Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Thu hoạch cá nhân về công trình giao lưu văn hóa Pháp Việt của Phan Ngọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.71 KB, 44 trang )

Thu hoạch cá nhân về công trình giao lưu văn hóa Pháp – Việt của Phan Ngọc
I, Tiểu sử PGS Phan Ngọc:

PGS. Phan Ngọc
PGS. Phan Ngọc Sinh năm 1925, trong một gia đình giàu truyền thống
Nho học - cha ông là cụ Phan Võ, một nhà Hán học nổi tiếng từng làm
Thượng thư dưới triều Nguyễn, thời kỳ đầu Phan Ngọc học chữ Hán chỉ để
khỏi phật ý người thân, còn hoạn lộ của ông sẽ là thênh thang nếu ông đi theo
con đường đã được gia đình hoạch định sẵn, đó là vào trường Luật. Thế
nhưng, cậu tú Phan Ngọc - người học giỏi nổi tiếng nhất nhì ở đất Nghệ An
hồi trước năm 1945, lại nuôi một chí hướng khác, ông vào trường Y và sau đó
nhập ngũ làm lính ở sư đoàn 304, rồi về làm việc từ Bộ Văn hoá đến Đại học
Tổng hợp (nay là Trường Đại học KHXH - NV Hà Nội), sau đó là Viện Đông
Nam Á (Viện Khoa học Xã hội - Nhân văn Quốc gia) cho tới khi nghỉ hưu. Về
các công trình khoa học, xin sẽ đề cập sau, song về ngoại ngữ thì có thể nói
rằng sau Trương Vĩnh Ký, thì PGS Phan Ngọc là một người hiếm hoi ở Việt
1


Nam có một vốn liếng ngoại ngữ không dễ mấy ai có được. Từ khả năng tự
học đáng kinh ngạc, dưới bút danh Phan Ngọc hoặc Nhữ Thanh, ông đã
dịch Mỹ học Hegel từ nguyên bản tiếng Đức; Spartacus từ nguyên bản tiếng
Ý; Chiến tranh và hoà bình từ nguyên bản tiếng Nga; Sử ký (Tư Mã
Thiên), Chuyện làng Nho, Hàn Phi Tử từ nguyên bản chữ Hán; David
Copperfield và Trần trụi giữa bầy sói từ nguyên bản tiếng Anh... Cách đây vài
năm, ông đã xuất bản một cuốn Từ điển Anh-Việtvới hơn 100.000 mục từ và
đang soạn tiếp Từ điển Việt - Anh với số mục từ tương đương. Dường như có
cái gì đó như là năng khiếu, bẩm sinh trong việc học tiếng nước ngoài của
Phan Ngọc, điều này được ông giải thích một cách giản dị: “Tôi đã tìm ra cái
mẹo của cách học”. Tuy nhiên, điều đáng nói là không giống như nhiều người
trong chúng ta đang học ngoại ngữ như đi tìm một sinh kế, PGS Phan Ngọc


đã vượt qua giới hạn dùng ngôn ngữ như công cụ môi giới văn hoá mà ông
dùng ngôn ngữ để trực tiếp khảo sát văn hoá các dân tộc, các khoa học xã hội
mũi nhọn đang phát triển trên thế giới theo cả chiều rộng cùng chiều sâu.
Theo tôi, chức danh Phó Giáo sư ngành Ngôn ngữ học chưa phản ánh đầy đủ
năng lực thực tế của Phan Ngọc. Đọc các công trình, nghe các bài giảng và
qua tiếp xúc, có thể nhận thấy ông còn là nhà triết học, nhà Hán học, nhà mỹ
học, nhà dân tộc học, nhà nghiên cứu văn học... Những lĩnh vực ông nghiên
cứu không dừng lại ở các hiểu biết thông thường mà luôn nhất quán theo
phương châm “cách vật, trí tri” (biết đến tận cùng sự vật, biết đến tận cùng sự
biết). Theo tôi, một số trí thức lớn cùng thời với ông và được lưu danh tên
tuổi ở Việt Nam đều có xu hướng như vậy, sự uyên bác của họ như mang
dáng dấp của những nhà “bách khoa”. Phải chăng sau khi tiếp xúc với văn
hoá - văn minh phương Tây, họ không còn bằng lòng với “bể học” phương
Đông, mà họ muốn tìm hiểu kỹ lưỡng về cái thế giới tri thức rộng lớn và khác
lạ mới mở ra trước mắt cộng đồng? Và phải chăng đối với họ, vấn đề không
chỉ là phương pháp khoa học, là phương thức tư duy kiểu mới... mà còn là sự
2


khám phá nền tảng vật chất - tinh thần đã khai sinh ra các sản phẩm đó, vì thế
mà phẩm chất khoa học và đòi hỏi về tính “bách khoa” trở nên cần thiết, để
rồi sau khi nắm vững hệ thống tri thức ấy, họ mới chuyên tâm đi sâu vào lĩnh
vực nghiên cứu chuyên biệt của mình? Thời gian trôi đi, thế hệ trí thức như
Phan Ngọc vơi mỏng dần, có lẽ chỉ còn lại mình ông, người mà cốt cách “ông
đồ” và tri thức hiện đại đã phối kết với nhau như là hiện thân của sự nghiệp
khoa học ông đã và đang theo đuổi để chứng minh người Việt Nam với bản
sắc văn hoá của mình hoàn toàn có đủ khả năng hội nhập, đuổi kịp và đứng
vững trong nền văn minh công nghiệp, văn minh tin học.
II, Công trình nghiên cứu về giao lưu văn hóa Việt – Pháp
Trong các công trình nghiên cứu của ông, PGS Phan Ngọc đã có một

công trình rất lớn và thành công, đó là công trình nghiên cứu về giao lưu Văn
hóa Việt – Pháp.
Cuối thế kỷ XIX, người Pháp đã xâm chiếm xong toàn bộ Việt Nam và
lập tức xây dựng chế độ thuộc địa dưới các hình thức khác nhau ở ba miền.
Từ đó, xét về văn hóa, người Việt Nam đã không chỉ tiếp xúc với văn hóa
Pháp qua những thương nhân hay nhà truyền giáo, mà bắt đầu phải chung
sống với văn hóa ấy trong các tình huống khác nhau, có thể là cưỡng bức, tự
phát hoặc tự giác. Từ đó, một quá trình tiếp biến văn hóa đã diễn ra và làm
thay đổi cơ bản rất nhiều quan niệm, thói quen, tập quán, đặc biệt là phương
thức tư duy,… để rồi, văn hóa Việt Nam đã bước sang một thời kỳ mới mà
nhiều dấu ấn còn nguyên vẹn tới hôm nay. Công trình nghiên cứu của PGS
Phan Ngọc về tiếp xúc văn hóa Việt Nam và Pháp góp phần lý giải một số căn
nguyên của sự thay đổi mà dường như tới hôm nay, nhiều người trong chúng
ta vẫn chưa thấu đáo…
Việt Nam và các nước trên thế giới đã bước vào một giai đoạn mới
trong lịch sử, giai đoạn tìm hiểu nhau để cùng phát triển. Và có những vấn đề
trước kia ảnh hưởng rất lớn, giờ đã và đang thuộc về quá khứ, thí dụ vấn đề
3


chế độ thực dân. Lại có những vấn đề mới đặt ra, nhưng sẽ thu hút toàn thể
nhân loại, thí dụ vấn đề giao lưu giữa các nền văn hóa khác nhau để cùng
chung sống hòa bình, cùng phát triển trong hòa bình.
Đây thực sự là vấn đề mới, và hết sức khó. Để góp phần vào công việc
này, góp phần vào việc lý giải mơ ước của mọi tư tưởng triết học tiến bộ, cần
phải xây dựng một quan niệm mới về văn hóa, về bản sắc văn hóa của mỗi tộc
người, khảo sát khách quan xem trong quá trình tiếp xúc với các văn hóa
khác, nền văn hóa này đã có những thay đổi gì và có cái gì không thay đổi về
mặt quan hệ làm thành cách nhìn của nó về văn hóa. Tôi nói quan hệ, không
nói hiện tượng, bởi vì xét về hiện tượng, hiện tượng nào mà chẳng thay đổi,

