Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

sáng kiến giáo dục đạo đức học sinh bằng phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.69 KB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số : ……………………………………
1. Tên sáng kiến:
Giáo dục đạo đức học sinh bằng phương pháp “Giáo dục kỷ luật tích cực”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Khi nói đến vấn đề “kỷ luật” thường dễ làm cho ta liên tưởng đến “hình phạt”,
những lời quở trách nặng nề, thậm chí là những trận đòn roi vì từ xưa ông bà dạy rằng
“thương cho roi cho vọt”. Sở dĩ có liên tưởng như vậy là do lâu nay chúng ta vẫn
quan niệm, khi học sinh mắc lỗi thì chỉ có cách giáo dục duy nhất, hiệu quả nhất là
“kỷ luật trừng phạt”. Việc trừng phạt thân thể (đánh, kéo tai, quì gối, úp mặt vào
tường...) và trừng phạt về tinh thần (la mắng, nhiếc móc, bỏ rơi, làm cho xấu hổ,...).
Điều đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm cho các em mất đi sự tự tin, giảm ý
thức kỷ luật, căm ghét trường học, để lại những vết sẹo trong tâm hồn, khiến các em
luôn có thái độ thù địch. Cách xử lý kỷ luật của giáo viên đa phần chưa thuyết phục
được học sinh. Bởi nó xuất phát từ cách suy nghĩ áp đặt, đôi khi hơi bảo thủ, không


đặt mình vào vị trí của học sinh phạm lỗi, đó chưa kể đến những biện pháp xử lý quá
nặng, có tính chất xúc phạm, khiến học sinh phạm lỗi có cảm giác bị tổn thương,
không phục. Từ đó tạo ra tâm lý chống đối, càng phạt thì càng vi phạm cho... “bỏ
ghét”.
Nhìn khách quan, có thể coi cách kỷ luật trừng phạt như một nguyên nhân quan
trọng gây nên tình trạng bạo lực học đường, hoặc tạo ra những cú sốc tâm lý, những
phản ứng không lành mạnh của học sinh. Khi cần xây dựng trường học thân thiện rất
cần có kỷ luật, nhưng kỷ luật học sinh là kỷ luật mang tính giáo dục là chủ đạo, do
vậy áp dụng hình thức “kỷ luật trừng phạt” rõ ràng là biện pháp cần chấm dứt. Giáo


viên cần áp dụng biện pháp giáo dục kỷ luật dựa trên lợi ích tốt nhất của học sinh,
không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần các em. Trong những năm gần đây, khi
nạn bạo lực học đường có xu hướng gia tăng, các trường hợp vi phạm đạo đức của
học sinh liên tục được nhắc đến đã ảnh hưởng không nhỏ đến nề nếp dạy và học, đến
uy tín của giáo viên, kỷ cương nhà trường. Giáo viên đã gặp không ít khó khăn trong
công tác giáo dục toàn diện cho học sinh. Một trong những biện pháp được quan tâm
để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh là phương pháp “Giáo dục kỷ luật tích cực”
trong nhà trường. Vậy cần vận dụng nó như thế nào và vận dụng ra sao cho phù hợp
với thực tế giáo dục hiện nay.
Từ những lí do trên, trong những năm học qua bản thân luôn chú ý, quan tâm đến
việc đổi mới phương pháp giáo dục học sinh và đã chọn phương pháp “Giáo dục kỷ


luật tích cực” để áp dụng vào công tác giáo dục học sinh, đặc biệt là trong giáo dục
đạo đức học sinh.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
- Mục đích của giải pháp:
Nhằm tìm ra những biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng quản lý và
giáo dục đạo đức học sinh.
Về phương diện lý luận góp phần nâng cao nhận thức của giáo viên về công tác
quản lí, giáo dục đạo đức học sinh. Từ đó mỗi giáo viên thấy rõ trách nhiệm của mình
phải thực hiện công tác này để góp phần phát triển toàn diện cho thế hệ tương lai
cũng là nguồn nhân lực cho đất nước sau này.
Về phương diện thực tiễn giúp mỗi giáo viên nhận thấy rõ rằng đối với đối
tượng học sinh THCS cần có sự quan tâm “đặc biệt”, cái nhìn “đặc biệt”, phương
pháp giáo dục “đặc biệt”. Và còn giúp mỗi giáo viên nhận thấy rõ mình phải thực
hiện tốt công tác này không chỉ bằng trách nhiệm mà phải bằng cái tâm của người
thầy.
Kỷ luật tích cực nhằm làm giảm học sinh vi phạm kỷ luật.
-


