Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh thông qua việc sử dụng trò chơi trong giảng dạy hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.45 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ……………………………………………………………………
1. Tên sáng kiến:
Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh thông
qua việc sử dụng trò chơi trong giảng dạy hóa học.
2. Lĩnh vực áp dụng: Dạy và học môn Hóa học ở trường THCS.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Hoá học là môn khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng giúp học sinh
phát triển toàn diện trong nhà trường phổ thông, môn hóa học còn cung cấp cho
học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản, thiết thực. Hình thành cho
các em một kĩ năng, thói quen làm việc khoa học, đồng thời biết vận dụng kiến
thức để góp phần giải quyết một số vấn đề đơn giản thực tế của cuộc sống thực
tiễn, rèn cho học sinh khả năng tư duy sáng tạo, trực quan nhanh nhạy, những
phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mĩ, chính xác và yêu
thích khoa học.
Trong quá trình giảng dạy mỗi giáo viên sử dụng nhiều phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học cho các học sinh hoạt động nhằm phát huy tính tích
cực của học sinh trong đó có tổ chức các trò chơi trong các tiết dạy hoặc các tiết
ôn tập nếu sử dụng tổ chức hiệu quả trò chơi các tiết học sẽ sinh động, học sinh
nắm được bài khắc sâu kiến thức.
Do đó trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần nghiên cứu kỹ các
trò chơi phù hợp với từng bài, từng chương để tạo hứng thú học tập cho các em,
giúp các em tiếp thu dễ vận dụng, củng cố kiến thức nhẹ nhàng, sâu sắc.
Để đáp ứng các yêu cầu trên với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy tôi xin
trân trọng giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm: “Đổi mới phương pháp dạy học
phát huy tính tích cực của học sinh thông qua việc sử dụng trò chơi trong giảng
dạy hóa học”.


1


* Những ưu, nhược điểm chính
+ Ưu điểm:
- Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh thông
qua việc sử dụng trò chơi trong giảng dạy hóa học giúp học sinh nắm kiến thức
một cách phấn khởi, hứng thú, vững chắc và sâu sắc hơn;
- Sử dụng trò chơi trong giảng dạy hóa học giúp học sinh nhanh nhẹn hơn,
đoàn kết, biết phân chia nhiệm vụ, trả lời ngắn gọn, khoa học và rút ra được kinh
nghiệm sau thất bại, giúp nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học và phát
triển tư duy của học sinh;
- Sử dụng trò chơi trong giảng dạy hóa học làm tiết học sôi động hơn, làm
cho học sinh quên mệt mỏi, áp lực của giờ học tạo không khí vui vẽ bằng các
tràng vỗ tay khích lệ các thành viên thi đấu tốt;
- Sử dụng trò chơi trong giảng dạy hóa học giúp giáo viên tiết kiểm tra
được các kiến thức đã truyền đạt, biết được trình độ nhận thức mỗi nhóm, mỗi
lớp từ đó điều chỉnh nội dung trò chơi hợp lí hơn từ đó chúng góp phần to lớn
chất lượng bộ môn hóa học ở nhà trường.
+ Nhược điểm:
- Sử dụng trò chơi trong giảng dạy hóa học giáo viên không hướng dẫn rõ
ràng, nội dung chưa phù hợp sẽ mất thời gian để truyền thụ kiến thức hoặc khó
kiểm tra đánh giá sự tiếp thu của các học sinh;
- Sử dụng trò chơi trong giảng dạy hóa học mất nhiều thời gian nghiên
cứu, soạn giảng, hướng dẫn luật chơi nên cần chủ động làm chủ thời gian.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
+ Mục đích của giải pháp
- Nhằm giúp các em sự thoải mái, vui vẽ trong học tập tiếp thu kiến thức
bài học một cách vững chắc nhất thì người giáo viên phải luôn đổi mới phương
pháp, tổ chức hướng dẫn học sinh làm việc nhiều hoạt động có liên quan các

kiến thức cơ bản trong bài;
- Việc sử dụng trò chơi trong học tập hóa học làm giảm áp lực cho học
sinh tiếp thu kiến thức cứng nhắc từ giáo viên, giúp các em nỗ lực, tập trung
2


