Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Ôn thi THPT quốc gia De-Hóa 246

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.76 KB, 4 trang )

SỞ GD-ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I- NĂM HỌC 2013-2014
MÔN HOÁ HỌC 12- Khối A,B
(Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề)

(Đề có 04 trang)

Mã đề thi 246

Cho nguyên tử khối: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; Si=28; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40;
Mn=55; Fe=56; Zn=65; Cu=64; Br=80; Ag=108; I=127; Ba=137.
I. Phần chung
Câu 1: Cho cân bằng (trong bình kín) sau: CO

(k)

+ H2O (k)

CO2 (k) + H2 (k), ∆H < 0. Khi lần lượt tác động vào hệ cân

bằng một trong các yếu tố sau: tăng nhiệt độ (a); thêm một lượng hơi nước (b); thêm một lượng H 2 (c); tăng áp suất
chung của hệ (d); dùng chất xúc tác (e). Số yếu tố tác động làm cân bằng của hệ dịch chuyển theo chiều thuận là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2: Hoà tan hết hỗn hợp rắn gồm CaC 2, Al4C3 và Ca vào H2O thu được 3,36 lít hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro
bằng 10. Dẫn X qua Ni đun nóng thu được hỗn hợp khí Y. Tiếp tục cho Y qua bình đựng nước brom dư thì có 0,784 lít hỗn
hợp khí Z (tỉ khối hơi so với He bằng 6,5). Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng bình brom tăng là


A. 2,09 gam.
B. 3,45gam.
C. 3,91 gam.
D. 1,35 gam.
Câu 3: Cho m gam bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian thu được 3,88g chất rắn X và dung dịch Y.
Cho 2,925g bột Zn vào dung dịch Y sau phản ứng thu được 5,265g chất rắn Z và dung dịch chỉ chứa 1 muối duy nhất. Giá trị
của m là:
A. 3,17.
B. 2,56.
C. 1,92.
D. 3,2.
Câu 4 : Hoà tan hoàn toàn 0,775 gam đơn chất (X) trong dung dịch HNO3 đặc thu được 5,75 gam hỗn hợp gồm hai khí (có
thành phần % theo khối lượng của oxi như nhau) và dung dịch (Y). Biết tỷ khối hơi của hỗn hợp khí so với hiđro là 115/3. Ở
trạng thái cơ bản nguyên tử X có số electron độc thân là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 5: Axit Stearic có công thức phân tử là:
A. C18H36O2.
B. C18H34O2.
C. C16H32O2.
D. C18H32O2.
Câu 6: X là hỗn hợp AlBr3 và MBr2. Lấy 0,1 mol X nặng 24,303 gam tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thu được 52,64
gam kết tủa. Xác định % về khối lượng AlBr3 trong X?
A. 47,10%.
B. 58,23%.
C. 41,77%.
D. 51,63%.
Câu 7: (1). Khí Cl2 và khí O2.

(6). Dung dịch KMnO4 và khí SO2.
(2). Khí H2S và khí SO2.
(7). Hg và S.
(3). Khí H2S và dung dịch Pb(NO3)2.
(8). Khí CO2 và dung dịch NaClO.
(4). Khí Cl2 và dung dịch NaOH.
(9). CuS và dung dịch HCl.
(5). Khí NH3 và dung dịch AlCl3.
(10). Dung dịch AgNO3 và dung dịch Fe(NO3)2.
Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường là
A. 8.
B. 7.
C. 9.
D. 10.
Câu 8: Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Trong các hóa chất sau: KMnO 4, Cl2, NaOH,
CuSO4, Cu, KNO3, KI. Số chất tác dụng với dung dịch X là:
A. 4.
B. 6.
C. 7.
D. 5.
Câu 9: Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp gồm Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O 2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là
A. 200 ml.
B. 400 ml.
C. 600 ml.
D. 800 ml.
Câu 10: Đun sôi dung dịch gồm chất X và KOH đặc trong C2H5OH, thu được etilen. Công thức của X là