Nội dung giải pháp:

Qua những năm trực tiếp làm công tác chủ nhiệm lớp, bản thân cũng nắm bắt và
thấu hiểu được tâm lí lứa tuổi học sinh THCS. Nếu các em được sống trong sự yêu
thương chăm sóc, quan tâm của gia đình thầy cô và có một môi trường học tập, giáo


dục tốt thì các em sẽ ham thích, say mê nổ lực học tập và rèn luyện đạo đức tác phong
tốt. Điều này có tác động rất lớn đến các em, đặc biệt là những học sinh có biểu hiện
tiêu cực về đạo đức, giúp các em giảm thiểu những hành vi không phù hợp, củng cố
các hành vi tích cực và phát triển nhân cách một cách tốt đẹp và bền vững.
Để quản lý và giáo dục học sinh đạt hiệu quả giáo viên cần phải kết hợp nhiều
phương pháp khác nhau, trong đó có phương pháp “Giáo dục kỷ luật tích cực” là hết
sức cần thiết. “Giáo dục kỷ luật tích cực” là giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích
tốt nhất của học sinh, không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của học sinh,
giúp các em nhận biết được đúng sai để điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích
cực, từ đó tự giác sửa chữa khuyết điểm, tự giác rèn luyện bản thân. Giáo viên chủ
nhiệm đối với lớp, là người quản lý giáo dục học sinh toàn diện, là người chịu trách
nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý đối với lớp và các thành viên trong lớp. Nếu
làm tốt nó sẽ hổ trợ rất nhiều cho giáo viên trong việc giảng dạy, giáo dục học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm thường có nhiều thời gian gần gũi các em hơn. Vì vậy, giáo viên
chủ nhiệm lớp không chỉ là người dạy chữ mà còn dạy học sinh nhiều điều tốt đẹp và
cũng là người hiểu được tâm tư, tình cảm của các em, có thể ngăn chặn được học sinh
bỏ học, học sinh chán học, học sinh trầm uất vì gia đình,…đồng thời phát huy và phát
triển được những khả năng, năng khiếu tiềm ẩn ở các em, từ đó các em thích đi học
và thích học hơn.


Với định hướng nâng cao chất lượng giáo dục, đòi hỏi phải thay đổi cách nghĩ,

cách giáo dục trong đó việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức học
sinh là yêu cầu hết sức cần thiết. Để thực hiện được những điều nói trên việc đổi mới
về phương pháp giáo dục đạo đức học sinh đòi hỏi phải được thực hiện một cách có
hiệu quả. Nhìn khách quan, có thể coi cách kỷ luật trừng phạt (ở cả 3 môi trường gia
đình - nhà trường - xã hội) như một nguyên nhân quan trọng tạo ra những cú sốc tâm
lý, những phản ứng không lành mạnh của học sinh. Khi cần xây dựng trường học
thân thiện, việc kỷ luật mang tính giáo dục là chủ đạo, do vậy áp dụng hình thức
trừng phạt rõ ràng là biện pháp cần chấm dứt. Kỷ luật trừng phạt không đem lại hiệu
quả giáo dục tối ưu, có thể làm cho học sinh thiếu tự tin vào bản thân, mối quan hệ
với giáo viên và học sinh trở nên căng thẳng. Nhiều khi các em cảm thấy mình bị xúc
phạm, dồn ép dẫn đến có hành vi chống đối, phản kháng…gây ảnh hưởng xấu đến
môi trường giáo dục, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Phương pháp quản lý và giáo dục học sinh bằng phương pháp “Giáo dục kỷ luật
tích cực” đã và đang được ngành giáo dục triển khai rộng rãi trong nhà trường.
Phương pháp này đã tỏ rõ những ưu điểm nổi bật, phù hợp với nguyên tắc giáo dục,
nhận được sự đồng tình cao của xã hội. Không ít giáo viên hiện nay vẫn quan niệm,
khi học sinh mắc lỗi thì chỉ có cách giáo dục duy nhất, hiệu quả nhất là trừng phạt.
Điều này do hai nguyên nhân: thứ nhất giáo viên chưa hiểu được tâm lý lứa tuổi học
sinh và thứ hai coi nhẹ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ.