nhiều khi thay đổi một cách cực đoan. Dĩ nhiên công việc này là hết sức khó
và dễ sai lầm. Nhưng khó mấy cũng phải làm. Và dù có sai sót, thì Sai sót của
một người sẽ giúp cho những người khác dần dần đi đến cái đúng. Để đi con
đường này, cách thuận tiện nhất là xét xem một văn hóa đã ứng xử như thế
nào, sau khi đã hình thành, để tiếp xúc với các nền văn hóa khác nó. Vấn đề
tiếp xúc văn hóa trở thành đối tượng số một. Người viết chọn giai đoạn tiếp
xúc văn hóa với Pháp, vì giai đoạn này một phần chính mình đã chứng kiến,
và thậm chí đã tham gia…
Độ khúc xạ của Nho giáo và sự du nhập của Thiên chúa giáo:
Trong mọi cuộc tiếp xúc của Việt Nam với văn hóa nước ngoài, đã diễn
ra nhiều hiện tượng phức tạp, mâu thuẫn nhau, mà nếu ta không nắm lấy hai
yêu cầu cơ bản của văn hóa Việt Nam, thì mọi sự đánh giá đều dễ chủ quan.
Văn hóa Việt Nam như một cây đại thụ. Nó bắt nguồn từ môi trường Đông
Nam Á, nên nó mang những nét của văn hóa Đông Nam Á. Chỉ cần nêu vài
nét hiện nay vẫn còn, đặc biệt là ở miền Bắc: địa vị quan trọng trong gia đình
của phụ nữ bên cạnh nam giới; cách tổ chức thành làng có chính quyền, thờ
cúng, nghi lễ, phong tục, tế tự riêng; việc thờ cúng tổ tiên chung cho cả nước;
trong sinh hoạt nghề trồng lúa nước; trong ăn uống lấy cá, cơm, rau làm thức
4


ăn chính, đặc biệt các thứ mắm; trong tình cảm, rất quý trọng quan hệ gia
đình, họ hàng, làng xóm. Nó có một hệ tư tưởng bàng bạc trong tục ngữ, dân
ca, văn học dân gian rất gần các nước ở Đông Nam Á, cái gọi là minh triết
dân gian, rất khác Khổng giáo Trung Quốc, nhưng chưa có ai hệ thống hóa
nó. Cách đây trên hai ngàn năm, có sự tiếp xúc văn hóa với Trung Quốc, và
sau đó có sự tiếp hợp (greffage) với Nho giáo. Sự tiếp hợp này là do bản sắc
văn hóa quy định. Bản sắc văn hóa Việt Nam đòi hỏi trước hết là độc lập và
thống nhất đất nước. Bất kỳ cái gì không gây thiệt hại cho độc lập, thống nhất
đất nước, có kết quả thực tế cao hơn cách làm cũ, đều được tiếp thu rất nhanh

chóng, và thay thế cái cũ không cần một sắc lệnh nào hết.
Chỉ nhìn xã hội Việt Nam, văn hóa, tư tưởng trong giai đoạn 1930 1940, cũng đủ thấy sự Âu hóa đi nhanh như thế nào. Người nhìn bên ngoài,
tưởng đâu là bắt chước. Hoàn toàn không phải. Đó là do bản sắc văn hóa yêu
cầu. Khi cần đổi mới để đối phó với tình thế mới thì không ai quyết tâm đổi
mới bằng Việt Nam; và khi chủ trương đổi mới từ trên đưa xuống thì toàn dân
theo ngay, không có xáo động to lớn trong xã hội. Đó là điều làm cho Viết
Nam khác mọi nước. Sự đổi mới có thể là cực đoan, quyết liệt, nhưng cách
diễn ra lại êm ả. Với một điều kiện: mọi sự đổi mới đều phải góp phần củng
cố độc lập, thống nhất, và khi đất nước bị nô lệ thì nó phải góp phần giành lại
độc lập thống nhất. Lịch sử văn hóa Việt Nam chứng kiến ba lần đổi mới, và
đều là vì yêu cầu độc lập dân tộc. Lần thứ nhất là theo hẳn Nho giáo, nhập
vào khối văn hóa Hán. Lần thứ hai là theo văn hóa Pháp. Lần thứ ba là theo
chủ nghĩa xã hội. Cả ba lần đều tạo nên một sự tháo gỡ cấu trúc cũ, cấu trúc
hóa lại theo kiểu mới. Và cả trong ba lần này, động cơ thúc đẩy vẫn là bản sắc
văn hóa. Người Việt Nam đổi mới để cứu nước, không phải để làm nô lệ. Do
đó, kết quả không phải là Hán hóa văn hóa Việt Nam mà là Việt Nam hóa văn
hóa Hán, không phải là Pháp hóa văn hóa Việt Nam mà là Việt Nam hóa văn

5


hóa Pháp. Cũng vậy, chúng ta đang đứng trước các cố gắng Việt Nam hóa chủ
nghĩa xã hội.
Đối với những người chỉ xét những biểu hiện bên ngoài, thì xã hội, văn
hóa Việt Nam đã từng bị xem là bản sao của Trung Quốc, của Pháp, của một
nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng nếu nhìn từ bên trong, thì thực tế lại rất khác.
Một thí dụ về sự Việt Nam hóa Nho giáo.
Nho giáo Trung Quốc không nói đến Tổ quốc. Kết quả là Nho giáo
Trung Quốc chỉ tạo nên được một bộ máy quan lại phục vụ hoàng đế. Khi bộ
máy này thối nát, đất nước bị chia rẽ, thì ngoại tộc tràn vào, nhiều khi chiếm

cả Trung Quốc. Chữ trung Trung Quốc chỉ có nghĩa là hi sinh với người đối
xử tốt với mình, nuôi mình chu đáo. Thời Chiến quốc, các thuyết khách sớm
Sở, tối Tần chẳng có khái niệm gì về Tổ quốc. Người ta ca ngợi Điển Vi trung
với Tào Tháo, Quan Vũ trung với Lưu Bị, Chu Du trung với Tôn Quyền, mà
chẳng quan tâm đến chỗ ba ông này chia cắt đất nước. Chính vì vậy người
Trung Quốc có quan niệm “Thiên hạ hợp rồi lại phân, phân rồi lại hợp, đó là
lẽ trời”. Cho nên cái nước đông người nhất, và văn hóa cao nhất thế giới trước
thế kỷ XVI luôn luôn bị chia cắt, bị những ngoại tộc mà về số người, kinh tế,
văn hóa kém gấp hàng chục lần xâm chiếm, thậm chí là cai trị. Nhà Thanh cai
trị Trung Quốc từ năm 1644 đến năm 1911, kéo dài 267 năm là một thí dụ.
Còn các nhà Nho? Họ trung với ngoại tộc, đàn áp các cuộc nổi dậy, hy sinh
cho triều đình ngoại tộc và tự hào về điều ấy.
Khi Việt Nam tiếp nhận Nho giáo thì Tổ quốc Việt Nam đã hình thành
xong từ lâu. Tổ quốc ấy có lịch sử hình thành qua các cuộc đấu tranh để giành
lấy đồng bằng từ tay biển cả, qua bao cuộc đấu tranh chống lại xâm lược
phương Bắc; qua thơ Lý Thường Kiệt, chữ “Sát Thát” trên cánh tay con dân
đất Việt, đặc biệt là qua Bình Ngô đại cáo khẳng định Việt Nam là độc lập về
văn hóa, lãnh thổ, chủ quyền, phong tục, truyền thống giữ nước và cứu nước.
Kết quả của sự tiếp hợp (grafting) với Nho giáo, là sự Việt hóa Nho giáo theo
6


bản sắc văn hóa sẵn có. Các khái niệm Nho giáo như hiếu, nhân, nghĩa, dũng,
trí… đều bị phân đôi, thành tiểu và đại. Cái gì chỉ liên quan trực tiếp giữa
người với người, như chính Nho giáo quan niệm đều gọi là tiểu, cái gì thông
qua môi giới tổ quốc và nhân dân thì đều gọi là đại. Nguyễn Trãi nói đến đại
hiếu, đại nghĩa, chí nhân, chí dũng… là chỉ bổn phận đối với nước, với dân.
Tức là mọi tư tưởng từ ngoài đến, dù từ Trung Quốc, Pháp, Tây Âu hay Liên
Xô, khi thể hiện thành hành động ở Việt Nam đều trải qua một độ khúc xạ mà
thành Việt Nam. Chỉ sau khi được Việt Nam hóa, có một nội dung mới, và

phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, yếu tố văn hóa này mới trở thành động
lực động viên toàn dân thực hiện nhiệm vụ mới. Tiếp biến văn hóa ở Việt
Nam, do đó, là có phương hướng, có mục đích. Và cần phải xét sự tiếp biến
qua yêu cầu của bản sắc văn hóa thì mới tránh khỏi những lệch lạc.
Thử xét sự tiếp xúc với Gia-tô giáo theo yêu cầu của bản sắc văn hóa.
Về mặt chính trị của vấn đề, đã có công trình rất đầy đủ của anh Cao Huy
Thuần Đạo thiên chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam (Christianisme
etcolonialisme au Vietnam 1857 - 1914, Hương quê, Los Angeles, Mỹ, 1988).
Tôi sẽ không bàn đến câu chuyện quá khứ về mối liên hệ giữa công giáo với
thực dân Pháp. Tôi chỉ xét mặt văn hóa, và kết quả của sự tiếp xúc.
Đặt chân lên Việt Nam, Công giáo có một số ưu thế rõ rệt.
Thứ nhất, về giáo lý, Thiên chúa giáo có hệ thống giáo lý rất chặt chẽ,
nhất quán, có sức thuyết phục, dựa trên một thần học đồ sộ, chứa đựng một
tinh thần nhân đạo: mọi người đều là con của Chúa, chính Chúa Giê-su đã hy
sinh để cứu vớt nhân loại. Nó giáo dục tình thương và sự hy sinh. Tôn giáo ấy,
qua sự thuyết minh của Augustin (354-430), đặc biệt là của Thomas d’Aquin
(1225-1274) đã tiếp thu được một phần truyền thống văn hóa Hy Lạp - La Mã
và văn hóa châu Âu, nên mang một diện mạo châu Âu. Từ thế kỷ IV đến thế
kỷ XIII, thực tế Thiên chúa giáo là sợi dây tinh thần nối liền các nước châu
Âu. Tiếng Latinh, ngôn ngữ nhà thờ, là ngôn ngữ văn học của cả châu Âu.
7


Đến thế kỷ XVIII, một người biết tiếng này có thể dạy tại mọi trường đại học
ở châu Âu. Và Giáo hoàng là ông vua của mọi ông vua, nhân danh Chúa cai
trị châu Âu bằng một hệ thống nhà thờ, một hệ thống giáo sĩ giàu có dựa trên
của cải nông nô, nông dân, thị dân. Nhân danh Chúa sự cai trị ấy là tàn khốc.
Trong giai đoạn chiến tranh tôn giáo ở châu Âu, bảy triệu người đã bị tòa án
Giáo hội xử tử bằng mọi cực hình vì chỉ một lời xúc phạm Giáo hoàng và
Kinh Thánh. Tới thời Phục hưng, các nước dần dần tách khỏi quyền lực của

Giáo hoàng, cuộc cải cách tôn giáo phá vỡ uy thế độc tôn này ở Đức, Hà Lan
và những chi nhánh công giáo hình thành ít nhiều mâu thuẫn với nhà thờ La
Mã, như ở Anh, Pháp. Nhất là khi phong trào khoa học phát triển, các học
thuyết xưa kia bị xem là dị giáo, nay được xác lập, uy tín công giáo bị giảm
sút. Thất bại ở phương Tây, các giáo sĩ muốn tìm cách thiết lập nó ở phương
Đông. Say sưa nhất trong nhóm này là chi nhánh Dòng tên mà khẩu hiệu là
“Vâng theo (Giáo hoàng) như một thây ma” (Obeire quasi cadaver). Họ là
những người kiên trì nhất, chịu khó nhất, được đào tạo kỹ lưỡng nhất. A. de
Rhodes là một thí dụ. Nhưng sự say sưa của họ làm chính nhiều nước châu
Âu lo sợ. Do đó, hội Thừa sai tiếp tục việc này, và Dòng tên bị cấm, vì nước
Pháp phải lo trước hết đến quyền lợi nước Pháp.
Thứ hai, đạo Thiên chúa là một lực lượng thế giới, rất am hiểu chính trị
thế giới. Các giáo sĩ của họ là những con thoi có vô số mánh khóe để tranh
thủ cảm tình, cầu xin viện trợ. Chính họ muốn mượn tay các nước thực dân để
nô dịch các nước châu Á, thiết lập cái gọi là vương quốc của Chúa. Vương
quốc ấy thế nào thì châu Âu đã biết, đã khiếp vía, và nước Việt Nam, ngay
trong hoàn cảnh kháng chiến, cũng đã nếm một chút cái hương vị này dưới
triều đình họ Ngô. Các giáo sĩ lắm thủ đoạn. Cách thứ nhất dễ thành công là
biến ông vua thành người Thiên chúa giáo. Đó là mưu của Pigneau de
Béhaine. Nhưng hoàng tử Cảnh phải mất ngôi. Va chạm thứ nhất. Cách thứ
hai là gây nội chiến. Ta có vụ Lê Văn Khôi ở Nam Kỳ, vụ Tạ Văn Phụng ở
8


Bắc Kỳ, vụ Hồng Bảo ở Trung Kỳ. Cách thứ ba là làm quân sư cho thực dân.
Để chuẩn bị cơ sở, họ tìm cách tập hợp giáo dân ở những vùng riêng, bảo vệ
chặt chẽ, dựng lên một nhà thờ, đồng thời là những pháo đài theo nghĩa đen.
Họ biến vùng này thành một “quốc gia” trong nước Việt Nam, trong đó ông
giáo sĩ chỉ huy tất cả. Tóm lại, một chữ: một quốc gia Trung cổ châu Âu ngay
trong nước Việt Nam, mà bản sắc văn hóa là ý thức thống nhất và độc lập.

Không phải vì chống học thuyết Thiên chúa giáo mà xảy ra những vụ
tàn sát. Người Việt không có thái độ kỳ thị tôn giáo; Phật giáo, Đạo giáo
không hề bị xử lý thô bạo. Nói đến chuyện giết đạo, cũng phải nói đến việc
người công giáo trả đũa. Trương Vĩnh Ký, một người công giáo trung thành
với Pháp, nhờ am hiểu văn hóa dân tộc nên có đủ thẳng thắn để thừa nhận:
“… sự thực là người Công giáo chẳng kém gì các người chống đối họ trong
99 trường hợp trong số 100 trường hợp đàn áp”. Sự thực là một cuộc huynh
đệ tương tàn vô nghĩa đã diễn ra có lợi cho thực dân, có hại cho dân tộc.
Chính Đô đốc Page cũng phải thừa nhận: “Cái chết lượn khắp nơi mọi đồn
bốt: đã hơn một ngàn người đã nằm trến đất nước này… Mười tám đại đội lúc
đầu tạo nên lực lượng của Rigault nay chỉ còn có sáu…” (Cao Huy Thuần,
sđd). Ông chấp nhận lẽ phải của người đại diện Tự Đức đã nói với ông ta:
“Nhưng người Pháp đến đây để đòi cho đạo Thiên chúa La Mã được rao
giảng khắp nước, mỗi thành phố, mỗi làng đều dựng lên một nhà thờ Gia-tô.
Nếu quả thật đó là ý muốn của Hoàng đế nước Pháp, thì không thể hòa giải gì
được cả, mọi cuộc thảo luận sẽ vô ích, toàn quốc sẵn sàng chịu một cuộc
chiến tranh diệt chủng, hơn là một điều trực tiếp như thế. Trái lại, nếu người
Pháp không đòi hỏi điều đó thì chắc chắn sẽ có hòa bình” (Cao Huy Thuần,
sđd.). Page và chính phủ Pháp đều muốn thương lượng, nhưng các cố đạo
nước ngoài đã phá vỡ mọi thương lượng đẩy tới cuộc chiến tranh xâm lược.
Đạo Thiên chúa đã phạm những lỗi lầm nghiêm trọng, mặc dầu đã có
những đóng góp vào văn hóa Việt Nam. Dù thực dân Pháp có cai trị Việt
9


Nam, và dù thực dân đứng hẳn về phía họ, bênh vực, che chở họ, chứ không
phải đàn áp như các cố đạo đã đổ tội cho vua quan ngày xưa, dù cho Thiên
chúa giáo có một đội ngũ giáo sĩ rất trung thành, có học vấn, dù có những tổ
chức từ thiện làm việc hết mình xứng đáng với mọi lời ca ngợi, dù cho các
trường công giáo có mặt khắp nơi và dạy học rất tốt - tôi học trung học ở một