A. CH3COOH.


B. CH3CHCl2.

C. CH3CH2Cl.

D. CH3COOCH=CH2.

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm C xHyCOOH, CxHyCOOCH3, CH3OH thu được 2,688 lít CO2(đktc) và
1,8 gam H2O. Mặt khác cho 2,76 gam X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1M thu được 0,96 gam CH 3OH. Công
thức của CxHy COOH là
A. C3H5COOH.
B. C2H5COOH.
C. C2H3COOH.
D. CH3COOH.
Câu 12: Hỗn hợp X gồm metanol, etanol, propan-1- ol, và H 2O. Cho m gam X + Na dư thu được 15,68 lit H 2(đktc). Mặt
khác đốt cháy hoàn toàn X thu được V lít CO2(đktc) và 46,8 gam H2O. Giá trị m và V là.
A. 19,6 và 26,88.
B. 42 và 26,88.
C. 42 và 42,56.
D. 61,2 và 26,88.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 29,6 gam hỗn hợp X gồm CH 3COOH, CxHyCOOH và (COOH)2 thu được 14,4 gam H2O và m
gam CO2.Mặt khác, 29,6 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 dư thu được 11,2 lít (đktc) khí CO2.Tính m
A. 44g.
B. 52,8 g.
C. 48,4 gam.
D. 33 gam.
Câu 14: Cho hỗn hợp X gồm C3H7COOH, C4H8(NH2)2, HO-CH2- CH=CH-CH2OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X,
sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH) 2 thấy tạo ra 20g kết tủa và dung dịch Y. Đun nóng dung dịch Y thấy
Mã đề 246

1



xuất hiện kết tủa. Cô cạn dung dịch Y rồi nung chất rắn thu được đến khối lượng không đổi thu được 5,6 gam chất rắn. Giá
trị của m là
A. 8,2.
B. 5,4.
C. 8,8.
D. 7,2.
Câu 15: Một loại oleum có công thức H 2SO4.nSO3. Lấy 33,8 gam oleum nói trên pha thành 100 ml dung dịch X. Để trung
hoà 50 ml dung dịch X cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của n là
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 16: Cho các chất sau: etylbenzen; p-Xilen; o-Xilen; m-Xilen, 1,3,5-Trimetylbenzen; 1,2,4-Trimetylbenzen. Số các chất
đã cho khi tác dụng với clo (Fe,t0) thu được 2 dẫn xuất monoclo là
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 17: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và H2 với xúc tác Ni đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít
(đktc) hỗn hợp Y (có tỉ khối so với hiđrô bằng 8). Đốt cháy hoàn toàn cùng lượng hỗn hợp X trên, rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ
hoàn toàn trong dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 20 gam.
B. 40 gam.
C. 30 gam.
D. 50 gam.
Câu 18: Cho dãy các chất : cumen, stiren, isopren, xiclohexan, axetilen, benzen. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch
brom là
A. 2.

B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 19: Có các chất sau : keo dán ure-fomanđehit; tơ lapsan; tơ nilon-6,6; protein; sợi bông; amoniaxetat; nhựa novolac.
Trong các chất trên, có bao nhiêu chất mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm –NH-CO-?
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 6.
Câu 20: Sắp xếp các dung dịch có cùng nồng độ sau theo chiều tăng giá trị pH?
(1) CH3COONa, (2) HCOONa, (3) C2H5COONa, (4) NaCl
A. (4)<(3)<(2)<(1).
B. (4)<(2)<(1)<(3).
C. (1)<(3)<(2)<(4).
D. (2)<(3)<(1)<(4).
Câu 21: Oxi hóa 4,6 gam ancol etylic bằng O 2 ở điều kiện thích hợp thu được 6,6 gam hỗn hợp X gồm anđehit, axit, ancol
dư và nước. Hỗn hợp X tác dụng với natri dư sinh ra 1,68 lít H 2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng chuyển hóa ancol thành
anđehit là
A. 75%.
B. 50%.
C. 33%.
D. 25%.
Câu 22: Cho a gam một axit đơn chức phản ứng vừa đủ với a/2 gam Na. Axit đó là
A. C2H5COOH.
B. CH3COOH.
C. C2H3COOH.
D. HCOOH.
Câu 23: Thủy phân 4,3 gam poli(vinyl axetat) trong môi trường kiềm thu được 2,62 gam polime. Hiệu suất của phản ứng thủy
phân là
A. 60%.