nghe giảng để xử lí các cạu hỏi, bài tập trong trò chơi của giáo viên đưa ra. Nói
chung sử dụng thí nghiệm trò chơi có hiệu quả sẽ giúp học sinh khắc sâu được
kiến thức cơ bản, mà đối với học sinh THCS đây là vấn đề hết sức cần thiết.
+ Nội dung của giải pháp những tính mới điểm khác biệt của giải pháp
- Giúp học sinh thay đổi được thói quen nhận thức, phương pháp học tập
trước đây, làm giờ học bớt căng thẳng, nặng nề, tạo không khí vui vẽ, cảm giác
thoải mái, dễ chịu, tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng, gây hứng thú;
- Rèn luyện thêm các kĩ năng mà trước đây chưa có, tạo cho các em sự
đam mê, tìm tòi, sáng tạo, rèn luyện cho các em có cơ hội chứng tỏ, hoàn thiện
bản thân;
- Trò chơi trong học tập kích thích học sinh rèn luyện trí nhớ, khả năng
quan sát, phán đoán, suy luận. Từ đó phát triển cách xử lý nhanh nhẹn hợn,
thông minh hơn với các tình huống phức tạp, biết vận dụng thực tế;
- Trò chơi trong học tập giúp rèn luyện thêm nhiều phẩm chất tốt đẹp khác
sự đoàn kết trong phân công, sự phối hợp nhịp nhàng, tinh thần trách nhiệm...
+ Các bước thực hiện
- Các bước thực hiện trò chơi trong giờ dạy học hóa học như sau:
+ Bước 1: Giới thiệu tên của trò chơi.
Mục đích của mỗi trò chơi kiểm tra việc thực hiện mục tiêu bài học.
+ Bước 2: Hướng dẫn thực hiện trò chơi.
Chọn số học sinh tham gia, số đội, chuẩn bị phương tiện, dụng cụ đơn
giản, dễ tìm hoặc có sẵn, sinh hoạt luật chơi, thời gian chơi, luật chơi phải đơn
giản, dễ hiểu để có thể áp dụng vào các tiết khác, cách tính điểm, xếp hạng...
+ Bước 3: Thực hiện trò chơi.

Giáo viên phát lệnh, học sinh thực hiện, tính thời gian.
+ Bước 4: Tổng kết trò chơi.
Học sinh trong lớp làm trọng tài nhận xét thái độ tham gia trò chơi của
từng đội lưu ý phải mang tính khích lệ, nhẹ nhàng tránh áp lực cho đội thua.
Giáo viên tổng kết kết quả chơi của từng đội, cá nhân xuất sắc trao thưởng
hoặc khích lệ bằng tràng vỗ tay của các bạn trong lớp.
3


Các trò chơi trong giảng dạy hóa học như: Tiếp sức, hái hoa dân chủ, giải
ô chữ, ai nhanh hơn, sắm vai...
+ Ví dụ 1: Trò chơi “tiếp sức”
- Phạm vi áp dụng: Cho các bài hoặc theo chủ đề hoặc ôn tập chương.
- Mục đích của trò chơi: Củng cố kiến thức của bài học hoặc theo chủ đề
hoặc cho cả chương.
- Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Các đáp án bằng bìa cứng có dán keo hai mặt hoặc nam
châm, phấn trắng.
+ Học sinh: Xem bài trước, tập trung nghe giảng bài mới.
- Tiến hành trò chơi: Tiếp sức
+ Giáo viên giới thiệu trò chơi.
+ Phân công đội chơi: Chia làm 2 đội chơi mỗi đội gồm 4 học sinh, hai
dãy bàn làm thành một đội chơi.
+ Thời gian thực hiện: 3 phút.
+ Giáo viên phổ biến luật chơi: Trò chơi tiếp sức mỗi đội 4 học sinh xếp
hàng dọc mỗi bạn một câu, lên bảng thực hiện nhanh chóng quay về chạm bạn
thứ hai rồi đi thẳng về cuối hàng, bạn thứ hai lên thực hiện cứ thế đến bạn cuối
cùng, đội nào kết quả chính xác, thời gian ít hơn đội đó chiến thắng. Giáo viên
có thể quy định số điểm mỗi câu, số điểm đội về nhất để tránh trùng điểm.
+ Thực hiện trò chơi: Các học sinh đứng vào vị trí, giáo viên viết đề lên

bảng lớn, khi giáo viên hô khẩu lệnh “bắt đầu” các học sinh chơi theo luật định.
+ Tổng kết trò chơi: Sau khi hai đội hoàn thành hoặc hết thời gian, giáo
viên nhận xét, công bố đội thắng cuộc có thể tặng quà hoặc khích lệ bằng tràng
vỗ tay của các bạn cổ động viên.
Sau khi dạy xong Bài 2- Một số oxit quan trọng (Phần A. Canxi oxit) ta có
thể đưa ra trò chơi tiếp sức nội dung sau:
Vì đây là loại bài tập đầu tiên mới nên giáo viên cần phải hướng dẫn:
- Mỗi mũi tên là một phương trình hóa học.
- Khi viết đầy đủ chất tham gia và sản phẩm.
4