Kỷ luật tích cực là một biện pháp giáo dục hoàn toàn khác với lối giáo dục truyền
thống theo kiểu “đòn roi”. Kỷ luật tích cực là động viên, khuyến khích, hỗ trợ, nuôi
dưỡng yếu tố tích cực trong mỗi học sinh dẫn đến ý thức kỷ luật một cách tự giác,
nâng cao năng lực và lòng tin của học sinh vào giáo viên. Kỷ luật tích cực là phi bạo
lực về cả thể xác lẫn tinh thần, là một quá trình thường xuyên, liên tục và nhất quán,
thông qua đó khuyến khích khả năng tư duy, lựa chọn của học sinh. So với phương
pháp cũ, học sinh chưa tốt cảm thấy được tôn trọng hơn, ít có những phản ứng tiêu
cực đối với bản thân, gia đình, bạn bè và xã hội. Tâm lý của các em cũng có biểu hiện
tốt hơn, không còn mặc cảm, tự ti, chủ động trong việc tự thay đổi bản thân, phát huy

các giá trị tích cực của mình.
Theo các chuyên gia giáo dục, việc mắc lỗi của học sinh được coi như lỗi tự nhiên
của quá trình học tập và phát triển. Do vậy, nhiệm vụ quan trọng của nhà giáo dục là
làm thế nào để học sinh nhận thức được bản thân, tự kiểm soát hành vi, thái độ. Trước
hết giáo viên cần nhận thức rằng, biện pháp kỷ luật trừng phạt học sinh cần được
chấm dứt và thay thế bằng biện pháp kỷ luật tích cực. Để làm được điều này, giáo
viên cần có suy nghĩ sâu sắc về nghề dạy học, yêu nghề, mến trẻ, cái tâm phải bao
trùm khắp tâm hồn. Hiểu và nắm bắt tâm lý của học sinh ở mọi lứa tuổi và bản thân
phải tìm được niềm vui trong công việc.
Hiện nay, giáo viên luôn chịu áp lực từ nhiều phía như yêu cầu về chất lượng dạy
và học, những khúc mắc trong quan hệ thầy - trò, đồng nghiệp hay những khó khăn


trong cuộc sống hằng ngày... Ai cũng hiểu tức giận, căng thẳng có thể làm chúng ta có
những hành vi nóng giận nhất thời và gây hậu quả không mong muốn. Giáo viên có
thể giảm căng thẳng bằng việc trau dồi khả năng hài hước, tinh thần lạc quan trước
mọi tình huống…Mặt khác, giáo viên phải xác định rằng, “Giáo dục kỷ luật tích cực”
không phải là cây đũa thần, do vậy bên cạnh việc sử dụng nó như một giải pháp thủ
công thì còn phải kết hợp với hệ thống các giải pháp đi kèm, sao cho việc kỷ luật học
sinh vẫn phải diễn ra nghiêm túc đúng luật.
Điều cốt yếu trong “Giáo dục kỷ luật tích cực” là học sinh luôn được tôn trọng.
Khi các em mắc những sai lầm, khuyết điểm, giáo viên không la mắng hay trừng
phạt, không nên “đao to búa lớn” mà trái lại phải luôn quan tâm, chia sẻ, động viên
với một giọng thân mật, tâm tình, phải biết gần gũi, quan tâm tạo cho các em sự tin
tưởng để có thể bộc bạch những suy nghĩ của bản thân. Trên cơ sở đó, giáo viên giúp
học sinh tự giác nhận ra được những khuyết điểm để sửa chữa. Vì thế, trong mỗi tiết
sinh hoạt cuối tuần tôi thường xen kẽ kể cho các em nghe những câu chuyện đạo đức,
quán triệt nội quy nhà trường…đã làm cho không khí lớp học trở nên sôi nổi, thân
thiện hơn, có tác dụng giáo dục nhẹ nhàng mà hiệu quả.
Trong những buổi sinh hoạt chuyên môn những tình huống học sinh vi phạm nội

quy nhà trường thường được đặt ra để giáo viên giải quyết theo quan điểm giáo dục
kỷ luật tích cực.