B. 80%.
C. 75%.
D. 85%.
Câu 24: Cho phản ứng:
Cu + KHSO4 + NaNO3 --> CuSO4 + K2SO4 + Na2SO4 + NO + H2O
Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là
A. 26.
B. 27.
C. 28.
D. 25.
Câu 25: Cho các chất: H2S, S, SO2, FeS, Na2SO3, FeCO3, Fe3O4, FeO, Fe(OH)2. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên tác
dụng được với H2SO4 đặc nóng?
A. 6.
B. 8.
C. 5.
D. 7.
Câu 26: Thực hiện tổng hợp tetrapeptit từ 3,0 mol glyxin; 4,0 mol alanin và 6,0 mol valin. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Khối lượng tetrapeptit thu được là
A. 1120,0 gam.
B. 1510,5 gam.
C. 1049,5 gam.
D. 1107,5 gam.
Câu 27: Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng
xinvinit có độ dinh dưỡng 37,6%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó là
A. 59,6%
B. 37,25%
C. 74,5%
D. 29,8%
Câu 28: Chất hữu cơ X chứa vòng benz en có công thức phân tử là C xHyN. Biết % N = 13,08% (theo khối lượng). Số công
thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 6.
B. 8.
C. 7.
D. 5.
Câu 29: Khi cho buta-1,3-đien cộng hợp với Br2 theo tỷ lệ mol là 1:1 thì được bao nhiêu dẫn xuất đibrom?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 30: Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch gồm KOH 0,025M và Ba(OH) 2 0,0125M, thu được x
gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 1,9700.
B. 3,9400.
C. 1,4775.
D. 2,4625.
Câu 31: Dãy gồm các chất đều làm phenolphtalein hóa hồng là
A. anilin , amoniac,natri hidroxit.
C. anilin , metyl amin , amoniac.
B. metyl amin , amoniac,natri hidroxit.
D. amoni clorua , metyl amin , natri hidroxit.
Câu 32: Xét các hệ cân bằng sau đây trong một bình kín
(1) 2NaHCO3 (r)  Na2CO3(r) + H2O(k) + CO2(k)
(3) CO2(k) + CaO(r)  CaCO3(r)
(2) C(r)+ CO2(k)  2CO(k)
(4) CO(k)+ H2O (k) CO2(k) + H2 (k)
Mã đề 246

2



Khi thêm CO2 vào hệ thì số cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Câu 33: Cho phản ứng sau (có đun nóng):
o-C6H4(CH2Cl)Cl + NaOH loãng dư →sản phẩm hữu cơ X + NaCl.
X là chất nào sau đây
A. o-C6H4(CH2ONa)(ONa). B. o-C6H4(CH2OH)(ONa). C. o-C6H4(CH2OH)(Cl).
D. o-C6H4(CH2OH)(OH).
Câu 34: Một bình kín dung tích 1 lít chứa 1,5 mol H2 và 1,0 mol N2 (có xúc tác và nhiệt độ thích hợp). Ở trạng thái cân bằng
có 0,2 mol NH3 tạo thành. Muốn hiệu suất đạt 25 % cần phải thêm vào bình bao nhiêu mol N 2
A. 0,83.
B. 2,25.
C. 1,5.
D. 1,71.
Câu 35: Cho 8,9 g alanin tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được dung dịch X. Đem X phản ứng với dung dịch HCl
dư thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận Y (quá trình cô cạn không có phản ứng hoá học xảy ra) thì số gam muối khan thu
được là
A. 12,55.
B. 8,05.
C. 19,8.
D. 18,4.
Câu 36: Cho các thuốc thử sau đây:
1/ Dung dịch Ba(OH) 2.
2/ Dung dịch Br2 trong nước.
3/ Dung dịch H 2S.
4/ Dung dịch KMnO4.
Để phân biệt hai khí SO2 và CO2 riêng biệt, thuốc thử có thể dung để phân biệt là
A. 2,4.