trường công giáo và thường đứng đầu môn giáo lý - dù nó có một số nhân
cách mà người Việt Nam rất tôn trọng, suốt thời Pháp thuộc số trí thức, nhà
Nho theo công giáo chẳng có bao nhiêu? Tại sao?
Sai lầm quan trọng của Thiên chúa giáo khi đến Việt Nam là thái độ
khinh thường của Thiên chúa giáo đối với văn hóa phương Đông và văn hóa
Việt Nam. Phương Đông tuy có thua kém về kỹ thuật, đặc biệt về kỹ thuật
quân sự, nhưng bản chất của văn hóa không phải là súng ống, máy móc,
những nhà thờ - pháo đài, những lễ lạt rầm rộ. Nó là ở nhân cách. Nhân cách
Việt Nam là ở ý thức về bổn phận đối với mọi người, lòng trung thành vô
hạn đối với quyền lợi đất nước, lối sống cần, kiệm, liêm, chính, không kể địa
vị, tài sản. Dù anh mạnh bao nhiêu, giầu đến mấy, quyền lực đến mấy, mà
không có nhân cách thì người Việt Nam không phục, không yêu, dù cho nhất
thời họ phải nghe theo. Hình ảnh của thực dân Pháp chẳng cách nào làm
nhân dân Việt Nam cho là đẹp. Còn các cố đạo dù tuyên truyền đến đâu về
tình yêu cũng chẳng đem đến một điều gì quen thuộc. Họ bứng người Việt
Nam khỏi môi trường tinh thần, gán cho anh ta những quan niệm xa lạ, làm
anh ta khó chịu. Họ dạy vứt bỏ Tổ quốc để hi sinh cho vương quốc của
Chúa. Nhưng xét cho cùng, làm gì có vương quốc của Chúa trời. Họ kéo
người Việt khỏi sự thờ cúng tổ tiên, bởi Chúa tạo ra người. Chuyện xét cho
cùng thì còn phải bàn. Nhưng trước mắt tôi, xét ngay trực tiếp, tôi là do cha
mẹ sinh ra. Cha mẹ nuôi sống tôi, dạy dỗ tôi là chuyện có thực. Họ sùng bái
những vị thánh ở đâu đâu, nhưng những còn người hi sinh cho đất nước, dân
tộc thì không được nhắc đến.
10


Dù là tôn giáo nào thì cũng dựa trên một tiền đề không thể chứng minh
được. Thiên chúa giáo, Phật giáo đều thế. Nhưng so với Phật giáo thì Thiên
chúa giáo tự cho mình là độc quyền về chân lý. Thái độ độc quyền ấy là trái
ngược với sự thực. Nếu xét về mặt triết học, thì Thiên chúa giáo kém xa Phật

giáo. Nếu xét về mặt tu dưỡng con người thì Thiên chúa giáo kém xa Nho
giáo. Đó là lý do dẫn tới sự khúc xạ của Thiên chúa giáo ở Việt Nam. Đa số
con chiên đều thờ tổ tiên, làm giỗ cha, tôn trọng các vị anh hùng dân tộc. Họ
vẫn thấy những người lương là đồng bào, là ruột thịt. Họ vẫn tôn trọng nhân
cách theo quan niệm chung. Khi đã đi sâu vào văn hóa dân tộc, thì xuất hiện
những nhà công giáo yêu nước mà Nguyễn Trường Tộ là một ví dụ. Rồi đến
những người công giáo theo hai cụ Phan, theo Đảng Cộng sản. Các cố đạo
phương Tây hi vọng người công giáo sẽ nhất tề theo Pháp, nhưng thực tế lại
có nhiều người công giáo đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Bản
sắc văn hóa dân tộc đã thắng, bắt buộc ngay các giáo sĩ công giáo Việt Nam
cũng phải đứng về phía dân tộc. Thái độ khinh thị văn hóa phương Đông đã
giảm đi, và chính Vatican cuối cùng đã chấp nhận việc kính Chúa đi đôi với
yêu nước, với hy vọng chấm dứt sự chia rẽ vô lý giữa tôn giáo với Tổ quốc.
Sự tiếp xúc của Việt Nam với đạo Gia-tô nêu lên một kiểu khúc xạ độc đáo.
Một hệ tư tưởng từ bên ngoài, một vật thể xa lạ gắn vào cơ thể Việt
Nam. Vật thể ấy ở châu Âu, dù bị phê phán gay gắt, vẫn đã có một thời huy
hoàng, và những vấn đề nó nêu lên cho đến giờ vẫn chiếm địa vị chủ đạo ở
các nhà văn, học giả châu Âu, như: thượng đế, linh hồn, sự giải thoát, nhân
cách. Khi nhập vào cơ thể Việt Nam, tất cả những vấn đề nó nêu lên đều bị
gạt ra. Dù người ta có dùng võ lực cấy lên cái cơ thể này bằng súng đạn, sự
tiếp xúc chẳng dẫn tới một điều mà các cha cố mong đợi. Thế Lữ, gốc công
giáo là người mở đường cho Thơ mới, nhưng thơ và văn của ông chẳng hề
dựa trên các nguyên lý công giáo. Nguyên Hồng, gốc công giáo là nhà văn
hiện thực tâm lý cự phách và tiểu thuyết của ông là tiểu thuyết của dân nghèo
11


thành thị Việt Nam. Nhà thơ lớn duy nhất có ảnh hưởng công giáo là Hàn
Mặc Tử. Nhưng đó là mãi về sau, sau khi nhà thơ vì mắc bệnh mà sống trong
Viện điều dưỡng của các bà phước công giáo. Sức lôi cuốn của các bài thơ

không ở nhiệt tình công giáo mà ở cách Beaudelaire hóa cảm giác phương
Đông. Còn trước đó, thơ anh vẫn là thơ của một trí thức ở thành phố Việt
Nam gắn bó với nông thôn. Có một chút gì công giáo trong thơ Huy Cận,
nhưng đây là công giáo Đông phương hóa, không phải công giáo châu Âu.
Tức là chính sự khúc xạ tạo nên vẻ đẹp. Về hội họa, họa sĩ Lê Văn Đệ một
thời được tán thưởng. Nhưng đây là bà mẹ Việt Nam, con người Việt Nam,
tình cảm Việt Nam khoác hình thức công giáo. Thuyết nhân vị của Ngô Đình
Nhu là xuất phát từ nhân cách luận (personalisme) của Emmanuel Mounier.
Trịnh Văn Thảo nhận xét: “Nó vay mượn của nhân cách luận cái ngôn từ trí
tuệ, chủ nghĩa cải lương trí tuệ, nhưng lại tránh không theo nhân cách luận về
lĩnh vực chính trị. Sau đó, do ảnh hưởng của sự thất bại về chính trị của chế
độ, nhất là do chiến tranh tái diễn, nó chuyển về một bảo nguyên luận
(intégrisme) kiểu Franco!”. Dù cho tên gọi “nhân vị” là một sai lầm về dịch
thuật, cách chọn không tồi. Đối với người Việt Nam, cái thu hút quốc dân
không phải là kinh tế, quyền lực mà là nhân cách con người. Nhưng nhân
cách Việt Nam đã được thể hiện trọn vẹn bởi người cộng sản. Người Việt
Nam tin theo, vì biết chỉ có họ mới đánh Tây, đuổi Nhật, giành độc lập và
thống nhất, vì họ có các tấm gương hy sinh mẫu mực và họ cần, kiệm, liêm,
chính. Đằng này “nhân vị” chủ trương chính cái lý thuyết của các cố đạo Tây
sặc mùi Trung cổ. Kết quả là, không chỉ nhân dân chống lại, mà cả tay chân
của chính quyền. Tiền của từ nước ngoài đổ vào chỉ càng làm cho cơ sự hỏng
thêm mà thôi.
Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng, ở Việt Nam, người theo công
giáo là người tiên phong trong việc hiểu phương Tây, và là người đầu tiên có
khả năng sử dụng phương pháp phân tích của phương Tây để khảo sát văn
12


hóa, xã hội Việt Nam. Nếu như mọi người khác muốn tìm hiểu phương Tây
chỉ có con đường của nhà trường và chính phủ thực dân, còn không, phải đi

con đương bất hợp pháp, thì người công giáo còn có con đường của giáo hội.
Nguyễn Trường Tộ, Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của là những thí dụ…
Phê phán Nho giáo:
Khi thực dân Pháp đã làm chủ cả nước, khi những cuộc kháng chiến lần
lượt thất bại (phong trào Cần vương chấm dứt với sự hy sinh của Phan Đình
Phùng năm 1895), các nhà Nho tự trọng không tin vào thắng lợi của cuộc
kháng chiến, chỉ còn một cách là về hưu, quay về làng sống cuộc đời thôn dã.
Ở họ, diễn ra một sự tiếp xúc văn hóa khá tiêu biểu: họ cảm thấy nhục, họ
thấy một xã hội nhố nhăng, một không khí nghẹt thở. Văn minh vật chất
phương Tây, với các thói quen trái ngược, làm họ khó chịu. Để an ủi, họ tìm
chỗ dựa ở làng xóm, ở thiên nhiên. Nhưng chính làng xóm cũng bắt đầu bị
bần cùng hóa, để nhường chỗ cho những thành thị là nơi sống, và ăn chơi của
một số người làm việc cho Pháp. Đó là xu hướng mà cụ Tam nguyên Yên Đổ
là tiêu biểu nhất, bên cạnh những ẩn sĩ khác.
Sự phê phán Nho giáo ở bản thân học thuyết không bắt đầu ở Việt Nam
mà ở Trung Quốc. Sở dĩ như vậy là vì Nho giáo ở Việt Nam, tuy phổ biến rất
rộng rãi, nhưng không sâu sắc. Tới lúc này, Việt Nam chỉ tiếp nhận một chi
nhánh độc nhất của Nho giáo là Tống Nho, và học vấn chỉ có mục đích đào
tạo ra những người mà tương lai sẽ ra làm quan, nếu thi đỗ từ cử nhân trở lên.
Còn nếu thi đỗ tú tài, hay không thi đỗ, thì quay về làng xã, dạy học, làm
thuốc, tham gia sinh hoạt làng xóm. Các sách đều là kinh truyện do các nhà
Tống Nho giải thích, văn thơ cổ và cuốn Thông giám cương mục của Chu Hi.
Đã thế, Việt Nam lại chỉ học loại sách rút gọn, lược bớt rất nhiều. Người làm
công việc này là Bùi Huy Bích làm Tham tụng (Tể tướng) đời Lê, nên nhân
dân quen gọi nó là loại sách Hàn Tham. Kết quả, nó giúp được người Việt
trong việc viết văn làm thơ, nhưng không đào tạo được những học giả thực
13


