Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

de thi hk1 mon tin hoc lop 8 de 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.14 KB, 4 trang )

Sách Giải – Người Thầy của bạn

/>
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: TIN HỌC 8
Thời gian: 45phút

ĐỀ SỐ 02
I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

Khoanh tròn vào câu trả lời em cho là đúng nhất:
Câu 1: Cấu trúc chung của một chương trình gồm:
a. 2 phần

b. 3 phần

c. 4 phần

d. 1 phần

Câu 2: Khi soạn thảo xong một chương trình Pascal, ta muốn kiểm tra xem có lỗi gì
không thì ta nhấn phím:
a. F9

b. F3

c. F2

d. F1

Câu 3: Khi một chương trình Pascal hết lỗi, ta muốn chạy chương trình thì nhấn


phím:
a. F9

b. Ctrl + F9

c. F2

d. Ctrl + F2

Câu 4: Các cách đặt tên sau, cách nào đúng:
a. bai thi

b. baithi

c. Bàithi

d. Bài thi

Câu 5: Để khai báo biến x kiểu số nguyên; a, b kiểu số thực thì ta khai báo:
a. Var x, a, b: Integer, real;

b. Var x: Integer; a, b: real;

c. Var x, a, b: Integer of real

d. Var a, b: Integer; x: real

Câu 6: . If ... Then ... Else… là:
a. Khai báo biến


b. Câu lệnh điều kiện dạng thiếu

c. Câu lệnh điều kiện dạng đủ

d. Khai báo hằng

Câu 7: Theo em hiểu viết chương trình là gì?
A. Tạo ra các câu lệnh rồi sắp xếp theo một trình tự nào đó.
B. Viết ra một đoạn văn bản được sắp xếp theo chương trình.
1


Sách Giải – Người Thầy của bạn

/>
C. Viết ra các câu lệnh mà em đã được học
D. Tạo ra các câu lệnh để điều khiển Robot
Câu 8: Để chia lấy phần nguyên ta dùng phép toán:
A. Div

B. :

C. Mod

D. /

Câu 9: Để viết thông tin ra màn hình, Pascal sử dụng lệnh:
A. Write

B. Read;


C. Delay;

D. Clrscr;

Câu 10: Cấu trúc của một chương trình Pascal thường có những phần sau:
A. Phần thân, phần cuối
B. Phần khai báo, phần thân, phần cuối.
C. Phần khai báo, phần thân
D. Phần đầu, phần thân, phần cuối.
Câu 11: X là một số thực, để khai báo biến X ta có thể khai báo như sau:
A. Var X: integer;

B. Var X: Real;

C. Var X: String;

D. Var X: char;

Câu 12: Lệnh gán trong Pascal được viết như sau:
A. :=

B. >= ;

C.=> ;

D. #

II/ Tự luận :
Câu 1: Câu lệnh điều kiện dạng thiếu và câu lệnh điều kiện dạng đủ được viết như thế

nào?
Câu 2 : Sau mỗi câu lệnh sau đây:
2


Sách Giải – Người Thầy của bạn

/>
a) IF ( 45 mod 3) = 0 then X:= X + 1;
b) IF x > 10 then X:= X + 1;
Giá trị của biến X là bao nhiêu, nếu trước đó giá trị của X bằng 5?
Câu 3 : Viết chương trình kiểm tra số nguyên dương X nhập từ bàn phìm là số chẵn hay
số lẻ.

3


Sách Giải – Người Thầy của bạn

/>
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. Trắc nghiệm:
1

2

3

4


5

6

7

8

9

10

11

12

a

a

b

b

b

c

a


a

a

c

b

a

II. Phần tự luận: Mỗi câu trả lời đúng được 2 điểm
Câu 1: Câu lệnh điều kiện dạng thiếu và câu lệnh điều kiện dạng đủ:
+Câu lệnh điều kiện dạng thiếu:
IF <điều kiện> THEN <câu lệnh>;
+Câu lệnh điều kiện dạng đủ:
IF <điều kiện> THEN <câu lệnh 1> ELSE <câu lệnh 2>;
Câu 2: Giá trị của biến X trong hai trường hợp là:
a. X=6

b. X=5

Câu 3: (2đ)
Program Kiem_tra_so_chan_le;
Var X: Integer;
Begin
Writeln(‘Nhap so X:’); Readln(x);
If x mod 2 = 0 then Writeln(x,’la so chan’) Else
Writeln(x,’la so le’);
Readln;
End.

4



×