- Ghi điều kiện của phản ứng (nếu có).
Viết phương trình hóa học cho mỗi

Đáp án

chuyển đổi sau :

t
(1) 2Ca + O2 
→ 2CaO
o

(1)
(2)
→ CaO 
→ Ca(OH)2
Ca 


(2) CaO + H2O → Ca(OH)2
(3) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O

(3)
(4)

→ CaCO3 
→ CaO

t
(4) CaCO3 
→ CaO + CO2 ↑
o

Qua trò chơi trên giúp người giáo viên kiểm tra được kiến thức về tính
chất hóa học của: oxi, canxi oxit, oxit axit và phương trình điều chế vôi sống.
Sau khi dạy xong Bài 2- Một số oxit quan trọng (Phần B. Lưu huỳnh đi
oxit) ta có thể đưa ra trò chơi tiếp sức nội dung sau:
Viết phương trình hóa học

Đáp án

cho mỗi chuyển đổi sau :

t
(1) S + O2 
→ SO2

(1)
(2)

→ SO2 
→ H2SO3
S 
(3)
(4)

→ Na2SO3 
→ SO2

o

(2) SO2 + H2O → H2SO3
(3) H2SO3 + Na2O → Na2SO3 + H2O
(4) Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O

Qua trò chơi trên giúp người giáo viên kiểm tra được kiến thức về tính
chất hóa học của: oxi, lưu huỳnh đioxit, oxit bazơ và phương trình điều chế
lưu huỳnh đioxit.
Sau khi dạy xong Bài 4- Một số axit quan trọng (Phần B. Axit sunfuric) ta
có thể đưa ra trò chơi tiếp sức nội dung sau:
Viết phương trình hóa học cho

Đáp án

mỗi chuyển đổi sau :

t
(1) S + O2 
→ SO2


(1)
(2)
(3)
S 
→ SO2 
→ SO3 


VO
→ 2SO3
(2) 2SO2 + O2 
450 C

(4)
→ HCl
H2SO4 

o

2 5
o

(3) SO3 + H2O → H2SO4
(4) H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl

Qua trò chơi trên giúp người giáo viên kiểm tra được kiến thức các công
đoạn, phương trình hóa học sản xuất axit sunfuric và nhận biết axit sunfuric
bằng dung dịch bari clorua.
5



Sau khi dạy xong Bài 8- Một số bazơ quan trọng (Phần A. Natri hiđroxit)
ta có thể đưa ra trò chơi tiếp sức nội dung sau:
Viết phương trình hóa học

Đáp án

cho mỗi chuyển đổi sau :

(1) Na2O + H2O → 2NaOH

(1)
(2)
Na2O 
→ NaOH 


(2) 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

(3)
(4)
→ NaCl 

Na2SO3 

(3) Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 ↑ + H2O

NaOH

(4) 2NaCl + 2H2O →

2NaOH + Cl2 + H2
comangngan
Dienphan

Qua trò chơi trên giúp người giáo viên kiểm tra được kiến thức về tính
chất hóa học của: oxit bazơ, oxit axit và phương trình điều chế lưu huỳnh đioxit,
natri hiđroxit.
Sau khi dạy xong Bài 16- Tính chất hóa học của kim loại ta có thể đưa ra
trò chơi tiếp sức nội dung sau:
Viết phương trình hóa học cho

Đáp án

mỗi chuyển đổi sau :

t
(1) Cu + Cl2 
→ CuCl2

(1)
(2)
→ CuCl2 
→ Cu(OH)2
Cu 

(2) CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl

(3)
(4)


→ CuSO4 
→ BaSO4

o

(3) Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O
(4) CuSO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + CuCl2

Qua trò chơi trên giúp người giáo viên kiểm tra được kiến thức về tính
chất hóa học của: kim loại, muối, bazơ và phương trình nhận biết muối sunfat.
Sau khi dạy xong Bài 17- Dãy hoạt động hóa học của kim loại ta có thể
đưa ra trò chơi tiếp sức nội dung sau:
Viết phương trình hóa học cho

Đáp án

mỗi chuyển đổi sau :

(1) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑

(1)
(2)
→ NaOH 
→ Na2SO3 (2) 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
Na 
(3)
(4)

→ Na2SO4 
→ BaSO4


(3) Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
(4) Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2NaCl