B. 2,3,4.
C. 1,2,4.
D. 2,3.
Câu 37: Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO 3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó
chứng tỏ trong khí thải nhà máy có khí nào sau đây
A. CO2.
B. SO2.
C. H2S.
D. NH3.
Câu 38: Dãy gồm các chất đều có khả năng làm đổi màu dung dịch quì tím là
A. CH3NH2, C2H5NH2, HCOOH.
B. C6H5NH2, C2H5NH2, HCOOH.
C. CH3NH2, C2H5NH2, H2N-CH2-COOH.
D. CH3NH2, C6H5OH, HCOOH.
Câu 39: Cho 11,6 gam FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO 3 thu được hỗn hợp khí (CO2, NO) và dung dịch X. Khi
thêm dung dịch HCl dư vào dung dịch X thì hoà tan tối đa được bao nhiêu gam bột Cu (biết có khí NO bay ra)
A. 28,8 gam.
B. 16 gam.
C. 48 gam.
D. 32 gam.
Câu 40: Cho 10,32 gam hỗn hợp X gồm Cu, Ag tác dụng vừa đủ với 160 ml dung dịch Y gồm HNO 31M và H2SO4 0,5 M thu
được khí NO duy nhất và dung dịch Z chứa m gam chất tan. Giá trị của m là
A. 20,36.
B. 18,75.
C. 22,96.
D. 23,06.
II. Phần riêng ( Thí sinh chọn một trong hai phần)
A. Dành cho chương trình cơ bản
Câu 41:Axit cacboxylic no, mạch hở X có công thức thực nghiệm (C 3H4O3)n, vậy công thức phân tử của X là
A. C9H12O9.

B. C3H4O3.
C. C6H8O6.
D. C12H16O12.
Câu 42:Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là
A. Cu + dung dịch FeCl2.
B. Fe + dung dịch FeCl3. C. Cu + dung dịch FeCl3.
D. Fe + dung dịch HCl.
Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn m gam một saccarit thu được hỗn hợp CO 2 và hơi nước. Cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung
dịch Ca(OH)2 thu được 30 gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng dung dịch tăng 6,3 gam. Đun nóng dung dịch sau phản
ứng thu được thêm 15 gam kết tủa nữa. Xác định m?
A. 17,1gam.
B. 18,0.
C. 34,2.
D. 36.
Câu 44: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,03 mol Fe và 0,03
mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO).
A. 0,12 lít.
B. 0,2 lít.
C. 0,16 lít.
D. 0,24 lít.
Câu 45: Cho 17,1 gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Cr, Na có tỷ lệ mol là 1:1:4 vào nước dư đến phản ứng hoàn toàn thu được V
lít H2 ở đktc. Tính V?
A. 11,2 lít.
B. 7,84 lít.
C. 10,08 lít.
D. 4,48 lít.
Câu 46: Cho m gam kim loại M tan hoàn toàn trong 200 ml dung dịch HCl 0,5M thu được dung dịch X và 2,016 lít H 2
(đktc). Cho dung dịch AgNO3 dư vào X thì được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 23,63.
B. 32,84.

C. 28,70.
D. 14,35.
Câu 47: Đem hòa tan hoàn toàn m gam Mg trong dung dịch chứa đồng thời a mol H 2SO4 và b mol HCl sau phản ứng thu
được dung dịch chứa 2 muối có tổng khối lượng là 4,1667m. Thiết lập mối liên hệ giữa số mol 2 axit:
A. b=6a.
B. b=4a.
C. b=8a.
D. b=7a.
Câu 48: Cho các phản ứng sau:
(1) dung dịch Na2CO3 + dung dịch H2SO4.
(2) dung dịch Na2CO3 + dung dịch FeCl3.
(3) dung dịch Na2CO3 + dung dịch CaCl2.
(4) dung dịch NaHCO3 + dung dịch Ba(OH)2.
(5) dung dịch (NH4)2SO4 + dung dịch Ba(OH)2.
(6) dung dịch Na2S + dung dịch AlCl3.
Số phản ứng tạo đồng thời cả kết tủa và khí bay ra là
A. 3.
B. 6.
C. 4.
D. 5.
Câu 49: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4
(2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4
Mã đề 246

