Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giai bai tap mon vat ly lop 10 bai 27 co nang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.81 KB, 3 trang )

Giải bài tập môn Vật Lý lớp 10 Bài 27: Cơ năng
Hướng dẫn giải bài tập lớp 10 Bài 27: Cơ năng
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường
1. Định nghĩa:
Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì tổng động năng và thế năng của
vật được gọi là cơ năng.
Ta có: W = Wđ + Wt = mv2 + mgz.
2. Sự bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường
Khi một vật chuyển động trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng
của vật là một đại lượng được bảo toàn.
W = Wđ + Wt = const

hay

mv2 + mgz = const.

3. Hệ quả
Trong quá trình chuyển động của một vật trong trọng trường:
- Nếu động năng giảm thì thế năng tăng và ngược lại.
- Tại vị trí nào động năng cực đại thì thế năng cực tiểu và ngược lại.
II. Cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi:
Khi một vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi gây bởi sự biến dạng của một lò xo
đàn hồi thì trong quá trình chuyển động của vật, cơ năng được tính bằng tổng động
năng và thế năng đàn hồi của vật là một đại lượng bảo toàn
W=

mv2 + k(∆l)2 = const.

II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Bài 1: Viết công thức tính cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường.


Công thức tính cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường:
W = Wđ + Wt = 1/2mv2 + mgz
Bài 2: Viết công thức tính cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.

Thư viện đề thi thử lớn nhất Việt Nam


Công thức tính cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi:
W = 1/2mv2 + 1/2k(Δl)2 = hằng số
Bài 3: Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng.
Định luật bảo toàn năng lượng:
Nếu không có tác dụng của lực khác (như lực cản, lực ma sát,...)thì trong quá trình
chuyển động, cơ năng của một vật là một đại lượng bảo toàn.
Bài 4: Nêu một ví dụ về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng trong
trường hợp vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.
Ví dụ về cung tên: Nêu một ví dụ về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng
trong trường hợp vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.
Bài 5: Cơ năng là một đại lượng
A. Luôn luôn đúng.
B. Luôn luôn dương hoặc bằng không.
C. Có thê dương hoặc bằng không.
D. Luôn luôn khác không.
Hướng dẫn.
Chọn C.
Bài 6: Khi có tác dụng của cả trọng lực và lực đàn hồi thì cơ năng của vật
được tính như thế nào?
Hướng dẫn.
Cơ năng của vật bao gồm:
W=


mv2 + mgz + .k.(∆l)2

Bài 7: Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới
điểm N thì dừng và rơi xuống đất. Bỏ qua sức cản không khí. Trong quá trình
MN
A. Động năng tăng.
B. Thế năng giảm.
C. Cơ năng cực đại tại N.

Thư viện đề thi thử lớn nhất Việt Nam


D. Cơ năng không đổi.
Chọn đáp án đúng.
Hướng dẫn.
Chọn D.
Bài 8: Từ điểm M (có độ cao so với mặt đất bằng 0,8 m) ném lên một vật với
vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg. Lấy g = 10 m/s 2. Cơ
năng của vật bằng bao nhiêu?
A. 4 J.

B. 1 J.

C. 5 J.

D. 8 J.

Hướng dẫn.
chọn C.


Thư viện đề thi thử lớn nhất Việt Nam



×