Tăng cường biện pháp kỷ luật tích cực trong nhà trường là biện pháp giáo dục
học sinh không sử dụng đến các hình thức bạo lực, trừng phạt, chủ yếu là động viên,
khuyến khích, hỗ trợ, nuôi dưỡng những giá trị tích cực, dẫn đến ý thức kỷ luật một
cách tự giác, nâng cao năng lực và lòng tin của học sinh vào giáo viên.
Ví dụ: Một học sinh chăm chỉ, một hôm em không thuộc bài giáo viên không nên
cho điểm ngay mà phải tìm hiểu nguyên nhân, nếu do hoàn cảnh khách quan, giáo
viên cần động viên để em học tập cho tốt bằng cách thông báo kiểm tra em vào lần
khác. Hay một học sinh không viết bài trong giờ học, đây là biểu hiện khá phổ biến
của một bộ phân học sinh hiện nay. Trong tình huống này thay vì xử lí thông thường,
giáo viên yêu cầu em phải viết bài vào ngay thì giáo viên nên cho em quyền đươc lựa
chọn và quyết định bằng cách đưa ra hai khả năng, em có thể viết bài bây giờ hoặc
em sẽ viết bài vào giờ chơi hay cuối buổi học. Và tôi tin rằng em sẽ viết bài vào ngay.
Để giáo dục học sinh đạt hiệu quả ngay từ đầu năm, sau khi nhận lớp giáo viên
cần phải tiến hành điều tra đối tượng học sinh. Giáo viên thông qua sổ học bạ, qua
giáo viên chủ nhiệm năm trước, qua phụ huynh học sinh, qua trao đổi trò chuyện với
học sinh để nắm được sơ bộ về năng lực học tập, hoàn cảnh gia đình, sở thích,… của
từng học sinh. Từ kết quả điều tra, khảo sát ban đầu giáo viên tiến hành phân loại học
sinh theo từng nhóm để có biện pháp tác động thích hợp. Cụ thể:
+ Học sinh năng lực yếu: Tìm hiểu nguyên nhân các em học yếu như gia đình khó
khăn không đủ thời gian học tập, bản thân hỏng kiến thức, lười học,….Đối với đối


tượng này giáo viên giảng lại hoặc tổ chức cho học tập đôi bạn cùng tiến, gặp gỡ trao
đổi với phụ huynh nhằm tạo điều kiện cho các em học tập tốt. Tuyệt đối tránh đối
đầu, miệt thị, phân biệt đối xử, cần tránh lên lớp hoặc đưa ra những từ ngữ chỉ trích
làm cho các em thụt lùi ý chí, xấu hổ trước bạn bè vì những yếu kém của mình.

+ Học sinh cá biệt về đạo đức: Giáo viên cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân dẫn đến các
hành vi cá biệt như trong gia đình bố mẹ sống không hạnh phúc, sống ly thân, ly hôn,
gia đình có phương pháp giáo dục không đúng, thiếu sự quan tâm từ gia đình hoặc bị
bạn bè xấu lôi kéo, cá biệt do tự ti, trầm cảm ngại tiếp xúc với thầy cô bạn bè, hoang
mang, sợ hãi, tiêu cực trong suy nghĩ…Đối với đối tượng này giáo viên dùng biện
pháp tác động tình cảm là chính, bình tĩnh, nhẹ nhàng, tế nhị phân tích có lý có tình
mức độ nguy hại của khuyết điểm nghiêm khắc nhưng không cứng nhắc, tuyệt đối
tránh tư tưởng định kiến, cách cư xử thiếu sư phạm. Có thể giao cho các em một
nhiệm vụ nào đó trong lớp, trong một hoạt động ngoại khóa của lớp nhằm gắn các em
với trách nhiệm để từng bước điều chỉnh hành vi của các em.Trao đổi thẳng thắn,
chân thành với cha mẹ học sinh để hiểu được hoàn cảnh gia đình, tính cách của học
sinh cá biệt. Tổ chức thăm gia đình học sinh nhằm tạo thiện cảm tốt với học sinh cá
biệt và cha mẹ học sinh. Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn vừa để hiểu hơn về
học sinh vừa giúp các em có những cố gắng ở từng môn học. Nếu giáo viên xử lý
không đúng mực, không thuyết phục có khi còn gây căng thẳng tăng thêm hành vi sai
trái ở các em.