3


(3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3
(4) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2

(5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3
(6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 50: Các chất có công thức phân tử : 1) CH2O2 ; 2) C2H4O2 ; 3) C3H6O2 đều thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Nhận xét
nào sau đây không đúng :
A. Chúng đều có phản ứng với Na và NaOH.
B. Chúng đều có thể phản ứng với C2H5OH khi có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.
C. Cả ba chất đều có phản ứng tráng gương.
D. Chúng đều thể hiện tính axit, tính axit giảm từ 1>2>3.
B. Dành cho chương trình nâng cao
Câu 51: Cấu hình electron của một ion X 3+ là: 1s22s22p63s23p63d5. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố
X thuộc:
A. Chu kỳ 4, nhóm VIII B. B. Chu kỳ 4, nhóm II B C. Chu kỳ 3, nhóm VIII B
D. Chu kỳ 4, nhóm VIII A
Câu 52: Trộn dung dịch chứa Ba2+; OH- 0,06 mol và Na+ 0,02 mol với dung dịch chứa HCO-3 0,04mol ; CO2-3 0,03 mol và
Na+ . Hãy cho biết khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng.
A. 3,94 gam.
B. 9,85gam.
C. 5,91 gam.
D. 7,88 gam.
Câu 53: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí
H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 101,48 gam.
B. 101,68 gam.
C. 97,80 gam.
D. 88,20 gam.

Câu 54:Cho 18,4 gam hỗn hợp Sn và Zn vào dung dịch HCl dư, t o sau phản ứng hoàn toàn thu được 4,48 lít khí ở đktc. Tính
thể tích O2 ở đktc cần để đốt cháy hết 18,4 gam hỗn hợp trên?
A. 3,36 lít.
B. 4,48 lít.
C. 2,24 lít.
D. 5,6 lít.
Câu 55: Trộn lẫn dung dịch các cặp chất sau:
(1) NaAlO2 + CO2 (dư);
(2) Ca(OH)2 (dư) + Mg(HCO3)2;
(3) CuSO4 + NH3 (dư);
(4) Na2CO3 (dư) + FeCl3;
(5) KOH (dư) + Ca(H2PO4)2;
(6) H2S + CuSO4.
Có bao nhiêu trường hợp tạo thành kết tủa?
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Câu 56: Khi nhiệt phân: NH4NO3, NH4NO2, NH4HCO3, CaCO3, KMnO4, NaNO3, Fe(NO3)2. Số phản ứng thuộc phản ứng
oxi hoá - khử là
A. 4.
B. 3.
C. 6.
D. 5.
Câu 57: Chỉ ra số câu đúng trong các câu sau:
(1) Phenol, axit axetic, CO2 đều phản ứng được với NaOH.
(2) Phenol, ancol etylic không phản ứng với NaHCO3.
(3) CO2, và axit axetic phản ứng được với natriphenolat và dd natri etylat.
(4) Phenol, ancol etylic, và CO2 không phản ứng với dd natri axetat. (5) HCl phản ứng với dd natri axetat, natri p-crezolat
A. 3.

B. 2.
C. 5.
D. 4.
Câu 58: a mol chất béo X cộng hợp tối đa với 5a mol Br 2 . Đốt a mol X được b mol H 2O và V lít CO2 .Biểu thức giữa V
với a, b là:
A. V = 22,4.(4a - b).
B. V = 22,4.(b + 3a).
C. V = 22,4.(b + 6a).
D. V = 22,4.(b + 7a).
Câu 59: Cho sơ đồ sau: Cu + dd muối X → không phản ứng; Cu + dd muối Y → không phản ứng.
Cu + dd muối X + dd muối Y → phản ứng
Với X, Y là muối của natri. Vậy X,Y có thể là
A. NaAlO2, NaNO3.
B. NaNO3, NaHCO3 .
C. NaNO3, NaHSO4.
D. NaNO2, NaHSO3
Câu 60: Phát biểu không đúng là:
A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hoá mạnh.
B. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat.
C. Các hợp chất của Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính.
D. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH.
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu, kể cả Bảng tuần hoàn)
............................................................Hết................................................................

Mã đề 246

4




×