sự. Các học giả Việt Nam ngày xưa trở thành học giả chủ yếu là do tự học chứ

không do lò khoa cử.
Xét về số lượng, thì ở triều Nguyễn từ năm 1804 đến năm 1918 qua 38
khoa Đình thí (thi Đình) và Hội thí (thi Hội) chọn được 558 tiến sĩ, tức là
trung bình mỗi năm chọn được khoảng 5 tiến sĩ. Về số người thi Hương đỗ cử
nhân, trong thời gian ấy có 6226 người. Số người thi đỗ và làm quan như vậy
rất ít, trái lại số người đi thi rất đông, và số người học chữ Hán lại càng lớn.
Uy tín của những người đỗ đạt cao rất lớn. Mà như đã thấy, muốn lãnh đạo
nhân dân đánh giặc, thường phải là một tiến sĩ hay một cử nhân trong nước,
trong danh sách 58 người trí thức Việt Nam thế hệ 1862 mà ông Trịnh Văn
Thảo đã lập, tuy còn thiếu sót, vẫn có thể thấy: Hoàng Diệu (phó bảng),
Hoàng Văn Hòe, Phạm Văn Nghị, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Thượng Phiên,
Phan Đình Phùng (đình nguyên), Đỗ Quang, Tống Duy Tân, Phạm Phú Thứ,
Nguyễn Đôn Tiết, Hoàng Tăng Bí (phó bảng), Trần Quý Cáp, Đặng Nguyên
Cẩn (phó bảng), Nguyễn Thượng Hiền (hoàng giáp), Ngô Đức Kế, Huỳnh
Thúc Kháng (hoàng giáp), Phan Châu Trinh (phó bảng), Nguyễn Quang Bích
(hoàng giáp). Tóm lại có 18 vị tiến sĩ tham gia phong trào cứu nước. Họ là
những người mà thực dân rất muốn lôi cuốn, nhưng không làm sao lôi cuốn
nổi. Qua đó, không thể nói Nho giáo Việt Nam chỉ có phản động, cũng không
thể nói họ thua kém bất kỳ tầng lớp nào về tinh thần yêu nước.
Nhưng muốn đổi mới Nho giáo bằng cách tiếp thu hệ tư tưởng phương
Tây thì họ vẫn không có khả năng tự mình làm được. Họ bị học vấn Tống
Nho hạn chế và những lý luận liên quan tới lý, tính, tâm, khí. Học vấn này lại
quá thực dụng, chỉ lo đến văn chương, thơ, phú, kinh, nghĩa. Họ thừa dũng
khí để hy sinh, nhưng thiếu phương pháp luận. Một khi cảm thấy hệ tư tưởng
mà họ sùng bái không cứu được nước, mà lại để cho nước mất, các nhà Nho
tất yếu đi tìm sự giải thích ở một nước khác cùng hoàn cảnh. Nước ấy chỉ có
thể là Trung Hoa.
14



Sau chiến tranh Nha phiến năm 1840, Trung Hoa đã nhận thức nguy cơ
xâm lược của phương Tây. Các trí thức Trung Hoa, do tiếp xúc nhiều với
phương Tây qua sách vở, đặc biệt qua các bản dịch của Nhật mà người Trung
Quốc có thể đọc dễ dàng, bắt đầu nhận thấy ưu thế của phương Tây trước hết
là ở tư tưởng, không chỉ ở vũ khí. Tăng Quốc Phiên, Trương Chi Động tiếp
thu khẩu hiệu “Trung học vi thể, Tây học vi dụng” tức là “tinh thần Trung
Hoa, kỹ thuật phương Tây”. Nhưng để tiếp thu được kỹ thuật phương Tây, thì
tinh thần Trung Hoa tự nó phải thay đổi mới có thể tiếp thu được. Nói theo
giọng thao tác luận, muốn kết hợp thì phải quy đồng mẫu số hai phân số hết
sức khác nhau về mẫu số.
Nhưng một nước xưa nay tự cao tự đại đến mức gọi mình là “thiên hạ”
(dưới trời), Trung Quốc (nước ở giữa), Trung Hoa (nước văn hóa rực rỡ ở
giữa thế giới), dĩ nhiên không thể dễ dàng vứt bỏ Nho giáo, nên nó đã sử dụng
một biện pháp độc đáo. Đó là chứng minh rằng mọi ưu điểm của hệ tư tưởng
phương Tây đều đã có sẵn trong đạo Khổng. Chỉ cần theo cụ Khổng là có tất
cả. Điều này tự nó không có gì lạ: Trước ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội,
Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo đều tự chứng minh mình là những học
thuyết xã hội chủ nghĩa. Nghiêm Phục - dịch giả nổi tiếng nhất chứng minh
Tuân Tử đi trước Spencer, Lão Tử đi trước Darwin. Lương Khải Siêu lại
chứng minh các quan niệm “dân bản”, “dân ý”, “dân quyền” của Mạnh Tử đã
đi trước các quan niệm “chủ quyền nhân dân”, “ý chí nhân dân”; và khái niệm
“vô vi” của Lão Tử đi trước quan niệm chính phủ không can thiệp vào kinh tế
của phương Tây. Xét về mặt thao tác luận, các nhà cải cách Trung Hoa đã tìm
cách quy đồng mẫu số để tạo nên sự phối hợp. Đó là cách làm hợp lý nhất.
Tiếc là đã có sai lầm về phương pháp luận. Phương Tây đã thắng về tư tưởng.
Phương Đông muốn sống, phải Âu hóa hệ tư tưởng của mình. Để tạo nên sự
kết hợp phải lấy phương Tây làm chuẩn. Phải đập vỡ hệ tư tưởng Khổng giáo,
đốt nó thành than, thì con phượng hoàng mới sống lại được.
15



Người cầm đầu trào lưu này là Khang Hữu Vi (1858 - 1927), nhưng
người ảnh hưởng lớn nhất ở Việt Nam lại là Lương Khải Siêu (1873 - 1929),
nên ở Việt Nam người ta hay nói đến Khang - Lương. Vì thế hệ sinh sau năm
1910 vẫn còn nhiều quan điểm không chính xác về Khổng giáo, nên cần phải
nói kỹ hơn một chút.
Chúng ta mới biết đời Thanh nổi tiếng nhất về mặt khảo chứng. Những
tác phẩm khảo chứng đồ sộ nhất của lịch sử văn học Trung Hoa là xuất bản
trong giai đoạn này, chỉ cần kể bộ Khang Hi tự điển mà nhà nào cũng có. Xu
hướng khảo chứng là kế thừa xu hướng đời Hán, mà phủ nhận Tống Nho.
Khang Hữu Vi, trước hết dựa vào Hán nho viết Tân học ngụy kinh khảo để
chứng minh các văn bản Nho giáo mà Tống Nho lấy làm cơ sở đều là xuyên
tạc, chẳng phải của Khổng Tử. Câu chuyện như sau: Sau khi nhà Tần đốt
sách, vua Huệ đế nhờ các nhà Nho học thuộc lòng chép lại và, do đó, có một
văn bản. Đó là văn bản vẫn lưu hành thời Tiền Hán. Sang thời Đông Hán,
người ta phát hiện ở vách tường đền thờ Khổng Tử một văn bản khác viết
bằng thứ chữ cổ gọi là chữ “nòng nọc”, vì hình dáng nó giống con nòng nọc.
Lưu Hâm chuyển văn tự nòng nọc thành chữ mới. Tống Nho gọi văn bản này
là “cổ văn” ý nói nó cổ xưa hơn, còn văn bản đời Hán là “kim văn”, và gạt bỏ
kim văn chỉ chấp nhận cổ văn. Khang chứng minh ngược lại cho văn bản kim
văn mới là thực, còn văn bản cổ văn là xuyên tạc. Chuyện chứng minh ai
đúng ai sai nằm ngoài phạm vi của ta. Chỉ biết rằng muốn làm thế, Khang
phải rất uyên bác. Khang dựa vào đấy viết Đại đồng thư để chứng minh mọi
nguyên lý tạo thành cơ sở cho sự phồn vinh phương Tây như tự do, dân chủ,
tiến bộ,… đều đã có ở Khổng Tử, Tuân Tử, Mạnh Tử nhưng đều bị Tống Nho
loại trừ tạo nên dẫn tới ngưng trệ. Lương Khải Siêu, là học trò Khang, không
phải là nhà tư tưởng, nhưng lại là nhà tuyên truyền, giới thiệu vô địch. Đặc
biệt ông có một lối văn cực kỳ lôi cuốn, đầy hình ảnh, rất xúc động; ở Việt
Nam, lối văn này có ở Phan Bội Châu. Hai tác phẩm quen thuộc nhất của
16