+ Học sinh có sức khỏe yếu: Phần lớn học sinh có sức khỏe không tốt, có vấn đề về
mắt, nên với đối tượng này giáo viên cần chú ý bố trí chổ ngồi, tạo điều kiện để các
em tiếp thu, ghi chép được bài.Trong các hoạt động của lớp cần giao cho các em
những công việc, nhiêm vụ phù hợp. Cần tạo điều kiện để các em hòa nhập đồng thời
thể hiện được bản thân trước tập thể.
+ Học sinh có năng lực đặc biệt: Tạo điều kiện để các em có cơ hội phát huy năng
lực, sở trường bản thân.
+ Học sinh có hoàn cảnh khó khăn: Có biện pháp động viên, hổ trợ, giúp đỡ kịp
thời, thiết thực.
Dù với đối tượng nào, giáo viên lưu ý phải dùng phương pháp tác động tình cảm,
động viên khích lệ kịp thời, đặt biệt coi vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt. Giáo
viên cần đặt mình vào vị trí của học sinh để cùng chơi, cùng học, cùng hiểu để tìm

cách giáo dục học sinh một cách thấu tình đạt lý. Khi học sinh mắc lỗi, giáo viên phải
xem mình là người bạn, người anh, người chị, người mẹ, người cha chỉ cho các em
nhận ra lỗi của mình để tự điều chỉnh cho phù hợp.
Ngoài nội quy của nhà trường giáo viên cần xây dựng các qui tắc và nội qui học
tập rõ ràng, nhất quán nhằm thống nhất trong tập thể lớp, đưa ra những hình thức phạt
phù hợp đối với những cá nhân vi phạm qui tắc và nội qui học tập trên lớp. Mục đích
giúp học sinh hiểu cách xử sự của mình là chưa đúng để từ đó tự điều chỉnh, tự tìm
cách khắc phục. Không sử dụng hình phạt mang tính bạo lực, hình phạt phải công


bằng, khoan dung, tránh gây căng thẳng làm ảnh hưởng đến các thành viên trong lớp.
Không đơn điệu máy móc trong mọi trường hợp vi phạm qui tắc và nội qui lớp học.
Không phạt học sinh vì những lỗi do ngoại cảnh khách quan tác động làm ảnh hưởng
đến quá trình dạy và học của cả thầy lẫn trò. Cảnh báo cho học sinh về những hậu quả
có thể xảy ra tương ứng với những hành vi của mình. Cảnh báo nhưng không mang
tính chất đe dọa đối với học sinh mà nhằm mục đích nhắc nhở học sinh nghĩ về hậu
quả xấu có thể xảy ra khi thực hiện một hành vi nào đó. Ví dụ: Với tình huống học
sinh đánh bạn, giáo viên cần nhắc nhở giúp học sinh nghĩ đến hậu quả của việc mình
làm “Em thử nghĩ xem, chuyện gì sẽ xảy ra nếu em gây thương tích cho bạn”.
Trong dân gian có câu “giận mất khôn” trong thực tế khi đối mặt với học sinh
nhất là học sinh cá biệt, có thái độ ngang bướng, vô lễ không tránh khỏi đôi khi giáo
viên bực bội, tức giận nếu không kiềm chế được cảm xúc rất dễ dẫn đến những lời
nói, hành vi tiêu cực phản tác dụng giáo dục. Trong những tình huống đó, cả giáo
viên lẫn học sinh đều cần có “thời gian tạm lắng”, một phương pháp giáo dục kỷ luật
có hiệu quả. Cần có “thời gian tạm lắng” để giáo viên điều chỉnh cảm xúc, học sinh
điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực.
Sự thân thiện của giáo viên là biện pháp để giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao.
Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười,...giáo viên tạo sự gần gũi, thân thiết
tránh gay gắt, ầm ĩ kể cả khi các em mắc lỗi. Cử chỉ của giáo viên cần phải nhẹ nhàng
và thân thiện với các em. Nhiều khi các em rất vui khi được cô tới gần hỏi han, trò



