãy lập bảng tần số dạng dọc và rút ra một số
nhận xét.
HS lên bảng làm
GV yêu cầu HS làm bài và lên bảng thực hiện
Bảng “tần số”:
Giá trị (x)
Tần số
160
3
175
4
180
2
200
2
240
4

12


260
270

GV cho HS nghe
bài hát “ Gần lắm
Trường sa” và xem
một số hình ảnh về
Hoàng Sa, Trường
Sa:


2
1
N=17
Nhận xét: Có 17 giá trị. Có 7 giá trị khác nhau. Số
tiền ủng hộ chủ yếu là 160000, 175000, 240000.
Có 1 chi Đoàn ủng hộ 270000. Có 4 Chi Đoàn ủng
hộ 175000
HS lắng nghe và xem tranh

GV giới thiệu về
Hoàng Sa, Trường Sa

Quần đảo Hoàng Sa là
một quần đảo san hô
nằm giữa Biển Đông.
Quần đảo Hoàng Sa
0
nằm trong kinh độ 111 đến 113 0 Đông, vĩ độ
15 045’; đến 17 015’, ngang với vĩ độ Huế và HS lắng nghe
Đà Nẵng. Hoàng Sa nằm ở phía Bắc Biển
Đông, trên đường biển quốc tế từ Châu Âu
đến các nước phía Đông và Đông Bắc Á và
giữa các nước Châu Á với nhau.
Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa
khoảng 200 hải lý về phía Nam.
Là một hòn đảo được mệnh danh là “Thủ đô của
huyện đảo Trường Sa” nổi lên như một pháo dài
sừng sững kiên trung giữa Biển Đông, đảo
Trường Sa ở vĩ độ 08038’30’’N và kinh độ

111055’55’’E, nằm ở phía Nam và là đảo lớn của
quần đảo Trường Sa, cách Cam Ranh (Khánh
Hòa) khoảng 254 hải lý. Đảo có hình dáng gần
như một tam giác vuông, có cạnh huyền nằm
theo hướng Đông Bắc - Tây Nam dài 630m,
chiều rộng nhất khoảng 300m, diện tích toàn đảo
khoảng 0,15 km 2 .
Từ lâu Hoàng Sa cũng như Trường Sa đã

13


thuộc lãnh thổ Việt Nam với tên Bãi Cát
Vàng. Vì vậy nên Hoàng Sa, Trường Sa luôn
bị nhòm ngó bởi các thế lực thù địch. Trong
những năm gần đây, bão tố thường xảy ra, biển
Đông dậy sóng gây vô vàn khó khăn cho ngư dân
chúng ta trên biển, có tàu cá bị bão tố nhấn chìm,
có tàu cá bị tàu lạ đâm chìm, có tàu cá bị bọn
cướp biển cướp, có tàu bị Trung Quốc bắt thu
tàu, thu lưới và toàn bộ ngư cụ…; vì vậy, đã có
bao gia đình phải ly tán, con mất cha, vợ mất
chồng, bố mẹ mất những người con thân thương
nhất và những người được may mắn trở về thì đã
bị mất tàu, mất lưới, mất tất cả tài sản cả đời của
họ đã dành dụm. Chương trình “Tấm lưới nghĩa
tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa” có ý nghĩa
thiết thực, góp phần chia sẻ với ngư dân mất tàu
bám biển, bám ngư trường truyền thống Hoàng
Sa và Trường Sa thân yêu của chúng ta.

Là học sinh, em cần làm gì để bảo vệ Trường Sa,
Hoàng Sa, bảo vệ vùng biển, vùng trời tổ quốc ?
Tăng cường học tập, tìm hiểu các phương pháp
bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng
về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo
vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
- Sau này có thể tham gia vào học các ngành
nghề liên quan tới biển, đảo.
Hoạt động 7: Bài tập kiểm tra kiến thức học sinh (15ph)
Phần 1: Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng
HS làm bài vào phiếu và nộp cho GV
Câu 1: Để tránh tai nạn giao thông ta cần nhớ:
A) Không chấp hành luật giao thong đường bộ
B) Chấp hành luật giao thông, chú ý để đảm
bảo an toàn giao thông, không đùa nghịch
trên đường.
C) Nên đùa nghịch khi đi trên đường.
Câu 2: Hành vi nào sau đây thì bị nghiêm cấm
trong việc phòng, chống tác hại của thuốc lá:
A) Hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng.
B) Bán thuốc lá, thuốc lào cho trẻ em dưới 16
tuổi.
C) Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 3: Thói quen tiêu dùng thân thiện với môi
trường là gì?
A) Tiêu dùng các loại sản phẩm tái chế từ chất
-