6


Qua trò chơi trên giúp người giáo viên kiểm tra được kiến thức về tính
chất hóa học của: kim loại mạnh đầu dãy hoạt động hóa học, bazơ và phương
trình điều chế lưu huỳnh đioxit, nhận biết muối sunfat.
Sau khi dạy xong Bài 18- Nhôm ta có thể đưa ra trò chơi tiếp sức nội
dung sau:
Viết phương trình hóa học cho

Đáp án

mỗi chuyển đổi sau :

(1) Al2(SO4)3 + 3BaCl2 → 2AlCl3 + 3BaSO4 ↓

(1)
(2)
→ AlCl3 

Al2(SO4)3 

(2) AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl

(3)
(4)

Al(OH)3 
→ Al2O3 
→ Al

t
(3) 2Al(OH)3 
→ Al2O3 + 3H2O
o

Dienphannongchay
→ 4Al + 3O2 ↑
(4) 2Al2O3 
criolit

Qua trò chơi trên giúp người giáo viên kiểm tra được kiến thức về tính
chất hóa học của: muối, bazơ, rèn kĩ năng về điều kiện để phản ứng trao đổi xảy
ra và phương trình điều chế nhôm.
- Tiến hành trò chơi: Hái hoa dân chủ
- Phạm vi áp dụng: Cho cả tiết các bài ôn tập chương.
- Mục đích của trò chơi: Củng cố kiến thức và kĩ năng cơ bản của chương.
- Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Hệ thống các câu hỏi phát trước cho cả lớp, phiếu các câu
hỏi, lọ đựng hoa, hoa hồng bằng nhựa, phấn trắng.
+ Học sinh: Học bài theo các câu hỏi của giáo viên cho trước, kĩ năng giải
các bài tập định tính và định lượng.
- Tiến hành trò chơi: “Hái hoa dân chủ”
+ Giáo viên giới thiệu trò chơi.
+ Phân công đội chơi: Chia làm 4 đội chơi mỗi đội là một tổ.
+ Thời gian thực hiện: cả tiết.
+ Giáo viên phổ biến luật chơi: Trò chơi “Hái hoa dân chủ” mỗi đội cử

một thành viên lên bốc thăm, thời gian suy nghĩ 1 phút, thời gian trình bài 5 phút
báo cáo kết quả vào bảng nhóm, mỗi câu trả lời đúng đạt 10 điểm, nếu trả lời
chưa chính xác mời các học sinh của tổ khác bổ sung, lần lượt tới tổ khác, sau
7


một vòng thi thư kí sẽ tổng kết, qua các câu hỏi kết quả đội nào nhiều điểm nhất
đội đó sẽ thắng cuộc. Trong các câu hỏi nên có câu may mắn nếu trả lời đúng
đội đó sẽ được thưởng thêm 10 điểm.
+ Thực hiện trò chơi: Giáo viên yêu cầu học sinh các tổ lần lượt lên bốc
thăm về vị trí nhóm suy nghĩ trả lời vào bảng nhóm, học sinh tổ khác nhận xét,
giáo viên chiếu đáp án, thư kí ghi điểm.
+ Tổng kết trò chơi: Sau khi các đội hoàn thành xong các câu hỏi, giáo
viên công bố đội thắng cuộc có thể tặng quà hoặc khích lệ bằng tràng vỗ tay của
các bạn cổ động viên.
Có thể kết hợp trò chơi “Tiếp sức” và “Hái hoa dân chủ” trong một tiết
dạy như trong Bài 46- Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic.
Sau khi giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm điền vào ô trống số
(1), (2), (3), (4) sau khi cho điều kiện của giáo án trình chiếu, học sinh hình
thành sơ đồ liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic và thực hiện trò chơi
“Tiếp sức”.
Viết phương trình hóa học cho

Đáp án

mỗi chuyển đổi sau :

Axit
(1) C2H4 + H2O →
C2H5OH


(1)
(2)
→ C2H5OH 

C2H4 

→
(2) CH3-CH2-OH + O2  
Mengiam

(3)
CH3COOH 
→ CH3COOC2H5

CH3COOH + H2O
H SO ,t
(3) CH3COOH + C2H5OH 

2

4

o

CH3COOC2H5 + H2O
Ở phần bài tập cho học sinh trò chơi “Hái hoa dân chủ” với các câu hỏi:
Câu 1

Câu 1


Có 3 lọ đựng riêng biệt 3 chất

- Lấy mỗi thứ một ít cho vào 3 ống nghiệm.

lỏng sau: Benzen, rượu etylic và

- Nhúng quỳ tím lần lượt vào 3 ống nghiệm,

axit axetic. Bằng phương pháp

nếu quỳ tím hoá đỏ là đựng axit axetic

hóa học hãy phân biệt các chất

không có hiện tượng gì là rượu etylic và

lỏng trên. Viết phương trình hóa

benzen.

học xảy ra (nếu có) ?