chuyện, hay thường được các cô để ý. Học sinh rất muốn được thầy cô khen khi các
em có thành tích dù là nhỏ, và cũng rất sợ khi bị thầy cô chê trước các bạn vì học
kém,…Ví dụ: Những em học khá thì điểm 9,10 được cô khen là bình thường, nhưng
đối với các em học yếu thì lần kiểm tra trước 4 điểm lần sau 5 điểm cũng cần được
khen vì đây là sự cố gắng, tiến bộ của các em. Tạo cảm giác an toàn để các em mạnh
dạn bày tỏ những khó khăn, vướng mắc trong học tập cũng như trong đời sống. Xây
dựng ở học sinh lòng tự tin vào bản thân để tiến tới hoàn thiện nhân cách.
Giáo viên luôn tạo bầu không khí thoải mái, nhẹ nhàng, không trách mắng học
sinh, sỉ nhục khi học sinh phạm phải khuyết điểm. Một lời hướng dẫn, nhắc nhở nhẹ
nhàng, một lời động viên khuyến khích kịp thời sẽ đem lại hiệu quả tích cực hơn
những lời chỉ trích, mắng nhiếc. Lời dạy của giáo viên dù hay đến đâu, phương pháp
sư phạm dù khéo léo đến đâu cũng không thay thế được những ảnh hưởng trực tiếp
của nhân cách giáo viên với học sinh.
Giáo viên luôn là tấm gương về đạo đức, về lối sống. Vì vậy, giáo viên phải
gương mẫu về mọi mặt, không ngừng tự hoàn thiện nhân cách của mình, tôn trọng,
tin tưởng học sinh. Đồng thời thầy cô phải luôn có tình cảm yêu thương, luôn sẵn
sàng chia sẻ với học sinh bằng tất cả tấm lòng của người thầy. Vì “Chỉ có trái tim mới
khơi dậy được trái tim” và “Chỉ có tấm lòng mới đánh thức được tấm lòng”. Giáo
viên chủ nhiệm cần phải khéo léo, linh hoạt trong mọi trường hợp cụ thể, biết tập hợp
và sử dụng sức mạnh của các yếu tố giáo dục nhằm rèn luyện cho học sinh, cần tuyệt


đối tránh tư tưởng định kiến, cách cư xử thiếu sư phạm đối với học sinh, phải là tấm
gương cho học sinh noi theo.
Như vậy có nhiều biện pháp “giáo dục kỷ luật tích cực”. Các biện pháp có sự
tác động qua lại, hổ trợ lẫn nhau. Trong quá trình áp dụng giáo viên chủ nhiệm lớp
cần lựa chọn các biện pháp phù hợp đối với học sinh của lớp mình sao cho đạt hiệu
quả.

3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Thời gian qua tôi đã vận dụng các phương pháp trên trong công tác quản lí,
giáo dục đạo đức học sinh lớp chủ nhiệm, trong giảng dạy bộ môn và báo cáo cho tổ
chuyên môn của trường tôi cùng áp dụng thực hiện đã đạt được một số kết quả khả
quan nhất định. Các phương pháp này có khả năng áp dụng giáo dục học sinh cấp
THCS.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng giải pháp
- Giảm được áp lực quản lý lớp học vì học sinh hiểu và có ý thức chấp hành kỷ
luật, học tập. Từ đó tạo được sự tin tưởng từ học sinh, được học sinh tôn trọng và hợp
tác với giáo viên trong quá trình giảng dạy.
- Tạo được niềm tin của phụ huynh và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
- Xây dựng được mối thân thiện giữa thầy và trò, nâng cao hiệu quả quản lý lớp
học, giáo dục đạo đức, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện.


- Tạo ra môi trường giáo dục an toàn thân thiện được sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt
tình cộng đồng, xã hội và gia đình.
- Có được những công dân tốt, giàu khả năng phục vụ, cống hiến cho gia đình và
xã hội trong tương lai.
- Giảm được các tệ nạn xã hội, bạo hành, bạo lực trong trương học.
- Với giải pháp trên, hai năm qua trong công tác chủ nhiệm đạt kết quả như sau:

Chất lượng lớp chủ nhiệm
Học lực
Hạnh kiểm
Giỏi
Khá
T.bình Yếu
Tốt
Khá

TB
Năm học
2012- 2013 30,0%
33.3%
33.3%
3,4%
86,7% 10,0%
3.3%
2013- 2014 22,2%
42,4%
36,4%
0%
93.9%
6,1%
0%
3.5. Tài liệu kèm theo: Không có.

Bến Tre, ngày 11 tháng 4 năm 2016



×