14


thải, sản phẩm hữu cơ, bao gói dễ phân
hủy trong tự nhiên, sản phẩm được cấp
nhãn sinh thái, và sản phẩm khác thân
thiện với môi tường
B) Tiêu dùng các sản phẩm theo nhu cầu của
bản thân và gia đình
C) Đốt rác sinh hoạt, bao ni lông
Phần 2: Tự luận (7 điểm)
Câu 4: Để kiểm tra việc dùng chất cấm trong bảo
quản hải sản. người ta lấy 20 thùng hàng đông
lạnh ra kiểm tra thì thấy số cá bị nhiễm urê trong
các thùng như sau:
5 0 8 9 7 4 2 6 8 0
4 7 2 5 6 6 4 7 4 5
Hãy lập bảng tần số và rút ra một số nhận xét.
Hoạt động 8 :Hướng dẫn về nhà (3ph)
- Qua bài tập trên chúng ta thấy hầu hết các thùng hàng đều có cá bị nhiễm Urê. Urê là phân bón hóa
học dùng trong nông nghiệp, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Vì giá thành rất rẻ nên
không ít người kinh doanh thủy hải sản tươi sống đã dùng phân urê, hàn the nhằm giữ cho thực phẩm
tươi lâu không bị ươn thối. Tuy nhiên, cả urê và hàn the đều nằm trong danh mục các loại hóa chất phụ
gia không được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm nên nếu lạm
dụng sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người ăn
- Ôn tập bảng “ tần số” các giá trị của dấu hiệu
- Ôn tập các dạng toán về bảng “ tần số” các giá trị của dấu hiệu vừa làm.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, thực hiện tốt an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, có ý thức tiết
kiệm điện, nước…
- Làm tốt các bài tập 7, 8, 9 sách giáo khoa trang 11, 12.

7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Với các hoạt động nhóm cho điểm theo nhóm.
- Sau chuyên đề học tự chọn HS làm bài thi viết thời gian 15 phút với các nội dung về
kiến thức và nội dung tích hợp.
Bài tập kiểm tra kiến thức:
Phần 1: Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng
Câu 1: Để tránh tai nạn giao thông ta cần nhớ:
D) Không chấp hành luật giao thong đường bộ
E) Chấp hành luật giao thông, chú ý để đảm bảo an toàn giao thông, không đùa
nghịch trên đường.
F) Nên đùa nghịch khi đi trên đường.
Câu 2: Hành vi nào sau đây thì bị nghiêm cấm trong việc phòng, chống tác hại của thuốc
lá:
D) Hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng.

15


E) Bán thuốc lá, thuốc lào cho trẻ em dưới 16 tuổi.
F) Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 3: Thói quen tiêu dùng thân thiện với môi trường là gì?
D) Tiêu dùng các loại sản phẩm tái chế từ chất thải, sản phẩm hữu cơ, bao gói dễ phân
hủy trong tự nhiên, sản phẩm được cấp nhãn sinh thái, và sản phẩm khác thân thiện
với môi tường
E) Tiêu dùng các sản phẩm theo nhu cầu của bản thân và gia đình
F) Đốt rác sinh hoạt, bao ni lông
Phần 2: Tự luận (7 điểm)
Câu 4: Để kiểm tra việc dùng chất cấm trong bảo quản hải sản. người ta lấy 20 thùng
hàng đông lạnh ra kiểm tra thì thấy số cá bị nhiễm urê trong các thùng như sau:

5 0 8 9 7 4 2 6 8 0
4 7 2 5 6 6 4 7 4 5
Hãy lập bảng tần số và rút ra một số nhận xét.
8. Các sản phẩm của học sinh
Sau khi thực hiện chuyên đề, tôi tiến hành tổng kết quá trình thực hiện qua việc thu bài
làm nhóm và hoạt động cá nhân của các n, chúng tôi thấy đa số các em đã biết lập luận,
trình bày bài toán. 100% đã biết giải các bài toán về bảng “ tần số” các dáu hiệu ban đầu.
Đặc biệt, các em đã biết áp dụng hiểu biết thực tế vào bài học.
Kết quả đạt được: Loại Giỏi: HS
Loại Khá: HS
Loại TB : HS
Không có loại yếu.
• Một số hình ảnh của tiết học.

16


17



×