- Cho Na vào 2 ống nghiệm còn lại, nếu có
8


hiện tượng sủi bọt khí là đựng rượu etylic
không có hiện tượng gì là benzen.
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2 ↑

Câu 2

Câu 2

Trong các chất sau đây chất nào

- Chất làm quỳ tím hóa đỏ là axit axetic

làm quỳ tím hóa đỏ ? Chất nào tác CH3-COOH.
dụng với kim loại Na ? Chất nào

- Chất tác dụng với kim loại Na là Rượu

tác dụng được với Na2CO3 ? Viết

etylic C2H5-OH và axit axetic CH3-COOH.

phương trình hóa học minh họa ?

- Chất tác dụng với Na2CO3 là axit axetic

a) CH2=CH2

CH3-COOH.

b) CH3-COOH

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2 ↑

c) C2H5-OH


2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2 ↑

d) CH3COOC2H5

2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa +
CO2 ↑ + H2O

Câu 3

Câu 3

Viết phương trình hóa học biểu

(1) C2H4 + H2O Axit
→
 C2H5OH

diễn chuyển đổi hóa học sau:

Mengiam
→
(2) C2H5OH + O2  

(1)
(2)
C2H4 
→ C2H5OH 

(3)

(4)
→ CO2 

CH3COOH 

CH3COOH + H2O
(3) 2CH3COOH + Na2CO3 →

CaCO3
(Câu hỏi may mắn)
Câu 4

2CH3COONa + CO2 ↑ + H2O
(4) CO2 + CaO → CaCO3
Câu 4

Cho 22,4 lít khí etilen (ở đktc) tác
dụng với nước có axit làm xúc
tác, thu được 13,8g rượu etylic.
Hãy tính hiệu suất phản ứng cộng
nước của etylen.

nC2 H 4 =

V
22, 4
=
= 1(mol )
22, 4 22, 4


→
 C2H5OH
C2H4 + H2O Axit

1 mol →

1 mol

mC2 H5OH = n.M = 1x 46 = 46( g )
%H =

13,8
x100 = 30(%)
46

3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
9


Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh thông
qua việc sử dụng trò chơi trong giảng dạy hóa học để giải các bài tập định tính
hoặc bài tập định lượng sẽ kiểm tra được kiến thức của học sinh, giúp học sinh
phát huy tính tực học, làm chủ kiến thức, biết cách vận dụng giải quyết câu hỏi
đặt ra qua đó nâng cao chất lượng bộ môn góp phần to lớn trong chất lượng
chung của trường, của huyện. Nên sáng kiến này áp dụng rất dễ dàng cho việc
dạy học hóa 9 hoặc các môn học khác trong các tiết dạy, tiết ôn tập chương, tiết
ôn thi học kì.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp
- Đối với giáo viên: Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực

của học sinh thông qua việc sử dụng trò chơi trong giảng dạy hóa học làm cho
không khí lớp học sôi nổi, vui vẻ, giáo viêm kiểm tra được khả năng tiếp thu bài
của mỗi học sinh, của các lớp mình phụ trách.
- Đối với học sinh: Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực
của học sinh thông qua việc sử dụng trò chơi trong giảng dạy hóa học như đã
nêu trên tôi nhận thấy có sự chuyển biến rõ nét, các em không còn e dè, thụ
động vì thế mà tiết học trở nên sôi nổi, các em hăng hái, thích thú, đoàn kết, tạo
tính tự lập, biết phân công nhiệm vụ, ham học hỏi để giải quyết các câu hỏi giáo
viên đưa ra giúp các em ham thích học tập bộ môn.
Kết quả chất lượng bộ môn hóa 9 cụ thể:
Chất lượng bộ môn

Năm học

Ghi chú

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

2011-2012

23,3%

26,4%


43,4%

6,9%

2012-2013

25,2%

24,4%

43,7%

6,7%

2013-2014

26,3%

29,7%

37,5%

6,5%

2014-2015

37,4%

26,5%


32,2%

3,9%

3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Sách giáo khoa 9 xuất bản năm 2012.
10


- Sách giáo viên.
- Sách hướng dẫn thiết kế bài giảng.
- Các loại sách bài tập.
- Các loại sách tham khảo.
Bến Tre, ngày 05 tháng 3 năm 2016

MỤC LỤC
11


1. Mô tả bản chất của sáng kiến
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp

Trang 2,3,4
3-9
10

4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp
10
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu


11

6. Tài liệu kèm theo

11

12



×