Lương là Ẩm băng thất và Trung Quốc hồn có thể tìm thấy ở mọi nhà đại gia
xứ Nghệ.
Vào đầu thế kỷ XX, các sách của phái cải cách nhập vào Việt Nam rất
đều đặn. Người ta gọi nó là Tân thư, tức sách mới, đối lập với loại sách Tống
Nho quen thuộc, gọi là sách cũ. Lần đầu tiên các nhà Nho vốn chỉ biết có văn
chương cử tử, biết thế nào là chủ nghĩa đế quốc, duy lý luận của Descartes,
thuyết giao kèo xã hội của Rousseau, thuyết tam quyền phân lập của
Montesquieu, thuyết tiến hóa của Huxley, thuyết cạnh tranh sinh tồn của
Darwin. Có một sự tiếp thu phương Tây cực kỳ sôi nổi và hăng hái. Các nhà
Nho yêu nước đã nhận ra con đường cứu nước mới. Tâm trạng giữ lấy đạo
nhà, hay “độc thiện kỳ thân”, đã nhường chỗ cho tâm trạng phấn khởi, phá
xiềng xích, lao vào thực tế để Âu hóa, dĩ nhiên là theo con đường bản sắc văn
hóa quy định, con đường của nhân cách Việt Nam.
Lần đầu tiên, các nhà Nho Việt Nam hiểu được phương Tây. Và có một
điều ngược đời, là không phải thực dân Pháp, dù đã cai trị Việt Nam, giới
thiệu văn hóa phương Tây cho Việt Nam. Có lẽ vì sự có mặt của thực dân lúc
đầu, ngoài sức mạnh võ khí, chưa có gì hấp dẫn. Về vật chất, đó là sâm banh,
bánh mì. Về phong tục, là khiêu vũ, lúc ấy gọi là “nhảy đầm”. Về người,
quanh chính quyền thực dân là những tay sai mà chính người Pháp cũng thừa
nhận là cặn bã, hèn hạ. Các tân thư Trung Quốc đã làm họ tỉnh ngộ. Họ thấy
phải đổi mới xã hội và đất nước để cứu nước. Họ hiểu được giá trị của các tư
tưởng mới. Người Việt Nam không đánh giá một học thuyết ở tự thân nó.
Người Đức, người Pháp làm được, điều này làm vinh dự cho văn hóa của họ.
Người Việt Nam đánh giá một tư tưởng ngoài vào theo một tiêu chuẩn duy
nhất: giúp được gì để giữ nước, cứu nước. Khi thấy làm được điều này, dường
như người Việt lại có thái độ cực đoan: theo hẳn cái mới? Điều này giải thích
lịch sử tiếp xúc văn hóa của Việt Nam với những biến đổi đột ngột: theo văn
hóa Hán, theo văn hóa Pháp, theo chủ nghĩa xã hội. Nhưng theo theo kiểu

17


ghép cây (greffage), chứ không phải theo kiểu lật đổ hoàn toàn kiến trúc cũ,
để lắp một kiến trúc mới, bởi văn hóa không phải chỉ là một thượng tầng kiến
trúc.
Thêm nữa, sở dĩ các tân thư lôi cuốn người Việt vì chúng được viết
bằng một ngôn ngữ quen thuộc với họ: một ngôn ngữ Hán rất dễ hiểu, còn dễ
hiểu hơn ngôn ngữ của các bài phú, cổ văn. Tâm trạng người Việt là tâm trạng
dân mất nước, đau xót trước một triều đình hủ bại. Đặc biệt, cách giới thiệu là
thông qua lăng kính Nho giáo, Phật giáo nên đọc là hiểu ngay, thấm ngay.
Nhưng nếu ta xét đoán theo quan điểm thực chứng và hiện đại, khi hiểu tư
tưởng phương Tây không kém gì phương Tây, thì khá nông cạn và hời hợt.
Mặc dầu thế, điều người Việt Nam cần, tức là con đường cứu nước, đã hiện
ra. Do đó có ba hiện tượng:
Thứ nhất, là sự đổi mới tư tưởng khá triệt để. Tuy khoa cử đến năm
1915 bị bỏ ở Bắc Bộ, và năm 1918 mới bị bỏ ở Trung Bộ, tuy sách đi thi vẫn
là sách Tống Nho, nhưng các nhà Nho đều mê tân thư, đều là Thanh Nho.
Phần lớn lúc này có người thi để làm quan, nhưng có người thi là để giành lấy
một uy tín tinh thần có lợi cho cuộc vận động (Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh,…). Có thể nói, cho đến năm 1925 xu hướng giới thiệu công khai hay bí
mật sách báo, tư tưởng phương Tây là dựa trên sách báo Trung Quốc. Chính
vì vậy tên đất, tên người phương Tây đều được đọc theo âm Hán Việt, nhiều
khi khá kì quặc: Voltaire thành Phúc-lộc-đặc-nhĩ, Montesquieu thành Mạnhđức-tư-cưu,… Ngay đến năm 1964, Marx còn được gọi là Mã-khắc-tư,… Còn
tên đất về cơ bản là tên Hán - Việt, mãi đến giờ rút gọn lại lấy âm tiết
đầu: Anh, Nga, Phổ, Pháp, Ý,… Ngược lại, dù địa vị người Pháp thay đổi
song tên gọi vẫn là tên cũ: Ông toàn quyền vốn là từ chỉ Đại sứ đặc mệnh toàn
quyền (plénipotentiaire), ông công sứ vốn là để chỉ lãnh sự (consul)… Cuộc
vận động cải cách ở Trung Quốc thất bại vào năm 1898, phái cải cách người
thì chết (trong đó có vua Quang Tự), người thì chạy trốn (Khang - Lương).

18


Các nhà cải cách oanh liệt một thời (Khang - Lương) sau này mất cả chí khí
chạy theo bọn quân phiệt. Dù thế, tư tưởng cải cách vẫn được duy trì. Cách
nhìn Nho giáo kiểu Khang Hữu Vi trở thành cách nhìn chủ đạo của Tôn Dật
Tiên ở Trung Quốc, của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc
Kháng và các nhà Nho yêu nước ở Việt Nam. Lý thuyết “dân vi quý” hiện vẫn
được một số người cho là lý thuyết dân chủ,…
Ở đây có hai điều khác nhau: Thứ nhất, nếu xét một cách thực chứng
thì các tư tưởng tự do, dân chủ, tiến bộ, pháp luật,… không những không có
mà thậm chí không tài nào có thể có trong óc Khổng Tử với tính cách con
người của một thời đại cụ thể, cách đây trên 2500 năm. Tư tưởng một con
người trước sau vẫn là sản phẩm một xã hội cụ thể. Vài thí dụ: trước thế kỷ
thứ IV không một nhà tư tưởng nào ở châu Âu lại công kích chế độ nô lệ.
Trước thế kỷ XVII mọi nhà tư tưởng đều than phiền về tình trạng xã hội ngày
càng suy đồi, hạnh phúc là ở quá khứ, vậy làm gì có chỗ đứng cho tiến bộ?
Trước thế kỷ XX, trừ New Zealand, chẳng có ai yêu cầu phụ nữ bình đẳng với
nam giới về chính trị. Những điều hôm nay cho là hiển nhiên, thì mới hôm
qua thôi, ngay cả các đầu óc sáng suốt nhất của loài người cũng không thấy…
Nhưng mặt khác, tôn chỉ của đạo Khổng là đạt đến sự hài hòa trong xã hội
trên cơ sở tu dưỡng bản thân, và để đạt đến điều này, người ta phải hiểu chữ
“thời”, tức là không bám vào cái gì cứng nhắc. Chính Khổng Tử thực hiện
điều này cho nên các câu trả lời của ông về hiếu, nhân, lễ, trí,… thay đổi tùy
theo người, tùy theo trường hợp. Do đó, nếu dân chủ, tiến bộ, tự do, pháp
luật... tự chúng góp phần làm xã hội hài hòa thì theo Nho giáo phải tự tu
dưỡng mình để tiếp nhận chúng và đưa chúng vào xã hội.
Thứ hai, là phong trào Đông Du. Từ cuối thế kỷ XIX Nhật Bản đã là
một tấm gương ở chỗ nhờ biết tiếp thu khoa học, kỹ thuật phương Tây, và đã
đổi mới được đất nước, giữ vững được độc lập. Đặc biệt là với Nhật, chiến

