ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ HỌC KÌ I LỚP 4
1. Nêu đặc điểm về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng liên Sơn?
(Địa hình: Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao, đồ sộ nhất Việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn
núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. Khí hậu: ở những nơi cao lạnh quanh năm.)
2. Vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc?
(Nhờ có khí hậu mát mẻ và phong cảnh đẹp nên Sa Pa trở thành nơi du lịch nghỉ mát lí
tưởng ở vùng núi phía Bắc.)
3. Nêu tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ:(những dãy núi chính ở Bắc Bộ:Sông Gâm,
Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.)
4. a/ Kể tên một số dân tộc ít người sống ở Hàng Liên Sơn: (Một số dân tộc ít người sống
ở Hoàng Liên Sơn Mông, Thái, Dao....)
b/ Đặc điểm dân cư của Hàng Liên Sơn? (Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư tập trung thưa
thớt.)
c/ Tại sao người dân ở Hàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở? (Người dân ở Hàng
Liên Sơn thường làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ.)
5.a/ Mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hàng Liên Sơn?
(Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu
trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ...Nhà sàn: được làm từ các vật liệu tự
nhiên: tre, gỗ, nứa,.....)
b. Các lễ hội ở Hoàng Liên Sơn: Lễ Hội chơi núi mùa xuân, lễ hội xuống đồng. Các lễ hôi
thường tổ chức vào mùa xuân. Có các hoạt động như múa sạp,thi hát, ném còn,...
6. Nêu những khó khăn của giao thông miền núi?
(đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt lở vào mùa mưa.)
7. Nêu một số đặc điểm về địa hình của trung du Bắc Bộ: (vùng đồi với đỉnh tròn, sườn
thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.)
8. Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở trung du Bắc Bộ?
(Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du. Trồng rừng được đẩy
mạnh)
9. Ở trung du Bắc Bộ người ta trồng rừng có tác dụng gì?
(Che phủ đồi trọc. Ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi)
10. Nêu quy trình chế biến chè?
(Hái chè; Phân loại chè; Vò, sấy khô; Các sản phẩm chè)
11. Nêu một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên?
- Địa hình: vùng đất cao, rộng lớn, các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau: Kon tum,
Đắk lắk, Lâm Viên, Di Linh..
- Khí hậu có hai mùa rõ rệt: Mùa khô: trời nắng gay gắt đất khô vụn bở. Mùa mưa: thường
có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả vùng núi bị phủ một bức màn nước trắng xóa.
12. Kể tên các dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên? (Gia –rai; Ê- đê; Ba- na; Xơ- đăng,...)
13. Mô tả trang phục của một số dân tộc ít người ở Tây Nguyên?
Trang phục truyền thống: nam thường quấn khố, nữ thường quấn váy
15. Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên? (Trồng cây
công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, chè, hồ tiêu,...) trên đất badan. Chăn nuôi trâu bò trên
đồng cỏ. Sử dụng sức nước để sản xuất điện. Khai thác gỗ và lâm sản quí)
16a. Ở Tây Nguyên con vật được nuôi nhiều nhất: con bò và trâu
16b. Ở Tây Nguyên loại cây được trồng nhiều nhất là: cây cà phê, cao su, chè, hồ tiêu,...
17. Vai trò của rừng Tây nguyên đối với đời sống và sản xuất:
- cung cấp gỗ: cẩm lai, giáng hương, kền kền,...
- lâm sản: tre, nứa, mây,song,các loại thuốc quí như: sa nhân,hà thủ ô...
- nhiều thú quý: voi, bò rừng, tê giác, gấu đen,...
18. Vì sao phải bảo vệ rừng và trồng rừng? (Để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống
xóa mòn, chống lũ lụt, hạn hán, và bảo vệ môi trường)
19. Nêu đặc điểm của sông ở Tây Nguyên và lợi ích của nó:(Các sông ở đây chảy qua
nhiều độ cao thấp khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh. Đây là điều kiện thuận lợi cho
việc sử dụng sức nước làm thủy điện. Các hồ chứa còn giữ nước, hạn chế những cơn lũ bất
thường.
20. Kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Xê Xan; sông Xrê Pốk; sông
Đồng Nai.
21. Nêu những đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt:
- Vị trí: Nằm trên cao nguyên Lâm Viên
- Thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ,có nhiều phong cảnh đẹp: nhiều rừng thông, thác
nước
- Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch
- Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều loại hoa.
22. Nêu những đặc điểm chủ yếu về địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ:
- Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên; đây là đồng bằng
lớn thứ hai của.nước ta.
- Đồng bằng Bắc Bộ rộng thứ hai cả nước, có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh
đáy là đường bơ biển.
- Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ.
23. Tác dụng của hệ thống đê ở đồng bằng Bắc bộ: Nhằm để ngăn lũ cho ruộng đồng và
nhà cửa.
24. Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ?
(Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước. Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ
lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm. Có hàng trăm nghề thủ công truyền thống:dệt lụa,sản xuất
đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ,...)
25a. Vì sao đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa thứ hai cả nước? (Nhờ có đất phù sa
màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa.)
25b. Ngoài việc trồng lúa người dân đồng bằng Bắc Bộ làm gì? (Trồng ngô, khoai, cây
ăn quả, nuôi gia súc, gia cầm, nuôi và đánh bắt cá tôm, là nơi nuôi lợn, gà, vịt nhiều nhất
nước ta.)
26. Nêu quy trình sản xuất lúa gạo của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ? (Làm đất, gieo
mạ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, gặt lúa, tuốt lúa, phơi lúa)
27. Kể tên các sản phẩm thủ công và làng nghề nổi tiếng của người dân ở đồng bằng
Bắc Bộ?
(Những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước: lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, chiếu cói
Kim Sơn, chạm bạc Đồng Sâm,…Các làng nghề: làng Bát Tràng ở Hà Nội chuyên làm gốm,
làng Vạn Phúc ở Hà Tây chuyên dệt lụa, làng Đồng Kị ở Bắc Ninh chuyên làm đồ gỗ,…)
28. Quy trình tạo ra sản phẩm gốm sứ? (Phơi gốm, vẽ hoa văn, tráng men, nung gốm, các
sản phẩm gốm.)
29. Vì sao nói Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, và kinh tế của cả
nước.Vì:
+ Trung tâm chính trị vì: đây là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất
nước.
+ Trung tâm văn hóa, khoa học vì: có nhiều trường đại học, các viện nghiên cứu, bảo tàng,
thư viện hàng đầu của nước ta tập trung ở Hà Nội.
+ Trung tâm kinh tế vì: Hà Nội có nhiều nhà máy, khu công nghệ cao, làng nghề,...làm ra
nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhiều trung tâm thương mại giao
dịch trong và ngoài nước đặt tại Hà Nội như các chợ lớn, siêu thị, hệ thống ngân hàng,bưu
điện...
30. Từ Hà Nội đi đến các tỉnh khác loại hình giao thông gì? (bằng các loại hình như:
đường hàng không, đường, đường thủy. đường sắt.)
31. Hà nội được chọn làm kinh đô năm nào? Đặt tên là gì?
(Mùa xuân 1010- tên là Thăng Long)
32. Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một thành phố du lịch
nghỉ mát nổi tiếng?
(Không khí trong lành mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp, nhiều công trình phục vụ với nhiều
kiểu kiến trúc đẹp)
33. Mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất?
(Đà lạt nằm trên cao nguyên cao; khí hậu mát mẻ, trong lành; trồng nhiều loại hoa,quả, rau
xứ lạnh; phát triển du lịch)
23. Mô tả nhà ở và trang phục của người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ:
Nhà ở: được xây dựng chắc chắn xung quanh có sân, vườn, ao,..
Lễ hội: được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu để cầu cho năm mới mạnh khỏe và mùa
màng bội thu,...có các lễ hội như: Hội Lim, Hội Chùa Hương, Hội Gióng....
29. Điều kiện nào để Hải Phòng trở thành cảng biển :
- Cảng Hải Phòng nằm bên bờ sông Cấm cách biển khoảng 20km, thuận lợi cho việc
ra vào và neo đậu của tàu, có những bãi rộng và nhà kho để chứa hàng cùng nhiều
phương tiện phục vụ cho việc bốc dỡ, chuyên chở hàng dễ dàng, nhanh chóng.Cảng
thường xuyên có nhiều tàu bè trong và ngoài và nước cập bến. Cảng đã tiếp nhận và
vận chuyển một khối lượng hàng lớn phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước.
30. Vì sao nói Hải Phòng là trung tâm du lịch:
Vì: có nhiều bãi biển đẹp như: Đồ Sơn, đảo Cát bà với nhiều cảnh đẹp và hang động
kì thú. Có nhiều lễ hội: Chọi Trâu, hội đua thuyền truyền thống trên biển,...những di
tích lịch sử và những thắng cảnh nổi tiếng cùng hệ thống khách sạn, nhà nghỉ tiện
nghi có sức hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
31. Nêu tên các sản phẩm của ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng:
- Hải phòng có nhiều ngành công nghiệp lớn nhưng quan trọng nhất là ngành đóng
tàu. Các nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, cơ khí Hạ Long, cơ khí Hải phòng,...có khả
năng đóng mới và sửa chửa các loại xà lan, ca nô, tàu đánh cá, tàu du lịch, tàu chở
khách trên sông và biển, tàu vận tải cở hàng vạn tấn.
6. Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn:
- Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè , trồng rau v à cây ăn quả....trên nương rẫy ruộng
bậc thang.
- làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc,.......
- Khai thác khoáng sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm,....
- Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,.....