thắng Nga năm 1905 được người Việt Nam chào đón như là chiến thắng
19


chung của người da vàng đánh bại người da trắng. Người Việt Nam xem
người Nhật là cùng văn hóa, cùng chủng tộc, cùng cảnh ngộ, và tìm giải pháp
cứu nước theo con đường Nhật Bản. Đó là phong trào sang Đông, bằng con
đường sang Trung Quốc để sang Nhật Bản, tìm biện pháp duy tân đất nước,
đổi mới kinh tế, chính trị, đặc biệt học tập kinh nghiệm quân sự. Các tác phẩm
của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch lúc này trở thành ngọn đuốc soi
đường. Trên hai trăm người ưu tú ra đi. Phan Bội Châu (1867 - 1940) giải
nguyên trường Nghệ năm 1900, là người lãnh đạo, cùng với Nguyễn Thượng
Hiền (hoàng giáp), Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thành và những thanh niên yêu
nước sẽ tham gia những cuộc khởi nghĩa (Lương Ngọc Quyến, Trần Hữu
Lực...).
Thứ ba, là những cuộc vận động cải cách sôi nổi trong nước. Lần đầu
tiên, ta thấy nhà Nho bắt tay làm thương nghiệp. Hồ Tá Bang thành lập công
ty nước mắm Phan Thiết (Liên Thành). Và Phan Châu Trinh bỏ công việc ở
bộ Lễ để đi buôn. Những trường học tư nhân mở ra khắp nơi dạy chữ Quốc
ngữ (chỉ riêng tỉnh Quảng Nam có 40 trường), đồng thời là nơi giáo dục tinh
thần yêu nước, đổi mới đất nước. Nổi tiếng nhất là trường Đông Kinh nghĩa
thục theo gương trường Khánh Ứng nghĩa thục của Nhật Bản. Trường hoạt
động sáu tháng, tập hợp những nhà Nho yêu nước như Dương Bá Trạc, Lương
Văn Can,... do Nguyễn Quyền làm hiệu trưởng. Những trường tương tự được
tổ chức khắp các tỉnh. Người cầm đầu phong trào cải cách trong nước, khai
dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh là Phan Châu Trinh. Một phong trào đổi
mới sôi nổi lôi cuốn toàn quốc, về một số điểm mang tính chất tư sản dân tộc.
Linh hồn của phong trào là Phan Châu Trinh. Lúc này thực dân Pháp phạm
điều sai lầm sẽ dẫn tới sự sụp đổ của đế quốc Pháp. Nó không hiểu rằng, cái
nước mà nó chiếm quá dễ dàng thực tình có một lịch sử vinh quang, một

truyền thống yêu nước vô song, một nhân dân thông minh chẳng mảy may
thua kém người Pháp. Để nuôi bọn Tây đoan, bọn chủ đồn điền, chủ mỏ,... nó
20


chỉ biết đàn áp. Không chỉ những người chủ trương vũ trang khởi nghĩa, mà
cả những người đòi cải cách trong phạm vi hợp pháp cũng bị đàn áp, và đàn
áp khốc liệt hơn: Trần Quý Cáp bị chém. Nhà tù Côn Đảo chật ních những
con người hay chữ nhất của đất nước như: Huỳnh Thúc Kháng (hoàng giáp),
Ngô Đức Kế (tiến sĩ), Đặng Nguyên Cẩn (phó bảng)... Thầy tôi, Phan Võ,
thường nhắc lại lời than của cụ Đình nguyên Đặng Văn Thụy: “Bọn hay chữ
đi Côn Đảo cả rồi, ở đây chẳng còn ai biết chữ nghĩa gì nữa!”.
Mọi con đường đều bị bế tắc. Con đường dựa vào Nhật chấm dứt sau
khi Nhật cấu kết với Pháp trục xuất những người yêu nước. Con đường tự lực
đổi mới đất nước theo gương châu Âu bị đàn áp. Dần dần, người Việt Nam
nhận ra con đường duy nhất, vô cùng khó khăn nhưng cứu được nước. Nếu
các đế quốc cấu kết với nhau, thì con đường cứu nước chỉ có thể là con đường
theo Quốc tế III chống toàn bộ đế quốc chủ nghĩa.
Chủ nghĩa xã hội đã đến với văn hóa Việt Nam, phù hợp với bản sắc
văn hóa dân tộc. Bản sắc ấy dám đổi mới, dù cho đổi mới là cực đoan, là đoạn
tuyệt với những điều trước đây được xem là thiêng liêng. Nhưng đổi mới là
để cứu nước, không phải để làm đầy tớ người ta. Vài thí dụ. Không phải thực
dân, mà chính các nhà Nho yêu cầu bỏ chế độ khoa cử, đoạn tuyệt với chữ
Hán. Không phải thực dân, mà chính các nhà Nho truyền bá chữ Quốc ngữ,
một văn tự Tây phương. Khác tất cả các nước đã có một truyền thống văn tự
rực rỡ, Việt Nam dám đổi mã văn tự, theo hẳn châu Âu. Vào khoảng năm
1920, chữ Hán và chữ Nôm đều ở trong quá trình tàn lụi. Ngày trước, người
Việt để búi tó. Từ năm 1907 có phong trào cắt búi tó để đoạn tuyệt với quá
khứ. Đến năm 1920 búi tó biến mất, cũng vào khoảng ấy chế độ quân chủ, dù
là lập hiến, cũng bị công kích, người Việt chỉ có thể chấp nhận chế độ dân

chủ.

21


Ba xu hướng phê phán Nho giáo :
Thực tế một quá trình Âu hóa đã diễn ra. Ai chống lại? Không phải các
nhà Nho mà thực dân Pháp. Nhiều người hăng hái nhất bênh vực chữ Quốc
ngữ bị đày đi Côn Đảo. Ai cắt búi tó vào năm 1908 đều bị tình nghi. Các
trường học theo xu hướng cải cách bị đóng cửa, các hiệu buôn để mở mang
kinh tế đất nước bị cấm.
Dưới đây, tôi trình bày ba quan điểm khác nhau do ảnh hưởng của tiếp
xúc văn hóa với phương Tây, với Nho giáo nói riêng, và truyền thống văn hóa
nói chung. Nó là tiêu biểu cho ba giai đoạn.
Sự phê phán thứ nhất theo xu hướng tư sản:
Từ 1930, sau khi phong trào Việt Nam Quốc dân Đảng bị tan rã do sự
đàn áp của thực dân, thực tế ngọn cờ giải phóng dân tộc đã chuyển sang xu
hướng mới do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Xu hướng Việt Nam
Quốc dân Đảng vốn mang tính chất trí thức tiểu tư sản thành thị, sau khi mất
chỗ dựa về chính trị đã tìm một lối thoát trong văn học nghệ thuật. Tờ
báo Phong hóa (1932) rồi Ngày nay (từ năm 1935) trong một thời gian dài đã
có ảnh hưởng sâu rộng.
Người đứng đầu là Nguyễn Trường Tam (1906 - 1963), bút danh Nhất
Linh, đỗ cử nhân khoa học ở Pháp. Dẫu sao, ông cũng thuộc lớp lớn tuổi so
với thế hệ sinh sau năm 1910, cho nên có hai Nhất Linh trái ngược nhau: một
Nhất Linh của Nho phong còn chịu nhiều ảnh hưởng Nho giáo và chưa có dấu
hiệu báo trước con người của Phong hóa, Ngày nay; và một Nhất Linh cầm
đầu Tự lực văn đoàn, tập hợp những người em trai của ông là Nguyễn Tường
Long (1907 - 1948) tức Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Lân (1909 - 1943) tức
Thạch Lam và một số người bạn bè như Trần Khánh Dư (1896 - 1947) tức

Khái Hưng, Nguyễn Thứ Lễ (1907 - 1989) tức Thế Lữ, Hồ Trọng Hiếu (1900
- 1976) tức Tú Mỡ, Tô Ngọc Vân (1906 - 1954), sau này thêm Ngô Diệu
(1916 - 1985) tức Xuân Diệu, Cù Huy Cận (1919 - 2005) tức Huy Cận. Tuy
22


nhiên ở đây, tôi chỉ nói đến ảnh hưởng của văn hóa Pháp tới sự phê phán Nho
giáo. Với thế hệ mới, phần lớn sinh sau năm 1900, cái vốn Hán học thường là
non yếu không cho phép họ tiến hành sự phê phán trực tiếp về học thuật. Cái
vốn chủ yếu của họ là văn hóa Pháp tiếp thu trong nhà trường, nên họ sẽ sử
dụng những chuẩn mực mới, những chuẩn mực của xã hội tư sản phương Tây
để đả kích toàn bộ xã hội cũ.
Với tờ Phong hóa, ta bắt gặp loại nhà báo phương Tây mà trước đây ít
thấy. Đó là những người chỉ chú ý đến sự kiện trước mắt, phê phán kịch liệt,
không xét đến gốc gác, không đi sâu vào bản chất, chỉ nhìn ở hiện tượng. Đó
là tờ báo châm biếm, đả kích bất cứ cái gì, lần này lượt khác, không biết chán,
không mệt mỏi. Nhưng sự phê phán không đụng chạm bản thân chế độ thực
dân, mà chỉ ở biểu hiện bên ngoài, lối phê phán ta thường gặp ở những tờ báo
châm biếm của Pháp và là lối phê phán mà thực dân chấp nhận được để giữ
vẻ ngoài dân chủ. Một tờ báo châm biếm cần có những bức tranh châm biếm
sắc sảo. Về điểm này, tờ báo được sự giúp đỡ của hai họa sĩ bậc thầy là
Nguyễn Gia Trí và Tô Ngọc Vân. Tranh châm biếm đã có từ trước. Những
phải đến Phong hóa, mới có loại tranh châm biếm khắc họa các nhân vật có
thực, hay hư cấu, tới mức điển hình, nhìn thấy là biết ngay, không một lời giải
thích. Muốn làm thế, phải phân tích đối tượng để rút ra chi tiết điển hình, cấp
cho chi tiết này một nội dung tư tưởng, đặt nhân vật vào những tình huống
tiêu biểu để tính chất nhân vật được mọi người nhận thấy rõ ràng. Cái khó ở
đây không chỉ ở tài năng vẽ mà trước hết ở một sự cấu trúc hóa đối tượng
kiểu châu Âu. Cho nên Việt Nam trước khi tiếp xúc với phương Tây chưa có
tranh biếm họa.

Các biếm họa của Phong hóa, Ngày nay đã tung ra ba điển hình quen
thuộc với nhân dân trong những năm 1930 - 1934 không kém gì các nhân vật
của Nguyễn Du, đó là: Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh, cùng các nhân vật của xã
hội mới đại diện cho lớp người thân Pháp. Nhóm Tự lực Văn đoàn, có lẽ vì
23


nhìn xã hội theo con mắt tư sản, nên đối với họ, nông thôn chỉ là chốn quê
mùa, dốt nát, là xứ sở để bọn Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh hoành hành, nơi tập
trung mọi hủ tục: khao vọng, xôi thịt, đút lót, tệ ăn trên ngồi trốc, ma chay,
đình đám. Còn thái độ đối với nông dân tuy có khác nhau từ chỗ là kẻ chỉ biết
chịu đựng, mất hết nhân cách như ở Nhất Linh (trongChàng nông phu) đến
những còn người tốt, hiền lành, nhưng bất lực (trong Thạch Lam), nhưng điều
không thấy là phẩm chất cao quý của người lao động, điều mà Xô-viết Nghệ
Tĩnh lẽ ra phải là một bài học. Đối với xã hội thành thị, hai tờ báo công kích
tệ tham ô, chế độ nghị gật, sự xu nịnh Pháp, nhưng không đả động đến
phương diện kinh tế là mặt kìm hãm sự hình thành của nền kinh tế tư sản dân
tộc.
Xu hướng này có những mặt tích cực.
Thứ nhất, là óc phê phán. Óc phê phán là linh hồn của tư tưởng phương
Tây, nhưng lại gần như vắng mặt ở Việt Nam. Nho giáo đề xướng việc tuân
thủ các quy tắc, thái độ tôn kính mọi lời dạy của thánh hiền. Còn văn học bình
dân tuy có phê phán các tệ nạn của chế độ quan liêu, nhưng không xây dựng
được cơ sở kinh tế, đạo lý, cho phép sự phê phán thành nhất quán, có hệ
thống. Dù cho sự phê phán mới biểu hiện bên ngoài, nhưng rất phù hợp với
tầng lớp tiểu tư sản. Về điểm này, Tú Mỡ là nhà thơ trào phúng xuất sắc. Vũ
khí của sự phê phán mới chỉ là ở cái cười, chưa mang tinh thần lý luận.
Nhưng đây là công cụ tiện lợi nhất của kẻ yếu.
Thứ hai, nhóm này đánh đúng vào chỗ yếu nhất của Nho giáo, chỗ có
khả năng lôi cuốn quần chúng, và đánh vào đấy thì Nho giáo không thể nào

chống đỡ nổi. Đó là sự xung đột giữa hai thế hệ. Trước khi có sự tiếp xúc với
phương Tây, điều này không diễn ra. Bởi vì mỗi thế hệ sẽ lặp lại nguyên xi
chu kỳ sinh sống của thế hệ trước. Thế hệ cha sống, học hành, kết hôn, làm
việc thế nào, thì thế hệ con sẽ tiếp tục cái chu kỳ ấy. Đây là sự xoay vòng, đắp
đổi, mà mô hình là sự đắp đổi của bốn mùa trong vũ trụ đã được Kinh Dịch
24


chuyển thành một nguyên lý triết học. Không phải từng người một không
muốn kháng cự lại, nhưng dù cảm thấy bị ràng buộc, anh ta vẫn đành phải
vâng theo để bảo đảm sự yên tĩnh trong gia đình, làng xóm, đất nước. Tới lúc
này thì khác. Mọi kỷ cương cũ đang tan vỡ. Sự sinh sống trong nông thôn,
thành thị đổi khác. Thế hệ con phải tự giải quyết chuyện sinh sống, hôn nhân,
không thể vâng theo những quy định cũ.
Nhóm Tự lực Văn đoàn còn biết sử dụng cái công cụ mới hết sức có
hiệu lực để đổi mới xã hội. Trước hết đó là tiểu thuyết, truyện ngắn, trong đó
thế nào cũng bắt gặp một cá nhân tìm con đường cho mình, hợp với tình cảm
mình, trong sự đối lập với thế hệ cũ. Kết quả rất rõ ràng. Một nền tiểu thuyết
mới ra đời mà mẫu mực không phải là tiểu thuyết chương hồi của Trung
Quốc, hay tiểu thuyết truyền kỳ, và truyện thơ trước đây. Đó là tiểu thuyết
tâm lý theo mô hình tiểu thuyết Pháp, trong đó nội tâm nhân vật được phân
tích rất tinh vi, ngôn ngữ rất gần văn xuôi Pháp, cho nên giản dị, trong sáng,
khác các tiểu thuyết trước đây. Về thơ, tuy phong trào Thơ mới không phải do
nhóm này đề xướng, nhưng Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận vẫn là ba người nổi
bật của phong trào.
Nhưng ngay trong phạm vi hợp pháp, nhóm này cũng phạm các khuyết
điểm căn bản. Nó chống lại xu hướng hiện thực, ít nhất là trong giai đoạn đầu
khi chê bai Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng để theo một văn học cá
nhân chủ nghĩa kiểu Gide. Chỉ do áp lực của phong trào bình dân, nó chấp
nhận những nhà văn của dân nghèo thành thị như Nguyên Hồng, Nam Cao; và

tuyên truyền một chủ nghĩa cải lương nửa mùa: chỉ có người địa chủ sáng
suốt mới đổi mới số phận cho nông dân lao động. Nó xây dựng cơ sở trên một
không tưởng. Khi thực dân Pháp quyết tâm chống lại sự hình thành một tầng
lớp tư sản dân tộc, thì dù Hoàng Đạo trong Mười điều tâm niệm (1938) có chủ
trương “Theo cái mới không chút do dự”, cái mới, tức là xã hội tư sản, cũng
không có để mà theo. Kết quả là, có một sự phân liệt. Lớp chủ chốt chạy theo
25


×